Cúng Chay Tăng Có Ý Nghĩa Gì / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Ý Nghĩa Cúng Dường Trai Tăng

Xin chào các bác và các anh chị,

Hôm nay thầy xin nói về vấn đề cúng dường thức ăn cho đại chúng. Có nhiều khi ta còn gọi là cúng dường trai tăng, tức là ta cúng dường hết tất cả chư tăng, để thỉnh hết các chư tăng hộ niệm, hộ trì. Đó là một công đức rất lớn trong Phật giáo. Trường hợp không nhiều chư tăng thì ta cúng dường hết cho tất cả đại chúng tới cùng tu với ta. Những chuyện đó quan trọng ở chỗ nào?

Khi ta cúng dường cho một người tu tức là ta giúp cho họ tu hành. Đó là công đức hộ pháp. Nếu người đó có một giây phút thanh tịnh, thì giây phút đó sẽ được chia sẻ với người đã cúng dường cho họ. Ngày xưa ta cúng dường cho tất cả mọi người, không phải chỉ riêng đức Phât. Nếu đức Phật có 1000 người, ta cúng 1000 người, nếu 1500 thì cúng 1500 người. Phước đức đó không thể tưởng tượng được. Nhiều khi ta không tu được, nhưng ta lại làm cho người khác tu được, giúp cho người ta tu bằng cách, thí dụ, giúp họ một bữa ăn. Ngày xưa đức Phật rất tán thán việc làm này. Ngày nói “công đức cúng dường phần ăn là vô lượng vô biên; phước đức đó là vô lượng vô biên”. Một người có thể nhờ phần ăn đó mà đắc định, hoặc tu được một giây phút nhỏ thanh tịnh. Chỉ một giây phút nhỏ đó thôi mà được thanh tịnh, tức là vô lượng vô biên. Thời gian đó không thể tính đếm được. Giây phút thanh tịnh đó sẽ khiến ta vĩnh viễn nhớ mãi kinh nghiệm được gọi là giác ngộ. Cho nên việc giúp người ta tu rất quan trọng.

Ngày xưa người ta gọi là hành hạnh hộ pháp, tức là đi hộ pháp, hộ thất cho người ta tu 5, 7 ngày (nhập thất); hoặc nhập trường thất tức là dài lâu, khi người ta tu cả năm ở trong đó, mình ở bên ngoài nấu ăn cúng dường. Nhưng có nhiều khi mình cúng dường cho những người nhập thất 5 ngày, 7 ngày hoặc 1 ngày, ta ở ngoài hộ thất. Phổ biến nhất là ta cúng dường cho tất cả đại chúng trong một pháp hội khi mọi người cùng tu.

Nếu công đức nhiều như vậy, ta làm gì? Thưa các bác, có một điều mà vong linh rất cảm kích nếu ta đem công đức cúng dường trai tăng hay cúng dường đại chúng đó hồi hướng cho những vong linh. Vì sao? Bởi vì thức ăn nuôi dưỡng sinh mạng. Sinh mạng đây là thân thể, thân xác này. Những vong linh nhờ vào công đức ta nuôi dưỡng thân thể, thân xác vật chất này, mà họ được đầu thai để có một thân thể. Do đó phước đức cúng dường trai tăng hay phước đức cúng dường đại chúng, mua thức phẩm cho bà con ăn, không thể tưởng tượng được và các vong linh rất mong muốn. Khi ta cúng dường và hồi hướng cho họ, thì họ sẽ được cái thân và họ sẽ được vãng sanh.

