Cúng Cất Nóc Nhà / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Lễ Cất Nóc Nhà Là Gì Và Chuẩn Bị Lễ Cúng Cất Nóc Nhà Gồm Những Gì?

Lễ Cất Nóc Nhà Là Gì Và Chuẩn Bị Lễ Cúng Cất Nóc Nhà Gồm Những Gì?

Trong truyền thống văn hóa của người Việt khi xây dựng một ngôi nhà có 3 lễ quan trọng là: lễ động thổ, lễ cất nóc nhà và lễ tân gia. Lễ động thổ cúng trước khi khởi công xây dựng. Lễ tân gia là lễ gia chủ dọn về ở nhà mới. Còn cất nóc là gì? Lễ cất nóc nhà có quan trọng không? Cất nóc nhà cần chuẩn bị gì, khấn ra sao?

Lễ cất nóc là gì?

Lễ cất nóc nhà là ngày gác thanh giữa của nóc nhà với mái nhà dốc có kèo. Lễ cất nóc hay còn gọi là lễ Thượng Lương (trong tiếng Hán, “Thượng” là Trên, “Lương” có nghĩa là Xà nhà). . Ngày nay, lễ cất nóc chính là ngày đổ trần lợp mái; hoặc đổ bê tông sàn mái. Lễ cất nóc nhà nhiều người nghĩ đó là truyền thống của người Hoa nhưng thật ra đó là truyền thống của người Âu Mỹ

Ý nghĩa lễ cất nóc nhà là gì?

Tại sao khi xây dựng một công trình nhà ở thì gia chủ hoặc chủ đầu tư phải làm lễ cất nóc? Ý nghĩa của lễ cất nóc là gì?

Lễ cất nóc có ý nghĩa giống như lễ khởi công xây dựng, lễ nhập trạch (lễ về nhà mới) là cầu mong những điều may mắn thuận lợi đến với gia chủ và công trình. Theo phong tục của người Việt “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.

Dự án do AFTA thực hiện

Lễ cất nóc nhà ở còn là nghi thức thông báo cho các vị thần, thổ công, thổ địa về công việc xây dựng. Đồng thời gia chủ cũng cầu mong vị thần, tổ tiên phù hộ may mắn và nhiều sức khỏe cho thành viên sống trong ngôi nhà.

Đối với công trình xây dựng quy mô lớn (chủ yếu là dự án chung cư) thì lễ cất nóc dự án còn mang những ý nghĩa khác. Đó là:

Công trình được tiến hành thuận lợi, an toàn

Thể hiện cẩn thận, chu đáo của chủ đầu tư và nhà thầu thi công

Xây dựng, quảng bá hình ảnh thương hiệu

Là một trong số yếu tố khách hàng đặt niềm tin nha chủ đầu tư và nhà thầu thi công

Cất nóc nhà có phải cúng không?

Cất nóc nhà có phải cúng không? Ai là người cúng cất nóc? Thời gian và địa điểm thực hiện như thế nào?

Cúng lễ cất nóc dự án 

Cất nóc nhà có cúng lễ

Người cúng nóc nhà là người khởi công xây dựng đầu tiên công trình (thường là chủ nhà, chủ thầu). Trong trường hợp không phải là gia chủ thì là người có năm tuổi đẹp làm nhà

Ngày, giờ cúng cất nóc nên xem xét kỹ lưỡng và chọn thời gian đẹp (hợp với tuổi, mệnh gia chủ). Tránh ngày, giờ xung khắc như: ngày sát chủ, thụ tử, nguyệt kị….

Chuẩn bị lễ cúng cất nóc nhà gồm những gì?

Mâm cúng lễ đầy đủ thể hiện thành ý của gia chủ tới các vị thần và gia tiên. Các lễ vật bạn cần chuẩn bị cho lễ cúng cất nóc nhà gồm có:

1 con heo quay hoặc 1 con gà luộc

1 đĩa xôi hoặc có thể thay bằng bánh chưng

Một số món mặn khác: chè, đồ xào, canh

1 đĩa muối

1 đĩa gạo

1 chén nước

5 chén rượu

5 chén trà

1 bao thuốc lá

5 chiếc oản

1 đĩa trầu cau

1 đĩa trái cây (3 hoặc 5 quả)

9 bông hoa

Tiền vàng

Quần áo quan thần

Đây là đồ lễ cho một mâm cúng cất nóc dự án đơn giản. Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm hoặc bớt lễ vật tùy theo điều kiện cho phép.

