Cúng Chay Có Tốt Không / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Apim.edu.vn

5 Món Chay Cúng Rằm Tháng 7 Không Thể Không Có Của Người Việt

Nhân gồm có: 0,5g miến ngâm mềm cắt đoạn nhỏ, 1 củ đậu nhỏ, 1 nắm giá đỗ, 1 củ cà rốt bào sợi, 10 nấm hương, 1 tai mộc nhĩ to băm nhỏ (được 22 chiếc nem).

Cách làm: Trộn đều nhân trong bát sau đó múc nhân vào bánh đa nem hoặc chả ram, gói lại. Làm nóng dầu ăn trong chảo, cho nem vào chảo ran chín vàng.

Sushi chay

Cách làm cơm cuộn sushi chay cũng tương tự như cơm cuộn sushi thường. Ở cơm sushi chay chỉ thay thức ăn bằng ruốc nấm, đậu chiên sợi to,… có thể thay thế theo sở thích của mọi người, rau cũng vậy.

Khoai tây chiên

Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Ngâm trong chậu nước có vắt quả chanh, rửa lại lần nữa cho bớt nhựa. Đun sôi 1 nồi nước, cho vào 2 thìa canh đường, cho khoai vào đảo nhanh tay, vớt khoai ra 1 chậu nước đá ngâm khoảng 10 phút, đổ khoai ra rổ cho thật ráo nước rồi chiên nổi dầu. Như vậy khi ăn khoai sẽ có độ giòn.

Canh củ sen táo đỏ

Chuẩn bị: 1/2kg củ sen gọt vỏ, cắt miếng dày khoảng 1cm; 1/2 kg quả bí đỏ gọt vỏ bỏ ruột, 1 ít quả táo đỏ, bột nêm(nấu chay), bột ngọt.

Ngâm củ sen trong nước muối loãng, vắt thêm vào nước muối 1 quả chanh để củ sen sạch và không bị thâm trong 15 phút. Vớt củ sen ra rổ và rửa lại cho sạch. Cắt bí đỏ thành miếng to ninh cùng 1 lít nước khoảng 20 phút bí đỏ nhừ, dùng dây (lọc cua) lọc lấy phần nước trong để làm nước dùng cho món canh có vị ngọt. Đun sôi nước bí đỏ cho củ sen vào ninh, thêm bột nêm ninh khoảng 15 phút (tuỳ theo độ nhừ của củ sen). Khi củ sen đã nhừ thêm táo đỏ, bột ngọt xôi thêm 2 phút tắt bếp là xong món canh củ sen.

Chả lá lốt chiên

Đậu phụ, nấm hương, hành khô băm nhỏ, thêm gia vị vừa ăn, cuốn với lá lốt, chiên chín vàng rồi bày ra đĩa ăn nóng.

Cúng Chay Đãi Mặn Có Ảnh Hưởng Xấu Đến Vong Hồn Không?

Hỏi: Sắp đến là ngày cúng giáp năm cho ngoại của tôi. Tất cả các cậu, các dì đều có ý muốn cúng chay cho ngoại và làm tiệc mặn để đãi khách. Duy chỉ có mẹ và tôi là có ý làm chay tất cả để không phải gây tạo nghiệp báo sát sanh.

Từ ngày ngoại qua đời đến nay gia đình tôi đều cúng chay để hồi hướng cho ngoại được sanh về cõi an lành. Có thể hiện nay ngoại tôi đã được vãng sanh hay tái sanh ở một cảnh giới nào đó, nhưng tôi lo sợ rằng liệu việc sát sanh hại mạng này có gây ảnh hưởng xấu gì cho ngoại tôi không? Ngoại tôi có bị cộng nghiệp không? Kính mong quý Báo hoan hỷ cho tôi một lời khuyên.

Đáp: Dĩ nhiên là cúng chay và làm tiệc chay đãi khách trong các ngày giỗ (lễ) sẽ tốt hơn nhưng khi đối diện với thực tiễn thì không phải gia đình Phật tử nào cũng làm được. Bởi lẽ, giỗ quảy thường là việc chung của các con cháu vốn dĩ “chín người mười ý”, cộng thêm khách mời cùng bà con lối xóm cũng không nhiều người quen và cảm nhận hết giá trị của các món chay.

