Cúng Chay Tăng Hay Trai Tăng / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Lễ Cúng Dường Trai Tăng

Lễ Cầu Nguyện &

hồi hướng đến thân nhân hiện tiền & quá vãng

Nam Mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát,

Cầu An:

Gia chủ Tạ Thị Sợi cầu an cho:

Simon Triệu, Quốc Mỹ Na, Triệu Philip, Lâm Tài, Lâm Mỹ Loan, Lâm Mỹ Phụng, Lâm Phát, Lâm Mỹ Lan, Lâm Mỹ Linh, Lâm Mỹ Anh, Lâm Mỹ Yến, Lâm Mỹ Trân

Gia chủ Vũ Bảo Anh cầu an cho Mẹ:

Hội Từ Thiện Phật Giáo Phổ Hiền

10222 Larson Ave.

Garden Grove, CA 92843

Telephone: (714) 537-2234 – (714) 837-0636 – (714) 878-4294

ĐÓNG GÓP TRỰC TUYẾN GIÚP ĐỠ ĐỒNG BÀO KÉM MAY MẮN TẠI QUÊ NHÀ

Xin nhấn vào nút ” Make A Donation ” bên dưới để đóng góp trực tuyến cho Hội Từ Thiện Phật Giáo Phổ Hiền (quý ân nhân có thể sử dụng paypal hay các dạng tín dụng khác). Mọi đóng góp đều được cấp biên nhận để khấu trừ thuế theo luật định. Chân thành cảm ơn quý ân nhân.

Fax: (866) 690-6029

Web: www.hoituthienphohien.com * E-mail: hoituthienphohien@yahoo.com

Lê Thị Tư, pháp danh Nguyên Thanh, 87 tuổi

Cầu Siêu:

Gia đình Vũ Hữu Chính (Cha), Lê Thanh Thủy (Mẹ), Võ Thu Thủy (Vợ), Vũ Thị Thanh Thúy (Chị), Vũ Thúy Thùy Lan (Chị), Vũ Lê Quốc Giáo (Em trai), Võ Thị Chi (Em dâu) cầu siêu cho:

Hương linh Vũ Hữu Minh Mẫn, pháp danh Pháp Tâm Mẫn, mất ngày 21 tháng 11, năm 2011, tại Las Vegas, hưởng dương 42 tuổi

Gia chủ Tạ Thị Sợi cầu siêu cho:

Hương linh Lâm Triều, mất ngày 29 tháng 11, năm 2011, hưởng thọ 79 tuổi

ĐỌC THÊM:

Universal Virtue Buddhist Charities

10222 Larson Ave.

Garden Grove, CA 92843

Telephone: (714) 537-2234 – (714) 837-0636 – (714) 878-4294

Online Donations

Vài nét về Hội-About Us Hoạt động -Activities

Hình Ảnh-Pictures Bài vở-Articles Ân nhân-Donor List

Đóng góp-Online Donation Liên lạc-Contact Us

Phim ảnh-Videos Thông báo-Announcement

Trở về trang nhà-Home Page

Please click on the “Make a Donation” button below to contribute to Universal Virtue Buddhist Charities. Your contribution is tax deductible to the fullest extent allowed by law.

Fax: (866) 690-6029

Web: www.hoituthienphohien.com * E-mail: hoituthienphohien@yahoo.com

LỊCH SỬ CHÙA PHÚ THỌ

Trở về trang hình ảnh – Back to the pictures page

Trở về trang nhà-Back to the home page

Kính thưa quý ân nhân và đồng hương,

Ngày 10 tháng 1 năm 2012 (nhằm ngày 17 tháng Chạp năm Tân Mão), theo sự thỉnh cầu của một số ân nhân Phật tử tại Mỹ, Úc, và Canada…với nguyện vọng tu tạo phước lành hồi hướng cho cha mẹ và quyến thuộc hiện tiền cũng như đã quá vãng, Sư cô Thích Nữ Hoa Tâm, sáng lập viên Hội Từ Thiện Phật Giáo Phổ Hiền, đã cung thỉnh chư tôn đức Tăng, Ni từ Đà Nẵng và các vùng lân cận quang lâm về chùa Phú Thọ chứng minh và thiết lễ cầu an, cầu siêu cũng như lễ cúng dường trai tăng. Nhân dịp này, chùa cũng cầu nguyện cho tất cả quý Phật tử, ân nhân, đàn na, tín thí, công phu công quả, và tất cả chư hương linh.

