Cách Cúng Tuần Cho Người Mới Mất / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Bài Cúng Tuần Đầu Cho Người Mới Mất

CHO NGƯỜI MỚI MẤT

Nơi thì cúng 7 ngày 1 lần cho đến ngày thứ 49

Nơi thì cúng tuần đầu vào ngày rằm, mùng 1

Vậy nhập môn tuỳ tục.

Bài cúng tuần 1 = 7 ngày 1 lần

Cầu Trời cầu Đất ban ân

Cầu Phật, Thánh, Thần của nước Nam ta

Cầu Thần đất ở tại gia

Cầu Thần Linh xứ nay là quê hương

Kính cầu độ vong trần dương

Được siêu được thoát đủ đường từ đây

Được siêu được thoát đủ đầy

Được tốt, được đẹp từ đây cho hồn

Cầu trên độ hộ trần dương

Độ hộ vong hồn trần mới mất xong

Trần gian đau xót trong lòng

Chỉ biết cầu kính Thiên Cung nhà Trời

Xin trên độ, hộ vong đời

An phần mộ được mát đời hồn vong

Kính xin đọc kinh cầu chung

Kinh cầu siêu thoát cho vong gia đình

Được tốt được đẹp được xinh

Được trọn vẹn tình hiếu nghĩa từ đây

Ơn Phật, Thánh, Thần nước nay

Ơn Gia tiên Tổ từ đây hộ trì

Được an không gặp sự chi

Được tốt được đẹp cho thì trần vong

Từ đây con cháu nhất lòng

Theo Đạo của Nước dắt cùng đường tu.

Lời Cha dạy:

Không tu đường đạo tù mù

Không vàng, không mã, không tu ngoại tà

Không tụng kinh sách la đà

Tụng kinh theo Đạo Nước, Cha dẫn đường

Nhà mình cũng được lo lường

Việc lớn mới phải nhờ nương thầy tài

Việc nhỏ tự lo không sai

Phật, Thánh, Thần chứng kinh bài trần tâu.

======================================

Tổ quy hay gia đình cầu tụng siêu thoát cho vong mỗi ngày 1 lần, hay 7 ngày 1 lần thì tùy. Nhớ rằng nếu cầu hàng ngày thì đọc bài này và đọc bài kinh cầu siêu nữa. Nếu đọc 7 ngày 1 lần thì đọc 7 lượt là bằng mỗi ngày đọc 1 lượt.

Kính cầu siêu thoát hồn âm.

Tự viết trình thay sớ hoặc đồng thiên có sớ chữ Thiên đạo mới, đồng mới được phép viết làm lễ, không ai được viết sớ chữ nho, chữ Quốc ngữ in sẵn để lễ trình Thiên, vì sớ đấy đã không có giá trị làm việc với Thiên. Trần cứ ghi chữ trần để trình lễ là được, theo sự hướng dẫn của bài lễ, rồi ghi tên tín chủ, ghi tên vong âm tạ thế và nơi an táng, ghi rõ địa chỉ của gia đình.

