Bàn Thờ Phật Thờ Hoa Gì / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Bàn Thờ Phật Cần Có Những Gì ? Cúng Gì ? Nên Cấm Hoa Gì ?

Bàn thờ phật ngày nay được rất nhiều gia đình, gia chủ quan tâm, đặc biệt những người theo hướng Phật, đạo Phật. Tuy nhiên ít ai có thể biết được những quy tắc thờ cúng trên bàn thờ Phật. Để đảm bảo sở hữu một không gian thờ cúng linh thiêng các bạn có thể tham khảo bài chia sẻ Bàn thờ phật cần có những gì ? cúng gì ? nên cấm hoa gì ? ngay sau đây:

Việc lập bàn thờ gia tiên, bàn thờ phật hay bất cứ bàn thờ nào trong nhà các bạn cũng phải thật sự lưu ý. Bởi nếu không vô tình việc thờ cúng của bạn trở nên không có ý nghĩa một chút nào.

Tốt nhất gia chủ cũng cần lưu ý một số điều sau đây khi thỉnh tượng Phật bà quan âm về thờ tại gia có ý nghĩa nhất:

+ Trang thờ, bàn thờ phật bao giờ cũng phải đảm bảo những vật phẩm thờ cúng: nước, hoa, quả, nhang đèn đầy đủ.

+ Cũng giống như việc lập bàn thờ gia tiên các bạn thường xuyên vệ sinh trang thờ cho sạch sẽ, trang nghiêm từ đó mới có thể phát huy được hết giá trị linh thiêng của bàn thờ.

+ Bàn thờ phật các bạn có thể thờ tượng phật bằng những chất liệu gỗ, gốm, thạch cao, đá… Tuy nhiên vẫn không ít trường hợp các bạn thờ ảnh Phật. Ảnh phật ở đây có thể in, chụp, vẽ, thêu… tùy từng điều kiện mà các bạn có thể có được hình thức thờ khác nhau. Thậm chí là với hình thức tượng đứng hay ngồi đều được.

Tóm lại, dù là bàn thờ phật hay bồ tát nào là do nhân duyên của mỗi người. Có người thờ Phật Thích Ca, Phật A Di Đà nhưng cũng có người thờ Bồ – tát Quan Thế Âm… Thờ phật nào không quan trọng quan trọng là hình ảnh phải đẹp và giống thật. Bàn thờ phải đủ rộng để có thể tôn lên tượng phật mà bạn lựa chọn.

Nhiều gia chủ, gia đình cẩn thận sau khi mua hay thỉnh phật về họ thường thỉnh ít nhất một vị thầy về nhà làm lễ an vị đồng thời cầu an cho gia đạo. Việc làm này không phải là sai, tuy nhiên thì bạn sẽ tốn thêm một khoảng tiền trong việc này. Và nếu chưa có tượng phật mà đã lập bàn thờ thì gia đình có phật tử vẫn có thể thực hiện lễ bái, tụng niệm trước bàn thờ Phật bình thường.

Bàn thờ phật cần phải bài trí lư hương (bát hương), chén nước( kỷ nước), bình hoa (họ hoa), dĩa quả (mâm bồng).. .. nhiều gia đình có điều kiện hơn thì các bạn vẫn có thể đầu tư thêm một số vật phẩm thờ cúng khác để vừa làm đẹp vừa làm trang trọng bàn thờ.

Hoa quả cần đầy đủ trên bàn thờ nhưng lưu ý rằng là lúc nào bàn thờ cũng phải luôn sạch sẽ và trang nghiêm. Tuyệt đối không được để tình trạng hoa héo, và phải thay nước trên bàn thờ phật hằng ngày.

Vấn đề mà bất cứ một gia chủ nào lập bàn thờ phật cũng phải lưu ý là không đặt tượng phật cùng các tượng thần khác. Thông tin này không phải là thừa bởi có rất nhiều gia chủ đặt tượng Quan Âm cùng các tượng khác như Quan đế, Thổ địa. Không phải cứ thờ càng nhiều tượng là đem lại may mắn mà các bạn phải biết cách lập bàn thờ rồi thờ cúng mỗi cái khác nhau.

Khi dâng đồ cúng Phật không cần quá cầu kỳ thường chỉ cần hoa tươi và hoa quả là được. Các bạn nên nhớ tuyệt đối không được cúng đồ mặn.