Thật là một phước duyên lớn và niềm hoan hỉ vô biên cho Phật tử chùa Phú Thọ, một ngôi chùa vùng quê nghèo, được cung đón chư tôn Thiền đức quang lâm và hộ niệm thật đông đảo. Xin tán dương công đức của quý Phật tử ân nhân đã phát tâm cúng dường. Kính mời quý ân nhân và đồng hương xem những hình ảnh của buổi lễ thật trang nghiêm và xúc động này. Trước thềm năm mới, kính chúc quý ân nhân và đồng hương thân tâm an lạc, vạn sự kiết tường, Bồ Đề Tâm tăng trưởng.

Nam Mô Hoan Hỉ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát,

Tỳ kheo ni Thích Nữ Lệ Đức

Cung thỉnh chư tôn đức Tăng Ni quang lâm

của quý ân nhân Phật tử

Cúng Dường Trai Tăng

Vài nét về Hội Từ Thiện Phật Giáo Phổ Hiền

Hội Từ Thiện Phật Giáo Phổ Hiền do Sư Cô Thích Nữ Hoa Tâm cùng một số Phật tử tại miền nam California sáng lập vào năm 2006 với tâm nguyện được góp một phần nào xoa dịu khổ đau cho đồng bào kém may mắn tại quê nhà và hỗ trợ cộng đồng tại Hoa kỳ. Hội Phổ Hiền là kết hợp của những người nặng lòng với đồng bào nghèo bất hạnh tại quê nhà muốn làm những gì cụ thể để giúp đỡ đồng bào. Thiện nguyện viên của Hội làm việc với tinh thần phụng sự trong sáng, bất vụ lợi, không phân biệt tôn giáo. Kể từ ngày thành lập, Hội đã đón nhận sự tin tưởng và ủng hộ của rất nhiều quý ân nhân, quý thiện nguyện viên, và đồng hương khắp nơi. Hiện nay Hội đang có các chương trình từ thiện như cứu trợ người nghèo, nạn nhân thiên tai, bệnh nhân không phương tiện chữa trị và bảo trợ mỗi tháng $10 USD cho trẻ em nghèo hiếu học, người già neo đơn, và người tàn tật. Tại Hoa Kỳ, Hội Từ Thiện Phật Giáo Phổ Hiền có các hoạt động từ thiện xã hội như tư vấn tâm lý, hỗ trợ bệnh nhân tâm thần, và giúp đỡ về mặt tinh thần và tâm linh cho các bệnh nhân tại bệnh viện và nursing homes.

Hội Từ Thiện Phật Giáo Phổ Hiền hoạt động với tính công khai và chuyên nghiệp. Hội có Hội Đồng Chứng Minh, Hội Đồng Quản Trị, và Hội Đồng Điều Hành cũng như rất nhiều thiện nguyện viên cùng làm việc với nhau để bảo đảm tính trong sáng và hữu hiệu trong các hoạt động từ thiện. Thiện nguyện viên và thành phần lãnh đạo của Hội bao gồm quý Ni Sư, Sư Cô, chuyên gia về tâm lý xã hội, thương gia, chuyên gia về kế toán và thuế vụ…Tất cả cùng nhau làm việc với tình thương và trách nhiệm hầu kịp thời giúp đỡ đồng bào kém may mắn. Chúng tôi xin kêu gọi tình thương và hỗ trợ của quý ân nhân để xoa dịu khổ đau cho đồng bào kém may mắn tại quê nhà, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng, và tịnh hoá xã hội.

Với tinh thần trách nhiệm cao đối với lòng tin cậy của quý vị ân nhân và ý nguyện muốn xoa dịu khổ đau cho tha nhân, Hội Từ Thiện Phật Giáo Phổ Hiền sẽ làm hết sức mình để đảm bảo cứu trợ được đến tay đồng bào kém may mắn tại quê nhà. Thiện nguyện viên của Hội cũng sẽ đến giúp đỡ những trường hợp mà quý vị yêu cầu và đóng góp (chúng tôi sẽ nêu danh quý vị ân nhân trong các đợt cứu trợ). Kính mời quý ân nhân tham gia vào các đoàn cứu trợ của chúng tôi tại Việt nam cũng như tại Hoa Kỳ. Mọi chương trình từ thiện đều có đầy đủ hình ảnh và chứng nhận. Mọi đóng góp của quý ân nhân đều trực tiếp đến tay đồng bào. Thiện nguyện viên của Hội tại Hoa Kỳ không những đều tự túc chi phí trong các chuyến đi mà còn đóng góp thêm tài lực vào các hoạt động cứu trợ. Mọi vấn đề tài chánh đều được công khai. Hội được Sở thuế liên bang Hoa Kỳ (IRS) công nhận là một tổ chức bất vụ lợi (non-profit) với quy chế 501(c)(3). Đóng góp của quý ân nhân sẽ được khấu trừ thuế theo luật định.

