Bài Lễ Xin Xám Hối, Cầu Siêu Cho Bé Đỏ Hoặc Con Bị Mất Sớm

Nhân dịp tháng 7 âm và Cô Phan Oanh hướng dẫn bài lễ cho những người không may may vướng phải nghiệp: không may bị xẩy, hay bị lưu thai, hay phá bỏ… Dù là bất cứ lý do gì, thì bậc làm cha mẹ cũng khởi tâm hướng về các bé, thành tâm xám hối, để cho bé đỏ được siêu thoát. Đó cũng là một phần trong Đạo làm Cha Mẹ. Xin chia sẻ Bài hướng dẫn của Cô Phan Oanh với mọi người cùng thực hành và thành tâm xám hối giải nghiệp.

Các Ngài dạy rằng “Người đang vướng nghiệp, Không thể ngụy tạo do vô ngã, Phải thành tâm xám hối, Từ tận lòng mình”. Những ai có lòng thành xám hối và mong muốn cho Cậu và Cô bé đỏ nhà mình được siêu thoát, thì tự mình thực hiện.

Thứ nhất: đến Chùa và nơi chùa đó phải cả Cung thờ Mẫu. Nếu gần nhà mình là tốt nhất, không thì ở quê nhà mình cũng tốt. Nếu Chùa không có Nơi thờ Quan-Thánh-Mẫu thì tùy duyên chọn Chùa nào thấy hợp với mình.

Thứ hai: Tự làm lễ, không cần mời Thầy

Thứ ba: Phải có đức tin, thành tâm xám hối, phải phát nguyện không tái phạm, có đức tin thì không phải đàn to lễ lớn hay mời thầy. Nếu bạn không có lòng tin là thế giới Tâm Linh có thật, thì bạn lễ to mấy cũng không thành.

Đồ Lễ

Ban Tam Bảo: 5 oản màu vàng, 1 đôi nến, 1 chai nước la vi, hương, hoa, quả

Ban Đức Ông: tùy tâm, nên mua bánh trưng, khoanh giò

Cung Thánh Mẫu: tùy tâm, nên mua Trầu-cau-nước-hoa- quả-nến

Ban Địa Tạng: hoa – đĩa sôi – nải chuối – gói kẹo – gói bánh – vỉ sữa – 1 đôi nến

Các ban khác nếu có thì mua tùy tâm: Ví dụ có nơi có Thờ Thành Hoàng Làng, Ban chúng sinh…

Có đặt tiền vàng hay không thì tùy tâm và tùy từng Chùa có cho đặt tiền vàng không.

Bài lễ Xin xám hối, cầu siêu cho bé đỏ

Con nam mô A di đà Phật (3 lần)

Nam mô bổn sư Thích ca mâu ni Phật

Nam mô A di đà Phật

Nam mô Đại từ đại bi tầm thanh cứu khổ cứu nạn linh cảm ứng Quán Thế Âm Bồ Tát

Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát

Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ tát

Một nén hương ngát

Một bát nước đầy

Một niềm tin trí tuệ

Con người là sản phẩm của thiên nhiên

Gia chủ con là……………… (tên người lễ)

Xin về cảnh đây…………… (tên chùa)