Mua bàn thờ phật ở đâu? Đồ thờ cúng trên bàn thờ Phật mua ở đâu?

Bàn thờ phật thông thường nên lựa chọn các mẫu được làm từ chất liệu gỗ tự nhiên, và đồ thờ cúng muốn hợp phong thủy phải lựa chọn chất liệu gốm sứ. Để có được sự lựa chọn hoàn hảo này các bạn chỉ cần tham khảo những địa chỉ mua hàng sau đây:

HỆ THỐNG CỬA HÀNG KHÔNG GIAN GỐM BÁT TRÀNG

Sản xuất và cung cấp đồ thờ cúng bằng sứ Bát Tràng , cho đại lý trên toàn quốc

Showroom1 : 021 Nguyễn Văn Linh – Phú Mỹ Hưng- P. Tân Phong , Quận 7 , Tp HCM

Showrooms 2: 21 Cộng Hòa – Phường 4 – Quận Tân Bình

Showrooms 3: Số 6 Chế Lan Viên, Tây Thạnh, Tân Phú, Hồ Chí Minh

Showrooms 4 : 98 Võ Thị Sáu, Tân Định, Quận 1, chúng tôi

Showroom 5 : 27 Nguyễn Tri Phương, Thanh Khê, Đà Nẵng

Nên Cắm Hoa Nào Trên Bàn Thờ Gia Tiên, Thờ Phật

Nên cắm hoa nào trên bàn thờ gia tiên, thờ phật

1. Ý nghĩa dâng hoa lên ban thờ gia tiên, thờ Phật

Tử vi 2018 có ghi với người Việt, trong thờ cúng tổ tiên, lễ chạp, các ngày sóc, vọng (ngày Rằm, mùng Một) và thờ phụng tâm linh… việc dâng hoa cúng lên bàn thờ gia tiên một cách thanh khiết, thể hiện tâm thành rất quan trọng (hương, hoa, trà, quả). Dâng hoa cúng có ý nghĩa dâng những điều thiện lành, tốt đẹp đã làm được trong cuộc sống, như là những đóa hoa tươi thắm, thơm tho dâng cúng chư Phật, Thánh, gia tiên, là hành động thành kính, bày tỏ tâm biết ơn dù giá trị vật chất không nhiều.

Đối với các phật tử, hoa là nhân, sau đó là kết quả. Cúng hoa là thể hiện cho việc tu nhân. Nếu cúng hoa đẹp sẽ hái được quả ngon, mỗi khi thấy hoa là nhớ đến việc tu nhân thiện để tương lai mới nhận được quả báo thiện.

Trên bàn thờ Phật: Nên dùng hoa sen (loài hoa có thể dùng được cả ở bàn thờ gia tiên và bàn thờ Phật). Ngoài ra, hoa mẫu đơn cũng thích hợp để dâng cúng bàn thờ Phật.

Lưu ý: Khi dâng cúng hoa, nên chọn loài hoa đẹp, tên đẹp và mang ý nghĩa đẹp. Về cơ bản, bày hoa trên bàn thờ gia tiên và Phật là như nhau. Nhưng nên chọn hoa có màu vàng hoặc đỏ là màu tượng trưng cho nhà Phật như cúc, hồng đỏ, sen… để dâng lên bàn thờ Phật. Ngoài ra, mỗi lọ hoa cúng trên bàn thờ gia tiên chỉ nên dùng hoa một màu để tạo sự trang nghiêm.

3. Những loại hoa cấm kỵ cúng trên bàn thờ

Với hoa ly rực rỡ, thơm ngát không nên dâng lễ Phật nhưng có thể dâng gia tiên và nơi thờ thánh (nhất là nơi thờ thánh Mẫu). Một số người kiêng dùng hoa ly (vì sợ ly tán, chia ly) ở ban thờ gia tiên.

Hoa phong lan đẹp, bền được nhiều người mua cắm ban thờ, nhưng dâng Phật không nên dùng phong lan, vì có nhiều màu rực rỡ, chữ “phong” gần nghĩa với chữ phong tình, phóng túng.

Hoa lan móng rồng (phía Nam gọi là lan cua) tuy thơm nhưng không dùng để thờ cúng bởi cánh hoa giống móng rồng và tên gọi cũng không đẹp.

Hoa đại (sứ, chămpa) thơm, màu đẹp, nhưng không dùng cúng trên bàn thờ vì giống bộ phận sinh dục nữ, còn theo tích Lào thì là chuyện tình yêu trai gái nên cũng không dùng.