Cho Em Hỏi Về Cúng Sóc Vọng Và Cúng Tuần Cho Người Mới Mất

Theo kinh Phật, người làm cực ác khi chết sẽ bị đoạ vào địa ngục ngay tức khắc; người làm cực thiện khi chết được sanh vào cõi lành ngay lập tức; người có thiện có ác phải trải qua thân trung ấm từ 1 tuần cho đến 7 tuần. Thân trung ấm cứ 7 ngày là phải chết đi sống lại, người thân cúng thất để giúp thân trung ấm khi chết đi sẽ được sanh về cõi lành, không trở lại thân trung ấm nữa. Phật dạy người thân nên làm mọi công đức để hồi hướng cho người chết, giúp họ được sớm sanh về cõi lành. Công đức người thân làm được, người chết chỉ hưởng được có 1 phần, còn 6 phần kia thuộc về người tạo. Trong vòng 7 tuần này, ngoài 7 ngày cúng thất một lần, người thân hay phát nguyện ăn chay, tụng kinh, niệm Phật, ấn tống kinh điển, phóng sanh, cúng dường Tam Bảo, làm việc phước thiện, bố thí người nghèo… Rất nhiều người nhân đây tỏ ngộ lý vô thường, rồi nhờ nghe quý Thầy Cô giảng dạy và từ đó tiến sâu vào Phật Đạo, đây cũng là trường hợp của DS. Phật dạy có bốn hạng người. Người thứ nhất khi thấy người chết là thức tĩnh, lo tu hành. Người thứ hai thấy bạn bè chết; người thứ ba thấy người trong gia đình chết; còn hạng người thứ tư là khi chính mình hấp hối trên gường bệnh mới hay vô thường. DS thuộc hạng thứ ba, chỉ đỡ hơn hạng thứ tư 1 chút thôi. Bởi vậy những ai phát tâm tu hành trước khi sự việc xảy ra, phải biết người đó có thiện căn rất sâu dày.

Nguồn http://amthucchay.blogspot.com/2010/04/cung-that.html” target=”_blank

Cúng cơm cho hương linh sau ngày chung thất? Hỏi: Mẹ tôi mất đã được 5 tuần, em tôi nói rằng sau 49 ngày (chung thất) sẽ không cúng cơm nữa. Vì theo kinh Địa Tạng, sau 7 tuần thì thần thức của hương linh sẽ theo nghiệp mà thọ sanh. Xin hỏi, vậy có nên cúng cơm nữa không? Mặt khác, em tôi có ý định tụng kinh Dược Sư để cầu an cho mẹ ở cõi âm, điều ấy có nên không? Vào khoảng tuần thứ 4 sau ngày mẹ mất, tôi mơ thấy mẹ đang lội qua một biển lớn. Giấc mộng ấy có ý nghĩa thế nào? (DIỆU THANH, DIỆU HẠNH, Quang Vinh, Biên Hòa, Đồng Nai)

Đáp: Theo tinh thần của kinh Địa Tạng và quan điểm Phật giáo Bắc truyền nói chung thì thần thức của một người sau khi chết hầu hết đều phải trải qua giai đoạn trung gian, thọ thân trung ấm tối đa là 49 ngày, sau đó sẽ thọ sanh vào một cảnh giới tương ứng với nghiệp lực mà họ đã gây tạo. Và không nhất thiết phải đợi đến ngày chung thất (49 ngày sau khi chết) thì hương linh mới tái sanh mà có thể ngay sau khi chết, hoặc trong tuần thất đầu tiên (7 ngày sau khi chết), hay trong tuần thất thứ hai (14 ngày sau khi chết) cho đến các tuần thất tiếp theo hương linh đều có thể tái sanh tùy nhân duyên, nghiệp lực của mỗi người.

Trong thời gian thọ thân trung ấm, hương linh vẫn thọ dụng được tất cả những vật phẩm mà thân nhân dâng cúng (thường là cơm, nước, hương, hoa) nhưng chỉ hưởng mùi vị của thức ăn mà thôi. Vì thế, thân trung ấm còn được gọi là hương ấm (thọ dụng mùi hương của thực phẩm). Cho nên trong vòng 49 ngày, thân nhân cần dâng cúng cơm nước hàng ngày cho người chết để họ được no đủ, đặc biệt vào những ngày tuần thất thường cúng kính trang trọng hơn (như đến chùa hoặc thỉnh chư Tăng về nhà làm lễ cầu siêu cho người quá vãng).

