Bài Khấn Gia Tiên Về Nhà Mới / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cách Bài Trí Bàn Thờ Gia Tiên Khi Về Nhà Mới

Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách bài trí bàn thờ gia tiên khi về nhà mới. Đây cũng là câu hỏi của rất nhiều người gửi về cho chúng tôi. Mời các bạn theo dõi.

Như các bạn đã biết bàn thờ gia tiên hay còn gọi là bàn thờ tổ tiên được dùng để thờ cúng tổ tiên (cụ kị, ông bà, cha mẹ), những người đã mất. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được cách bài thi bàn thờ gia tiên sao cho đúng, nhất là với những bạn tuổi còn trẻ, những bạn vừa xây nhà, chuẩn bị về nhà mới thì lại càng bỡ ngỡ.

Nếu các bạn theo dõi ở bài viết trước thì chúng tôi đã nêu ra ý nghĩa của bàn thờ gia tiên cũng các mẫu bàn thờ gia tiên đẹp rồi. Bây giờ chúng tôi chỉ hướng dẫn bài trí bàn thờ gia tiên khi về nhà mới mà thôi.

Sơ đồ và cách bài trí Bàn thờ Gia Tiên

Vị trí đặt bàn thờ gia tiên thường đối diện cửa lớn hoặc phòng thờ có cửa sổ để thêm sinh khí. Và tùy theo điều kiện kinh tế của gia chủ mà mua sắm đồ thờ có chất liệu mẫu mã khác nhau. Trên một ban thờ gia tiên người ta thường bài trí: ngai thờ, ảnh thờ, đèn thờ, đỉnh hương, đĩa hoa quả, bình hoa, bát hương bà cô ông mãnh, bát hương thần linh, bát hương thờ gia tiên, 3 chén nước. Có một điều quan trọng là trên bàn thờ gia tiên phải có đủ bộ ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Dựa vào hình ảnh trên thì các bạn mới về nhà mới sẽ bài trí được ban thờ của ngôi nhà mình ở. Tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu về một số đồ thờ được đặt trên bàn thờ gia tiên:

– Ngai thờ: dùng để đặt bài vị tổ tiên

– Ảnh thờ: ảnh thờ cụ ông, cụ bà và được đặt theo nguyên tắc nam tả – nữ hữu, tức là ảnh các cụ ông đặt bên trái, ảnh các cụ bà đặt bên phải (theo hướng của chủ tọa – từ trong bàn thờ nhìn ra ngoài).

– Bát hương: bát hương là trung tâm của bàn thờ, hiện nay trên bàn thờ thường đặt bát hương bà cô ông mãnh, bát hương thần linh, bát hương thờ gia tiên. Chú ý phải đặt số bát hương là số lẻ: 1, 3, 5…

– Đèn thờ: ngày xưa hay dùng 1 cây nến hoặc 1 cây đèn cầy. Hiện nay có xu hướng dùng 2 đèn bóng quả nhót 2 bên để thay thế.

– Đỉnh hương: dùng cho ban thờ rộng, lớn. Với ban thờ gia tiên khi về nhà mới thì ít dùng.

– Đĩa hoa quả: dùng để chứa đựng hoa quả thắp hương dâng lên tổ tiên, thần linh.

– Lọ hoa: lọ hoa dùng để trang trí cho bàn thờ, tạo hương thơm dễ chịu.

– Ba chén nước: dâng nước tinh khiết lên ông bà, tổ tiên, thần linh.

Đồ thờ Sơn Đồng – Đồ Thờ Việt là cơ sở chuyên sản xuất Đồ thờ cúng bằng gỗ tại Hà Nội với rất nhiều mẫu mã đẹp, chất lượng như bàn thờ, tượng thờ tượng phật…

Nếu cần tư vấn các bạn hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 0973 912 102. Xin hân hạnh được phục vụ quý khách.

Thủ Tục, Bài Văn Khấn Chuyển Bàn Thờ Gia Tiên, Thổ Công Về Nhà Mới

Bài văn khấn chuyển bàn thờ và thủ tục chuyển bàn thờ gia tiên, thần tài về nhà mới. chia sẻ cách sắm đồ cúng, bài văn khấn và thủ tục chuyển bàn thờ gia tiên, thần tài về nhà mới.