Do đó, người Phật tử nên vận dụng tinh thần “tùy duyên”, cúng chay và đãi chay là rất tốt, trong những trường hợp khác thiếu duyên hơn thì vẫn cúng chay còn đãi khách thì tùy thực tiễn, chay hoặc mặn đều được. Miễn sao vào những dịp giỗ quảy mọi người trong gia đình hòa hợp và hiếu thuận, khách bạn hoan hỷ. Các Phật tử hãy nêu cao tinh thần hòa hiếu, không nên vì vấn đề “chay-mặn” mà dẫn đến căng thẳng, xung đột, bất hòa trong ngày giỗ. Nếu đãi tiệc mặn thì việc cần lưu ý nhất là tránh trực tiếp giết hại chúng sanh.

Vì thế, những bận tâm cho hương linh, sợ họ cộng nghiệp giết hại là điều tốt nhưng lo lắng về vấn đề tạo ác nghiệp của chính mình mới là điều cần thiết và quan trọng nhất. Nên không chỉ trong những dịp tang lễ hay giỗ quảy mà mọi lúc mọi nơi trong đời sống hàng ngày, người Phật tử luôn chú tâm tỉnh giác để không tạo nghiệp sát sanh. Đối với những người chưa ăn chay được nhiều ngày trong một tháng thì cứ ăn uống bình thường nhưng quyết không chính tay mình tạo nghiệp giết hại.

Nhiên Như – Quảng Tánh

Trứng Có Phải Đồ Ăn Chay Không? Khi Nào Ăn Chay Được Dùng Trứng?

Trong số các thực phẩm chay, trứng là một trong những món ăn gây nhiều tranh cãi nhất. Nhiều người cho rằng ăn chay tuyệt đối không được ăn trứng. Có người lại khẳng định một số trường phái vẫn có thể dùng loại thực phẩm này. Vậy trứng có phải đồ ăn chay không? Những người ăn chay nào phải kiêng trứng và được dùng trứng? Chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn ngay sau đây! 1. Trứng có phải là đồ ăn chay không

Để có thể đi vào lý giải câu hỏi trứng có phải đồ ăn chay không, trước tiên chúng ta cần hiểu đồ ăn chay là gì. Đồ ăn chay hay còn được biết tới với nhiều cách gọi như thực phẩm chay, nguyên liệu chay, món chay… dùng để chỉ các sản phẩm có nguồn gốc thực vật phục vụ cho quá trình ăn chay.

Xuất phát từ tất cả các lý thuyết trên, đối với câu hỏi trứng có phải đồ ăn chay không, Bếp chay xin được khẳng định với bạn rằng, đáp án là “không”!

2. Những trường phái ăn chay nào phải kiêng trứng?

Sau khi giải đáp câu hỏi trứng có phải đồ ăn chay không, chắc hẳn nhiều thực khách không khỏi thắc mắc, vậy những trường phái ăn chay nào thì buộc phải kiêng trứng?

Mặc dù trứng không phải là đồ ăn chay, nhưng các trường phái ăn chay cũng chia thành những nhóm được dùng trứng và buộc phải kiêng trứng.

– Ăn chay theo tôn giáo

+ Ăn chay theo đạo Phật: Do có quan niệm nghiêm cấm sát sinh và trân trọng sinh mệnh của vạn vật, nên các Phật tử ăn chay tuyệt đối sẽ không sử dụng trứng.

+ Ăn chay theo Kỳ Na giáo: Tôn giáo này chỉ sử dụng ngũ cốc, trái cây và rau củ trong thực đơn của mình, trứng gà hoàn toàn không được trưng dụng.

+ Ăn chay theo đạo Hồi, đạo Hindu, Công giáo: Những tôn giáo này đều ăn chay vào một khoảng thời gian cố định trong năm. Trong quãng thời gian này họ cũng không được đụng tới các sản phẩm động vật, trong đó có trứng.

– Ăn chay thực dưỡng: Trường phái ăn chay bắt nguồn từ Nhật Bản này còn được biết tới với tên gọi ăn chay gạo lứt, muối mè. Và trứng cũng không phải là sản phẩm xuất hiện trong thực đơn của họ.

– Ăn chay trường, ăn thuần chay: Những người theo các trường phái này buộc phải ăn chay quanh năm và tuân thủ nhiều nguyên tắc nghiêm ngặt, trong đó có việc cấm ăn trứng.

