Cúng Chay Mùng 1 Tết / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Mâm Cỗ Chay Cúng Ngày Đầu Năm Mùng 1 Tết

1. Cúng mùng 1 Tết

  Cúng mùng 1 Tết là phong tục quen thuộc, truyền thống của người Việt từ bao đời nay.

Ngoài việc sửa soạn lại ban thờ (thay trầu cau, nước…) thì các gia đình vẫn chuẩn bị mâm cỗ để thắp hương ngày mùng 1 Tết Nguyên đán. Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.

Lễ mặn thường là cúng bánh chưng, gà, giò, canh… Người ta cũng thường kiêng sát sinh vào sáng mùng 1 Tết nên gà cúng của buổi sáng này thường được làm từ tối hôm trước.

Sau khi mâm cúng mùng 1 Tết đã được sửa soạn tươm tất thì chủ nhà bưng lên bàn thờ, rồi tiếp theo lần lượt những người trong nhà ra trước bàn thờ vái lậy tổ tiên để tỏ lòng thành kính. Hương tàn, chủ nhà lễ tạ, hạ cỗ xuống cho con cháu hưởng lộc.

2. Mâm cỗ chay cúng ngày đầu năm mùng 1 Tết   Ăn chay mùng 1 đầu năm mới, là thói quen của rất nhiều gia đình hiện nay vì tính thanh đạm mà bữa ăn mang lại cho sức khỏe và còn theo chế độ tín ngưỡng tôn giáo.

Mâm cơm chay ngày mùng 1 Tết không đòi hỏi bạn phải làm quá cầu kì, tuy nhiên thường mùng 1 là ngày chính để bạn cúng gia tiên, thần phật. Những ngày sau đó là cúng cơm bữa nên rất cần sự chăm chút để tâm của bạn. Vì vậy, những món chay ngày tết mùng 1 cần có đủ các món canh, rau, mặn, xào, đầy đủ hương vị sắc màu để mâm cơm cúng được sang trọng, hài hòa và đủ chất

2.1 Món xào Rau củ xào chay Bạn có thể xào các loại rau củ được thái nhỏ hoặc cắt hạt lựu, nêm nếm với nhiều loại gia vị, nhất là tạo hương vị đặc trưng như bơ tỏi hoặc cà ri.

Đậu phụ chiên xào nấm tươi Món chay đậu phụ chiên xào nấm tươi đều là món chay tốt cho cơ thể. Để chế biến món ăn chay này bạn cần cắt ngay ngắn những miếng đậu hũ thành dải mỏng, đem chiên chín và sào chúng với nấm tươi, hành, cùng các loại gia vị, rau thơm khác. Đậu phụ chiên xào nấm tươi là món ăn đậm đà và quen thuộc, lại đủ dưỡng chất, do đó, nó không thể thiếu trong thực đơn ăn chay hàng ngày của các tín đồ chay.

Mì xào chay Sợi mì dài tượng trưng cho tuổi thọ cao và là món xào chay dễ ăn cũng như có ý nghĩa trên mâm cỗ mùng 1. Hơn nữa, các loại rau củ như cà rốt, đậu Hà Lan nguyên vỏ, nấm đông cô, nấm mèo và đậu hũ được xào đậm đà, bày trí bắt mắt trên đĩa mì xào.

  2.2 Món canh Canh thập cẩm chay Canh thập cẩm chay là sự kết hợp của nhiều loại rau củ như bắp Mỹ, khoai tây, cà rốt, su hào và nhiều loại rau củ khác mà bạn có thể sử dụng. Vì thế, nước canh có vị ngọt thanh tốt cho sức khỏe mà không cần phải nêm gia đường.

Canh khổ qua nhồi đậu hũ chay Khố qua là món canh truyền thống không thể nào thiếu trong mâm cơm đầu năm của gia đình Việt. Phần thịt chay bên trong được làm từ đầu hũ non trộn với nấm mèo và một chút miếng bún tàu, tất cả được nêm nếm và dồi vào bên trong ruột trái khổ qua.

Nước canh thì đậm đà kèm với chút nhẵn đắng nhờ việc hầm trái khổ qua nhồi thịt mềm trước khi ăn.

Canh nấm ngũ sắc Bạn cắt các loại nấm và các loại rau củ, tạo vị thanh ngọt cho nước dùng, cũng tạo sự màu sắc cho món ăn của bạn

2.3 Món hấp Xôi gấc đậu xanh Xôi là món ăn truyền thống của người Việt Nam, đặc biệt là trong các dịp lễ, tết.

Xôi gấc màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn kết hợp thêm màu xanh của đậu tượng trưng cho sự đâm chồi nảy lộc

Cơm chay lá sen Cơm lá sen không chỉ được bày đẹp mắt trên mâm cỗ mà còn thể hiện hương vị đặc trưng của người Việt. Hạt cơm dẻo, mềm kết hợp với nhiều loại rau củ được cắt hạt lựu như cà rốt, đậu cô que, bắp Mỹ, nấm đông cô và hạt sen nên có màu sắc rất bắt mắt bên cạnh các món chay khác.

Bí đỏ hấp chay Tạo hình quả bí đỏ hơi cầu kì nhưng đây là món chay giúp cho mâm cỗ của gia đình bạn thêm phần đặc sắc. Phần nhân bên trong quả bí gồm có cà rốt, bí đỏ, tàu hũ ky và nấm đông cô gần như giữ được hương vị ngọt tươi vốn có của thực phẩm khi sử dụng phương pháp hấp.   Vì thế, tránh được việc dùng dầu mỡ, giúp cho món chay thân thiện hơn đối với sức khỏe cho cả nhà đầu năm.

Hướng dẫn Xem sao hạn – Xem sao giải hạn

Theo dân gian, con người sinh ra đều có ngày giờ, tháng năm ứng vào sự vận hành của vũ trụ. Tuy nhiên, không phải vì mang lá số thập toàn thập mỹ thì không gặp vận hạn trong đời và ngược lại cũng không có lá số nào là gặp hạn cả đời. Đối với mỗi cá nhân, vào mỗi độ tuổi đều chịu sự ảnh hưởng của sao năm đó chiếu mạng mà gặp phải vận hạn lớn nhỏ khác nhau. Sở dĩ chúng tôi phân tích những yếu tố sao hạn là để các bạn tham khảo, tuy nhiên đừng quá lo lắng, bởi thực tế việc gặp họa hay phúc đều do bản thân con người.