Thủ tục, bài văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên từ nhà cũ sang nhà mới

Ban thờ gia tiên là nơi thờ phụng, thắp hương tổ tiên, ông bàn, cha mẹ,… để tỏ lòng hiếu kính, biết ơn của con cháu. Khi gia đình di chuyển sang nhà mới thì thường phải làm lễ khấn xin chuyển bàn thờ gia tiên theo cùng.

Dưới đây là cách chuẩn bị đồ cúng làm lễ, khấn xin và quy trình di chuyển bàn thờ gia tiên về nhà mới.

Sắm lễ, đồ cúng khi chuyển bàn thờ sang nhà mới

Thủ tục dọn bàn thờ về nhà mới cần chuẩn bị mâm cỗ với các đồ cúng như sau:

Dĩa trái cây ngũ quả

Lọ hoa tươi

Nhang, đèn cầy

Vàng mã, bao gồm nhiều loại (bạn chỉ cần ra tiệm vàng mã, yêu cầu họ bán bộ vàng mã chuyển bàn thờ là được)

Bộ tam sanh (thịt luộc, tôm luộc, trứng luộc)

Gà luộc hoặc thịt quay (tuy nhiên không bắt buộc, tùy thuộc vào điều kiện của gia chủ)

Đĩa xôi hoặc cháo

Rượu, trà

Trầu cau

Văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên về nhà mới

Hãy soạn văn khấn chuyển bàn thờ ra tờ giấy nhỏ (hoặc học thuộc lòng các ý chính, miễn sao thành tâm) và đọc lúc làm lễ chuyển dọn bàn thờ:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con xin kính lạy LIỆT TỔ LIỆT TÔNG… (họ của ông bà, tổ tiên) GIA TẠI THƯỢNG

Kính lạy CỬU HUYỀN THẤT TỔ NỘI NGOẠI GIA TIÊN LINH. (Và/hoặc tên cụ thể của người được thờ)

Con tên là ….. Hôm nay ngày……tháng.…. năm……(nhằm ngày…tháng…năm…âm lịch) là ngày lành tháng tốt, chúng con xin phép được chuyển bàn thờ đến địa chỉ mới ở …………….. Con xin được phép bốc bát hương, chuyển dời di ảnh cùng các vật thờ cúng về địa điểm mới.

Lễ bạc tâm thành, chúng con xin được kính lễ, cúi mong tổ tiên chứng giám ưng thuận.

Cẩn cáo!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Quy trình các bước chuyển bàn thờ về nhà mới

Quy trình di chuyển bàn thờ gia tiên về nhà mới cần tiến hành đầy đủ các bước sau

Bày mâm cúng trước bàn thờ

Thắp nhang

Thành tâm khấn vái (đọc bài văn khấn)

Hóa tiền vàng

Khi nhang tàn thì bái tạ và lần lượt mang các đồ vật trên bàn thờ xuống

Quét bụi, lau sạch sẽ bàn thờ và các đồ thờ (như cốc chén, bộ đỉnh hương, lọ hoa, ảnh thờ, bài vị,…)

Vì là các đồ mang ý nghĩa tâm linh nên cần hết sức cẩn thận khi xếp vào thùng đóng gói. Có thể dùng xốp nổ hoặc vải sạch mềm để bao bọc nhằm đảm bảo an toàn.

Chuyển đến nhà mới và bày trí lại các đồ vật lên bàn thờ

Tiến hành làm LỄ NHẬP TRẠCH NHÀ MỚI để mời tổ tiên về an vị tại bàn thờ mới.

Lưu ý là sau khi chuyển dọn bàn thờ gia tiên về nhà mới xong, cần thắp nhang liên tục đủ một tuần. Theo quan niệm dân gian là nhầm để tổ tiên làm quen với “nhà mới”, không còn luyến tiếc nhà cũ.

