Cách Cúng Ở Chùa Hà / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Văn Khấn Cầu Duyên Ở Chùa Hà

Chùa Hà là một trong những ngôi chùa cầu tình duyên nổi tiếng nhất Hà Nội. Trong suốt nhiều năm qua, nhiều người vẫn tin tưởng chọn nơi đây để đến khấn cầu mong cho đường tình duyên được suôn sẻ.

Chuẩn bị đồ lễ đi lễ chùa Hà

Lễ Ban Tam Bảo (để cầu an) gồm hương hoa, nến, bánh kẹo, phẩm oản, hoa quả tùy tâm.

Lễ Ban Đức Chúa Ông (để cầu công danh tài lộc) gồm tiền vàng, rượu, thuốc, chè, đồ mặn tùy ý.

Lễ Ban Mẫu (để cầu duyên) gồm tiền vàng, hoa, trầu cau, bánh kẹo.

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Con kính lạy.

Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Đức Cửu trùng Thanh Vân lục cung Công chúa.

Đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh.

Đức Đệ Nhị Bà Chúa Sơn Lâm Mẫu Thượng Ngàn.

Đức Đệ Tam Mẫu Thoải.

Con tên là…….

Sinh ngày…., Thánh….., Năm….. (âm lịch)

Cứ trú tại…….

Hôm này ngày….., Tháng….., Năm….., (âm lịch). Con đến Thánh Đức Tự (tên đúng của Chùa Hà). Thành kính lễ đội ơn Mẫu Liễu Hạnh. Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải đã phù hộ độ trì cho gia đình con trong suốt thời gian qua (tạ).

Chúng con người trần mắt thịt, nếu có điều gì lầm lỡ, kính mong Các Mẫu tha thứ bỏ qua đại xá cho. Con xin hứa sẽ cố gắng sửa đổi bản thân tốt đẹp hơn, nguyện làm việc thiện, tránh làm việc ác. Cầu xin các Mẫu xót thương cho con vì nay nhân duyên cho hôn nhân trăm năm chưa đến mà ban cho con duyên lành như ý nguyện, cho con gặp được người có tâm có đức, có tài có chí, tâm đầu ý hợp, chung thuỷ bao dung, cho con sớm nên duyên vợ chồng (nếu xác định yêu để cưới) hoặc cho con sớm có người nên duyên đôi lứa cùng chia buồn vui trong cuộc sống này.

Con nay lễ bạc tâm thành trước các Mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện.

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Cẩn cáo (xong vái 3 vái).

Chùa Hà là một nơi linh thiêng, khi đi lễ bạn nên:

Ăn mặc tử tế, áo có tay qua vai, quần dài đến mắt cá, tránh mặc váy, tránh mặc đồ ren.

Trước khi vào chùa nên tắt tiếng điện thoại.

Khi trong Cchùa xin đừng nói tục, chửi bậy.

Không chụp ảnh một cách vô ý thức, không đùa nghịch làm hỏng cảnh quan chùa.

Cách Dâng Hương Khi Lễ Cúng Ở Nhà, Ở Chùa, Ở Đền

Hướng dẫn cách dâng hương khi lễ cúng ở nhà, ở Chùa, ở Đền. Theo tín ngưỡng dân gian, việc thắp hương là để thiết lập một nhịp cầu nối giữa hai miền tâm thứ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Mọi người thường dâng hương khi lễ cúng ở nhà, ở Chùa, ở Đền. Theo tín ngưỡng dân gian, việc thắp hương là để thiết lập một nhịp cầu nối giữa hai miền tâm thức của người sống với người chết, các đấng siêu nhiên.

8 quy tắc ai cũng phải biết khi dâng hương lễ Phật Ngày Rằm mùng 1 dâng hương lễ bái thế nào để hưởng phúc? Theo Phật giáo, đệ tử Phật dâng hương gồm có: hương bột để xoa lên thân thể, hương sức như nước hoa, hương đốt để làm không gian thơm dùng để cúng dường Phật.

Dâng hương như thế nào thì đúng cách?

