Cúng Chay Ngày Tết / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Những Món Chay Ngày Tết Và Gợi Ý Mâm Cơm Chay Ngày Tết

Món chay cúng Tết

1. Chả khoai mỡ chiên

Món chả khoai mỡ chiên này tuy hơi lạ, nhưng lại rất dễ làm, nên bạn cứ tự tin trổ tài. Thay vì cắt lát, khoai mỡ được bào nhuyễn, rồi chiên thành miếng chả to nhỏ tùy ý. Miếng khoai béo, bùi, giòn rụm sẽ khiến cả nhà thích mê.

2. Chả giò phù trúc

Tên gọi nghe kêu vậy thôi, thực ra đây là món chả giò chay được gói bằng lá tàu hũ ky, hay còn gọi là váng đậu, phù trúc. Phần nhân chả giò chay thì bạn cũng có thể tha hồ biến tấu, dùng đậu hũ hoặc khoai môn, khoai mỡ, bắp,… để phù hợp với khẩu vị gia đình.

3. Tàu hũ ky chiên giòn

Tàu hũ ky đem ướp chút gia vị, rồi chiên lên là cũng đủ tạo thành món ngon đầy hấp dẫn. Với những lá tàu hũ ky không đủ lớn, không gói chả giò được, bạn tận dụng làm món này luôn cũng rất hay nè!

4. Rau củ xào chay

Bằng cách dùng các loại rau củ có vị ngọt tự nhiên, bạn cũng có thể làm món rau củ xào chay ngon và đậm đà chả kém ai. Không những ngon, món này còn rất bắt mắt, nổi bật trong mâm cúng lắm đấy!

5. Đậu hũ kho nấm rơm

Món kho này không những siêu đơn giản mà còn tiết kiệm thời gian nữa, chỉ cần 30 phút là xong rồi. Bí quyết làm món đậu hũ kho nấm ngon là bạn hãy chờ cho món ăn gần chín thì mới cho nấm, để nấm thấm mặn vừa đủ. Ngoài nấm rơm, bạn dùng nấm hương, nấm đông cô để kho cũng rất thơm ngon. Chuẩn bị thêm nồi cơm dẻo thơm để ăn với Đậu hũ kho nấm là hết ý!

6. Gỏi cuốn chay

7. Canh rau củ nấu chay

Canh rau củ chay đơn giản này sẽ làm cả nhà thích mê đấy! Nhờ bắp mỹ, canh có vị ngọt tự nhiên, ăn vào cảm giác thanh nhẹ, ngọt mát rất tuyệt vời.

Thêm vài chén nước tương, tương ớt để chấm, cộng với đĩa trái cây tráng miệng nữa là có mâm chay ngon lành, đầy đủ.

Cúng Chay, Ăn Chay Ngày Tết Tích Phúc Cho Cả Người Còn Lẫn Kẻ Mất

Ngày Tết cúng chay, ăn chay là nét văn hóa mang đậm giá trị tâm linh và bản sắc dân tộc Việt. Theo quan kiến của đạo Phật, ăn chay tránh được nghiệp báo sát sinh, phát khởi tâm từ bi trước nỗi khổ đau của chúng sinh. Đối với người Phật tử, ă n chay ngày Tết là một pháp thực hành, còn đối với nhiều người, ăn chay chỉ đơn giản là để được lắng lòng, thanh lọc cơ thể, chay tịnh tinh thần để chiêm nghiệm cuộc đời nhân lúc Xuân sang. Đạo Phật chủ trương ăn chay giúp con người bớt sát sinh, tạo nghiệp ác để trưởng dưỡng lòng từ bi, hướng thiện. Trong Ngũ giới cấm của nhà Phật có giới cấm sát sinh. Do đó, cấm sát sinh và ăn chay có mối quan hệ thống nhất, chặt chẽ với nhau.

Do cả năm bề bộn công việc mưu sinh, một số người chỉ ăn chay vào ngày Tết để bù cho cả năm, nhằm cầu phúc đức, may mắn cho năm mới và sám hối những gì đã làm không phải trong năm cũ. Với những ngày đầu năm, người ta ăn món gì thì cúng ông bà tổ tiên món nấy. Cúng chay, ăn chay ngày Tết mang ý nghĩa cầu mong cho cửu huyền thất tổ được nhiều phúc lành, hướng về Phật pháp, hướng về điều lành được thanh thản và sớm siêu thoát. Trong thời khắc giao hòa của năm cũ và năm mới, bữa cơm chay thực sự mang đến cho con người sự an lạc và thanh tịnh.

