Cúng Chay Có Rượu Không / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Mùa Lễ Vu Lan: Rượu Bia Chay, Cỗ Chay Đắt Hàng, Khách Đặt Nhiều Làm Không Xuể

Những ngày Rằm tháng Bảy, lượng khách ăn chay và đặt mua cỗ chay nhiều hơn gấp 3-5 lần ngày thường. Mùa Vu Lan năm nay còn xuất hiện một sản phẩm khá mới lạ là rượu, bia chay.

Rượu, bia chay cho lễ Vu Lan

Theo phong tục của người dân Việt Nam, rằm tháng 7 là ngày rằm lớn trong năm. Một vài năm trở lại đây, để chuẩn bị cho ngày này, nhiều gia đình làm mâm cỗ chay, cùng với hoa quả tươi để thờ cúng gia tiên.

Nếu như trước kia việc tìm mua đồ ăn chay khá khó khăn, chỉ có một số ít cửa hàng bày bán thì hiện nay, việc đặt mua các mặt hàng này đã dễ dàng hơn rất nhiều.

Thuận theo thị hiếu tiêu dùng, dễ thấy ngay từ những ngày đầu tháng 7 âm lịch, tại các siêu thị, chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội, các loại thực phẩm chay đã được bày bán rất nhiều. Càng đến gần ngày rằm tháng 7, lượng khách hàng mua sắm loại mặt hàng này càng tăng cao.

Dịp rằm tháng 7, các nguyên liệu chế biến món chay được bày bán nhiều ở các siêu thị và chợ

Khảo sát tại chợ Hà Đông (một ngôi chợ to, bày bán nhiều thực phẩm khô và đồ chay ở quận Hà Đông, TP. Hà Nội), PV báo điện tử Người Đưa Tin nhận thấy thị trường thực phẩm chay vô cùng sôi động. Các loại thực phẩm chay rất phong phú, đủ các loại từ nem, giò, chả, tới thịt, cá, tôm chay…

Giá bán dao động từ vài chục ngàn đến cả mấy trăm ngàn/kg (tùy loại). Như nem chay dao động từ 60.000 – 70.000 đồng/kg; gà chay từ 70.000 – 100.000 đồng/con; cá, tôm chay dao động từ 100.000 – 300.000 đồng/kg; bánh bao chay từ 3.000 – 5.000 đồng/chiếc; giò nạc, giò bò, giò nấm từ 60.000 – 90.000 đồng/kg…

Năm nay, thị trường đồ ăn chay còn có thêm những mặt hàng mới lạ như rượu, bia không cồn, bia hoa quả, các loại sữa hạt…

Cỗ chay nhiều làm không xuể

Những năm gần đây, nhiều gia đình có xu hướng đặt cỗ chay tại các quán chay uy tín, vừa để tiết kiệm thời gian, vừa là vì có thể có nhiều món ngon dâng lên ông bà tổ tiên.

Chính vì thế, dịch vụ nhận làm cỗ chay dịp rằm tháng 7 cũng rất sôi động. Nhiều chủ quán cho biết, vào những ngày này họ phải làm việc hết công suất mà vẫn không kịp phục vụ.

Một quán ăn chay và trà đạo được nhiều người ăn chay tìm đến.

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, chị Phạm Lam Thủy, chủ cửa hàng Tịnh Thư Quán, Trần Hữu Tước, Đống Đa, Hà Nội cho biết: “Tịnh Thư Quán được xây dựng theo mô hình quán chay kết hợp trà đạo. Khách tới quán cũng có thể mua đồ chay về nấu.

Riêng về dịch vụ làm cỗ chay, tôi đã làm dịch vụ này nhiều năm nay. Nguồn hàng đảm bảo, hương vị món ăn ngon nên thực khách quay lại đông, đặc biệt vào các ngày rằm, mùng 1. Tuy nhiên, trong năm thì dịp rằm tháng 7 luôn là mùa cao điểm của dịch vụ đặt cỗ chay. Tùy theo món khách đặt, Tịnh Thư Quán có thể chế biến sẵn và giao hàng tận nhà”.

Theo chia sẻ của chủ quán Tịnh Thư Quán, những ngày này lượng khách đặt cỗ chay tăng gấp 3-5 lần ngày thường.

Nhận định về tình hình thị trường cỗ chay năm nay, chị Thủy nói: “Năm nay, lượng khách mua thực phẩm chay và đặt cỗ chay tăng cao hơn so với mọi năm nên cửa hàng nhà tôi luôn trong tình trạng quá tải. Lượng khách tới ăn chay và đặt cỗ chay đông gấp 3-5 lần ngày thường”.

