Bàn Thờ Phật Bằng Đá Hoa Cương / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Bàn Thờ Ông Địa Bằng Đá Giá Bao Nhiêu? Bàn Thờ Ông Địa Đá Hoa Cương

1. Ý nghĩa của việc thờ cúng Thần Tài – Ông Địa

Bàn thờ ông Địa bằng đá tự nhiên có độ bền đẹp cao

Trong cuộc sống thì Thần Tài là vị thần giúp cai quản về tiền bạc, độ về công danh sự nghiệp. Ông Địa là vị thần cai quản mảnh đất sinh sống của gia đình, giúp cuộc sống trên mảnh đất đó được diễn ra an bình, tốt đẹp. Cũng bởi những ý nghĩa tốt đẹp vậy mà người ta thường lập bàn thờ chung để thờ cúng hai vị thần này từ xưa tới nay. Đặc biệt với những gia đình, công ty kinh doanh thì việc thờ cúng Thần Tài-Thổ Địa hàng ngày như một thói quen, một nét văn hóa tín ngưỡng để được phù hộ cho công việc làm ăn được suôn sẻ, kinh doanh buôn bán phát đạt.

2. Đặc điểm của bàn thờ Thần Tài-Ông Địa bằng đá

Là sản phẩm được làm trực tiếp từ đá tự nhiên nên có độ bền đẹp rất cao. Bàn thờ ông Địa bằng đá đem lại chất lượng tuyệt vời, mẫu mã đẹp, màu sắc tự nhiên, là sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho khách hàng. Khác với các chất liệu khác, đá tự nhiên không bị ảnh hưởng bởi các tác động của thời tiết cũng như không bị mối mọt, ẩm mốc, hỏng hóc.

Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều loại bàn thờ ông Địa – Thần Tài bằng các loại đá khác nhau, nổi bật nhất là đá hoa cương, đá xanh, đá trắng…. 

2. Bàn thờ ông Địa – Thần Tài bằng đá hoa cương

Đặc điểm

Bàn thờ ông Địa đá hoa cương có độ bóng đẹp cao

Được làm trực tiếp từ đá hoa cương tự nhiên, có độ bền cao, độ bóng đẹp vượt trội so với các loại đá khác. Khi được dùng làm bàn thờ Ông Địa, đá hoa cương bóng đẹp sẽ giúp sản phẩm luôn mới theo thời gian. Một điều kiêng kỵ trong thờ cúng thần linh là thay ban thờ nhiều lần, nhưng nếu bạn sử dụng bàn thờ ông Địa bằng đá hoa cương, bạn sẽ không phải lo lắng về tình trạng hư hỏng phải sửa chữa hay thay mới như những loại vật liệu khác. Đặc biệt việc vệ sinh cũng vô cùng đơn giản và nhanh gọn.

Tuy nhiên có một nhược điểm lớn khi sử dụng bàn thờ Thần Tài bằng đá hoa cương là do sản phẩm từ đá tự nhiên khá nặng, vì vậy mà việc vận chuyển cũng khá khó khăn. Nhưng không vì thế mà giảm đi độ yêu mến của khách hàng với sản phẩm này, bởi thường khi đã lập ban thờ người ta sẽ để im một chỗ mà không di dời nhiều lần.

Giá bàn thờ ông địa bằng đá hoa cương

Hầu hết những sản phẩm bằng đá thường không có mức giá cố định, với bàn thờ ông Địa cũng vậy. Tiền nào thì của đó, bàn thờ ông Địa-Thần Tài bằng đá hoa cương cũng có sự dao động phụ thuộc vào kích thước, kiểu dáng, màu sắc đá, hoa văn chạm khắc, vận chuyển lắp đặt….

Nếu quý khách hàng có nhu cầu mua bàn thờ ông Địa đá hoa cương có thể liên hệ với tượng đá đẹp Xuân Mạnh để được báo giá cụ thể. Bên cạnh đó, vấn đề xuất xứ và chất lượng của sản phẩm cũng là điều nên cân nhắc để lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín.