Theo quan niệm dân gian, theo vòng quay của sao Thái tuế, mỗi người sinh ra đều có một ngôi sao chiếu mệnh tùy theo năm. Có tất cả 24 ngôi sao quy tụ thành 9 chòm sao và 8 niên hạn.

9 chòm sao gồm: La hầu, Thổ tú, Thủy diệu, Thái Bạch, Thái dương, Vân hán, Kế đô, Thái âm, Mộc đức. 8 niên hạn gồm: Hoàng tuyền, Tam kheo, Ngũ mộ, Thiên tinh, Toán tận, Thiên la, Địa võng, Diêm vương. Trong 9 ngôi sao này, có sao cát (tốt), sao hung (xấu). Nếu năm đó được sao cát chiếu mệnh bạn sẽ gặp nhiều may mắn, gặt hái nhiều thành công. Nhưng nếu bị sao xấu chiếu mệnh, sẽ gặp phải những chuyện không may như ốm đau, bệnh tật, hao tiền, tốn của,… gọi là vận hạn (nặng nhất là “nam La hầu, nữ Kế đô”).

Vì mong muốn giảm nhẹ vận hạn nên người xưa thường làm lễ cúng sao vào đầu năm (là tốt nhất) hoặc hàng tháng tại các chùa (là tốt nhất) hoặc làm tại nhà (cúng ở ngoài trời). Mục đích của việc cúng sao là cầu xin thần sao phù hộ cho bản thân, con cháu, gia đình đều được khỏe mạnh, bình an, vạn sự tốt lành, may mắn, thành đạt và thịnh vượng.

Xem sao giải hạn không có trong giáo lý nhà Phật mà là tín ngưỡng của người dân đã có từ lâu. Khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam thì cũng tùy thuận theo cái tập tục có sẵn ở từng địa phương và theo từng hoàn cảnh có thể có những cách cúng sao hạn khác nhau. Người dân không nên quá tốn kém và quan trọng hóa việc làm những lễ này.

Lễ vật cúng sao giải hạn Đèn hoặc nến (số lượng tùy theo từng sao). Bài vị (màu của bài vị tùy theo từng sao), viết chính xác tên sao lên bài vị (cúng sao nào viết tên sao đó). Mũ vàng. Đinh tiền vàng (số lượng tùy ý, không cần quá nhiều). Gạo, muối. Trầu, cau. Hương hoa, trái cây, phẩm oản. Nước (1 chai). Sau khi lễ xong thì đem hóa cả tiền, vàng, văn khấn, bài vị.

 Bài cúng sao giải hạn Dùng khấn cúng giải sao hạn, lá sớ có nội dung tùy theo tên Sao hạn hàng năm mà ghi theo mẫu sau đây, đốt ba cây nhang quỳ lạy rồi đọc.

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Nam mô Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế.

Con kính lạy Đức Trung Thiện tinh chúa Bắc cựcTử Vi Tràng Sinh Đại đế.

Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân.

Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh quân.

Con kính lạy Đức Nhật cung Thái Dương Thiên tử Tinh quân.

Con kính lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân quân.

Tín chủ (chúng) con là:………………………..tuổi…………………………………………………………….

Hôm nay là ngày………..tháng………năm………, tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, thiết lập linh án tại (địa chỉ)……………………… Để làm lễ giải hạn sao………………….. chiếu mệnh, và hạn………………………..

Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc,lộc, thọ cho con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

TÌM HIỂU VỀ SỰ TÍCH VÀ Ý NGHĨA KHI ĐEO VẬT PHẨM PHONG THỦY PHẬT BẢN MỆNH CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT 

Tác Dụng Khi Đeo Trang Sức Phong Thủy Phật Bản Mệnh Trong Năm Sao Xấu 

1 . Phật bản mệnh không chỉ là vật phẩm phong thủy có ý nghĩa tâm linh . Người gặp năm khó khăn trắc trở , mọi việc không thuận, công việc vất định, thị phi nhiều , khổ nạn lắm tai ương  gây khó dễ , cái vã về tiền bạc , tình cảm giáo tiếp hao tổn , thì nên thỉnh phật bản mệnh về deo , đặc biệt tốt vào những năm sao xấu chiếu mạng . như sao kế đô, hạn tam tai, thái bạch , la hầu …

2 – Với người lớn tuổi đeo mặt dây chuyền phật bản mệnh  để được ngài nhắc nhắc nhở việc thành tâm niệm phật , đồng thời mà giữ được thân, nghiệp , ý và sự bình yên .

3. Với các bạn trẻ đeo vòng tay phong thủy phật bản mệnh, sẽ giúp hóa giữ thành lành , công danh tiền tài ngày càng phát triển , hạnh phúc viên mãn , giữ mọi mối quan hệ được tốt đẹp .

4. Với những người thường xuyên làm ở những nơi âm khí nặng , như nhà xác , nghĩa trang , phật ban mệnh sẽ giúp che chở không bị khí âm xâm nhập , tranh xa ma quỷ , tính tảo khi làm việc .theo xem tử vi

Ý NGHĨA ĐẶC BIỆT BÀI VĂN KHẤN PHẬT BẢN MỆNH CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ?

Bài Văn Khấn Phật Bản Mệnh .

Nam Mô Đức Phổ Hiền Bồ Tát (3 lần) ( thay tên vị Phật bản mệnh tương ứng của bạn vào đây )

Phù hộ độ trì cho con là : (đọc tên mình / tên con mình) Niên sinh : Được an sinh bản mệnh, vững vàng bản tâm, thân gần bậc tôn quý, xa lánh kẻ tiểu nhân, khai tâm khai sáng, bền chí bền tâm không cho chúng ma quỷ vong linh âm binh chòng ghẹo.

Phật Pháp vô biên cho con tâm không âu lo, tâm không phiền não, thân không bệnh tật, cho con vận đáo hanh thông. Cho con tăng thêm lí tính, khai thêm trí huệ, cho vạn sự an yên cho tâm linh hết thảy k ngại

Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, đường dương chưa tỏ, đường âm chưa thấu, pháp chưa khai quang, tâm chưa thanh tịnh, nếu có điều gì si mê làm lỡ xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.

