Các Loại Trái Cây Cúng Phật / Top 15 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Apim.edu.vn

Ý Nghĩa Các Loại Trái Cây

Theo phong thủy, mỗi loại trái cây đều mang ý nghĩa tượng trưng khác nhau, như cam màu đỏ tượng trưng sự giàu có, nho màu tím mang năng lượng tâm linh huyền bí, các loại trái cây họ cam quýt ngon ngọt mang lại cảm giác hạnh phúc cho cả gia đình…

Đào: Đào là một trong những biểu tượng trái cây phong thủy phổ biến nhất, là biểu tượng của sự bất tử. Nghĩ tới trái đào người ta sẽ liên tưởng ngay đến sự giàu có, sức khỏe và sự trường thọ. Hoa đào cũng được xem là biểu tượng Phong thủy của tình yêu và hôn nhân.

Đu đủ: Mang đến sự thịnh vượng đủ đầy.

Táo: Táo cũng biểu hiện cho sự hòa bình, đem lại sức khỏe và sự hòa hợp trong gia đình. Theo quan niệm phong thủy, táo đỏ được coi trọng hơn mặc dù táo xanh hoặc vàng cũng được sử dụng rộng rãi.

Lựu: Loại quả này tượng trưng cho hạnh phúc trong gia đình và chúc may mắn cho con cháu của mình luôn được khỏe mạnh. Nói cách khác, hình ảnh trái lựu tươi thắm, căng mọng gợi hình ảnh về một gia đình hạnh phúc và đông con nhiều cháu..

Nho: Trong phong thủy, nho tượng trưng cho sự phong phú của thực phẩm, tạo ra sự phong phú của cải vật chất. Nho cũng đại diện cho sự thành công đang hiện hữu trong gia đình bạn hoặc trong tương lai không xa. Đôi khi, nho cũng được sử dụng như là công cụ phong thủy cho các vấn đề về sinh con cũng như trong việc hóa hung thành cát, biến vận hạn rủi ro thành may mắn.

Dứa: Trong tiếng Hoa, chữ dứa được phát âm gần giống với âm của chữ “may mắn đến theo cách của bạn”, do đó dứa rất phổ biến với ý nghĩa mang lại sự giàu có, may mắn và thịnh vượng nên mọi người thường xuyên chọn quả dứa trong mâm ngũ trong lễ cúng.

Cam, quýt, chanh: Người ta tin rằng cam có thể mang lại may mắn do hương vị dễ chịu và tinh khiết của nó, cũng như do năng lượng dương trong màu sắc của cam tránh được những điều xui xẻo. Vì thế cam, quýt và chanh thường được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng phong thủy truyền thống. Bạn có thể sử dụng bày 9 trái cam trong phòng khách hoặc phòng bếp để đem lại sự may mắn và thịnh vượng cho gia đình mình.

Nải chuối xanh như bàn tay ngửa: Hứng lấy may mắn, bao bọc và chở che. Chuối thường được dùng vào dịp Tết.

Vải: Trái vải tượng trưng cho sự hợp nhất vợ chồng, khi kết hợp với trái nhãn, nó có nghĩa là có được những đứa con thông minh. Vải còn được xem là biểu tượng của sự khôn ngoan, lanh lợi, và vì thế nó được xem là rất tốt cho doanh nhân.

Thanh long (rồng mây hội tụ) thể hiện sự phát tài phát lộc.

Qua sung: Gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe và tiền bạc.

Quả phật thủ: Giống như bàn tay đức Phật, luôn chở che cho các số phận con người

Hình ảnh mâm cúng ngũ quả do Tâm Linh cung cấp:

Tổng Hợp Các Loại Trái Cây Cúng Khai Trương

Những loại trái cây nên dùng để cúng khai trương

Mâm trái cây cúng khai trương là một cách để bày tỏ sự biết ơn, cầu xin sự che chở của người cúng đối với Thổ Địa cùng các vị thần cai quản tại vùng đất đó. Đây cũng là dịp tốt để chủ nhà báo cáo công việc làm ăn sắp tới và cầu mong những điều tốt đẹp đến với việc kinh doanh của mình.