Văn khấn cúng cất nóc nhà

Nếu bạn không có kinh nghiệm làm lễ cất nóc nhà thì bạn nên mời thầy phong thủy địa lý. AFTA hi vọng thông tin chia sẻ trên giải đáp thắc mắc cất nóc nhà là gì và các công việc chuẩn bị, thực hiện quan trọng.

Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng AFTA

Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng AFTA có nhiều năm kinh nghiệm xây dựng thi công phần thô, xây nhà tiền chế Đà Nẵng, xây dựng căn hộ cao cấp Đà Nẵng khách sạn, thi công phòng trọ Đà Nẵng….. AFTA tư vấn, thiết kế và thi công hoàn thiện rất nhiều hạng mục công trình cho khách hàng tại Đà Nẵng, nhiều tỉnh thành khác.

AFTA luôn nỗ lực mang lại giải pháp tốt nhất cho khách hàng của mình. Bạn cần tư vấn, thiết kế nhà đẹp cấp 4 Đà Nẵng hay hạng mục thiết kế nội thất đẹp Đà Nẵng, thiết kế nhà ống đẹp Đà Nẵng, biệt thự, thiết kế khách sạn Đà Nẵng, thiết kế quán cafe Đà Nẵng, thiết kế nhà phố Đà Nẵng, … liên hệ cho AFTA.

Chúng tôi cam kết:

Tư vấn tận tình, chu đáo, khảo sát thực tế cùng khách hàng tìm ra giải pháp tối ưu nhất

Chi phí cạnh tranh nhất phù hợp với ngân sách tài chính của khách hàng

Chất lượng thiết kế và công trình đảm bảo an toàn, giá trị thẩm mỹ và công năng sử dụng

Nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi hoặc để lại thông tin liên hệ, thắc mắc AFTA giải đáp sớm nhất và nội dung đầy đủ nhất cho bạn.

Địa chỉ: 626 Núi Thành, Hoà Cường Nam, Hải Châu, Đà Nẵng 550000, Việt Nam

Phone: 0935 29 5161

Gmail: aftavietnam@gmail.com

Google Map:

https://g.page/thietkethicongtoanquoc?share

Website: Công ty tu vấn xây dựng và

thiết kế nhà Đà Nẵng

AFTA

Lễ Cất Nóc Nhà Gỗ

Lễ cất nóc nhà gỗ hay còn được gọi là lễ thượng lương đối với nhà gỗ cổ truyền Việt Nam. Nóc được coi là cấu kiện hết sức quan trọng, vì không có nóc ngôi nhà không thể hoàn thành. Đây là nghi lễ được diễn ra với một mong muốn là quá trình hoàn thiện nhà được “thuận buồm xuôi gió”.

Đôi nét về lễ cất nóc nhà gỗ cổ truyền

Cất nóc nhà gỗ cổ truyền chính là ngày gác thanh giữa của nóc nhà lên vị trí của nó. Điều này đánh dấu một bước tiến trong làm nhà gỗ cổ truyền. Chuẩn bị cho giai đoạn hoàn thiện và đi vào sử dụng.

Giống như những nghi lễ tâm linh trong làm nhà gỗ khác. Thì lễ cất nóc luôn được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng. Để mong mọi việc diễn ra một cách suôn sẻ nhất. Cất nóc được diễn ra theo đúng ngày giờ đã được xem trước đó. Ngày giờ thực hiện lễ cúng phải đảm bảo hợp phong thủy, Đồ cúng nghi lễ cất nóc thông thường sẽ bao gồm: xôi gà, rượu nước, bình hoa, mâm ngũ quả, muối, trầu cau…

Trong nghi lễ cất nóc nhà gỗ có sự tham gia đầy đủ mọi người như: chủ nhà, chủ đơn vị thi công, bác thợ cả…Trong đó người trực tiếp thực hiện nghi lễ này sẽ là bác thợ cả và gì chủ.

Tầm quan trọng của nghi lễ cất nóc nhà gỗ

Cất nóc đóng vai trò quan trọng đối với nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ, cụ thể như:

Nghi lễ thực hiện nhằm báo cáo với tổ tiên, ông tổ nghề mộc về quá trình lắp dựng cơ bản đã được diễn ra gần hoàn thiện. Cầu mong cho những điều tiếp sau được diễn ra thuận lợi và may mắn hơn.

Đánh dấu bước chuyển biến sau quá trình lắp dựng hết sức quan trọng. Tiến tới việc hoàn thiện nhà gỗ và bàn giao cho gia chủ.

Theo quan niệm của người xưa thì “con không cha như nhà không có nóc”. Vậy nên nóc được ví như người trụ cột cho gia đình, giúp che chắn và bảo vệ căn nhà khỏi những tác động của bên ngoài.

