Cúng Chay Đàn / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Trai Phạn, Trai Tăng &Amp; Trai Đàn

(HỒNG ĐÀO, dao.hong36@yahoo.com.vn)

ĐÁP:

Bạn Hồng Đào thân mến!

Cúng Trai phạn, Trai tăng và Trai đàn là những lễ cúng khá phổ biến trong các chùa viện hiện nay. Chữ cúng đây có nghĩa là cúng dường Tam bảo, riêng trong lễ Trai đàn cúng còn mang thêm nghĩa cúng bái. Trai có nghĩa là chay tịnh hay trong sạch, thanh tịnh.

Cúng Trai phạn là dâng cúng thực phẩm trong sạch, được làm ra đúng pháp lên chúng Tăng. Chư Tăng Ni hiện nay không đi khất thực, người Phật tử muốn cúng Trai phạn thì tự nấu nướng (hoặc nhờ nhà bếp của chùa nấu) rồi bày biện cơm nước lên trai đường (nhà ăn của chùa), hợp thời chư Tăng Ni tập trung tại trai đường sẽ tác bạch dâng cúng. Nếu chư Tăng đi khất thực, cúng Trai phạn là người Phật tử chuẩn bị cơm nước, đợi chư Tăng đi ngang qua liền kính lễ rồi sớt bát cúng dường.

Cúng Trai tăng bao gồm dâng cúng thực phẩm (Trai phạn) và một số vật dụng thiết yếu cho chư Tăng như y phục, thuốc men, sàng tọa… thường gọi là tứ sự. Nói một cách dễ hiểu, cúng Trai tăng là ngoài thực phẩm ra còn cúng thêm một số vật dụng khác nữa. Ngày nay, do đặc điểm của đời sống hiện đại rất khác xưa nên cúng Trai tăng được phương tiện bằng cúng thực phẩm và một ít tiền mặt (để chư Tăng Ni tùy nghi mua sắm các vật dụng cần thiết).

Riêng cúng Trai đàn có phần khác, nghĩa là cá nhân Phật tử hay tập thể (chùa cùng bá tánh) thiết lập đàn tràng trang nghiêm thanh tịnh để cầu an cho bản thân cùng gia đình (đàn Dược Sư) hay cầu siêu (đàn Bạt độ – Chẩn tế) cho thân nhân, dòng tộc và chúng sinh, hoặc tổng quát cầu quốc thái dân an, nguyện âm siêu dương thái.

Không như cúng Trai phạn và Trai tăng, cúng Trai đàn cần kinh phí khá lớn cho việc: Thiết lập đàn tràng, sắm sửa nhiều lễ phẩm, có nhiều lễ tiết trong trai đàn, thỉnh chư Tăng cúng dường (Trai tăng), thỉnh chư vị tôn đức chứng minh, sám chủ, kinh sư gia trì, tụng niệm kinh chú v.v… Với thời gian dài (từ một đến nhiều ngày), chư Tăng đông, kinh phí lớn…, nên cần hội đủ nhiều nhân duyên mới tổ chức một Trai đàn thành công viên mãn.

Cách Làm Thang Trong Đàn Phát Tấu

Cách làm Thang trong đàn Phát Tấu

Bạch Đàn : 1 chỉ Quế nhục: 1 chỉ Xuyên Khung: 1 chỉ Mật ong: 3 muống cà phê. Đậu xanh: 100g (đãi vỏ) Đinh hương: 5 nụ. Sinh khương (gừng tươi) 5 lát.

Cách chế biến: Mấy vị trên nấu kỹ, sau đó lấy nước cho đậu xanh vào nấu nhừ, trước lúc tắt bếp thì cho mật ong, và một thìa đường vào. Những vị trên chế vào 5 cái thố nhỏ có nắp đậy. Cái này gọi là thang. Thang dùng cúng trong đàn phát tấu, tức là cúng cho 5 ông sứ giả mang văn điệp đi thỉnh chư vị thánh thần xuống đàn làm việc. Ngày nay, việc làm thang hầu như không được làm nữa, người ta thay bằng cúng 5 ly nước trắng.

Lễ cúng phát tấu.

Sứ giả thuộc hàng thần tướng nên phải cúng đồ mặn. Người đời hiện nay chẳng hiểu nghi thức lễ nghĩa, làm cho no con mắt bày biện cỗ bàn rượu thịt rườm rà. Theo cổ, thì việc mời mọc này phải đi nhanh về chóng chứ không ngả cỗ ra đánh chén. Vì vậy mà phải làm cỗ đơn giản: chỉ gồm 5 nắm cơm, 5 quả trứng gà luộc, 5 nhúm muối gạo, 5 bầu nước và 5 ly rượu nhỏ là được. Sau đàn cúng còn có một khoa cúng nữa là Khoa Tạ Quá: Khoa này là mời chư vị Tiên phật thánh hồi cung, cũng là tạ lễ 5 ông sứ giả, lúc này thường cúng 1 cây vàng hoa ngũ sắc, 1 con gà trống luộc, 1 đĩa xôi to, 1 nậm rượu thơm, đây chính là phần cảm tạ cho 5 viên sứ giả này.

