Cúng Chay Có Trứng Không / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Trứng Có Phải Đồ Ăn Chay Không? Khi Nào Ăn Chay Được Dùng Trứng?

Trong số các thực phẩm chay, trứng là một trong những món ăn gây nhiều tranh cãi nhất. Nhiều người cho rằng ăn chay tuyệt đối không được ăn trứng. Có người lại khẳng định một số trường phái vẫn có thể dùng loại thực phẩm này. Vậy trứng có phải đồ ăn chay không? Những người ăn chay nào phải kiêng trứng và được dùng trứng? Chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn ngay sau đây!

1. Trứng có phải là đồ ăn chay không

Để có thể đi vào lý giải câu hỏi trứng có phải đồ ăn chay không, trước tiên chúng ta cần hiểu đồ ăn chay là gì. Đồ ăn chay hay còn được biết tới với nhiều cách gọi như thực phẩm chay, nguyên liệu chay, món chay… dùng để chỉ các sản phẩm có nguồn gốc thực vật phục vụ cho quá trình ăn chay.

Xuất phát từ tất cả các lý thuyết trên, đối với câu hỏi trứng có phải đồ ăn chay không, Bếp chay xin được khẳng định với bạn rằng, đáp án là “không”!

2. Những trường phái ăn chay nào phải kiêng trứng?

Sau khi giải đáp câu hỏi trứng có phải đồ ăn chay không, chắc hẳn nhiều thực khách không khỏi thắc mắc, vậy những trường phái ăn chay nào thì buộc phải kiêng trứng?

Mặc dù trứng không phải là đồ ăn chay, nhưng các trường phái ăn chay cũng chia thành những nhóm được dùng trứng và buộc phải kiêng trứng.

– Ăn chay theo tôn giáo

+ Ăn chay theo đạo Phật: Do có quan niệm nghiêm cấm sát sinh và trân trọng sinh mệnh của vạn vật, nên các Phật tử ăn chay tuyệt đối sẽ không sử dụng trứng.

+ Ăn chay theo Kỳ Na giáo: Tôn giáo này chỉ sử dụng ngũ cốc, trái cây và rau củ trong thực đơn của mình, trứng gà hoàn toàn không được trưng dụng.

+ Ăn chay theo đạo Hồi, đạo Hindu, Công giáo: Những tôn giáo này đều ăn chay vào một khoảng thời gian cố định trong năm. Trong quãng thời gian này họ cũng không được đụng tới các sản phẩm động vật, trong đó có trứng.

– Ăn chay thực dưỡng: Trường phái ăn chay bắt nguồn từ Nhật Bản này còn được biết tới với tên gọi ăn chay gạo lứt, muối mè. Và trứng cũng không phải là sản phẩm xuất hiện trong thực đơn của họ.

– Ăn chay trường, ăn thuần chay: Những người theo các trường phái này buộc phải ăn chay quanh năm và tuân thủ nhiều nguyên tắc nghiêm ngặt, trong đó có việc cấm ăn trứng.

3. Những trường phái ăn chay nào được dùng trứng?

Bên cạnh những trường phái ăn chay có nhiều quy tắc nghiêm ngặt, chúng ta vẫn có một số trường phái linh động trong thực đơn ăn uống và được sử dụng trứng.

– Ăn chay có cả sữa và trứng: Trường phái này chỉ bắt người ăn chay phải kiêng thịt, ngoài ra các sản phẩm như sữa và trứng vẫn được sử dụng một cách thoải mái.

– Ăn chay kỳ, ăn chay bán phần: Chỉ cần ăn chay một vài ngày trông tháng hoặc một vài tháng trong năm, những người theo trường phái này hoàn toàn có thể sử dụng trứng trong những ngày không thực hiện chay tịnh.

Nguồn: https://quanchay.net

Ăn Chay Không Được Ăn Những Gì? Ăn Nước Mắm, Trứng Gà, Mỳ Tôm….

Đất nước chúng ta với truyền thống lâu đời của ông bà để lại là thờ cúng tổ tiên và phật. Chính vì thế nên tập tục ăn chay rất phổ biến, tuy vậy ăn chay như thế nào cho đúng và những món ăn như thế thực chất là món chay thì chắc rằng không phải ai cũng biết. Vậy ăn chay không được ăn những gì?

Ăn chay có được ăn nước nấm, mì tôm, trứng gà không?

Mì tôm là một món ăn nhanh khá phổ biến vì nó rất tiện sử dụng vừa nhanh lại vừa không mất nhiều thời gian.

Đối với câu hỏi rằng mì tôm có ăn chay được hay không thì chúng tôi xin trả lời rằng không. Vì trên thị trường hiện nay đã có rất nhiều loại mì tôm dành riêng cho những ai ăn chay rồi, đối với những loại mì này thì có thể ăn. Nhưng với những loại mì tôm thông thường thì trong mì có chứa nhiều loại gia vị cũng như là mì có thành phần từ thực phẩm như gà, bò, heo…chính vì vậy nếu bạn sử dụng nhữngloại mì tôm này trong kì ăn chay của mình sẽ bị phạm giới.

