Cách Tính Giỗ Hết Tang / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Apim.edu.vn

Giỗ Hết Tang – Ngày Giỗ Trọng Đại

Giỗ hết – Ngày giỗ trọng đại

Giỗ hết còn gọi là Lễ đại tường, là ngày giỗ sau ngày người mất hai năm. Giỗ hết là ngày giỗ quan trọng nhất trong tất cả những ngày giỗ đối với người qua đời nên giỗ hết thường được tổ chức long trọng, con cháu, người thân có mặt đông đủ, khách mời dự cũng được mở rộng. Ngày giỗ đại tường làm cho con cháu nhớ lại lúc lâm chung của người đã khuất và nhắc lại những kỷ niệm sâu xa giữa người chết và người sống. Câu giỗ “Chung thân chi tang” của người xưa là vì vậy. Trong ngày giỗ hết, con cháu vẫn còn mang mặc tang phục (ngày nay chủ yếu là đeo băng tang trước ngực) để cúng giỗ và để đáp lễ của khách. Lễ đại tường được cử hành long trọng, thậm chí, trong các gia đình giàu có thường diễn ra cuộc tế vong.

Ngày này, người ta cũng đốt vàng mã cho người đã khuất và thậm chí vàng mã đốt còn nhiều hơn trong ngày giỗ đầu. Bởi người ta quan niệm rằng, mã đốt trong giỗ đầu là mã biếu, tức là, người chết nhận được đồ dùng của con cháu đốt xuống, phải đem biếu các ác thần để tránh mọi sự quấy nhiễu. Trước khi đốt mã, phải cúng lễ ngay ở mộ người đã khuất và đốt mã ngay trước mộ. Những gia đình khá giả còn làm chay ngay tại mộ, mời tăng ni tới cúng, tụng kinh niệm Phật xong mới đốt mã. Cỗ bàn trong ngày đại tường rất linh đình. Ngoài việc “trả nợ miệng”, con cháu còn nghĩ rằng từ trước tới ngày này, hương hồn của người đã khuất còn luôn luôn phảng phất trong nhà, nhưng rồi đây, sau ngày lễ này, người khuất sẽ ít về thăm hơn nên con cháu muốn dâng một bữa tiệc thịnh soạn cho người đã khuất trước lễ đoạn tang (lễ trừ phục). Lễ đoạn tang (lễ trừ phục) là lễ bỏ hết mọi đồ tang phục, được tổ chức sau lễ giỗ hết 3 tháng. Trong lễ này, người ta làm 3 việc chính là sửa sang, đắp điếm cho mộ phần to đẹp thêm; đốt hủy các thứ thuộc phần tang lễ (khăn áo, băng tang, gậy chống, rèm sô, câu đối, trướng điếu…) và cáo yết tổ tiên để xin cho rước linh vị vào bàn thờ gia tiên. Sau lễ này người đang sống sẽ trở lại cuộc sống thường nhật, có thể tham gia các tổ chức hội hè, đình đám, vui chơi; người vợ có chồng chết có thể đi bước nữa. Tuy nhiên, hiện nay, hầu như sau giỗ hết là người ta đã bỏ tang chế, nhất là với những người chết được hỏa táng thì người ta cho rằng họ đã sớm được “sạch sẽ” nên lễ Đoạn tang sẽ tiến hành ngay sau giỗ hết chứ không phải chờ thêm 3 tháng nữa.

Ngày đại tường hết, ngày giỗ năm sau, năm thứ ba, người khuất đi xa là những ngày giỗ thường hay được gọi là ngày kỵ nhật. Việc cúng lễ sẽ cử hành như những người qua đời trước nên ngày giỗ hết là ngày giỗ trọng đại nhất trong tất cả những ngày giỗ./.

Tìm Hiểu Về Trùng Tang,Cách Tính Trùng Tang, Các Hóa Giải

Tìm hiểu về trùng tang

Chắc hẳn quý vị đã từng nghe về hiện tượng trùng tang, theo cách hiểu của người dân Việt, trùng tang là trường hợp người chết phạm phải năm, tháng hoặc giờ xấu. Do đó, linh hồn họ không siêu thoát, cứ quanh quẩn trong nhà trở thành trùng, rồi lần lượt bắt theo từng người thân trong dòng tộc

Vì sao có quan niệm về trùng tang?

Người ta sinh ra vào thời điểm nào là điều có thể biết trước. Sau khi thụ thai, trong bụng mẹ chín tháng mười ngày… ắt phải cất tiếng khóc chào đời. Nhưng khi nào thì chết vẫn là một bí ẩn. Vì vậy có câu: “Sinh có hạn tử bất kỳ”.

Ra đời chỉ có một cách là từ bụng mẹ chui ra, còn chết lại thiên hình vạn trạng: Chết già, chết do bệnh tật, chết do tai nạn, chết do thiên tai, chết do chiến tranh, đói rét, chết do tù đầy… Có người chết tại nhà, có người chết ở bệnh viện, có người chết đường, chết chợ. Có người thanh thản ra đi, có người “chết không nhắm được mắt”.

Thực tế cho thấy có trường hợp trùng tang vẫn bình an vô sự, ngược lại có trường hợp không trùng tang vẫn gặp rủi ro, tai họa, thậm chí chết người.

Người chết đã đành người thân còn sống cứ băn khoăn, áy náy không hiểu người chết đã “đúng số” chưa hay chết oan uổng… và ảnh hưởng của người chết với người sống như thế nào?

Đây là những câu hỏi và cũng là nguyện vọng chính đáng của những người còn sống với vong linh của người đã khuất và để giải tỏa cho chính mình. Chính vì thế mà khái niệm về trùng tang, nhập mộ đã ra đời.

Chưa có cơ sở về cách giải?

Theo sách vở ghi lại và cách làm của các thầy và kinh nghiệm dân gian thì việc giải trùng tang có nhiều cách khác nhau như: Gửi lên chùa để “nhốt trùng” lại; Chọn ngày, giờ an táng không phạm vào giờ kiếp sát; Làm huyệt giả; Đổ tỏi vào huyệt khi lấp đất… thậm chí có cả bài thuốc trấn trùng, dùng linh phù để trấn… Tuy nhiên, đây là những cách giải huyền bí, không có cơ sở, khó thuyết phục.