3. Cách đặt bàn thờ ông Địa bằng đá chuẩn phong thủy

Bàn thờ ông Địa bằng đá đặt đúng phong thủy sẽ phát huy được hết tác dụng

Là nơi để thờ cúng Thần Tài và ông Địa nên việc đặt bàn thờ hết sức quan trọng. Theo những chuyên gia về phong thủy thì vị trí đặt bàn thờ tốt nhất là đặt theo hướng đón khí bên ngoài vào trong nhà và hướng đặt phải hợp với gia chủ. Lời khuyên khi lập bàn thờ Thần Tài-Thổ Địa nên chọn đặt tại cung Thiên Lộc, Quý Nhân để việc thu hút tài lộc được thuận lợi.

Cung Thiên Lộc nằm ở hướng Đông Nam, hướng đem lại công danh, tiền tài, nhà cửa cao sanh, hưng thịnh. Khi đặt bàn thờ ở vị trí cung này sẽ giúp gia chủ làm ăn phát đạt, công danh rạng rỡ.

Cung Quý Nhân nằm ở hướng Tây Bắc, tại vị trí này gia chủ sẽ được hưởng bình an, hỷ khí, việc kinh doanh buôn bán nhanh phất lên như diều gặp gió.

4. Địa chỉ bán bàn thờ ông Địa bằng đá uy tín, chất lượng

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề thiết kế, thi công chế tác các sản phẩm từ đá cao cấp, công ty đá Xuân Mạnh hiện đang là một trong những địa chỉ bán bàn thờ ông Địa bằng đá uy tín chất lượng trên toàn quốc. Hầu hết các mẫu bàn thờ của chúng tôi cung cấp ra thị trường đều được kiểm định về chất lượng, lựa chọn khắt khe từ khâu nguyên liệu. Đi kèm với bàn thờ ông Địa bằng đá tự nhiên, chúng tôi còn cung cấp nhiều sản phẩm tâm linh khác như: lư hương đá, chiếu rồng đá, đèn đá…. Với chất lượng sản phẩm cao, được đảm bảo bởi các nghệ nhân lành nghề.

Bàn Thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên Bằng Đá

Bàn thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên bằng đá

Bàn thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên bằng đá ngoài trờ

Mẫu Cửu Trùng Thiên hay còn gọi với các tên là Mẫu Cửu,Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên, Thiên Thanh Công Chúa, Thanh Vân Công Chúa, Lục Cung Vương Mẫu, Mẫu Trùng Thiên, Thánh Mẫu Cửu Trùng.

Mẫu Cửu Trùng Thiên ngự trên chín tầng mây, quyền hành cai quản thiên cung, Lục Cung trên thiên đình. Đáng ra thì Mẫu Cửu Trùng Thiên sẽ là ngôi Thượng Thiên trong Đạo Mẫu. Như vậy nếu đầy đủ thì chúng ta phải có: Tứ Tòa Thánh Mẫu như sau. – Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên ( Mẫu Cửu Trùng Thiên). – Mẫu Đệ Nhị Liễu Hạnh. – Mãu Đệ Tam Thượng Ngàn. – Mẫu Đệ Tứ Thoải Phủ.

Có tài liệu nói rằng Tứ vị Thánh Mẫu lần lượt là : Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên- Thanh Vân Công Chúa ( hay còn gọi là Mẫu Cửu Trùng Thiên), Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Đệ Tam Thoải Cung, Mẫu Đệ Tứ Nhạc tiên Sơn Lâm Công Chúa. Tuy nhiên, Mẫu Cửu Trùng Thiên không giáng trần nên Mẫu Liễu Hạnh đã soán ngôi của Mẫu Cửu Trùng Thiên trở thành Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên. Khi đó chúng ta có Tam Tòa Thánh Mẫu như sau: – Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên ( Mẫu Liễu Hạnh) – Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn – Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ. Chúng ta cũng cần phân biệt khái niệm Tứ Tòa Thánh Mẫu ( hay Tứ Vị Thánh Mẫu) và Tứ Phủ Thánh Mẫu. Tứ Tòa Thánh Mẫu là Mẫu Cửu Trùng Thiên + Tam Tòa Thánh Mẫu. Còn Tứ Phủ Thánh Mẫu là Tam Tòa Thánh Mẫu + Mẫu Địa.

Sự tích về Mẫu Cửu Trùng Thiên có vào thời vua Hùng Kinh Dương Vương giúp Hữu Hùng Thị đánh giặc ác chúa tên là Xuy Vưu.

Thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên như thế nào

Như đã nói ở trên thì Tam Tòa Thánh Mẫu thường không có Mẫu Cửu Trùng Thiên. Mẫu Cửu Trung Thiên thường được thờ ngoài trời với tên ban Mẫu Cửu Trùng Thiên hoặc ban Mẫu bán Thiên. Thường ở các đền phủ đều có ban thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên ở ngoài trời.