Sau 49 ngày, khi thần thức tìm được cảnh giới tái sanh, thường thì họ sanh về một trong sáu cõi của lục đạo (trời, a tu la, người, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục) và từ đây, sự thọ dụng của họ có khác biệt. Đơn cử như, nếu thần thức sanh vào cõi trời thì họ sẽ không ăn thực phẩm của cõi người vì thực phẩm ở cõi trời thượng vị hơn rất nhiều lần. Hoặc nếu họ đọa vào địa ngục thì cũng không thể thọ dụng được thực phẩm của loài người vì bị hành hạ, phải ăn hòn sắt nóng, uống nước đồng sôi, chịu nhiều đau khổ cùng cực v.v… Duy chỉ có các chúng sanh trong loài quỷ thần thì vẫn có thể “ăn” được những phẩm vật do thân nhân dâng cúng.

Mặt khác, đối với phong tục người Việt thì việc làm cỗ dâng cúng cha mẹ ông bà tổ tiên còn thể hiện tấm lòng thành của con cháu đối với người đã khuất. Do đó, để tưởng niệm người thân, vào các ngày giỗ hoặc lễ Tết thì mâm cơm cùng hoa trái để cúng kính ông bà và tổ tiên là điều không thể thiếu. Vì chúng ta là người trần mắt thịt nên không biết được thân nhân của mình sau khi chết tái sanh về đâu (chúng sanh trong loài quỷ thần vẫn hưởng được đồ cúng) và dâng cơm nước để thể hiện lòng thành, sự tri ân đối với người đã khuất là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc nên ta cần phải thực hành cúng kính. Nghĩa là, sau 49 ngày khi thần thức đã tái sanh thì chúng ta không cúng cơm nước hàng ngày như trước đây nhưng vào các ngày lễ tiếp theo như tiểu tường, đại tường hay ngày kỵ giỗ hàng năm thì thân nhân cần phải làm mâm cơm cúng giỗ. Có điều không nên quá câu nệ vào hình thức trong việc cúng kính mà luôn tâm niệm “lễ bạc nhưng lòng thành”, tưởng niệm về người đã khuất trong tinh thần tri ân và đền ân.

Vấn đề tụng kinh Dược Sư để “cầu an” cho mẹ ở cõi âm, theo chúng tôi thì nên chuyển thành để “cầu siêu” cho mẹ sẽ chính xác hơn. Vì các hương linh thọ sanh trong những cảnh giới khổ đau luôn mong mỏi người thân làm những điều phước thiện để hồi hướng cho họ, giúp họ nương nhờ phước báo ấy để mau được siêu sanh. Tụng kinh (không nhất thiết là kinh Dược Sư, Địa Tạng hay Di Đa…), lễ sám, làm phước như cúng dường, bố thí, phóng sanh rồi hồi hướng phước báo cho thân nhân là những việc cần làm. Nếu hương linh đã tái sanh vào những cảnh giới an lành thì việc hồi hướng phước đức cho họ càng làm cho phước báo của họ thêm tăng trưởng.

Thường thì sau khi người thân mất đi, thân nhân vì quá tiếc thương nên hay nhớ nghĩ về họ và thường mơ thấy người đã khuất. Hầu hết đó chỉ là những giấc mơ bình thường trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta chứ không phải là sự báo mộng của người chết hay khả năng “thấy” được cảnh giới của người chết. Do đó, không nên suy nghĩ nhiều hoặc tìm cách để giải mã những chuyện mộng mị mà tốt nhất là tập trung toàn bộ tâm lực để làm phước hồi hướng cho hương linh. Thiết nghĩ, đó là những việc làm có ý nghĩa thiết thực nhất để cầu nguyện âm siêu dương thái.

Chúc các bạn tinh tấn!

Theo GiacNgoOnline

Được cảm ơn bởi: tuankietxm, thanhlata202

Tụng Kinh Gì Cho Người Mới Mất? Cách Tụng?