Cúi mong các Vị từ bi gia hộ chi bản mệnh con được kiên định, an nhiên yên lành.

Con xin chân tâm bái tạ

( con Nam Mô A Di Đà Phật 3 lần ) ( con Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát – 3 lần ) ( con Nam Mô Đức Hư Không Tạng Bồ Tát 3 lần )

 Lời cuối : xin đừng sợ vong, nếu bạn đã tin là có vong, vậy hãy tin là thế gian còn có Phật, thế gian còn có Thánh. Và còn có gia tiên họ nhà mình

Nếu đã tín Phật nếu đã tín Thánh, nếu đã thờ phụng gia tiên, dù muôn nơi khắp chốn cũng sẽ đc gia hộ, dù vạn trùng khó khăn cũng sẽ đc độ trì, khi đấy thì còn sợ gì vài vong linh nhỏ nhỏ.

Phật bản mệnh Tuổi Tý – Thiên Thủ Thiên Nhãn Thiên Thủ Thiên Nhãn ( Phật Bà Quan Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt ) là vị Phật Bản Mệnh cho người tuổi Tý , là một trong Tứ Đại Bồ Tát theo tín ngưỡng dân gian. Quan Thế Âm Bồ Tát cùng với Đại Thế Chí Bồ Tát đều là thị giả của đức Phật A Di Đà hợp thành ” Tây Phương Tam Thánh”. Phật Bà Quan Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt là một trong những ứng hóa phổ biến nhất của Quan Thế Âm Bồ Tát, nghìn tay của Quan Âm biểu tượng phù trợ chúng sinh, nghìn mắt của Quan Âm giúp nhìn khắp thế gian, cứu giúp chúng sinh.

Phật Bà Quan Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt công lực mạnh mẽ, có thể nhìn thấu, nghe thấu trăm ngàn lẽ ở đời, dùng huệ nhãn soi tỏ khắp bốn phương tám hướng để thấu đạt những khổ đau, bi phẫn của con người. Chính vì vậy những người tuổi Tý sinh năm 1948, 1960, 1972, 1984, 1996, 2008, 2020 đều nên đeo miếng ngọc Thiên Thủ Quan Âm Bồ Tát bên người. Chỉ cần thành kính khai quang, nhất định sẽ được Bồ Tát bảo hộ, thuận lợi vượt qua sóng gió nhân sinh. Đồng thời Bồ Tát bên người cũng luôn luôn nhắc nhở bản mệnh phải sống lương thiện, làm điều chân chính, không có những hành vi sai khác.  

Phật bản mệnh Tuổi Sửu và Phật bản mệnh Dần – Hư Không Tạng Bồ Tát Hư Không Tạng Bồ Tát là vị Phật Bản Mệnh cho tuổi Sử và Dần, Hư Không Tạng Bồ Tát là Tam thế chư Phật đệ nhất phụ thần, công đức bao la phủ kín hư không, trí tuệ vô biên, lòng kiên trì và sức chịu khổ như kim cương. Người tuổi Sửu và Dần sinh năm 1949, 1950, 1961, 1962, 1973, 1974, 1985, 1986, 1997, 1998, 2009, 2010 nên mang

Phật Bản Mệnh Hư Không Tạng Bồ Tát hay còn gọi là Khố Tàng Kim Cương bên mình, sẽ giúp cho đường tài vận của người tuổi Sửu thêm hanh thông, thuận lợi, có thể làm ra và tích lũy được nhiều của cải; đi đến đâu cũng được quý nhân phù trợ, tránh xa những kẻ tiểu nhân hãm hại, cuộc đời luôn được bình an, hạnh phúc.

 

Phật bản mệnh tuổi thìn và Phật bản mệnh tuổi tỵ – Phổ Hiền Bồ Tát Phổ Hiền Bồ Tát là vị Phật Bản Mệnh cho tuổi Thìn và Tỵ, ngài cùng với Văn Thù Bồ Tát đều là thị giả bên cạnh đức Phật Thích Ca Mâu Ni gọi là ” Hoa Nghiêm Tam Thành”. Hình tượng Phổ Hiền Bồ Tát thường được miêu tả là cưỡi voi trắng sáu ngà, tượng trưng cho trí huệ, vượt chướng ngại. Ngài hành nguyện vô cùng, công đức vô tận, tình thương vô biên, thân thân khắp các chùa, tùy duyên giáo hóa chúng sinh.

Người tuổi Thìn và Tỵ sinh năm 1952, 1953, 1964, 1965, 1976, 1977, 1988, 1989, 2000, 2001, 2012, 2013 nên đeo miếng ngọc Phổ Hiền Bồ Tát bên người và thành tâm hướng phật sẽ được ngài giúp cho đường tài vận của người tuổi Thìn thêm hanh thông, thuận lợi, có thể làm ra và tích lũy được nhiều của cải; đi đến đâu cũng được quý nhân phù trợ, tránh xa những kẻ tiểu nhân hãm hại, cuộc đời luôn được bình an, hạnh phúc.

 

Phật bản mệnh tuổi mão – Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Văn Thù Bồ Tát là vị Phật Bản Mệnh cho tuổi Mão, có danh hiệu là Manjusri. Văn Thù Bồ Tát, Phật Thích Ca Mâu Ni và Phổ Hiền Bồ Tát được dân gian tôn là “Hoa Nghiêm Tam Thánh”. Hình tượng đức Văn Thù Bồ Tát được miêu tả như sau: ” toàn thân ngài màu tím ánh vàng kim, hình hài như đồng tử. Tay phải cầm kim cương bảo kiếm biểu tượng cho sự sắc bén của trí năng, có thể trảm quần ma loạn vũ, chém đứt mọi buồn phiền.

Tay trái cầm cành sen xanh tượng trưng cho trí tuệ tối cao, thân cưỡi sư tử, biểu tượng trí huệ phá đêm tối của Vô minh nên còn được xưng là “Đại Trí”. Những người tuổi Mão nên mang bên mình một mặt ngọc Văn Thù Bồ Tát và tâm luôn hướng thiện ngài sẽ giúp cho đường học hành thuận lợi, hoạn lộ thênh thang, phúc lộc đầy nhà. Người tuổi Mão sẽ càng thêm sáng tạo, ý chí kiên cường, đủ sức cạnh tranh và chiến thắng đối phương, sự nghiệp thăng tiến không ngừng.

