Lễ Hội Bà Chúa Xứ Núi Sam

1. Miếu Bà Chúa Xứ – Điểm du lịch tâm linh của vùng đất An Giang

Hầu hết những câu chuyện về Bà Chúa Xứ đều là những câu chuyện truyền thuyết ly kỳ, đầy tâm linh và huyền bí. Kể về tượng Bà Chúa Xứ cũng vậy. Người ta kể rằng ngày xưa không ai biết ở đâu ra một pho tượng đá lớn ngự trên lưng chừng núi Sam. Nhiều người cho rằng tượng của Bà là pho tượng Phật đàn ông của người Khmer, bị bỏ quên lâu đời trên núi Sam. Sau đó người Việt đưa tượng vào miễu, điểm tô lại với nước sơn, trở thành đàn bà mặc áo lụa, đeo dây chuyền như người sống thật. Và từ đó người ta gọi đây là tượng Bà Chúa Xứ.

Miếu Bà Chúa Xứ – Điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở An Giang

Nhắc đến vùng đất Châu Đốc – An Giang hẳn những du khách chuộng loại hình du lịch tâm linh sẽ nghĩ ngay đến miếu Bà Chúa Xứ. Miếu Bà Chúa Xứ với những câu chuyện huyền thoại tâm linh được thêu dệt, truyền miệng từ đời này sang đời khác đã trở thành điểm đến không thể thiếu của những du khách mỗi khi đến An Giang. Khu vực có miếu bà là Núi Sam – Châu Đốc trở thành Trung tâm văn hóa tín ngưỡng của vùng đất An Giang nói riêng, vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc dưới chân núi Sam thuộc phường núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là địa điểm du lịch tâm linh thu hút hàng triệu lượt khách đến hành hương và chiêm bái mỗi năm. Khi tìm hiểu về “nguồn gốc” của miếu Bà, những câu hỏi như “Bà Chúa Xứ là ai?”, “Từ khi nào có miếu Bà Chúa Xứ?”… thì cho đến nay, mọi thứ còn nằm dưới “bức rèm” của những câu chuyện tâm linh, huyền bí. Chưa có một tài liệu cụ thể rõ ràng nào trả lời cho những câu hỏi này.

Gọi là miếu nhưng đây là một quần thể công trình kiến trúc vô cùng đồ sộ và hoành tráng. Đây là một công trình đồ sộ và hoành tráng, được xây dựng theo khối tháp hình hoa sen nở với mái tam cấp ba tầng lầu, ngói màu xanh, góc mái cao vút như mũi thuyền đang lướt sóng. Trong khu vực chánh điện, Tượng Bà được đặt chính giữa mặc áo bào thêu rồng phụng, kim tuyến lấp lánh và đầu đội mão màu sắc sặc sỡ. Gương mặt bà như đang trầm tư, nghĩ ngợi điều gì.

Miếu Bà Chúa Xứ thu hút đông đảo khách hành hương vào ban ngày lẫn ban đêm

Nói về miếu Bà Chúa Xứ thì có rất nhiều câu chuyện tâm linh. Và một trong những câu chuyện kể đó là vào những năm từ 1820 – 1825, quân Xiêm thường xuyên quấy nhiễu nước ta. Trong một lần đuổi người dân lên đỉnh núi Sam thì chúng gặp phải tượng bà. Chúng ra sức khiêng tượng Bà xuống núi nhưng đến một đoạn thì lạ thay tượng Bà nặng trĩu, không nhấc lên được.

Một tên trong số đó tức giận làm gãy cánh tay trái của Bà, ngay lập tức bị Bà trừng phạt. Từ đó, Bà thường hiện về tự xưng là Bà Chúa Xứ, thường xuyên hiển linh và phù hộ cho cuộc sống của người dân được “mưa thuận gió hòa”, mùa màng bội thu, thoát khỏi giặc giã, cướp bóc hay dịch bệnh.

Sau khi thấy Tượng Bà có nhiều linh ứng, người dân trong vùng bảo nhau khiêng tượng bà về thờ cúng nhưng một lần nữa người dân lại khiêng không được. Họ không thể dịch chuyển được tượng bà dù một bước. Lúc đó, một cô gái “lên đồng” bảo rằng bà chỉ di chuyển được khi có 9 người nữ đồng trinh khiêng.

Người dân làm theo và quả nhiên là khiêng tương bà xuống núi một cách dễ dàng. Tuy nhiên khi đến chân núi thì tượng bỗng nhiên nặng trịch và họ không thể đi được nữa. Và người ta nghĩ là bà chọn nơi này là nơi an vị. Vậy là người dân lập miếu thờ cúng tượng bà ngay chỗ đó.

