Cúng 49 Ngày Chay Hay Mặn / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cúng 49 Ngày Nên Chay Hay Mặn Cho Người Mới Mất? Gồm Món Gì?

Cúng 49 ngày có ý nghĩa như thế nào?

Lễ cúng 49 ngày hay còn có tên khác là lễ Chung Thất là một buổi cúng lễ sau khi người mất được 49 ngày. Phong tục này của người Việt Nam được hình thành dựa trên thuyết Phật giáo như sau: khi người chết xuống cõi âm, thì linh hồn sẽ phải trải qua 7 cửa ải, mỗi ải sẽ mất 7 ngày. Do đó sau 49 ngày thì linh hồn đã được phán xử xong và được siêu thoát. Trong vòng 49 ngày trước khi siêu thoát thì người nhà vẫn chuẩn bị cơm nước để cúng cho người chết, sợ người chết bị đói.

Theo quan điểm Phật giáo con người khi chết sẽ được phân làm 2 phần: phần thân xác và phần linh hồn, phần thân xác sau chết sẽ bị phân hủy còn phần linh hồn thì tùy theo phúc đức, nghiệp báo khi còn sống mà sẽ được tái sinh về các cõi như: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, atula, nhân và thiên…. Việc tái sinh của linh hồn sớm hay muộn phụ thuộc vào nghiệp của người đó, khi còn sống càng năng làm việc thiện, không sát sinh thì càng sớm được siêu sinh vào cõi người, cõi trời. Còn khi sống không làm được chút việc thiện lành mà còn sát hại chúng sinh thì sẽ vào địa ngục.

Còn đối với những người đã mất mà nghiệp và phúc đức đều có, con chưa phân xử được về cõi nào, việc cúng 49 ngày sẽ có ảnh hưởng đến người chết do việc cúng 49 ngày gợi cho người chết những việc thiện đã làm, những tâm nguyện hướng thiện còn chưa thực hiện được, giúp linh hồn có thêm phước đức, nhờ đó linh hồn có thể được tái sinh về cõi tốt hơn. Khi cũng 49 ngày, người cúng niệm và người thân nên thành tâm. Được vậy thì người chết cũng được an yên mà người thân cũng tích thêm phúc đức.

Nên cũng chay hay cúng mặn 49 ngày cho người mới mất?

Theo kinh Địa Tạng và quan điểm Phật giáo trong khoảng thời gian 49 ngày sau khi mất, linh hồn người chết vẫn thọ dụng (hưởng) được tất cả những lễ vật được người thân cúng lễ : cơm, nước, rượu, hoa, hương nhưng chỉ hưởng mùi vị của thức ăn mà thôi. Cho nên trong vòng 49 ngày sau ngày mất, người thân vẫn nên cúng cơm nước hàng ngày cho người chết để họ được no đủ, thường đến 49 ngày thì nên cũng bái trang trọng hơn, thỉnh các sư về cầu siêu hoặc lên chùa cầu siêu cho người chết.

Vào ngày cúng 49 ngày nên tích cực phóng sinh, bố thí, làm điều thiện, tránh hoang phí, sát sinh…đây chính là món quà quý giá nhất chúng ta có thẻ làm cho người chết và cũng chính là tích đức cho bản thân. Về chọn người tụng kinh cầu siêu nên chọn người có nhân phẩm đạo đức tốt, con cái người thân trong thời gian này nê kiêng làm các việc ô uế.

Về việc cúng 49 ngày nên chay hay mặn cho người mới mất thì tốt nhất nên cũng chay vì quan điểm đạo phật rất kỵ sát sinh. Khi sát sinh người sống thì tạo them nghiệp cho thân còn người chết cũng gián tiếp bị ảnh hưởng, do việc sát sinh là để cúng tế cho người chết nên vô tình người chết lại bị cộng thêm nghiệp, làm cho họ phải liên lụy, chậm được siêu thoát về cõi lành. Còn nếu người chết đó khi sống chỉ toàn làm việc ác thì việc sát sinh này sẽ khiến họ bị đầy vào cõi ác thú.

