Cúng Bánh Chay / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Vì Sao Phải Cúng Bánh Trôi, Bánh Chay Tết Hàn Thực?

Hằng năm, vào ngày 3/3 Âm lịch, nhiều người thường làm bánh trôi, bánh chay cúng gia tiên. Vậy vì sao phải cúng bánh trôi, bánh chay Tết Hàn thực?

Vì sao phải cúng bánh trôi, bánh chay Tết Hàn thực?

Chắc hẳn có nhiều người từng thắc mắc “Vì sao phải cúng bánh trôi, bánh chay Tết Hàn thực?”. Theo các nhà nghiên cứu về văn hóa, Tết Hàn thực ở Việt Nam được bắt nguồn từ một điển tích của Trung Quốc qua tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc được lưu truyền tới ngày nay. Theo nghĩa chữ Hán, “Hàn” là lạnh, “thực” là ăn. Tết Hàn thực có ý nghĩa là ngày Tết ăn đồ lạnh.

Đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong sống cảnh nay trú nước Tề, mai ở nước Sở. Bấy giờ, có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo phò vua đã giúp đỡ nhiều mưu kế.

Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong, hỏi ra mới biết đem lòng cảm kích vô cùng.

Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công trong vòng mười chín năm trời, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài.

Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi vương, phong thưởng rất hậu cho những người có công nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi không oán giận gì, về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn.

Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm Tử Thôi. Nhưng vì là người không tham danh vọng, Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng. Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng (muốn thúc ép Tử Thôi quay về). Không ngờ Tử Thôi quyết chí, hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng.

Vua đau lòng, thương xót nên đã lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ nguội nấu sẵn tưởng niệm Giới Tử Thôi. Cũng từ đó, ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm được coi là ngày Tết Hàn thực.

Mặc dù có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng Tết Hàn thực của người Việt vẫn mang những sắc thái riêng, mang đậm chất Việt.

Trong ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch, người Việt dù đi đâu, ở đâu cũng cố gắng về với gia đình để được đi tảo mộ, để cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, bắt đầu từ tháng 3 hằng năm, thời tiết dần nóng lên, cũng là thời điểm chuyển giao sang mùa hè. Vì thế, để đánh dấu thời điểm này, cứ vào ngày 3/3 Âm lịch, người dân làm bánh trôi, bánh chay để cúng tế đất trời, tổ tiên.

Hai thứ bánh trôi và chay đều làm từ bột gạo nếp thơm. Bánh trôi nặn viên nhỏ, ngoài trắng, trong nhân đường đỏ, thả luộc trong nồi nước sôi, khi bánh nổi lên mặt nước vớt ra vừa chín tới. Còn bánh chay thì nặn tròn dẹt, không nhân, đặt lên đĩa nhỏ, khi ăn đổ nước đường lên trên.

Ở một số vùng, người ta làm thêm món bánh nhót, cách làm tương tự bánh chay nhưng chỉ khác hình dáng được người dân nơi đây nặn giống như trái nhót lạ mắt.

Vào những ngày này, cùng người thân thưởng thức một đĩa bánh trôi, bánh chay ta như cảm nhận được nhân tình thế thái. Nhiều người còn truyền tai nhau rằng, ăn bánh trôi bánh chay vào ngày này để ôn lại những chuyện xưa cũ, chuyện một thời đã xa của dân tộc ta.

Video: Cách làm bún bò giò heo chuẩn vị

Công Thức Nấu Bánh Trôi Bánh Chay Cúng Tết Hàn Thực

Tết Hàn Thực với món bánh trôi, bánh chay ” 3 chìm 7 nổi với nước non”. Bánh dẻo, mềm, thơm mùi gạo nếp. Ăn từng viên bánh thấy mật ứa ra nơi khoé miệng. Viên bánh chay với nhân đậu xanh, nước chan chè mát dịu, không ngọt, thơm mùi hoa bưởi của bột sắn. Chả phải món bánh cao sang gì, dân dã thôi nhưng vẫn đẹp đến nao lòng.