Chúng tôi kính mời quý vị cùng phát nguyện tham gia thực hành sứ mạng từ thiện:

– để phát khởi và nuôi dưỡng tâm từ bi của chúng ta và tha nhân;

– để noi theo hạnh đức của chư Phật, Bồ Tát, và các Đấng Thiêng Liêng khác xót thương khổ đau của chúng sanh;

– để xây dựng một xã hội an lạc và thương yêu cho chính mình và mọi người;

– để có một cuộc sống có ý nghĩa và an lạc; và

– để vun trồng cội phước, hồi hướng lên quả vị Phật, lên cảnh giới Tây Phương Cực Lạc, cũng như hồi hướng cho Cửu Huyền Thất Tổ, Cha Mẹ, Anh Em, Thân Bằng Quyến Thuộc, và đến tất cả pháp giới chúng sanh.

Mọi đóng góp giúp đỡ hay để biết thêm chi tiết về các sinh hoạt của Hội Từ Thiện Phật Giáo Phổ Hiền ở Hoa Kỳ và Việt nam, xin liên lạc về:

Chi phiếu xin đề: “Hội Từ Thiện Phật Giáo Phổ Hiền” hay “Universal Virtue Buddhist Charities”

Để xem các hình ảnh cứu trợ và tin tức sinh hoạt, xin mời vào trang nhà của Hội ở địa chỉ website: www.hoituthienphohien.com

About Universal Virtue Buddhist Charities

Universal Virtue Buddhist Charities was founded in 2006 by Reverend Thích Nữ Hoa Tâm, a Buddhist nun, and other southern Californian Buddhist followers with the intention to alleviate the suffering of less fortunate individuals and communities in Vietnam as well as supporting needy individuals and families in the U.S. We aim at working together with the spirit of service, transparency, and religious inclusiveness. Since the establishment of the organization, Universal Virtue Buddhist Charities has received the trust and support of many donors, volunteers, and community members. Currently, we are implementing charitable and social services programs including relief missions, sponsorship programs for underprivileged children, the isolated elderly, and the disabled. In the U.S., we also have counseling, support group, and friendly visiting programs for patients in hospitals, nursing homes, and mental institutions.

Universal Virtue Buddhist Charities operates with transparency and professionalism. We have Honorary Board (consisting of Venerable Nuns), Board of Directors, and Executives Board as well as many volunteers working together to ensure transparency and effectiveness of the different charitable programs. Our volunteers and leading boards include Buddhist nuns, mental health experts, social workers, businesspersons, accountants…All are working together with compassion and responsibility in order to timely respond the needs of less fortunate people. We sincerely appeal to your love and contribution to help us alleviate suffering, improve the quality of life, and purify our society.

With strong sense of responsibility to the donors and strong desire to alleviate the suffering of others, we strive our best to ensure the relief goods are directly delivered to the needy individuals and communities. Our volunteers will also pay home visits to individuals and families whom donors ask us to help. We welcome you to join with us in all the relief missions in Vietnam and the U.S. All of our activities are documented with certificates and pictures. Your contributions will directly go to the needy recipients. Our volunteers pay their own expenses and contribute to the relief missions. All financial matters will be disclosed upon request. Universal Virtue Buddhist Charities is recognized the IRS as a non-profit public benefit 501(c)(3) organization. Your contribution will be tax deductible to the fullest as allowed by law.

We invite you to join us in our charitable missions in order to:

– generate and nurture compassion in us and others;

– follow the great virtues and deeds of Lord Buddha, Bodhisattvas, and other Holy Beings, who have great mercy for the suffering of all sentient beings;

– build a loving and peaceful society for ourselves and others;

– have a happy and meaningful life, and

– cultivate and share merits to our ancestors, parents, siblings, relatives, and all sentient beings, so that they could be well and peaceful if alive and be reborn in high realms if deceased.