3. Những trường phái ăn chay nào được dùng trứng?

Bên cạnh những trường phái ăn chay có nhiều quy tắc nghiêm ngặt, chúng ta vẫn có một số trường phái linh động trong thực đơn ăn uống và được sử dụng trứng.

– Ăn chay có cả sữa và trứng: Trường phái này chỉ bắt người ăn chay phải kiêng thịt, ngoài ra các sản phẩm như sữa và trứng vẫn được sử dụng một cách thoải mái.

– Ăn chay kỳ, ăn chay bán phần: Chỉ cần ăn chay một vài ngày trông tháng hoặc một vài tháng trong năm, những người theo trường phái này hoàn toàn có thể sử dụng trứng trong những ngày không thực hiện chay tịnh.

Nguồn: https://quanchay.net

Không Có Bàn Thờ Ông Táo Thì Cúng Ở Đâu Là Tốt Nhất?

Hằng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp ( ngày Tết Táo Quân) – Táo nghĩa là Bếp, Quân là Vua, do đó Táo Quân là Vua Bếp. Phong tục cúng ông Công ông Táo đã diễn ra hàng năm từ ngàn xưa, nhưng không có bàn thờ ông Táo thì cúng ở đâu? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Thờ cúng Táo Quân là một trong những phong tục của người Việt

Phong tục thờ ông Táo vẫn luôn tồn tại ở trong nhiều gia đình người Việt, nhất là vùng nông thôn và ngay cả thành thị đều có. Một số gia đình có người lớn tuổi ở thành thị cũng còn thờ Táo quân trong nhà bếp. Mặc dù không còn nấu ăn bằng bếp đất sét “ba đầu rau,” mà thay bằng bếp than, dầu, gas… nhưng họ vẫn còn bàn thờ ông Táo như ông Thần coi sóc việc nhà, giữ gìn sức khỏe cho trẻ nhỏ.

Không có bàn thờ ông Táo thì cúng ở đâu?

Nếu gia đình bạn không có bàn thờ ông Táo thì cúng ở đâu là tốt nhất? Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc bàn thờ gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là ăng ten để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh.

Cá chép được coi là linh vật đưa Táo quân lên trời, vì vậy khi cúng lễ nên đặt cá chép ở gần khu vực thờ cúng

Nên đặt cá chép ở gần khu vực thờ cúng

Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy.

Lễ vật cúng Táo quân gồm có: mũ ông công 3 chiếc (2 mũ cho 2 Táo ông và 1 mũ Táo bà). Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ dành cho Táo bà không có cánh chuồn. Những mũ này được trang trí với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Táo thay đổi hàng năm theo ngũ hành.

Ngày nay, phong tục cúng ông Công ông Táo do pha trộn văn hóa, vùng miền nên có những “biến tấu” khác nhau, việc cúng ở ban thờ hay trong bếp về cơ bản vẫn mang tính chất tham khảo và tùy điều kiện gia đình ở nông thôn hay thành phố, cốt lõi nhất vẫn là sự thành tâm.

Hi vọng với bài viết này, bạn không còn thắc mắc về việc gia đình mình không có bàn thờ ông Táo thì cúng ở đâu? Chúc bạn và gia đình có một ngày tiễn đưa ông Táo về trời đúng theo phong tục để có được công việc làm ăn thuận hòa.

>> Bài viết liên quan: Cách bài trí bàn thờ ông Địa như thế nào để hút tài lộc và may mắn?

Tôn Nhang Bản Mệnh Có Tốt Không? Làm Lễ Ở Đâu?

Tôn nhang bản mệnh là gì?

Bản mệnh theo Hán Việt là bản mệnh gốc của một con người.

Khi bạn tôn nhang bản mệnh tức là bạn thành tâm gửi thân mệnh của mình nơi đấng linh thiêng. Nhờ sự gia ân, che chở độ trì cho cuộc sống được bình yên và may mắn.

Thường thì ta hay tôn phụng bản mệnh nguyên Thần chân Quân hoặc (theo lục thập hoa giáp) còn những người có căn quả tứ phủ thì lại là những vị Thánh cai đồng phủ mệnh hoàng quận hoàng triều bát bộ tiên nương Thánh chúng … tùy từng người.

Những ai cần làm lễ tôn nhang bản mệnh?