Ngày lễ Tết là dịp đoàn tụ gia đình, vì vậy phong tục cúng chay, ăn chay thể hiện tinh thần nhân văn của người Việt và xuất phát từ Bồ đề tâm của những hành giả Phật giáo. Ðã là loại hữu tình, loài nào cũng biết đau đớn buồn khổ và ham sống sợ chết. Làm sao ta lại nỡ an nhiên vui vẻ, ăn uống trên sự đau khổ vô hạn của chúng sinh? Chính mình khi sắp bị giết đã khóc thương sợ hãi, hoặc người thân bị giết thì cũng xót xa, oán hận, đau buồn. Làm sao ta lại nỡ vì sự đoàn tụ của gia đình mình mà lại làm cho chúng sinh khác phải sợ hãi đau thương và bị chia ly quyến thuộc?

Ở Việt Nam, phong tục ăn chay có từ thời nhà Lý, triều đại cực thịnh của dân tộc và của đạo Phật Việt Nam. Hàng năm, ngay từ những ngày đầu năm mới, người ta thường ăn chay, đi chùa lễ Phật. Vì vậy, ăn chay ngày lễ Tết mang đậm màu sắc ý nghĩa tâm linh, là nét văn hóa đặc biệt của người Việt Nam.

Tại nhiều vùng miền trên khắp đất nước ta, do cả năm vất vả mưu sinh, nên người ta thường ăn chay ngày Tết để cầu phúc đức, an lành, may mắn cho năm mới và sám hối những điều không phải đạo làm người đã làm trong năm cũ.

Lời dạy của Bồ tát Địa Tạng về việc cúng chay gia tiên

Trong Kinh Địa Tạng Bồ tát Kinh Địa tạng Bồ tát bản nguyện – Phẩm thứ bảy, Ngài Ðịa Tạng Bồ tát đã chỉ dạy cho Trưởng giả Đại Biện như sau:

“Như có người nam cùng người nữ nào lúc sinh tiền không tu tạo phước lành mà lại gây lấy những tội ác, sau khi người mạng chung, hàng thân quyến kẻ lớn người nhỏ vì người chết mà tu tạo phước lợi làm tất cả việc về Thánh đạo, thời trong bảy phần công đức người chết nhờ đặng một phần, còn sáu phần công đức thuộc về người thân quyến hiện lo tu tạo đó.

Con quỉ dữ vô thường kia không hẹn mà đến, thần hồn vơ vẩn mịt mờ chưa rõ là tội hay phước, trong bốn mươi chín ngày như ngây như điếc, hoặc ở tại các ty sở để biện luận về nghiệp quả, khi thẩm định xong thời cứ y theo nghiệp mà thọ lấy quả báo.

Trong lúc mà chưa biết chắc ra làm sao đó thời đã nghìn muôn sầu khổ, huống là phải bị đọa vào các ác đạo. Thần hồn người chết đó khi chưa được thọ sinh, ở trong bốn mươi chín ngày, luôn luôn trông ngóng hàng cốt nhục thân quyến tu tạo phước lành để cứu vớt cho.

Qua khỏi bốn mươi chín ngày thời cứ theo nghiệp mà thọ lấy quả báo. Người chết đó, nếu là kẻ có tội thời trải qua trong nghìn năm không có ngày nào được thoát khỏi.

Còn nếu là kẻ phạm năm tội vô gián thời phải đọa vào đại địa ngục chịu mãi những sự đau khổ trong nghìn kiếp muôn kiếp.

Lại vầy nữa, này ông Trưởng giả! Sau khi những chúng sinh gây phạm tội nghiệp như thế mạng chung, hàng cốt nhục thân quyến có làm chay để giúp thêm phước lành cho người chết đó.

Thời khi sắm sửa rồi, cùng trong lúc đương làm chớ có đem nước gạo, lá rau v.v… đổ vãi ra nơi đất, cho đến các thứ đồ ăn chưa dùng cúng cho Phật cùng Tăng thời chẳng được ăn trước.