Đền thờ chính của Mẫu Cửu Trùng Thiên ở đâu Tại thô Bằng Sở, xã Ninh Sở, Thường Tín Hà Nội có một ngôi đền tên gọi: Đền Mẫu Cửu Trùng. Đền có từ lâu đời nhưng có từ thời nào thì chưa rõ. Tại đền Cô Chín Sòng Sơn thì tại Cung Cấm là thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên. Tại Đền Rồng – Thanh Hóa cũng có môt cung thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên. Tại núi Cổ Bồng – Ba Vì có tượng Mẫu Cửu Trùng Thiên bằng đồng đúc mới được an vị ngày 16/10/2010 có kích thước lớn bằng người thật, nặng khoảng 1 tấn đồng, cao 2,3 m.

Hiện nay do nhu cầu của từng gia đình cũng đang lập ban thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên ngoài trời,bàn thờ ngoài trời,am thờ ngoài trời cho nên hiện nay để đáp ứng nhu cầu về tâm linh thì cơ sở Đá Mỹ Nghệ chúng tôi hiện đang là cơ sở uy tín nhất tại Ninh Bình chuyên cung cấp các mẫu cây hương đá, bàn thờ thiên đá. am thờ đá,các sản phẩm đồ thờ đá trên toàn quốc với nhiều mẫu mã đẹp nhất.

Cơ sở Mộ Đá Đẹp Ninh Bình Địa chỉ:Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình Điện thoại:0949.106.918 Email:modadepninhvan@gmail.com Website: https://maumodadep.com/

5

/

5

(

4

bình chọn

)

Trang Thờ Phật Bằng Đá Trắng Đẹp Tại An Phú Sài Gòn

Trang thờ phật bằng đá trắng đẹp tại An Phú Sài Gòn

Trang thờ phật bằng đá trắng đẹp tại An Phú Sài Gòn là mẫu trang thờ phật được chúng tôi thiết kế và lắp đặt tại quận 2. Mặc dù điều kiện địa lý xa xôi nhưng nhờ vào độ tin cậy của khách hàng qua những sản phẩm chúng tôi đã lắp đặt tại Sài Gòn mà khách hàng đã tin tưởng đặt hàng. Xem Thêm : 107 trang thờ phật ngoài trời bằng đá đẹp

Mẫu trang thờ Phật có thể được gọi với cái tên như miếu thờ quan âm, miễu thờ, cây hương thờ phật.

Miếu thờ được thiết kế theo mẫu có mái che hai mái, được làm bằng đá trắng nguyên khối.

Vì là địa lý lắp đặt xa xôi nên chúng tôi đã thống nhất được với khách hàng là xưởng chúng tôi sẽ chế tác và gửi vào trong Sài Gòn để khách hàng tự lắp, như thế sẽ giảm được chi phí lắp đặt, có lợi cho cả hai bên.

Vì chúng tôi không tự lắp nên trước khi gửi hàng đi, xưởng sẽ lắp thử để kiểm tra các mảnh ghép đã khớp nhau chưa, đồng thời đánh dấu các vị trí để khách hàng tự lắp dễ dàng hơn.

Sau khi đánh dấu và khớp các vị trí với nhau, chúng tôi sẽ tháo rời và đóng kiện để gửi cho khách hàng.

Là một xưởng sản xuất đá chuyên sâu, phục vụ cho mọi khách hàng trên toàn quốc, đa dạng về phương thức vận chuyển cũng như lắp đặt, nên chúng tôi đã liên kết với hệ thống xe Bắc Nam uy tín chất lượng, đảm bảo hàng gửi vào đến tận nhà mà không bị sứt mẻ hay bể vỡ.

Điều đặc biệt chúng tôi luôn nhắc nhở khách hàng ở xa mỗi khi nhận hàng thì phải kiểm tra hàng ngay khi vừa nhận được, để nếu xảy ra vấn đề gì chúng tôi sẽ khắc phục và tháo gỡ luôn. Tránh tình trạng để lâu ngày mới kiểm tra, lúc đó xảy ra vấn đề sẽ khó khăn cho cả hai bên.