Mình xin nhấn mạnh ở đây là mình là người trần mắt thịt, không biết gì. Mẹ mình bảo sao thì mình nói vậy. Và những gì mẹ mình nói là ông Hoàng chỉ dạy mẹ mình và cho phép nói thì mới được nói. Vậy nên ai tin thì làm theo, ai không tin thì cũng coi như không có duyên với nhau. Vì ở đây có người biết người không, người kiến thức cao siêu hơn mình nhiều nên mình không dám tranh cãi. Trong lòng mỗi người đều có Đạo của mình. Phật và Thánh cũng đã khác nhau rồi nên mình cũng không biết giải thích cho các bạn thế nào đâu ạ.

1. Lúc trước mình đọc Kinh gì tại nhà khi mẹ mình mới mất ?

“Bạn ơi! Trong vòng 49 ngày thì con cháu tụng Kinh gì cho người đã khuất? Và mình nghe nói là hàng ngày phải nhẩm trì chú gì nữa để hướng dẫn linh hồn đi đúng đường mà không nhầm đường xuống địa ngục nữa.”

Nói chung Kinh nào thì quan trọng nhất vẫn là tâm. Nếu tâm không sáng đọc trăm quyển kinh cũng vô dụng. Khi ấy vừa đọc tâm mình vừa mong mẹ được siêu thoát. Và kể cả sau này khi làm bất cứ việc thiện gì mình đều lẩm nhẩm khấn là tất cả công đức xin hồi hướng cho mẹ con.

2. Ai đọc Kinh cho người đã mất là tốt nhất ?

Đọc Kinh, nên là con trai, cháu trai, con dâu… đọc.

Con gái/ cháu gái đọc thì nên là chưa lấy chồng.

Tại vì sao? Mẹ mình bảo trên thiên tính rằng con gái lấy chồng thì theo phúc nhà chồng. Vậy nhà không có con trai và con gái lấy chồng hết rồi có đọc được không? Có. Chỉ cần thành tâm. Tuy nhiên khi ấy kết quả ko đc tốt nhất vì phần lớn phúc nhà chồng bạn sẽ hưởng, cha mẹ đẻ chỉ hưởng chút xíu thôi. Nên đợt ấy mẹ mình bảo mẹ mất sớm thì cũng thiệt thòi, nhưng lại may cái là mình còn ở nhà chưa đi lấy chồng, chứ không chưa chắc được như hôm nay. Bất công nhỉ, nhưng luật trên thiên là vậy rồi không biết làm sao ☹️

3. Siêu thoát là gì ? Siêu thoát đi đâu ? Đọc Kinh có siêu thoát được không ?

Có bạn hỏi mình là:

Thế nào là siêu thoát ?

Thoát rồi thì thoát vào đâu?

Lục đạo luân hồi thế nào?

Làm gì có chuyện chỉ đọc kinh là siêu thoát, thế thì cứ giết người rồi đọc Kinh là xong à?

Mình xin trả lời là mẹ mình, lúc đó được thoát không phải xuống ngục và có số đi hầu nên được ông Hoàng cho theo. Tuy nhiên đến gần đây, khi nhà mình làm lễ đoạn tang cho mẹ mình, mẹ mình bảo lúc ấy phải tạm dừng không theo ông Hoàng nữa, bị giam ở dưới âm chờ xét xử. Mặc dù 2 năm qua mẹ mình đi theo ông Hoàng và tích đức rất nhiều nhưng đến ngày đoạn tang vẫn phải xuống chờ xét xử. Ông Hoàng cũng không xin được.

Nói vậy để các bạn biết là đọc Kinh chỉ giúp nhẹ bớt đi, chứ ai tội nặng thì vẫn nặng, nhẹ thì vẫn nhẹ. Có những tội trên trần nghĩ là không phải tội xuống đấy cũng vẫn phải nghe xử. Như mẹ mình đang sống lăn ra đòi chết cũng là tội (mẹ mình bảo thế).

4. Nếu THIÊU thì hồn bay phách tán phải không ?

Nhà ngoại cảm Bích Hằng bảo rằng chôn thì luôn tìm thấy hồn nhưng thiêu khi thì thấy khi thì không bao giờ thấy, hồn bay phách tán là vì sao?