For contribution or further information, please contact us at:

Please make check payable to: “Universal Virtue Buddhist Charities”

For updated information, news, and pictures of our activities, please visit us on the web at http://www.hoituthienphohien.com

Cúng Trai Tăng Tại Tư Gia

HỎI: Tôi muốn cúng dường trai tăng tại tư gia nhưng không biết cách sắp xếp, bố trí bàn thờ Phật, bàn chư Tăng như thế nào? Lễ phẩm ra sao? Mong quý Báo hướng dẫn.

(ĐỖ THUẤN, dothuan34@gmail.com)

ĐÁP: Bạn Đỗ Thuấn thân mến!

Cúng trai tăng tại tư gia là một trong những lễ nghi khá phổ biến. Mỗi khi gia đình Phật tử có duyên sự như lạc thành, an vị, cầu an, cầu siêu… thường mời chư Tăng đến nhà làm lễ, cầu nguyện. Nếu đủ duyên, đến trước giờ Ngọ (trước 12 giờ-giờ thọ trai của chư Tăng) gia đình thiết trai, dâng cơm nước và lễ phẩm cúng dường.

Tùy theo hoàn cảnh thực tế của mỗi gia đình mà có cách trần thiết lễ trai tăng khác nhau. Nếu nhà nhỏ hẹp quá thì vận dụng tinh thần phương tiện, chỉ cần thiết bàn sao cho chư Tăng ngồi ăn uống được. Bàn này có thể đặt trước phòng thờ, trong phòng khách hay một nơi nào đó sạch sẽ. Các Phật tử đối trước chư Tăng dâng lời tác bạch, thỉnh chư Tăng thọ trai và lễ bái cúng dường.

Nếu nhà có phòng rộng thì nên thiết bàn thờ Phật trước (hoa quả hương đèn trang nghiêm), bàn ăn của chư Tăng tiếp theo sau. Đến giờ làm lễ cúng trai tăng, cung thỉnh chư Tăng an tọa, các Phật tử trong gia đình vân tập trước bàn Phật dâng lời tác bạch, nghe đạo từ, tham gia cúng quá đường. Cúng quá đường xong, chư Tăng ngọ trai thì các Phật tử lần lượt dâng lễ phẩm cúng dường lên chư Tăng. Cúng dường xong trở lại trước bàn thờ Phật lễ tạ ba lạy.

Về lễ phẩm cúng dường trai tăng, căn bản có hai phần. Phần thứ nhất là thực phẩm, phần thứ hai là y phục, phòng xá-sàng tòa, thuốc men (ngày xưa là bốn vật dụng cần thiết trong đời sống du hành của chúng Tăng). Thực phẩm thì không nên quá nhiều hay quá ít, nấu nướng phải tinh sạch, tâm thành kính cúng dường. Tuyệt đối không dâng cúng các thức uống có cồn trong lễ trai tăng.

Ngày nay, để cho tiện lợi, phù hợp với mục đích sử dụng, người Phật tử phương tiện không sắm các vật dụng mà cúng tiền mặt để chư Tăng tự mua sắm lấy. Nên lễ phẩm cúng dường trai tăng, ngoài thực phẩm, thường là một cuốn kinh sách mới hay một gói quà nhỏ cùng với phong bì. Nói chung, cúng dường trai tăng tại tư gia cũng không khác mấy với cúng trai tăng tại chùa.

Thường thì mỗi khi xin lễ, nếu được thầy trụ trì hứa khả thì thầy sẽ điều một vị thầy đến tư gia hướng dẫn mọi thứ trần thiết, lễ nghi, lễ phẩm cho gia đình. Những gì mà gia đình còn chưa rõ thì nên hỏi vị thầy này để được hướng dẫn cụ thể nhằm chu toàn mọi lễ nghi với tâm thành kính nhằm đạt được phước báo cao nhất.

Nguồn: giacngo.vn

Ý Nghĩa Cúng Dường Trai Tăng

Xin chào các bác và các anh chị,

Hôm nay thầy xin nói về vấn đề cúng dường thức ăn cho đại chúng. Có nhiều khi ta còn gọi là cúng dường trai tăng, tức là ta cúng dường hết tất cả chư tăng, để thỉnh hết các chư tăng hộ niệm, hộ trì. Đó là một công đức rất lớn trong Phật giáo. Trường hợp không nhiều chư tăng thì ta cúng dường hết cho tất cả đại chúng tới cùng tu với ta. Những chuyện đó quan trọng ở chỗ nào?

