Cúng Chay Rằm Tháng Giêng / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Những Món Chay Ngon Cúng Rằm Tháng Giêng

Tổng hợp món chay ngon cúng Tết Nguyên Tiêu

Những món chay ngon cúng Rằm tháng Giêng

Cúng rằm tháng Giêng, ngoài bài văn khấn cúng đầy đủ, bạn cần phải lưu ý tới việc chuẩn bị mâm cơm cúng. Ngày Rằm tháng giêng, nhiều gia đình thường nấu những món chay ngon nhất để làm mâm cỗ cúng Tết Nguyên Tiêu. Trong bài viết này VnDoc đã tổng hợp những món chay ngon cúng Rằm tháng Giêng để các bạn cùng tham khảo.

Văn cúng rằm tháng Giêng Văn khấn lễ dâng sao giải hạn rằm Tháng Giêng Cúng Rằm tháng Giêng thế nào cho đúng? Cách làm lễ cúng sao giải hạn

Tổng hợp món chay ngon cúng Tết Nguyên Tiêu

1. Canh nấm chay ngọt lành

Món canh chay có vị ngọt từ nấm, béo béo của miếng đậu phụ và mềm mềm của đậu phụ non, giòn thơm của phù trúc sẽ giúp cho bữa ăn chay của bạn thêm phần hấp dẫn.

Nguyên liệu:

Cách làm:

Phù trúc bẻ thành những miếng nhỏ, cho vào chảo dầu chiên vàng.

Nấm đông cô tươi rửa sạch, bỏ gốc, cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn.

Đậu phụ cắt miếng vuông nhỏ.

Cho chút dầu ăn vào nồi, thêm da đậu phụ vào, đảo sơ rồi thêm nước vào đun sôi thì thêm đậu phụ trắng, nêm hạt nêm, muối, tiêu cho vừa ăn.

Nước sôi thì thêm nấm đã cắt vào, nếm lại cho vừa khẩu vị và tắt bếp.

Múc ra tô, thêm phù trúc đã chiên vàng lên trên mặt, rắc rau ngò tuỳ thích.

2. Nộm chay thơm mát

Món nộm chay hoàn toàn làm từ rau củ nên ăn rất mát. Vị chua ngọt của nộm sẽ giúp bạn đỡ ngán khi ăn các món chay dầu mỡ. Đặc biệt, vị chua chua ngọt ngọt từ nóm nộm chay sẽ làm gia đình ngon miệng hơn sau những ngày Tết ăn nhiều thịt cá ngấy ngán.

Nguyên liệu:

Cách làm món nộm chay:

Rau củ rửa sạch, ngâm nước muối loãng cho sạch. Cà rốt bào sợi, dưa chuột thái lái mỏng dài.

Xếp hoa chuối, cà rốt, dưa chuột, giá đỗ, giò căn, đậu phụ vào một cái âu nồi lớn.

Đến lúc trộn gia vị vào nộm: hỗn hợp nước trộn gồm: 3 quả chanh tươi, 3 thìa đường loại to, 3 thìa bột canh nhỏ. Rồi rưới tất cả vào hỗn hợp nộm.

Trộn đều để tất cả các nguyên liệu ngấm gia vị. Thêm ít rau thơm thái nhỏ trộn đều lại lần nữa là xong.

3. Nem nấm đậm đà

Mặc dù là nem chay nhưng món nem nấm này ăn vừa ngon lại vừa không ngán. Mùi các loại nấm hòa quyện vào nhau thơm ngất ngây, thêm nước chấm chua ngọt làm đậm đà thêm cho từng cái nem. Đây cũng chính là một món ngon ngày rằm tháng giêng mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn để sắp cỗ ngày rằm.

Nguyên liệu làm nem chay:

Cách làm món nem nấm chay tuyệt ngon:

Làm sạch các loại nấm, cắt chân nấm và rửa sạch. Nấm đùi gà xắt sợi nhỏ, nấm mỡ xắt miếng nhỏ. Nấm hương xắt nhuyễn.

Chần qua nước sôi (có thêm chút muối) đối với nấm đùi gà đã xắt sợi và nấm kim châm. Sau đó vắt cho kiệt nước.

Trộn chung các loại nấm, giá đỗ với nhau. Cho thêm 1 thìa muối.

Sau đó, bắc chảo lên bếp và thêm dầu. Để dầu sôi, bạn thả nhẹ nhàng từng cái nem chay vào chiên cho chín vàng. Đừng chiên lửa to nếu không nem sẽ bị cháy khét, món ăn sẽ mất ngon.

Pha nước chấm nem: 2 thìa canh nước lọc, 1 thìa mắm chay, 1 thìa đường, 1 thìa nước cốt chanh. Nên ăn lúc nem còn nóng.