Nói thực là mẹ mình chưa bao giờ nói cho mình về chuyện hồn bay phách tán hay như nào nên mình không biết nó có thật không. Nhưng mà chôn thì như mình đã nói là ít thủ tục hơn thiêu, hồn luôn nhận được xác được mộ nên tất nhiên sẽ tìm thấy hồn. Còn thiêu thì nếu hồn không nhận được xác không về được mộ sao mà tìm thấy được.

Nhà ngoại cảm thì chỉ nhìn thấy và nghe thấy người âm nói thôi. Nhưng không phải người âm nào cũng biết được đúng quy trình đâu ạ. Mẹ mình tính ra cũng không phải người âm mà đang tu tập để được làm người thiên nên mới biết nhiều vậy.

6. Người chết cái gì cũng biết, làm gì có chuyện không gọi nhận xác thì không biết đâu là xác mình?

Mẹ mình bảo, ng mới chết như đứa trẻ con.

Đang trên trần xuống đấy lớ nga lớ ngớ. Thế mới có cái vụ ma cũ ma mới đấy ạ.

Bạn tưởng tượng đang lơ ngơ chưa biết mình chết xong vèo cái bị đuổi ra khỏi xác. Xong 1 đám người đem xác đi thiêu. Từ đầu mặt mũi chân tay đầy đủ nhìn cái là biết sau ra 1 hũ trắng bệch không nói sao người ta biết đấy là người ta. Xong vèo cái đi chôn thì làm sao giữa hàng ngàn ngôi mộ biết đâu là mình. Mất lâu rồi có thể là sẽ tìm được nhưng trong 49 ngày đầu không biết mộ ở đâu bơ vơ như người không nhà, người nhà có cúng gì cũng không được ăn thì có khổ không.

chúng tôi Chia sẻ từ Thùy Trang

Bài Văn Khấn Cúng Người Mới Mất: 7 Ngày Đầu Tuần, 49 Ngày &Amp; 100 Ngày

Bài văn khấn cúng người mới mất: 7 ngày đầu tuần, 49 ngày & 100 ngày: Trong vòng 7 ngày sau khi người thân qua đời người nhà lập linh tòa, mỗi ngày khóc bái, sớm muộn cúng tế, cách 7 ngày một lần tụng kinh niệm Phật, thiết trai tế điện, lần lượt tuần thứ 7 tức là 49 ngày thì dừng. Đó là nghi thức cúng tuần. Người ta sau khi qua đời vì sao phải cúng 49 ngày? Người sau khi qua đời…

Share cho acc truy kích 2021 mới nhất hôm nay: acc ít đăng nhập, acc vip…

Những tên nick facebook hay cho nữ & tên nick FB cho nữ ngắn hay, đẹp & ý nghĩa

Tiểu sử Hứa Hiểu Nặc: thông tin chiều cao cân năng & phim có lẽ là yêu

Văn khấn cúng ngày rằm hàng tháng (15 âm) năm 2020 đúng chuẩn nhất

Top 10 thỏi son màu đỏ rượu giá 200-300k đẹp và đáng mua nhất 2020

Bài văn khấn cúng người mới mất: 7 ngày đầu tuần, 49 ngày & 100 ngày: Trong vòng 7 ngày sau khi người thân qua đời người nhà lập linh tòa, mỗi ngày khóc bái, sớm muộn cúng tế, cách 7 ngày một lần tụng kinh niệm Phật, thiết trai tế điện, lần lượt tuần thứ 7 tức là 49 ngày thì dừng. Đó là nghi thức cúng tuần.

Người ta sau khi qua đời vì sao phải cúng 49 ngày?

Người sau khi qua đời vì sao phải cúng thất? Có rất nhiều người hỏi vấn đề này, vì sao phải làm thất? Người vãng sinh (đến thế giới Cực Lạc) và người sinh thiên (chuyển sinh ở cõi trời) đều không có thân trung ấm thì không cần làm thất. Thế nhưng người thông thường nghiệp chướng sâu nặng thì đều có thân trung ấm.