Đồ mã cúng phát tấu:

Quan trọng trong đồ cúng phát tấu là phải có cầu phát tấu làm bằng vải đỏ, dài chừng 5 thước + 5 bộ mũ áo ngựa + 10 bộ thập vật: Thanh sư, bạch tượng, long xa, kiệu phượng, tràng phan, bảo cái, … đây là những phương tiện để đón rước chư thánh.

Lại có một mâm sứ giả (hay còn gọi là mâm phát tấu) là những vật dụng khi các sứ giả dừng ở trạm nào thì lấy dùng gồm: sách, bút, mực, xà bông, kem đánh răng, chỉ, kim, khăn mặt, thuốc lá, trà hương, chậu, diêm, … tùy từng nhà sắm theo điều kiện. Mâm phát tấu này sẽ được chia cho các thầy cúng.

Mục Đích Và Ý Nghĩa Về Lễ Trai Đàn Chẩn Tế

Tôi được nghe nói vào đầu năm 2007 Hoà thượng Thích Nhất Hạnh sẽ về Việt Nam tổ chức ba trai đàn chẩn tế thật lớn tại ba miền Việt Nam gọi là Đại Trai Đàn Chẩn Tế Giải Oan. Vậy xin quý ban biên tập hoan hỷ cho tôi biết mục đích và ý nghĩa về lễ trai đàn chẩn tế này và lễ này có phải là một lễ lớn truyền thống của Phật giáo không? ( Nguyễn Văn An, Hải Phòng Việt Nam)

Trai Đàn Chẩn Tế Giải Oan hay còn gọi là Trai Đàn Thủy Lục là một pháp hội cúng chay và cầu siêu cho những vong hồn người chết không có ai thờ tự, không có nơi nương tựa, đang sống vất vưởng ở dưới nước và ở trên cạn.

“… Về tập tục tụng kinh siêu độ cho người chết, theo hòa thượng Đạo An [01], “vốn không phải là một tập tục truyền thống của Phật giáo”. Tập tục này chỉ bắt đầu có ở Trung Quốc từ đời nhà Đường. Điều này có thể đúng vì theo sử chép, thì năm 738, vua Đường Huyền Tông đã ban sắc lệnh cho toàn quốc, ở mỗi quận đều xây một ngôi chùa, đều đặt tên là chùa Khai Nguyên (Khai Nguyên là niên hiệu thứ nhì của vua Huyền Tông). Đó là chùa công, do các quan lại địa phương trông coi, dùng làm nơi tổ chức các lễ tiết quốc gia, cầu quốc thái dân an. Việc làm này vừa có ý nghĩa đem ân huệ của Phật ban đến quốc dân, cũng vừa để biểu thị quyền uy của chính quyền trung ương. Năm 755, An Lộc Sơn nổi loạn, kéo binh về chiếm kinh thành, khiến vua Huyền Tông phải chạy vào Tứ Xuyên lánh nạn. Một năm sau thì quân triều đình dẹp yên giặc loạn. Trong một năm chiến tranh này, số người chết – chiến sĩ của cả hai bên và thường dân -, nhiều vô số kể. Triều đình bèn ra chỉ dụ cho tất cả các chùa Khai Nguyên trong toàn quốc, thỉnh chư vị cao tăng đại đức, thiết lễ tụng kinh cầu siêu độ cho chiến sĩ và thường dân đã chết trong cuộc chiến, đồng thời an ủi các gia đình nạn nhân. Dân chúng thấy triều đình làm như thế, bèn bắt chước làm theo, cứ mỗi khi trong nhà có người chết, liền thỉnh chư tăng tụng kinh cầu siêu độ. Từ đó mà lễ cầu siêu độ cho người chết trở thành một tập tục trong dân gian.”[02]

Tập tục cầu siêu độ này được truyền qua Việt Nam không rõ vào thời nào nhưng có thể bắt đầu từ thời đại nhà Lý. Đó là việc tổ chức các trai đàn chẩn tế, gọi là “diệm khẩu phổ thí pháp hội” có nghĩa là những đại hội về Phật Pháp để bố thí thức ăn cho loài quỷ đói. Pháp này được thực hành trên căn bản một tác phẩm mang tên là ” Thí Chư Ngạ Quỷ Ẩm Thực Cập Thủy Pháp” do Ngài Bất Không (Amogha) dịch vào thế kỷ thứ tám, đời Đường. Và hiện nay, trong thời khóa tụng niệm buổi chiều, các chùa ở Việt Nam thường có một nghi thức thí thực cô hồn ngắn, gọi là Mông Sơn Thí Thực Văn. Nghi thức này bắt đầu từ đời nhà Tống tại Mông Sơn, tỉnh Tứ Xuyên bên Trung Quốc, vì thế mới có danh xưng là “Mông Sơn Thí Thực”.