Về giá cả, chị Thủy cũng cho biết, các mặt hàng thực phẩm chay năm nay không có biến động nhiều so với những năm trước. Trung bình một mâm cỗ chay tươm tất chỉ từ 700.000 đồng, khách hàng có rất nhiều lựa chọn.

Trong khi đó, tại nhà hàng cơm chay Trúc Lâm Trai, đường Lê Ngọc Hân, Hà Nội, dịp rằm tháng 7 lượng khách đặt mua cỗ chay nhiều hơn hẳn ngày thường.

Một mâm cỗ chay khá phổ biến vào ngày rằm tháng 7.

Theo giới thiệu, một mâm cỗ chay gồm các món như: Nộm ngó sen, nem Trúc Lâm, nấm chiên giòn, rau theo mùa, đậu hũ nhồi thịt sốt cà chua, gà nướng lá chanh, chả mực chiên, giò sốt tiêu đen, canh nấm đậu, xôi vò có giá 550.000 đồng.

Những ngày rằm tháng 7 này, cùng với việc đặt cỗ chay mang về, thực khách tới ăn chay cũng đông hơn thường lệ rất nhiều. Theo chủ một quán chay tại quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), bình thường khách chỉ tới ăn chay nhiều vào ngày mồng 1 và ngày rằm nhưng trong tháng Vu Lan, lượng khách đều đặn từ đầu tháng trở lại đây, tính ra tăng tới 3 – 4 lần so với những tháng khác.

Các suất chay có giá trung bình từ 35.000 – 70.000 đồng/suất, ngoài ra nhà hàng còn có tiệc buffet chay, trung bình từ 100.000 – 200.000/người.

Cúng Chay Đãi Mặn Có Ảnh Hưởng Xấu Đến Vong Hồn Không?

Hỏi: Sắp đến là ngày cúng giáp năm cho ngoại của tôi. Tất cả các cậu, các dì đều có ý muốn cúng chay cho ngoại và làm tiệc mặn để đãi khách. Duy chỉ có mẹ và tôi là có ý làm chay tất cả để không phải gây tạo nghiệp báo sát sanh.

Từ ngày ngoại qua đời đến nay gia đình tôi đều cúng chay để hồi hướng cho ngoại được sanh về cõi an lành. Có thể hiện nay ngoại tôi đã được vãng sanh hay tái sanh ở một cảnh giới nào đó, nhưng tôi lo sợ rằng liệu việc sát sanh hại mạng này có gây ảnh hưởng xấu gì cho ngoại tôi không? Ngoại tôi có bị cộng nghiệp không? Kính mong quý Báo hoan hỷ cho tôi một lời khuyên.

Đáp: Dĩ nhiên là cúng chay và làm tiệc chay đãi khách trong các ngày giỗ (lễ) sẽ tốt hơn nhưng khi đối diện với thực tiễn thì không phải gia đình Phật tử nào cũng làm được. Bởi lẽ, giỗ quảy thường là việc chung của các con cháu vốn dĩ “chín người mười ý”, cộng thêm khách mời cùng bà con lối xóm cũng không nhiều người quen và cảm nhận hết giá trị của các món chay.

Do đó, người Phật tử nên vận dụng tinh thần “tùy duyên”, cúng chay và đãi chay là rất tốt, trong những trường hợp khác thiếu duyên hơn thì vẫn cúng chay còn đãi khách thì tùy thực tiễn, chay hoặc mặn đều được. Miễn sao vào những dịp giỗ quảy mọi người trong gia đình hòa hợp và hiếu thuận, khách bạn hoan hỷ. Các Phật tử hãy nêu cao tinh thần hòa hiếu, không nên vì vấn đề “chay-mặn” mà dẫn đến căng thẳng, xung đột, bất hòa trong ngày giỗ. Nếu đãi tiệc mặn thì việc cần lưu ý nhất là tránh trực tiếp giết hại chúng sanh.

Vì thế, những bận tâm cho hương linh, sợ họ cộng nghiệp giết hại là điều tốt nhưng lo lắng về vấn đề tạo ác nghiệp của chính mình mới là điều cần thiết và quan trọng nhất. Nên không chỉ trong những dịp tang lễ hay giỗ quảy mà mọi lúc mọi nơi trong đời sống hàng ngày, người Phật tử luôn chú tâm tỉnh giác để không tạo nghiệp sát sanh. Đối với những người chưa ăn chay được nhiều ngày trong một tháng thì cứ ăn uống bình thường nhưng quyết không chính tay mình tạo nghiệp giết hại.