Tượng Bà Chúa Xứ An Giang

2. Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam – Nét tín ngưỡng tâm linh độc đáo ở vùng Châu Đốc

Sự linh ứng của Bà Chúa Xứ vang xa, một đồn mười, mười đồn trăm…, người trong tỉnh đồn người ngoài tỉnh, người trong nước đồn người ngoài nước và như thế là hằng năm người dân, du khách từ khắp các tỉnh thành, từ nhiều vùng miền trong và ngoài nước tìm đến viếng Bà Chúa Xứ, tham quan miếu bà. Miếu Bà Chúa Xứ trở thành điểm hành hương – tâm linh có ý nghĩa vô cùng quan trọng của vùng đất An Giang. Mỗi ngày, miếu bà tiếp đón không biết bao nhiêu lượt khách tham quan, cúng viếng, nhất là vào lễ hội vía Bà Chúa Xứ.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ diễn ra từ 23/04 đến 27/04 âm lịch hằng năm, tại phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, An Giang. Hội Bà Chúa Xứ diễn ra trong không khí của những nghi thức truyền thống. Phần lễ Vía Bà bao gồm 5 lễ: Lễ tắm Bà, Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà, Lễ Túc Yết, Lễ xây chầu, Lễ Chánh tế trong đó, đặc sắc nhất là lễ tắm Bà được thực hiện vào lúc 24h đêm 23 rạng ngày 24.

Đầu tiên, các vị cao tuổi trong vùng mặc lễ phục áo dài khăn đóng lên đèn, niệm hương, dâng rượu, dâng trà. Sau đó, khoảng 4 – 5 người phụ nữ đứng tuổi, có uy tín trong làng tiến hành việc tắm bà. Nghi thức tắm bà được thực hiện sau bức màn che nhưng có đến hàng ngàn người chen chúc nhau đến chứng kiến ngoài hàng rào chánh điện.

Sau khi kết thúc nghi thức, bộ y phục cũ của Bà được cắt nhỏ ra phân phát cho những người dân đi lễ hội và người nhận được xem đó như là phần lộc mà bà trao cho để mình được khỏe mạnh, làm ăn thuận buồm xuôi gió.

Tiếp theo đó, các vị đại diện miếu sẽ thay xiêm y và làm lễ rước bốn bài vị ở lăng Thoại Ngọc Hầu bao gồm: bài vị của Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại, bà nhị phẩm Trương Thị Miệt và bài vị Hội đồng về miếu Bà Chúa Xứ. Lễ này được thực hiện vào 15h ngày 24 như một cách để tưởng nhớ tới người tiền bối đã có công khai khá vùng đất hoang vu này.

Hình ảnh những người chuẩn bị lễ trong lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam

3. Du lịch An Giang viếng miếu Bà Chúa Xứ và tham gia lễ hội Bà Chúa Xứ

Vì những câu chuyện linh thiêng được đồn thổi mà lễ hội vía Bà Chúa Xứ trở thành tâm điểm của công chúng gần xa, những người muốn tìm đến đây để cầu an, cầu phước lành trong cuộc sống, công việc… Nếu ngày thường miếu Bà Chúa Xứ tiếp đón rất nhiều lượt khách tham quan thì vào thời gian diễn ra lễ hội vía Bà, con số này còn tăng lên gấp bội.

Nhiều khách từ các tỉnh thành xa xôi ở Miền Trung, Miền Bắc cũng lặn lội vào tham quan và vía miếu Bà Chúa Xứ. Năm 2001, lễ hội vía Bà chúa Xứ Núi Sam được Bộ Văn hóa Thông tin và Tổng cục Du lịch Việt Nam công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia. Điều này càng làm cho lễ hội vía Bà thu hút càng nhiều khách hàng hương, tham quan, chiêm bái.

Khi tham gia lễ hội, du khách sẽ có cơ hội được nghe kể về những truyền thuyết đầy bí ẩn về miếu Bà Chúa Xứ. Những câu chuyện này có người tin là thật, có người còn mơ hồ, có người còn “nửa ngờ nửa tin”. Dù thế nào đi nữa thì đây cũng là điểm du lịch tâm linh vô cùng đặc sắc và độc đáo mà du khách nên thử đến dù chỉ một lần.