Những người tôn nhang là những người có căn quả hoặc những người có bản mệnh không an mong muốn tôn hương thờ những vị Thánh cầm giữ căn mệnh gốc của mình cho an bản mệnh (bản mệnh không an về kinh tế, sức khỏe và gia đình đều không thuận).

Đây cũng là nghi lễ bắt buộc trước khi ra nhập đạo Mẫu tứ phủ đình thần, khi đã tôn nhang là đã bước chân vào đạo là con nhang đệ tử của một cơ cánh dòng đồng cũng là tôn phụng lô nhang vị Thánh cai đồng thủ mệnh bảo trợ cho mình.

Biểu hiện của người cần làm lễ tôn nhang bản mệnh

Đa số những người cần tôn nhang khi thấy có các biểu hiện như sau:

– Hay ngủ mơ thấy chư thánh, đền phủ, thấy đi lễ, đôi khi trong giấc mơ có hiện tượng gặp rắn như cuốn vào người hay bị đuổi, giấc mơ chạy… Nhiều khi giấc mơ có tính lặp đi lặp lại dù không cố ý nghĩ hay để ý đến.

– Một số người có biểu hiện sức khoẻ kém, bệnh tật nhưng đi khám bệnh viện lại không ra.

– Một số người có biểu hiện sự lo âu, căng thẳng thái quá, nhưng lại thấy khá thoải mái khi được đi lễ đền điện

– Một số người tự cảm thấy bản thân công việc làm ăn không thuận lợi, hay gặp các mất mát rủi ro ngoài ý muốn, hoặc cuộc sống hôn nhân gia đạo trắc trở, đường nhân duyên lận đận…

– Một số người tự cảm thấy đặc biệt kính ngưỡng Thánh Mẫu, muốn lân mẫn tìm về cửa thánh.

Phải nhấn mạnh những trường hợp chỉ tôn nhang bản mệnh là những người có căn quả nhưng ở dạng nhẹ, chưa đến mức phải ra trình đồng mở phủ làm đồng, hoặc những người chưa thể ra trình đồng mở phủ vì điều kiện nào đó, tạm thời tiến lễ tôn nhang cầu đảo chư thánh đại xá.

Lễ tôn nhang bản mệnh trong đạo Mẫu

Chắc chắn người cần làm lễ ít nhiều phải có duyên nợ với nhà thánh, với đức Thánh Mẫu, công đồng tam tứ phủ. Với Đạo Mẫu, tôn nhang vừa là tôn phụng các Thánh Cai Đồng phủ mệnh vừa Ngũ mệnh tôn nhang.

1. Thủ Mệnh (Thủ mệnh cách đã nhập một chân vào tủ đạo )

2. Soát Mệnh (Giám sát bản mệnh)

3. Quản Mệnh (cai quản và ngăn chặn những cái xấu xa dị đoan )

4. Căn Mệnh (Ông cai Đầu Đồng bà cai bản mệnh)

5. Mệnh Hồn (khơi thông kết lối linh hồn)

Có vị Thánh nào hợp con nhang có thể thông qua Mệnh hồn khai tâm khai minh truyền đạo.

Người có căn đồng trước sau gì cũng phải ra trình diện, làm ghế ngồi cho Thánh, tức là phải hành lễ trình đồng, mở phủ. Tuy vậy, nếu không có căn đồng mà nghe lời phán bảo linh tinh rồi ra lễ trình đồng, mở phủ thì chỉ tốn tiền và thời gian, tự mua dây trói mình vì buộc phải theo đền, phủ suốt đời. Nếu bỏ cuộc sẽ bị Thánh trách quở; mọi khó khăn bất trắc trong cuộc sống sẽ được qui cho là tại vì Thánh phạt.

Nếu người có căn đồng không nặng lắm có thể làm lễ tôn lô nhang bản mệnh; nếu chưa đạt yêu cầu thì phải làm lễ trình đồng, mở phủ chính thức thành con dân hầu Thánh, bắc ghế cha ngồi,bắc ngôi mẹ ngự, thành ghế đệm cho Thánh ngự.