Khi cúng dường, thí chủ phải rất khiêm nhường, ra trước đại chúng, quỳ xuống đảnh lễ mọi người. Rất khiêm nhường dù là mình cúng dường bữa ăn đó, dù là 1000 người hay 1500 người, mình vẫn khiêm nhường cúi đầu đảnh lễ, lạy ba lạy và nói “xin các bác, các anh chị, đại chúng, hôm nay xin đem tất cả công đức hồi hướng về cho người này, người này, người này…”. Các bác không thể tưởng tượng được công đức của 1000 hay 1500 người cùng tu, cùng cộng hưởng hồi hướng về cho những người đó. Có khi người mà ta muốn hồi hướng công đức cho, đang bệnh, đang gặp khó khăn hay có chuyện gì rắc rối; sự hồi hướng sẽ làm cho người đó được hoàn toàn giải trừ nghiệp chướng, gút thắt. Sức mạnh tập thể tu hành không thể tưởng tượng được. Sức mạnh cộng hưởng là gì?

Công đức một người tu là một. Công đức hai người ta không phải là 1 + 1, mà thành 100; công đức của 1000 người tu sẽ trở thành vô lượng. Do đó từ xưa đến nay, chuyện cúng dường trai tăng hay cúng dường hộ pháp, cúng dường hộ thất, cúng dường đại chúng, cúng dường pháp hội, cúng dường phần ăn, là một hạnh cực kỳ quan trọng để giúp hồi hướng công đức cho tất cả những người đang gặp khó khăn, kể cả các vong linh.

Món ăn không phải có giá trị một đồng, hai đồng hay mười đồng. Giá trị của phần ăn đó không những tăng theo tấm lòng của mình, mà cả số người cúng dường, khiến món ăn đó càng ngày càng có giá trị không thể tưởng tượng được. Không phải là món ăn ra chợ mua có giá trị $5.00, vậy tôi cúng dường $5.00. Nhiều khi giá trị của phần ăn đó không thể đếm biết được, vì ta cúng dường từ cõi lòng của mình. Nếu nhiều người cúng dường một món thì món đó càng có giá trị không thể đếm biết được, vì càng có giá trị.

Thầy rất tán thán công hạnh cúng dường trai tăng, cúng dường đại chúng vì đó là một trong những cúng dường rất kỳ cao. Thầy xin tùy hỷ. Tất cả bác nào cúng dường cho pháp hội, cúng dường cho đại chúng những bữa ăn như vậy, thì đó là công đức vô lượng vô biên.

Xin tùy hỷ với các bác.

Lễ Phật Đản Có Ý Nghĩa Gì?

Ðức Phật Thích Ca đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni thuộc xứ Ca Tỳ La Vệ, được gọi là Thái tử Tất Ðạt Ða (hay Sĩ Ðạt Tha), con của đức vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Gia. Ngài lớn lên trong hoàng cung, vâng lệnh song thân lập gia đình với công chúa Gia Du Ðà La, và hạ sinh Thái tử La Hầu La. Trong các chuyến xuất cung du ngoạn ngoại thành, Ngài chứng kiến các cảnh: sinh, lão, bệnh, tử trong nhân gian. Từ đó, Ngài luôn luôn trầm tư mặc tưởng, muốn tìm phương tự độ và cứu giúp chúng sinh thoát khỏi cảnh trầm luân sinh tử, cho nên Ngài lìa bỏ hoàng cung, lên đường tìm đạo giải thoát. Sau sáu năm tu khổ hạnh ở chốn rừng già, và 49 ngày đêm ngồi thiền định dưới cội cây bồ đề, tâm trí thanh tịnh, Ngài hoát nhiên giác ngộ, thành Phật, thành bậc vô thượng chánh đẳng chánh giác, vào năm Ngài được 30 tuổi. Sau đó, Ngài đi khắp nơi thuyết pháp, đem chân lý giác ngộ giảng dạy cho mọi người trong 50 năm ròng rã, và Ngài thị tịch, nhập Niết bàn, năm 80 tuổi tại khu rừng ta la song thọ.