Viet Fun Travel

Lễ Bà Chúa Xứ Núi Sam

Châu Đốc, một địa danh gắn liền với sự linh thiêng với thế phong thủy tiền tam giang, hậu thất sơn và huyền bí với nhiều tín ngưỡng tôn giáo tồn tại từ lâu đời. Nhắc tới mảnh đất này, người ta không thể không nhớ tới Núi Sam, tới Miếu Bà Chúa Xứ, nơi thu hút hàng triệu khách hành hương tới cúng bái mỗi năm. Và cứ mỗi dịp tháng 4 âm lịch về, đến hẹn lại lên, du khách thập phương lại háo hức tìm về địa danh này để cầu xin tài lộc, may mắn từ vùng đất thánh trong Lễ hội Bà Chúa Xứ. Uy nghiêm miếu Bà chúa xứ núi Sam ở An Giang – Ảnh: Bat from Hell

Hội Bà Chúa Xứ diễn ra từ 23/04 đến 27/04 âm lịch hằng năm tại phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, An Giang. Với mỗi người dân ở vùng đất này, Bà Chúa Xứ như hiện thân của một niềm tin tâm linh mãnh liệt, người đã che chở, yểm trợ và phù hộ cho sự bình an, may mắn và phát đạt của mỗi người. Hội Bà Chúa Xứ là một cách để những đức tin ấy thể hiện lòng thành kính, để cầu xin chút phước tốt lành từ thánh mẫu.

Vị thần đã yểm trợ, phù hộ cho vùng đất An Giang ngàn năm qua – Ảnh: mekongdeltasensetravel Nhộn nhịp ngày hội Vía Bà chúa xứ núi Sam mỗi tháng 4 âm lịch – Ảnh: DuyMy

Vượt qua khỏi phạm vi bản địa, những câu chuyện huyền bí xoay quanh thánh mẫu, sự linh thiêng của người đã được truyền tụng ở mọi miền. Và có lẽ vì thế, vào mỗi dịp lễ hội, người ta lại được chứng kiến từng dòng người hành hương về xin chút phước đức tốt lành.

Người người tham gia hành hương về vía Bà chúa xứ núi Sam – Ảnh: Sưu tầm

Tham gia lễ hội, du khách sẽ được nghe kể về những truyền thuyết đầy bí ẩn về miếu Bà Chúa Xứ. Chẳng ai biết, ngôi miếu ấy có tự năm nào, chỉ thấy rằng, cho tới tận bây giờ, nó được xem như một di tích nổi tiếng khắp đồng bằng sông Cửu Long. Ấn tượng đầu tiên mà du khách nhìn thấy khi tới địa danh này là một công trình kiến trúc hình khối tháp dạng hoa sen nở với mái tam cấp ba tầng lầu, ngói màu xanh, góc mái cao vút như mũi thuyền đang lướt sóng.

Phúc hậu nét khoan thai của tượng Bà chúa xứ núi Sam – Ảnh: Sưu tầm Lễ vật nhân dân khắp nơi dâng lên Bà Chúa Xứ được trưng bày trong miếu – Ảnh: Sưu tầm

Hội Bà Chúa Xứ diễn ra trong không khí của những nghi thức truyền thống. Phần lễ Vía Bà bao gồm 5 lễ: Lễ tắm Bà, Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà, Lễ Túc Yết, Lễ xây chầu, Lễ Chánh tế. Trong đó, đặc sắc nhất là lễ tắm Bà được thực hiện vào lúc 24h đêm 23 rạng ngày 24. Đầu tiên, các vị bô lão trong lễ phục áo dài khăn đóng lên đèn, niệm hương, dâng rượu, dâng trà. Sau đó, 4 tới 5 người phụ nữ đứng tuổi, có uy tín trong làng tiến hành việc tắm bà. Nghi thức tắm bà được thực hiện sau bức màn che nhưng có đến hàng ngàn người chen chúc nhau đến chứng kiến ngoài hàng rào chánh điện.

Sau khi kết thúc nghi thức, bộ y phục cũ của Bà được cắt nhỏ ra phân phát cho những người dân hay khách trẩy hội như một lá bùa hộ mệnh trừ ma quỷ và giúp cho con người khỏe mạnh hơn.

Hàng ngàn người chen chúc tham gia lễ tắm Bà giữa đêm khuya – Ảnh: Wikipedia

Tiếp theo đó, các vị đại diện miếu sẽ thay xiêm y và làm lễ rước bốn bài vị ở lăng Thoại Ngọc Hầu bao gồm: bài vị của Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại, bà nhị phẩm Trương Thị Miệt, và bài vị Hội đồng về miếu Bà Chúa Xứ. Lễ này được thực hiện vào 15h ngày 24 như một cách để tưởng nhớ tới người tiền bối đã có công khai khá vùng đất hoang vu này.

