Cúng Chay Có Cần Rượu Không / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Mùa Lễ Vu Lan: Rượu Bia Chay, Cỗ Chay Đắt Hàng, Khách Đặt Nhiều Làm Không Xuể

Những ngày Rằm tháng Bảy, lượng khách ăn chay và đặt mua cỗ chay nhiều hơn gấp 3-5 lần ngày thường. Mùa Vu Lan năm nay còn xuất hiện một sản phẩm khá mới lạ là rượu, bia chay.

Rượu, bia chay cho lễ Vu Lan

Theo phong tục của người dân Việt Nam, rằm tháng 7 là ngày rằm lớn trong năm. Một vài năm trở lại đây, để chuẩn bị cho ngày này, nhiều gia đình làm mâm cỗ chay, cùng với hoa quả tươi để thờ cúng gia tiên.

Nếu như trước kia việc tìm mua đồ ăn chay khá khó khăn, chỉ có một số ít cửa hàng bày bán thì hiện nay, việc đặt mua các mặt hàng này đã dễ dàng hơn rất nhiều.

Thuận theo thị hiếu tiêu dùng, dễ thấy ngay từ những ngày đầu tháng 7 âm lịch, tại các siêu thị, chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội, các loại thực phẩm chay đã được bày bán rất nhiều. Càng đến gần ngày rằm tháng 7, lượng khách hàng mua sắm loại mặt hàng này càng tăng cao.

Dịp rằm tháng 7, các nguyên liệu chế biến món chay được bày bán nhiều ở các siêu thị và chợ

Khảo sát tại chợ Hà Đông (một ngôi chợ to, bày bán nhiều thực phẩm khô và đồ chay ở quận Hà Đông, TP. Hà Nội), PV báo điện tử Người Đưa Tin nhận thấy thị trường thực phẩm chay vô cùng sôi động. Các loại thực phẩm chay rất phong phú, đủ các loại từ nem, giò, chả, tới thịt, cá, tôm chay…

Giá bán dao động từ vài chục ngàn đến cả mấy trăm ngàn/kg (tùy loại). Như nem chay dao động từ 60.000 – 70.000 đồng/kg; gà chay từ 70.000 – 100.000 đồng/con; cá, tôm chay dao động từ 100.000 – 300.000 đồng/kg; bánh bao chay từ 3.000 – 5.000 đồng/chiếc; giò nạc, giò bò, giò nấm từ 60.000 – 90.000 đồng/kg…

Năm nay, thị trường đồ ăn chay còn có thêm những mặt hàng mới lạ như rượu, bia không cồn, bia hoa quả, các loại sữa hạt…

Cỗ chay nhiều làm không xuể

Những năm gần đây, nhiều gia đình có xu hướng đặt cỗ chay tại các quán chay uy tín, vừa để tiết kiệm thời gian, vừa là vì có thể có nhiều món ngon dâng lên ông bà tổ tiên.

Chính vì thế, dịch vụ nhận làm cỗ chay dịp rằm tháng 7 cũng rất sôi động. Nhiều chủ quán cho biết, vào những ngày này họ phải làm việc hết công suất mà vẫn không kịp phục vụ.

Một quán ăn chay và trà đạo được nhiều người ăn chay tìm đến.

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, chị Phạm Lam Thủy, chủ cửa hàng Tịnh Thư Quán, Trần Hữu Tước, Đống Đa, Hà Nội cho biết: “Tịnh Thư Quán được xây dựng theo mô hình quán chay kết hợp trà đạo. Khách tới quán cũng có thể mua đồ chay về nấu.

Riêng về dịch vụ làm cỗ chay, tôi đã làm dịch vụ này nhiều năm nay. Nguồn hàng đảm bảo, hương vị món ăn ngon nên thực khách quay lại đông, đặc biệt vào các ngày rằm, mùng 1. Tuy nhiên, trong năm thì dịp rằm tháng 7 luôn là mùa cao điểm của dịch vụ đặt cỗ chay. Tùy theo món khách đặt, Tịnh Thư Quán có thể chế biến sẵn và giao hàng tận nhà”.

Theo chia sẻ của chủ quán Tịnh Thư Quán, những ngày này lượng khách đặt cỗ chay tăng gấp 3-5 lần ngày thường.

Nhận định về tình hình thị trường cỗ chay năm nay, chị Thủy nói: “Năm nay, lượng khách mua thực phẩm chay và đặt cỗ chay tăng cao hơn so với mọi năm nên cửa hàng nhà tôi luôn trong tình trạng quá tải. Lượng khách tới ăn chay và đặt cỗ chay đông gấp 3-5 lần ngày thường”.

Về giá cả, chị Thủy cũng cho biết, các mặt hàng thực phẩm chay năm nay không có biến động nhiều so với những năm trước. Trung bình một mâm cỗ chay tươm tất chỉ từ 700.000 đồng, khách hàng có rất nhiều lựa chọn.