Toàn bộ lịch sử của đức Phật Thích Ca từ ngày đản sinh, đến thành đạo và nhập Niết bàn, cũng như toàn bộ giáo lý của Phật giáo, không phân biệt tông phái, nêu lên những điểm quan trọng như sau:

1) Mọi người trên thế gian đều có thể trở thành một vị Phật, một bậc sáng suốt giác ngộ, không phân biệt nam nữ, xuất xứ, đẳng cấp, trẻ già, thời đại, đã có gia đình hay chưa, nếu người đó biết tu tập theo đúng chính pháp, theo đúng bản đồ tu học. Ðây là ưu điểm nổi bậc của đạo Phật: Có hằng hà sa số các vị Phật, từ quá khứ, đến hiện tại và vị lai, chứ không phải chỉ có một vị Phật duy nhất làm giáo chủ là đức Phật Thích Ca, còn tất cả các loài chúng khác đều phải thờ lạy theo tinh thần van xin, cầu khẩn một cách tiêu cực.

2) Ðức Phật không phải là vị thần linh hay thượng đế tưởng tượng chuyên ban phước ra ơn hay giáng họa trừng phạt. Cho nên những ai cúng kiến, tin tưởng, thờ lạy đức Phật theo tinh thần van xin, cầu khẩn một cách tiêu cực, dù ở chùa hay ở nhà, đều không đạt được những ước muốn như ý. Bởi vậy, xin xỏ nhiều thì thất vọng nhiều, cúng kiến nhiều thì buồn phiền nhiều, tin tưởng nhiều thì đau khổ nhiều. Trái lại, những người sống đúng theo tinh thần những lời dạy của đức Phật, dù tại gia hay xuất gia, dù có thờ lạy đức Phật hay không, cũng đều được an lạc và hạnh phúc hiện thời, giác ngộ và giải thoát mai sau.

3) Từ trước thời đức Phật xuất hiện trên thế gian này, cuộc đời vẫn thường đầy dẫy những sự đau khổ, bất trắc, đấu tranh, lừa đảo, chứ không phải chỉ có thời hiện tại mà thôi. Do đó, giáo lý của đạo Phật thường được ví như chiếc thuyền, gọi là thuyền bát nhã, giúp đỡ con người vượt qua bể khổ, sông mê, lướt qua bát phong của cuộc đời, đến bến bờ giác ngộ và giải thoát. Ðức Phật vẫn sống ngay trên thế gian này, vẫn gặp bao nhiêu khổ nạn của cuộc đời, nhưng tâm trí của Ngài vẫn an nhiên tự tại, không cần phải đợi đến lúc về tây phương cực lạc hay thẳng lên thiên đàng! Ðây mới chính là cốt tủy của đạo Phật.

4) Ðạo Phật là một tôn giáo, cho nên cũng có những hình thức cúng kiến, lễ lạy, cầu nguyện, để giúp đỡ những người đang đau khổ trên thế gian này tìm đến với đạo, trong những bước ban đầu. Nếu như con người, dù tại gia hay xuất gia, đến với đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiến, lễ lạy, cầu nguyện mà thôi, cứ đứng ở đó bao nhiêu năm trời, cho rằng như vậy là đủ rồi, không chịu bước thêm bước nữa, bước đó là: tìm hiểu xem đức Phật dạy những gì để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày, chính pháp ở đâu, thì đau khổ vẫn hoàn khổ đau, có khác chi bao nhiêu người khác đâu?

5) Các buổi lễ của Phật giáo, quan trọng nhất là lễ Phật Ðản, đều nhằm mục đích dẫn dắt con người đến với đạo, xoa dịu bớt những nỗi khổ đau của cuộc đời. Và mục đích quan trọng hơn hết là: “Hãy bước vào cửa đạo”, chứ không phải chỉ bước vào cửa chùa rồi thôi, hay vẫn cứ đi lang thang, lòng vòng bên ngoài, bằng lòng với các hình thức cúng kiến, lễ lạy, các buổi văn nghệ xổ số, các cuộc hành hương thương mại, các cuộc vận động in sách cầu vãng sinh lưu xá lợi, kêu gọi đóng góp tạo chùa to tượng lớn, mà không quan tâm việc tu học, tu tâm dưỡng tính, không biết đến chính pháp là gì? Bước vào cửa đạo nghĩa là phải biết tu học theo lời đức Phật dạy trong các kinh sách, để đạt giác ngộ và giải thoát, chứ không phải tu mù, ai bảo sao làm vậy, ai nói sao nghe vậy, hết sức mê tín dị đoan!