Đây cũng là nghi lễ tâm linh nhằm xua đuổi tà ma, quỷ dữ làm hại đến những người sinh sống trong căn nhà gỗ cổ truyền.

Quá trình diễn ra lễ cất nóc nhà gỗ cổ truyền

Nghi lễ này sẽ được tiến hành sau khi khung nhà được lắp dựng xong. Sau khi lễ cúng đã được thực hiện, thì bác thợ cả và gia chủ của nhà gỗ sẽ trực tiếp lên phần nóc và thực hiện gác thanh thượng lương vào nóc nhà.

Sau quá trình này thì đồng thời những người ở bên dưới sẽ bắn pháo bông lên. Điều này giúp cho việc xua đuổi tà ma và quỷ thuật xung quanh khu nhà gỗ cổ truyền. Thể hiện cho sự tươi mới, vui vẻ. Sau khi nghi lễ này được diễn ra thì gia chủ thường sẽ mời bà con hàng xóm tới ăn uống, chung vui với gia đình.

Vừa rồi chúng ta đã giới thiệu về nghi lễ cất nóc nhà gỗ cổ truyền. Đây là nghi lễ không nên bỏ qua trong làm nhà gỗ cổ truyền. Cũng chính là một nét đẹp văn hóa mà dân gian để lại. Cần gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp này trong tương lai.

Cất Nóc Là Gì? Lễ Cất Nóc Trong Thi Công Xây Dựng Nhà Ở

Kinh nghiệm xây nhà

20-01-2020

1. Cất nóc là gì?

Lễ cất nóc nhà hay còn có cách gọi khác là lễ Thượng Lương, nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cầu mong quá trình xây dựng ngôi nhà sẽ gặp được điều thuận lợi. Sau đó là gia chủ sẽ gặp được may mắn, tốt lành khi sinh sống trong tổ ấm mới.

Lễ này được truyền lại từ xa xưa và là truyền thống của người Việt mỗi khi xây nhà cửa. Người ta thường làm lễ này theo cách đặt viên đá, viên gạch đầu tiên để lấy cơ may trong ngày tốt của tháng khởi công đó.

2. Ý nghĩa của lễ cất nóc nhà

Cũng như các lễ khởi công, lễ động thổ trong xây dựng; lễ cất nóc được tổ chức với mục đích là cầu mong mọi điều may mắn, thuận lợi đến với công trình.

Đồng thời, lễ cất nóc còn mang ý nghĩa tinh thần rất to lớn. Buổi lễ diễn ra được suôn sẻ sẽ khiến cho tâm lý con người trở nên an tâm hơn. Và từ đó họ có thể bắt tay vào công trình với tâm lý được thần linh phù hộ mà dốc lòng thi công.

Với những đơn vị thi công các công trình lớn, nhà cao tầng; thì việc tổ chức lễ cất nóc còn thể hiện sự cẩn thận, chỉnh chu, kỹ lưỡng, có tầm nhìn xa; và có niềm tin mọi sự may mắn, thuận lợi sẽ đến với công trình và khách hàng. Đây cũng là một yếu tố giúp khách hàng đánh giá cao, và tin tưởng vào chất lượng dịch vụ của các đơn vị thi công.

3. Những lưu ý khi tiến hành tổ chức lễ cất nóc công trình

3.1 Xem ngày lành, giờ tốt, tuổi hợp trước khi tổ chức

Để lễ cất nóc diễn ra suôn sẻ, thuận lợi; thì trước khi bắt đầu tiến hành; gia chủ hay là chủ đầu tư phải đi xem ngày, xem tuổi và tử vi để tính toán ra ngày giờ làm lễ, cụ thể như:

Gia chủ và chủ đầu tư cần chọn những ngày tốt như: Hoàng Đạo, Sinh khí, Lộc Mã, Giải Thần.

Và tránh những ngày xấu như Hắc Đạo, Sát Thủ, Thổ Cấm, Trùng Tang, Hùng Phục.

3.2 Lễ vật cúng bao gồm những gì?

Cùng với đó, gia chủ và chủ đầu tư cần chuẩn bị mâm lễ cúng cất nóc nhà ở Thủ Dầu Một, Bình Dương bao gồm:

1 heo quay hoặc 1 con gà luộc.

1 mâm ngũ quả.

1 đĩa xôi/ bánh chưng.

1 đĩa muối.

1 bát gạo.

1 bát nước.

1/2 lít rượu trắng, bao thuốc, trà.

1 bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng.

1 bộ đinh vàng hoa; 5 lễ vàng tiền.

5 cái oản đỏ; 5 lá trầu; 5 quả cau.

5 quả tròn; 9 bông hoa hồng đỏ.