Đối với Phật giáo thì sống chết là chuyện thường nhiên, do nghiệp lực của tự thân mỗi người chi phối. Sống và chết chỉ là hai hiện tượng trong tiến trình luân hồi bất tận. Vì thế, Phật giáo không có quan niệm về ngày trùng tang, trùng nhật và hoàn toàn phủ nhận việc ngày giờ chôn cất của một người mà có thể ảnh hưởng đến sự sống chết của người khác.

Tuy nhiên, vì tập tục này ăn sâu vào tâm thức mọi người nên một vài nơi nhà chùa vẫn khuyên các Phật tử không an táng thân quyến vào những ngày trùng, nhằm giúp họ an tâm để chu toàn tang lễ đồng thời nỗ lực cầu nguyện, khai thị, làm phước hồi hướng cho hương linh.

Quan sát và chiêm nghiệm thực tiễn

Quan sát và chiêm nghiệm khá nhiều người chết và tình trạng xảy ra sau đó với người thân của người quá cố, chúng tôi thấy có 4 trường hợp xảy ra:

1. Người quá cố bị trùng tang kể cả đã làm giải trùng, sau đó có những người thân mất theo (thậm chí nhiều người liên tiếp). Trong trường hợp này người sống rất hoang mang, lo sợ và cho rằng trùng tang là có thật.

2. Người quá cố bị trùng tang có khi không làm giải trùng, nhưng sau đó người thân hoàn toàn bình an vô sự, thậm chí còn gặp may mắn. Trong trường hợp này người thân không tin có chuyện trùng tang.

3. Người quá cố không bị trùng tang, thậm chí có nhiều nhập mộ, nhưng sau đó người thân vẫn gặp rủi ro, bất trắc, thậm chí có người chết sau khi người quá cố qua đời. Trong trường hợp này, người sống trở nên mất lòng tin vào việc dự báo có trùng tang hay không.

4. Người quá cố không bị trùng tang và sau đó gia đình và người thân của người quá cố hoàn toàn bình an vô sự. Trong những trường hợp này người sống tin là người quá cố đã chết đúng số.

Như vậy cho thấy mọi việc đều có thể xảy ra theo chiều hướng đúng hoặc sai với việc dự báo (tính) trùng tang. Tất cả đều xảy ra một cách ngẫu nhiên, có thể trùng hợp hay sai lệch với việc người quá cố có trùng tang hay không, không theo một quy luật nào cả. Để giải quyết vấn đề, cần có một cơ quan, tổ chức nào đó dưới sự hỗ trợ của Nhà nước và xã hội nên đứng ra nghiên cứu, thống kê vấn đề trùng tang để tìm ra bản chất vấn đề và hướng dẫn dư luận xã hội, tránh để rơi vào tình trạng mê tín dị đoan làm ảnh hưởng tới nhiều mặt của xã hội.

Đừng “bày cỗ cho ma ăn”

Một triết gia đã từng nói: “Cái gì còn tồn tại, cái đó còn hợp lý”. Câu chuyện về trùng tang vẫn đang tồn tại, hiện hữu trong đời sống tâm linh và tập tục trong đời sống. Bởi vậy, không nên vội vàng “chụp mũ” đó là thứ mê tín dị đoan cần cấm kỵ trong khi chưa có minh chứng đủ thuyết phục đó là mê tín dị đoan phải loại bỏ. Hơn thế nữa, bản chất vấn đề là hướng thiện, mong cho linh hồn người chết được siêu thoát và sự bình an của người sống. Vậy sao lại cấm đoán. Làm như vậy e rằng chúng ta quá cực đoan và sẽ “phủ định sạch trơn”.

Còn nói trùng tang là một hiện tượng khoa học do sóng nhân điện như một số nhà cảm xạ, nhà khoa học giải thích e rằng chưa đủ cơ sở và cũng không thật thuyết phục. Thực chất đó cũng chỉ là sự suy diễn. Bởi lẽ nếu là khoa học thật sự thì phải có sự chứng minh, lý giải, tuân theo một quy luật chặt chẽ…

Nhưng thực tế cho thấy có trường hợp trùng tang vẫn bình an vô sự, ngược lại có trường hợp không trùng tang vẫn gặp rủi ro, tai họa, thậm chí chết người. Vậy giải thích thế nào, trong khi chúng ta thừa nhận “thực tiễn là thước đo chân lý”?

Điều cần nói thêm là theo sách vở để lại và tập tục trong dân gian có trùng tang và có cách giải trùng tang. Thực ra việc giải trùng tang cũng đơn giản, không tốn kém là bao. Có điều ngày nay một số “thầy” đã lợi dụng lòng tin theo tinh thần “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” và “bị bệnh phải vái tứ phương” để khi chẳng may có người nhà bị trùng tang thì bày đặt ra phải lập đàn cúng tế, đốt vàng mã, “bày cỗ cho ma ăn”… để kiếm chác làm không ít người lâm vào cảnh vay mượn để làm (đối với người nghèo) hoặc gây lãng phí về của cải, thời gian (đối với người giàu) là việc cần lên án và loại bỏ.

Để tranh bị các “thầy” lợi dụng chúng ta có thể tự tính trùng tang và cách hóa giải cũng rất đơn giản, làm theo ý đồ của các “thầy” thì rất tốn kém, không ít nhà khuynh gia bại sản, có khi chết đói trước khi chết “trùng”.

Theo cách tính trùng tang sau khi con người chết đi sẽ xảy ra các trường hợp sau: – Thiên di: nếu ở Cung : Tý – Ngọ – Mão – Dậu : là dấu hiệu có sự di dời hình thức tồn tại do trời định, là lúc “trời” đưa đi. Dự báo con cháu sẽ phải chia ly, tài sản phân tán, tranh chấp kiện tụng.

– Trùng tang : nếu gặp các Cung: Dần – Thân -Tỵ – Hợi, Là dấu hiệu “ra đi” không hợp số phận, không dứt khoát, hãy còn “ảnh hưởng” tới trần ai. Dự báo sẽ có người thân chết theo. Theo quan niệm xưa, nếu gặp phải trùng tang mà không có “nhập mộ” nào thì cần phải mời người có kinh nghiệm làm lễ “trấn trùng tang”.

Như vậy, “Trùng tang là tình trạng trong thời gian chưa mãn Đại Tang, hoặc chưa mãn tang bà con gần, lại tiếp theo 1 cái đại tang hoặc 1 cái đại tang gần khác”. Hoặc có thể gọi trùng tang là tang chủ phải mang ít nhất 2 vòng khăn tang trong cùng một thời điểm. Trong nhà, người thân vừa nằm xuống lại có nguy cơ liên táng là đáng lo ngại. Dân gian cho rằng trùng tang là người qua đời gặp ngày giờ xấu, cần hoá giải để tránh nguy cơ.