Thủ tục, văn khấn chuyển bàn thờ thổ công thần tài sang nhà mới

Bàn thờ thần tài thổ địa thường được đặt dưới đất, trong gian phòng khách với ý nghĩa cầu mong, nghênh đón tài lộc, quản lý tiền của. Cũng giống như bàn thờ gia tiên, khi chuyển nhà cần phải làm lễ khấn xin di chuyển bàn thờ thần tài, thổ địa theo cùng. Tránh việc bỏ bàn thờ cũ lập bàn thờ mới, nếu không sẽ gặp khó khắn trong kinh doanh, gặp nhiều vận xui.

Thủ tục và bài văn khấn chuyển bàn thờ thổ công thần tài

Sắm lễ, đồ cúng chuyển bàn thờ thần tài thổ địa

Cách lễ vật cúng cần chuẩn bị khi xin chuyển bàn thờ thần tài thổ địa về nhà mới

Nhang đèn

Bộ vàng mã cúng chuyển bàn thờ thần tài thổ địa

Lọ hoa tươi (thường là cúc hoặc hồng)

Đĩa trái cây

Đĩa món mặn (ví dụ thịt heo quay, gà luộc)

Đĩa xôi

Rượu, trà, thuốc lá

Đĩa trầu cau

Văn khấn xin chuyển bàn thờ thổ công thần tài sang nhà mới

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật

Hôm nay là ngày: …. tháng … năm …………

Tín chủ con là: …………………..tuổi….

Hiện đang trú tại: …………………

Kính cáo chư vị Tôn thần, nay vì thay đổi nơi sinh sống, chúng con xin làm lễ Thiên Linh vị Tài thần Thổ địa, để đặt bàn thờ Thổ Địa Tài Thần vào nơi mới, từ nơi cũ sang địa chỉ……………………. (hoặc từ vị trí cũ sang vị trí mới trong phòng)

Con kính xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa chấp lễ chấp cầu cho được phép di chuyển ban thờ sang nơi mới.

Tín chủ: ……………………. con xin thành tâm kính bái.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Các bước tiến hành chuyển bàn thờ thần tài thổ địa

Tại nhà cũ, soạn mâm cúng và thắp 3 nén hương

Đọc bài khấn xin chuyển bàn thờ

Hóa tiền vàng

Chờ lúc nhang tàn thì bái tạ

Lau chùi tượng thần tài, thổ địa, các vật thờ cúng và bàn thờ sạch sẽ.

Bọc lót bằng vải sạch hoặc xốp nổ và đóng gói vào các thùng đựng rồi chuyển tới nhà mới cẩn thận.

Tại nhà mới, bày trí lại bàn thờ thần tài thổ địa và làm lễ nhập trạch nhà mới

Nếu bạn thay hẳn bàn thờ mới, thì chỉ cần việc chuyển các đồ thờ cúng, còn bàn thờ cũ thì đốt chứ không nên vứt. Nhưng hãy cẩn thận về vấn đề an toàn cháy nổ nhé!

Sơ Đồ Và Cách Bài Trí Đặt Bàn Thờ Gia Tiên Khi Về Nhà Mới ?

Thờ cúng Tổ Tiên là một nét văn hóa đẹp của dân tộc . Trong mỗi gia đình người Việt dù nghèo đến đâu, cũng dành riêng một chỗ, thường là chỗ trang trọng nhất để làm làm bàn thờ tổ tiên.

Các đồ thờ trên Bàn thờ Gia Tiên bố trí đủ bộ Ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, trong đó

Đỉnh đồng, đôi hạc, giá nến đồng,… tượng trưng cho Kim.

Bàn thờ, ngai thờ, khám thờ, bài vị, … tượng trưng cho Mộc.

Rượu, nước thờ, nước trong bình hoa … tượng trưng cho Thủy.

Hương, đèn dầu, đèn điện, nến thờ… khi lắp lên, tượng trưng cho Hỏa.

Bát hương, lọ hoa … làm từ đất sét nung lên, hay đồ sành sứ khác tượng trưng cho Thổ.