1. Đầu tiên châm hương để mồi lửa sao cho lửa cháy đầu hương tròn đều. 2. Sau đó hai tay chắp lại hoặc chụm lại cầm cây hương. 3. Đứng hoặc quỳ đưa cây hương lên đầu. 4. Đọc bài niệm hương hoặc vái một vái rồi cắm vào bát hương. 5. Nhớ khi cắm nén hương phải thẳng, vào giữa bát hương thì càng tốt.

Dâng hương cúng ông bà tổ tiên

Khi đưa cây hương lên đầu hoặc chắp tay trước ngực, khi dâng cúng ông bà tổ tiên, chúng ta nên thiền quán bằng hơi thở hoặc ý nghĩ, để thấy hơi thở ra vào trong cơ thể chúng ta là do tổ tiên bao đời truyền lại, dòng máu này đã chảy từ đó, chúng ta thầm tri ân tổ tiên đã truyền lại dòng máu, hơi thở này để chúng ta có cuộc sống ngày hôm nay. Như vậy, chúng ta thiết lập một đường truyền tâm thức giữa chúng ta và tiền nhân quá cố.

Dâng hương tại đền, chùa

Đối với Phật, khi chúng ta dâng hương, đọc bài niệm hương, nên buộc ý nghĩ theo lời tụng như vậy mới chí thành, chí kính.

Tại sao khi chúng ta cắm hương nên cắm thẳng?

Cắm hương thẳng thể hiện tấm lòng ngay thẳng, thứ nữa khi cắm hương thẳng, tàn hương rụng sẽ rơi vào giữa bát hương không gây bẩn ban thờ. Nếu dâng hương như vậy thì việc hương quăn tàn, đậu tàn hay không đều không ảnh hưởng gì.

Về số lượng cây hương: thường thì chúng ta nên thắp theo số lẻ, số âm: 1, 3, 5… v.v…

– Thắp 1 cây hương thể hiện sự nhất tâm, chí kính chí thành. – Thắp 3 cây hương để thể hiện tâm, khẩu, ý người dâng hương thanh tịnh, thành kính. 3 cây hương dâng lên cũng là để cúng dường tam bảo(Phật, Pháp, Tăng) nếu dâng cúng Phật. – Thắp 5 cây hương để thể hiện ngũ phần hương gồm: Giới hương(mùi hương của việc trì giới), Định hương (mùi hương của định tâm), Tuệ hương (mùi hương của trí tuệ), Giải thoát hương (hương của sự giải thoát), Giải thoát tri kiến hương (Hương của sự giác ngộ không bờ bến). Những lễ nghi đừng quên khi tới cửa chùa dâng hương bái Phật 8 quy tắc dâng hương lễ Phật nên nhớ đừng quên

► Mời các bạn: Xem lịch âm và giờ hoàng đạo chuẩn xác tại Lichngaytot.com

Sưu tầm Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Đoan Trang(XemTuong.net)

Chùa Trấn Quốc: Địa Điểm Lễ Chùa Cầu May Đầu Năm 2022 Ở Hà Nội * Du Lịch Số

Địa chỉ: ở phía Đông bên Hồ Tây, nằm ở phía cuối đường Thanh Niên thuộc quận Tây Hồ , Hà Nội

Giờ mở cửa: 8am đến 4pm hàng tuần, riêng giao thừa đền mở hết đêm.

Ngày mồng 1 và ngày rằm: 6am đến 8pm.

Giá vé : miễn phí, phí gửi xe 5k/người

Địa điểm du lịch gần chùa Trấn Quốc: Hồ Tây, đền Quán Thánh, Hoàng thành Thăng Long, Lăng Bác, Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam, Bảo tàng Quân Sự Việt Nam, Thành cổ Hà Nội, quần thể kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Địa chỉ chùa Trấn Quốc ở đâu?

Chùa Trấn Quốc: Kiến trúc Phật giáo đẹp nhất thế giới!

Trong một bài viết mới đây, tạp chí National Geographic (Mỹ) chia sẻ danh sách những ngôi chùa Phật giáo sở hữu kiến trúc đẹp và đáng tới thăm nhất trên thế giới. Việt Nam có hai đại diện. Gồm chùa Trấn Quốc ở Hà Nội và chùa Bửu Long của thành phố Hồ Chí Minh. Chùa Trấn Quốc nằm trên hòn đảo phía đông Hồ Tây, thuộc quận Tây Hồ (Hà Nội). Là ngôi chùa cổ nhất của đất Thăng Long với hơn 1500 năm tuổi. Không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp cổ kính. Chùa còn có không gian xanh thoáng đáng tạo nên tổng thể kiến trúc hài hòa.