 

Phật bản mệnh tuổi ngọ – Đại Thế Chí Bồ Tát Đại Thế Chí Bồ Tát là vị Phật Bản Mệnh cho tuổi Ngọ, ngài cùng với Quan Thế Âm Bồ Tát là hai thị giả bên cạnh đức Phật A Di Đà hợp thành ” Tây Phương Tam Thánh “. Đại Thế Chí Bồ Tát thường dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp muôn loài, khiến chúng sinh mười phương thế giới thoát khỏi khổ đau, họa huyết quang kiếp nạn binh đao. Ngài có năng lượng vô thượng, uy thế tự tại, vì thế Đại Thế Chí Bồ Tát đi đến đâu thiên địa chấn động, bảo vệ chúng sinh, trừ tai ách ma quỷ.

Những người tuổi Ngọ nên mang theo bên mình một mặt ngọc Đại Thế Chí Bồ Tát, ngài sẽ ban cho người tuổi Ngọ ánh sáng trí tuệ, giúp đường đời được thuận buồm xuôi gió, sự nghiệp hanh thông. Ánh sáng vĩnh hằng Phật pháp sẽ hóa sát trừ hung, ban điều như ý cát tường, chỉ lối dẫn đường cho người tuổi Ngọ phát huy năng lực để đạt đến lý tưởng cao nhất.

 

Phật bản mệnh tuổi dậu – Bất Động Minh Vương Bất Động Minh Vương là vị Phật Bản Mệnh cho tuổi Dậu, ngài có tên tiếng Phạn là Acalanatha, nghĩa là Bất Động Tôn hay Vô Động Tôn. Giáo giới tôn ngài làm Bất Động Minh Vương, là sứ giả bất động. “Bất Động” ở đây chỉ tâm từ bi bền vững không chút dao động lung lay, còn “Minh” chỉ ánh sáng trí tuệ.

Những người tuổi Dậu nên mang bên mình một mặt ngọc Bất Động Minh Vương, ngài sẽ thầm lặng đi theo bảo vệ, giúp cho người tuổi Dậu trên đường đời phân biệt phải trái đúng sai, nắm bắt cơ hội đến với mình, sử dụng trí tuệ để ứng phó với khó khăn, vượt qua nghịch cảnh, có được sự nghiệp thành công, gia đình hạnh phúc.

 

Phật bản mệnh tuổi Mùi và Phật bản mệnh tuổi Thân – Như Lai Đại Nhật Như Lai Đại Nhật là vị Phật Bản Mệnh cho tuổi Mùi và Thân, ngài chính là pháp thân của đức Phật Thích Ca. Ngài là biểu hiện của ánh sáng Trí Tuệ, có nghĩa là soi sáng cùng khắp muôn nơi, diệt trừ mọi chỗ u ám, bóng tối của vô minh. Khác với mặt trời, trí sáng của Phật chiếu khắp mọi nơi, chẳng kể trong ngoài, không phân phương hướng, khu vực và ngày đêm.

Những người tuổi Mùi và Thân nên mang bên mình miếng ngọc Như Lai Đại Nhật, ngài sẽ giúp những người tuổi này luôn giữ được tinh thần minh mẫn, trừ yêu tránh tà, cảm nhận được tinh hoa vạn vật, hấp thu linh khí đất trời, vững vàng tiến lên phía trước, cuộc đời sáng lạn, hạnh phúc.

 

Phật bản mệnh Tuổi Tuất và Phật bản mệnh Tuổi Hợi – Đức Phật A Di Đà Đức Phật A Di Đà là vị Phật Bản Mệnh cho tuổi Tuất và Hợi, ngài có danh hiệu là amitayusa. A Di Đà là một vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Đại thừa ượng trưng cho Từ bi và Trí tuệ. Ngài cũng chính là giáo chủ của giới Tây phương cực lạc.

Những người tuổi Tuất và Hợi nên mang bên mình một miếng ngọc có hình đức Phật A Di Đà, ngài sẽ bảo hộ cho người tuổi Tuất, tuổi Hợi trí tuệ hơn người, xóa bỏ phiền não, mệt mỏi, kiên cường gây dựng cơ đồ, hưởng đời an lạc.

Hướng Dẫn Chi tiết các sao giải hạn Hướng Dẫn Cúng Sao Giải Hạn . Sao Thái Dương Tên gọi: Đức Nhật Cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân. Đăng viên (thời điểm sáng nhất): 11h – 13h, ngày 27 âm lịch hàng tháng ở hướng chính Đông. Chòm sao này có 12 ngôi sao nhỏ. Bài vị: Dùng tờ giấy màu vàng, chữ đỏ viết sớ cúng, thắp 12 ngọn đèn (hoặc nến) giữa trời vào giờ trên cùng với hương, đăng, hoa, quả, nước và quay về hướng chính Đông để khấn.

Hướng Dẫn Cúng Sao Giải Hạn . Sao Thái Âm Tên gọi: Đức Nguyệt Cung Thái Âm Hoàng Hậu tinh quân. Đăng viên: 19h – 21h, ngày 26 âm lịch hàng tháng tại hướng chính Tây, chòm sao này có 7 ngôi sao nhỏ. Bài vị: Dùng tờ giấy màu trắng, chữ đỏ viết sớ cúng, thắp 7 ngọn đèn, cúng về hướng chính Tây.

Hướng Dẫn Cúng Sao Giải Hạn . Sao Mộc Đức Tên gọi: Đức Đông phương Giáp Ất Mộc Đức tinh quân. Đăng viên: 19h – 21h, ngày 25 âm lịch hàng tháng tại hướng Giáp – Ất , chòm sao Mộc Đức có 20 ngôi sao nhỏ. Bài vị: Dùng tờ giấy màu xanh, chữ đỏ viết sớ cúng, thắp 20 ngọn đèn về hướng Giáp – Ất.

Hướng Dẫn Cúng Sao Giải Hạn .  Sao Vân Hán (Vân Hớn) Tên gọi: Đức Nam phương Bính Đinh Hỏa Vân Hán tinh quân. Đăng viên: 21h – 23h, ngày 29 âm lịch hàng tháng tại hướng Bính, chòm sao Vân Hán có 18 ngôi. Bài vị: Dùng tờ giấy hồng, chữ đỏ viết sớ cúng, thắp 18 ngọn đèn hướng Bính.