3.3 Bài cúng cho lễ cất nóc

Nam mô a di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy quan Đương niên.

Con kính lạy các tôn thần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………………………………. Ngụ tại: ………………………………………………………………………………….. Hôm nay là ngày …………. tháng …………… năm ……………………………..

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo …………….. cất nóc căn nhà ở địa chỉ: …………… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu.

Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (cất nóc, chuyển nhà, sửa chữa, mở cổng, xây thêm…)

Tín chủ con thành tâm kính mời:

Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần.

Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương.

Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa.

Ngài Định phúc Táo quân.

Các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật (3 lần)

Bài Văn Khấn Đổ Mái Nhà, Cất Nóc

Lễ cúng đổ mái nhà là gì?

Lễ dổ mái nhà hay còn được gọi là cúng cất nóc hay lễ đổ bê tông mái nhà. Ngoài ra ở một số vùng còn được gọi là lễ thượng lương nhà – lễ gác đòn công.

Thủ tục cúng đổ mái, cúng đổ sàn hay cúng đổ bê tông được hiểu là nghi lễ để báo cáo với Thổ Công và Trời Đất rằng công việc xây dựng nhà đã hoàn thành.

Và để chuẩn bị chu đáo nhất gia chủ có thể mời thầy pháp đến nhà để cúng đồng thời làm lễ cáo với gia tiên.

Chuẩn bị lễ cúng cất nóc nhà có ý nghĩa gì?

Dường như bởi vì thế mà lễ cúng đổ mái nhà hay còn gọi là lễ cúng cất nóc nhà đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hoá tâm linh người Việt.

Nhiều người băn khoăn rằng: Khi cất nóc, đổ mái có phải cúng không? Câu trả lời là có.

Thậm chí lễ cúng đổ mái nhà, đọc văn khấn đổ mái nhà rất quan trọng.

Nó có những ý nghĩa sâu sắc như:

Đối với nhà ở cúng đổ máu nhà nhằm mong quá trình xây dựng thuận lợi. Đồng thời giúp gia đình gặp may mắn, bình an và nhiều điều tốt lành khi sinh sống sau này.

Đối với các công trình nhà ở, căn hộ, chủ đầu tư làm bài cúng, văn khấn đổ bê tông sàn để mong quá trình thi công tốt đẹp. Cung như khách hàng sống ở đây phát tài lộc.

Hơn nữa, việc sắm lễ đổ mái nhà với những công trình lớn còn bày tỏ được tầm nhìn rộng, sự tỉ mỉ, cẩn thận, chu đáo của chủ đầu tư. Từ đó giúp họ tạo dựng niềm tin với khách hàng và thành công hơn ở những dự án mới.

Những lưu ý khi tiến hành lễ cúng và đọc văn khấn đổ mái nhà

Chọn ngày giờ tốt để đọc văn khấn đổ mái nhà

Theo quan niệm từ xưa đến nay thì việc đổ mái nếu tiến hành suôn sẻ, thuận lợi, đúng ngày đẹp thì công danh, cuộc sống của gia đình sẽ yên ấm, may mắn và như ý.

Ngược lại, nếu không quan tâm mà chọn phải ngày giờ xấu sẽ không được thuận lợi, kém may mắn.

Thực tế việc xem ngày cũng rất phức tạp. Nó phải dựa trên nhiều yếu tố như tuổi, mệnh của gia chủ. Ngày giờ tốt, thuận lợi, tránh những ngày Hắc đạo.

Đồng thời không xung khắc với gia chủ là tốt nhất thì sẽ mang lại nhiều may mắn.

Một trong những tố đầu tiên cần quan tâm cho nghi lễ cúng mái nhà hay cúng đổ sàn đó chính là thời điểm tổ chức lễ cúng.

Khi làm lễ cúng, gia chủ nên ghi nhớ thời điểm với những lưu ý sau:

Chọn ngày có nhiều Cát thần để hợp với bản mệnh của gia chủ.

Chọn ngày tốt: Hoàng đạo, Lộc mã, Sinh khí, Giải thần…

Tránh các ngày xấu như Hắc đạo, Sát thủ, Trùng tang, Hùng phục, Thổ cấm…

Trong trường hợp chọn được ngày thế nhưng không được tuổi thì gia chủ phải nhờ người làm lễ để không lỡ giờ lành.

Trong lúc làm lễ chủ nhà không hợp tuổi nên phải tránh mặt đi. Vì mượn tuổi, vậy nên sau khi làm lễ đổ mái phải có giấy tờ bán nhà. Điều này dù chỉ là tượng trưng thôi nhưng trong thế giới tâm linh nó lại mang ý nghĩa vô cùng lớn. Gia chủ cầm 99.000 đồng này để chứng minh mình là chủ ngôi nhà.