Vào năm 1789 sau khi đại phá quân Thanh năm Kỷ Dậu Vua Quang Trung đã ban sắc lệnh làm lễ tưởng niệm các chiến sĩ hữu công và tiến cúng cô hồn tử sĩ, kể cả mấy vạn quân Thanh đã tử trận.

Vua Gia Long sau khi thống nhất sơn hà cũng thiết đàn siêu độ cho quan quân tử sĩ và những oan hồn uổng tử vì chiến cuộc do Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành chủ tế với bài văn tế viết bằng quốc âm Tướng Sĩ Trận Vong và Cô Hồn Thập Loại (1802).

Vào năm Giáp ngọ, Chúa Nguyễn Phúc Chu cho tổ chức trai đàn tại chùa Linh mụ cầu cho quốc thái dân an, cho các quân linh tử trận được siêu thoát.

Và vào những năm đầu thập niên 70, do chiến tranh gây ra nhiều cảnh chết chóc hãi hùng, khoa nghi chẩn tế được thực hiện rất nhiều, nhất là tại Huế. Hầu như tháng nào ở đây cũng có ít nhất một đàn.

Theo giáo lý nhà Phật, Đạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ, sự từ bi này không chỉ đối với người sống mà còn với người chết, không chỉ từ bi với con người mà còn từ bi với các loài chúng sinh không phải con người, từ bi bình đẳng đến cả các vong linh khổ não, các oan hồn uổng tử vất vưởng, không nơi nương tựa, lang thang khắp mọi nơi, mọi cõi, lang thang ở bụi dậm, bờ ao. Chính vì lòng từ bi đó mà người ta lập ra Trai đàn để cầu siêu cho các vong hồn được siêu thoát, hoá giải mọi tai ương hận thù mà người dân tin là có thể xảy đến, để cuộc sống được ấm no, yên ổn. Đó cũng là “đ iểm nổi bật của vai trò Phật giáo trong tập tục phong hóa dân gian chính là khuynh hướng “dân tộc hóa” nghi lễ tập tục Phật giáo, có nghĩa là hòa quyện hình thức nghi lễ giữa đạo và đời… ” [03]

Trong Phật giáo Nguyên Thuỷ không có kinh cầu siêu, kinh cầu an mà chỉ về sau các nhà sư Phật giáo Bắc tông, do nhu cầu phát triển nên uyển chuyển áp dụng các loại kinh khác nhau cho hai mục đích vừa nêu, ví dụ như dùng kinh A Di Đà và kinh Địa Tạng để cầu siêu cho người quá vãng, dùng phẩm Phổ Môn trong kinh Pháp Hoa và kinh Dược Sư để cầu an cho người lâm bệnh, v.v… Phải chăng, ý nghĩa căn bản của cầu siêu và trai đàn chẩn tế phổ độ là để biểu tỏ tấm lòng chân tình thương mến người thân quá vãng, thương xót đồng bào tử nạn, thương xót những cô hồn đói lạnh và nhất là để an tâm cho người sống?

Trong pháp hội “Trai Đàn Chẩn Tế Giải Oan ” được hoà thượng Nhất Hạnh dự trù tổ chức tại ba miền Việt Nam vào đầu năm 2007 có mục đích, theo lời hoà thượng: ” để cầu nguyện và giải trừ oan khổ cho tất cả những ai đã từng gánh chịu hậu quả khắc nghiệt của cuộc chiến tranh, dù đã qua đời hay còn tại thế…, để cầu nguyện cho tất cả những người thân đã từng chết đi một cách oan ức, trong rừng sâu, ngoài biển cả, trong trại tù, ngoài côn đảo và dưới những hố chôn tập thể, để cùng cầu nguyện cho nhau, cho những người đã khuất và những người còn đang tiếp tục gánh chịu oan nghiệt, và để tất cả cùng có cơ hội chữa lành những vết thương rướm máu lâu ngày chưa lành, để nối kết lại tình đồng bào ruột thịt, và làm vơi đi những oan khổ uất ức đã được chứa chất lâu nay“. [04]

Như vậy Trai đàn mang hai ý nghĩa cho cả người sống và người chết. Người chết, được thân nhân tin tưởng là sẽ được siêu thoát và người sống được bớt khổ đau, “chữa lành những vết thương rướm máu lâu ngày chưa lành và để nối kết lại tình đồng bào ruột thịt, và làm vơi đi những oan khổ uất ức đã được chứa chất lâu nay”.