Nếu như ăn trái phép và không được tinh sạch kỹ lưỡng, thời người chết đó trọn không được mảy phước nào cả.

Nếu có thể kỹ lưỡng giữ gìn tinh sạch đem dùng cúng cho Phật cùng Tăng, thời trong bảy phần công đức người chết hưởng được một phần.

Này ông Trưởng giả! Vì thế nên những chúng sinh trong cõi Diêm Phù, sau khi cha mẹ hay người thân quyến chết, nếu có thể làm chay cúng dường, chí tâm cầu khẩn thời những người như thế, kẻ còn lẫn người mất đều đặng lợi ích cả”.

Nếu ăn chay hợp cách, với lòng thanh tịnh hoan hỷ, phát triển tâm từ bi đến tất cả chúng sinh sẽ tạo ra một từ trường an lành, mát mẻ, từ đó gây ra ít bệnh tật, mang lại lợi ích cho thân tâm. Đặc biệt, trong những ngày Tết đoàn tụ sum vầy gia đình, năng lượng an lành ấy sẽ cùng cộng hưởng để cả gia đình được sống trong bầu không khí đầm ấm, hòa hợp và thanh tịnh.

Phong Tục Ăn Chay Trong Ngày Tết

Trước đây, ở các nước Tây phương, người ta ăn chay cốt để gìn giữ sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật và bảo vệ thú vật. Ngày nay, họ đã nâng việc ăn chay lên một tầm mức cao hơn, không chỉ hạn hẹp trong mỗi cá nhân mà còn hướng đến cả cộng đồng nhân loại toàn cầu. Họ ăn chay để bảo vệ môi trường sinh thái, gìn giữ trái đất tươi xanh, cho bầu không khí trong lành, cho quả địa cầu bớt nóng, bớt bão tố lũ lụt.

Ở Việt Nam chúng ta, không biết ăn chay có từ bao giờ, có thể từ lâu lắm, từ thời nhà Lý, triều đại cực thịnh của dân tộc và của đạo Phật Việt Nam. Hàng năm, ngay từ ngày đầu năm mới, người ta thường ăn chay đi chùa lễ Phật. Vì vậy, ăn chay ngày tết mang đậm sắc ý nghĩa tâm linh, là nét văn hóa tết đặc biệt của dân tộc Việt Nam.

Do cả năm vất vả mưu sinh, nên người ta thường chỉ ăn chay vào ngày mồng một tết để bù đắp cho nguyên một năm, nhằm cầu phước đức, an lành, may mắn cho năm mới và sám hối những điều không phải đạo làm người đã làm trong năm cũ. Ở miền Bắc có nơi cả làng ăn chay trong ngày này, như ở làng Đào Đặng, xã Trung Nghĩa, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Phong tục ăn chay trong ngày mồng một tết ở đây thật là đặc biệt. Nhà nào cũng có mâm cỗ chay cúng tổ tiên gồm xôi gấc, xôi vò, bánh chưng, bánh cốm, bánh chay gấc, chè lam, chè kho… Tuyệt nhiên không có việc giết bò, giết heo hay giết gà làm các món mặn, không có giò, nem, chả, mộc, thịt đông, thịt luộc như những làng khác.

Tục lệ ăn chay ngày mồng một tết này đã có từ lâu đời do cha ông truyền lại. Nguyên nhân có thể phát xuất từ niềm tin tín ngưỡng vì cả làng đều theo đạo Phật giữ giới không sát sanh, họ quan niệm giới không sát sinh và ăn chay có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ngoài ra, cũng có thể do điều kiện kinh tế khó khăn, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, một năm chỉ nghỉ được mấy ngày tết nên dân làng dành nhiều thời giờ để đi chùa lễ Phật cầu xin trời Phật, Tổ tiên phù hộ. 