Quý khách có nhu cầu thiết kế lắp đặt trang thờ đá trên toàn quốc liên hệ trực tiếp:

Cách Lập Bàn Thờ Phật, Bàn Thờ Phật Tại Gia Bằng Đồng

Người cư sĩ tại gia, không ít thì nhiều, thường hay đến chùa để lạy Phật, nghe Pháp, tụng Kinh, thân cận Thiện-tri-thức để tập hướng mình đến đời sống tu hành giải thoát. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thời gian rãnh rỗi đến chùa bởi những bộn bề lo toan của đời sống thế tục. Do đó, lập bàn thờ Phật tại gia có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tu hành tinh tấn của người cư sĩ. Qua bài Pháp này, hành giả sẽ hướng dẫn cách lập bàn thờ Phật sao cho đúng Pháp trang nghiêm.

Thờ Phật phải thành tâm. Gia chủ phải giữ gìn Ngũ giới, đặc biệt là không sát sinh tại tư gia. Nên tập chay tịnh vào ngày mùng 1, ngày rằm và các ngày vía Chư Phật – Bồ Tát (nhiều hơn hoặc nếu trường chay thì càng tốt). Giữ gìn thân-khẩu-ý trong sạch, tham thiền, niệm Phật, lạy sám hối, làm lành lánh dữ…

Đặt bàn thờ Phật ở sảnh giữa nhà, cao khỏi đầu, áp lưng vào tường vững chắc. Bàn thờ quay ra cửa (hướng) chính của căn nhà, tức bất kỳ ai, người sống cũng như đã khuất, vừa bước vào nhà là thấy ngay bàn thờ Phật mà thành tâm phụng lễ. Điều này không chỉ lợi lạc cho mọi người trong gia đạo (người còn sống) mà còn cả chúng sanh trong các cảnh giới vô vi (trong đó có người đã khuất), nếu gia chủ tu hành chân chánh.

Tuyệt đối không hướng bàn thờ Phật đối diện với lò, bếp, dây treo quần áo, phòng ngủ, nhà vệ sinh hoặc những nơi xú uế, bất tịnh. Không dựa bàn thờ Phật vào tường nhà tắm, nhà vệ sinh, cầu thang. Không thờ Phật trong phòng ngủ (bất tịnh).

Trường hợp nhà nhiều tầng thì nhứt thiết phải lập bàn thờ Phật tại tầng trệt. Đó là điều trọng yếu.

– Nếu gia chủ có điều kiện, ngoài bàn thờ Phật tại tầng trệt, có thể lập thêm bàn thờ Phật tại tầng trên cùng (không kể những tầng trung gian) thì càng quý và lợi lạc hơn.

– Nếu không thể lập bàn thờ Phật tại tầng trệt (do kiến trúc nhà, do những điều phạm kỵ giảng ở trên) thì hãy lập bàn thờ Phật tại tầng trên cùng (không kể những tầng trung gian).

Nếu có bàn thờ gia tiên thì phải đặt bàn thờ gia tiên ở tường nhà bên trái hay tường nhà bên phải của bàn thờ Phật, do Phật là Bậc Viên Giác, là Thầy của tất cả chúng sanh khắp Thập phương Tam cõi. Nếu thờ chung với nhau (bàn thờ Phật ở trên, bàn thờ gia tiên ở dưới; hoặc đặt các bát nhang trên cùng 1 bàn thờ…) thì khi ta lạy Phật, vô tình gia tiên cũng thọ nhận cái lễ lạy đó dù muốn hay không và điều này là hoàn toàn trái phạm. Cũng như ở thế gian, lẽ tự nhiên có tôn ti ngôi thứ từ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, con cháu… thì chúng sanh phàm phu sao có thể sánh ngang hàng với Chư Phật được. Việc thờ Phật ở tường giữa nhà đối diện với cửa chính, thờ tổ tiên ông bà ở tường bên (trái hoặc phải) là tỏ lòng tôn kính Phật, khế hiệp với hạnh nguyện Phổ Hiền “Nhất giả lễ kính Chư Phật”, là hiếu kính với gia tiên, thuận với lẽ tự nhiên trật tự xưa nay và tránh được những điều không hay do lập bàn thờ Phật không đúng Pháp (do nhân quả tự chiêu cảm mà ra chứ chẳng có Phật nào thưởng phạt). Nếu không làm được những điều trên thì chúng ta nên cẩn trọng ở việc lập bàn thờ Phật.