Để hiểu thêm về ý nghĩa pháp hội Trai đàn chẩn tế Thuỷ Lục, ban biên tập chúng tôi mời quý độc giả đọc lại bài pháp ngắn của Đại lão Hòa thượng Hư Vân thuyết giảng trong dịp kiến lập pháp hội Thủy Lục để truy điệu các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn tại Quảng Châu Trung Quốc vào ngày 18-8-1946:

“Hôm nay, các giới chức đồng phát tâm kiến lập pháp hội Thủy Lục để truy điệu các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn. Vì vậy, tôi sẽ giảng thuyết sơ về duyên khởi của sự kiến lập đàn tràng Thủy Lục.

Sao gọi là Thủy Lục ? Thủy tức là nước tại sông biển ao hồ. Lục tức là đất đai tại núi non, cao nguyên, đồng bằng. Thủy Lục (đất nước) bao hàm cả hư không. Nếu là vật có hình tướng thì không vượt ngoài ba vật này (đất, nước, hư không).

Hư Vân tôi thể theo lời khẩn thỉnh của các vị đại hộ pháp mà làm pháp chủ cho đàn tràng này, thật khó từ chối được.

Ban Biên Tập TVHS

Nên Cúng Dường Trai Tăng Hay Lập Trai Đàn Chẩn Tế Cầu Nguyện Là Tốt Nhất?

VẤN: Hiện nay, con thấy rất nhiều nơi tổ chức trai đàn chẩn tế rất rầm rộ, tốn kém rất nhiều tiền vì rất nhiều mục đích khác nhau. Con nghe nói đó mới chính là cách giúp giải oan nghiệp, cầu an cầu siêu tốt nhất và giúp cho hương linh siêu thoát nhanh nhất như vậy có đúng không? Trai đàn chẩn tế là gì? Khi nào thì tổ chức trai đàn chẩn tế? Việc lập trai đàn chẩn tế và cúng dường trai tăng thì việc nào là tốt và có ý nghĩa nhất? Nếu cúng dường trai tăng thì chỉ nên tổ chức ở chùa hay có được mời quý thầy về nhà tổ chức cúng không? Cần phải có bao nhiêu nhà sư mới minh chứng mới được tổ chức trai đàn chẩn tế và cúng dường trai tăng? Con xin cảm ơn Sư.

ĐÁP: Ý nghĩa

“Trai đàn chẩn tế”, trai là tịnh trai tinh khiết, đàn là chổ đắp cao lên đề cúng kiến và phân phối, hay là một sập gụ cao lớn, sân khấu để thiết lễ cúng và chẩn phát gao cho bá tánh. Trai đàn có nhiều hình thức: một là “trai đàn chẩn tế”, cầu siêu bạt độ, hai là “làm chay”, ba là lễ chẩn tế “trong chay ngoài bội”. Năm 1965 Sư còn là Sa di tu ở núi có dự một lễ kỳ yên 3 ngày đêm tại Đền Hùng, xã Phước Hòa, quận Long Lễ, nay là huyện Tân Thành do Ông Nguyễn Văn Cầu chủ trì. Lễ nầy cũng được tổ chức trong “chay”, ngoài “bội”, tức là trong cúng chay, quý Sư tụng kinh cầu an cho bá tánh bá gia; ngòai cúng mặn kỳ yên cho xóm làng bình yên, có hát bội cải lương hồ quảng rất sinh động. Đây cũng là lễ cúng trai đàn nhưng với hình thức khác, có danh xưng khác, nhưng chủ yếu cũng vẫn lễ trai đàn cầu siêu bạt độ cô hồn chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn do chiến tranh, cầu an cho bá tánh.

Các lễ trai đàn, làm chay

Năm 1966, Sư tham dự lễ trai đàn chẩn tế tại chùa Thiền Tịnh, Dakao, lúc bấy giờ Sư còn là Học Tăng, đi học ở Saigon, nên chỉ biết làm một số việc của Sa di, tụng kinh cầu siêu và công quả cho đại lễ Trai đàn bạt độ .