Con người trong cõi nhân sinh ai cũng phải trải qua lục đạo luân hồi (6 nẻo luân hồi). Khoảng thời gian bắt đầu từ khi con người chết đi cho tới khi đi đầu thai chuyển sinh gọi là giai đoạn “Thân trung ấm”.

Trung ấm thông thường tồn tại 49 ngày, chính là 7 lần 7. Trong thời gian trung ấm thì cứ 7 ngày, người chết lại có một lần biến dị sinh tử, cũng chính là nói họ cứ 7 ngày thì có một lần rất đau khổ.

Bởi thế, con người cũng nhất định không được tự sát. Tự sát thì vô cùng thống khổ, vì sao vậy? Hễ là người tự sát mà chết thì thân trung ấm mỗi 7 ngày một lần lại phải tự sát một lần. Nó không phải làm một lần rồi xong mà mỗi 7 ngày thì phải diễn lại một lần, rất khổ sở. Thí dụ như treo cổ mà chết, mỗi lần cách 7 ngày họ lại phải treo cổ một lần. Uống thuốc độc mà chết thì cách 7 ngày họ lại phải uống độc một lần…

Tính từ ngày chết, cứ 7 ngày tổ chức 1 lần lễ cầu siêu và cúng cơm. Ngày này gia chủ sẽ mời tăng ni tới nhà tụng kinh cầu siêu cho người đã khuất, hoặc cũng có thể xin làm lễ tụng kinh tại chùa. Buổi cầu siêu sau 7 ngày lần thứ nhất gọi là sơ thất, tuần thứ hai tiếp theo gọi là nhị thất, rồi tam thất… cứ thế cúng cho đến lần thứ 7 gọi là thất thất, đây là lần cuối cùng của việc cúng 7 ngày nên cũng được gọi là chung thất hoặc tứ cửu tức là cúng bốn mươi chín ngày.

Đồ cúng lễ vật 49 ngày, 50 ngày cần chuẩn bị gì?

Nhìn chung, đồ dùng cúng trong lễ cúng 49 ngày có sự khác biệt giữa các vùng miền cũng như các hình thức tín ngưỡng tôn giáo. Những người theo đạo phật cho rằng vật cúng tế cho lễ 49 ngày rất kỵ việc sát sanh, vì việc sát sanh càng làm liên lụy khổ quả cho người chết. Do đó, các gia chủ theo đạo phật thường Sắm lễ cúng 49 ngày bằng đồ chay, hương, hoa, sữa, bánh và trái cây,.

Điều này dựa trên nền tảng của Kinh Địa Tạng đã nói rằng: “Làm những việc sát hại, cho đến bái tế quỉ thần đã không có một mảy may phước đức, không có lợi gì mà còn kết thêm tội lỗi sâu nặng cho người chết.

Tiền vàng từ 15 sấp trở lên, quần áo từ 2 – 3 bộ cho người đã khuất.

Một số loại vàng mã là những đồ dùng cần thiết cho con người như ở dương gian.

Mâm cơm gồm có các món ăn quen thuộc như thịt cá, xôi…

Nước, rượu, nhang đèn, hoa, trái cây.

Đặc biệt lưu ý:

Không bao giờ cúng thịt chó, thịt bò và thịt mèo

Đối với người miền bắc thì người thân chỉ được khóc theo hướng dẫn của thầy cúng. Không nên khóc quá nhiều sẽ khiến vong linh bị vướng bận trần gian.

Bài văn khấn cúng người mới mất: 7 ngày đầu tuần, 49 ngày & 100 ngày

Văn khấn lễ chung thất (cứ 7 ngày lễ cầu siêu cho người quá cố một lần cho tới tuần thứ 7 – 49 ngày, mời tăng ni cúng tại nhà hoặc chùa)

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Hôm nay là ngày….tháng….năm….., âm lịch tức ngày…..tháng….năm…………….dương lịch.