Ngoài ra, có những loại hoa không được đem vào cả lễ Phật, thánh và gia tiên, ví dụ, hoa nhài tuy là biểu tượng trong sạch, tinh khiết nhưng trong dân gian là loại hoa không đứng đắn, hay gặp nghịch cảnh (hoa nhài cắm bãi cứt trâu).

Hoa cúc áo (hoa cứt lợn), tuy bông hoa xinh xắn, màu đẹp, chữa bệnh rất tốt, nhưng chỉ cắm chơi được chứ không thể đặt lên ban thờ nơi có thần linh và gia tiên bởi cái tên của nó không đẹp.

Cúc vạn thọ tên hay, màu vàng, ở miền Trung hay dùng vì dễ trồng dễ sống, có màu vàng tươi tắn, sự may mắn và thịnh vượng. Nhưng ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều địa phương lại không đưa lên ban thờ vì họ cho nó có mùi hôi.

Hoa râm bụt có màu đỏ, bông cũng đẹp nhưng không dùng thờ cúng vì có chữ “râm” đằng trước.

Hoa phù dung tuy tên đẹp nhưng mau tàn, có tích không hay nên cũng không được dùng.

Cách Đặt Bình Hoa Trên Bàn Thờ Phật Đẹp

Cách đặt bình hoa trên bàn thờ Phật

Ý nghĩa của việc thờ Phật tại gia đối với Phật và những người có tín tâm là vô cùng sâu sắc. Bởi vì, Đức Phật truyền dạy cho chúng ta tìm về đúng bản tâm chân thật của mình, thứ mà có lẽ không một ai có thể đủ trí tuệ để hướng dẫn và cho ta con đường để tìm ra nó. Vì vậy, có thể thấy việc thờ Phật là để tỏ lòng tri ân đối với Ngài, đồng thời tu tập, rèn luyện để trí sáng, tâm trong. Và từ đó, ta học theo những lời dạy để phát triển năng lực tinh thần, có trí tuệ sáng suốt để đi tới bến bờ giác ngộ và giải thoát.

Từ đó, cách bài trí bàn thờ Phật, cách đặt bình hoa trên bàn thờ Phật cũng được nhiều gia chủ quan tâm.

Cách đặt bình hoa trên bàn thờ Phật phụ thuộc vào số lượng bình hoa và kích thước bàn thờ:

Nếu trên bàn thờ Phật có 2 bình hoa thì gia chủ đặt phía sau cùng, cân xứng hai bên so với tượng Phật.

Nếu trên bàn thờ Phật có 1 bình hoa thì gia chủ đặt bình hoa bên phải, mâm bông trái cây bên trái (từ ngoài nhìn vào), tuân theo nguyên tắc “đông bình tây quả”. Đó là cách ẩn dụ tinh tế của người Việt về mong ước đơm hoa kết trái, thể hiện của sự bắt đầu một ngày mới theo hướng đông (hướng mặt trời mọc) và hướng tây (hướng mặt trời lặn). Từ đó, trong cuộc sống hàng ngày mỗi người không ngừng cố gắng để thành công. Còn trong đạo Phật là không ngừng tinh tấn, tu sửa, rèn luyện thân tâm, học theo hạnh chư Phật, Bồ tát để thành tựu chánh pháp.

Cách bày trí bàn thờ Phật trang nghiêm

Bàn thờ Phật phải được đặt ở vị trí trang nghiêm, có thể đặt cao hơn 1 bậc so với bàn thờ gia tiên. Gia chủ có thể tìm hiểu bàn thờ phật đặt bên trái hay bên phải bàn thờ gia tiên để bài trí cho đúng , không phạm điều kiêng kị mà hợp văn hóa truyền thống.

Bàn thờ Phật không được đặt hướng đối diện lò, bếp, phòng ngủ, nhà vệ sinh. Không được dựa bàn thờ Phật vào tường nhà tắm, nhà vệ sinh, cầu thang, phòng ngủ.

Cần chú ý, khi thờ Phật thì không được thờ thần, thánh, điều đó thể hiện sự cung kính tuyệt đối với Phật

Đồ thờ cúng trên bàn thờ Phật không cần quà cầu kỳ, chỉ cần đơn giản nhưng trang nghiêm:

Cách đặt bình hoa trên bàn thờ Phật cần tránh dễ va chạm để không bị rơi. Gia chủ có thể chọn bình hoa bằng đồng để không bị sứt mẻ, vỡ, nếu không may làm rơi. Và nên dâng lên Phật hoa sen, hoa huệ là đẹp nhất.