Hướng Dẫn Cúng Sao Giải Hạn .  Sao Thổ Tú Tên gọi: Đức Trung phương Mậu Kỷ Thổ Tú tinh quân. Đăng viên: 21h – 23h, ngày 19 âm lịch hàng tháng. Bài vị: Dùng giấy vàng, chữ đỏ, thắp 5 ngọn đèn hướng Mậu – Kỷ.

Hướng Dẫn Cúng Sao Giải Hạn .  Sao Thái Bạch Tên gọi: Đức Thái Bạch Tây phương Canh Tân Kim Thái Bạch tinh quân. Đăng viên: 19h – 21h, ngày 15 âm lịch hàng tháng tại hướng Canh – Tân, chòm sao Thái Bạch có 8 ngôi. Bài vị: Dùng giấy trắng, mực đỏ viết sớ, thắp 8 ngọn đèn hướng Canh – Tân.

Hướng Dẫn Cúng Sao Giải Hạn .  Sao Thủy Diệu Tên gọi: Đức Bắc phương Nhâm Quý Thủy Diệu tinh quân. Đăng viên: 19h – 21h, ngày 21 âm lịch hàng tháng. Bài vị: Dùng giấy đen, mực đỏ viết sớ, thắp 7 ngọn đèn.

Hướng Dẫn Cúng Sao Giải Hạn . Sao La Hầu Tên gọi: Đức Bắc Thiên cung thần thủ La Hầu tinh quân. Đăng viên: 21h – 23h, ngày 8 âm lịch hàng tháng vào hướng chính Bắc, chòm sao La Hầu có 9 ngôi. Bài vị: Dùng giấy màu vàng, mực đỏ viết sớ, thắp 9 ngọn đèn hướng Bắc.

Hướng Dẫn Cúng Sao Giải Hạn . Sao Kế Đô Tên gọi: Đức Tây địa cung thần vĩ Kế Đô tinh quân. Đăng viên: 21h – 23h, ngày 18 âm lịch hàng tháng tại hướng Tây, chòm sao Kế Đô có 21 ngôi. Bài vị: Dùng giấy vàng, mực đỏ viết sớ khấn, thắp 21 ngọn đèn hướng Tây.

2. Mục đích của việc cúng sao giải hạn Để giảm nhẹ vận hạn, người xưa thường làm lễ cúng gọi là lễ cúng dâng sao giải hạn vào đầu năm hoặc hàng tháng tại chùa (nếu không có điều kiện có thể làm tại nhà ở) với mục đích cầu xin Thần Sao phù hộ cho bản thân, con cháu, gia đình đều được khoẻ mạnh, bình an, vạn sự tốt lành, giảm nhẹ tai ương, vượt qua năm hạn.

Lễ cúng sao giải hạn là một phong tục có từ lâu đời của người Việt nhằm giải trừ những điều không may, cầu cho một năm mới bình an

Hiệu quả của lễ cúng không được chứng thực nhưng ít nhất việc làm này cũng giúp những người rơi vào “năm hạn” yên lòng với tâm lý có thờ có thiêng có kiêng có lành, đã làm lễ giải ách nạn rồi nên mọi điều xấu sẽ qua khỏi. Còn nếu năm đó được sao tốt chiếu mệnh thì sẽ làm lễ dâng sao nghênh đón. Ở Việt Nam, nhiều chùa thường sẽ bắt đầu tổ chức đăng ký làm lễ giải hạn từ tháng 11 – 12 Âm lịch của năm trước cho người dân.

Khánh treo xe ô tô phật bản mệnh vật phẩm phong thủy “May mắn và bình an khi lái xe”

Phong thủy xe hơi là điều mà mỗi người trong chúng ta cần phải biết rõ để mang lại sự may mắn, bình an. Hơn thế nữa còn là để thu hút tài lộc. Khi mua xe, ngoài chọn xe theo tuổi, chọn màu hợp mệnh thì chủ xe còn rất quan tâm đến các vật phẩm phong thủy treo trong xe như tượng phật, khánh treo xe,…

Tác Dụng Đeo Kính Khi Lái Xe ô Tô Ngăn ngừa tia tử ngoại ảnh hưởng đến mắt Việc đeo kính râm ngăn ngừa tối đa các tia UVA và tia UVB tối đa, từ đó bảo vệ võng mạt, giác mạt khỏi tác động của tia UV làm ảnh hưởng đến mắt. 

Ngoài ra, trong mắt có một lớp màng mỏng là kết mạc. Khi lớp màng này bị kích thích do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nó có thể bị viêm. Chính vì thế đeo kính râm là việc nên làm.

Tác Dụng Đeo Kính Khi Lái Xe ô Tô Ngăn ngừa tia tử ngoại ảnh hưởng đến mắt

Chống lão hóa da mắt Khi ra ngoài trời nắng ta có xu hướng hay nheo mắt, từ đó vùng da 2 bên mắt và bên dưới mí dễ hình thành những nếp nhăn. Kính râm là vị cứu tinh cần thiết khi ra ngoài trời nắng vừa chống chói tốt, hạn chế tình trạng nheo mắt, bảo vệ làn da mỏng manh bên dưới mắt.

Tác Dụng Đeo Kính Khi Lái Xe ô Tô Hạn chế ung thư mí mắt Mí mắt là khu vực nhạy cảm, nếu tiếp xúc với ánh nắng và bụi quá lâu, lại không được vệ sinh kỹ lưỡng sẽ rất dễ gây viêm nhiễm, lâu dài dẫn đến ung thư mí mắt. Vì vậy, bạn nên chọn cho mình chiếc kính râm phù hợp để hạn chế tối đa bụi bẩn, vi khuẩn làm ảnh hưởng đến mí mắt. Nhất là những bạn thường xuyên làm việc trong môi trường khói bụi.

Địa Chỉ Chuyên Bán Các Mẫu Điện Thoại Cổ Độc Lạ Giá Rẻ Giao Hàng Toàn Quốc Đảm Bảo Uy Tín

Hướng Dẫn Kiểm Tra Kính Đổi Màu Đơn Giản Kính Đi Ngày Đêm Tốt Nhất

Vật Phẩm Phong Thủy Theo Tuổi Và Ý Nghĩa Khi Đeo Phật Bản Mệnh Bạn Đá Biết Chưa ?