Nếu lập bàn thờ Phật thì không thờ Thần, Thánh (Mẹ sanh Mẹ độ, Quan Thánh…) nữa vì họ vẫn còn là chúng sanh trong Lục đạo luân hồi, chưa giải thoát tử sanh. Đã quy y Tam Bảo thì trọn đời chỉ một lòng kính hướng Phật, không thờ phụng lễ lạy Thần, Thánh nào cả vì chỉ có Chư Phật mới độ tâm chúng sanh rốt ráo mà thôi. Mà tâm là cội nguồn của tội – phước mình gieo tạo, từ đó, tùy “nhân” chiêu cảm “quả báo” khổ – vui trong đời sống ở hiện tại và cả vị lai; do đó, nơi sự tướng lập bàn thờ Phật mà gia chủ hãy tầm về Tự Tánh, trưởng dưỡng Đạo-tâm, tu hành cho toàn thiện thì nghiệp chướng ắt tự tiêu trừ, chuyển khổ hóa vui, gia đạo an lạc, huệ mạng lâu bền. Rõ thấy:

– Tất cả vạn sự đều thuận theo nhân – quả chí công là chơn lý tuyệt đối thì tâm đức của mỗi người trong gia đạo biểu hiện qua thân – khẩu – ý mới chủ phần quyết định họa hay phúc… chớ không phải do nơi Thánh Thần thưởng phạt ưa ghét. Tâm xấu ác, bất thiện thì thờ phụng Thánh Thần vô ích, hỏi ai độ cho, bởi nhân quả công bằng! Còn tâm lành, “nhân” thiện thì lẽ tự nhiên chiêu cảm “quả” ngọt chắc chắn mà thôi.

– Để chuyển mê tâm, giải nghiệp chướng thì chỉ có hướng Phật tu hành là cách duy nhất rốt ráo mà thôi. Vì vậy, đã thờ Phật thì không được thờ thêm Thần Thánh nào cả. Ngoại trừ: Thổ Địa độ cho đất đai nhơn trạch, sanh nở của phụ nữ, nhà cửa tại tư gia mình đang sống; Thần Tài độ cho tài lộc từ công việc mình đang mưu sinh; Thần Táo (Táo Quân, Ông Táo) độ về họa phúc và bếp núc trong gia đạo thì do ảnh hưởng theo phong tục lệ thường từ xưa, khả dĩ có thể tiếp tục thờ vậy.

– Hình, tượng Thần – Thánh không thờ nữa thì quý cư sĩ có thể gởi vào Chùa chớ đừng bỏ nơi bất tịnh mà phạm kỵ không nên. Trước bàn thờ Thần Thánh, quý cư sĩ thắp hương, niệm Phật (3 lần) rồi khấn rằng: “con tên…, tuổi…, nay phát tâm quy y Phật, lập bàn thờ Phật để tu hành nên xin gởi hình, tượng của chư vị Thần Thánh vào chùa, mong chư vị hoan hỷ”, xong niệm Phật (3 lần) rồi cắm nhang vào bát hương. Sau khi nhang đã tàn thì gởi hình tượng Thần Thánh vào chùa, còn bàn thờ thì vừa niệm Phật vừa gỡ bỏ rồi đốt đi.

Ngoài ra, bàn thờ Thông Thiên được đặt ở sân trước cửa chính của căn nhà thường được xem là bàn thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế. Điều này chỉ đúng nếu gia chủ tu theo Thiên đạo (Tiên, Thần, Thánh) mà thôi. Nếu gia chủ là cư sĩ Phật tử thì đây là ngộ nhận sai lầm, bởi đó là bàn thờ Chư Phật 10 phương. Lý do của sự ngộ nhận trên có thể vì chưa rõ biết, hoặc vì Thông Thiên bị đọc nhại đi thành Ông Thiên (Ông Trời) nên lâu dần thành lệ, sinh ra tưởng lầm. Lưu ý:

– Bàn thờ Thông Thiên thờ Chư Phật 10 phương nên không có hình tượng Phật đặt trên bàn thờ mà chỉ có bát hương, dĩa trái cây (đặt ở bên trái), tịnh thủy (đặt ở giữa) và bình hoa (đặt ở bên phải) cúng dường Chư Phật 10 phương mà thôi.

– Bàn thờ Thông Thiên cũng như bàn thờ Phật trong nhà, gia chủ phải thành tâm lễ bái, cúng dường. Luôn giữ bàn thờ sạch sẽ, trang nghiêm.