Muốn làm lễ bốc bát nhang bản mệnh,trước hết người có căn đồng nên chọn một Đồng thầy thật sự, thông thạo việc Thánh. Lễ phải được tiến hành theo đúng trình tự, đúng phép của Thánh, có dâng sớ, điệp văn, phẩm vật và đồ mã tiến

Về nguyên tắc khi bạn bốc bát nhang ở đền – phủ – điện nào là mình đã trở thành con nhang đệ tử ở đó. Sau khi đội bát nhang xong thì mình sẽ phải trình trầu (trước là trình trầu – sau là trình lính để cho cửa cha biết mặt, cửa mẹ biết tên). Các ngày lễ tiệc, đầu năm, cuối năm phải đi lễ đầy đủ ở đó thì mới tốt.

Tôn nhang bản mệnh là nghi lễ mở luân xa?

Có một số ý kiến cho rằng: Về bản chất là như thế nhưng xét về đạo thuật thì đây là lễ mở luân xa. Không phải là mật tông mới mở luân xa mà các phái hiển tông cũng có pháp mở luân xa để trồng hạt giống bồ đề, thậm chí ông bà đồng cũng được mở luân xa để khai mở hạt giống đạo và sợi dây kết nối thế giới vô hình trong đạo.

Ví như một cách đơn giản trên danh nghĩa một khóa lễ tôn nhang bản mệnh ở trong một ngôi đền ông bà đồng làm cho con nhang đệ tử của mình.

Như đã nói, hình thức là tôn nhang mong thờ phụng các vị Thánh cầm bản mệnh nhưng về phần tác hành trong đạo đó là lễ mở luân xa.

Tại chùa luân xa mở ra vị thầy chùa hay vị thầy cúng cho biết là đang tôn nhang nhưng theo đó họ đã trồng ít nhiều hạt giống giới hương định hương tuệ hương và họ đóng lại cho hạt giống đó sinh sôi trong tâm thức người đệ tử được tôn nhang.

Còn ở ngôi Đền thì vị Thày đồng cũng mở ra và truyền vào trong đó hạt giống tín hương và tâm hương và đóng lại.

Hình thức có khác nhau và cũng không phải ai cũng làm lễ tôn nhang tốt cho đệ tử. Tuy nhiên, đây chỉ là quan điểm cá nhân không đại diện cho môn phái nào nên thông tin này chúng tôi đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo.

Lễ tôn nhang bản mệnh của các cụ xưa

Trước đây khi muốn làm lễ này mọi người sẽ chọn ông Thầy gửi gắm làm đệ tử kỹ lắm chứ không như bây giờ.

Người thầy là cầu nối tâm linh cho người tôn nhang, đưa họ vào con đường chính đạo, hướng dẫn con nhang các nghi thức của việc lễ lạt cửa thánh, bản thân cần làm gương sáng cho con nhang noi theo, gây dựng mối đoàn kết giữa thầy trò và bản hội.

Con nhang cần kính thánh trọng thầy, đã theo lễ ở đền điện nào thì nơi đó coi như chốn tổ, nên thường xuyên đến lễ thánh, hỏi thăm thầy như thế là tròn đạo với thánh với thầy, nhất là phải thành tâm, tôn kính.

Thực tế hiện nay, rất nhiều ông đồng ông sư cũng tôn nhang bừa cho người ta để gia tăng số con nhang đệ tử nên nghi lễ này lại mất đi sự tôn nghiêm và ý nghĩa vốn có, dựa vào cái nguyên gốc, người được tôn nhang cũng làm phần nhiều để cầu mong cái gì đó cho bản mệnh và cuộc sống.

Ngày xưa theo phép sau khi tôn nhang, người được tôn nhang phải qua lại nơi tôn nhang để tạ thường xuyên. Việc làm đó có ý nghĩa luôn luôn tín tâm với những vị mà mình tôn phụng lô nhang bản mệnh nhưng cũng có ý khác đó là cho hạt giống đạo trong tâm thức sinh sôi nẩy nở. (ai mà quá xa quá bận hoặc có lý do bất khả kháng không có điều kiện lên lễ thường xuyên ít nhất 1 tháng 2 lần thì thầy cho mang về để thờ trong 100 ngày rồi lại mang nên chùa hoặc đền).

Lễ tôn nhang bản mệnh cần làm mấy lần?

Lễ tôn nhang bản mệnh rất quan trọng, một đời chỉ lên làm một lần, ” trừ khi thầy vô đạo hoặc mất lô nhang thì xin bái đảo sang cửa khác hay bốc lại “.