Trước Thượng trụ Tam bảo

Trước Đức Ông bản sở

Đức Thánh Hiền bản cảnh

Trước Hộ pháp Tôn thần

Trước hội đồng Tiên Thánh

Trước đức Bản tôn Địa tạng vương Bồ tát

Trước Thập điện Diêm vương cai quản âm tòa

Cho con hôm nay

Dập đầu xám hối

Nghiệp lỗi sâu dày

Kiếp này con kiến tạo

Vì tâm dục vọng

Không tỉnh thành say

Đã tạo nên nghiệp lực

Con xin hôm nay

Thiết đàn xám hối

Xin cầu siêu cho bé đỏ

Tại cảnh chùa này

Bé hóa thành gió

Bé về thành mây

Còn ở đâu đó

Xin mời về ngay

Về cảnh Chùa này

Ngự linh chứng lễ

Cuộc đời dâu bể

Con tu tại gia

Duyên lành kiếp trước

Kiếp này chủ nhà

Được khai ngộ đạo

Con đã nhìn ra

Đâu công, đâu tội

Con xin các Tòa

Cho phép chủ nhà

Dập đầu xám nguyện

Bằng sự tự nguyện

Con xin chắp tay

Tội trần con phạm

Con thiết đàn này

Chân Tâm xám hối

Con mong các Thầy

Tha cho dương thế

Đời tỉnh đời say

Kiến tạo nghiệp này

Con xin chuyển nghiệp

Nam mô A di đà Phật

Nhất tâm con tha thiết

Con xin các Tòa

Chứng lễ xám hối

Mở lượng hải hà

Độ cho bé đỏ

Được về Chùa nhà

Chứng tâm nhận lễ

Cho phận chủ gia

Thấu tỏ nhân quả

Của phận chủ nhà

Có duyên, không phận

Với bé đường xa

Mong bé hải hà

Về âm siêu thoát

Hương thơm hoa ngát

Trong tuần tuyết Vu Lan

Con làm lễ cầu siêu cho bé đỏ

Con xin các Thầy

Độ cho bé đỏ nhà con về đây

Về âm thanh thản

Con chỉ biết chắp tay

Xin cho bé đỏ

Không bám theo anh sinh chị đẻ

Mà nguồn năng lượng này

Sớm được đầu thai

Sớm được chuyển nghiệp

Vào nhà phúc lớn

Cha mẹ đức đầy

Để được làm người

Có nhân có nghĩa

Có hiếu có lễ

Có trí có tín

Mong kiếp sau này

Tu hành thành Đạo

Con trân trọng chắp tay

Phát tâm nguyện này

Hồi hướng cho bé

Nam mô A di đà Phật

Lòng thành muôn vẻ

Con tiến hương hoa

Trên xin Phật độ

Dưới xin Âm Tòa

Các Ngài tiếp dẫn

Phê chứng đàn này

Độ cho bé đỏ

Được về Chùa nhà

Độ cho tất thảy các vong linh

Dù trẻ hay già

Ăn mày, tự lực, đạo lực của Phật Đà

Hưởng hoa, nhận lễ

Lễ mọn của chủ gia

Về âm hải hà

Về âm siêu thoát

Hương tâm tỏa rạng

Rung động các tòa

Lòng thành chí thiết

Con tiến hương hoa

Xin pháp đàn của chủ nhà

Nhiệm mầu linh ứng

Mong các Ngài chứng

Cho thiên thư này

Thay trạng, thay sớ, thay pháp sư,

Thay thầy Bản tự tu hành

Tại cảnh Chùa đây

Lễ mọn tâm đầy, Con xin cẩn cáo

Con nam mô A di đà Phật (3 lần)

Trong bài lễ có đoạn “Mong các Ngài chứng-Cho thiên thư này-Thay trạng, thay sớ, thay pháp sư, Thay thầy Bản tự tu hành-Tại cảnh Chùa đây”, cho nên các bạn tự lễ lấy. Sự thành tâm xám hối là điều quan trọng nhất. Nên nhớ có khoa lễ xong thì không được ăn chơi trác táng, để rồi lại đi nạo phá thì tội sẽ nặng hơn, biết mà vẫn tái phạm tội thì tội nặng hơn nhiều. Cũng như vậy, người trần mà phạm tội hai lần ra tòa thì tòa xét xử nặng hơn, chắc chắn không có sự khoan hồng như lần đầu.

Lưu ý ngày làm lễ cúng vong linh hay cô hồn luôn là ngày 15 âm tháng 7, không phải là do năm nhuận hay không hay do thầy này nói năm này thế này hay thế kia, mà chọn sang ngày khác. Vì tháng 7 âm là tháng hội âm và ngày 15 là ngày chính hội.