Mâm bồng trái cây bàn thờ Phật không được dùng chung cho bàn thờ khác.

Gia chủ chỉ nên dâng hoa quả, đồ chay cúng dường Phật, không được cúng đồ mặn. Không đặt vàng mã, tiền âm phủ trên bàn thờ Phật.

So với bàn thờ gia tiên, trên bàn thờ Phật có ít vật phẩm hơn và cũng có sự khác nhau giữa các vùng miền, điều kiện kinh tế của từng gia đình. Xét chung, đồ thờ cúng trên bàn thờ Phật gồm có:

Cách đặt bình hoa trên bàn thờ Phật chỉ đúng khi kết hợp cùng những đồ thờ cúng khác:

Bát hương: Đặt ở giữa bàn thờ. Bát hương không nên quá đầy tro.

Chuông: Khi niệm Phật xong, thắp nhang lên bát hương rồi gõ 3 tiếng chuông.

Bình hoa: Tốt nhất là dùng hoa sen, hoa huệ, hoặc cây sống đời cũng được vì nó có thể sống lâu. Để bình hoa ở bên phải bàn thờ Phật nếu nhìn từ ngoài vào.

Mâm bồng trái cây: Mâm bồng đựng trái cây cúng dường Phật không được dùng cho bàn thờ gia tiên hay dùng cho việc khác (tương tự cho các bàn thờ khác, không dùng qua lại lộn xộn). Chỉ dâng hoa quả cúng dường và mà thôi, không nên cúng đồ ăn mặn. Không sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ… để dâng cúng trên bàn thờ Phật mà tạo nghiệp. Khi sắp trái cây lên dĩa nên quay cuống lá lên trên, tránh để ngược cuống xuống dưới mà trái với tự nhiên. Đặt mâm bồng trái cây ở bên trái bàn thờ Phật nếu nhìn từ ngoài vào.

: Gia chủ nên thỉnh ở cửa hàng uy tín. Tùy tâm, có thể thờ Tam Thế Phật (Đức A Di Đà – Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni – Đức Di Lặc), hoặc Tây Phương Tam Phật (Đức A Di Đà, Đức Quán Thế Âm, Đức Đại Thế Chí), hoặc chỉ đơn giản là hình tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật hay A Di Đà Phật (đặt ở giữa bàn thờ) và mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát (đặt ở bên trái bàn thờ, nhìn từ ngoài vào).

Hy vọng, qua bài viết trên đã giúp gia chủ biết cách đặt bình hoa trên bàn thờ Phật , và hiểu hơn về cách bài trí đồ thờ trên bàn thờ Phật.

Bộ Bàn Thờ Phật Gồm Những Gì

♦ Có thể nói việc thờ cúng đức Phật chính là thể hiện sự kính trọng, tôn thờ và lòng biết ơn với Ngài vì lòng từ bi của Đấng Giác Ngộ đã vạch ra con dường để chúng sinh qua đó có thể học theo mà thoát kiếp trầm luân. Trong phật giáo việc thờ cúng được xem như là một mỹ tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc dùng để ca ngợi và nhớ ơn đức Phật đã vì chúng sinh làm nhiều điều tốt đẹp. Tuy nhiên để việc thờ cúng không trở thành mê tín ( Trong Phật Pháp gọi là ” Giới cấm thủ ” ( silabatupadana) thì quý phật tử phải biết được điều cơ bản như là trên bàn thờ Phật Gồm những gì, thờ cúng đức Phật như thế nào cho đúng.

Những vật thờ thường có trên bàn thờ Phật

♦ Thông thường tại tư gia, các gia đình Phật tử sẽ có hai bàn thờ, một bàn thờ Đức Phật riêng và một bàn thờ Gia Tiên riêng. Bàn thờ Đức Phật sẽ được đặt bên trên hoặc cao hơn bàn thờ Gia Tiên một bật vì Ngài là Bật chí tôn xếp trên muôn loài.

♦ Vị trí đặt bàn thờ Phật tại tư gia là nơi trung tâm và trang trọng nhất của gian nhà, Có thể là đặt tại phòng khách hoặc đặt tại phòng riêng … Nếu ở chung cư thì đặt tại trung tâm của căn hộ, nhà nhiều tần thì đặt nơi cao nhất của căn nhà.