Một số trường hợp do công tác sinh hoạt chuyển chỗ ở hay do những mâu thuẫn với đồng thầy đến mức không giải quyết được mà con nhang cần phải thay đổi nơi tôn nhang thì có thể xin phép thầy, xin phép thánh cho chuyển đổi bát nhang sang đền phủ mới tức là làm lễ tôn nhang lại ở nơi khác, việc này không phải quan ngại và cũng không trái phép tắc nhà thánh, đồng thầy không thể ngăn cản hay cấm đoán được.

Lễ tôn nhang không tốn kém, có thể làm chung một khoá lễ nhiều người cùng lúc càng tiết kiệm chi phí.

Làm lễ tôn nhang bản mệnh ở đâu?

Thông thường lễ này được làm vào hai mùa xuân và thu tức tháng 2-3 và 8-9 âm lịch. Một số trường hợp đặc biệt có thể không cần chọn thời điểm miễn là kén ngày lành giờ tốt.

Bạn có thể chọn làm lễ tôn nhang bản mệnh ở điện hay đền đều được, cái cốt là ông thầy và ngôi đền đó, ông thầy mà tốt tâm tốt tính, làm đúng pháp được việc rồi ngôi điện sạch sẽ anh linh là ổn cả.

Cũng không nên ra đền to phủ lớn để tôn nhang vì hiện nay các ngôi đền đã và không giữ bát hương tôn nhang của chúng con nhang cái bán (thậm chí hôm trước hôm sau thủ nhang đã vất lăn lóc lô nhang đâu đó). Vì vậy các bạn nên tìm ngôi điện nhỏ tư là được, phần nữa các đền to phủ lớn tôn nhang cũng khó trụ tâm hương khi con nhang cái bán đệ tử phước tâm kém.

Lưu ý trước và sau khi làm lễ tôn nhang bản mệnh

Trước khi làm lễ, người tôn nhang cần giữ mình sạch sẽ, không ăn uống nằm ngủ nghỉ ở những nơi hay làm các việc uế tạp, giữ thân tâm thanh tịnh, tránh ăn đồ có gia vị kích thích.

Sau khi làm lễ tôn nhang bản mệnh đội lệnh làm tôi, người tôn nhang mặc nhiên đã trở thành con nhang của nhà Thánh, làm lính của nhà Thánh, làm con hương đệ tử của bản đền điện. Nên thường xuyên đến đền điện làm lễ vào các dịp rằm mùng một hoặc một năm bốn tiết lễ lớn là thượng nguyên, vào hè, ra hè, tạ tất niên hay tối thiểu nhất cũng đầu năm cuối năm như thế là trọn đạo đầu trình cuối tạ.

Có điều kiện, người mới tôn nhang nên theo đồng thầy dẫn đi trình lễ các đền các phủ gọi là trình danh trình diện để xin lộc thánh

Lưu ý:

Còn một dạng tôn nhang nữa là tôn cho những người: Ông từ, đồng đền, đồng trưởng, khâm trực tĩnh Thánh Trần, Đền Công Tứ phủ nối gót công khanh, tôn nhang nhập tự, tôn nhang cắp táp … có những yêu cầu và đàn lễ riêng.

Với những người căn sâu quả nặng thì nên tôn nhang cho an yên để có bước chuẩn bị ra với nhà Thánh. Còn bắt sát thì tôn nhang cùng đàn mở phủ.

Tuy nhiên, với những người không có căn quả, không có mệnh đồng lại không hiểu biết, u mê lầm lẫn, a dua theo người, tôn nhang bản mệnh với mục đích vụ lợi, làm những việc trái đạo…. Tất sẽ phải nhận lãnh những hậu quả to lớn, cuộc sống bất ổn, gia đạo xáo trộn, nhà tan nghiệp đổ, kiếp kiếp lầm than, không thể nào nói hết.

Rất mong các bạn sẽ có những nhận định rõ ràng. Nếu đúng căn đồng số lính thì mới tôn nhang bản mệnh, trình đồng mở phủ, nếu vì lòng ngưỡng mộ đạo Mẫu mà muốn xin làm con cái thì hãy để tâm mình như bông hoa sen trắng chớ ham cầu công danh tài lộc mà phải trả giá.

Tổng hợp (Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo)

Sao chép, trích dẫn, diễn đọc phải dẫn link từ web