Cờ hoa võng lọng trong các lễ rước – Ảnh: Sưu tầm Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà – Ảnh: Sưu tầm Với sự tham gia của rất nhiều người dân và quan khách – Ảnh: Sưu tầm Các vị thần bảo hộ của An Giang đều được rước về để tham gia lễ hội – Ảnh: Sưu tầm

Sang ngày 25, 26, lễ Túc Yết được bắt đầu. Các bô lão trong làng và Ban quản trị lăng miếu lễ phục chỉnh tề, đứng xếp hàng hai bên trước tượng Bà tiến hành các nghi thức trang trọng như: dâng hương, rượu, dâng trà và đọc văn tế sau đó hóa vàng giống như kiểu cúng bái cổ truyền của Phật giáo.

Khai mạc lễ hội với một hồi trống oai hùng… – Ảnh: Sưu tầm Và hồi kèn vang vọng – Ảnh: Sưu tầm Trang trọng lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam – Ảnh: Sưu tầm

Hội Bà Chúa Xứ lại được tiếp tục với lễ xây chầu hát bội. Đây được xem là một nghi thức quan trọng nhất với mong muốn cầu bình an, hạnh phúc, cầu mưa thuận gió hòa. Phần lễ kết thúc bởi Lễ Chánh tế vào 4h sáng ngày 26 và tới chiều ngày 27, các bô lão lại trang trọng đưa sắc Thoại Ngọc Hầu về Sơn Lăng.

Đặc sắc lễ xây chầu hát bội – Ảnh: Sưu tầm

Xen kẽ với phần lễ là những hoạt động nghệ thuật đặc sắc của phần hội. Ở đó, người ta có thể bắt gặp những trò chơi văn hóa dân gian từ xa xưa như: múa lân, múa mâm thao, múa chén đĩa… thu hút sự chú ý của rất nhiều du khách.

Nhiều hoạt cảnh đặc sắc trong lễ hội Bà chúa xứ núi Sam – Ảnh: Sưu tầm Nén nhang thành tâm xin chút phước lành từ vị thánh mẫu linh thiêng – Ảnh: Sưu tầm

Có thể nói rằng, hội Bà Chúa Xứ thể hiện rõ nét bản sắc dân tộc và giao hòa trong đó là những dấu ấn riêng của vùng Châu Đốc. Những ngày diễn ra Hội Bà Chúa Xứ là những ngày mà mảnh đất An Giang như sôi động hẳn lên. Hàng ngàn, hàng ngàn du khách muôn nơi ghé về nơi đây để thưởng ngoạn cái mây trời bồng bềnh của ngọn núi Sam, để lặng mình chiêm nghiệm lại cuộc đời trong bầu không khí huyền bí của vùng đất thánh. Hơn thế nữa, người ta mong muốn tham gia vào không khí đặc sắc của lễ và xin chút phước lành của vị thánh mẫu linh thiêng.

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của chúng tôi (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam

Châu Đốc, một địa danh gắn liền với sự linh thiêng với thế phong thủy tiền tam giang, hậu thất sơn và huyền bí cùng nhiều tín ngưỡng tôn giáo tồn tại từ lâu đời. Nhắc tới mảnh đất này, người ta không thể không nhớ tới Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng không chỉ ở miền Tây Nam Bộ, mà ngay cả người Việt ở nước ngoài vẫn biết đến.

Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc dưới chân núi Sam thuộc phường núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang. Miếu Bà Chúa Xứ có rất nhiều truyền thuyết huyền bí xung quanh hoàn cảnh ra đời của ngôi miếu, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Với sự linh thiêng và ứng nghiệm, cầu được ước thấy khiến Miếu Bà hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan, cúng viếng, đặc biệt vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về góp phần phát triển ngành du lịch An Giang.

Theo truyền thuyết kẻ lại, cách đây khoảng 200 năm, người dân địa phương tại Châu Đốc đã phát hiện ra tượng Bà ở trên đỉnh núi Sam và muốn đưa xuống. Tuy nhiên, mấy chục thanh niên cường tráng định khiêng tượng Bà nhưng không được. Sau đó qua miệng bà “cô Đồng” bảo chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng xuống. Nhưng đến chân núi thì tượng Bà bất ngờ nặng trịch không thể đi nữa. Người dân nghĩ Bà chọn nơi đây để an vị ở đây và đã lập miếu tôn thờ.

Ngày trước miếu Bà được xây dựng đơn sơ bằng tre lá, nằm quay về hướng tây bắc, phần lưng thì quay về vách núi, còn chính điện nhìn ra con đường và cánh đồng làng. Vào năm 1870, miếu được người dân xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước. Trong 4 năm từ 1972 đến 1976, miếu Bà được hai kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng tái thiết lớn tạo nên dáng vẻ như hiện nay.

Miếu Bà có bố cục kiểu chữ “Quốc”, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Các hoa văn ở cổ lầu chánh điện thể hiện đậm nét nghệ thuật.