♦ Như trong hình là sự kết hợp giữa Bộ bàn Thờ Phật Men xanh ngọc Lục Bảo và bộ bàn thờ gỗ Mun ( một trong những loại gỗ tốt với độ bền tuyêt đối, thường được dùng trong chế tác đồ gỗ thủ công mỹ nghệ cao cấp ) được bán tại Không Gian Gốm Bát Tràng với mức giá 3.500.000.

+ Một lư hương dùng để thắp nhang dân lên đức Phật mỗi ngày như là một sự kết nối tâm linh giữa phật tử cùng đạo pháp vô biên của của đức Phật. Khi con người ta đứng trước đức phật dân lên những nén nhang sẽ khiến cho tinh thần nhẹ nhàng, sầu ưu trút xuống giác ngộ Phật Pháp tối ưu nhất.

+ Đỉnh Trầm dùng để đốt trầm hương, đưa mùi hương lên Đức Phật như một sự ca ngợi ân đức của Ngài như là hương thơm Ngào Ngạt để lại cho muôn đời sau, đồng thời khiến cho không gian thờ cúng trở nên sang trọng và ấm cúng lên rất nhiều.

+ Ngai nước thờ, nước được xem như là một phần khởi nguồn của sự sống trên trái đất, khi đặt nước lên Bàn thờ Phật cũng như là sự ví von về việc Đức Phật đã khai sáng ra chúng sinh với sự Tinh Khiết và trong sạch vô tư không vụ lợi cá nhân cho Ngài như những giọt nước ấy.

+ Hủ chóe đặt trên bàn thờ Phật được xem như là một vật dụng dùng để đựng ân đức mà đức Phật Ban cho gia đình của chủ thể, Sự giác ngộ cùng lòng từ bi sẽ được tích cóp và mang đến nhiều điều may mắn cho gia đình. + Bộ lộc bình vừa là vật trang trí cũng vừa là một vật đựng lộc trời, lộc Phật ban xuống cho chúng Sinh.

Nhà nào có thờ Phật thì nên cúng bái mỗi ngày hai lần vào lúc sáng sơm và lúc chiều tối. Nghi lễ thờ cúng như sau : – Về hoa tươi cúng trên bàn thờ Phật thì mỗi tháng ít nhất 2 lần váo ngày rằm hoặc vào ngày 30 là ổn, ngoài ra cũng có thể chưng hoa vải hoa giấy hoặc hoa nilon đều được. – Vào buổi sáng thì gia chủ sẽ dân hương thắp 3 nén hương dân lên bàn thờ Phật – Vào buổi tối cũng dân lên bàn thờ Phật 3 nén hương. – Khi dân hương lên bàn thờ Phật thì lạy Đức Phật 3 lạy mỗi lạy mang một ý nghĩa như sau : Lạy thứ nhất tượng trưng cho ý kính lễ đến đấn thế tôn đã tự mình Giác Ngộ. Lạy thứ hai mang ý nghĩa kính đạo giáo Phật Pháp đã được khéo thuyết bởi đức Thế Tôn. Lạy thứ ba là mang ý kính lễ Tăng chúng thừa hành bật giáo Pháp của đấn Thế Tôn. Ngoài ra nếu gia đình tu dòng thì phải tụng kinh lễ bái Tam Bảo mỗi sáng và tối để ca ngợi đức Phật.

Vào những dịp tổ chức lễ tại tư gia như chúc thọ, cầu an, trai tăng, giỗ kỵ … có thỉnh Tăng về nhà để cúng dường, thì trang hoàng bàn thờ, dâng hương đăng hoa quả, sau đó mới làm nghi thức cúng dường Tăng.

Nói tóm lại, người phật tử thờ phượng đức Phật tại tư gia với tâm niệm tỏ lòng kính ngưỡng, và cũng để gợi nhắc mình phải noi gương lành của đức Phật; việc thờ cúng phải có ý nghĩa đúng với chánh kiến tu tập, không nên làm theo sự mê tín dị đoan.

Người phật tử Nam Tông chỉ cúng dường trên bàn thờ Phật những cúng phẩm là nhang, đèn, bông hoa, dầu thơm, tuyệt nhiên không bày cúng thức ăn trên bàn thờ Phật.