Nhiều người có thắc mắc rằng ăn chay có được ăn nước nắm hay không, tôi xin trả lời rằng trong nước mắm thành phần chủ yếu là được làm từ cá và cá chính là một mầm sống mà trong đạo phật không được dùng vì nó là một sinh vật trong thế giới này. Chính vì thế khi ăn chay không được ăn nước mắm thay vào đó là ăn nước tương đen được làm từ đậu nành… loại nước này được sử dụng khá rộng rãi với nhiều sự lựa chọn khác nhau tùy theo sở thích của từng người. Ngoài những món trên thì khi ăn chay các bạn còn không được ăn hành tỏi.

Ắn chay có được ăn hạt nêm không? Bột ngọt hay hạt nêm được chế biến từ thịt lợn hay thịt heo. Mà theo đạo phật thì thịt heo là một sinh vật nên ăn chay không được ăn bột ngọt hay bột hạt nêm. ăn chay có được ăn bánh mì không ăn chay có được ăn snack

Bạn Có Thắc Mắc Tại Sao Cúng Giỗ Phải Có Bát Cơm Quả Trứng?

Ngày nay, dẫu cuộc sống có trở nên hiện đại cách mấy nhưng tục cúng giỗ những người đã khuất vẫn không thể lu mờ. Ta thường nghe lời các cụ dặn rằng trong ngày giỗ cần phải có “bát cơm, con trứng”. Vậy tại sao cúng giỗ phải có bát cơm quả trứng?

Cúng giỗ được coi là một phong tục của con dân Việt Nam ta. Thường thì sau lần mãn tang tất cả con cháu thì là những kỵ giỗ hàng năm. Việc làm giỗ như này không đơn giản chỉ là để nhớ, tưởng niệm và viết ơn người đã khuất mà cũng là dịp để con cháu về lại để thăm viếng mộ phần, ôn lại truyền thống gia tộc, chia sẻ, động viên nhau trong cuộc sống mai sau.

Tại sao cúng giỗ phải có bát cơm quả trứng?

Theo truyền thống của các cụ ngày xưa mỗi khi giỗ thì phải có “bát cơm, con trứng” là đủ. Phải có bát cơm úp (xới 2 bát cơm đầy rồi úp ngược vào nhau), một quả trứng gà tươi luộc chín và một đĩa muối. Vì các cụ không quan trọng việc làm cỗ mà chỉ quan tâm đến việc làm giỗ. Vậy t ại sao cúng giỗ phải có bát cơm quả trứng mới được?

– Bát cơm úp ngược là tượng trưng cho sự đủ đầy, cầu mong người đã khuất luôn ấm no, không thiếu thốn và đói khát khi sang thế giới bên kia.

– Việc có một đĩa muối trên bàn, đây là một ngụ ý muốn cho gia đình, anh chị em trong gia đình luôn biết ơn, nhớ đến công lao người đã ra đi. “gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”

– Quả trứng luộc không thể thiếu khi cúng giỗ. “Quả” ở đây ý muốn gợi nhớ đến câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Còn “Trứng” là thể hiện truyền thống nối tiếp thế hệ ” chúng ta được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ”

Không Cúng Đầy Tháng Cho Bé Có Sao Không? Có Xui Không?

Cúng đầy tháng là một nghi lễ quan trọng

Ba lễ cúng đầy cữ, đầy tháng và đầy năm cho bé là một trong những nghi thức quan trọng để thông báo sự có mặt của một thành viên mới trong gia đình đồng thời bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong các Bà Mụ, Đức Ông đã ban cho gia đình đứa trẻ và cầu mong sẽ ban phước lành, may mắn cho đứa trẻ.

Tuy nhiên việc cúng như thế nào, chuẩn bị mâm cúng ra sao cùng với rất nhiều quan niệm dân gian khác về nghi lễ này gây rất nhiều thắc mắc cho các bậc cha mẹ có con nhỏ.

Không cúng Đầy Tháng cho bé có sao không?

Nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ thường thắc mắc liệu có nhất thiết phải làm mâm cúng Mụ vào các dịp đầy cữ, đầy tháng, đầy năm cho bé theo phong tục truyền thống hay không? Một số ý kiến cho rằng không cần thiết phải làm đúng theo phong tục dân gian mà chỉ cần bày biện mâm cơm cúng tỏ lòng thành và thông báo sự xuất hiện của một thành viên mới trong gia đình là được.