Khi ta cúng dường cho một người tu tức là ta giúp cho họ tu hành. Đó là công đức hộ pháp. Nếu người đó có một giây phút thanh tịnh, thì giây phút đó sẽ được chia sẻ với người đã cúng dường cho họ. Ngày xưa ta cúng dường cho tất cả mọi người, không phải chỉ riêng đức Phât. Nếu đức Phật có 1000 người, ta cúng 1000 người, nếu 1500 thì cúng 1500 người. Phước đức đó không thể tưởng tượng được. Nhiều khi ta không tu được, nhưng ta lại làm cho người khác tu được, giúp cho người ta tu bằng cách, thí dụ, giúp họ một bữa ăn. Ngày xưa đức Phật rất tán thán việc làm này. Ngày nói “công đức cúng dường phần ăn là vô lượng vô biên; phước đức đó là vô lượng vô biên”. Một người có thể nhờ phần ăn đó mà đắc định, hoặc tu được một giây phút nhỏ thanh tịnh. Chỉ một giây phút nhỏ đó thôi mà được thanh tịnh, tức là vô lượng vô biên. Thời gian đó không thể tính đếm được. Giây phút thanh tịnh đó sẽ khiến ta vĩnh viễn nhớ mãi kinh nghiệm được gọi là giác ngộ. Cho nên việc giúp người ta tu rất quan trọng.

Ngày xưa người ta gọi là hành hạnh hộ pháp, tức là đi hộ pháp, hộ thất cho người ta tu 5, 7 ngày (nhập thất); hoặc nhập trường thất tức là dài lâu, khi người ta tu cả năm ở trong đó, mình ở bên ngoài nấu ăn cúng dường. Nhưng có nhiều khi mình cúng dường cho những người nhập thất 5 ngày, 7 ngày hoặc 1 ngày, ta ở ngoài hộ thất. Phổ biến nhất là ta cúng dường cho tất cả đại chúng trong một pháp hội khi mọi người cùng tu.

Nếu công đức nhiều như vậy, ta làm gì? Thưa các bác, có một điều mà vong linh rất cảm kích nếu ta đem công đức cúng dường trai tăng hay cúng dường đại chúng đó hồi hướng cho những vong linh. Vì sao? Bởi vì thức ăn nuôi dưỡng sinh mạng. Sinh mạng đây là thân thể, thân xác này. Những vong linh nhờ vào công đức ta nuôi dưỡng thân thể, thân xác vật chất này, mà họ được đầu thai để có một thân thể. Do đó phước đức cúng dường trai tăng hay phước đức cúng dường đại chúng, mua thức phẩm cho bà con ăn, không thể tưởng tượng được và các vong linh rất mong muốn. Khi ta cúng dường và hồi hướng cho họ, thì họ sẽ được cái thân và họ sẽ được vãng sanh.

Khi cúng dường, thí chủ phải rất khiêm nhường, ra trước đại chúng, quỳ xuống đảnh lễ mọi người. Rất khiêm nhường dù là mình cúng dường bữa ăn đó, dù là 1000 người hay 1500 người, mình vẫn khiêm nhường cúi đầu đảnh lễ, lạy ba lạy và nói “xin các bác, các anh chị, đại chúng, hôm nay xin đem tất cả công đức hồi hướng về cho người này, người này, người này…”. Các bác không thể tưởng tượng được công đức của 1000 hay 1500 người cùng tu, cùng cộng hưởng hồi hướng về cho những người đó. Có khi người mà ta muốn hồi hướng công đức cho, đang bệnh, đang gặp khó khăn hay có chuyện gì rắc rối; sự hồi hướng sẽ làm cho người đó được hoàn toàn giải trừ nghiệp chướng, gút thắt. Sức mạnh tập thể tu hành không thể tưởng tượng được. Sức mạnh cộng hưởng là gì?

Công đức một người tu là một. Công đức hai người ta không phải là 1 + 1, mà thành 100; công đức của 1000 người tu sẽ trở thành vô lượng. Do đó từ xưa đến nay, chuyện cúng dường trai tăng hay cúng dường hộ pháp, cúng dường hộ thất, cúng dường đại chúng, cúng dường pháp hội, cúng dường phần ăn, là một hạnh cực kỳ quan trọng để giúp hồi hướng công đức cho tất cả những người đang gặp khó khăn, kể cả các vong linh.