CÁCH TÍNH TRÙNG TANG NHƯ THẾ NÀO?

Sách Tam giáo Chính Hội viết: “Nam nhất Thập khởi Dần, thuận liên tiến, Nữ nhất Thập khởi Thân, nghịch liên tiến, Niên hạ sinh Nguyệt, Nguyệt hạ sinh Nhật, Nhật hạ sinh Thời. Ngộ Tý – Ngọ – Mão – Dậu Thiên di. Dần – Thân – Tỵ – Hợi Trùng tang. Thìn – Tuất – Sửu – Mùi Nhập mộ cát dã”. Nếu được Tứ nhập mộ thì tránh được trùng tang.

Điểm khởi đầu và thứ tự bấm Cung của Nam và Nữ khác nhau:

* Nam giới: Từ cung Dần khởi thuận chiều kim đồng hồ tính theo thứ tự Dần – Mão – Thìn – Tỵ – Ngọ – Mùi – Thân – Dậu – Tuất – Hợi – Tý – Sửu. Nghĩa là: 10 tuổi tại cung Dần, tiếp 20 tuổi tại Mão, 30 tại Thìn, 40 tại Tỵ, Ngọ: 50 tuổi, Mùi: 60 tuổi, Thân: 70 tuổi, Dậu: 80 tuổi, Tuất: 90 tuổi…

* Nữ giới: Từ cung Thân khởi đi theo chiều ngược kim đồng hồ, theo thứ tự sau: Thân – Mùi – Ngọ – Tỵ – Thìn – Mão – Dần -Sửu – Tý – Hợi – Tuất – Dậu. Nghĩa là : 10 tuổi vào cung Thân, tiếp cung Mùi: 20 tuổi, cung Ngọ: 30 tuổi, cung Tỵ: 40 tuổi, cung Thìn: 50 tuổi, Mão: 60 tuổi, Dần: 70 tuổi, Sửu: 80 tuổi, Tý: 90 tuổi…

* Đồng thời cứ được 1 Nhập mộ trở lên là yên tâm, vì “nhất mộ sát tam trùng” (một Nhập mộ xoá được 3 Trùng tang). Hoặc được 2 Thiên di thì cũng không lo vì “nhị thiên di sát nhất trùng” (2 Thiên di xoá được 1 Trùng tang).

Cách xem ngày Trùng tang- Nhập mộ- Thiên di

CÁCH TÍNH, XEM NGÀY NHẬP MỘ:

Có 4 bước tính theo thứ tự: Năm-Tháng-Ngày-Giờ:

– Niên nhập mộ: khởi đầu 10 tuổi từ Dần với đàn ông theo chiều Thuận chiều kim đồng hồ; đàn bà khởi đầu từ Thân và Ngược chiều kim đồng hồ. Khi hết tuổi tròn chục các năm lẻ tính vào cung tiếp theo đến tuổi năm người đó mất. Nếu vào cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là được năm nhập mộ.

– Nguyệt nhập mộ: tháng Giêng năm mất được bấm liền vào sau cung tuổi cho đến tháng chết. Nếu gặp cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là được tháng nhập mộ.

– Nhật nhập mộ: mồng Một tháng mất được bấm liền vào sau cung tháng cho đến ngày chết. Nếu gặp cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là được ngày nhập mộ.

– Thời nhập mộ: giờ Tý ngày mất được bấm liền vào sau cung ngày cho đến giờ chết. Nếu gặp cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là được giờ nhập mộ.

Theo tu vi , Nếu cả năm, tháng, ngày, giờ đều vào một trong các cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là được “Tứ nhập mộ”, tốt, tránh được lúc chết vướng phải giờ xấu.

CÁCH TÍNH, XEM NGÀY TRÙNG TANG:

Có 2 cách tính Trùng tang:

– Thứ Nhất, Trùng tang có thể là thời gian lúc mất, trùng năm (như người tuổi Dần mất năm Dần), trùng ngày (như người tuổi Sửu mất ngày Sửu), trùng giờ (như người tuổi Ngọ mất giờ Ngọ).

– Thứ Hai, là cách tính Trùng tang theo Địa Chi giống như tính Nhập mộ kể trên.

Lập Bảng sau dễ nhớ và theo 4 bước:

* Đầu tiên tính tuổi chết theo chẵn chục (10, 20…) khi hết tuổi chẵn tính tiếp các tuổi lẻ theo thứ tự 1,2,3…đến tuổi mất, tính đến đâu thì ghi lại cung đó;

* Sau đó tính tiếp đến tháng chết vào cung ngay sau cung tính năm, khởi từ tháng Giêng, ghi lại cung đó;

* Rồi tính tiếp đến ngày chết vào cung ngay sau cung tính tháng khởi từ ngày mùng 1, ghi lại cung đó;

* Sau cùng đến giờ chết vào cung ngay sau cung tính ngày khởi từ Tý, ghi lại cung đó. Chú ý giờ âm lịch chỉ chia một ngày ra 12 giờ: Tý (23-01 giờ), Sửu (01-03 giờ)…Hợi (21-23 giờ).

Nếu căn cứ vào phép tính Trùng tang như trên thì cả nam và nữ những người chết mà có tuổi âm lịch (=năm Dương lịch hiện tại – năm sinh theo Dương lịch + 1) bằng: 10, 13, 16, 19, 22, 25, 28, 31, 34, 37, 40, 43, 46, 49, 52, 55, 58, 61, 64, 67, 70, 73, 76, 79, 82, 85, 88, 91… sẽ rơi vào trùng tang. Từ đó quy nạp ngược lại theo hệ Can Chi thì những người có tuổi:

– Tý, Ngọ, Mão, Dậu nếu chết vào một trong các năm TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU thì rơi vào trùng tang;

– Hoặc: Dần, Thân, Tỵ, Hợi nếu chết vào một trong các năm DẦN, THÂN , TỴ, HỢI thì rơi vào trùng tang;

– Thìn, Tuất, Sửu, Mùi nếu chết vào một trong các năm THÌN – TUẤT – SỬU – MÙI có nghĩa là chết vào các năm “xung” (tứ hình xung) sẽ bị trùng tang. (xem bảng dưới)

Bảng tính trùng tang

CÁCH TÍNH TRÙNG TANG PHỔ BIẾN KHÁC : – Dùng 12 cung địa chi trên bàn tay để tính. Nam khởi từ Dần tính theo chiều thuận, Nữ khởi từ Thân tính theo chiều nghịch.