Trong khi đó, tại nhà hàng cơm chay Trúc Lâm Trai, đường Lê Ngọc Hân, Hà Nội, dịp rằm tháng 7 lượng khách đặt mua cỗ chay nhiều hơn hẳn ngày thường.

Một mâm cỗ chay khá phổ biến vào ngày rằm tháng 7.

Theo giới thiệu, một mâm cỗ chay gồm các món như: Nộm ngó sen, nem Trúc Lâm, nấm chiên giòn, rau theo mùa, đậu hũ nhồi thịt sốt cà chua, gà nướng lá chanh, chả mực chiên, giò sốt tiêu đen, canh nấm đậu, xôi vò có giá 550.000 đồng.

Những ngày rằm tháng 7 này, cùng với việc đặt cỗ chay mang về, thực khách tới ăn chay cũng đông hơn thường lệ rất nhiều. Theo chủ một quán chay tại quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), bình thường khách chỉ tới ăn chay nhiều vào ngày mồng 1 và ngày rằm nhưng trong tháng Vu Lan, lượng khách đều đặn từ đầu tháng trở lại đây, tính ra tăng tới 3 – 4 lần so với những tháng khác.

Các suất chay có giá trung bình từ 35.000 – 70.000 đồng/suất, ngoài ra nhà hàng còn có tiệc buffet chay, trung bình từ 100.000 – 200.000/người.

5 Món Chay Cúng Rằm Tháng 7 Không Thể Không Có Của Người Việt

Nhân gồm có: 0,5g miến ngâm mềm cắt đoạn nhỏ, 1 củ đậu nhỏ, 1 nắm giá đỗ, 1 củ cà rốt bào sợi, 10 nấm hương, 1 tai mộc nhĩ to băm nhỏ (được 22 chiếc nem).

Cách làm: Trộn đều nhân trong bát sau đó múc nhân vào bánh đa nem hoặc chả ram, gói lại. Làm nóng dầu ăn trong chảo, cho nem vào chảo ran chín vàng.

Sushi chay

Cách làm cơm cuộn sushi chay cũng tương tự như cơm cuộn sushi thường. Ở cơm sushi chay chỉ thay thức ăn bằng ruốc nấm, đậu chiên sợi to,… có thể thay thế theo sở thích của mọi người, rau cũng vậy.

Khoai tây chiên

Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Ngâm trong chậu nước có vắt quả chanh, rửa lại lần nữa cho bớt nhựa. Đun sôi 1 nồi nước, cho vào 2 thìa canh đường, cho khoai vào đảo nhanh tay, vớt khoai ra 1 chậu nước đá ngâm khoảng 10 phút, đổ khoai ra rổ cho thật ráo nước rồi chiên nổi dầu. Như vậy khi ăn khoai sẽ có độ giòn.

Canh củ sen táo đỏ

Chuẩn bị: 1/2kg củ sen gọt vỏ, cắt miếng dày khoảng 1cm; 1/2 kg quả bí đỏ gọt vỏ bỏ ruột, 1 ít quả táo đỏ, bột nêm(nấu chay), bột ngọt.

Ngâm củ sen trong nước muối loãng, vắt thêm vào nước muối 1 quả chanh để củ sen sạch và không bị thâm trong 15 phút. Vớt củ sen ra rổ và rửa lại cho sạch. Cắt bí đỏ thành miếng to ninh cùng 1 lít nước khoảng 20 phút bí đỏ nhừ, dùng dây (lọc cua) lọc lấy phần nước trong để làm nước dùng cho món canh có vị ngọt. Đun sôi nước bí đỏ cho củ sen vào ninh, thêm bột nêm ninh khoảng 15 phút (tuỳ theo độ nhừ của củ sen). Khi củ sen đã nhừ thêm táo đỏ, bột ngọt xôi thêm 2 phút tắt bếp là xong món canh củ sen.

Chả lá lốt chiên

Đậu phụ, nấm hương, hành khô băm nhỏ, thêm gia vị vừa ăn, cuốn với lá lốt, chiên chín vàng rồi bày ra đĩa ăn nóng.

Sửa Nhà Chung Cư Có Cần Cúng Hay Không

Có nhiều gia chủ thắc mắc sửa nhà chung cư có cần cúng hay không? nếu không cúng có xảy ra điều gì sơ xuất gì đến gia đình không.? ngay trong ngày hôm nay chúng tôi sẽ giúp gia chủ giải đáp những thắc mắc này tốt nhất.

Khi đụng chạm đến những vấn đề về nhà cửa không chỉ riêng nhà dân đất đai mới phải cúng thắp mà chung cư cũng cần phải cúng thắp khi cải tạo sửa lại. Nhà ai cũng có chủ đất, thổ địa và gia tiên chính vì thế khi sửa chữa cần phải có lễ vật cúng thắp dâng cho thổ địa, chủ đất, gia tiên cầu mong mọi việc được xuyên sẻ như ý muốn.