Món Chay Ngày Tết Mùng 1: Gợi Ý Mâm Cơm Chay Ngon Cho Gia Đình

1. Các món chiên chay ngon cho ngày mồng 1 Tết

1.1. Ngày Tết mùng 1 nên làm món chiên chay nào ngon và ít chất béo?

1.1.1. Chả khoai mỡ chiên

Nghe có vẻ khá lạ tai nhưng món chả khoai mỡ chiên này rất dễ làm, hương vị lại cực kỳ thơm ngon. Khoai mỡ thay vì cắt lát, bạn đem đi bào nhuyễn rồi ép lại, chiên thành miếng chả. Khoai mỡ sau khi chiên chín, bên ngoài có vẻ giòn rụm, bên trong lại béo béo, bùi bùi, chấm kèm với tương ớt hoặc nướng tương đều rất ngon.

1.1.2. Chả giò phù trúc

Khi nhắc đến những món chay ngày Tết mùng 1, sẽ thật là thiếu sót nếu bỏ qua món chả giò phù trúc. Mặc dù cái tên nghe có vẻ “rất kêu”, nhưng thực chất cách làm món chả giò chay này lại được chế biến từ những nguyên liệu hết sức gần gũi và dân dã. Lớp bên ngoài của cuộn chả giò được gói bằng lá tàu hũ ky và phần nhân bên trong là khoai môn, bắp và đậu hũ non. Hoặc bạn cũng có thể biến tấu thêm khoai mỡ, khoai lang,…tùy vào khẩu vị của gia đình.

1.1.3. Tàu hũ ky chiên giòn

Cách nấu các món chay thông dụng này vừa đơn giản lại tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Tàu hũ ky đem tẩm ướp chút gia vị, để khoảng 5 đến 10 phút cho thấm. Sau đó làm nóng chảo dầu và cho tàu hũ ky vào chiên. Nếu thích bạn có thể chấm kèm với nước tương hoặc tương ớt. Mặc dù món tàu hũ ky chiên giòn không quá cầu kỳ nhưng hương vị lại rất ngon, thích hợp làm món chay ngon cho ngày mùng 1 Tết.

1.1.4. Sườn chay rim caramel

Sườn chay rim caramel là món ăn ngon cực kỳ thích hợp dành cho những gia đình có con nhỏ nhưng vẫn muốn ăn chay ngày Tết mùng 1. Từng miếng sườn chay được phủ một lớp caramel vàng óng kích thích vị giác vô cùng. Cách làm món ăn này không quá khó, bạn có thể chọn mua sườn non chay ở các siêu thị. Sau đó, đem sườn chay ngâm nước cho nở mềm, vắt ráo. Cho sườn vào chiên ngập trong dầu ăn. Tiếp đến thêm ít đường vào chảo dầu và đun lửa nhỏ để tạo thành caramel, thả sườn vừa chiên vào, đảo nhanh tay để làm caramel áo lên từng miếng sườn. Sau đó bạn có thể tắt bếp và cho ra ngoài thưởng thức.

1.1.5. Bò kho chay

Nếu đã ngán những món dầu mỡ trong ngày Tết, bạn có thể chọn làm bò kho chay. Cách nấu bò kho chay sẽ giúp thực đơn món chay ngày Tết mùng 1 thêm phần hấp dẫn và phòng phú. Nước bò kho đậm đà hòa quyện với rau quả tươi cùng mùi thơm đặc trưng của sả và húng quế khiến ai cũng thích mê. Những ngày đầu xuân tiết trời se se lạnh, một tô bò kho chay sẽ giúp cơ thể ấm áp và thoải mái hơn rất nhiều.

1.2. Hướng dẫn cách làm bò kho chay cho ngày Tết mùng 1

1.2.1. Nguyên liệu

100 gram thịt bò chay

200 gram nấm đùi gà

100 gram tàu hũ ky

5 củ cà rốt

1 hộp sốt cà chua (Tham khảo cách làm sốt cà chua ngọt hợp khẩu vị tại nhà)

4 cây sả

3 cây húng quế

400 ml nước dừa

5 cây ngò gai

1 cây hành boa rô

1 trái ớt

4 ổ bánh mì

1 muỗng canh đường trắng

2 muỗng canh nước tương

4 muỗng canh dầu ăn

2 muỗng canh hạt nêm

4 muỗng canh gia vị bò kho chay

1.2.2. Các bước thực hiện món bò kho chay cho ngày Tết mùng 1

Thịt bò chay mua về đem ngâm trong nước nóng cho nở mềm, vớt ra rửa sạch lại với nước nhiều lần để loại bỏ mùi thực phẩm khô. Cà rốt gọt vỏ, cắt khúc nhỏ vừa ăn. sả rửa sạch, lấy gốc đập dập. Tàu hũ ky ngâm nước cho mềm, vớt ra cắt thành khúc nhỏ. Nấm đùi gà gọt phần bẩn, cho vào ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút rồi vớt ra rửa lại với nước và cắt thành miếng nhỏ.

Thịt bò chay sau khi sơ chế, cho vào nồi và ướp với 2 muỗng canh gia vị nấu bò kho, 2 muỗng canh nước tương, 2 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh đường, 2 muỗng canh dầu ăn, để yên 10 phút cho thấm gia vị. Bắc nồi lên bếp, làm nóng 1 muỗng canh dầu ăn, cho hành boa rô vào phi thơm. Tiếp đến cho cà rốt, nước sốt cà chua, nước dừa cùng 1,5 lít nước lọc vào đun sôi.

Dùng một nối khác, đặt lên bếp, làm nóng 1 muỗng canh dầu ăn và cũng phi thơm hành boa rô. Sau đó cho 2 muỗng canh gia vị nấu bò kho vào cùng với nấm và thịt bò chay, đảo nhanh và đều tay cho thấm gia vị. Khi cà rốt mềm, cho hỗn hợp thịt và nấm vừa xào chín vào nấu cùng, thêm cả đậu hũ ky. Nêm nếm gia vị vừa ăn. Nước sôi lại thì tắt bếp.

Múc bò kho chay ra tô, trang trí thêm ít húng quế và vài khoanh ớt tươi. Bạn có thể ăn kèm với bánh mì hoặc bún tùy thích.