– Bắt đầu là 10 tuổi, cung tiếp theo là 20 tuổi, … tính đến tuổi chẵn của tuổi người mất. Sau đó cung tiếp theo là tuổi lẻ tính đến tuổi của người mất, gặp ở cung nào thì tính là cung tuổi. – Từ cung tuổi, tính cung tiếp theo là tháng 1, tính lần lượt đến tháng mất, gặp cung nào thì cung đó là cung tháng. – Từ cung tháng, tính cung tiếp theo là ngày 1, tính lần lượt đến ngày mất, gặp cung nào thì tính cung đó là cung ngày. – Từ cung ngày, tính cung tiếp theo là giờ tý, tính lần lượt đến giờ mất, gặp cung nào thì tính cung đó là cung giờ. Nếu các cung tuổi, tháng, ngày, giờ gặp các cung: – Dần – Thân – Tị – Hợi thì là gặp cung Trùng Tang – Tý – Ngọ – Mão – Dậu thì là gặp cung Thiên Di – Thìn – Tuất – Sửu – Mùi thì là gặp cung Nhập Mộ.

Chỉ cần gặp được một cung nhập mộ là coi như yên lành, không cần phải làm lễ trấn trùng tang.

Ví dụ: Tính cho cụ ông mất giờ Tý, ngày 3, tháng 3 thọ 83 tuổi. Cụ ông Khởi từ cung Dần tính chiều thuận: 10 tuổi ở Dần, 20 tuổi ở Mão, 30 tuổi ở Thìn… 80 tuổi ở Dậu, đến tuổi lẻ 81 ở Tuất, 82 ở Hợi, 83 ở Tí. Vậy cung tuổi là cung Tý là cung Thiên Di. Tính tiếp tháng 1 là Sửu, tháng 2 ở Dần, tháng 3 ở Mão, vậy cung tháng là Mão là cung Thiên Di. Tính ngày mồng 1 là Thìn, ngày mồng 2 là Tị, mồng 3 là Ngọ, vậy cung ngày là Ngọ gặp Thiên Di. Tính tiếp cho giờ, giờ tý tại Mùi, vậy cung giờ là cung Mùi được cung nhập mộ. Như vậy cụ ông có 3 cung thiên di, 1 cung nhập mộ. Vậy là hợp với lẽ trời và đất.CÁCH HÓA GIẢI TRÙNG TANG: Dân gian cho rằng trùng tang là người qua đời gặp ngày giờ xấu, cần hoá giải, làm cho người “ra đi” không còn “khả năng” gây “ảnh hưởng” xấu đến người thân thiết đang sống.

Tìm 1 bộ bài Tổ tôm cũ (tức là đã chơi cũ rồi) bỏ mấy con Bát sách đi, số còn lại lấy rải đều ở 4 góc quan tài trong lúc đang liệm.

* Dùng bộ bài Chắn gồm 120 quân bỏ 20 quân Yêu đi, tức là bỏ bộ Nhất và bộ Nhị, chứ không bỏ Bát sách. Kèm theo là 1 cuốn lịch Tàu hoặc bộ sách Trương Thiên Sư, và bộ Bùa trùng tang.

* Sau khi tính ra người mất bị phạm trùng tang thì những người thuộc tam hợp chi cùng với chi trùng tang phải tránh mặt lúc liệm xác. VD: trùng tang tại Tị, vậy tam hợp của Tị là Dậu và Sửu bị phạm. Những người thuộc tam hợp tuổi với người mất bị trùng tang phải tránh . VD: người mất tuổi Hợi thì tam hợp Mão Mùi bị phạm. Ngoài tránh mặt lúc “liệm” thì còn cần phải tránh cả lúc “nhập quan”, “đóng cá” và đặc biệt là cả tránh lúc “hạ huyệt, lấp đất”.

* Trước khi liệm: Dùng 6 lá Linh phù Lục tự Đại minh có kích thước 31 x 10.5 cm viết theo chiều dọc từ trên xuống dán vào thành trong của quan tài tại đầu, chân, hai bên vai, hai bên hông. Những Linh phù này có tác dụng trấn tà khí của Linh hồn. Khi chôn: Vong Nam 7, Vong Nữ 9 quả trứng vịt đã luộc chín, để trên nắp quan tài trên vùng bụng, dùng một cái niêu đất úp lên trứng, sau đó lấp đất. Cách này dùng để thu nốt những Tà khì còn sót lại. Lưu ý Linh phù được viết trên giấy vàng chữ đỏ.

* Sau khi chôn người ta lại dùng 108 cọc tre đực dóng trên mộ, 36 cọc tre hoá đóng ở nhà. Trên mộ cột thêm 1 con quạ hoặc gà mái đen.

* Một số người còn cho rằng có thể áp dụng phương pháp làm huyệt giả, đổ tỏi vào huyệt khi lấp đất hay dùng thần chú, Bát quái trận đồ trấn âm trạch để hoá giải…

* Trùng nặng thì người ta dùng con cóc màu vàng đang chửa để luyện thành thần tướng hộ vong.

* Trường hợp nặng hơn thì người ta dùng bộ gạo nếp nặn thành 12 ông thần trùng, sau khi làm phép thì dùng dao chặt đầu rồi nặn thành 1 hình nhân, dùng quan tài bằng lúc lác tẩm liệm rồi dùng 1 quả trứng vịt cắm 13 cây kim, đoạn dùng bè chuối; chọn giờ thiên giải thì thả xuôi ra sông.

* Ngoài ra có thể dùng Hùng hoàng, chu sa, thần sa gói trong giấy có ghi lời chú đặt vào quan tài để giải “trùng”

Nhưng thực ra, “sống” và “chết” chỉ là hai hiện tượng trong tiến trình luân hồi bất tận. Vì thế, về “trùng tang” có lẽ là do tâm tưởng. Nên chuyện hoá giải trùng tang cũng là gỡ đi sự lo lắng trong tâm tưởng của con người. Các trường hợp khác cũng tương tự như vậy. Như vậy, việc xác định trùng tang là dựa trên nguyên lý của dịch với học thuyết Âm dương – Ngũ hành chứ không phải sự mê tín, tuỳ tiện.