Nhiên Như – Quảng Tánh

Không Cúng Đầy Tháng Cho Bé Có Sao Không? Có Xui Không?

Cúng đầy tháng là một nghi lễ quan trọng

Ba lễ cúng đầy cữ, đầy tháng và đầy năm cho bé là một trong những nghi thức quan trọng để thông báo sự có mặt của một thành viên mới trong gia đình đồng thời bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong các Bà Mụ, Đức Ông đã ban cho gia đình đứa trẻ và cầu mong sẽ ban phước lành, may mắn cho đứa trẻ.

Tuy nhiên việc cúng như thế nào, chuẩn bị mâm cúng ra sao cùng với rất nhiều quan niệm dân gian khác về nghi lễ này gây rất nhiều thắc mắc cho các bậc cha mẹ có con nhỏ.

Không cúng Đầy Tháng cho bé có sao không?

Nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ thường thắc mắc liệu có nhất thiết phải làm mâm cúng Mụ vào các dịp đầy cữ, đầy tháng, đầy năm cho bé theo phong tục truyền thống hay không? Một số ý kiến cho rằng không cần thiết phải làm đúng theo phong tục dân gian mà chỉ cần bày biện mâm cơm cúng tỏ lòng thành và thông báo sự xuất hiện của một thành viên mới trong gia đình là được.

Chị Lan chia sẻ:

“Cái này không có sao đâu bạn. Bé đầu nhà mình cũng vậy đầy tháng gia đình cũng chỉ làm một mâm cơm đầy rồi thắp hương thôi . Không cần cầu kì gì mà. Cái quan trọng là cầu mong con bình an khỏe mạnh thôi chứ không phải lễ lạc gì to tát đầy sân. Gia đình mình vẫn hạnh phúc và vui vẻ 5 năm rồi nên bạn đừng nghĩ gì nhiều”

Chia sẻ từ bạn Huyền Hoa :

“Quê chồng mình cũng không có tục cúng đầy tháng cho con, nên chồng cho mình tự quyết định nên mình đã làm đầy tháng cho con. Không làm cổ to chỉ làm mâm cúng, mất không nhiều chi phí.”

Bạn Nhật Lệ Trần chia sẻ:

“Con mình đứa đầu không cúng đầy tháng chỉ làm mâm cơm thắp hương và mời họ hàng thôi. Đứa thứ 2 giờ cũng sắp đầy tháng và cũng làm vậy”

Chia sẻ từ chị Hà về vấn đề này:

“Theo mình cúng đầy tháng cho con như thế nào còn tùy thuộc vào hoàn cảnh gia đình, có nhiều lo nhiều, có ít lo ít. Có điều kiện thì cúng theo kiểu truyền thống cũng tốt, còn không thì cúng gia tiên đơn giản thôi là được. Mình không nghĩ vì cúng hay không cúng mà con mình làm sao cả. Tất cả cũng là tín ngưỡng thôi, thành tâm là được chứ không nên a dua theo ai cả”

Tuy nhiên nhìn chung phần đông các bậc cha mẹ cho rằng nên làm lễ đầy tháng cho con theo phong tục truyền thống vẫn tốt hơn. Đây cũng là dịp để thể hiện sự thành kính, biết ơn đến các Bà Mụ và ông bà tổ tiên. Đồng thời đánh dấu bước ngoặt đầu tiên trong cuộc đời bé và cầu mong hạnh phúc, sức khỏe và được sự yêu thương đùm bọc từ những người thân trong gia đình và làng xóm. Giờ thì bạn biết có nên làm đầy tháng cho con không rồi đấy!

Hầu hết mọi người cũng đồng tình với quan điểm tùy theo hoàn cảnh của từng gia đình mà cha mẹ chuẩn bị lễ cúng Mụ cho bé, tuy nhiên những thứ sau đây bắt buộc phải có trong lễ cúng.