Văn Tác Bạch Cúng Dường Trai Tăng Cầu An Cho Cha Mẹ

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Kính bạch chư tôn Hòa Thuợng, chư Thuợng Tọa, Đại Đức Tăng Ni! Hôm nay húng con có duyên sự đầu thành đảnh lễ xin tác bạch (1 lạy) Kính bạch chư tôn thiền đức!

Trên thế gian nầy kh có tình thuơng nào ấp ủ thiêng liêng thay cho tình thuơng của cha mẹ. Tình thuơn ấy đã dành cho chúng con ngay từ thuở mới tượng hình, đến với con qua hơi ấm thịt da, qua bàn tay trìu mến, qua dòng sữa ngọt ngào, qua lời ru êm ái.

Cha mẹ là người sinh ra chúng con nuôi con khôn lớn, cho con vay mượn vóc hình nầy, và cả cuộc đời tận tụy hi sinh, chỉ mong sao cho chúng con trưởng thành tốt đẹp.

Với ân đức của cha mẹ như trời cao khó với như biển rộng khó đo, cho dù chúng con có diễn đạt bằng muôn vạn lời ca tuyệt tác cũng kh sao tả hết thâm tình của cha mẹ. Quả thật:

Dẫu rằng hôm nay tuổi đời chúng con kh còn trẻ nhưng lại được diễm phúc tắm mình trong dòng suối yêu thuơng của cha mẹ, được ấp ủ trong vòng tay trìu mến của song thân. Giây phút nầy đây chúng con dâng trọn tất cả tâm lòng chí thành, chí kính, tri ân, niệm ân và xin tận huởng niềm hạnh phúc vô biên bên cạnh hai đấng sinh thành.

Với tinh thần tri ân và báo hiếu đối với cha mẹ, thực hiện theo lời Phật dạy:

Yếu tu đàn độ, bố thí vi tiên Dục chủng Phước Điền, trai tăng đệ nhất.

Chư Tăng Ni là bậc phước điền của chúng sanh, là mảnh ruộng thù thắng để hàng Phật tử chúng con gieo trồng giống phước. Để bày tỏ tấm lòng tri ân sâu xa đối với Tam Bảo cũng như để hồi huớng phước lành nầy đến với cha mẹ tại tiền, gia đình chúng con thành tâm sắm sanh lễ vật thiết lễ Trai Tăng, tiên cúng dường thập phương Phật, thứ cúng hiện tiền chư tôn đức Tăng Ni. Nguyện đem công đức nầy hồi huớng kỳ an cha mẹ hiện tiền của chúng con là… Pháp danh…

Nguyện hồng ân Tam Bảo gia hộ song thân tứ đại đều hoà, thân tâm an lạc, phước thọ vô biên. Cũng xin hồi huớng phước lành nầy kỳ siêu cho huơng linh cửu huyền thất tổ của chúng con thừa tư thiện phước, tốc thoát Ta Bà, tảo đăng Lạc quốc. Ngưỡng mong trên quý Ngài thùy từ ai mẫn, chứng minh hứa khả nạp thọ cho sự như pháp cúng dường nầy để chúng con được gội nhuần công đức.

NAM MÔ CHỨNG MINH SƯ BỒ TÁT MA HA TÁT.

Cúng Dường Hoa Quả Lên Phật: Ý Nghĩa Sâu Xa Của Lễ Vật Này

“Chúng ta cúng dường hoa lên Phật. Hoa là đại biểu cho nhân, ở định luật nhân quả. Thế gian và xuất thế gian đều không lìa nó. Rải rác trong các kinh, Phật thường nói: “Vạn pháp đều không, nhân quả bất không”. Vì sao? Vì tất cả các pháp vốn chuyển biến, nhân sẽ biến thành quả, quả sẽ biến thành nhân. Nhân quả tương quan mật thiết, hằng biến chuyển không gián đoạn, cho nên nói nhân quả bất không. Trước ra hoa sau mới kết quả, vì hoa là nhân, sau đó là quả. Cho nên cúng hoa là đại biểu cho việc tu nhân, nếu cúng hoa đẹp chúng sẽ hái được quả ngon. Vì thế mỗi khi thấy hoa, chúng ta phải nhớ đến việc tu nhân thiện, tương lai sẽ được quả báo thiện. Ở đây, hoa có ý nghĩa là như vậy.”