Có Nên Đốt Hết Áo Tang, Vòng Hoa, Liễng Sau Tang Lễ Không?

VẤN: Cứ mỗi lần thấy nhà ai có tang lễ, con đều rất sợ hãi. Lúc đám tang ông ngoại con, con càng sợ hơn, gia đình đông vô cùng. Mọi người đều mặc áo tang trắng, áo xô, khăn tang, nhà đánh dấu vôi, trống kèn linh đình, hát hò thê thảm. Đó là chưa nói vòng hoa, nhất là vòng hoa nhựa chất đầy nhà. Sau lễ di quan, vòng hoa nhựa lại được mang về gắn đầy xung quanh phòng thờ, áo tang phủ khắp nơi. Mỗi tối lên lầu thắp nhang con cảm thấy rất sợ. Đến kỳ cúng thất hàng tuần có thỉnh quý thầy về tụng kinh nhưng cũng chẳng ai biết thầy làm gì, chỉ việc nấu cơm mang lên, thầy cúng xong thầy thọ trai rồi về. Đến cả năm sau vòng hoa áo tang mới được đốt đi. Có họ hàng chỉ để tang vài ngày rồi xin xả tang vì bảo chuẩn bị cất nhà, sắp cưới sinh, làm ăn, nếu để tang là không tốt. Con xin hỏi như vậy là có đúng không? Nếu không mặc áo tang trắng mà thay bằng áo tràng hoặc áo bình thường như vậy có đúng không? Tại sao khi gia đình có tang lễ tất cả các tủ, cửa đều phải được quẹt vôi trắng? Áo tang và vòng hoa đốt hết sau lễ di quan có được không? Con xin cảm ơn Sư. ĐÁP:

I . Đám tang hay đám ma, lễ tang, tang lễ, tang ma là một trong những phong tục của Việt Nam. Lễ tang bao gồm nhiều quy trình của những người đang sống thực hiện đối với người vừa chết. Tang lễ được tổ chức khác nhau ở các dân tộc trên Việt Nam, mỗi một dân tộc có những nghi lễ tổ chức khác nhau mặc dù không nhiều nhưng đều có những bước cơ bản tương đối giống nhau ở các người Kinh cũng như các dân tộc thiểu số khác. Trong tang lễ ngày nay lại có những điểm khác so với thời kỳ từ năm 2.000 trở về trước.

Hiện nay, tang lễ được làm giản tiện hơn. Các trình tự lễ tang ngày nay là lễ khâm liệm, lễ nhập quan, lễ viếng, lễ đưa tang, lễ hạ huyệt và lễ viếng mộ. Theo Nhà nước Việt Nam thì “tử là táng”, làm lễ tang đơn giản. Chủ trương lễ tang của người Phật giáo thì “tam nhựt bất cấm” cúng vong linh thì cúng thức ăn chay, không cho sát sanh hại vật và đãi khách ăn chay. Đối với dân sự thì tùy theo nhà giàu hay nghèo làm lễ tang lớn hay nhỏ. Tuy nhiên, chỉ có thời gian lễ tang là quan trọng từ khi người thân qua đời cho đến khi động quan có khi lên đến cả tuần lễ.

Lễ tang tu sĩ Phật giáo

Tu sĩ Phật giáo quan niệm về sống chết là việc thường tình trong thế gian. Quá trình chư Tăng Ni tu hành trên tinh thần vô ngã, duyên hợp huyễn có, tấm thân nầy chỉ trừ trí tuệ, còn là huyễn mộng chẳng ra chi, chẳng là gì đối với mọi loài có mặt trên thế gian. Tuy nhiên, đối với người tu thì quan trọng ở chỗ khi lâm chung trút hơi thở cuối cùng có chánh kiến, chánh niệm không? Hay tu hành cả một đời người rồi khi lâm chung không đắc đạo cũng chết làm lễ tang như người thế gian. Theo người tu non núi “tử là táng”. Chư vị Tổ sư tu ở rừng sâu núi thẳm Đại Sư Khắc Chân, Long Cốc Thượng Tự, núi Dinh cách đây 250 năm khi thị tịch vào trong hang ẩn tịch, không ai đoái hoài làm lễ tang, lễ nhập tháp, chùa có biệt danh là chùa Hang Tổ là vậy. Năm 2012 Sư Đại Tâm ẩn tịch khuyên chư đệ tử không làm lễ tang, chỉ an táng luôn trong hang (lắp hang), có vị thi tịch cho đến khi thân tan rã giữa rừng xanh, không ai khâm liệm nhập tháp như ngài Ban Chu Thừa Viễn, đệ tam tổ Tịnh Độ. Lễ tang của tu sĩ, những bậc tu tinh chuyên, người tu núi thật giản đơn, “tử là táng”. Các lễ tang khác của Phật giáo sở dĩ để lâu là do nhu cầu chờ môn nhơn đệ tử đến viếng lễ tang, quan trọng là vị trưởng tử hay người thừa kế, người có trách nhiệm quyết định, nhưng thường là tổ chức rất ít ngày, sau đó lễ nhập tháp,

Đối với các hàng giáo phẩm cao cấp ở thành đô, dưới thế gian thì làm lễ tang với thời gian dài. Có khi lễ tang để đến 7 ngày mới nhập tháp, mọi người khắp nơi hay tin đều đến kính viếng, đặt vòng hoa vô cùng kính tiếc vị giáo phẩm, vòng hoa đôi khi cũng nhiều như người đời. Đó là do sự phát tâm của chư Tăng Ni, Phật tử tiếc thương vị giáo phẩm cao cấp tiêu biểu viên tịch

Cái sợ kế tiếp là sợ người chết, sợ lễ tang, sợ đám ma, một cái sợ tự nhiên nghe nói đến “ma” thì đã sợ từ trong nhà sợ ra. Vì người chết nằm bất động, không còn hơi thở, không có tiếng nói, không còn biết gì đối với người còn sống. Người chết đó sẽ bị chôn mất đi còn lại dư âm không có người đó hiện diện. Sợ về tâm linh, sợ người chết nắm tay mình dắt đi theo, sợ người chết về thăm, sợ những “lân tinh hồn thư” người chết đụng chạm mình rồi bị chết theo, sợ quỷ nhập tràng

Sợ người chết là sợ bị lây các bệnh khi không còn thầy kiểm soát bệnh nhân, sợ sự hôi nhơ, sợ trùng nhựt, trùng thời, trùng tang, liên táng. Cuối cùng mệt mỏi nhất là lễ tang rườm rà, tổng hợp nhiều phong tục tập quán của nhiều địa phương xa xôi đưa vào lễ tang, bắt người nhà phải thực hiện. Nếu không làm đúng là bất hiếu, bị ông bà quở, thần thánh phạt vạ, Phật trời không chứng minh, ông bà, người chết không được siêu thoát. Đây chính là cái sợ chung của người còn sống những người ở lại thế gian.