Đi chùa Trấn Quốc cầu gì?

Chùa Trấn Quốc là ngôi chùa cổ nhất tại Việt Nam. Nơi đây nổi tiếng linh thiêng, du khách có thể chọn mùng 1 hoặc ngày rằm hàng tháng để đi lễ chùa Trấn Quốc. Bạn có thể thắp nhang và cầu xin bình an, sức khỏe, an khang cho bản thân cũng như gia đình.

Một số người thường tìm đến chùa Trấn Quốc vào ngày lễ Vu Lan với mong muốn cầu chúc sức khỏe cho cha mẹ. Đây không chỉ là tấm lòng hiếu thảo muốn đáp đền ơn dưỡng dục của bậc sinh thành mà còn góp phần bồi đắp thêm truyền thống yêu kính cha mẹ của dân tộc Việt Nam.

Nhắc đến những ngôi chùa, người ta thường chỉ nghĩ đơn giản đi chùa lễ Phật. Tuy nhiên, khi đi lễ chùa Trấn Quốc, du khách sẽ được thưởng ngoạn một không gian được bài trí vô cùng đẹp mắt, với cảnh sắc chùa hòa cùng non nước, cây cối, trời đất tạo nên vẻ đẹp hiếm có. Đây là một địa điểm bạn không nên bỏ qua khi chọn mua tour du lịch trọn gói tại Hà Nội, nhất là vào những dịp đầu năm mới.

Hướng dẫn đi lễ chùa Trấn Quốc cầu may đầu năm 2021

Chùa Trấn Quốc được xem là một trong những biểu tượng của thành phố Hà Nội, có thể thấy, ngôi chùa này đẹp từ mọi góc độ. Mỗi thời điểm trong năm, ngôi chùa lại đem lại những xúc cảm riêng cho người tới chiêm bái. Chùa Trấn Quốc được xây dựng dưới thời nhà Lý và Lê, nên đường nét kiến trúc của chùa được trạm trổ hình rồng với những mái ngói uốn cong đặc trưng kiến trúc của thời đó. Đặc biệt hơn nữa, chùa được xây dựng ngay trên một bán đảo nằm giữa một hồ nước ngọt.

Đây chính là điểm nhấn kiến trúc độc đáo của ngôi chùa cũng là một vị trí vô cùng phong thủy. Nơi đây còn được xây dựng rất nhiều các cung điện để làm nơi nghỉ ngơi cho các vị vua mỗi khi ngự giá đến đây. Tổng thể của chùa được thiết kế gồm nhiều lớp với 3 ngôi điện chính: tiền đường tiếp đến là nhà thiêu công và thượng điện (cả 3 khu nối lại thành hình chữ công).

Sau này, khi chùa được cải tạo và xây dựng thêm đã chặt hạ hết toàn bộ cau. Sân của chùa được bày rất nhiều những lu hương, là nơi để du khách thắp nhang, khấn bái. Từ cổng đi vào đến cổng tam quan của chùa chỉ khoảng tầm 20m, cổng tam quan được sơn sửa trông vô cùng lộng lẫy. Vì cổng tam quan được sơn sửa nhiều nên không còn nhiều giá trị lịch sử ban đầu.

Từ cổng tam quan dẫn vào là lối đi được lát gạch dài uốn lượn, đi hết đường gạch này du khách sẽ nhìn thấy một bức tường xây rất cao được sơn hoàn toàn bằng màu nâu. Phía bên phải của bức tường là một bức tường được làm bằng đá thấp hơn. Đi vào sâu khoảng 15m, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vườn tháp, nổi bật nhất là một tòa bảo tháp cao 11m.

Bảo tháp trong chùa Trấn Quốc Hồ Tây: Tòa tháp bao gồm 11 tầng, diện tích vào khoảng 10,5 m2. Phía trong bảo tháp thờ tượng phật A Di Đà được làm bằng đá quý. Trong bảo tháp, ngoài thờ tượng phật A Di Đà còn có khoảng 66 pho tượng khác. Bên trên tòa tháp còn được đúc 1 tòa sen 9 tầng được làm bằng đá quý sáng lấp lánh, tựa như bông sen đang nở rộ tỏa ngát hương thơm.