4. Xôi lá cẩm vừa thơm vừa đẹp

Xôi lá cẩm, thơm ngon, đẹp mắt với màu tím ‘lịm’ cực hấp dẫn sẽ giúp gia đình bạn có một món ngon để thắp hương ngày mùng rằm. Với cách nấu bằng nồi cơm điện, vừa nhanh vừa ngon; quan trọng nhất trong quá trình nấu là bạn canh đúng mực nước để xôi không bị quá khô hay nát. Hương thơm của gạo nếp chín hòa quyện với hương dừa, hương mè và màu tím hồng của nếp cẩm, thật tuyệt vời.

Nguyên liệu:

Cách nấu xôi lá cẩm

Lá cẩm rửa sạch, cho nước vào đun sôi, nghiền lá rồi lược bỏ lá để lấy nước màu lá cẩm. Sau khi đun xong lọc lại còn chừng 400g nước lá cẩm.

Nếp vo sạch, để ráo. Lá dứa rửa sạch, để ráo.

Lót lá dứa dưới đáy nồi, cho 400g nếp với 400g nước lá cẩm vào nồi, ghim điện, nhấn nút “nấu” và chờ chín. Sau khi xôi chín, không xới xôi mà để trong nồi một lúc cho xôi nở thêm.

Trong lúc nấu xôi thì nạo dừa thành sợi. Xới xôi ra đĩa, thêm dừa nạo và mè rang, đường (tùy khẩu vị).

Nguyên liệu:

Cách xào váng đậu cùng rau củ chay

Mâm Cỗ Chay Cúng Phật Ngày Rằm Tháng Giêng

Theo quan niệm của nhiều người Việt, lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng. Vì thế, vào ngày này, mọi người dân Việt ở khắp mọi miền thường đi lễ chùa. Đồng thời, tại gia đình, mọi nhà đều làm mâm cỗ chay để cúng Phật cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho bản thân và gia đình.

Chè trôi nước

Trong mâm cỗ chay của người Việt ngày rằm tháng Giêng không thể thiếu được bát chè trôi nước. Bởi vì theo quan niệm của người Việt, việc cúng và ăn chè trôi nước ngày rằm đầu tiên của năm sẽ giúp mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy…

Một đĩa xôi gấc

Một đĩa xôi gấc thơm dẻo, màu đỏ thắm đẹp mắt cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng.

Ngoài được làm từ nguyên liệu gạo nếp, quả gấc, dừa nạo, nước cốt dừa, đường trắng khiến món ăn thơm ngon hơn, người Việt còn có quan niệm ăn xôi gấc sẽ được may mắn đầu năm.

Một đĩa oản

Trong mâm cỗ Phật cúng rằm tháng Giêng, nhiều gia đình không thể thiếu món oản. Bởi vì những chiếc oản nếp được gói giấy bóng kính đỏ nhìn rất đẹp mắt.

Oản được làm từ đường kính, bột nếp. Để oản thơm ngon, người làm thường thêm va ni và nước hoa bưởi. Do đó, đây là món ăn cổ truyền không thể thiếu được trong mâm cỗ cúng Phật.

Một đĩagiò chay

Thay vì một đĩa giò lụa hoặc giò thủ như mâm cỗ cúng gia tiên, bạn có thể chuẩn bị 1 đĩa giò chay được làm từ váng đậu, tỏi tây, lá chuối cùng nhiều gia vị khác như muối, đường, tiêu, hạt nêm…

Cách làm giò chay cực đơn giản nhưng lại giúp mâm cỗ cúng Phật trở nên sang trọng và đủ đầy hơn.

Một đĩa hoa quả tươi

Trong lễ cúng Phật, mọi gia đình nên chuẩn bị một đĩa hoa quả tươi với 5 loại quả cùng 5 màu sắc khác nhau. Bởi vì đĩa hoa quả tươi cùng hoa tươi và thực phẩm không thể thiếu trên bàn thờ cúng tổ tiên.

Nên chú ý, tùy theo việc sinh sống tại các vùng miền khác nhau mà mỗi gia đình có thể lựa chọn bày đĩa hoa quả với 5 loại quả khác nhau.

Nem chay rán

Món nem rán luôn là món ăn truyền thống đầy tinh túy của người Việt. Do đó, món này cũng không thể thiếu trong mâm cỗ chay cúng Phật ngày rằm.

Chỉ cần nguyên liệu từ các loại rau củ quả thái nhỏ và rán bằng dầu thực vật là bạn đã có thể gói được chiếc bánh đa nem chay vàng ruộm ăn không ngấy nhìn rất bắt mắt.

Cải chíp sốt nấm

Đây là món canh xào thường có mặt trong mâm cỗ chay truyền thống của mỗi gia đình. Với nguyên liệu gồm rau cải chíp, dầu hào, dầu mè, nấm hương là bạn đã có thể có đĩa rau xào thanh đạm.