Cần giảm sự rườm rà của lễ tang

Có người không nghĩ, không sợ cái chết, không sợ người chết, nhưng sợ lễ tang. Tổ chức lễ tang thì rườm rà, mà nội bộ người nhà không hòa hợp. Có khi mượn người đi viếng lễ tang lôi kéo họ vào cuộc, chia phe tranh chấp tài sản của người đã qua, sợ tổ chức lễ tang linh đình, làm trâu, heo, bò đãi đằng bà con họ hàng đến uống ăn, say sưa giấc mả. Thêm vào đó thời gian đễ thật lâu mọi người nhà mệt mỏi vì lễ tang mà không dám thố lộ cùng ai. Một lễ tang mà người chết có thế lực, thì tràng hoa không biết bao nhiêu mà kể, người đi lễ không có lòng tốt với tang chủ đâu! Họ chỉ có lòng lợi dụng chuyện làm ăn của mình trong tương lai, hay củng cố địa vị mà đi điếu nhiếu hay ít. Lễ tang đôi khi trở thành nơi gởi gấm tấm lòng, nơi mặc cả những món hàng trong tương lai, nơi nói chuyện tình cảm không lời sau lễ tang.

Người xưa có câu: “Sanh bất hiếu thân, tử tế vô ích” nghĩa là khi cha mẹ còn sống không hiếu thảo nuôi dưỡng, đến khi chết rồi làm trâu bò cúng tế bao nhiêu cũng vô ích chẳng gì là hiếu nữa rồi. Với một xã hội văn minh như Việt Nam hiện nay, lễ tang là chuyện bình thường, không còn quan trọng, đối với người chết quan trọng là người có giá trị nhân phẩm, tư cách, trí tuệ đạo đức con người mới là trên hết. Nên tổ chức lễ tang gọn gàng, giản dị là tốt, chú tâm vào việc tụng kinh niệm Phật cho người qua đời, nhất là những người thân trong gia đình lo tụng niệm. Việc tụng niệm cũng không phải tìm Thầy đâu cho xa, cho bận rộn chủ (gia chủ) khách (Tăng Ni). Việc cúng kiếng các lễ lượt sau lễ tang nên tinh giảm vi quý, không làm hao tốn tài sản, tiền bạc. Tài sản của người qua đời để dành làm công tác từ thiện giúp đỡ người nghèo, xây nhà tinh thương, vì hiện nay người Việt ta còn nghèo, đói rách, khố rách áo ôm nhiếu lắm.

II . Giải quyết đồ tang lễ sau lễ tang

Những vật dụng của người đã qua xem lại những thứ nào người chết chưa sử dụng đến thì nên để lại người nhà sử dụng, như xe cộ, đồng hồ, nón, cà vạt, áo veston, vật chất đáng giá, những kỷ vật của người thân…Những thứ nào người chết đã sử dụng như quần áo, giường nằm, divant, ghế nhựa, nhất là của người bệnh truyền nhiễm nên đem thiêu hóa để giữ vệ sinh chung.

Tất cả những tấm chấn, triệu, vãn, phan, phướn, tràng hoa cườm, hoa tươi, hoa ni lông…sau khi an táng xong nên đem thiêu hóa, hoặc đem ra gởi tận nơi chôn cất, chỉ để lại một vài kỷ vật của người thân phúng điếu nơi bàn vong linh cho đến 100 ngày cũng phải giải quyết cho gọn, cho giản dị, cho thời gian phôi pha không còn đau lòng với người đã chết..

Đồ tang, áo sô, khăn tang của con cháu để tang cho ông bà nên giữ, giặt kỹ, thọ tang ba năm. Nói 3 năm chứ có 24 tháng, có nơi thuộc vùng người dân tộc phía Bắc 27 tháng. Tuy nhiên, hiện nay do xã hội tiến bộ con cháu ở ngoại quốc, đi làm ăn xa nên lễ tang vừa xong, sau lễ an sàng vong linh ông bà thì con cháu xin xả tang. Có người xin thọ tang, hoặc do phong tục chỉ thọ tang 100 ngày là xả. Có gia đình vì đang xây nhà, hoặc đến ngày giờ xây dựng nhà, gả cưới con trai, con gái…sau khi khai mộ xin xả tang. Thế thì những phong hóa phải được hóa giải giúp cho thân bằng quyến thuộc thuận lợi làm ăn sau lễ tang không gặp trở ngại, hoặc do gặp chiến tranh không thể để tang, không thọ tang thì cũng không xả tang. Đối với người xưa thì chúng ta gọi những người xả tang sớm là bạc tình bạc nghĩa. Nhưng đối với hôm nay thì gọi là tiến bộ văn minh, nhà Phật gọi là phương tiện cần có sự gia giảm cho công việc của gia đình

Lễ tang là phong tục tập quán, nhưng trong đó có phần là một quy luật tất yếu với con người, vì người chết không thể chối bỏ lễ tang, không vì một lý do gì mà người sống không tổ chức lễ tang cho người chết. Nhất là cộng đồng con người ở phố xá, ngỏ ngách, ở nhà sàn trên bờ sông, do ở ngọai quốc, do cải đạo theo kitô, tin lành, do không đủ kinh phí tổ chức lễ tang, cũng không nên bỏ hoang lạnh người chết trong lễ tang, nhưng làm thật giản dị là đúng với thời đại văn minh

III . Không thọ tang được không?

Dù cúng ta có ý tưởng đẹp không làm lễ tang cho người chết quá rườm ra, làm hao tốn tiền của cá nhân, tiền của gia quyến, tiền của người chết chưa hẳn là đúng. Đối với người chết là em trai, em gái, là em dâu, chị dâu, người nhỏ hơn mình, hoặc tu sĩ giáo phẩm, tu lâu năm, người xuất gia chính thống thì không thọ tang là đúng, không phải bị lỗi lầm.