Tại sao cúng dường quả?

“Cúng quả là đại biểu cho quả báo, là điều mà chúng ta mong cầu. Muốn có quả tốt chúng ta phải biết tu trồng hoa tốt. Trong Phật pháp Đại thừa, hoa được hiểu là đại biểu cho lục độ: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Tất cả những điều đó gọi là hoa lục độ, sau đó mới có thể đạt đến quả báo viên mãn. Cúng hoa có ý nghĩa là như thế. Cho nên, khi chúng ta cúng hoa cho Phật, hay lúc nhìn thấy các loài hoa, từng phút từng giây chúng ta đều luôn cân nhắc mình phải tu nhân thiện. Tu nhân thiện sẽ được quả lành, đó là ý nghĩa cúng hoa quả lên Phật, Bồ tát.”

Lời bình về lễ vật cúng dường

Hóa ra đằng sau mỗi lễ vật đều có ý nghĩa đặc trưng riêng. Hoa và quả không chỉ là lễ vật, nó còn là hình ảnh nhắc nhở ta luôn làm điều thiện, tránh điều ác.

Vậy cùng với việc chuẩn bị hoa quả đẹp để lễ Phật, chúng ta nên nhớ đến điều này!

Theo Phật Giáo Là Gì?, tác giả: Pháp sư Tịnh Không, bản dịch Thích Tâm An

9 Điều Kiêng Không Nên Cầu Xin Khi Đi Lễ Chùa

Cầu cả đời được bằng phẳng

Phải thường xuyên soi xét kỹ tâm của mình, đừng truy cầu con đường thành công không có chướng ngại vật. Nếu như không có chướng ngại thì việc tu tâm dưỡng tính sẽ bị trì trệ, lười biếng mà không tiến lên. Thậm chí, còn tưởng rằng mình đã là một người tốt rồi, không còn nghiệp lực nào cả nên còn đường luôn bằng phẳng. Phải tận gốc giải quyết chướng ngại, khiến chướng ngại đó không còn cái gốc rễ để tồn tại. Chướng ngại là một cách tôi luyện để được giải thoát.

Cầu giúp người để được báo đáp

Không nên giúp người khác chỉ vì mong muốn họ báo đáp mình vì như thế, tâm đức giúp đời giúp người đã bị vấy bẩn. Có ý muốn người khác hồi đáp thì việc thiện không còn mang đúng ý nghĩa. Chỉ có buông bỏ sự được-mất thế gian mới có thể an nhiên tự tại.

Cầu không bị ma chướng

Nhiều người đến chùa với mong muốn xua đuổi tà, giải ma chướng gặp phải. Nhưng với người tu hạnh, ma quỷ cũng giống như khó khăn kiếp nạn. Vì tà ma sẽ giúp người tu hành rèn luyện, tu tâm dưỡng tính để trở thành người Đức cao. Người tu hành đến cảnh giới cao có thể tự hàng phục các loại ma quỷ.

Cầu không gặp trắc trở

Không gặp trắc trở thì tâm kiêu căng ngạo mạn sẽ khởi lên. Một khi tâm ngạo mạn khởi lên thì sẽ áp đảo rất nhiều các tâm khác của con người. Trải qua trắc trở sẽ khiến tâm kiêu ngạo của con người giảm đi. Hãy dùng sự trắc trở để làm vốn đạt được sự giải thoát.

Cầu không ốm đau, bệnh tật

Người niệm Phật không nên cầu khỏi ốm đau, cầu không bệnh thì chính là sinh ra tham niệm. Tham niệm một khi được sinh ra thì sẽ là phạm giới, sẽ làm trượt tiêu đường tâm. Trên thân thể một khi có bệnh, trước hết hãy làm cho tâm mình không bệnh. Bên nhà Phật nói rằng, bệnh tật là do nghiệp lực của mình tạo ra, hành thiện tích đức, tu thân dưỡng tính làm một người tốt mới trị khỏi tận gốc bệnh tật.