Đậu phụ tẩm bột rán giòn

Một đĩa đậu phụ tẩm bột rán giòn cũng khiến cho mâm cỗ chay thêm bắt mắt và tăng hương vị. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 loại đậu phụ ngon, chút bột ngô, bột ngũ cốc, muối và hạt tiêu đen, đường… là đã có thể có 1 đĩa đậu phụ tẩm bột rán giòn ra đĩa.

Canh nấm chay

Ngoài những món ăn trên, một bát canh khác không thể thiếu được trong mâm cỗ chay ngày rằm là canh nấm chay.

Canh nấm chay được nhiều gia đình Hà Nội làm từ hạt sen đã thông tâm. Ngoài ra có thêm cà rốt, các loại nấm, rau mùi. Đây là bát canh cực thanh đạm, dễ ăn.

Từ khóa: mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng cúng rằm tháng Giêng mâm cỗ chay rằm tháng Giêng mâm cỗ chay cúng Phật thực đơn mâm cỗ chay giò chay canh nấm nem chay lễ vật cúng rằm tháng Giêng

Cách Làm Mâm Cỗ Chay Cúng Rằm Tháng Giêng Chuẩn Nhất

Bạn có thể đặt cỗ chay làm sẵn để cúng với rất nhiều món phong phú như thịt gà chiên xù, sườn rang, giò, cá, giò, phở cuốn, tôm… Nhưng vào ngày rằm tháng giêng, dịch vụ này rất hot và nếu bạn đặt với số lượng ít, đôi khi họ cũng lười nhận.

Để chủ động và tỏ lòng thành kính, bạn có thể tự tay làm các món này tại nhà. Xin giới thiệu với bạn một thực đơn các món khá đơn giản và dễ thực hiện nhưng vẫn không kém phần ngon miệng và đẹp mắt như sau:

Canh nấm hạt sen để cúng rằm tháng Giêng.

Ninh hạt sen và nấm đông cô cho chín mềm rồi cho cắt miếng mỏng cùng nấm bào ngư vào đun sôi lên. Cho tiếp cắt miếng vừa ăn và cần tây xắt khúc vào, nêm vừa rồi múc ra bát.

Trộn đều miến (đã ngâm mềm và cắt ngắn vừa ăn) cùng với ớt chuông, cà rốt thái sợi, đậu phụ (thái mỏng rán vàng) với dầu mè, dấm, đường, muối, nước cốt chanh (tỉ lệ như pha nem). Để miến ngấm gia vị khoảng 15′ rồi múc ra đĩa, rắc lạc lên trên và trang trí với rau mùi.

Làm như nem rán bình thường, chỉ loại bỏ các thực phẩm mặn như thịt, tôm, cua, trứng. Nước chấm thì thay nước mắm bằng gia vị (bạn dùng đường vàng thì món nước chấm vẫn có màu đẹp như pha bằng nước mắm)

4. Đậu phụ chiên tiêu

Đậu phụ tươi (loại đóng hộp) cắt xúc xắc to thấm khô nước tẩm với hỗn hợp bột chiên tôm giòn, gia vị, hạt tiêu (đánh sền sệt với nước hoặc có sữa tùy khẩu vị). Cho vào rán vàng trong chảo ngập dầu. Để ráo bớt dầu thì xếp ra đĩa trang trí.

Bạn có thể lựa chọn tùy thích với các loại rau sẵn có như cải chíp xào nấm hương hoặc xào thập cẩm. Nếu cho thêm các thực phẩm chay bán sẵn như tôm chay, mề chay thì món xào của bạn đã giống với nhà hàng làm rồi đấy.

Nếu đơn giản hơn nữa, bạn có thể làm mâm cỗ chay ngọt với các món như xôi, chè, các loại bánh như dày đỗ, khoai môn, bánh rán, bánh trôi… cùng với hoa quả là được

Rằm Tháng Giêng Nên Cúng Chay Hay Cúng Mặn Cầu Bình An?

Ngày 15/1 âm lịch hay còn gọi là ngày rằm tháng Giêng là một trong những ngày rất quan trọng theo lịch âm của người châu Á. Có nơi thậm chí còn quan niệm “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”. Tại Trung Quốc, trong ngày rằm tháng giêng người ta tổ chức Lễ hội đèn lồng để chính thức kết thúc những ngày Tết nguyên đán.

Theo ông Trịnh Yên, Giám đốc Trung tâm UNESCO Văn hóa dòng họ và gia đình Việt Nam, ngày Rằm tháng Giêng (còn gọi là lễ Thượng Nguyên, Tết Nguyên tiêu), là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới. Vì vậy, người dân các nước châu Á coi việc cúng Rằm này là rất quan trọng.