Quý gia chủ cần phải chú ý việc cúng bái sửa chữa nhà chung cư là không thể thiếu được, nếu thiếu khi tiến hành sửa chữa sẽ gặp nhiều điều không hay, làm ăn không phát đạt, vậy Sửa nhà chung cư có cần cúng hay không gia chủ đã biết.

Lễ vật và ăn cúng bái cần chuẩn bị đầy đủ như sau:

Bộ tam sinh: Gà luộc, trứng trắng luộc, thịt lợn luộc.

Đồ nếp: Đĩa xôi gấc, xôi đỗ, hoặc một đĩa bánh trưng.

Một bát gạo trắng ngon, một bát nước, một cút rượu.

Bao thuốc, lạng chè, giấy đinh – tiền, quần áo vàng mã.

Một đĩa trầu cau, một bồng ngũ quả.

Bình hoa tươi nhỏ, đĩa gạo muối trắng( cần chuẩn bị tương đối, để dùng khi nhập trạch thờ Táo Quân).

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương – Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần – Con kính lạy quan Đương niên – Con kính lạy các tôn thần bản xứ. Tín chủ (chúng) con là: ……………………………………………… Ngụ tại: ……………………………………………………………… Hôm nay là ngày ….. tháng ……… năm …………… Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo …………….. (sửa chữa, mở cổng, xây thêm …) căn nhà ở địa chỉ: …………… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (cất nóc, chuyển nhà, sửa chữa, mở cổng, xây thêm …) Tín chủ con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật Nam mô a di Đà Phật Nam mô a di Đà Phật

Nhưng có điều rất quan trọng khi các bạn sửa nhà chung cư là cần phải tìm hiểu về sửa nhà chung cư có cần phải xin giấy phép hay không.?

Hãy đến với Hoàng Giang các bạn sẽ được sử dụng dịch vụ sửa nhà giá rẻ đảm bảo chất lượng nhất thị trường.

Cúng Đầy Tháng Có Cần Đúng Ngày Hay Không?

Cúng đầy tháng có cần đúng ngày hay không?

Lễ cúng đầy tháng sẽ được bố mẹ bé tổ chức sớm hơn 2 ngày đối với bé gái và sớm hơn 1 ngày đối với bé trai và sẽ thường được tính theo âm lịch.

Theo ông bà xưa thì lễ đầy tháng cực kỳ quan trọng, lễ cúng để tạ ơn 12 bà Mụ và cầu mong cho con luôn khỏe mạnh, lớn nhanh và thành công sau này. Trong ngoài việc chuẩn bị đồ cúng gia tiên và đãi họ hàng thì còn phải chuẩn bị mâm cúng đầy tháng với đầy đủ các lễ vật.

KH mua mâm cúng từ 1,5 triệu – dưới 3 triệu sẽ được mua vòng với giá 268.000 VNĐ

Khi mua mâm cúng từ 3 triệu – dưới 4 triệu sẽ được mua vòng với giá chỉ 168.000 VNĐ

Đặc biệt với các khách hàng mua mâm cúng trên 4 triệu sẽ được TẶNG 1 vòng dâu tằm Tâm Linh hoàn toàn miễn phí.

Lễ cúng đầy tháng là để cảm tạ gia tiên tiền tổ đã phù hộ, độ trị để gia đình với 1 người con. Lễ cúng này cũng là dịp để người thân thông báo về sự có mặt của 1 thành viên mới sẽ gia nhập vào gia đình đó, mong hầu hết mọi người sẽ cưu mang, che chở cho đứa trẻ. Tại phổ biến các vùng miền, người ta còn làm cho lễ khai hoa, để giúp bé biết nói nhanh hơn.

Bài cúng đầy tháng cho bé

Bài cúng đầy tháng cho bé

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát

– Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa

– Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa

– Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa

– Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ……

Vợ chồng con là ……………………………………… sinh được con (trai, gái) đặt tên là……………………………

Chúng con ngụ tại ………………………

Nay nhân ngày đầy tháng chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn toạ chư vị Tôn thần kính cẩn tâu trình:

nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên ………………………….. sinh ngày ………………… được mẹ tròn, con vuông.

Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.

Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.

Nam mô A Di Đà Phật!

(Khi đã khấn xong thì bố hoặc mẹ tay bé lại vái trước án 3 vái sau 3 tuần hương thì tạ lễ. sau đó gia đình mang vàng mã, váy áo đi hoá, vẩy rượu lúc đang hoá. Các đồ chơi thì giữ lại cho cháu bé lấy khước.

Cuối cùng cả gia đình và bạn bè cùng thụ lộc chúc cho cháu bé mọi điều tốt lành).