Chuối: nải chuối có dáng vẻ như một bàn tay ngửa ra. Thường thì nải chuối sẽ được đặt ở phía dưới cùng của mâm ngũ quả, và nâng đỡ các loại trái cây khác, hàm ý nói lên sự đùm bọc, che chở và gắn kết.

Mãng cầu: tượng trưng cho mong muốn, hay khát cầu cho mọi thứ được suôn sẻ, bình an.

Nho: nho trong phong thuỷ mang ý nghĩa tạo ra nhiều của cải vật chất, và biến rủi ro thành may mắn.

Xoài: bày tỏ mong muốn việc tiêu xài không bị thiếu thốn, cuộc sống đủ đầy và sung túc.

Dừa: đọc chệch là “vừa” , bày tỏ mong muốn sự vừa đủ, không túng thiếu và có một cuộc sống viên mãn.

Đu đủ: bày tỏ mong muốn nhận được sự thịnh vượng, và một cuộc sống đủ đầy.

Cam, quýt, chanh: ông bà ta luôn tin rằng 3 loại trái cây này mang lại sự may mắn nhờ mùi vị dễ chịu và tinh khiết của nó. Không chỉ vậy, nó còn giúp tránh được những điều xấu xa, xui xẻo.

Sung: biểu thị cho sự sung mãn về sức khoẻ, tình cảm lẫn tiền bạc.

Phật thủ: là loại trái cây tái hiện hình ảnh bàn tay Phật như đang che chở, bảo vệ và phù hộ cho công việc.

Táo: được xem là biểu trưng của hoà bình, mang đến phú quý cho chủ nhà.

Thơm: thân có vảy như vảy rộng, mang lại sự giàu có, thịnh vượng và may mắn.

Lựu: giống như nho, lựu tượng trưng cho sự đông đúc. Hình ảnh trái lựu tươi thắm, căng mọng nước gợi hình ảnh của một công ty có đông nhân viên, mang lại tiền tài và may mắn cho doanh nghiệp.

Bưởi: thường đặt trên nải chuối, để bày tỏ mong muốn về sự an khang thịnh vượng.

Dưa hấu: ruột đỏ và vỏ xanh của nó biểu trưng cho sự may mắn. Trái dưa căng tròn ngập nước tượng trưng cho sự sung túc và tràn đầy sức sống.

Đào: trong phong thuỷ biểu trưng sự giàu có và khoẻ mạnh, sống lâu.

Ý nghĩa của mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả chắc chắn không phải là một món lễ vật xa lạ gì nữa. Đây là một lễ vật không thể thiếu trên bàn thờ vào ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng đều hiểu biết tường tận về ý nghĩa của mâm ngũ quả.

Mâm ngũ quả tức là mâm trái cây bao gồm có 5 loại quả khác nhau. Theo quan niệm của người phương Đông, trong đó có người Việt thì số 5 là con số biểu tượng cho ước muốn “ngũ phúc lâm môn”, tức là Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh.

Còn trong quan niệm về phong thủy truyền thống thì 5 loại quả với 5 màu sắc là biểu tượng của nguồn của cải tới từ 5 phương mà con cháu xin được dâng kính lên tổ thiên cùng thần linh.

Ý nghĩa của mâm ngũ quả là để bày tỏ tấm lòng kính trọng và uống nước nhớ nguồn của con cháu đến các bậc bề trên hoặc cũng là tượng trưng cho thành quả cho cuộc sống sung túc, đầy đủ sau một năm làm việc vất vả. Riêng mâm ngũ quả cúng khai trương còn mang ý nghĩa cầu mong công việc kinh doanh buôn bán thuận lợi và suôn sẻ.

Trái với người miền Bắc, trên mâm trái cây cúng khai trương của người miền Nam không bao giờ trưng bày chuối. Vì họ cho rằng, chuối phát âm giống như “chúi”, có nghĩa là sự đi xuống, hay tụt dốc, điều này không may mắn.

Mâm ngũ quả cúng khai trương của người miền Nam thường bao gồm có mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài với ý nghĩa “Cầu Dừa Đủ Xài”. Bởi lẽ họ luôn mong muốn việc kinh doanh của mình luôn được đầy đủ, sung túc và đủ xài. Ngoài ra, tuỳ theo một số nhà, họ thường sẽ mua thêm một cặp dưa hấu vỏ xanh lòng đỏ để trưng bên cạnh mâm ngũ quả để cầu sự may mắn.

Mâm ngũ quả cúng khai trương theo người miền Bắc

Mâm ngũ quả cúng khai trương của người miền Bắc thông thường bao gồm bưởi, chuối, hồng, đào, và quýt. Chuối là loại trái cây nhất định phải có trên mâm ngũ quả của người miền Bắc, do họ cho rằng nó thể hiện cho sự che chở của đất trời đối với công việc kinh doanh của chủ nhà.

Người miền Bắc cũng ưa thích phối các màu sắc của mâm trái cây cúng khai trương theo thuyết Ngũ Hành: Kim (màu trắng), Mộc (màu xanh), Thuỷ (màu đen), Hoả (màu đỏ), Thổ (màu vàng).

Với màu sắc phong phú và đa dạng, họ đã sắp xếp xen kẽ các màu với nhau sao cho mâm trái cây cúng khai trương nhìn hài hòa, hợp đẹp mắt nhất. Ngoài ra, số lượng trái cây trên mâm ngũ quả cũng không yêu cầu chính xác, miễn sao bày trí đủ 5 loại quả là được.

Cách chọn lựa trái cây tươi ngon cho mâm ngũ quả

Nho

Nho ngon những chùm có cành cứng cáp và có màu xanh sáng. Bạn có thể ngửi thấy được mùi thơm khi cầm lên. Những chùm màu úa nâu, với quả rời ra có nghĩa là đã được hái từ lâu.

Đu đủ

Đu đủ ngon là những quả có màu vàng không quá đậm, và trên bề mặt có nhiều đốm, trái nặng chắc tay. Khi bóp nhẹ vào vỏ thì không thấy có cảm giác quá mềm.

Dưa hấu

Dưa hấu ngon sẽ có màu xanh lá đặc trưng, với đường vành trên thân sắc nét rõ ràng. Ngoài ra, khi lựa dưa hấu bạn nên quan sát chóp của trái dưa, chóp càng nhỏ thì sẽ càng ngon. Hay bạn cũng có thể quan sát cuống dưa, nếu đầu cuống nào cuốn lại thì trái dưa đó ngọt, và không bị nhạt.

Xoài

Hãy chọn những trái tròn, đẹp, và không cứng hay mềm quá. Những quả xoài chín tới, bạn sẽ ngửi được mùi hương ở ngay từ xa. Nếu không ăn ngay, bạn nên lựa những quả có màu hơi ngả vàng là được.

Thanh long

Nên lựa những trái nặng, chắc tay. Vì thanh long càng nặng thì nước bên trong sẽ càng nhiều, ăn sẽ không bị bở và nhão. Ngoài ra, hãy quan sát ở lớp vỏ bên ngoài, vỏ càng đỏ thì bên trong càng ngọt.

Tổng kết

Ý Nghĩa Các Loại Trái Cây Mâm Ngũ Quả

Ngày Tết, mỗi nhà đều trưng một mâm ngũ quả mới ý nghĩa là tưởng nhớ ông bà tổ tiên, cầu chúc một năm mới phát tài phát lộc, nhiều niềm vui và may mắn, hạnh phúc.

Con số 5 – NGŨ

Số 5 tương ứng với ngũ hành, con số tốt trong phong thủy, thể hiện sự phát triển tốt đẹp, bền vững. Vì thế mâm quả ngày tết cũng gọi là Mâm ngũ quả.

Ngoài ra,”ngũ” còn thể hiện ước muốn của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn: Phúc, quý, thọ, khang, ninh.

Mâm ngũ quả Miền Bắc

Mâm ngũ quả của miền Bắc gồm có: chuối/táo màu xanh; bưởi (hoặc phật thủ), cam, quýt màu vàng; hồng hoặc táo tây, ớt màu đỏ; roi, mận, đào hoặc lê màu trắng; hồng xiêm (sapôchê) hoặc nho đen, măng cụt, mận màu đen.

Cách trưng mâm ngũ quả: Chuối xanh được để dưới cùng làm tựa, bày bưởi hoặc phật thủ lên trên, chèn thêm cam, quýt vào, xen kẽ ớt đỏ, hồng,… cho nhiều màu sắc rực rỡ xen kẽ nhau.

Ngày nay thì nhiều nhà còn bổ sung thêm nhiều loại trái cây tươi ngon khác nữa chứ không cứng nhắc chỉ bày những loại theo truyền thống, giúp mâm trái cây thêm đặc sắc.

Mâm ngũ quả Miền Nam

Chắc hẳn không ít bạn đã từng nghe về mâm: Cầu – Xuân – Vừa – Đủ – Xài. Tên của cái loại trái cây bày mân ngũ quả được đọc lái lại: Mãng Cầu, Sung, Dừa, Đu đủ, Xoài.

Cách trưng mâm ngũ quả: Đặt Dừa, Đủ đủ và Xoài lên đĩa trước, rồi xếp các loại trái cây còn lại lên trên tạo thành ngọn tháp.

Tương tự miền Bắc, ngày nay Miền Nam cũng cúng thêm nhiều trái cây tươi ngon khác như dưa hấu, nho,…

Một số loại trái cây miền Nam kiêng trưng bày vì sợ ý nghĩa tiêu cực: Chuối (chúi nhũi), Cam Quýt (Quýt làm Cam chịu), Lê Táo (bom) (Lê lết, đổ bể)

Mâm ngũ quả Miền Trung

Vì là miền đất thường xuyên chịu nhiều khắc nghiệt của thời tiết nên hoa quả cũng hiếm hoi. Người miền Trung không bắt buộc cần cúng trái cây gì lên mâm ngũ quả, miễn là trái cây tươi ngon là được.

Ý nghĩa của các loại trái cây

Chuối (xanh): Tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần, đầm ấm, hứng lấy may mắn, bao bọc và chở che (theo quan niệm của người miền Bắc).

Phật thủ: Bàn tay Phật che chở cho cả gia đình.

Bưởi: Mong muốn an khang, thịnh vượng.

Cam, quýt: Tượng trưng cho sự thành đạt.

Lựu: Nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.

Đào: Thể hiện sự thăng tiến.

Táo: Phú quý, giàu sang.

Thanh long: Rồng mây hội tụ, thể hiện sự phát tài phát lộc.

Dưa hấu: Căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.

Quả trứng gà: Lộc trời cho.

Sung: Gắn với biểu tượng sung mãn, sức khỏe và tiền bạc.

Đu đủ: Thịnh vượng, đủ đầy.

Xoài (phát âm giống như “xài”): Cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn.

Quất chín: Thể hiện sự sung túc, ăn nên làm ra và dồi dào sức sống.

Mãng Cầu: Cầu chúc mọi điều như ý

Thơm: Thơm tho, đa phúc lộc

Hồng: Hồng hào, tươi tốt

Phong Thủy Và Ý Nghĩa Các Loại Trái Cây Trên Bàn Thờ

Phong thủy và ý nghĩa các loại trái cây trên bàn thờ gia tiên và bàn thờ ông địa thần tài

Quả là một trong những kết tinh cuối cùng để con người thụ hưởng từ cây cối , từ sức lao động chân chính của mình . Với quan niệm ” kết quả ” thể hiện sự viên mãn , đầy đủ , biểu trưng là lời nguyện cầu của con người muốn dâng lên thần linh , tổ tiên . Ngoài việc chọn những quả ngon nhất để dân lên thần linh thì những loại quả đó còn mang nhiều ý nghĩa .

1. Ý nghĩa về âm dương : 

Trong mâm ngủ quả trên bàn thờ gia tiên và bàn thờ ông địa thần tàithường không thể thiếu trái bưởi , phật thủ đặt trên nải chuối . Về hình thức nải chuối xòe ôm trọn trái bưởi tượng trưng cho đất và trời , thêm vào một số loại quả khác tượng trưng cho trời đất dung hòa , vạn vật sinh sôi .

Khi thắp hương người ta gửi gắm vào đó tâm tư nguyện vọng theo hàm nghĩa có ” trời đất chứng giám “

Năng lượng của trái cây là năng lượng của sự đơm hoa kết trái . Trái cây trong phong thủy bàn thờ gia tiên và bàn thờ ông địa thần tài thường được phân loại dựa vào các đặc trưng như tuổi thọ , giàu có , thịnh vượng , sự phát triển sinh sôi .

Khi lựa chọn biểu tượng của trái cây trên bàn thờ gia tiên và bàn thờ ông địa thần tài theo phong thủy bạn cần có những hiểu biết về ý nghĩa từng loại trái cây cũng như tính chất dược liệu của nó

Trái cây trên bàn thờ gia tiên và bàn thờ ông địa thần tài để đạt phong thủy tốt nhất bạn cần phải chú ý đến màu sắc , số lượng và biểu tượng của từng loại trái cây . Bởi vì không phải lúc nào trong nhà cũng có sẵn trái cây tươi nên bạn có thể đặt những bức tranh nghệ thuật về trái cây hay vật phẩm phong thủy để trang trí .

2. Ý nghĩa biểu tượng của một số loại trái cây thường dâng lên thần linh , tổ tiên : 

– Táo: trong tiếng Trung Quốc chữ ” táo ” phát âm gần giống với chữ ” hòa bình ” , biểu trưng cho sức khỏe và sự hòa hợp trong gia đình . Táo màu đỏ được coi là rất tốt .Táo màu xanh và vàng cũng được sử dụng rộng rãi theo thuộc tính màu của chúng .

– Lựu : do quả lựu có chứa nhiều hạt , mọng nước và ngon ngọt nên nó tượng trưng cho sự sinh sôi phát triển , thúc đẩy vận may về con cái . Trong phong thủy bàn thờ gia tiên và bàn thờ ông địa thần tài quả lựu được coi như một loại “thuốc” có khả năng giúp vợ chồng mau chóng sinh con , và sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh . 

– Nho : trong phong thủy trái cây nho tượng trưng cho sự phong phú của thực phẩm , mang ý nghĩa phong phú về của cải vật chất . Nho đại diện cho sự thành công đang hiện hữu trong gia đình bạn hoặc trong tương lai không xa . 

– Cam : sự phổ biến của trái cam trong phong thủy bàn thờ gia tiên và bàn thờ ông địa thần tài được giải thích bởi sự tươi mát và màu sắc của quả cam . Người ta tin rằng trái cây có múi như cam có thể xua đuổi xui xẻo .

GỌI NGAY 0902.646.536

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ BÁO GIÁ TỐT NHẤT

ĐỒ GỖ ĐẠI THÀNH

Cửa hàng nội thất đồ gỗ uy tín và chất lượng hàng đầu Việt Nam

Địa chỉ: 100 Phan Văn Hớn, phường Tân Thới Nhất, quận 12, chúng tôi class=”position-display”>

5 Loại Trái Cây Cúng Động Thổ

#1 Tại sao phải tiến hành tổ chức lễ cúng động thổ

Theo quan niệm xưa, mỗi vùng đất có mỗi vị thổ địa cai quản riêng. Vị thổ địa này sẽ bảo vệ con người an tâm sinh sống làm việc, xua đuổi tà ma. Chúng ta có thể hiểu chạm vào đất đồng nghĩa là chạm tới thổ quan. Do đó nếu muốn công việc xây dựng hoặc tiến hành hoạt động trên khu đất này cần có một thuận lợi với thổ địa của mảnh đất. Ngoài ý nghĩa về phong thủy, nghi lễ này còn là sự kiện đánh dấu cho việc khởi đầy của một công trình. Là cơ hội quảng bá của chủ thầu và thu hút nhà đầu tư.

Khi thực hiện lễ động thổ, gia chủ hoặc chủ đầu tư phải chuẩn bị đầy đủ các lễ vật để dâng lên thần linh. Trong đó có trái cây (ngũ quả). Đối với nghi thức này, mâm cúng động thổ cần có 5 loại quả tròn khác nhau hay còn gọi là ngũ quả.

#2 Ý nghĩa của con số 5 trong mâm trái cây cúng động thổ

Theo quan niệm xưa, số 5 là con số thường xuyên xuất hiện trong quan niệm truyền thống. Có 5 phúc đức mà người dân Việt Nam mong đạt được. Còn gọi là ngũ phúc lâm môn gồm: PHÚC, QUÝ, THỌ, KHANG, NINH. ViỆc chuẩn bị mâm ngũ quả cho mâm lễ cúng động thổ nói riêng và trong các lễ cúng nói chung nhằm hương đến việc cầu xin thần linh những phúc đức này

Đối với lễ cúng động thổ, ngũ quả tượng trương cho sự tập trung đầy đủ những hoa quả. 5 loại trái cây ngụ ý cho những lễ vật kết tinh từ tinh túy lao động của con người để dâng lên đất trời với tất cả sự thành kính. Việc chuẩn bị ngũ quả trên mâm cúng động thổ thể hiện những cầu mong của gia chủ hay chủ dầu tư về những điều tốt đẹp, làm việc và sinh sống gặp được nhiều điều may mắn.

#3 Ý nghĩa các loại quả có dạng hình tròn trong mâm cúng động thổ

Trái cây có rất nhiều hình dạng khác nhau, phổ biến nhất cũng là các loại quả có dạng hình tròn. Những trái cây có hình dạng tròn, căng mọng tượng trưng cho sự sung túc, căng tràn sức sống. Qủa tròn thể hiện cho sự toàn vẹn, đủ đầy, mọi điều như ý. Nó thể hiện mong muốn của gia chủ hay chủ đầu tư về khát vọng bình an. Công việc xây dựng, khởi công, cất nóc suôn sẻ, may mắn ngập đầy. Bởi vậy, đa số các loại trái cây trên mâm cỗ cúng thổ địa thường có những quả tròn như dưa hấu, táo, nho, cam,….

#4 5 loại trái cây trong mâm cúng động thổ có ý nghĩa đúng nhất

* Chuối (Đông Phương): Đại diện cho hành Mộc – Mang lại sự ổn định, vững chắc. * Bưởi (Trung Phương): Đại diện cho hành Kim – Là màu tương ứng với vàng bạc, của cải, sự hoàn kim * Hồng đỏ (Nam Phương): Đại diện cho hành Hỏa – Mang đến nhiều may mắn trong công việc làm ăn. * Lê trắng (Tây Phương): Đại diện cho hành Thủy – Tượng trưng cho sự hanh thông, thuận lợi. * Mận tím, hồng xiêm hoặc cái loại quả có màu sậm (Bắc Phương): Đại diện cho hành Thổ – Là sự tương sinh, phát triển