Hiện nay chúng ta có thể thay việc dùng cỗ mặn bằng cỗ chay để cúng lễ và thiết đãi thực khách, điều này tạo duyên tốt lành, gieo duyên đạo phật cho khách và cho gia đình, các món chay hương vị cũng khá ngon và đa dạng. Vậy cúng 49 ngày cho người mới mất nên làm lễ chay, không nên sát sinh, đó là giúp người đã mất dễ siêu thoát và không tích thêm nghiệp cho họ mà người thân cũng không tự tạo nghiệp cho bản thân.

Sau 49 ngày, thì linh hồn đã được tái sinh vào một cõi nào đó tùy theo duyên và nghiệp của họ. Khi linh hồn đã vào các cõi này thì thọ dụng của họ sẽ khác với chúng ta, do đó cũng không ăn được các thức ăn, vật phẩm mà chúng ta cúng tế, riêng chỉ có các linh hồn được tái sinh vào ngả quỷ thì vẫn có thể “ăn” được những phẩm vật do người thân dâng cúng.

Chúng ta không thể biết được họ được tái sinh vào cõi nào, và cũng không cần cúng cơm hằng ngày như trong giai đoạn 49 ngày nữa nhưng vào các ngày rằm, ngày mùng 1, lễ tết, giỗ kỵ vẫn nên cúng lễ cho linh hồn người chết để tỏ lành thành kính với người đã khuất, đó cũng là phong tục truyền thống đáng quý của người Việt, uống nước nhớ nguồn, luôn nhớ ơn công lao dưỡng dục của ông bà cha mẹ. Tuy nhiên việc cúng bái không nên quá nặng nề, mà hãy thành tâm, cái chính đó là ngày con cháu quây quần, cùng nhau tưởng nhớ về người đã mất.

Trong những ngày cũng giỗ sau này, con cái cũng không nên sát sinh, vì sát sinh sẽ tạo nghiệp cho chính người sống. Theo tinh thần đạo phật chúng ta những người đang sống cũng nên hạn chế sát sinh, năng làm việc thiện, năng tích đức để tâm hướng thiện, cũng chính tạo cho chính mình và con cháu quả tốt, có cơ hội được về cỗi trời hoặc được tiếp tục đầu thai làm người. Còn khoa học hiện đại cũng chứng minh rằng ăn chay cũng rất có lợi cho sức khỏe.

Những điều kiêng kị nên tránh khi nhà có tang không nên làm

Kiêng kỵ để người đã khuất ở trần: Trước khi trút bỏ những hơi thở cuối cùng thì người nhà phải thay một bộ quần áo đẹp cho người đã mất, không nên để cởi trần khi ra đi. Hoặc cũng có thể sau khi người đã khuất đã ra đi thì người thân sẽ dùng nước sạch thay rửa cơ thể và thay quần áo mới cho người quá cố. Áo liệm phải được may bằng lụa, không được dùng vải sa tanh hoặc vải gấm, cũng không được may bằng da và lông vì người ta cho rằng áo liệm bằng da và lông thì kiếp sau sẽ đầu thai thành động vật.

Tránh để người mới mất nằm một mình: Người mất đi chỉ mong có cháu ở bên cạnh để có thể rời khỏi trần gian một cách mãn nguyện nhất, để không phải cảm thấy cô độc, dưới âm phủ cũng không vần phải nhớ nhung, luyến tiếc làm gì. Việc người ra đi nhưng không có người thân bên cạnh sẽ khiến cho linh hồn người ra đi không được yên nghỉ. Cho nên hãy luôn bên cạnh túc trực và sắp xếp công việc để về với người đã mất.

Cấm kỵ khi nhập niệm: Khi nhập liệm thì kỵ nước bắn vào thi thể của người đã mất, người thân cần phải nén đau thương và kiềm nước mắt để tránh nước mắt rơi vào thi thể. Khi nhập liệm kỵ mèo, chó đến gần thi thể vì người xưa quan niệm rằng chúng sẽ có thể khiến cho người chết đột nhiên bật dậy hoặc biến thành cương thi.