2. Những món xào chay ngon ngày Tết mùng 1

2.1. Ngày Tết mùng 1 nên ăn món xào nào?

2.1.2. Mì xào rau củ chay

Thêm một món chay vào ngày Tết mùng 1 khiến bạn không thể cưỡng lại đó là mì xào rau củ. Món mì xào chay này tuy có phần đơn điệu song hương vị lại thơm ngon. Sợi mì dai mềm quyện với tàu hũ chiên giòn và bông cải thanh mát càng ăn càng thấy ngon. Cách nấu này giúp vị ngọt của rau cũ vẫn được bảo quản tốt nên rất vừa miệng, bạn có thể chấm kèm với nước tương để món ăn thêm đậm đà.

2.1.2. Rau củ xào chay

Nếu không thích ăn mì, bạn hoàn toàn có thể xào rau củ không. Hương vị của chúng cũng chẳng kém cạnh mì xào là bao. Món ăn này tuy đơn giản nhưng lại rất ngon và giàu dinh dưỡng, đặc biệt màu sắc có phần bắt mắt. Tuy vào sở thích mà bạn có thể chọn loại rau củ để xào. Thông thường người ta hay dùng đậu que, cà rốt, bắp non, ớt xanh và ít nấm rơm để nấu cùng.

2.1.3. Cà tím nhồi đậu phụ

Những khúc cà tím mềm ngọt được nhồi bên trong là nhân đậu phụ cùng nấm giòn và rau cũ tươi cực kỳ bắt mắt. Có thể nói món ăn này rất thích hợp làm món chay ngày Tết mùng 1. Cách làm cà tím xào chay nhồi đậu phụ rất đa dạng, bạn có thể chiên, nấu canh hoặc vào vào nồi hấp cách thủy. Dù là dùng phương pháp nào thì hương vị của chúng cũng đều rất ngon và hấp dẫn.

2.1.4. Bầu xào nấm rơm

2.1.5. Đậu bắp xào tỏi

Đậu bắp không phải là nguyên liệu quá đỗi xa lạ với nhiều người. Đây được xem là nguồn thực phẩm giàu vitamin A. B1, B9, C, K cùng nhiều khoáng chất như canxi, magie, mangan,…Vì thế ngày Tết mùng 1 chọn đậu bắp vào thực đơn vừa ngon lại bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Nếu đậu bắp luộc, hấp hoặc nấu canh đã quá nhàm chán, bạn có thể thay thế bằng cách xào tỏi, bảo đảm hương vị món ngon chống ngán ngày Tết này sẽ làm bạn bất ngờ.

2.2. Hướng dẫn cách làm đậu bắp xào tỏi

2.2.1. Nguyên liệu

250 gram đậu bắp

2 muỗng cà phê tỏi

2 muỗng canh dầu ăn

1/2 muỗng canh bột ngọt

1 muỗng cà phê hạt nêm chay

1 muỗng cà phê muối

2.2.2. Cách làm món đậu bắp xào tỏi ăn chay ngon cho ngày Tết mùng 1

Đậu bắp chọn những quả còn tươi xanh, không quá già, rửa sạch. Sau đó cắt khúc vừa ăn.

Bắc chảo lên bếp, làm nóng 2 muỗng canh dầu ăn, cho tỏi vào đảo đều. Tỏi dậy mùi, trút đậu bắp vào đảo khoảng 5 phút. Sau đó nêm 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm và 1/2 muỗng cà phê bột ngọt.

Đảo đều tay và để lửa thêm 2 đến 3 phút nữa thì tắt bếp.

3. Cách nấu món canh chay ngon ngày Tết mùng 1

3.1. Ngày Tết mùng 1 nên ăn món canh chay nào?

3.1.1. Canh đậu hũ non nấu rau củ

Đậu hũ non nấu rau cũ là món canh thanh đạm giúp bạn cân bằng lại dinh dưỡng và khẩu vị khi trước đó đã dùng những món chiên xào nhiều dầu mỡ. Món canh này tuy cần chuẩn bị nhiều nguyên liệu nhưng cách chế biến lại không quá khó. Canh có vị ngọt tự nhiên của hoa quả tươi hòa quyện với đậu hũ non mềm ăn rất hợp khẩu vị. Đây sẽ là món chay ngày Tết mùng 1 rất hấp dẫn với gia đình bạn.

3.1.2. Canh khoai chay

Với những tín đồ của khoai tây hoặc khoai lang thì nhất định không thể bỏ qua món canh khoai chay này. Từng miếng khoai bùi bùi hòa quyện với vị béo của đậu phộng và vị dai của đậu hũ khiến người ta yêu thích vô cùng. Đặc biệt, không chỉ hương vị mà màu sắc của món ăn này cũng rất bắt mắt, thích hợp cho ngày đầu năm mới.

3.1.3. Canh khổ qua chay

3.2. Hướng dẫn cách làm món canh khổ qua chay ăn mùng 1 ngày Tết

3.2.1. Nguyên liệu

3 trái khổ qua

200 gram đậu hũ trắng

20 gram bún tàu

20 gram nấm mèo

20 gram cà rốt

15 gram hành boa rô

20 gram bún tàu

1/3 muỗng canh muối

1 muỗng canh đường trắng

1/3 muỗng canh tiêu

3 muỗng canh hạt nêm

3.2.2. Cách làm món canh khổ qua chay

Khổ qua chọn những quả tươi xanh, không bị dập, cắt hai đầu, móc ruột. Sau đó cắt thành những khoanh tròn lớn, cho vào nước sôi luộc khoảng 2 phút. Tiếp đó vớt ra tô nước lạnh để giữ được độ giòn của khổ qua.

Nấm mèo đem ngâm vào nước ấm cho nở, vớt ra cắt bỏ chân và đem băm nhuyễn cùng đậu hũ trắng, bún tàu ngâm mềm, cà rốt và hành boa rô. Sau đó cho thêm 1/3 muỗng canh tiêu và 1 muỗng canh hạt nêm chay vào trộn đều, để khoảng 10 phút cho nhân thấm đều gia vị. Tiếp đến, nhồi nhân vào trong ruột khoanh khổ qua.