Chủ yếu là cầu an, giải hạn

Trong dân gian, Rằm tháng Giêng hiểu một cách đơn giản là ngày Rằm lớn. Ngày này có 3 lễ cúng: Một là lễ cúng khởi năm đón lộc cầu may. Hai là Tết ăn lại (Tết bù) cho nhà nào dịp Tết Nguyên đán có người đau yếu, tang ma không kịp ăn Tết, nay khỏe mạnh trở lại, mọi người thư thả thì ăn bù, đi chúc Tết lại nhau một cách cởi mở, không phải kiêng khem gì. Trước đây Rằm tháng Giêng còn thường gọi là Tết muộn, để những nhà khá giả tiếp tục ăn Tết, thưởng mai – đào nở muộn. Lễ thứ 3 là cúng sao giải hạn.

Nhưng theo Phật giáo thì Rằm tháng Giêng không phải là lễ quan trọng so với Rằm tháng Tư (Phật đản) và Rằm tháng Bảy (Vu lan), nhưng là ngày rằm đầu tiên của năm mới thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả năm nên đông đảo người dân đi lễ. Cúng chay hay cúng mặn?

Theo Thượng tọa Thích Thanh Duệ, Rằm tháng Giêng các gia đình sắm 2 lễ: Lễ cúng Phật và lễ cúng gia tiên. Lễ cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết cùng hương hoa đèn nến. Lễ cúng gia tiên có hương hoa, đèn nến, trầu cau, một ít vàng mã, rượu.

Theo ông Trịnh Yên, tùy theo tín ngưỡng và ngành nghề, có nhà lễ bái chư Phật, có nhà cúng thổ công, thần tài… nhưng luôn có cúng gia tiên, bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, tạ ơn trên đã phù hộ cho con cháu an lành, làm ăn khá giả. Rằm tháng Giêng nhà nào theo đạo Phật cúng chay và ăn chay. Lễ vật dâng cúng thường dùng rau quả, trầu cau, chè xôi, các món đậu, canh xào… chay, tránh chế biến thức ăn chay hình dạng tôm kho, thịt nướng… vì cho rằng thế là cái tâm vẫn còn hướng về mặn. Nhà không theo đạo Phật thì Rằm tháng Giêng cúng chè xôi và cúng mặn (không thịnh soạn như Tết Nguyên đán).

Ngày nay nhiều người dân cúng Rằm tháng Giêng có món bánh trôi nước, với ý nghĩa cầu mong mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy… Nếu là phật tử khi cúng lễ sẽ ngồi trước bàn thờ Phật tụng một thời kinh Phổ Môn, kinh Dược Sư để cầu bình an cho gia đạo. Nếu không phải là phật tử có thể dâng hương và đọc bài ca tụng công đức của Đức Phật. Phần lớn đàn ông trong nhà làm chủ lễ. Nhưng nhiều ông chủ trẻ bây giờ không thuộc bài cúng, đã tìm trên mạng lấy các bài khấn lễ và cầm điện thoại, Ipad đọc với ý nghĩ không phải tìm mua sách, sớ khấn, hay học thuộc lòng nữa. Có người còn đọc và dùng điện thoại ghi âm trước, đến lúc làm lễ thì chỉ bật đoạn ghi âm lên rồi chắp tay vái.

Theo ông Nguyễn Phúc Giác Hải, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người, các bài khấn trên mạng giúp mọi người dễ tiếp cận, nhưng không nên nặng về bài khấn quá. Cái tâm của mình thế nào thì thờ cúng như thế, việc tìm và cầm điện thoại đọc bài khấn khi cúng bái là không cần thiết. Phật ở trong tâm, thờ cúng tổ tiên cần thành tâm là chính. Bài văn khấn chỉ là hình thức, cái tâm mới quan trọng. Lễ cúng Rằm tháng Giêng nhằm tinh thần lễ Phật, sám hối và phát nguyện vì không có “quả” nào là không do từ cái “nhân” mình gieo hôm nay. Tinh thần “nhân – quả” được khẳng định trong tinh thần của đạo Phật chứ không phải do cúng, cầu mà đạt được.

Hướng dẫn làm bánh trôi cúng RằmChuẩn bị: Bột nếp, đường đỏ viên, vừng rang.Cách làm: Nhào bột (tỉ lệ là 2 bột 1 nước) tới khi bột mềm, không dính tay là được. Xong để bột nghỉ 15 phút. Đun nồi nước sôi (nên dùng nồi cơm điện rất tiện). Chuẩn bị 1 bát nước nguội để nhúng bánh chín. Vo viên bột nhỏ, đập dẹt, cho viên đường vào giữa và nặn tròn lại, thả ngay vào nồi nước sôi luộc. Khi chín bánh có màu trong đục. Vớt bánh vào bát nước nguội một lúc, cho vào đĩa, rắc vừng lên.