Phía trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giăng tay đỡ những đầu kèo. Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi lộng lẫy. Đặc biệt, bức tượng phía sau tượng Bà, bốn cây cột cổ lầu trước chánh điện gần như được giữ nguyên như cũ.

Quần thể kiến trúc miếu có chính điện (nơi thờ tượng Bà), võ ca, phòng khách và phòng Ban quý tế.

Bên trong miếu thì lại được thiết kế và trang trí mang đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. Các cánh cửa miếu được các nghệ nhân chạm trổ, điêu khắc tinh xảo. Đặc biệt, nhiều liễn đối và hoành phi ở nơi đây cũng được dát vàng son rực rỡ.

Tượng Bà được người dân đặt ở giữa chính điện, xung quanh đó còn có bàn thờ Hội đồng ở phía trước, Tiền hiền và Hậu hiền thì đặt hai bên. Bàn thờ Cậu đặt ở bên trái, có thờ một Linga bằng đá rất to, cao khoảng 1,2m, còn bàn thờ Cô thì ở bên phải thờ một tượng nữ thần nhỏ bằng gỗ,…

Về nguồn gốc tượng Bà Chúa Xứ có nhiều truyền thuyết khác nhau. Theo lời truyền miệng dân gian thì vào những năm 1820 – 1825, quân Xiêm sang quấy phá nước ta và đuổi theo dân lên đỉnh núi Sam thì gặp tượng Bà. Bọn chúng ra sức khiêng bức tượng nhưng không nhấc nổi, một tên trong số đó đã làm tức giận làm gãy tay Bà và ngay lập tức hắn bị trừng phạt. Từ đó người dân gọi là Bà Chúa Xứ và lập miếu thờ để cho Bà Chúa phù hộ mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tránh được giặc cướp, thoát khỏi dịch bệnh.

Còn theo nhà khảo cổ học người Pháp Malleret nghiên cứu vào năm 1941 cho biết tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam thuộc loại tượng thần Vishnu (nam thần). Tạc dáng người nghĩ ngợi, quý phái, chất lượng bằng đá son, có giá trị nghệ thuật cao. Bức tượng được tạc vào cuối thế kỷ 6 và rất có thể đây một trong số hiện vật cổ còn sót lại của nền văn hóa Óc Eo xưa. Vào năm 2009, tượng Bà được ghi vào sách Kỷ lục An Giang là bức tượng bằng đá sa thạch xưa nhất Việt Nam và có áo phụng cúng nhiều nhất.

Vào mỗi dịp Tết đến, Miếu Bà Chúa Xứ lại thu hút đông đảo người dân địa phương và khách thập phương. Họ đến để thắp hương, cầu nguyện về một năm mới ấm no, hạnh phúc. Miếu Bà chúa xứ Núi Sam thể hiện rõ tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà miếu Bà Chúa Xứ mỗi năm thu hút hơn 3 triệu Phật tử từ các nơi đổ về hành hương, cúng bái cầu bình an, may mắn, tài lộc. Có du khách kể lại rằng, khi làm ăn họ không gặp vận, gặp thời. Người đó cúng bái khắp nơi, sau này nghe lời đồn, ông đã cất công từ Đà Nẵng bay vào Nam và viếng Miếu Bà Chúa Xứ. Và từ đó thời vận ông kéo về không thể hơn được. Từ đó hàng năm, ông đều vào Nam trả lễ Miếu Bà Chúa Xứ.

Khuôn viên vô cùng rộng rãi thoáng đãng với những cây cổ thụ rợp bóng xanh mát và nhiều cảnh được tạo dáng đẹp mắt. Điểm tô cho không gian là sắc hoa rực rỡ. Vào buổi tối, khi đèn lên, không gian miếu cổ kính lại thêm phần lung linh. Vãn cảnh chùa, thắp nhang cầu những điều bình an tốt lành cho bản thân và gia đình xong, bạn có thể leo lên tầng cao của ngôi miếu, ngắm nhìn cảnh vật từ trên cao, đưa mắt hướng về phía xa, bạn có thể thấy được cả 1 góc của thành phố.