Người không trực hệ, không phải cùng huyết thống qua đời, bạn thân, người mới quen biết…còn lại những người thân ruột thịt đều thọ tang. Có khi những người thân ruột thịt lớn tuổi, anh trai, chị gái, chú, bác, cô, dì dượng độc thân không có người thân khi chết mình có thể thọ tang vì tình cảm với người chết và sau lễ tang xả tang.

Chỉ có các tu sĩ từ Sa di, Sa di ni, Thức xoa ma na ni trở lên thuộc đệ tử xuất gia của Phật không phải thọ tang người thân, dù đó là ông bà, cha mẹ. Lý do người xuất gia mang pháp y của Phật không thể thọ tang người ngoài đời và ngược lại thì được. Ông bà cha mẹ đi tu theo Phật xuất gia làm Tỳ kheo, Tỳ kheo ni khi viên tịch thì đệ tử, trong đó có con cháu đều thọ tang. Thọ tang là việc “hiếu để” không nên từ chối trước người lớn hơn mình, đó là lễ. Người có “hiếu để” trên đời làm việc gì cũng nên; người thiếu “hiếu để” không làm gì nên thân, đấy là một chút hạnh nguyện hội nhập dòng đời cứu độ chúng sanh

Phật tử hỏi mặc áo tràng, mặc đồ bình thường lo việc tang, thọ tang được không? Xin trả lời: mặc áo tràng, măc đồ bình thường lo việc tang lễ và thọ tang ông bà cha mẹ vẩn được. Mặc áo tràng tức là Phật tử, mặc đồ bình thường để dễ làm công việc lễ tang, tho tang vẫn được, vì vị tịnh nhơn đó chưa thọ giới mặc pháp y của Phật! Vả lại là Phật tử đối với việc “hiếu để” cần phải có và giữ kỹ cương hơn người thế gian. Thiếu lễ thì người đời dèm pha phỉ báng và chúng ta cũng không được trọn vẹn mấy trong đạo làm con cháu.

Cửa kiếng tủ kiếng đều có quẹt vôi trắng khi có lễ tang

Không phải tủ, cửa phải quẹt vôi trắng, mà tủ kiếng, cửa kiếng, cửa cái, cửa sổ có gắn kiếng cũng phải quẹt vôi. Đây cũng là hủ tục của địa phưong Trung Hoa phong kiến, ảnh hưởng ít nhiều đến người Việt. Tuy nhiên,, tục nầy ít khi được truyền bá, cũng không ai chú ý làm gì. Khi gia đình hữu sự có người thân qua đời, tang chủ phải lo chạy trong chạy ngoài chay Nam chạy Bắc không còn rỗi rảnh để nghĩ đến việc quét một vệt vôi trên các tủ kiếng, cửa kiếng trong nhà làm gì.

Khi có người thân qua đời, trong nhà có tủ kiếng, cửa sổ cửa cái, hay tất cà những đồ vật có gắn kiếng nhìn thấy người trong kiếng. Theo tục lệ xưa thì gia chủ đem vôi quẹt chữ thập hay vệt tròn hoặc dán kính đáo bằng giấy hồng đơn, giấy trắng, các việc làm nầy có ý tưởng nhằm giúp cho vong hồn người mới chết còn yếu đuối thấy vệt vôi mà tránh tìm đường khác để đi. Nếu không có vệt vôi thì vong người mới chết còn yếu nhìn thấy tấm kiến, phải ở lại không đi đầu thai được. Thường thì kiếng gắn trong tủ là kiếng thủy ngân, kiến sẽ làm cho vong linh người mới chết nhìn thấy “nghiệt cảnh đài” mà sợ hãi vướng vào “nghiệt cảnh đài” mãi ở thế gian không đi đầu thai được. Nên khi trong nhà vừa có người qua đời, gia chủ phải nhớ việc tiên quyết là dùng giấy trắng hay giấy hồng đơn dán kính mặt tủ kiếng.

Cũng như tại bàn thiên, trước nhà cũng có quẹt một vệt vôi, nếu không có vệt vôi thì vong linh sẽ bị dẫn dắt vào nơi cúng kiếng, khó vượt qua bàn thiên và không đi đầu thai, tội nghiệp cho người mới chết.

Nên theo giáo lý Phật đà

Lễ tang cho gọn cả nhà được an

Trong lễ tang pháp nhuận tràn

Lo chuyên trì tụng tây phang mau về

HT Thích Giác Quang

Cúng Giỗ Đầu: Cách Tính, Sắm Lễ, Văn Khấn

Cúng giỗ là tục truyền thống của người Việt, nhằm tưởng nhớ ngày mất của ông bà tổ tiên, những người đã khuất. Thông lệ ngày giỗ đầu được tính theo ngày âm kể từ ngày người mất qua đời đúng 1 năm. Cúng giỗ là cách để con cháu bày tỏ tấm lòng thành kính với ông bà, người mất. Cầu mong người khuất phù hộ, đem lại bình an cho gia đình. Vậy mâm lễ vật, văn khấn cúng giỗ đầu như thế nào? Cách tính ngày giỗ đầu ra sao? Cùng theo dõi bài viết sau.

Cúng giỗ có ý nghĩa gì?

Cúng giỗ là phong tục truyền thống có từ lâu đời của người Việt, gắn liền với cuộc sống của người dân. Ngày giỗ là ngày kỷ niệm người thân trong gia đình qua đời, ngày này được tính theo âm lịch. Dù năm đủ hay năm thiếu vẫn tính theo đúng ngày âm của người mất.

Cúng giỗ hằng năm là việc quan trọng và cần thiết. Một phần để thể hiện bày tỏ lòng thành kính của con cháu dâng lên người đã khuất. Một phần với mong ước người mất phù hộ gia đinh được bình an và may mắn. Cuộc sống gặp nhiều vận may, làm ăn trở nên suôn sẻ và hanh thông.

Tùy theo vùng miền lẫn điều kiện kinh tế gia đình mà mâm cỗ cúng giỗ lớn hay nhỏ, ít hay nhiều. Quan trọng là lòng thành của người thờ cúng phải có tâm. Bên cạnh đó, ngày cúng giỗ là dịp để con cháu sum vầy bên nhau sau 1 năm sau cách. Là thời gian để các thành viên thể hiện tính đoàn kết, máu mũ huyết thống.

Cách tính ngày cúng giỗ đầu

Ngày giỗ đầu hay còn gọi là Tiểu Tường, đây là ngày giỗ đầu tiên sau một năm ngày mất của người thân trong gia đình. Giỗ đầu là một trong hai giỗ thuộc kỳ tang, khi tham gia buổi cúng giỗ. Con cháu đều mặc đồ trắng và quỳ lạy người mất nhằm thể hiện thành kính với người đã khuất.