Ngoài làng Đào Đặng ở Hưng Yên có tục lệ ăn chay ngày mồng một tết còn có làng Đào Xá vùng Kinh Bắc có tục lệ làm cỗ chay. Hầu hết các gia đình trong làng vào ngày mồng một và ngày mồng bảy Tết đều làm cỗ chay mang ra chùa cúng Phật và sau là đãi khách. Các món chay đều làm từ sản phẩm của nhà nông như lúa gạo, rau đậu củ quả, như món bánh Cắp nổi tiếng được làm từ bột gạo nếp mới, món cháo Cái được làm từ gạo tẻ mới và món bún riêu chay rất đặc biệt mang tên Bún riêu Đào Xá…

Vào miền Trung, người dân Huế đa phần theo đạo Phật nên ngày mùng một tết thường ăn chay và đi chùa lễ Phật. Huế vốn nổi tiếng với các món cỗ chay cao cấp trong cung đình xưa. Ngày nay, phần nhiều các gia đình Huế đều tự tay nấu các món chay, món mặn có gì thì món chay có nấy. Đặc biệt ở Huế có trái vả thường dùng để chế biến thành nhiều món chay khác nhau. 

Ngoài ra Huế còn có món mít trộn làm bằng mít non, tré chay làm bằng cùi mít, nem chay làm bằng cùi bưởi, chả chay làm bằng phù chúc, sản phẩm từ đậu nành, mì căn từ tinh chất bột mì làm thịt gà giả. Quanh năm vào các ngày mồng một, ngày rằm và các ngày lễ, cơm chay, cỗ chay thường xuyên có mặt tại các chùa và trong các gia đình người Huế. Tuy vậy, mâm cơm chay của người Huế không quá sang trọng như cơm chay cung đình thời xưa, nhưng hơi cầu kỳ ở cách trình bày. Nét độc đáo có tính cách văn hóa ẩm thực của tết Huế chính là mâm cỗ chay.

Ở các tỉnh phía Nam, vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, Phật giáo có ảnh hưởng mạnh đến đời sống người dân. Vì đây là vùng đất mới khẩn hoang, nên họ rất cần nhu cầu tâm linh và đạo Phật đã đến với họ, hòa quyện vào đời sống mới của người dân. Vì vậy, có thể đó là nguyên nhân của ăn chay và ăn chay ngày tết khá phổ biến ở người dân miền Nam từ buổi đầu khẩn hoang cho đến ngày nay. Món chay ở miền Nam, đặc biệt vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long khá đa dạng do phong phú rau quả. Và cũng vì vậy trong các món chay ở miền Nam chúng ta thấy đều có nước cốt dừa và các loại rau tươi thêm vào món ăn.

Đa số người ta ăn chay ngày mồng một nhưng cũng có nhiều người ăn hai ngày 30 và mồng một. Ngoài bánh tét chay nổi tiếng còn có một vài món chay đặc biệt vào dịp tết như món canh kiểm tổng hợp với rất nhiều loại rau, củ, và quả như mít chín, chuối sáp, chuối ngự, khoai mì, khoai môn, bột khoai, bí đỏ, mướp hương và nước cốt dừa. Thêm vào đó là món thịt heo quay chay làm bằng bánh mì khô kho với nước dừa và món gỏi bắp chuối gà chay làm bằng bắp chuối tươi, lá vạn thọ và mì căn xé nhỏ giả gà.

Ngày nay, kể từ sau thời kỳ đổi mới, phong trào ăn chay nở rộ, nhất là ở các thành phố lớn phía Nam. Họ ăn chay rất khác với miền quê vì có nhiều món chay chế biến sẵn mang tên giống như tên gọi các món mặn, được bày bán tại các siêu thị như tôm chay, thịt gà chay, cá thu chay, pa tê chay…. Chúng được nhập từ Đài Loan, Hồng Kông và Trung Quốc hay được chế biến từ các công ty ẩm thực chay trong nước.

Có một số ít người không đồng ý món chay được đặt tên như món mặn. Họ chỉ trích những người ăn chay mà tâm còn ăn mặn như thế là giả dối. Họ đâu biết rằng, do nhu cầu thương mại, những nhà tư bản chế biến và kinh doanh thực phẩm đặt những cái tên giống như các loại thực phẩm chế biến từ thịt cá để dễ lôi cuốn khách hàng, vốn là những người có tập quán ăn những món có tên gọi như vậy, nay thấy những món cũng có hình dáng và mùi vị tương tự chút đỉnh, thì thực khách, vốn đã có thói quen ăn những món đó làm bằng thịt, sẽ cảm thấy dễ hòa nhập hơn, dễ thích ứng hơn.