Trong năm 1971, năm 1972, hai năm liền Đức Tôn sư Thiện Phước-Nhựt Ý tổ chức cúng trai đàn cầu cho sanh linh chết vì bom đạn chiến tranh Việt Mỹ sau “chiến tranh Mậu Thân 1968” và chiến tranh “mùa hè đỏ lữa 1972”, cầu an cho bá gia bá tánh tai qua nạn khỏi, tật bệnh tiêu trừ tại các trại tị nạn miền Đông. Mỗi khóa đại lễ trai đàn tổ chức 7 ngày, từ ngày mùng 7/7 đến 14/7 âm lịch, tại Quan Âm Tu Viện, mỗi khóa có trên 10.000 lượt Phật tử tham dự

Năm 2012, Quan Âm Tu Viện tổ chức lễ trai đàn chẩn tế cầu siêu bạt độ cho anh linh liệt sĩ, cô hồn yểu tử, siêu mồ lạc mả không nơi nương tựa, cầu an cho vạn gia bá tánh an cư lạc nghiệp, đăng ký 5.200 vong để cầu siêu. Trai đàn do Ni Trưởng Viện chủ Thích nữ Huệ Giác Trưởng ban Tổ chức, HT Thích Huệ Hải, HT Thích Thiện Thành, HT Thích Giác Quang chứng minh, Thượng Tọa Thích Minh Trì chủ trì lễ bạt độ, cùng với gần 100 chư tôn đức Tăng Ni, 40 tự viện và 500 Phật tử tham dự đến 17 giờ cùng ngày mới hồi hướng cuộc lễ.

Trai đàn là đại lễ do các Pháp sư Cao Tăng đứng ra chủ trì tại các chùa thì cúng chay nên gọi “trai đàn”, ở đình, đền thì gọi là tổ chức kỳ yên bá tánh, tổ chức “trong chay ngoài bội”, tức là trong cúng chay do quý Thầy chủ trì, ngoài cúng mặn, có hát bội, hát chầu do Ban Tương tế Đình làng chủ trì . Các Cụ như Ông Cổ, Ông Cả, Ông Chủ đến chùa rước quý Thầy đến tụng kinh cầu an, tạo cho cuộc lễ vô cùng long trọng suốt 3 ngày đêm.

Lễ Vu Lan

I . Xuất xứ trai đàn chẩn tế

Tổ chức trai đàn chẩn tế thứ nhất xuất phát từ kinh Phật Thuyết Đà La Ni Cứu Bạt Ngạ Quỷ Diệm Khẩu – thứ hai xuất phát từ kinh Du già Tập yếu cứu A Nan Đà La Ni Diệm Khẩu Quỷ Nghi đời Đường,Trung quốc, Tam tạng Sa môn Bất Không phụng chiếu dịch Phạn ra Hán, tại Việt Nam do Quảng Minh dịch.

Duyên khởi 1: Một ngày nọ Tôn già A nan là thị giả theo Đức Phật về ở tại tịnh xá Ni Câu Luật Na, phía nam thành Ca tỳ La vệ. Đến đêm vào canh ba thấy có một ngạ quỷ tên là Diệm Khẩu, thân thể ốm yếu, trong miệng lửa cháy đỏ đến trước tôn giả A nan nói:”sau ba ngày nữa mạng sống của Thầy sẽ hết, thác sanh vào loài quỷ”. A nan nghe nói sợ quá và hỏi:” sau khi tôi chết sanh vào ngạ quý, phải làm điều gì mới hết?” – Ngạ quỷ nói:” Sáng sớm ngày mai Thầy có thể bố thí nước uống thức ăn cho trăm ngàn na do tha hằng hà sa số ngạ quỷ, bố thí cho vô lượng Bà la môn tiên, các vị minh quan nghiệp ty phủ Diêm la, các vị quỷ thần, những người đã chết lâu xa các lọai ẩm thực thích ứng, mỗi vị sẽ nhận được 49 đấu ẩm thực được tính theo cái lượng đấu của nước Ma già đà, lại còn vì ngạ quỷ chúng tôi mà cúng dường Tam Bảo, thì Thầy được tăng thêm tuổi thọ, và bọn chúng tôi nhờ đó cũng được lìa cái khổ làm thân ngạ quỷ

Tôn giả A nan đến thưa với Phật như thế. Phật dạy thiết lập đàn tràng chẩn tế ẩm thực cho trăm ngàn na do tha hằng hà sa số ngạ quỷ, bố thí cho vô lượng Bà la môn tiên, các vị minh quan nghiệp ty phủ Diêm la, các vị quỷ thần, những người đã chết lâu xa khắp mười phương các lọai ẩm thực thích ứng, giúp cho các loài thoát khổ. (Phật Thuyết Đà La Ni Cứu Bạt Ngạ Quỷ Diệm Khẩu, Ấn Độ, chùa Đại Hưng Thiện, Tam tạng Sa môn Bất Không phụng chiếu dịch Phạn ra Hán văn), Quảng Minh dịch ra Việt văn)