Các đồ thờ được bài trí theo sơ đồ sau:

+ Chiều ngang (dài): 127 cm ; 155 cm ; 175 cm , 197 cm , 217 cm …

+ Chiều sâu (rộng): 61 cm ; 69 cm ; 81 cm , 97 cm , 107 cm, 117 cm …

+ Chiều cao : 117 cm ; 127 cm …

– Bàn thờ có các loại: một cấp, Nhị cấp, Tam cấp – Ngoài ra trên bàn thờ có thể đóng thêm kệ để kê ảnh thờ , kê chân bát hương …

Sát vách tường, đặt Ngai thờ hoặc Khám thờ

Tại khu vực Nam Bộ thường đặt bài vị Cửu Huyền Thất Tổ có ý nghĩa thờ chung các cụ tổ trong dòng họ. Tại một số nhà thờ Tổ khu vực phía Bắc, trên Ngai thờ có thể đặt hộp bọc vải đỏ, bên trong đựng gia phả chi tiết của chi tộc, chi nhánh, chi cành của gia tộc.

Quý vị có thể bấm vào đây để xem video giải thích chi tiết cách đặt ảnh thờ theo nguyên tắc Nam Tả – Nữ Hữu

– Bát hương là trung tâm điểm của bàn thờ.

– Bát hương trên bàn thờ có nhiều cách đặt và thờ khác nhau. Theo cổ truyền, số lượng bát hương ứng với các số lẻ: 1 , 3 , 5 … bởi vì số lẻ là số dương, là tượng trưng cho cõi dương hướng về cõi âm.

– Trên bát hương: có thể có cây trụ để cắm hương vòng.

– Trong bát hương có thể có một túi giấy nhỏ đựng RỲ HIỆU: ghi tên tuổi, năm mất, nơi mất …

– Trong Bát hương chỉ có tro hoặc cát trắng khô sạch, điều nầy nhắc nhở thân ta là cát bụi mọi chuyện chỉ là vô thường .Vào trước ngày giỗ , hoặc ngày 23 tháng chạp sau khi đưa ông Táo về Trời thì gỡ các chân hương đem ra sân đốt bỏ , dọn dẹp vệ sinh lại tủ thờ, sau đó cúng rước ông bà tổ tiên và bắt đầu cắm hương lại.

Chú ý phòng cháy khi đặt bát hương. Theo quan điểm hiện đại ngày nay, có nhiều ý kiến cho rằng: một Bàn thờ Gia Tiên chỉ nên lập một bát hương để chính giữa phía ngoài cùng thuận lợi cho việc thắp hương hằng ngày.

Ngày xưa đèn Thái Cực thường được thắp bằng dầu, ngày nay có nhiều mẫu thắp bằng điện rất đẹp, đặc biệt là bóng đèn NET màu đỏ, vừa tiết kiệm điện lại vừa bền

Đôi chân nến hoặc cặp đèn Lưỡng Nghi: thể hiện Thái Cực sinh Lưỡng Nghi (âm dương) chân nến bên trái (từ trong bàn thờ nhìn ra): tượng trưng cho mặt Trời; chân nến bên phải là mặt Trăng. khi cúng xong thì tắt.

Đông Bình Tây Quả: Từ xa xưa, Bàn thờ Gia Tiên thường được đặt ở gian giữa căn nhà hướng Nam, Bình hoa đặt bên Trái bàn thờ (phía Đông) để khi có gió Đông, Đông Nam thổi vào , hương hoa sẽ tỏa khắp ban thờ ; còn đĩa quả đặt bên Phải ( phía Tây ) để tiện tay phải các Cụ dùng… quan niệm Đông Bình – Tây Quả có lẽ là như vậy.

Ngoài ra có thể đặt thêm các đồ thờ cúng khác trong bộ ngũ sự, thất sự, cửu sự (bộ đồ thờ 5 món, 7 món , 9 món) như ống đựng hương, ba chiếc đài có lắp đựng ba chén rượu bên trong …

Chữ trên hoành phi được viết bằng chữ thư pháp Hán Nôm hoặc chữ Quốc Ngữ. Dòng chữ lớn thường có 3 chữ hoặc 4 chữ như ĐỨC LƯU QUANG, PHÚC MÃN ĐƯỜNG, ẨM HÀ TƯ NGUYÊN (uống nước nhớ nguồn) …

Dòng chữ nhỏ (gọi là dòng lạc khoản): Dòng bên Trái (từ trong nhìn ra) ghi năm lập; dòng bên Phải ghi tên người lập hoành phi.