Thích Chân Tuệ Nguồn: http://www.tuvienquangduc.com.au/phatdan/85hopthuphathoc.html

Tìm kiếm

Bạn Có Biết Ý Nghĩa Của Mâm Cỗ Chay Cúng Ngày Tết Chưa?

Tết sắp đến và được xem như một ngày quan trọng nhất trong năm. Những mâm cỗ cũng tổ tiên vào ngày này được rất nhiều người chú trọng và quan tâm. Thay vì 1 mâm cỗ truyền thống thì tại sao bạn không thay đổi bằng một mâm cỗ chay đầy ý nghĩa.1/ Ý nghĩa của mâm cỗ chay cúng ngày tếtTết là dịp sum họp của của các thành viên trong một gia đình nhằm hướng về cội nguồn, ông bà tổ tiên. Một mâm cỗ cúng cho ngày cuối và đầu năm không thể thiếu trong bất kỳ một gia đình nào đặc biết là một mâm cỗ chay sẽ càng ý nghĩa hơn. Không biết từ bao giờ phong tục này đã trở thành một thứ không thể thiếu trong mỗi dịp tết hàng năm.

Nhiều người tin rằng một mâm cỗ cúng tổ tiên vào đầu năm thì sẽ được phù hộ mang đến cho họ một khởi đầu thuận lợi tiền tài và công danh. Vì vậy mà người dân 3 miền Bắc – trung – Nam đều khởi đầu bằng một mâm cỗ truyền thống hoặc 1 mâm cỗ chay đầu năm mới để cả năm đều được như ý.

Bạn có thể tham khảo cách làm các món trên qua một số web hoặc bạn có thể lựa chọn đặt mâm cỗ chay ngày tết tại các cửa hàng chay. Mâm cỗ chay ngày tết dao động từ 1triệu – 2triệu và còn tùy thuộc vào các món ăn mà gia chủ yêu cầu.

3/ Đặt cỗ chay ngon ở đâu tốt nhất?Một câu hỏi rất hay mà chúng tối có ở đây … Thật vậy việc lựa chọn một nhà hàng đặt cỗ chay ngon và uy tín rất quan trọng vị vậy chúng tôi sẽ không đưa ra cho bạn bất kỳ một địa chỉ nào mà chỉ lưu ý cho bạn những điều sau :

Đặt cỗ chay tại các nhà hàng uy tín có review từ các khách hàng.Địa chỉ đó phải được cấp giấy phép về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cúng Động Thổ Là Gì? Lễ Cúng Động Thổ Có Ý Nghĩa Gì?

Cúng động thổ là gì?

Cúng động thổ là nghi lễ cúng khi khởi công xây dựng công trình nào đó. Trước đây, khi làm lễ cúng động thổ, người ta sẽ bày biện mâm cỗ, lễ lạt, chuẩn bị văn khấn và đọc khấn xin thổ địa tại nơi mình xây dựng phù hộ để công trình được thi công một cách thuận lợi. Sau khi công trình xây dựng hoàn tất thì làm lễ cúng tạ ơn để bày tỏ lòng thành với thổ địa cai quản khu đất đó. 

Nguồn gốc của lễ động thổ từ đâu?

Theo một số thông tin mà Trí Việt Decor sưu tầm được, lễ cúng động thổ có bắt nguồn từ nền văn hóa xa xưa và vẫn được lưu truyền đến ngày nay. Lễ cúng động thổ có thể được giải thích nguồn gốc và ý nghĩa trên 2 góc nhìn: cúng động thổ trong nông nghiệp và cúng động thổ trong xây dựng.

Lễ cúng động thổ trong nông nghiệp

Mâm đồ lễ cúng động thổ

Trước khi làm lễ động thổ, người ta sẽ cúng thần linh rồi xin khấn thổ địa cho phép động tới đất đai trong năm mới. Việc làm “động tới đất đai” này có ý đang nói tới việc dọn dẹp vườn tược, xới đất, cát trong nhà. 