Từ tháng 1 đến tháng 4 âm lịch hàng năm, Miếu Bà luôn nô nức dòng người đến thăm viếng. Bởi đây chính là khoảng thời gian diễn ra lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam ( 24-27.4 âm lịch). Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ chính thức diễn ra từ ngày 24 đến ngày 27 tháng 4 âm lịch hàng năm, trong đó có ngày vía chính là ngày 25. Năm 2023, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Vào mùa lễ hội, hàng triệu người từ khắp các vùng miền cả nước, nhiều nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam Bộ về đây dự lễ tắm tượng Bà, lễ dâng hương cầu phúc lành… và tham gia các trò chơi như hát bôi, múa võ, ca nhạc ngũ âm, múa lân, đánh cờ…

điểm du lịch tâm linh An Giang Điểm tham quan An Giang Miếu Bà Chúa Xứ Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam

Bài Văn Khấn Bà Chúa Xứ Núi Sam Và Cách Sắm Lễ Khấn Bà Chúa Xứ Núi Sam

Bài văn khấn bà chúa xứ núi sam mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn trong bài viết sau đây giúp các bạn đọc chuẩn bị đi chùa xứ núi sam, chuẩn bị đầy đủ lễ vật và bài khấn trước khi đi trẩy hội ở ngôi chùa linh thiêng này.

Miếu bà chúa xứ núi Sam không chỉ được xem là nơi linh thiêng mà còn là di tích có kiến trúc độc đáo. Vì thế mà nơi đây luôn thu hút các khách du lịch tìm đến để hành hương, trẩy hội, dâng hương, lễ vật để cầu xin lộc từ bà chúa xứ núi Sam.

Cách sắm lễ vật cúng khấn bà chúa xứ núi sam

Lễ vật dâng bà chúa xứ núi Sam gồm có: Mâm trái cây ngũ quả, hoa, hương, đèn cầy, hũ gạo, hũ muối, trà, rượu, bánh kẹo, trầu cau, xôi chè, bánh bao, heo quay nguyên con

Trong số các đồ cúng này thì heo quay nguyên con là lễ vật trang trọng, đặc biệt được số đông người hành lễ dùng để dâng cúng. Theo như phong tục thì heo quay dùng để cúng sẽ phải có một con dao cắm ở ngay sống lưng.

Sắm lễ bạn trước khi đi bạn nên chuẩn bị những đồ dễ mang đi như bánh kẹo, hoa quả, hương,… Còn những thứ khác có thể mua tại nơi gần miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam.

Bài văn khấn Bà Chúa Xứ Núi Sam

Khi vào thắp hương cúng dâng lễ vật lên Bà Chúa Xứ thì để lời khẩn cầu được Bà chấp nhận, ban linh, bạn nên khấn theo bài văn khấn bà chua Xứ núi Sam này:

“Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Xứ.Cúi xin được phù hộ độ trì. Hương tử con là: Ngụ tại:….Ngày hôm nay là Ngày….. Tháng….. Năm.Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý. ……. (Muốn gì cầu xin) Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Xứ, cúi xin được phù hộ độ trì.”

Xin lộc và cách sử dụng lộc Bà chúa Xứ núi Sam

“Ai đi cũng nên xin một BAO LÌ XÌ LỘC BÀ về cho may mắn nha…nói thẳng trong bao có khi là tiền, có khi là tấm áo Bà Mặc cắt ra làm lộc

Khi rước lộc về nhà, thỉnh lộc bà lên một cái dĩa, sau đó để 4 ly nước suối kế bên, cầm từng ly lên khấn cung nghinh bà về cư gia, cứ mỗi ly nước ta khấn xong ta chế 4 góc nhà.

Sau đó trân trọng đặt lên bàn thờ ở Mẹ Quan Âm chứ không nên để chỗ thờ Ông Địa như các nhà thường làm. Sẽ khinh thường bà, mà ông địa ông thần tài năm đó cũng không về được khánh.

Khi đặt lên thì trong 9 ngày phải thay nước và 3 ngày thay trầu cau 1 lần.

Sau đó ta có thể bỏ bóp hay để bàn thờ nhưng ta nhớ thường xuyên khấn Bà xin độ cho chúng con. Nếu để bàn thờ thì nên đặt thêm quanh bao lộc đó 5 thứ ngũ cốc.

Cuối năm ngày 23 âm lịch hóa bao lộc này

Truyền thuyết Bà Chúa Xứ ở Núi Sam – An Giang Đôi nét về Đá mỹ nghệ Ninh Vân

Cơ sở đá mỹ nghệ ninh vân chúng tôi chuyên thiết kế, thi công, lắp đặt, bán sẵn, các sản phẩm đá mỹ nghệ như: Lăng thờ chung bằng đá, Khu lăng mộ gia đinh dòng họ gia tộc bằng đá, lăng mộ đá đẹp, mộ đá một mái, mộ ba mái đá, mộ đá không mái, mộ đá đơn, mộ đá đôi, cổng tam quan đá đình chùa, cổng nhà thờ họ, mẫu mộ tháp đá, bàn thờ thiên bằng đá,cây hương thờ thiên ngoài trời, cột đá, đá kê chân cột, đài phun nước, linh vật,rồng đá, chiếu rồng, voi đá, ngựa đá, cuốn thư tắc môn bình phong đá , …

Để được tư vấn tốt nhất về sản phẩm quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ.