Trong thời gian để tang tránh đi thăm bạn bè, cưới hỏi: hạn chế việc đi thăm bạn bè, họ hàng, không tụ tập chời nhảy. Đặc biệt là vào những ngày tết, nếu gia đình có tang thì tốt nhất không nên đến chúc tết những gia đình có người bị bệnh để tránh đem những điều không may đến cho gia đình họ.

Kiêng lấy vợ, lấy chồng khi để tang ba mẹ, ông bà: Khi cha mẹ mới mất thì con cái thường phải để tang 3 năm, trong thời gian này thì người ta kiêng không được lấy chồng, lấy vợ vì nếu không sẽ phạm tội bất hiếu với tổ tiên, cha mẹ. Ngày nay thì việc kiêng cử đã không còn quá khắc khe như trước đây nữa, tuy nhien nhiều gia đình vẫn kiêng cưới vợ, gả chồng cho con khi chưa làm giỗ đầu cho người quá cố.

[junkie-alert style=”green”]

Cúng Cô Hồn Bằng Lễ Chay Hay Lễ Mặn?

(Lichngaytot.com) Mỗi dịp Rằm tháng 7 về, nhà nhà lại rộn ràng chuẩn bị những nghi lễ cúng Rằm, cúng Vu Lan, cúng chúng sinh. Tuy nhiên, việc sắm lễ chay hay mặn lại không đồng nhất hoặc có những quan niệm sai lầm.

1. Cúng cô hồn bằng lễ chay hay lễ mặn? – Cỗ chay là tốt nhất

Theo quan điểm , tháng 7 âm lịch hàng năm có hai lễ lớn là lễ Vu Lan và lễ cúng chúng sinh (cô hồn). Hai lễ này hoàn toàn khác nhau nhưng nhiều người nhầm tưởng là một vì trùng trong ngày Rằm tháng 7.

Lễ Vu Lan

Theo giáo lý nhà Phật, ngày Vu Lan xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp Ngạ quỷ. Vì thế, sau này lễ Vu Lan trở thành ngày lễ hàng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung.

Vào ngày này, các gia đình nên lên chùa làm lễ Vu Lan, cầu siêu tỏ lòng báo hiếu đến cha mẹ, ông bà, tổ tiên… sau đó về nhà làm một mâm cơm chay thắp hương lên bàn thờ Phật và bàn thờ người thân.

Lễ cúng chúng sinh (cúng cô hồn)

Dân quan quan niệm, nghi lễ cúng cô hồn nhằm mục đích bố thí thức ăn cho những vong hồn chưa được siêu thoát, những vong hồn không nơi nương tựa, thờ cúng như những bào thai, người chết oan, chết đói, người lưu vong đất khách quê người…

Lễ cúng này tùy vào cái tâm và việc làm phúc của mỗi gia chủ, hoàn toàn không có việc bắt buộc phải cúng cô hồn hay các vong linh vào mỗi dịp Rằm tháng 7 theo hàng năm.

Đua nhau làm mâm cao cỗ đầy liệu có đúng?

Khi làm lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn, nhiều người đua nhau làm mâm cao cỗ đầy, cúng tiến tiền tài vật dụng, làm những khóa lễ cả trăm triệu đồng… với niềm tin rằng điều đó mới là hành động báo đáp tổ tiên, lễ lạt càng to càng tốt, càng thể hiện sự hiếu lễ và thể hiện lòng thành của gia chủ cúng thí cô hồn, giúp người nghèo khó.

Tuy nhiên, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Nếu tâm bất thiện thì công đức không những không có mà còn mắc tội phỉ báng Phật, cha mẹ cũng vì thế mà không được hưởng hạnh hiếu của con cái, những linh hồn vất vưởng cũng chẳng vì thế mà siêu thoát được. Con cháu tùy điều kiện từng gia đình không cần phải quá cầu kỳ, miễn là thành tâm là được. Tuyệt đối tránh việc sát sinh, cúng cỗ chay là tốt nhất.