Cầu làm việc dễ dàng thành công

Dễ dàng thành công chính là không thể tôi luyện ý chí kiên cường. Ý chí mà không kiên cố, vững chắc thì sẽ đòi hỏi nhiều, sẽ tùy tâm mà rẽ. Muốn thành công thì phải chăm chỉ cố gắng, làm việc đến nơi đến chốn. Không thể trốn tránh khó khăn và tìm cầu sự thành công dễ dàng. Nên coi khó khăn là động lực để tiến lên!

Cầu mọi chuyện thuận theo mình

Mọi chuyện đều hài lòng thì sẽ dễ sinh ra tâm thái “ngạo khí” (kiêu kỳ, hoan hỷ), cho mình là tài giỏi nhất. Khi tâm thái “ngạo khí” sinh ra thì sẽ khiến chấp trước vào cái nhìn của mình, luôn cho rằng cái nhìn của mình mới là chuẩn xác. Khi ấy, sẽ rất khó để tỉnh ngộ, không thể khai mở được trí tuê. Hãy dùng “nghịch cảnh” làm duyên để tăng cảnh giới của mình.

Cầu tranh giành phải trái đúng sai

Khi bị người khác hiểu lầm đừng chấp nhất phải giải thích cho đúng, nói cho rõ bởi vì ngay lập tức muốn mau chóng nói cho rõ sẽ tạo thành tranh cãi, khi có tranh chấp tức sẽ sinh ra oán giận. Làm người cần buông bỏ chấp trước, khiêm tốn làm người, nhượng bộ nhường nhịn một chút không phải là cách giải quyết tốt hơn sao?

Cầu vụ lợi cho bản thân

Việc gì cũng cầu được vụ lợi cho bản thân mình thì sẽ đánh mất đạo nghĩa. Đánh mất đạo nghĩa thì không thể là một người tốt được. Hãy dùng “không tranh giành, không vụ lợi” để làm hậu phương cho sự tu trì của bản thân.

Kinh Nghiệm Lễ Chùa Bà Châu Đốc: Sắm Lễ Vật, Văn Khấn, Cầu Xin Gì

1. Chùa Bà Châu Đốc có thiêng không

Châu Đốc là địa danh gắn liền với nhiều truyền thuyết ly kỳ cùng những giá trị văn hóa độc đáo. Chùa Bà Châu Đốc chính là một ngôi chùa cổ, có giá trị tín ngưỡng đặc sắc được bảo tồn đến tận ngày nay. Chùa Bà Châu Đốc thờ bà chúa Xứ. Ở Châu Đốc, bà chúa Xứ được người dân nơi đây tôn sùng giống như Phật Bà Quan Âm hay Thiên Hậu Nương Nương, Bà Mã Hậu.

Kiến trúc tráng lệ của chùa Bà Châu Đốc (Nguồn: ivivu.com)

Có nhiều câu chuyện về bà chúa Xứ được lưu truyền trong dân gian. Tương truyền rằng vào những năm 1820 – 1825, nước Xiêm cho quân sang quấy phá nước ta. Giặc Xiêm đuổi theo người dân lên tận đỉnh núi Xiêm thì chúng gặp tượng Bà. Khi thấy tượng Bà, chúng bảo nhau khiêng tượng xuống nhưng không thể nhấc nổi.