Duyên khời 2: Về tập tục tụng kinh siêu độ, theo Ngài Đạo An “vốn không phải là một tập tục truyền thống của Phật giáo”. Tập tục này chỉ bắt đầu có ở Trung Quốc từ đời nhà Đường. Năm 755, An Lộc Sơn nổi loạn, kéo binh về chiếm kinh thành, khiến vua Huyền Tông phải chạy vào Tứ Xuyên lánh nạn. Một năm sau thì quân triều đình dẹp yên giặc loạn, số người chết nhiều vô số kể. Triều đình bèn ra chỉ dụ cho tất cả các chùa Khai Nguyên trong toàn quốc, thỉnh chư vị cao tăng đại đức, thiết lễ tụng kinh cầu siêu độ cho mọi người đã chết trong cuộc chiến. Dân chúng thấy triều đình làm như thế, bèn bắt chước làm theo, cứ mỗi khi trong nhà có người chết, liền thỉnh chư Tăng tụng kinh cầu siêu độ. Từ đó mà lễ cầu siêu độ cho người chết trở thành một tập tục trong dân gian (ý nghĩa trai đàn chẩn tế – Thư viện Hoa Sen)

Duyên khởi 3: Tập tục cầu siêu đến Việt Nam bắt đầu từ thời nhà Lý. Đó là việc tổ chức các trai đàn chẩn tế, gọi là “diệm khẩu phổ thí pháp hội” nghĩa là đại hội về Phật Pháp để bố thí thức ăn cho quỷ đói. Pháp này được thực hành trên tác phẩm mang tên là “Thí Chư Ngạ Quỷ Ẩm Thực Cập Thủy Pháp” do Ngài Bất Không dịch vào thế kỷ thứ tám, đời Đường và hiện nay, trong thời khóa tụng niệm buổi chiều, các chùa ở Việt Nam thường có một nghi thức thí thực cô hồn, gọi là Mông Sơn Thí Thực. Nghi thức này có từ đời nhà Tống tại Mông Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc, vì thế mới có danh xưng “Mông Sơn Thí Thực”.

Trong “Thiền uyển tập anh”: Tăng thống Huệ Sinh (1064) đời vua Lý Thánh Tông, có để lại tác phẩm “Pháp Sự Trai Nghi” nói đến nghi thức chẩn tế. Vào năm 1789 sau khi đại phá quân Thanh năm Kỷ Dậu Vua Quang Trung đã ban sắc làm lễ tưởng niệm các chiến sĩ và tiến cúng cô hồn tử sĩ, kể cả quân Thanh đã tử trận.

Vua Gia Long sau khi thống nhất sơn hà, năm 1802 cũng thiết đàn siêu độ cho quan quân và những oan hồn uổng tử vì chiến cuộc do Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành chủ tế với bài văn viết bằng quốc âm Tướng Sĩ Trận Vong và Cô Hồn Thập Loại (Ý nghĩa trai đàn chẩn tế – Thư viện Hoa Sen).

Trai đàn chẩn tế giải oan bạt độ là nghi lễ lớn xuất phát từ thời Đức Phật, khi Ngài về thăm quê hương, đã có chỉ dạy cho Tôn giả A nan tổ chức cúng lễ cầu siêu giải oan cho ngạ quỷ, cô hồn, các Bà la môn tiên…Sau việc giải oan là bố thí ẩm thực cho những người nghèo khó có hiệu quả.

Mật ý của Phật

Cúng trai đàn chẩn tế là bài pháp giáo hóa, thuộc ý giáo:”các Phật tử có phương tiện sắm sanh quà bánh, giấy tiền vàng bạc, các lễ vật cúng kiến, thí đốt cầu cho cõi “âm” hao tốn bao nhiêu cũng làm cho kỳ được…như vây các vị cũng phải làm được cho người sống quá nghèo khổ, khiến cho được no đủ…”.Đây là cách giáo hóa khéo của Đức Phật “cúng cho người “âm” để cầu thọ được, thì bố thí cho người “dương” được no không từ chối. Cho nên đây là việc làm đúng mà người Phật tử phải tham gia.