Xem xét về yếu tố thời tiết

Ngoài việc xem xét phong thuỷ thì chúng ta cũng nên xem các yếu tố về thời tiết. Điều này tránh gây khó khăn cho thợ xây dựng thực hiện công việc cất nóc.

Lễ vật cúng đổ mái nhà gồm những gì?

Bên cạnh việc xem ngày chuẩn bị bài văn khấn thì gia chủ còn cần chú ý đến lễ vật cúng Việc sắm lễ vật cúng đổ mái nhà cũng rất quan trọng.

Thông thường, mâm lễ cúng đổ mái nhà cần chuẩn bị gồm:

1 con gà

1 đĩa xôi/ bánh chưng

1 đĩa muối

1 bát gạo

1 bát nước

Nửa lít rượu trắng

Bao thuốc, lạng chè.

1 bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng.

1 bộ đinh vàng hoa

5 lễ vàng tiền.

5 cái oản đỏ.

5 lá trầu

5 quả cau.

5 quả tròn

9 bông hoa hồng đỏ.

Một số lưu ý khi sắm lễ cúng đổ mái nhà:

Lễ vật cúng có thể không cần phải mâm cao cỗ đầy. Thế nhưng đồ cúng phải chỉn chu, tươm tất và thể hiện sự thành tâm của gia chủ.

Lễ vật cúng đổ mái nhà này sẽ tùy thuộc từng vùng miền mà bổ sung thêm các thứ khác. Tuy nhiên nhìn chung thì đồ lễ cúng đổ mái sẽ có cả đồ mặn và đồ chay.

Khi mua lễ vật, đồ cúng cất nóc, bạn không cần thiết phải mua quá nhiều, quá cầu kỳ . Thế nhưng cần chú ý lựa chọn lễ vật thật cẩn thận. Ví dụ như lá trầu, quả cau phải đều nhau, không héo úa, hoa quả không bị dập thối…

Văn khấn đổ mái nhà như thế nào?

Hiện nay có rất nhiều phiên bản bài văn khấn đổ mái nhà khác nhau để gia chủ có thể tìm đọc.

Các bài khấn này đều có nội dung tương tự nhau sử dụng cho văn khấn đổ mái nhà tầng 1, tầng 2,…

Đó là kính cáo chư vị linh thần cho phép được cất nóc làm nhà và gia hộ độ trì cho gia chủ công việc hanh thông, chủ – thợ đôi bên an lành.

Nam mô a di Đà Phật Nam mô a di Đà Phật Nam mô a di Đà Phật – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy quan Đương niên. – Con kính lạy các tôn thần bản xứ. Tín chủ (chúng) con là: …………………… Ngụ tại: ……………………………………… Hôm nay là ngày …… tháng …… năm …… Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo …………….. cất nóc căn nhà ở địa chỉ: …………… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được cất nóc. Tín chủ con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần. Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương. Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài Định phúc Táo quân. Các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật Nam mô a di Đà Phật Nam mô a di Đà Phật Lưu ý:

Nội dung văn khấn đổ mái nhà 2, 3 tầng cũng tương tự như bài cúng đổ mái tầng 1. Gia chủ chỉ cần thay đổi nội dung phần tầng sẽ đổ mái trong bài văn cúng cất nóc nhà là được.

Khi thực hiện khoa cúng cất nóng, gia chủ có thể viết thêm sớ đổ mái.

Nếu gia chủ cảm thấy bài cúng lễ đổ trần nhà dài và không thể nhớ ngay lập tức. Vậy thì có thể viết, hoặc in bài văn khấn lễ cúng cất nóc nhà ra giấy rồi đọc.

Trước khi đọc văn khấn đổ mái nhà, gia chủ cần tắm gội sạch sẽ, áo quần tề chỉnh, thành tâm kính lễ.

Gia chủ không nên đọc to thành tiếng mà chỉ nên đọc lầm rầm vừa đủ cho chính mình nghe. Tốc độ đọc bài văn cũng không nên quá nhanh hoặc quá chậm mà nên vừa phải.

Trong trường hợp gia chủ không được tuổi làm lễ đổ mái mà mượn tuổi làm lễ. Vậy thì việc đọc văn cúng đổ trần nhà, văn khấn gác đòn dông sẽ được chuyển cho người được mượn tuổi thực hiện. Trong trường hợp này thì cần lưu ý, phần tên tín chủ trong bài văn khấn cất nóc lễ đổ trần nhà sẽ là tên của người được mượn tuổi.

Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.