Món ăn không phải có giá trị một đồng, hai đồng hay mười đồng. Giá trị của phần ăn đó không những tăng theo tấm lòng của mình, mà cả số người cúng dường, khiến món ăn đó càng ngày càng có giá trị không thể tưởng tượng được. Không phải là món ăn ra chợ mua có giá trị $5.00, vậy tôi cúng dường $5.00. Nhiều khi giá trị của phần ăn đó không thể đếm biết được, vì ta cúng dường từ cõi lòng của mình. Nếu nhiều người cúng dường một món thì món đó càng có giá trị không thể đếm biết được, vì càng có giá trị.

Thầy rất tán thán công hạnh cúng dường trai tăng, cúng dường đại chúng vì đó là một trong những cúng dường rất kỳ cao. Thầy xin tùy hỷ. Tất cả bác nào cúng dường cho pháp hội, cúng dường cho đại chúng những bữa ăn như vậy, thì đó là công đức vô lượng vô biên.

Xin tùy hỷ với các bác.

Cúng Dường Chay Tăng Là Gì ?

Tôi thấy nhiều người Phật tử thiết lễ cúng dường Trai Tăng. Xin giải thích ý nghĩa và pháp thức của lễ cúng dường này.

là pháp tu quen thuộc, phổ biến của hàng Phật tử tại gia nhằm gieo trồng phước báo cho tự thân và gia đình trong hiện đời cũng như những đời sau.

Cúng dường Trai Tăng là gia chủ sắm sanh các lễ vật đúng như pháp, trong sạch và chay tịnh, thành tâm dâng lên cúng dường chư Tăng. Có thể thỉnh chư Tăng về tư gia của bạn để cúng dường hay bạn mang lễ phẩm lên chùa rồi cúng dường chư Tăng ngay tại chùa.

Có hai hình thức cúng dường là Trai Phạn và Trai Tăng :

Cúng dường Trai Tăng : thì gia chủ phải sắm sanh tứ sự (gồm thực phẩm, y phục, thuốc men, sàng tòa), ngày này có thêm tịnh tài để chư Tăng có thêm phương tiện tùy nghi sử dụng.

” Cúng dường Trai Tăng dựa trên nền tảng tự phát tâm, tự nguyện của gia chủ Phật tử. Do đó, “lễ bạc mà lòng thành” là một trong những nguyên tắc quan trọng, không thể thiếu trong khi thực thi Phật sự cúng dường này.”

Muốn cúng dường Trai Tăng, bạn hãy lên chùa gặp quý sư-thầy trình bày tâm nguyện và bạn sẽ được hướng dẫn cặn kẽ để thực hành cúng dường đúng Chánh pháp.

Cúng dường Trai Tăng và làm từ thiện, phước báu của hai việc trên như thế nào ? Nên cúng dường hay nên làm từ thiện hơn ?

và Làm từ thiện cúng dường Trai Tăng, cái tâm làm việc hai việc này khác nhau :

Có những người rất thù thắng về tâm đại bi nghĩa là họ xúc động mãnh liệt trước nổi đau khổ của chúng sanh khác, do đó họ dễ dàng phát tâm hoan hỷ, dễ dàng phát thiện tâm giúp đỡ cho những người khốn khó, thông qua các buổi làm từ thiện.

Có những người có tâm tín thành đối với Tam bảo muốn, duy trì Phật Pháp, đồng thời cũng có sự hiểu biết về Giáo pháp nên họ dễ dàng hoan hỷ cúng dường Chư Tăng qua các buổi lễ Trai Tăng.

Đây là hai cái nhìn, hai sự nhận thức, hai sự cảm nhận khác nhau. Sự quan trọng tùy thuộc quan niệm của mỗi người.

Theo quan điểm Phật giáo, trong tất cả sự bố thí, Tăng thí ( dakkhinadana) là phước báu tối thượng, người Phật tử nên hiểu rõ về điểm này.