Chị Lan chia sẻ:

“Cái này không có sao đâu bạn. Bé đầu nhà mình cũng vậy đầy tháng gia đình cũng chỉ làm một mâm cơm đầy rồi thắp hương thôi . Không cần cầu kì gì mà. Cái quan trọng là cầu mong con bình an khỏe mạnh thôi chứ không phải lễ lạc gì to tát đầy sân. Gia đình mình vẫn hạnh phúc và vui vẻ 5 năm rồi nên bạn đừng nghĩ gì nhiều”

Chia sẻ từ bạn Huyền Hoa :

“Quê chồng mình cũng không có tục cúng đầy tháng cho con, nên chồng cho mình tự quyết định nên mình đã làm đầy tháng cho con. Không làm cổ to chỉ làm mâm cúng, mất không nhiều chi phí.”

Bạn Nhật Lệ Trần chia sẻ:

“Con mình đứa đầu không cúng đầy tháng chỉ làm mâm cơm thắp hương và mời họ hàng thôi. Đứa thứ 2 giờ cũng sắp đầy tháng và cũng làm vậy”

Chia sẻ từ chị Hà về vấn đề này:

“Theo mình cúng đầy tháng cho con như thế nào còn tùy thuộc vào hoàn cảnh gia đình, có nhiều lo nhiều, có ít lo ít. Có điều kiện thì cúng theo kiểu truyền thống cũng tốt, còn không thì cúng gia tiên đơn giản thôi là được. Mình không nghĩ vì cúng hay không cúng mà con mình làm sao cả. Tất cả cũng là tín ngưỡng thôi, thành tâm là được chứ không nên a dua theo ai cả”

Tuy nhiên nhìn chung phần đông các bậc cha mẹ cho rằng nên làm lễ đầy tháng cho con theo phong tục truyền thống vẫn tốt hơn. Đây cũng là dịp để thể hiện sự thành kính, biết ơn đến các Bà Mụ và ông bà tổ tiên. Đồng thời đánh dấu bước ngoặt đầu tiên trong cuộc đời bé và cầu mong hạnh phúc, sức khỏe và được sự yêu thương đùm bọc từ những người thân trong gia đình và làng xóm. Giờ thì bạn biết có nên làm đầy tháng cho con không rồi đấy!

Hầu hết mọi người cũng đồng tình với quan điểm tùy theo hoàn cảnh của từng gia đình mà cha mẹ chuẩn bị lễ cúng Mụ cho bé, tuy nhiên những thứ sau đây bắt buộc phải có trong lễ cúng.

– Chim (Gái 9 con, trai 7 con)

– Cua (Gái 9 con, trai 7 con)

– Ốc (Gái 9 con, trai 7 con)

– 13 nắm cơm nhỏ bằng gạo tẻ

– 13 miếng bánh đúc nhỏ hoặc bánh rán

– 13 miếng trứng hoặc 13 quả trứng chim cút

– 13 bông hoa

– 13 cái bánh kẹo nhỏ

– 13 miếng trầu têm cánh phượng

– 13 bộ quần áo (một bộ to dành cho Bà Chúa Đầu Thai và 12 bộ nhỏ cho 12 Bà Mụ)

– 13 nén hương

– 13 tờ tiền thật

– Một bát nước to

Cúng đầy tháng cho bé ở đâu?

Nhiều gia đình trẻ sắp chào đón đứa con đầu lòng đều có chung một câu hỏi là cúng đầy tháng cho bé ở đâu là hợp lý? Ở nhà nội hay nhà ngoại? Trường hợp 2 vợ chồng ra riêng rồi thì có cần thiết phải về nhà nội hay nhà ngoại tổ chức cúng đầy tháng cho bé hay không? Tổ chức tiệc đầy tháng ở nhà hàng có được không?

Thực tế thì trong quá trình mang thai và sinh bé dù mẹ bầu ở nhà nội hay nhà ngoại đều được nuôi dưỡng, bồi bổ và chăm sóc chu đáo, tận tình như nhau vì đó là những bước đầu đời vô cùng quan trọng của đứa trẻ. Vậy nên việc tổ chức lễ cúng Mụ cho bé tại nhà nội hay ngoại đều không có vấn đề gì cả, miễn sao thuận tiện và phù hợp cho sức khỏe của mẹ và bé là tốt rồi.

Ngoài ra các gia đình trẻ cũng cần cẩn trọng một chút trong cách bày trí mâm cúng Mụ, cụ thể như sau.

– Một là bày trí giữa nhà và quay ra cửa chính, ưu điểm của cách bày trí này là vừa rông rãi vừa thoáng khí, dễ bày trí, tiện để chụp hình lưu niệm, chính vì thế đây là cách được nhiều gia đình chọn nhất.

– Cách thứ hai là đặt bàn cúng ngay trong phòng bé, gần với chỗ bé nằm.

Cho dù lựa chọn đặt mâm cúng ở đâu chăng nữa thì cũng cần trình bày lễ một cách hài hòa, cân đối với các lễ vật dâng Bà Mụ chúa (Bà Chúa Đầu Thai) để ở chính giữa phía trên của hương án, lễ vật dâng 12 Bà Mụ phải chia thành 12 phần giống nhau, lễ mặn cùng hương, hoa, nước để ở trên cùng còn mâm tôm, cua để ngay phía dưới.