Ngoài ra, mọi người nên làm việc phúc như cúng dường, chia sẻ cho những người khổ đau hay lên chùa tụng kinh lễ bái để cầu sự siêu thoát cho ông bà, tổ tiên, cầu phúc cho cha mẹ sống thọ, khỏe mạnh. Đó mới là ý nghĩa của chữ hiếu trong mùa Vu Lan.

2. Không đặt mâm cúng Vu Lan và cúng chúng sinh gần nhau

Tiến hành cúng chúng sinh sau cùng và ở ngoài sân

Nhiều gia đình hiện vẫn có thói quen để mâm cúng cô hồn cùng với mâm cúng gia tiên. Điều này hoàn toàn nên tránh.

Nghi lễ cúng cô hồn tuyệt đối không được cúng trong nhà và cần thực hiện cúng sau lễ cúng Phật, thần linh và gia tiên. Gia chủ nên cúng ở ngoài sân, ngoài cổng nhà, không được cúng ở trong phạm nơi ở như phòng khách, phòng bếp…

Lễ Vu Lan thực hiện ban ngày, lễ thí thực cô hồn cúng vào buổi chiều tối hoặc tối hẳn

Lễ Vu Lan cầu siêu, báo hiếu tổ tiên nên thực hiện ban ngày. Còn lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa nên cúng vào buổi chiều tối hoặc tối hẳn. Lễ cô hồn có thể làm ở nhà hoặc ở chùa.

Cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào chuẩn nhất? Hiện các chùa đều làm lễ cúng cô hồn trong một ngày nhất định từ ngày đầu tháng tới rằm.

Lời khuyên của các chuyên gia tâm linh, nếu gia chủ không biết cách làm tại nhà cũng không nhờ nhà chùa thì không nên làm lễ cúng này vì nếu không biết cách tiễn các cô hồn, vong linh về cõi âm, các vong linh sẽ quanh quẩn trên cõi trần quấy đảo gia chủ.

3. Không cầu xin cô hồn phù hộ cho gia chủ

Cúng cô hồn bằng cỗ mặn sẽ khơi dậy “tham, sân, si”

Với lễ cúng cô hồn, trong chùa hoặc tại các gia đình có truyền thống Phật giáo không cúng đồ ăn mặn mà cúng chay. Bởi người xưa cho rằng, khi cúng mặn sẽ khơi dậy lòng “tham, sân si” khiến các vong hồn không nỡ rời đi, tiếp tục ở lại dân gian.

Mâm cúng cô hồn ngoài hoa quả, bánh kẹo, bỏng ngô, gạo, muối, chè, thuốc, hương, nến, tiền vàng mã… có thể mua thêm ốc hay cá sống để khi cúng xong mang đi phóng sinh. Những gia đình có điều kiện có thể làm lễ lớn hơn như mua thêm bánh mỳ, các loại bánh kẹo với số lượng lớn. Sau khi cúng xong thì có thể mang đi biếu tặng những người nghèo như một cách làm việc thiện tạo phúc cho bản thân và gia đình chứ không nên vứt bỏ.

Khấn vái xin cô hồn phù hộ là sai lầm

Trong khi thực hành lễ cúng cô hồn, nhiều gia đình thường khấn cầu xin cô hồn ban phước, xin tài lộc cho gia chủ… Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, đây là điều không đúng vì việc cúng là chúng ta đang ban phát lộc cho những cô hồn này chứ không phải đi lạy lục để những cô hồn phù trợ cho mình. Nên cúng thành tâm gửi hương hoa trà quả lấy lộc cho các cô hồn.

Ngoài ra có quan niệm cho rằng, khi cúng cô hồn, gia chủ không nên để trẻ em, phụ nữ mang thai hay người già lại gần mâm cúng. Bởi những người này được cho là yếu bóng vía nên dễ bị các “vong hồn” trêu chọc.