Lúc này, một tên giặc Xiêm đã tức giận và làm gãy tay tượng Bà rồi bị trừng phạt ngay lập tức. Chứng kiến điều này, người dân đã gọi tượng Bà là Bà Chúa Xứ và lập miếu thờ để mong Bà Chúa phù hộ cho mưa gió thuận hòa, mùa màng bội thu, tránh được dịch bệnh và không bị giặc cướp quấy phá. Ngày nay, khi bước chân vào chính điện của miếu Bà chúng ta sẽ thấy câu đối:

“Cầu tất ứng, thí tất linh, mộng trung chỉ thị

Xiêm khả kinh, Thanh khả mộ, ý ngoại nan lượng”

Câu đối này thể hiện quyền lực vô cùng linh thiêng của Bà khi ban phúc và bảo vệ nhân dân. Cầu nhất định sẽ hiệu nghiệm. Đến cả người Xiêm, người Thanh cũng phải nể, phải sợ Bà. Cũng bởi sự linh ứng này mà số lượng du khách hàng năm tìm đến đi lễ chùa Bà Châu Đốc ngày một đông. Khi đến chùa Bà, chỉ cần thành tâm cầu khấn Bà bằng sự tôn kính thì nhất định sẽ được Bà ban cho sự an yên, ấm no, hạnh phúc.

2. Đi lễ chùa Bà Châu Đốc vào những ngày nào

Từ tháng 1 âm lịch đến hết tháng 3 âm lịch chính là thời gian nhiều người sắp xếp cho những chuyến đi hành hương lễ chùa. Nếu đi vào khoảng thời gian này, bạn nên lựa chọn đi trong tuần để không phải chịu cảnh đông đúc. Đặc biệt từ ngày 23 đến ngày 27 tháng 4 âm lịch hàng năm thì lễ hội “Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam” được tổ chức. Nếu bạn muốn được hòa vào không khí lễ hội, được tham gia các trò vui thì bạn có thể đến chùa vào thời gian này.

Khi đi chùa, bạn nên lựa chọn những trang phục thoải mái, lịch sự để thể hiện sự tôn kính, lòng thành của mình. Tốt nhất nên chọn giày thể thao êm ái chất lượng, không nên mang giày cao gót, tông Lào,… để việc leo núi được dễ dàng, không gặp sự cố.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được tổ chức hàng năm (Nguồn:travel.com.vn)

3. Tư vấn sắm lễ vật đi chùa Bà Châu Đốc

Lễ vật đi chùa Bà Châu Đốc gồm có mâm trái cây ngũ quả, hoa, hương, đèn cầy, hũ gạo, hũ muối, trà, rượu, bánh kẹo, trầu cau, xôi chè, bánh bao, heo quay nguyên con. Trong số các đồ cúng này thì heo quay nguyên con là lễ vật trang trọng, đặc biệt được số đông người hành lễ dùng để dâng cúng. Theo như phong tục thì heo quay dùng để cúng sẽ phải có một con dao cắm ở ngay sống lưng.

Khi sắm lễ đi chùa Bà Châu Đốc, những đồ như bánh kẹo, hoa quả, hương,… dễ mang theo thì bạn nên chuẩn bị ở nhà. Bạn có thể chọn mua đồ thờ cúng đầy đủ: bánh chính hãng chất lượng, hoa quả sạch không chất độc hại, hay nhang hương trầm mùi thơm vừa thể hiện sự thành tâm đồng thời giá thành cũng tốt hơn là mua ở những hàng quán bán đồ lễ ở gần chùa.

Đối với heo quay, do lý do di chuyển nên không phải ai cũng có thể chuẩn bị mang theo từ nhà. Heo quay bạn có thể mua ở gần chùa. Tuy nhiên khi mua bạn nên tìm hiểu kỹ về giá bán và chất lượng để tránh trường hợp mua với giá quá đắt.

Heo quay là lễ vật quan trọng dâng cúng Bà Chúa Xứ (Nguồn:miennamvui.net)

4. Bài văn khấn cúng Bà Chúa Xứ trên núi Sam ở Châu Đốc

Khi đã sắm lễ đi chùa Bà Châu Đốc đầy đủ, vào thắp hương cúng Bà Chúa Xứ thì để lời khẩn cầu được Bà chấp nhận, ban linh, bạn nên khấn theo bài văn:

“Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Xứ.

Cúi xin được phù hộ độ trì. Hương tử con là: Ngụ tại:….

Ngày hôm nay là Ngày….. Tháng….. Năm.

Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý. ……. (Muốn gì cầu xin) Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Xứ, cúi xin được phù hộ độ trì.”