Ngày nay việc “thiết lập trai đàn chẩn tế” có từ 50 đến 100 vị Tăng, trong đó có vị Thầy Cả, 2 vị Yết Ma, các bậc giáo phẩm chứng minh và Ban Kinh Sư, hàng ngàn Phật tử tham dự. Việc cúng kiến nầy dành cho các tổ chức tự viện lớn có khả năng thiết lễ, tập trung những Phật tử gia đình sung túc, các gia đình Phật tử nương theo đó mà ghi danh cúng kiến cầu khẩn. Cầu thỉnh quý Thầy, quý Sư các bậc cao Tăng, các bậc có đầy đủ phước đức, có nhiều lực dụng đến cúng thì hiệu quả, như cầu an, cầu siêu, cầu mưa thuận gió hòa, vượt qua những khó khăn trong công việc làm ăn..tổ chức như thề phước báo vô cùng, vì giúp cho hằng trăm, hàng ngàn Phật tử mãn nguyện.

II . Duyên khởi Lễ Trai Tăng:

Xuất phát từ Kinh Vu Lan Bồn, ngài Mục Kiền Liện hiện thân hanh nguyện Bồ Tát Địa Tạng, viếng Thập điện Diêm Vương tìm Mẹ và cứu Mẹ. Ngài được Đức Phật dạy muốn cứu được Mẹ khỏi sa vào địa ngục thì đúng vào ngày rằm tháng bảy (15/7 âm lịch) thỉnh mười phương chư Tăng, gồm những vị tu hành chốn lâm sơn, những bậc thiền gia chân chánh, tịnh đức chúng Tăng đến cúng dường. Ông phải sắm sanh lễ vật: thuốc men, mùng chiếu, áo chăn, thau, bồn, vải vóc… thành tâm dâng lễ vật lên chư Tăng, nhờ thần lực của chư tịnh đức chúng Tăng mười phương chú nguyện cho Mẹ của Ông được siêu thoát và cuối cùng việc làm của tôn giả Mục Kiền Liên có hiệu quả, Bà Mẹ Thanh Đề được sanh Thiên.

Chúng ta cần ghi nhớ Phật sự trong Kinh Vu Lan Bồn. Phật dạy trước nhất thỉnh mươi phương Tăng, Tăng thanh tịnh, Tăng tu ở non núi, Tăng tịnh đức, Tăng ở chốn tòng lâm, Tăng Tỳ kheo thọ đủ giới tam đàn thánh lễ, thứ hai sắm sanh lễ vật, thứ ba chọn ngày rằm tháng bảy mỗi năm phát tâm cúng dường trai tăng, thứ năm nguyện hồi hương công đức về Mẹ, tạo điều kiện cho Mẹ nương theo lực Phật gia hộ của mười phương chư Tăng mà giải thoát khỏi địa ngục. Ý nghĩa Tôn giả Mục Kiền Liên là bậc tu hành đắc lục thông, tức là đại diện cho mẫu người có đủ phương tiện phát tâm cúng dường, hồi hướng công đức cứu Mẹ và làm lợi lạc cho muôn người, cho cả chúng sanh chung, không riêng cho Mẹ của Tôn giả

Tại Việt Nam việc “thiết lễ trai Tăng” là lễ trai đàn thu hẹp trong phạm vi tự viện, cũng có khi thiết lễ tại tư gia, gia đình Phật tử thỉnh cầu thập phương Tăng đến tư gia chứng trai. Việc thỉnh Tăng về cúng tại tư gia cũng có truyền thống từ thời Đưc Phật, chỉ trừ giới luật Phật không cho phép “biệt thỉnh”, Tăng thọ biệt thỉnh là “phạm giới”. Việc cúng trai tăng dành cho một gia đình hay nhiều gia đình trai chủ được chư Tăng Ni hướng dẫn tổ chức cúng tại tự viện Thầy Tổ, hay tự viện có đông chư Tăng Ni, có khi dùng từ thỉnh thập phương chư Tăng từ 10 vị trở lên, thỉnh thiên Phật, thiên Tăng từ 100 vị, 1.000 .vị Tăng Ni trở lên. Việc cúng trai Tăng là pháp thí cúng dường chư Tăng Ni, vừa cung cấp dưỡng nuôi chư Tăng Ni tu hành, vừa tạo công đức phước điền cho thân bằng quyền thuộc trong tháng lễ Vu Lan.

Theo lời dạy của Phật, về thời gian cúng dường trai Tăng phải chọn ngày lành tháng tốt, tức là ngày 15/7 âm lịch mỗi năm và chỉ có ngày rằm tháng bảy thiết “đại lễ trai tăng dâng pháp y”. Phật giáo Nam tông tổ chức đại lễ “dâng y Ka thi na” vào ngày 15/9 âm lịch. Và cho đến hôm nay trở thành truyền thống lan rộng trong giới Phật tử, thường xuyên phát tâm thiết lễ cúng dường trai tăng hay trai phạn trong suốt năm tại các tự viện.