Công thức 1:

Nguyên liệu làm bánh trôi, bánh chay:

– Bột làm bánh (Mua sẵn hoặc đi xay)

– Đường mật cắt viên nhỏ

– Vừng rang chín vàng

– Dừa tươi nạo sợi

– Đỗ xanh

– Đường trắng

– Bột sắn dây

Cách làm bánh trôi, bánh chay:

– Bánh trôi:

Chia bột ra từng nhúm nhỏ, dàn đều cho đường vào giữa viên tròn, đun sôi nước thả bánh vào, khi bánh chín nổi lên chúng ta vớt ra chậu nước lạnh cho săn mặt bánh. Sau cùng vớt ra đĩa cho nguội, chấm vừng lên bánh là xong

– Bánh chay ( kì công hơn chút )

+ Đỗ xanh đồ chín cho lượng đường vừa ăn và dừa sợi vào đánh nhuyễn trong lúc nóng (bước này để làm nhân bánh)

+ Lấy bột dàn đều cho nhân đỗ xanh vào giữa viên tròn lại (do nhân đỗ xanh khó to nên cho lượng bột nhiều mới đủ bao kín nhân), sau đó luộc như làm bánh trôi ở trên. Khi chín vớt 2-3 viên chia đều ra từng bát

+ Nấu 1 nồi nước sôi cho lượng đường vừa ăn vào nấu tan, hoà bột sắn dây với nước, rót từ từ vào nồi dùng đũa khấu đều đến khi nước hơi sánh lại là được

+ Múc nước đường vừa nấu vào từng bát bánh chay, để nguội bớt, rắc dừa và vừng lên là ta đã có bát bánh thơm ngon

Công thức 2:

Nguyên liệu làm bánh trôi:

+ 1 gói đường phên làm bánh trôi có thể dễ dàng mua ở ngoài chợ

+ Vừng rang

+ Bột gạo nếp khô

+ Bột gạo tẻ khô, lấy tỉ lệ bột tẻ là 1/10 bột nếp

Cách làm bánh trôi nước:

Nhào bột sao cho có thể viên lại các viên bột dẻo mịn.

Phần bột này dùng cho cả bánh chay và bánh trôi.

– Lấy những cục bột viên trong lại, nhỏ vừa ăn, sau đó làm dẹt ra lấy viên đường cho vào trong, vê tròn lại.

– Cho nồi nước lên bếp, bật lửa lớn cho nhanh sôi, khi nước sôi cho lửa vừa bắt đầu thả những viên bột vào. Chuẩn bị bát nước lạnh bên cạnh.

– Khi thấy bánh bắt đầu nổi lên và phần bột chuyển sang màu trắng đục thì bánh đã chín. Chúng ta vớt bánh ra để vào bát nước lạnh khoảng 3 phút.

– Cho bánh ra đĩa. Chúng ta cứ làm như vậy cho hết mẻ bánh, lấy một ít vừng rắc lên cho thơm và đẹp mắt hơn.

Chú khi rắc vừng trên bánh:

Không cần nói về bột và viên bánh, chỉ nói đến rắc vừng thôi thì không phải cứ rắc lên là ngon đâu. Cũng cần kỹ thuật đấy các bạn

Mẹo rắc vừng cho viên bánh trôi trông ngon và đẹp mắt.

Vừng rang chín.

Chấm đầu ngón tay trỏ vào nước rồi chấm vào túi hoặc bát vừng hoặc dùng đầu đũa tròn.

Đặt nhẹ đầu ngón tay hoặc đũa có vừng lên viên bánh trôi rồi nhấc nhẹ ngón tay hay đầu đũa ra.

Vừng sẽ dính gọn thành từng chấm tròn. Viên bánh cũng hấp dẫn hơn đấy ạ

Hạn chế vụ rắc tóe lóe, nhìn không còn thấy sự hấp dẫn nữa.

Tổng hợp

Lí Do Tết Hàn Thực 3.3 Thường Cúng Bánh Trôi, Bánh Chay

Theo quan niệm dân gian, ngày 3.3 âm lịch gọi là Tết Hàn thực. Vào ngày này, người dân thường làm bánh trôi, bánh chay để dâng cúng tổ tiên? Vậy tại sao lại có quan niệm này?