Việc chế biến và đặt tên các món chay theo kiểu món mặn chẳng qua chỉ là bước chuyển ban đầu để con người bỏ bớt sát sinh, biết tạo nghiệp lành. Các món chay dạng này rất hữu ích cho những người ngoài Phật giáo và những người đang bắt đầu bước vào đạo Phật.

Ngày tết, cúng chay, ăn chay mang tính tâm linh, đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt. Với Phật giáo ăn chay tránh được nghiệp báo sát sinh, phát khởi tâm từ bi, bén nhậy trước nỗi khổ đau của chúng sinh. Với khoa học, ăn chay tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể tránh nhiều độc tố do thịt động vật nuôi thường dùng thức ăn có hóa chất, phòng ngừa được một số bệnh như các bệnh về tim mạch, ung thư, béo phì, đái đường, sỏi mật… Ngoài ra, ăn chay còn giúp bảo vệ môi trường sinh thái, gìn giữ trái đất, không khí và nước uống được trong sạch không ô nhiễm.

 

Thư viện Hoa Sen

Những Gợi Ý Cho Mâm Cúng Chay Thịnh Soạn Ngày Tết

Món chay cúng Tết

TS, BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng cho biết, chế độ ăn chay dựa trên các thực phẩm có nguồn gốc thực vật, nhất là những sản phẩm rau, củ ,quả, hạt có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên chế độ ăn này cũng bao gồm các loại ngũ cốc (tinh hoặc thô) và các loại đậu có hàm lượng dinh dưỡng sinh học thấp và nhiều chất phi dinh dưỡng cao như phytate. Chế độ ăn chay tránh tất cả các thực phẩm là nội tạng động vât, cá, thịt, các động vật thân mềm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao.

Hiện nay, đồ chay Việt Nam có nguyên liệu chính là các thực phẩm có chứa tinh bột như bột mì, đậu đỗ. Điều này khiến cho bữa ăn bị mất cân bằng các chất dinh dưỡng và các nhóm thực phẩm.

Canh rau củ nấu chay: Canh rau củ chay đơn giản này sẽ làm cả nhà thích mê đấy! Nhờ bắp mỹ, canh có vị ngọt tự nhiên, ăn vào cảm giác thanh nhẹ, ngọt mát rất tuyệt vời.

Chả giò phù trúc: Tên gọi nghe kêu vậy thôi, thực ra đây là món chả giò chay được gói bằng lá tàu hũ ky, hay còn gọi là váng đậu, phù trúc. Phần nhân chả giò chay thì bạn cũng có thể tha hồ biến tấu, dùng đậu hũ hoặc khoai môn, khoai mỡ, bắp,… để phù hợp với khẩu vị gia đình.Chả giò phù trúc

Đậu hũ kho nấm rơm: Món kho này không những siêu đơn giản mà còn tiết kiệm thời gian nữa, chỉ cần 30 phút là xong rồi. Bí quyết làm món đậu hũ kho nấm ngon là bạn hãy chờ cho món ăn gần chín thì mới cho nấm, để nấm thấm mặn vừa đủ. Ngoài nấm rơm, bạn dùng nấm hương, nấm đông cô để kho cũng rất thơm ngon. Chuẩn bị thêm nồi cơm dẻo thơm để ăn với Đậu hũ kho nấm là hết ý!

Rau củ xào chay: Bằng cách dùng các loại rau củ có vị ngọt tự nhiên, bạn cũng có thể làm món rau củ xào chay ngon và đậm đà chả kém ai. Không những ngon, món này còn rất bắt mắt, nổi bật trong mâm cúng lắm đấy!

Thêm đĩa trái cây tráng miệng nữa là có mâm chay ngon lành, đầy đủ.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người ăn chay thường bị thiếu hụt vitamin B12, can-xi, sắt, EPA và DHA và các vitamin tan trong dầu như vitamin A và D. Chính vì thế, nếu muốn một chế độ ăn chay lành mạnh, nên ăn một chế độ ăn có nhiều loại rau củ chứ không nên dựa vào các đồ chay giả đồ ăn thường.