III. Lễ Trai đàn, Trai tăng cầu siêu cần an tức tưởng niệm

Lễ tưởng niệm cũng là pháp tu, là đạo đức của dân tộc Việt, trong suốt quá trình cha ông đi mở cõi đến hôm nay. Quý Thấy cũng rất khó khăn lắm mới kêu gọi Phật tử đi chùa, nay nhân lễ cầu siêu cầu an các gia đình bắt đầu làm quen với quý Thầy. Sau lễ cúng phát tâm đến chùa nghe thuyết pháp, xin quy y Tam Bảo, thọ trì ngũ giới, hằng đêm đến chùa tụng kinh, niệm Phật, thọ trì Bát Quan trai giới lần lượt trở thành Phật tử thuần túy, ngoan đạo và nối tiếp từng thế hệ làm Phật tử chân chính

Đây là việc Phật sự chung của các chùa, của chư Tăng Ni, Phật tử trong nội bộ Phật giáo. Thật ra thì quý Thầy chỉ vì lòng từ bi đối với những oan hồn yểu tử không ai tưởng nhớ, những cô hồn không ai tưởng niệm, thờ cúng cũng vì tình cảm Thầy Trò đối với những vị Phật tử thân tín, những Phật tử thường xuyên trong Ban Hộ trì Tam Bảo, những bổn đạo có trách nhiệm với tự viện, thỉnh chư Tăng tổ chức trai đàn chẩn tế cầu an cầu siêu bạt độ, hoặc thiết lễ trai tăng.

Việc thiết lễ cầu siêu, cầu siêu độ tức là tưởng niệm, là lễ tưởng nhớ ông bà cha mẹ quá thế nhiều đời, gia đình bổn đạo nào có phương tiện thì tổ chức cúng Không có phương tiện thì phát tâm tụng kinh bộ, như kinh Phổ Hiền, kinh Địa Tạng, kinh Đại Phương Tiện Phật Báo ân cầu siêu cho cửu huyền thất tổ, tụng kinh Di Đà siêu độ cho thập lọai chúng sanh, thập lọai cô hồn được siêu thoát sanh về miền Cực Lạc là được rồi. Năng lượng tụng kinh của Phật tử ảnh hưởng đến mọi người, có thể thêm được nhiều chúng sanh vào đạo tu hành. Hiện nay, đa phần Phật tử không có phương tiện vật chất, thời gian, hoàn cảnh gia đình để tổ chức trai đàn chẩn tế, cúng trai tăng. Có Phật tử đủ phương tiện vật chất cũng không cúng được, nhưng không có cũng không sao, miễn quý Phật tử siêng năng đến chùa, thiền viện, tu viện tụng kinh niệm Phật là điều quý báu!

Trai đàn lễ có từ xưa

Từ thời Đức Phật vừa về quê hương

A nan thấy rõ tận tường

Canh ba giờ tý quỷ vương hiện hình

Đoán vận tuổi tác A nan

Số yểu trên đàng đi với Thế Tôn

Quỷ rằng tôn giả phải cùng

Ẩm thực bố thí cho chung quỷ thần

Vô số linh chúng lê dân

Sau khi thọ dụng nhớ ân đời đời

A nan nghe vậy rối bời

Bạch lên Đức Phật giảng thời pháp âm

Chọn ngày cúng lễ phần âm

Trai đàn chẩn tế an tâm sống đời

Phật dạy sanh chúng khắp nơi

Làm theo tôn giả cho đời thêm tươi

Trải qua ngàn mấy năm rồi

Đến đời Đường quốc lập đàn cầu siêu

Bạt độ trong khắp lê dân

Chết trong chinh chiến thân tàn mạng vong

Pháp Phật cũng đến Việt Nam

Quang Trung tổ chức trai đàn dẫn linh

Gia Long ổn định triều đình

Cũng xuống chiếu chỉ đế kinh mở đàn

Cầu siêu nhẫn đến cầu an

Cầu cho trăm họ quan san thịnh cường

Trai đàn chẩn tế kỷ cương

Việc làm Nguyễn tộc soi đường dân Nam

Dân gian theo đó mà làm

Trai tăng trai phạn trai đàn khắp nơi

Dân cư lạc nghiệp khắp trời

Nam bang sanh chúng cơ ngơi an hòa

Tình làng nghĩa xóm âu ca

Kinh tế phát đạt dân ta sang giàu

Ai tụng kinh cũng không sao

Miễn là báo hiếu mong cầu hiếu kinh

Ăn quả thì phải giữ gìn

Báo ân báo hiều cửu huyền cội căn

Năng lực kinh lắm oai thần

Phật tử cố gắng ân cần tụng kinh

Làm con Phật phải giữ gìn

Cầu xin gởi trọn niềm tin Phật đà

HT Thích Giác Quang