Quan niệm “nhốt vong dữ” là mê tín dị đoan

Có người có quan niệm rằng, “vong dữ” thì nên được “nhốt” lại để tránh làm hại cho người đang sống. Bởi vậy trong tháng Vu Lan có trường hợp con làm lễ “nhốt vong” mẹ, cháu làm lễ “nhốt vong” ông bà vì sợ rằng họ chết vào ngày, giờ dữ sẽ bắt các con cháu đi theo.

Các nhà tâm linh nhấn mạnh đây là quan niệm không thể chấp nhận được. Điều này không những thể hiện sự mê tín dị đoan mà còn mang cả hàm ý phỉ báng “vong linh” của người đã chết vì chẳng có cha mẹ, ông bà nào khi thác đi lại quay về hãm hại con cháu.

Ngày Ông Công, Ông Táo Nên Cúng Cỗ Mặn Hay Cỗ Chay?

Bàn về vấn đề này, nhà nghiên cứu văn hóa Hoàng Công (thành viên của UNESCO Việt Nam) cho rằng, đây là thắc mắc khá phổ biến khi chúng ta đang sống trong thời kì giao thoa văn hóa, trong đó có văn hóa tín ngưỡng.

Nếu đứng theo góc độ tâm lý xã hội, việc cúng lễ là hành động của con người muốn hướng về một niềm tin, có thể là ở mức tín ngưỡng hay tôn giáo. Cúng lễ thể hiện sự thành tâm trước thiên nhiên hay những lực lượng siêu hình (như thần linh) để mong muốn sự bình an cho bản thân và gia đình.

Nhà nghiên cứu văn hóa Hoàng Công cho biết: “Trong suốt chiều dài lịch sử, người Việt bị ảnh hưởng bởi văn hóa Á Đông và Trung Quốc nhưng lại có những bản sắc rất riêng của văn hóa, tín ngưỡng bản địa. Những nghi thức cúng lễ được pha trộn bởi tinh thần của Nho giáo, Lão giáo, Đạo Mẫu, tục thờ cúng gia tiên, các tín ngưỡng tự nhiên và mang đậm dấu ấn vùng miền”.

Chính từ sự ảnh hưởng của các nghi thức này nên việc cúng mặn (sử dụng động vật làm món ăn) và đốt vàng mã đã trở thành một phong tục có bề dày lịch sử.

“Tuy nhiên, điều này sẽ có đôi chút khác biệt với những người có ảnh hưởng bởi Phật giáo, với chủ trương không hoặc hạn chế sát sinh. Do đó, việc cúng lễ chỉ cần sự thành tâm, giản tiện và giảm thiểu các nghi thức, đặc biệt thể hiện trong mâm cỗ chay. Các tín ngưỡng, tôn giáo khác cũng vậy. Chính vì thế, việc cúng cỗ chay hay mặn sẽ tùy thuộc khá lớn vào tín niệm của người hành lễ, sẽ lựa chọn nghi thức nào phù hợp nhất với niềm tin của mình”, thành viên của UNESCO Việt Nam kết luận.

Vị chuyên gia cũng khẳng định, nhằm hướng tới những giá trị tốt đẹp về phong tục, nhân văn, giáo dục truyền thống cổ truyền tốt đẹp, việc cúng lễ nên chú trọng vào sự thành tâm, đúng như quan điểm “lễ bạc lòng thành” của tín ngưỡng Việt hay “thành tâm hướng Thiện” của tín ngưỡng Phật giáo.

Có cùng quan điểm với thành viên của UNESCO Việt Nam, TS. Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng Văn nghệ dân gian Việt Nam cho rằng, việc cúng cỗ chay hay cỗ mặn là tùy thuộc vào văn hóa của từng vùng miền cũng như thói quen, điều kiện của mỗi gia đình.