Tại (địa chỉ):……………………………………………………

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm:…………………………..

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của Hiển:………………… chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế. (Nếu là cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế. (nếu là mẹ)

Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao;

Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể.

Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng;

Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ.

Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào!

Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ!

Ngày qua tháng lại, tính đến nay Chung Thất tới tuần;

Lễ bạc tâm thành gọi là có nén nhang kính tế.

Xin mời: Hiển………………………………………………

Hiển……………………………………………………………..

Hiển………………………………………………………………

Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về hâm hưởng.

Kính cáo; Liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho tòangia được mọi sự yên lành tốt đẹp.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

BÀI CÚNG LÀM TUẦN – VĂN CÚNG VONG NGƯỜI MẤT

Bài văn khấn, cúng làm tuần ( cúng vong ) hoặc lễ cúng 7, 14, 21, 28, 35, 42, 49, 100 ngày người mất. khấn vái cúng thất tuần người mới mất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

……………….tỉnh,……………..huyện,……………….xã,………….thôn, ………….xứ chi nguyên. Tuế Thứ………..niên,………………….ngoạt,………………..nhựt Tư nhơn trưởng nam…………..Hiền thê………………cùng toàn gia đẳng.

Cung lễ……………phụ thân ( mẫu thân)…………trọng phu………………..trọng nương;……………..quận.

Từ trần ngày……….tháng……….năm……….hưởng………tuổi.

Thành tâm cẩn dụng…hương đăng hoa quả thanh chước thứ phẩm chi nghi.

Cẩn ủy hiếu bái…………………..cẩn dĩ phỉ nghi.

ĐIẾU CÁO VU

– Thiết niệm ngài (1)Thái Quản nhờ ơn độ dẫn vong linh phục vị vong chánh hồn chi vị.

– Cung niệm hiển khảo (tỷ) …….trọng………..quận phần hồn chi vị lễ tuần linh.

Toàn gia đẳng xin bái khấp phụ (mẫu) thân.

Thương thay xin thượng hưởng lễ (2) sơ tuần thất nhựt tuần (3) 7 ngày.

Qui linh an lạc miền tiên cảnh. Xin phò hộ con cháu gia nương bình an.

HIẾU TƯ CẨN CÁO DI

*Chú thích:

Cung lễ……………phụ thân ( mẫu thân)…………trọng phu………………..trọng nương: ở đây có nghĩa là cúng Cha, Mẹ, Chồng, Vợ

-Văn cúng trên photocopy thành 8 bản, mỗi bản dùng cho mỗi lễ Tuần, cúng xong đốt theo với giấy áo thờ tuần đó.

-Tên tuần ghi vào chỗ Cung lễ ………..

-Tên Ngài đệ dẫn vong linh theo tuần ghi vào chỗ Thiết niệm ngài ………….

Trong phong tục tang lễ của người xưa, “đầu thất” là chỉ ngày thứ 7 sau khi người chết tạ thế. Mọi người đều tin rằng vào ngày “đầu thất”, linh hồn người chết sẽ trở về nhà. Người nhà cần chuẩn bị một mâm cơm, sau đó trốn đi trước khi linh hồn người thân trở về (có thể trốn trong chăn, hoặc đi ngủ). Nếu hồn nhìn thấy người nhà sẽ tưởng nhớ không muốn rời đi, từ đó ảnh hưởng tới việc đầu thai. Lại có người nói vào giờ Tý của ngày “đầu thất” người nhà nên đốt một đồ vật có giống như hình cái thang để linh hồn có thể theo chiếc thang này lên trời.

Tags: văn khấn cúng người mới mất, văn khấn cúng 7 ngày, văn khấn cúng 49 ngày, văn khấn cúng 100 ngày,