2. LẬP VÀ BÀY TRÍ BÀN THỜ PHẬT

Bàn thờ Phật nên bày trí sao cho đơn giản mà trang nghiêm, tránh cầu kỳ rối rắm. Cần chuẩn bị:

– Bát hương: đặt ở giữa bàn thờ. Bát hương không nên quá đầy tro. Ngày 15 âm lịch hàng tháng có thể rút bớt chân hương cho sạch sẽ.

– Chuông: khi niệm Phật xong, thắp nhang lên bát hương rồi gõ 3 tiếng chuông.

– Bình hoa: tốt nhất là dùng hoa sen, hoa huệ, hoặc cây sống đời cũng được vì nó có thể sống lâu. Để bình hoa ở bên phải bàn thờ Phật nếu nhìn từ ngoài vào.

– Dĩa đựng trái cây: dĩa đựng trái cây cúng dường Phật không được dùng cho bàn thờ gia tiên hay dùng cho việc khác (tương tự cho các bàn thờ khác, không dùng qua lại lộn xộn). Chỉ dâng hoa quả cúng dường Phật mà thôi, tuyệt đối không cúng mặn. Không sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ… để dâng cúng trên bàn thờ Phật mà tạo nghiệp. Trái cây dâng cúng Phật nên chọn trái tươi ngon, cần chất lượng chứ không trọng số lượng. Khi sắp trái cây lên dĩa nên quay cuống lá lên trên, tránh để ngược cuống xuống dưới mà trái với tự nhiên. Đặt dĩa trái cây ở bên trái bàn thờ Phật nếu nhìn từ ngoài vào.

– Tịnh thủy: dùng nước sạch để cúng dường Phật. Cũng vậy, không được dùng ly đựng nước cúng dường ở bàn thờ Phật cho bất kỳ việc nào khác. Tịnh thủy đặt ở giữa hay bên trái bàn thờ, cạnh dĩa trái cây.

– Tượng Phật, Bồ Tát: đa phần thỉnh ở các cửa hàng chuyên về hình tượng Phật. Tùy tâm, có thể thờ Tam Thế Phật (Đức A Di Đà – Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni – Đức Di Lặc), hoặc Tây Phương Tam Phật (Đức A Di Đà, Đức Quán Thế Âm, Đức Đại Thế Chí), hoặc chỉ đơn giản là hình tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật hay A Di Đà Phật (đặt ở giữa bàn thờ) và mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát (đặt ở bên trái bàn thờ, nhìn từ ngoài vào). Ngoài ra, có thể thờ thêm chư Bồ Tát để hiển hạnh nguyện vô lượng, như:

. Đức Văn Thù: Đại Trí Huệ. . Đức Phổ Hiền: Đại Hạnh. . Đức Địa Tạng: Đại Nguyện. . Đức Hư Không Tạng: Đại Đức (Giới, Cúng Dường). . Đức Kim Cang: Đại Lực (Bồ Đề Tâm).

Hình tượng Phật, Bồ Tát nên chọn sao cho khuôn mặt, diện mạo cân đối, toát lên vẻ Từ Bi Hỷ Xả, trang nghiêm thoát tục. Sở dĩ nói vậy vì một số người đúc tượng, vẽ hình Phật “không” có tâm nên sản phẩm họ làm ra nhìn rất mất thẩm mỹ, thậm chí khuôn mặt cau có, mày nhăn, môi chúm… không mang nét Từ Bi Hỷ Xả vốn có của nhà Phật. Quý cư sĩ nên lưu ý.

Thỉnh Phật, Bồ Tát ra khỏi cửa hàng là đi thẳng về nhà ngay, không ghé dừng lại giữa đường ở bất kỳ nơi đâu. Khi về đến nhà lập tức thượng an vị Phật lên bàn thờ, không để trên bàn hay ghế… Do đó, gia chủ cần chuẩn bị mọi thứ trên bàn thờ Phật cho chu đáo trước khi thỉnh tượng Phật về an vị.