Tuy nhiên, lễ cúng động thổ ngày nay không nhất thiết phải tiến hành vào mùng 3 Tết. Đây là thói quen sinh hoạt văn hóa đã được giữ lại từ lâu và gắn liền với việc làm nông nghiệp. Ngày đầu năm mới cúng thổ địa cũng là để chuẩn bị cho những vụ mùa tiếp theo trong năm.

Lễ cúng động thổ trong xây dựng

Từ nguồn gốc của lễ động thổ trong nông nghiệp, việc hình thành lễ động thổ trong xây dựng là điều tất yếu. Khi xây dựng bất cứ công trình nhà cửa nào, người ta đều phải đào móng. Việc đào móng được xem như đã “động chạm” tới ông thổ địa cai quản khu đất đó nên cần làm lễ động thổ.

Minh họa một lễ cúng động thổ trước khi xây dựng

Lễ cúng động thổ có ý nghĩa gì?

Vì cúng động thổ có thể được giải thích trên góc nhìn nông nghiệp và xây dựng nên ý nghĩa của lễ cúng động thổ cũng có thể được giải thích ở trên 2 phương diện này. Tuy nhiên, khi tổng hợp lại các quan điểm và ý kiến, Trí Việt Decor nhận thấy điểm chung rằng dù giải thích ý nghĩa của nghi lễ động thổ trên phương diện nào thì cũng có những điểm chung mang màu sắc của văn hóa tâm linh mà ông cha ta lưu truyền. Ý nghĩa của lễ cúng động thổ có thể tóm gọn lại như sau:

Nhắc nhở ý thức của con cháu mai sau

Lễ cúng động thổ là một phần của nét đẹp văn hóa tâm linh nước ta. Với cầu mong mưa thuận gió hòa, vạn sự bình an, nghi lễ này nhằm nhắc nhở con cháu phải biết trân trọng, kính ơn những vị thần đã đem lại phước lành cho chúng ta.

Theo quan niệm và niềm tin từ xa xưa, Thổ Công vì bảo vệ mảnh đất của gia chủ mà chết do kẻ xấu bỏ độc vào đồ ăn. Lễ cúng động thổ như một lời nhắc nhở để con cháu ghi nhớ công ơn của thổ công.

Cúng động thổ có ý nghĩa văn hóa – tâm linh cao đẹp

Tạo sự an tâm khi thi công, xây dựng

Ngoài việc mang ý nghĩa văn hóa, tâm linh, lễ cúng động thổ còn tạo một sợi dây liên kết vô hình giữa những người làm việc trong cùng một công trình, tạo sự an tâm khi thi công và xây dựng. Từ đó, kết quả và hiệu quả làm việc tốt hơn, con người cảm thấy phấn chấn, hứng khởi hơn.

Tuy nhiên, cũng không thể vì thế mà bỏ qua hay lơ là các yếu tố bảo đảm an toàn lao động. Ngoài việc làm lễ cúng bái, chúng ta vẫn cần tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc xây dựng, nguyên tắc lao động để bảo vệ chính mình. 

Một lễ cúng động thổ tại nhà của gia chủ

Lời kết

Trong hoạt động xây dựng, các nghi lễ cúng bái rất được xem trọng và mang niềm tin sâu sắc của chủ thầu, gia chủ. Tuy nhiên, ngoài việc thực hiện thờ cúng đầy đủ, công trình muốn đạt chất lượng tốt nhất không thể thiếu đi những đơn vị đồng hành uy tín.

Trí Việt Decor là đơn vị thiết kế xây dựng chuyên nghiệp với đội ngũ kỹ sư và kiến trúc sư vững chuyên môn, giàu nhiệt huyết đã, đang và sẽ tiếp tục lan tỏa những giá trị vượt trội của mình đi xa hơn. Bạn đọc quan tâm tới lĩnh vực thiết kế nội thất, vui lòng gọi về 0989 4444 77 – 0909 567 087 để được tư vấn.