Một cuộc bố thí thù thắng : nếu người cho (hoặc cúng dường) bằng tâm trong sạch (nghĩa là cho với lòng cung kính, cho nhưng không có hậu ý đòi hỏi điều gì và cho với tâm không có phiền não) với lễ phẩm (tịnh tài, tịnh phẩm) trang trọng và người nhận một cách trang nghiêm thanh tịnh (nghĩa là nhận một cách không tham lam, nhận không có sự đòi hỏi, và hồi hướng phước lành cho tất cả chúng sanh) thì gọi đó là ứng cúng (thành tựu).

Nếu vị Sa môn sống đời sống chân chánh giống như Đức Phật đề ra thì người Phật tử có bốn mục đích quan trọng để làm phước :

– Tăng là đối tượng nhận cúng dường.

– Nhận cúng dường một cách hợp đạo.

– Nhận dưới với tính cách đại chúng chứ không phải cá nhân.

– Nhận với mục đích cao cả để tu tập..

Bốn mục đích này làm cho đối tượng nhận cúng dường trở nên thù thắng.

Một nhà sư hiểu Pháp và Luật khi thọ thực vị ấy phải quán tưởng : “t hực phẩm này của tín thí cúng cho mình để mình tu tập và sự quán tưởng như vậy mang lại phước lạc lớn cho người thọ thí và cho cả người thí chủ”.

Về vấn đề Trai tăng và làm từ thiện chuyện nào nên làm hơn là hai chuyện hoàn toàn khác nhau tùy thuộc qua cảm tính hay qua bối cảnh sống cá nhân. Điểm này không nói được vì không ai giống ai. Người thích đi làm từ thiện cứ làm từ thiện, người nào thích thì cứ Trai Tăng. Chúng tôi không nói rằng quý vị đừng đi làm từ thiện nữa mà lo Trai Tăng đi. Hoặc nên làm từ thiện mà đừng làm Trai Tăng.

Khi mình làm phước không nên so đo như vậy. Chúng ta làm phước chỉ nên biết một điều tùy duyên nào làm được gì thì làm. Ví dụ khi chúng tôi sang hành hương Ấn độ, lần nào chúng tôi cũng tổ chức những buổi chẩn tế cho những người nghèo, những người đói khổ ở đó. Lúc nào Trai Tăng được thì chúng tôi làm Trai Tăng. Chúng tôi không nói rằng làm Trai Tăng mới có phước nên gặp người nghèo mình không để ý đến họ, hay nghĩ rằng Chư Tăng có cơm ăn rồi mình không nên mình khỏi cúng dường chỉ lo cho những người nghèo mà thôi. Thật ra làm phước như vậy làm cho tâm chúng ta nhỏ hẹp lại.

mình rót ly nước trà cho một người khách uống, đừng suy nghĩ tại sao lại cất công rót như vậy cho khách mà không làm cho cha cho mẹ mình hay một người nào khác xứng đáng hơn. Khi khách đến mình lo cho khách . Khi cha mẹ đến mình lo cho cha mẹ.

Trong cuộc sống, nếu người sống có hiểu biết, có đạo tâm thì họ làm việc tùy theo duyên, tùy theo hoàn cảnh. Cơ hội nào, nhân duyên nào đến chúng ta tùy duyên mà làm, giống như câu tục ngữ khéo ăn thì no khéo co thì ấm. Phước sự không có nhiều trong đời sống. Vì vậy trong từng trường hợp, nếu mình làm được gì thì cứ làm, làm Trai Tăng hay làm từ thiện xã hội , chuyện nào cũng nên làm, và nên tùy duyên mà làm bởi vì mai đây biết đâu không còn cơ hội để làm nữa.

chúng ta nên làm cả hai Còn vấn đề nên làm cái gì hơn thật sự rất khó nói vì không phải lúc nào cũng có cơ hội giống nhau. Khi sang Ấn Độ cho những người nghèo, họ giành giựt, nhiều khi chúng tôi phải mướn cảnh sát để ngăn ngừa những hành động khó chịu như họ xin thêm, hay gian lận như đã xin rồi còn xin thêm nữa, nhưng không vì lý do đó mình sợ mình không làm, vì mình biết họ nghèo họ mới làm như vậy. Vậy, ai có niềm tin vào Trai Tăng xin cứ làm và thật ra Trai Tăng và từ thiện, tùy duyên, tùy cơ hội.

Cám Ơn Các Bạn Đã Ghé Thăm Website. Chúc Các Bạn An Lạc, Có Thêm Nhiều Kiến Thức Bổ Ích…

( Đã Xem : 12548 )