Địa chỉ: Làng nghề đá Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình

Điện thoại tư vấn hỗ trợ khách hàng: 0904.576.345

Website: https://langdaninhvan.vn

Về Miền Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam

Miếu Bà Chúa xứ núi Sam luôn thu hút đông du khách trong và ngoài nước.

Phát triển du lịch và bảo tồn nghiêm ngặt di tích, thắng cảnh

Có núi Sam cao 284 m cùng quần thể di tích kiến trúc, văn hóa nổi tiếng như miếu Bà Chúa xứ, chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang… KDLQG Núi Sam là điểm đến tiêu biểu của vùng đồng bằng sông Cửu Long, thu hút đông khách du lịch, người hành hương viếng thăm hằng năm, nhất là vào dịp tháng tư âm lịch với lễ hội vía Bà Chúa xứ núi Sam, một lễ hội lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh tín ngưỡng của vùng sông nước miền Tây Nam Bộ. Tại một hội thảo gần đây, các nhà nghiên cứu của Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) đã nhận xét: Châu Ðốc là nơi hội tụ đầy đủ điều kiện để hình thành và phát triển hoạt động du lịch văn hóa tâm linh bởi có một không gian như quần thể di tích núi Sam cùng nhiều hoạt động tín ngưỡng, trong đó có các lễ hội mang sức lan tỏa rộng như lễ hội vía Bà Chúa xứ.

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Châu Ðốc Trần Quốc Tuấn, một trong những yếu tố để KDLQG Núi Sam và lễ hội vía Bà Chúa xứ trở nên linh thiêng, được khách thập phương biết đến là pho tượng Bà Chúa xứ cổ xưa trên đỉnh núi Sam được phát hiện thời nhà Nguyễn, sau đó được chính quyền và nhân dân thỉnh đưa tượng xuống chân núi lập miếu thờ. Năm 1938, nhà khảo cổ học người Pháp Lu-ít Man-lơ-rê đã khảo sát tượng Bà Chúa xứ và kết luận tượng có từ thời trung cổ, mang tính chất tượng thần Xi-va. Lễ hội vía Bà Chúa xứ núi Sam đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là lễ hội cấp quốc gia và đến năm 2014 được công nhận là di sản phi vật thể cấp quốc gia. Năm 2008, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập tượng Bà Chúa xứ là tượng đá bằng sa thạch xưa và lớn nhất Việt Nam. Cùng với miếu và tượng Bà Chúa xứ gắn lễ hội vía Bà còn có các hoạt động đi kèm mang đậm bản sắc văn hóa vùng sông nước như đua thuyền rồng, thả đèn hoa trên ngã ba sông Châu Ðốc, tái dựng lễ rước tượng Bà từ đỉnh núi Sam xuống chân núi…

Ngày 27-12-2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KDLQG Núi Sam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Ngay sau đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký quyết định công nhận KDLQG Núi Sam với quy hoạch rộng khoảng 1.500 ha.

Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh, việc Thủ tướng phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KDLQG Núi Sam có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội quan trọng với địa phương, là tiền đề để tỉnh tiếp tục quy hoạch chi tiết tám phân khu du lịch nhằm khai thác hợp lý thế mạnh về du lịch văn hóa tâm linh, kết hợp đầu tư khai thác phát triển các loại hình du lịch vui chơi giải trí, khám phá, thể thao và nghỉ dưỡng để trở thành một điểm đến du lịch có chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao và khắc phục tính thời vụ trong hoạt động du lịch thời gian qua. Ðồng thời, đặt nhiệm vụ An Giang vừa phát triển du lịch nhưng phải bảo tồn nghiêm ngặt và phát huy giá trị hệ thống di tích, thắng cảnh; bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, gắn với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng, kết hợp hài hòa với các mục tiêu phát triển về kinh tế và an sinh…

Ðể xứng tầm khu du lịch quốc gia

Trước kia, KDLQG Núi Sam là vùng xa xôi, cách trở sông nước, cho nên lượng khách tương đối giới hạn, chỉ đón khoảng vài chục nghìn lượt khách mỗi năm. Nhưng từ sau năm 2000, lượng người hành hương, khách du lịch trong nước và quốc tế ngày càng tăng cao; đến năm 2013, KDLQG Núi Sam đã đón hơn 3,5 triệu lượt khách.