Không cần thiết phải đưa hình tượng Phật vào chùa cho quý Tăng Ni tụng kinh, khai quang điểm nhãn. Thờ Phật quý tại tâm thành, tu Phật quý tại thực hành tinh chuyên y lời Phật dạy. Nếu không có tâm thì khai quang điểm nhãn chẳng ích lợi gì. Ngược lại, tâm lành trang nghiêm thì chư Phật – chư Hộ Pháp ắt sẽ gia trì, lẽ tự nhiên bàn thờ Phật tại gia sẽ rất trang nghiêm, linh hiển mà không cần bất cứ lễ nghi nào khai quang điểm nhãn cả.

Trường hợp hình tượng Phật đang thờ mà bị hỏng rách quá, nếu muốn thỉnh hình tượng mới về thờ thì nên gởi hình tượng cũ vào chùa. Ngoài ra, nếu hình tượng thờ lâu năm bị cũ do thời gian chứ không bị hư rách gì nhiều thì không được sanh tâm phân biệt, “bỏ cũ lấy mới”, câu chấp nơi giả tướng mà mang tội, bởi Phật không có hình tướng là hình tượng ta đang thờ. Chính hình tượng Phật được thờ phụng lâu năm từ tâm thành chơn chánh của người con Phật mới thật sự là Pháp Bảo quý giá, bởi được sự gia trì của chư Phật khắp 10 phương nên càng lâu thì càng quý vô cùng. Quý cư sĩ lưu ý.

Phật chẳng có tướng nơi hình, tượng đang thờ. Lập bàn thờ Phật là nương nơi sự tướng mà tu Phật, hành theo hạnh Phật, tầm về Tự Tánh Phật của chính mình. Thờ một vị Phật tức thờ thập phương ba đời Chư Phật. Niệm Phật danh một vị Phật tức đồng niệm Phật danh thập phương ba đời Chư Phật. Vì vậy, tùy tâm duyên mà thỉnh vị Phật mình kính hướng nhưng tuyệt đối không sanh tâm ý phân biệt cao thấp, chọn Phật này, bỏ Phật kia… mà phạm thượng. “Năng lễ, sở lễ, Tánh không tịch”, nếu có thể liễu triệt Lý Tánh nêu trên thì việc thờ kính Phật, tu hành sẽ lợi lạc vô cùng trên đường giác ngộ.

Ngày thượng an vị Phật nên chọn vào ngày mùng 1, ngày rằm, hay ngày vía chư Phật, chư Bồ Tát.

Khi đã chuẩn bị mọi thứ xong, bày trí sẵn sàng (như đã giảng ở trên) mới thỉnh hình tượng Phật về để an vị. Nhớ rằng thỉnh ở cửa hàng ra là về thẳng ngay tư gia mà thượng Phật lên bàn thờ, làm lễ an vị. Thắp 1 hoặc 3 nén hương, mọi người trong gia đạo quỳ trước chư Phật (bàn thờ Phật) mà khấn rằng:

– Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

– Chúng con tên… Pháp danh… Tuổi…

– Nay quỳ trước Phật đài, chúng con xin đảnh lễ an vị Phật tại tư gia… Nguyện hồng ân Tam Bảo 10 phương gia hộ cho mọi người trong gia đạo chúng con nói riêng, pháp giới chúng sanh nói chung được khai tâm mở trí, sám hối nghiệp chướng bao đời, thấm nhuần Phật Pháp mà tu hành tinh tấn đúng theo Chánh Pháp Phật…

– Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Đó chỉ là gợi ý điển hình, Quý cư sĩ có thể tùy tâm mà khấn nguyện sao cho đúng Pháp. Tuyệt đối không thờ Phật để cầu danh lợi, con cái, giàu sang phú quý… mà rơi vào tà kiến, nghiệp mang. Tất cả đều phải thuận theo luật nhân-quả, khế hợp với tâm Từ Bi Hỷ Xả – Vô ngã – Vô cầu của nhà Phật thì việc thờ Phật mới đúng Pháp trang nghiêm, tự khắc sẽ được chư Phật – chư Hộ Pháp 10 phương gia trì tu tiến.

Phải giữ bàn thờ Phật luôn sạch sẽ. Nên dâng hương lạy Phật mỗi ngày 2 lần, khoảng 6 giờ sáng và 6 giờ tối. Nếu kết hợp lạy sám hối với công phu thực hành tham thiền, niệm Phật, trì chú thì không gì quý bằng.

Trang nghiêm – Phật độ!

Mong tất cả tỉnh tâm tu Phật!

Diệu Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật _()_ Diệu A Di Đà Phật _()_

nguồn: Cổ Thiên https://daotrangtuphat.com