Nguồn gốc ngày Tết Hàn thực

Theo các nhà nghiên cứu văn hoá, Tết Hàn thực của Việt Nam bắt nguồn từ một điển tích của Trung Quốc. Đó là vào đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở.

Lúc bấy giờ, có một người hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo Vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, do lương thực hết nên Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng Vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cảm kích vô cùng.

Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong 19 năm trời, cùng nhau nếm trải bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm Vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công trong khi tòng vong, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi.

Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa chứ không có công lao gì đáng nói. Nghĩ vậy, Giới Tử Thôi về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn.

Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh. Rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy.

Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa 3 ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3.3 đến mồng 5.3 Âm lịch hàng năm).

Bánh trôi, bánh chay phù hợp với văn hoá người Việt

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng – Trưởng Khoa Văn hóa Phát triển (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), mặc dù bắt nguồn từ phong tục Trung Quốc nhưng khi du nhập vào Việt Nam lại có những thay đổi phù hợp với văn hóa, phong tục của người Việt.

Khi bước sang tháng 3, thời tiết sẽ bắt đầu nóng lên, chuẩn bị bước sang mùa hè. Người Việt xưa đã sáng tạo ra món bánh trôi, bánh chay là những món ăn nguội, mang tính mát. Món ăn này vị ngọt thanh, rất phù hợp cho những ngày nóng nực.

Theo các chuyên gia văn hoá, việc dùng bánh trôi, bánh chay để cúng lễ cũng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Nó thể hiện cho văn hóa lúa nước. Cả hai thứ bánh đều được làm từ bột gạo nếp thơm, thành quả lao động vất vả mới có được để dâng lên ông bà, tổ tiên.

Bên cạnh đó, bánh trôi bánh chay cũng gợi nhớ đến tích truyện “bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ”. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chay tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển.

Chính vì thế, Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những đã khuất.

Lý Do Tết Hàn Thực Người Việt Thường Cúng Gia Tiên Bánh Trôi Bánh Chay

Hàng năm cứ đến ngày 3.3 (âm lịch), nhiều gia đình người Việt lại làm bánh trôi, bánh chay thắp hương lên bàn thờ tổ tiên. Chính phong tục này đã làm Tết Hàn thực mạng đậm văn hóa người Việt.

Nguồn gốc ngày Tết Hàn thực

Theo các nhà nghiên cứu về văn hóa, Tết Hàn thực ở Việt Nam được bắt nguồn từ một điển tích của Trung Quốc qua tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc được lưu truyền tới ngày nay.

Đó là vào đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở.

Lúc bấy giờ, có một người hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, do lương thực hết nên Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cảm kích vô cùng.

Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong 19 năm trời, cùng nhau nếm trải bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công trong khi tòng vong, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi.

Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chứ không có công lao gì đáng nói. Nghĩ vậy, Giới Tử Thôi về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn.

Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh. Rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy.

Tết hàn thực của người Việt gắn với bánh trôi, bánh chay

Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3.3 đến mồng 5.3 Âm lịch hàng năm).

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền, Tết Hàn thực của người Việt không phải để tưởng nhớ đến Tử Thôi mà mang ý nghĩa đánh dấu sự chuyển mình của vạn vật.

Khi tiết trời bước sang tháng 3 sẽ bắt đầu nóng lên, chuẩn bị bước sang mùa hè. Người Việt xưa đã sáng tạo ra món bánh trôi, bánh chay là những món ăn nguội, mang tính mát. Món ăn này vị ngọt thanh, rất phù hợp cho những ngày nóng nực.

Theo TS Nguyễn Ánh Hồng – Trưởng Khoa Văn hóa Phát triển (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), trong Tết Hàn thực, người Việt thường dùng bánh trôi, bánh chay để cúng gia tiên. Vì thế, ngoài tên gọi Tết Hàn thực, ngày 3.3, với người Việt còn có tên gọi khác là Tết bánh trôi, bánh chay.

Việc dùng bánh trôi, bánh chay để cúng lễ cũng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Nó thể hiện cho văn hóa lúa nước. Cả hai thứ bánh đều được làm từ bột gạo nếp thơm, thành quả lao động vất vả mới có được để dâng lên ông bà, tổ tiên. Đặc biệt, Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất.