Bánh Cúng Đám Giỗ / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Lễ Giỗ Tổ Với Bánh Chưng Và Bánh Dầy

Bánh chưng và bánh dầy từ xưa đến nay luôn có vị trí đặc biệt trong suy nghĩ của cộng đồng người Việt Nam. Vì thế hai loại bánh này là lễ vật không thể thiếu khi dâng cúng các vị Vua Hùng.

Sự tích bánh chưng, bánh dầy nếu là người Việt Nam thì không ai là không biết! Theo sự tích thì bánh chưng, bánh dầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6; Sau khi phá xong giặc Ân nhà vua muốn truyền ngôi cho con vì có nhiều con nên nhân dịp đầu xuân nhà vua mới hội các con lại mà truyền rằng: “Trong các con ai tìm được lễ vật cúng tổ tiên có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”.

Hai mươi vị hoàng tử đua nhau dâng sơn hào hải vị, ngọc ngà châu báu lên vua cha, chỉ riêng Lang Liêu – chàng hoàng tử út được thần báo mộng đã dâng vua đôi cặp bánh vuông tròn giản dị. Nhưng hai thức bánh bình thường ấy lại được vua cha khen ngợi. Lang Liêu kể lại chuyện được thần chỉ dẫn cho cách làm bánh. Nghe thế, vua cha biết rằng trời đã muốn giúp mình chọn được thái tử tài ba, đức hạnh, có thể trị vì toàn dân sau này. Hùng Vương tuyên bố truyền ngôi cho Lang Liêu.

Bánh hình vuông tượng trưng cho đất, Bánh hình tròn tượng trưng cho trời được vua Hùng đặt tên là bánh chưng và bánh dầy. Từ đó mỗi khi tết đến xuân về, nhân dân thường làm hai thứ bánh này để tạ ơn trời đất, tổ tiên và cũng là hai thứ bánh không thể thiếu được trong ngày giỗ tổ Hùng Vương.

Còn theo quan niệm dân gian bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng cho đất là âm, bánh dầy hình tròn, màu trắng tượng trưng trời là dương cặp bánh thể hiện cho triết lý âm – dương, hay bánh chưng là âm tượng trưng cho mẹ, bánh dầy là dương tương xứng với cha, vì thế bánh chưng, bánh dầy được dùng để cúng tổ tiên.

Sự vuông – tròn của 2 thứ bánh này nói lên biết bao sự tốt đẹp, gắn bó, thủy chung của tình nghĩa vợ chồng, đạo lý làm con nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.

Gạo làm bánh chưng, bánh dầy là loại gạo nếp thu hoạch vụ mùa, gạo vụ này thường có hạt to, tròn, dẻo, đều vì mới được thu hoạch nên vẫn còn thơm hương lúa mới.

Cứ vào tháng ba âm lịch, thời khắc đẹp đẽ nhất trong năm khi thiên nhiên đất trời giao hòa, cái rét đậm của mùa đông đã xa gọi cái rét nàng Bân vừa kịp đến, con cháu khắp nơi lại hướng về đất Tổ.

Từ những hạt gạo thơm tinh túy của đất trời với bàn tay con người tạo nên những chiếc bánh mang đậm hương vị, vừa đẹp, vừa thơm ngon.

Cách Cúng Đám Giỗ Và Chuẩn Bị Món Ngon Cúng Giỗ

Trong cách cúng đám giỗ được cúng theo hai nghi thức phàm phu và nghi thức tâm linh. Cúng đám giỗ theo nghi thức phàm phu thì các con cháu trong gia đình gần xa tụ họp lại để cùng nhau nấu cơm cỗ để ăn uống. Chiêu đãi tiệc tùng cùng với hàng xóm để nhằm mở rộng các mối quan hệ trong sự nghiệp, công danh được thăng tiến.

Theo nghi thức tâm linh thì cách cúng đám giỗ được xem như là việc báo hiếu đối với người đã mất là chính còn việc tổ chức ăn uống không quan trọng. Điều này thể hiện được tấm lòng chân thành của những người còn sống để cầu mong cho linh hồn của người đã khuất được an nghỉ, được sang cảnh giới an lạc.

Khi cúng giỗ trong các gia đình thường làm các món ngon cúng giỗ dâng lên ban thờ của người đã mất, cung thỉnh họ về để hưởng giỗ. Chính vì thế không cần quá cầu kỳ nhưng nhung vẫn phải trang trọng và mang ý nghĩa chân thành.

Tùy theo hoàn cảnh và điều kiện của mỗi gia đình mà mâm cơm cúng có những món ăn khác nhau. Thao những nhà nghiên cứu về tâm linh thì trong cơm cúng giỗ thường có những món như sau. Đối với cỗ bình thường thì có các món ăn được chế biến từ thịt lợn. Cỗ lớn hơn thì có những món cầu kỳ hơn.

Thông thường trên mâm cơm cỗ thì có 4 bát và 8 đĩa.

Bạn có thể tham khảo một mâm cũng giỗ như sau : món gà luộc và khi luộc gà, có thể để lại nước luộc để nấu canh hoặc làm miến, món giò chả hoặc nem, món sườn rang hoặc xào chua ngọt, thịt bò xào với các loại rau theo mùa, canh sườn măng hoặc canh khoai tây, tôm rim thịt hoặc hấp, cá rán, cua luộc, rau luộc tùy theo mùa có và các món nộm.

Trong các đám cúng giỗ nên được chuẩn bị trước những phần việc như sau : Đầu tiên là họp bàn với mọi người trong gia đình về việc thời gian cúng giỗ, quy mô làm giỗ. Trong việc mời những khách nào, làm những món ăn nào để dâng lên. Chuẩn bị chỗ ngồi chu đáo cho khách mời, tính toán chi phí cho đám giỗ và sự góp giỗ của anh em họ hàng gần xa.

Văn Cúng Đám Giỗ Kỵ Chuẩn Xác Nhất

Cúng giỗ – Truyền thống của sự tôn kính, hiếu thảo

Cúng giỗ – được coi là nghi lễ vô cùng quan trọng để tưởng nhớ đến thời điểm mà những người thân của mình qua đời của người Việt. Đây được coi là thời điểm, để những người thân trong gia đình, tưởng niệm thương nhớ đến những người đã khuất, cũng như thể hiện lòng hiếu kính đối với Tổ tiên, ông bà.

Đối với những gia đình có điều kiện, thì có thể tiến hành tổ chức vô cùng linh đình, mời những người thân, hàng xóm lãng giềng của mình đến dự giỗ. Còn những gia đình không có điều kiện, thì chỉ cần có được mân cơm với đĩa muối, quả trứng, ba nén nhang, 1 đôi nến cũng những món ăn đơn giản dị, cũng đã chứng tỏ được lòng thành kính của mình đối với tổ tiên, ông bà của mình. Lòng thủy chung, thương xót người đã khuất chỉ phụ thuộc vào việc con cháu phải nhớ ngày người mất để làm giỗ, không liên quan đến việc làm giỗ lớn hay nhỏ.

Những ngày quan trọng trong cúng giỗ

Trong truyền thống cúng giỗ của người Việt, thì có ba thời điểm cúng quan trọng, mà tất cả gia đình đều phải thực hiện, đó chính là: giỗ đầu, giỗ hết và giỗ thường.

Giỗ đầu: Chính là ngày giỗ đầu tiên của những người đã mất cách đó tròn 1 năm, và đang còn trong thời gian để tang và đây là ngày vô cùng đau buồn của gia đinh cũng những người thân của người đã khuất. Trong ngày giỗ này, thường được tổ chức vô cùng long trọng nghiêm trang, con cháu của người mất mặc tang lễ.

Giỗ hết: Tức là thời điểm mà người mất đã tròn 2 năm và chưa mãn tang. Thời điểm này chắc chắn vẫn chưa thể giúp những người còn sống nguôi ngoai đi nỗi đau, nên được tổ chức nghiêm trang, và nhiều gia đình con cháu họ vẫn mặc tang lễ.

Giỗ thường: là ngày giỗ sau ngày người mất từ ba năm trở đi. Trong lễ giỗ này, con cháu chỉ mặc đồ thường phục, không khóc như ngày đưa ma nữa, không còn cảnh bi ai, sầu thảm, là dịp để con cháu người quá cố sum họp để tưởng nhớ người đã khuất và diện mời khách không còn rộng rãi như 2 giỗ trước.

Văn khấn, bài cúng đám giỗ kỵ

Bài khấn 1

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này. Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ…………………………

Tín chủ (chúng) con là:………………………………Tuổi……..……………… Ngụ tại:……………………………………………………………………………… Hôm nay là ngày……………tháng……….năm….…………(Âm lịch). Chính ngày Giỗ Đầu của……………………………………………………………… Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành. Thành khẩn kính mời………………………………………………………………… Mất ngày…………. Tháng………………năm…………………(Âm lịch) Mộ phần táng tại:…………………………………………………………………….. Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng. Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng. Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Bài khấn 2 (văn cúng giỗ bằng âm hán)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

……….Thành, …………huyện, …………..xã,……………thôn,……………..xứ chi nguyên.

Tuế thứ……………..niên,………………ngoạt,………………..Nhựt

Tư nhơn tự tôn………………………..cùng toàn gia nam nữ tự tôn tiểu đẳng. Tiết………chánh nhựt kiết thời.

-Kính lễ kỷ niệm Tằng tổ khảo…………………, thuộc ………… quận.

-Thành tâm cẩn dụng sanh tư hương đăng hoa quả thanh chước thứ phẩm chi nghi

-Cẩn ủy lễ bái tự tôn……………………..cẩn dĩ phỉ nghi

KÍNH CÁO VU

-Thiết niệm Hiển Tằng Tằng tổ khảo tỷ ………………. quận chư tôn linh vị tiền.

-Cung niệm Hiển tằng tổ tỷ ……….quận chánh lễ chư tôn linh vị tiền.

-Hiển Tồ khảo tỷ chư tôn linh vị tiền

-Hiển Hiển khảo tỷ chư tôn linh tọa tiền

-Hiển Bá Hiển thúc Hiển cô chư tôn linh

-Phối niệm Ngoại gia Tằng tổ khảo chư tôn linh

-Cập đường đường bá thúc huynh đệ cô di tỷ muội, Đẳng chư hương hồn đồng lai liệt vị bổn ban.

CUNG DUY TIÊN TỔ KHẢO TỶ

-Tánh bẫm từ tường đức dưỡng thuần túy

– Cây có cội mới thắm chồi xanh lá – Nước có nguồn mới thành bể cả sông sâu – Chữ trung chữ hiếu làm đầu – Con cháu tâm niệm vì đâu có mình – Công cha như núi Thái Sơn  – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra – Toàn gia đẳng nhớ ơn hiếu để – Nay hậu thế thành tâm kính lễ – Cầu cho phước tổ ân triêm – Con cháu hậu thể hưởng thêm suốt đời – Toàn gia nam nữ ghi lời – Nghĩa đời nay an đức đời sau – Nên cung thỉnh tỏ lòng hiếu để – Nay kỷ niệm Tằng tổ kính lễ – Nguyện tâm linh xin hưởng phò trì – Giữa án thờ rượu chúc tam tuần – cầu tiên tổ vui miền lạc cảnh.

Ngưỡng lại Tiên tổ ông bà lưu gia ư huệ phước.

KÍNH LỄ CẨN CÁO

Nên Chọn Bánh Pía Mâm Quả Đám Cưới Như Thế Nào?

Bánh pía là gì? Ý nghĩa bánh pía mâm quả đám cưới Nếu đã một lần thưởng thức chiếc bánh pía thì chắc hẳn bạn sẽ không thể nào quên được hương vị của nó. Kể cả đối với một người không biết ăn sầu riêng, bánh pía vẫn có một hương thơm rất dễ chịu, chỉ cần cắn 1 miếng sẽ không thể dừng lại.

Bánh pía là món ăn đặc sản, là niềm từ hào của người dân sóc Trăng. Bánh có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong khi loại bánh ở Trung Quốc được làm từ bột mì, đậu xanh và thịt heo thì khi về đến Việt Nam, họ đã thay đổi rất nhiều để làm ra chiếc bánh Pía. Vẫn giữ nguyên lớp vỏ làm từ bột mì tuy nhiên phần nhân trong bánh đã được thay đổi, đậu xanh được đổi thành sầu riêng, thịt heo được đổi thành lòng đỏ trứng.

Quả thực, khi thay đổi nguyên liệu như vậy, bánh pía rất phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Vị thơm, béo, ngậy của sầu riêng, vị mặn, bùi của lòng đỏ trứng cùng với vỏ bánh xốp, mềm khi hòa quyện lại với nhau trở thành một hương vị vô cùng độc đáo. Bánh pía không chỉ phù hợp để ăn, để làm quà khi đến thăm Sóc Trăng mà còn rất hợp để làm mâm quả đám cưới nữa.

Nếu như người miền Bắc thường chọn bánh phu thê để làm mâm quả thì người miền Nam lại chọn bánh pía. Bởi bánh pía tượng trưng cho những điều may mắn, thuận vợ thuận chồng, làm ăn phát tài, luôn sống trong sự vui vẻ, hạnh phúc và phát tài phát lộc. Nên chọn bánh pía khi bày mâm quả cưới như thế nào?

Khi chọn bánh pía làm mâm quả đám cưới, bạn hãy chú ý những điều sau đây:

Nên chọn bánh pía 4 sao khi làm mâm cưới bởi loại bánh này không quá nặng như bánh 5 sao, 6 sao mà cũng không quá nhẹ như bánh 1, 2 sao, phù hợp để trang trí cũng như để bày mâm.

Nên chọn bánh có bao bì riêng, độc lập để khi bày biện lên mâm cưới không bị lình kình, mất thẩm mỹ.

Nên chọn thương hiệu bánh pía chuẩn nguồn gốc Sóc Trăng, để bánh được thơm, ngon, tiếp đãi họ hàng, quan khách.

Với một mâm quả cưới được làm từ bánh pía, bạn sẽ giữ được nét truyền thống của người Việt đặc biệt là đúng chất miền Tây Nam Bộ trong ngày cưới.