Tuy nhiên, lượng du khách tăng cũng kéo theo các tiêu cực xã hội như bán hàng rong, đeo bám, chặt chém du khách, lừa đảo, móc túi, tệ nạn ăn xin, xả rác bừa bãi, buôn bán lấn chiếm lòng lề đường… tác động tiêu cực đến bộ mặt văn hóa, văn minh du lịch núi Sam. Ðây cũng là vấn đề mà các cơ quan chức năng tỉnh An Giang và các cấp chính quyền thành phố Châu Ðốc đã có những bước chỉ đạo thực hiện quyết liệt, mạnh mẽ để bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách, tạo nên hình ảnh một Châu Ðốc văn minh, hiện đại. Trong những năm gần đây, chính quyền thành phố đã kiên quyết chấn chỉnh, dẹp bỏ các tệ nạn ở khu vực núi Sam, lắp các ca-mê-ra theo dõi hoạt động vi phạm lấn chiếm lề đường, móc túi, chèo kéo du khách…

KDLQG Núi Sam hấp dẫn bởi tài nguyên du lịch, nổi bật là địa hình núi đá nổi giữa vùng đồng bằng trù phú, liền kề hệ thống kênh rạch tạo nên cảnh quan thiên nhiên độc đáo; giá trị tâm linh tín ngưỡng gắn lễ hội vía Bà Chúa xứ và giá trị lịch sử, văn hóa gắn với quần thể di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia,… Thời gian qua, hoạt động du lịch tại KDLQG Núi Sam đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế – xã hội địa phương và của tỉnh. Lượng khách đến núi Sam từ năm 2023 trở về sau ngày càng tăng; tổng thu từ khách du lịch cũng tăng mạnh, cụ thể: năm 2008 chỉ đạt 95 tỷ đồng nhưng đến năm 2023 đạt khoảng 500 tỷ đồng. KDLQG Núi Sam đã góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng chục nghìn người, tăng thu nhập và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân địa phương. Bộ mặt đô thị khang trang, văn minh, hiện đại hơn. Ðổi thay nhất là đường Tân lộ Kiều Lương dẫn vào núi Sam ngày xưa nhỏ hẹp nay đã thành đại lộ thênh thang, phố xá mọc lên sầm uất.

Mới đây, tỉnh An Giang đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển KDLQG Núi Sam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, thời gian tới thực hiện tốt công tác xã hội hóa trong thu hút đầu tư cho KDLQG Núi Sam, phấn đấu đến trước năm 2025, phát triển khu du lịch Núi Sam đáp ứng các tiêu chí của KDLQG và đến năm 2030, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, đưa du lịch Châu Ðốc trở thành thương hiệu lớn về du lịch văn hóa tâm linh, một điểm đến quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Phấn đấu đến năm 2025 đón khoảng sáu triệu lượt khách, tổng thu du lịch đạt hơn 2.600 tỷ đồng; tạo việc làm cho hơn 5.000 lao động trực tiếp. Ngành du lịch An Giang và Châu Ðốc sẽ đẩy mạnh liên kết, tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến để thu hút nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong nước, thúc đẩy phát triển các mô hình liên doanh, liên kết phù hợp để huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư phát triển du lịch gắn với bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội vùng biên giới, có chính sách ưu tiên những dự án đầu tư có quy mô và dịch vụ chất lượng cao, thân thiện với môi trường, góp phần tạo thương hiệu cho KDLQG Núi Sam. Tỉnh cũng kêu gọi đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, resort, chợ đặc sản, siêu thị, trung tâm mua sắm hiện đại tại Châu Ðốc để du khách đến tham quan có nơi mua sắm, giải trí.

Ngành du lịch An Giang sẽ tăng cường chính sách kích cầu thị trường khách du lịch trong nước vào mùa thấp điểm nhằm khắc phục tính thời vụ của du lịch núi Sam, tập trung thu hút khách trong từng phân đoạn thị trường du lịch, gắn du lịch lễ hội kết hợp với hành hương; chú ý thị trường khách trẻ tuổi yêu thích khám phá, trải nghiệm thể thao, sinh thái nông nghiệp, tham quan vườn ươm, trang trại.

Với khách quốc tế, sẽ chú trọng phát triển thị trường du lịch theo đường bộ từ Thái-lan và Cam-pu-chia qua các cửa khẩu quốc tế của An Giang, ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa – tâm linh, trong đó mục đích chính là việc hành hương, lễ tại Bà Chúa xứ, lăng Thoại Ngọc Hầu và các điểm di tích khác. Ðồng thời, triển khai có hiệu quả chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa An Giang và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, TP Hồ Chí Minh; liên kết và mở rộng thị trường khai thác du lịch các tỉnh Ðông Nam Bộ – Tây Nguyên cùng các tuyến du lịch liên tỉnh và quốc tế.