“Nếu đúng theo quan niệm dân gian, mâm cỗ truyền thống sẽ bao gồm rất nhiều món như gà luộc, canh mọc, xào thập cẩm, giò, xôi gấc, hoa quả, rượu, trầu cau, hoa cúc, hoa đào,…. Tuy nhiên, đặt trong hoàn cảnh cuộc sống bận rộn như hiện nay thì mỗi gia đình cũng chỉ cần làm đơn giản. Cái quan trọng và cần thiết nhất là tấm lòng thành kính hướng đến tổ tiên. Cũng nên lưu ý, khi thắp hương chỉ nên cầu cho “người yên vật thịnh”, gia đình yên ấm, mọi người bình an chứ không nên đặt nặng vấn đề tài lộc, phú quý như nhiều người đang làm”, TS Trần Hữu Sơn chia sẻ.

Thông thường, ngoài bộ áo mũ ông Công, ông Táo thì các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ mặn với xôi, gà, các món canh hoặc hay lễ chay (bao gồm trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…)

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, gia chủ sẽ đợi hương tàn rồi thắp thêm một tuần hương nữa mới được lễ tạ. Hoàn tất công việc hóa vàng mã, gia chủ mới được thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để ông Táo lên chầu Trời.

Nhà nghiên cứu văn hóa Hoàng Công – thành viên của UNESCO Việt Nam: “Trong dịp Tết, nghi lễ cúng Táo Quân bắt nguồn từ Trung Quốc, ảnh hưởng khá lớn của Lão Giáo, do đó các gia đình thường sẽ cúng mặn. Tuy nhiên, việc phóng sinh cá chép trong ngày này lại mang ý nghĩa rất nhân văn của tư tưởng Phật Giáo. Phải chăng, đó là một sự giao thoa văn hóa?”.

Hà Trang – Hoàng Ngọc

Giải Đáp Thắc Mắc: “Ngày Giỗ Đầu Tiên Nên Cúng Chay Hay Cúng Mặn?”

Với tâm niệm hiếu sinh và tạo phước hồi hướng cho người đã khuất, tổ tiên, người Phật tử nên dâng các lễ phẩm đặc biệt trong dịp Tết, cúng giỗ. Nhiều người chưa biết liệu cúng giỗ đầu vào ngày nào là chính xác? Cúng giỗ đầu là gì và cúng giỗ như thế nào? Cùng Bảo Long tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây.

Phong tục lệ thờ cúng tổ tiên xưa – nay

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.

Vậy trong đời này, với công ơn sinh thành dưỡng dục, phận làm con cháu biết trả thế nào cho đủ? Cho đến khi các đấng sinh thành khuất núi, nhiều con cháu vẫn trăn trở vì chưa thỏa được nỗi lòng muốn báo hiếu mẹ cha. Và phong tục cúng lễ chính là sự tiếp nối ước vọng ấy dâng lên tiên tổ. Đa phần gia đình nào cũng có bàn thờ tổ tiên trong nhà.

Phong tục thờ cúng tổ tiên gần như trở thành một thứ Tín ngưỡng

Trên ban thờ được bày trí đầy đủ như: , bộ ngũ sự ( 1 đỉnh + 2 hạc hoặc 2 chân nến), Mân bồng, , hoành phi câu đối…. Tùy vào từng gia đình mà có cách lựa chọn, bày trí đồ thờ cúng khác nhau.

Đối với người Việt, Phong tục thờ cúng tổ tiên gần như trở thành một thứ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, không gia đình nào không có bàn thờ tổ tiên trong nhà, nhưng không phải là một tôn giáo mà là do lòng thành kính của người Việt đối với cha mẹ, ông bà, cụ kỵ. Đây là một tín ngưỡng rất quan trọng và gần như không thể thiếu trong phong tục Việt Nam.

Ý nghĩa ngày giỗ đầu trong văn hóa thờ cúng người Việt

Nhiều người chưa biết liệu cúng giỗ đầu vào ngày nào là chính xác? Cúng giỗ đầu là gì và cúng giỗ như thế nào? Câu trả lời là: ngày đầu tiên sau một năm mất. Giỗ Đầu gọi là Tiểu Tường, là ngày giỗ đầu tiên sau ngày người mất đúng một năm, nằm trong thời kỳ tang, là một ngày giỗ vẫn còn bi ai, sầu thảm. Trong quãng thời gian này, không khí tang thương vẫn còn trong gia đình. Con cháu vẫn mặc áo tang hoặc đeo khăn tang trong ngày giỗ đầu (1 năm), thậm chí vì quá thương nhớ người thân mà con cháu vẫn khóc thương buồn bã.