– Chim (Gái 9 con, trai 7 con)

– Cua (Gái 9 con, trai 7 con)

– Ốc (Gái 9 con, trai 7 con)

– 13 nắm cơm nhỏ bằng gạo tẻ

– 13 miếng bánh đúc nhỏ hoặc bánh rán

– 13 miếng trứng hoặc 13 quả trứng chim cút

– 13 bông hoa

– 13 cái bánh kẹo nhỏ

– 13 miếng trầu têm cánh phượng

– 13 bộ quần áo (một bộ to dành cho Bà Chúa Đầu Thai và 12 bộ nhỏ cho 12 Bà Mụ)

– 13 nén hương

– 13 tờ tiền thật

– Một bát nước to

Cúng đầy tháng cho bé ở đâu?

Nhiều gia đình trẻ sắp chào đón đứa con đầu lòng đều có chung một câu hỏi là cúng đầy tháng cho bé ở đâu là hợp lý? Ở nhà nội hay nhà ngoại? Trường hợp 2 vợ chồng ra riêng rồi thì có cần thiết phải về nhà nội hay nhà ngoại tổ chức cúng đầy tháng cho bé hay không? Tổ chức tiệc đầy tháng ở nhà hàng có được không?

Thực tế thì trong quá trình mang thai và sinh bé dù mẹ bầu ở nhà nội hay nhà ngoại đều được nuôi dưỡng, bồi bổ và chăm sóc chu đáo, tận tình như nhau vì đó là những bước đầu đời vô cùng quan trọng của đứa trẻ. Vậy nên việc tổ chức lễ cúng Mụ cho bé tại nhà nội hay ngoại đều không có vấn đề gì cả, miễn sao thuận tiện và phù hợp cho sức khỏe của mẹ và bé là tốt rồi.

Ngoài ra các gia đình trẻ cũng cần cẩn trọng một chút trong cách bày trí mâm cúng Mụ, cụ thể như sau.

– Một là bày trí giữa nhà và quay ra cửa chính, ưu điểm của cách bày trí này là vừa rông rãi vừa thoáng khí, dễ bày trí, tiện để chụp hình lưu niệm, chính vì thế đây là cách được nhiều gia đình chọn nhất.

– Cách thứ hai là đặt bàn cúng ngay trong phòng bé, gần với chỗ bé nằm.

Cho dù lựa chọn đặt mâm cúng ở đâu chăng nữa thì cũng cần trình bày lễ một cách hài hòa, cân đối với các lễ vật dâng Bà Mụ chúa (Bà Chúa Đầu Thai) để ở chính giữa phía trên của hương án, lễ vật dâng 12 Bà Mụ phải chia thành 12 phần giống nhau, lễ mặn cùng hương, hoa, nước để ở trên cùng còn mâm tôm, cua để ngay phía dưới.

Cúng Giỗ Trước 2 Ngày Có Được Không? Có Nên Không?

Lễ cúng giỗ là gì?

Lễ cúng giỗ là một lễ tưởng niệm nhằm tưởng nhớ và tri ân tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người thân đã khuất trong gia đình. Đây cũng là dịp để con cháu trong nhà gặp mặt và ôn lại những kỉ niệm, truyền thống gia tộc, thăm viếng, động viên và chia sẻ cuộc sống của nhau.

Trong lễ cúng giỗ nên có mặt đầy đủ con cháu trong nhà, nếu con cháu đi làm xa hoặc ở xa thì có thể sắp xếp thời gian để về hoặc cách một năm về lần. Cần phải chuẩn bị lễ cúng giỗ thật chu đáo và không nên để xảy ra những tình huống không hay khiến ông bà, tổ tiên quở trách.

Cúng giỗ trước 2 ngày có được không? Có nên không?

Lễ cúng giỗ thường được tổ chức vào ngày nào? Trước hay sau ngày mất? Có người thì cho rằng nên tổ chức ngày cúng vào ngày mất, nhưng cũng có người cho rằng nên tổ chức lễ cúng giỗ vào ngày đang còn sống, tức là trước ngày mất. Vậy rốt cuộc thì nên tổ chức cúng giỗ vào ngày nào là phù hợp nhất?

Từ xưa đến nay mọi người đều có quan niệm “trẻ dôi ra, già rút lại”, cho nên nếu như người chết trẻ thì nên cúng giỗ vào đúng ngày chết còn nếu người già thì nên cúng trước một ngày. Tuy nhiên nếu trong gia đình có vấn đề gì gấp không thể thực hiện lễ cúng giỗ hoặc muốn dời ngày sang chủ nhật để con cháu về đông đủ hơn thì có thể dời ngày không? Cúng giỗ trước 2 ngày có được không?

Sau đại tường tức là sau khi mãn tang tất cả con cháu xong thì ngày cúng giỗ hàng năm có thể tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh thực tế mà có thể quyết định xê dịch tới hoặc lui một vài ngày sao cho thuận tiện, phù hợp nhất. Theo Phật giáo thì người chết trong tối đa 49 ngày sẽ tái sanh vào cảnh giới khác, việc cúng kỵ về sau với mục đích nhằm tưởng niệm người đã mất thì ngày giờ cúng bái có thể tùy duyên.

Không nêm nếm thức ăn, không ăn thử các món ăn sẽ đem lên bàn thờ, đây được cho là đại kỵ có thể gây tội, phạm úy đối với người đã mất.

Mâm cơm để cúng phải được đặt riêng ra, thức ăn phải được bày lên bát đĩa mới, không nên sử dụng chén đũa cũ thường ngày.

Trên mâm cơm cúng giỗ thì nên được đặt những món ăn còn sống, món gỏi, những món ăn có mùi tanh vì có thể làm ô uế khi tâm linh.

Không nên đặt hoa ly lên trên bàn thờ của người đã khuất, hoa ly là loài hoa biểu thị cho sự mất mát, chia ly và những tin buồn.

Không nên sử dụng các thức ăn đóng hộp, các món ăn đã đặt sẵn ngoài nhà hàng để vào mâm cúng giỗ vì đây được xem như là thiếu thành ý.

Những điều cần lưu ý trong lễ cúng giỗ

Con cháu trong nhà nên ghi nhớ, lưu ý những điều sau đây để có thể tổ chức ngày giỗ được hoàn thiện và suôn sẻ nhất:

Trước ngày giỗ thì con cháu trong nhà phải họp gia đình, bàn bạc ngày tổ chức cũng như lên thực đơn, phân công việc, lên danh sách khách mời, họ hàng, làng xóm.

Những người được phân công đi chợ mua thực phẩm đầy đủ như trong thực đơn.

Mượn hoặc thuê xoong nồi, bát đũa trong trường hợp nhà không có đủ.

Dựng sẵn rạp và sắp xếp bàn ghế trước.

Tính toán số tiền, chi phí làm lễ cúng giỗ và góp tiền trên cơ sở tùy tâm, không chia đều.

Mâm cơm cúng giỗ gồm những gì?

Mâm cơm cúng giỗ là yếu tố rất quan trọng trong ngày cúng giỗ, mâm cơm cúng truyền thống thường sẽ có 2 món mặn, 2 món nhạt, 1 món canh và một đĩa xôi. Vào những ngày giỗ trước đây của ông bà ta thì thường sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng bao gồm một đĩa chả, một đĩa gà, một xào thập cẩm, một rau xào, một bát canh hầm xương, một đĩa xôi đậu xanh.

Thực đơn cho mâm cơm cúng không nhất thiết phải theo đúng tỷ lệ hoặc theo đúng khuôn khổ các món ăn như trên, có thể biến tấu và tùy theo khả năng của gia đình, tùy theo số lượng khách mời, an hem trong nhà để có thể lên thực đơn sao cho phù hợp nhất, không quá ít nhưng cũng không quá nhiều, tránh phung phí.

Trước khi mâm cỗ được đem lên cúng thì tuyệt đối không được nếm thử ngay cả khi trong quá trình nấu ăn. Ông bà ta quan niệm rằng không nên ăn trước các cụ, tổ tiên, ông bà. Tốt nhất là nên đợi cúng xong thì mới được ăn cho phải phép, tránh để ông bà, tổ tiên quở trách, phật ý.

Mâm cỗ sau khi đã chuẩn bị xong, sau đó chuẩn bị một hoặc ba mâm cỗ cúng sắp gọn gàng lên trên bàn thờ. Sau khi đã chuẩn bị xong tất cả thì trưởng nam sẽ bước lên đứng trước chính giữa bàn thờ, thắp hương và vái lạy, đọc văn khấu cúng giỗ với ông bà, tổ tiên.

Ngày giỗ là ngày quan trọng trong gia đình và nó cần phải được chuẩn bị một cách chu đáo để tránh tình trạng cập rập, diễn ra không suôn sẻ dẫn đến bất đồng giữa con cháu trong gia đình, điều này khiến cho ông bà tổ tiên quở trách, không hài lòng. Bài viết đã giải đáp thắc mắc Cúng giỗ trước 2 ngày có được không? Có nên không? Hi vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã tìm ra được cho mình câu trả lời chính xác nhất.