Nhà tiền đường trong chùa Trấn Quốc: Sau khi tham quan tòa bảo tháp, du khách có thể đến tham quan và hành hương khấn phật tại nhà tiền đường. Tòa tiền đường được xây hướng về phía Tây, 2 bên của nhà tiền đường là nhà thiêu hương và thượng điện. Tại tiền đường là nơi thờ rất nhiều các pho tượng đẹp và quan công rất độc đáo. Nổi bật nhất có lẽ là tượng phật Thích Ca Nhập Niết được làm bằng gỗ và sơn son thiếp vàng (đây được bình chọn là bức tượng Niết đẹp nhất Việt Nam). Cùng với đó là rất nhiều pho tượng phật được đúc bằng đồng sáng lung linh.

Thượng điện ở chùa Trấn Quốc: Phía đằng sau của thượng điện có một gác chuông được xây dựng thành căn nhà 3 gian, được xây bằng gỗ cùng mái ngói đỏ vảy cá tạo nên nét cổ kính. Phía bên phải của gác chuông là nhà thờ tổ, bên phải là nhà bia. Trong chùa Trấn Quốc hiện nay còn lưu trữ được 14 tấm bia, trên những tấm bia khắc các bài thơ của những vị tiến sĩ nổi tiếng.

Cây Bồ Đề ở chùa Trấn Quốc: Tiếp theo sau khi thắp nhang hành hương xong, du khách nhất định không thể bỏ quan một khu vực. Đó chính à nơi trồng cây bồ đề tại chùa. Để đến được chỗ cây bồ đề, từ trong điện chính quay ngược ra bên ngoài rẽ tay trái đi khoảng 20m là đến. Sở dĩ, cây bồ đề này nổi tiếng đến vậy là vì được tổng thống Ấn Độ Prasat tận tay trao tặng cho Bác Hồ vào tháng 3/1959.

Ngoài ra, còn có rất nhiều vấn đề tâm linh về – Cây bồ đề ý nghĩa biểu trưng cho trí tuệ của Đức Phật, cùng với tấm lòng nhân ái, và lòng vị tha của ngài đối với con người. Hàng năm, có hàng triệu khách du lịch đổ về đây để hành hương khấn phật và bái lễ trước cây bồ đề này. Trải qua gần 60 năm kể từ ngày ông Prasat trao tặng, cây bồ đề đã được các vị sư trụ trì chăm sóc cẩn thận và vô cùng kỹ lưỡng mới có thể tươi tốt như ngày hôm nay. Và bóng râm của cây bồ đề cũng khiến cho khung cảnh và không khí trở nên thoáng mát hơn.

Văn khấn chùa Trấn Quốc cầu may đầu năm 2021

Chùa chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 4 cây số, nếu du khách di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy thì chỉ mất khoảng 15 đến 20 phút di chuyển. Du khách sẽ được miễn vé gửi xe tại chùa Trấn Quốc. Nếu như du khách muốn di chuyển bằng xe bus, có 2 tuyến bus có điểm dừng rất gần cổng chùa. Đó là tuyến bus số 33 (Bến xe Yên Nghĩa – Xuân Đỉnh) và tuyến bus số 50 (Long Biên – Sân vận động Quốc gia). Với 2 tuyến xe bus này, các tăng ni phật tử trong vùng cũng như các vùng khác rất dễ bắt và di chuyển đến chùa Trấn Quốc bằng 2 tuyến xe bus này.

Người dân Hà Nội thường ghé lại chùa Trấn Quốc vào những hôm rằm, mồng một, ngày lễ Tết để cầu bình an, chúc hạnh phúc và tìm kiếm sự thư thái trong tâm hồn sau những ngày làm việc bộn bề, mệt mỏi. Bạn cũng nên lưu ý đến trình tự lễ hương trong chùa Trấn Quốc đó là đi từ tiền đường, thiêu hương, thượng điện, nhà thờ tổ, nhà bia.

Ngoài việc lễ bái, việc thưởng thức cảnh đẹp xunh quanh chùa cũng là một trong những hoạt động không thể bỏ qua. Ngay từ cổng tam bảo khoảng 15m sẽ được chiêm ngưỡng vườn tháp, nổi bật nhất là một tòa bảo tháp cao 11m, 9 tầng với khoảng 66 pho tượng. Một khu vực bạn không thể bỏ lỡ là nơi trồng cây bồ đề tại chùa. Đây là cây bồ đề được tổng thống Ân Độ Prasat mang từ sứ sở của Phật Giáo tới trao tận tay cho Bác Hồ. Hàng năm, có hàng triệu khách du lịch đổ về đây để hành hương khấn phật và bái lễ trước cây bồ đề này.

Con lạy 9 phương trời, con lạy 10 phương đất.

Con lạy chư Phật mười phương, con lạy mười phương chư Phật.

Con lạy chư Vị Đức Phật, chư Vị Bồ Tát, chư Vị La Hán, chư Vị Hộ Pháp.

Tên con là:

Cư trú tại địa chỉ:

Hôm nay con đến đây, tại Chùa Trấn Quốc

Xin được chân tâm bái tạ các Vị đã phù hộ độ trì cho gia quyến chúng con suốt thời gian qua, giúp đỡ chúng con được bình an, mạnh khỏe trong cuốc sống (một tạ).

Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy người, việc dương chưa tỏ, việc âm chưa thấu, tham sân si đều có lúc phạm phải. Nếu có đôi điều lầm lỡ xin được nhất tâm sám hối mong các Vị tha thử bỏ qua đại xá cho (hai sám hối).

Nay tất niên xuân tiết năm Tân Sửu 2021 con ngửa trông ơn các Vị cho chúng con được giải sao giải hạn, tiêu ách trừ tai ương, an sinh bản mệnh, vững vàng bản tâm, thân gần bậc tôn quý, xa lánh kẻ tiêu nhân, không cho thị phi đố kị gây khó dễ trên trần thế. Các Vị độ cho chúng con được thân khang tuệ minh, diên sinh trường thọ, bền chí bền tâm, khai tâm khai sáng.

Chúng con nguyện làm việc thiện, tránh làm việc ác, nguyện sửa đổi bản thân tránh phạm phải những lỗi lầm trên trần thế. Ngửa trông ơn các Vị phù hộ độ trì, đùm bọc chở che. Chúng con xin chân tâm bái tạ.

Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).

Từ lâu, chùa Trấn Quốc trở thành điểm đến, nơi tín ngưỡng của nhiều người bởi chùa nổi tiếng linh thiêng về cầu bình an, an khang và sức khỏe. Hơn nữa, chùa còn nổi tiếng với cầu may vào dịp năm mới nên vào đầu năm mới, mọi người thường tìm đến đây để cầu may mắn, mong công việc suôn sẻ, thuận lợi. Giống như các ngôi chùa khác, chùa Trấn Quốc cũng có nhiều ban như ban Đức Ông, ban Tam Bảo …. Mỗi ban này sẽ có đồ lễ riêng. Với ban Đức Ông, bạn nên đặt lễ mặn gồm có chả, giỏ, thịt, rượu …. Với bàn thờ Tam Bảo, bạn nên sắm lễ chay với trầu cau, quả chín, hoa, nến, vàng mã …. Đầu tiên, bạn nên dâng lễ ở ban Đức Ông, tiếp theo là dâng lễ ban Tam Bảo, sau đó mới tới các ban thờ khác, cuối cùng là dâng lễ ở nhà Thờ Tổ.

Cách Cầu Tự Linh Nghiệm Ở Chùa Hương Hướng Dẫn Quy Trình Cầu Tự Ở Chùa Hương

Cách cầu tự linh nghiệm ở chùa Hương Hướng dẫn quy trình cầu tự ở chùa Hương

Cách cầu tự linh nghiệm ở chùa Hương

Văn cúng cầu phúc ở chùa Hương Bài khấn xin giải trừ vận hạn khi đi chùa Hương Văn cúng cầu tự

Lầu cô (nếu muốn cầu con gái);

Lầu cậu (nểu muốn cầu con trai) trong động Hương Tích (thuộc quần thể chùa Hương).

2. Cách chuẩn bị lễ vật cầu tự

Lễ vật: 5 loại quả (mỗi loại 1 quả); 7 (hoặc 9 – nếu cầu con gái) thứ bánh, quả, đồ chơi mà trẻ em thường thích (bim bim, kẹo mút, đồ chơi…); 7 (hoặc 9) đồng tiền.

3. Cách hành lễ cầu tự

Đặt lễ lên lầu cô, lầu cậu để khấn bái, xin đài âm dương, sau đó mang những đồng tiền đó về để ở nhà 7 (hoặc 9) ngày rồi mang đi sử dụng để mua 1 thứ gì đó trẻ con thích; lễ vật thì mang về nhà phân phát cho trẻ con thụ lộc.

Sau khi làm lễ, trên đường về nhớ trả thêm phí đò, xe, nhà nghỉ để dẫn con về nhà: Cứ đưa cho lái đò, lái xe, chủ nhà trọ 5 hay 10.000 đồng gì đó coi như trả thêm 1 suất. Đồng thời, trong vòng 7 (hoặc 9) ngày mỗi bữa ăn hãy để thêm 1 bát cơm, thìa trong mâm cơm mời con ăn.

Chuẩn bị lễ vật:

Bài khấn cầu tự ở chùa Hương

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, lạy mười chư phương Phật, chư Phật mười phương.

Con lạy Thiên Quan – Linh thần nơì bản địa ở khu vực này.

Đệ tử con là …………………….. Sinh ngày…………………………………Cùng chồng/vợ……………..

Sinh ngày…………………………………………………………………………….

Ngụ tại:……………………………………………………………………………………

Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt, khi tiết năm………………bầu trời cao vút tỏa sáng phúc lành.

Vợ chồng con thành tâm thiết lễ cùng dâng sớ trạng kính lạy Trung thiên mệnh chủ, Bắc cự tử vi, Ngọc đế Thiên quân bệ hạ, giáng trần soi xét cho hạnh phúc gia đình con được có con trai/con gái. Hạnh phúc sum vầy truyền vào hậu thế.

Con lạy Nhật cung thái dương, Nguyệt cung thái âm – Đông phương thanh đế, Bắc phương hắc đế, Tây phương bạch đế kính cáo tôn thần, chư vị các thần linh giáng trần soi xét chữ cương thường đạo lý vợ chồng cho vợ chồng con được cửa rộng nhà cao tiền của dồi dào, có con trai/con gái thông minh học hành chăn chắn một niềm kính thiện.

Con lạy quan Nam tào Bắc đẩu, Thái bạch Thái tuế, Văn xương, Văn khúc, Nhị thập bát tú Ngũ hành tinh quân. Trước án liệt vị linh quân tôn thần Tản viên đại thánh, Trần triều Hưng đạo Quốc Toản đại vương cùng Tiên Phật Thánh Thần Quan Âm Bồ Tát chỉ đức tôn linh hiển thánh thần thông tiết độ cho con được có con trai/con gái để trọn vẹn hiếu sinh hạnh phúc gia đình trong ấm ngoài êm để ông bà, chồng vợ chân tình thương yêu chăm sóc. Làm điều thiện được âm dương báo đáp, cây trái thêm hoa sinh sôi nảy nở. Trước án liệt vị các linh quân tôn thần xa thôi lại theo gần xin giải trừ vận hạn tiêu trừ yêu ma tai ách làm muộn đường con trai/con gái.

Hạnh phúc của gia đình dòng họ cùng cuộc đời chúng con lại như nước tràn đầy chày đến. Một nhà vui vẻ, oanh yến đậm đà, đào hồng thắm biếc. Vậy xin yết cáo tôn thần cùng dâng sớ trạng Cầu Tự xin tỏ tấc thành giáng ban trăm phúc.

Trăm lạy các tôn linh. Cúi nhờ ơn đức.

Sở nguyện thành tâm. Con xin cảm tạ.

Vạn vọng bách bái Thần Phật mười phương. Ban ơn phúc dày cho chúng con được toại nguyện đường con cái.

Tạ lễ 3 lễ – 5 lạy.

Chú ý: Sau khi lễ mỗi lễ lấy về 1 thứ. Trên đường về nhà mua thêm 1 suất đò (nếu đi đò), mua thêm 1 suất ăn (nếu vào quán ăn).