Chính vì là lễ giỗ đầu tiên nhưng thường gia đình chuẩn bị mâm lễ vật rất tươm tất và đầy đủ. Mời bà con rất đông để mong linh hồn người mất sớm siêu thoát và đầu thai kiếp người khác.

Lưu ý: Ngày giỗ đầu tiên luôn là ngày tròn 1 năm ngày người thân qua đời. Dù tháng đủ hay tháng thiếu thì ngày giỗ đầu vẫn là ngày mất của ai đó khi tròn đúng 1 năm.

Mâm lễ vật cúng giỗ đầu

Thường mâm lễ vật cúng trong đám giỗ đầu rất tươm tất và đầy đủ. Đa phần là mọi người chọn mâm cỗ mặn để cúng người mất. Song đó cũng có một số gia đình chọn mâm cỗ chay để cúng giỗ đầu. Với mong ước linh hồn người mất ra đi thanh thản, sớm siêu thoát và đầu thai kiếp người khác.

+ Bình hoa tươi, tốt nhất chọn hoa cúc vàng

+ Mâm trái cây tươi (tùy theo gia đình mà mâm ngũ quả khác nhau)

+ Bánh ngọt

+ 1 ly nước, 1 ly rượu

+ Quần áo, tiền vàng hóa sớ

+ Mâm cỗ mặn hay chay

+ Nến, đèn, hương

Sau khi chuẩn bị mâm lễ vậy xong, gia chủ thắp hương và đọc bài văn khấn. Cầu mong linh hồn người mất về chứng giám và phù hộ gia đình, con cháu bình an và gặp nhiều may mắn.

Bài văn khấn cúng giỗ đầu

Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh ngày giỗ đầu – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngài Bản gia Táo Quân, ngài Bản gia Thổ Công, Long Mạch, Thần Tài. – Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này. Hôm này là ngày ….. tháng ….. năm …………………(Âm lịch). Tín chủ (chúng) con là:………………….Tuổi……………………….. Ngụ tại:……………………………………………… Nhân ngày mai là ngày Giỗ Đầu của…………………………………. Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, sắm sửa hương hoa lễ vật kính dâng lên trước án tọa Tôn Thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình. Kính cáo Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành. Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì. Phục duy cẩn cáo! Văn khấn Gia Tiên ngày Giỗ Đầu – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương. – Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân. – Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này. – Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ Tín chủ (chúng) con là:……………………Tuổi……………………… Ngụ tại:…………………………………………………………………… Hôm nay là ngày……………tháng……….năm…………….(Âm lịch). Chính ngày Giỗ Đầu của:………………………………………………. Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành. Thành khẩn kính mời:…………………………………………………… Mất ngày tháng năm (Âm lịch):………………………………………………………………………. Mộ phần táng tại:……………………………………………………….. Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng. Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng. Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Cần lưu ý gì khi cúng giỗ đầu

– Mâm cỗ cúng phải chuẩn bị tươm tất, đầy đủ, hoa quả luôn tươi. Không xài lễ vật giả.

– Người đại diện cúng giỗ đầu là người lớn nhất trong nhà, ăn mặc phải chỉnh chu, gọn gàng.

– Không được làm ồn hay ăn nói lớn tiếng trong thời gian cúng giỗ đầu.

– Không gian cúng giỗ đầu cần thắp sáng mọi nơi. Đặc biệt cần mở rộng cửa để linh hồn người mất và gia tiên nhận lễ vật.

Bên trên là cách tính ngày cúng giỗ đầu cho người mất. Tùy theo hoàn cảnh và điều kiện từng nhà mà mâm lễ vật cúng giỗ đầu khác nhau. Không quan trọng là ít hay nhỏ, lớn hay nhỏ, quan trọng tấm lòng của người thờ cúng dâng lên người cõi âm. Cúng giỗ người mất là việc nên làm, mong người mất phù hộ gia đình bình an và may mắn. Công việc làm ăn trở nên suôn sẻ và hanh thông hơn.

Văn Khấn Lễ Đàm Tế Hết Tang Trừ Phục

Lễ Đàm Tế hay còn gọi là lễ hết tang, lễ trừ phục. Sau lễ giỗ Đại Tường hai năm chọn một ngày tốt trong vòng 3 tháng dư ai (trước đây là 3 năm, đời sau giảm bớt còn 2 năm 3 tháng) để làm lễ. Lễ này gồm có 3 bước:

Lễ sửa mộ: đắp sửa mộ dài thành mộ tròn;

Lễ đàm tế: cất khăn tang, bỏ bàn thờ tang, rước linh vị vào bàn thờ chính, hủy đốt các thứ sót lại của phần lễ tang, thu cất các câu đối, bức trướng;

Lễ rước linh vị: rước linh vị vào chính điện và yết cáo tổ tiên.

Văn khấn lễ Đàm Tế

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

(lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương.

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ.

Hôm nay là ngày …..tháng …..năm …..

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là …..

Vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày Lễ Đàm Tế theo nghi lễ cổ truyền,

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của: Hiển …..chân linh.

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Than ôi! Nhớ bóng phụ thân (hoặc mẫu thân),

Cách miền trần thế,

Tủi mắt nhà Thung (nếu là cha hoặc nhà Huyền nếu là mẹ),

Mây khóa, thăm thẳm sầu phiền,

Đau lòng núi Hỗ (nếu là cha hoặc núi Dĩ nếu là mẹ),

Sao mờ, đầm đìa ai lệ,

Kể năm đã quá Đại Tường,

Tính tháng nay làm Đàm Tế.

Tuy lẽ hung biến cát; tang phục kết trừ;

Song nhân tử sự thân, hiếu tâm lưu để.

Lễ bạc, kính dâng gọi chút, há dám quên, cây cội nước nguồn,

Suối vàng, như có thấu chăng, họa may tỏ,

Trời kinh đất nghĩa.

Xin kính mời: Hiển …..

Hiển …..

Hiển …..

Cùng các vị Tiên linh Tổ bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ về hâm hưởng.

Kính cáo: Liệt vị Tôn thần, Táo Quân, Thổ Công, Thánh Sư, Tiên Sư, Ngũ tư Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

(lạy)

DaquyVietnam,

Nguồn: 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam

Ghi rõ nguồn https://daquyvietnam.info khi copy hoặc trích dẫn bài viết.