Trong ngày Giỗ Đầu, người ta thường tổ chức trang nghiêm không kém gì so với ngày để tang năm trước, con cháu vẫn mặc đồ tang phục. Lúc tế lễ và khấn Gia tiên, những người thân thiết của người quá cỗ cũng khóc giống như ngày đưa tang ở năm trước. Nhà có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn trống nữa.

Ngày giỗ đầu tiên có ý nghĩa như thế nào?

Những điều kiêng kỵ trong ngày giỗ gia chủ cần biết

– Tuyệt đối không nêm nếm thức ăn, ăn thử các món sẽ đem lên bàn thờ thắp hương vì như vậy là phạm úy, gây tội.

– Trên mâm cơm cúng giỗ, không đặt những món gỏi, sống hay có mùi tanh kẻo làm ô uế khu tâm linh

– Không nên dùng hoa ly lên bàn thờ thắp hương cho người đã khuất vì loài hoa này biểu tượng cho sự chia ly, mất mát, tin buồn…

– Mâm cơm cúng giỗ phải được đặt riêng, bày trên những bát đĩa, đĩa mới. Tránh dùng chung với chén đũa thừa ngày sử dụng.

– Không sử dụng đồ đóng hộp, các món ăn đặt sẵn ngoài nhà hàng để vào mâm cúng giỗ vì điều này được coi là thiếu thành ý.

Giải đáp thắc mắc: “Ngày giỗ đầu tiên nên cúng đồ mặn hay đồ chay?”

Cúng đồ mặn hay đồ chay vào ngày giỗ đầu?

Vậy con cháu nên làm lành làm thiện, những ngày cúng giỗ đều dâng lễ chay thành kính, tổ chức niệm Phật tụng kinh, phóng sinh lợi vật để hồi hướng công đức, cầu cho vong linh được tiêu nghiệp tăng phước. Chỉ cần nhang đèn, hoa quả với vài món tinh khiết, một nén hương thành tâm để tỏ lòng thành kính

Việc cúng cho người đã khuất xin hãy chay tịnh ngay từ trong tâm thức của chính mình; từ chính tấm lòng biết ơn của những người con, người cháu đối với tổ tiên. Những người con của Phật hãy dùng chính sự giác ngộ của bản thân để quán chiếu và hành động mọi việc theo đúng giáo lý và lời dạy của đức Phật. Từ đó, thực hiện những nghi thức cúng lễ để tưởng nhớ đến những người đã khuất; giúp cho các vị ấy nhận được lợi ích, được an lành, hạnh phúc bên thế giới bên kia.

Bài viết này của Bảo Long giải đáp thắc mắc về cúng giỗ đầu. Mong rằng có thể giúp ích được cho gia chủ đâu đó trong cuộc sống.

Mua đồ thờ cúng bày trí ban thờ ở đâu uy tín chất lượng

Đúc đồng Bảo Long tự hào là người tiếp nối làng nghề truyền thống đúc đồng Ý Yên – Nam Định. Chuyên chế tác và bán đồ thờ bằng đồng, hạc đồng, chuông đồng, . Sử dụng công nghệ đúc thủ công truyền thống của làng nghề. Cùng với đó là các nghệ nhân lâu nắm, tài hoa. Các mẫu sản phẩm của chúng tôi luôn đa dạng từ hình dáng, mẫu mã, kích thước.

Bảo Long cũng không bị tụt hậu phía sau mà luôn tiên phong trong việc đổi mới. Từ mẫu mã, kiểu dáng càng ngày càng đẹp – độc đáo, mà giá hợp lý. Tin chắc có thể làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính nhất.

Quý khách quan tâm đến sản phẩm có thể đến các Showroom gần nhất trên toàn quốc; hoặc liên hệ Hotline: 0915.979.388 – 0984.888.889 để được hỗ trợ tốt nhất