Bắc nồi lên bếp, cho vào 1 lít nước sôi. Sau đó thả lần lượt khổ qua đã nhồi nhân vào, nấu khoảng 20 đến 30 phút cho khổ qua mềm. Nêm nếm gia vị chay vừa ăn và tắt bếp. Rắc thêm ít hành lá và ngò rí vào để món canh thêm ngon và hấp dẫn.

Mỹ Lệ tổng hợp

Văn Khấn Mùng 1 Tết, Bài Cúng Mùng 1 Tết Gia Tiên, Thần Linh

Cách sắm lễ cúng mùng 1 Tết

Thông thường, mâm cúng ngày mùng 1 Tết sẽ có các lế vật như sau:

1 mâm cỗ mặn với các món ăn truyền thống tùy theo phong tục địa phương, vùng miền hay điều kiện kinh tế của từng gia đình.

Lễ ngọt gồm có bánh, mứt, kẹo…

1 đĩa hoa quả

Trầu cau

Đèn/nến

Hương

1 lọ hoa

3 chén nước

3 chén rượu

Sau khi chuẩn bị mâm cỗ tinh tươm, đầy đủ thì chủ nhà bưng lên ban thờ tổ tiên rồi những thành viên trong gia đình cùng ăn mặc chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng ra thực hiện lễ cúng để tỏ lòng thành kính với các bậc bề trên. Thông thường chủ nhà hoặc người lớn tuổi nhất trong nhà sẽ đọc văn khấn và thực hiện lễ cúng.

Bài văn khấn gia tiên ngày mùng 1 Tết số 1

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật

Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, đường thượng tiên linh, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.

Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng năm Tân Sửu

Chúng con là:…, tuổi…(đọc họ tên và tuổi của các thành viên trong gia đình)

Ngụ tại:…

Nay theo tuế luật, âm dương vận hành, tới tuần Nguyên Đán, mồng một đầu xuân, mưa móc thấm nhuần, đón mừng năm mới.

Con cháu tưởng niệm ân đức tổ tiên như trời cao biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo đáp ba xuân.

Do đó, chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, hương hoa nước quả, thắp nén hương thơm, thành kính dâng lên trước án..

Kính mời các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, bá thúc đệ huynh, cô di tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, phù hộ độ trì con cháu, năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông, bốn mùa không hạn ách nào xâm hại, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.

Tín chủ chúng con đồng tâm kính mời các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng, phù hộ cho chúng con được bách sự như ý, vạn sự cát tường.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Bài văn khấn ngày mùng 1 Tết số 2

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật

Con kính lạy Phật Trời, Hoàng Thiên Hậu Thổ

Con kính lạy Chư vị Tôn thần

Hôm nay là ngày mồng Một tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên Đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới. Nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.Tín chủ con là…, tuổi…(đọc họ tên và tuổi của các thành viên trong gia đình). Ngụ tại…

Nhân tiết minh niên sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thiên Địa Tôn thần.

Thiết nghĩ Tôn thần hào khí sáng loà, ân đức rộng lớn. Ngôi cao vạn trượng uy nghi, vị chính mười phương biến hiện. Lòng thành vừa khởi, Tôn đức cảm thông. Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho chúng con mọi người hoan hỉ vinh xương, con cháu cát tường khang kiện. Mong ơn Đương cảnh Thành hoàng đội đức Tôn thần bản xứ. Hộ trì tín chủ, gia lộc gia ân xá quá trừ tai. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông sở cầu như ý, vạn sự cát tường.

Chúng con lòng thành kính lễ, cúi xin chư vị Tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Lưu ý: Sau khi hương tàn, chủ nhà lễ tạ, hạ cỗ xuống cho con cháu hưởng lộc. Sau bữa cơm đầu năm, các thành viên trong gia đình sẽ đi chúc Tết họ hàng, người thân, đi lễ đình chùa, du xuân để lấy may mắn cho năm mới.

Văn Khấn Cúng Lễ Tổ Tiên Mùng 1 Tết (Mồng 1 Tết)

Vào ngày mùng 1 Tết việc cúng Tổ tiên trong nhà là điều không thể thiếu. Bài văn khấn mùng 1 Tết thường bao hàm đầy đủ nội dung về quốc hiệu dân tộc, rồi đến năm, tháng và ngày âm lịch theo phong tục truyền thống.

1. Ý nghĩa bài cúng mùng 1 Tết lễ gia tiên

Theophong tục tập quán cổ truyền ngày Tết, thì ngày 30 Tết (hoặc ngày 29 Tết, nếu tháng thiếu), thì nhà nhà đều sắm lễ “Rước Ông bà” về cùng với con cháu trong 3 ngày Tết, trong lễ cúng sẽ đọc văn khấn mùng 1 Tết để tỏ lòng hiếu thảo của con cháu với Tổ tiên.

Trong 3 ngày Tết này, thông thường con cháu đều cúng Tổ Tiên mỗi ngày 1 lần, và ngày mùng 1 Tết là

2. Sắm lễ cúng gia tiên mùng 1 Tết âm lịch:

Lễ vạt dâng cúng trong lễ tạ năm mới gồm:

+ Hương, hoa, nước, quả (ngũ quả). + Trầu cau; + Rượu; + Đèn, nến; + Lễ ngột, bánh kẹo; + Mâm cỗ mặn: xôi, gà, bánh chưng, các món Tết đầy đủ, tinh khiết.

3. Văn khấn mùng 1 Tết theo chuẩn Văn khấn cổ truyền

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Kính lạy: Các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, đường thượng tiên linh, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.

Hôm nay là ngày mùng một Tết, tháng Giêng, năm ……… âm lịch

Chúng con là: ………………

Tuổi: ……………………………….

Hiện cư ngụ tại số nhà …….. Đường…….. Khu phố ……

Phường ……………Quận………..Thành phố……………..

Nay theo tuế luật, âm dương vận hành tới tuần Nguyên đán, mồng một đầu xuân, mưa móc thấm nhuần, đón mừng năm mới. Con cháu tưởng niệm ân đức Tổ tiên như trời cao biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo đáp ba xuân. Do đó, chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, oản quả hương hoa kính dâng trước án.

Kính mời các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, bá thúc đệ huynh, cô di tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, phù hộ độ trì con cháu, năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông, bốn mùa không hạn ách nào xâm hại, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.

Tín chủ lại mời các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Phục duy cẩn cáo!