Câu đối có nội dung và kiểu thư pháp phù hợp với nội dung và thư pháp của hoành phi. Số chữ trên câu đối là số lẻ (số dương), thông thường là 7 chữ hoặc 9 chữ. Một số câu đối cao hơn 3m có thể viết 11 chữ hoặc 13 chữ. Nhiều chữ quá sẽ rối và khó đọc, nhất là những chữ ở trên cao.

Chữ trên câu đối và hoành phí được viết theo chữ Hán Chuẩn hoặc là chữ Quốc Ngữ.

Thông thường, một Bàn thờ Gia Tiên có 2 đôi câu đối , lắp bên trong và bên ngoài.

(a) Câu đối trong: có nội dung ca ngợi công đức của tổ tiên nói chung

sau đây là cửa võng kiểu Huỳnh Cung đang được lắp đặt phỏ biến ở các tỉnh phía Nam

Cửa võng thường được làm bằng chất liệu gỗ Dổi, gỗ Vàng Tâm, gỗ Gụ , … Các họa tiết được đục thủng, cách điệu các loại cây Mai, cây Trúc, cây Cúc , cây Tùng hóa long …

CÔNG TY CỔ PHẦN MỸ NGHỆ HẢI MINH

Số 1, khu 2 Cụm CN làng nghề xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

ĐT: 0918 653 838 , Email : mnhm@mynghehaiminh.vn

http://mynghehaiminh.vn , http://facebook.com/my.nghe.hai.minh.vn

Bàn thờ gia tiên có mấy bát hương ? Sơ đồ và cách bài trí bàn thờ gia tiên Nhà thờ bê tông giả gỗ Top 10 bàn thờ gia tiên đẹp Video hướng dẫn cách bài trí bàn thờ gia tiên Bàn thờ gia tiên ngày cưới Lập và trang trí bàn thờ Tổ, bàn thờ chi, bàn thờ Vọng, bàn thờ người mới mất, bàn thờ bà cô ông mãnh Bàn thờ tổ tiên – nét văn hóa của dân tộc Việt Nam Bàn thờ Phật – Bàn thờ Gia Tiên trong nhà Cách sắp xếp bàn thờ như thế nào là đúng Cách đặt ảnh thờ Tại sao lại Nam Tả – Nữ Hữu Giải đáp thắc mắc về bàn thờ gia tiên trong gia đình người Công Giáo Cách sắp xếp Tượng thờ Thiên Chúa trong gia đình Bàn thờ Thần Tài và Ông Địa Thế nào là Hoành Phi Chữ trên hoành phi Thế nào là Câu Đối Câu đối hay, câu đối trên bàn thờ gia tiên Đồ gỗ Mỹ nghệ và Cây cảnh Nghệ thuật Hải Minh Làng nghề 2 Hải Minh MỪNG NOEL 2013 Nội thất Chùa Giàn – Hà Nội

Bài Văn Khấn Nhập Trạch Vào Nhà Mới Cúng Thần Linh, Gia Tiên

Bài văn khấn nhập trạch khi chuyển vào nhà mới được đọc khi gia chủ muốn thần linh, gia tiên chứng giám cho lòng thành của gia đình mình.

Cúng nhập trạch để mong sự bình an, những điều may mắn đến với các thành viên trong gia đình. Và hơn nữa là mong muốn một cuộc sống an lành, ấm áp và hạnh phúc.

Lễ nhập trạch là gì?

Nhập trạch là từ Hán Việt, theo đó “nhập” có nghĩa vào, “trạch” là nhà. Như vậy nói một cách đơn giản nhập trạch là dọn vào nhà mới. Lễ nhập trạch tương đương việc “đăng ký hộ khẩu” với thần linh, thổ địa đang cai quản ngôi nhà. Đây là một nghi lễ cổ truyền khá quan trọng của dân tộc ta được lưu truyền từ ngàn đời qua.

Ý nghĩa của lễ nhập trạch

Vậy ý nghĩa của lễ nhập trạch là gì? “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Quan niệm từ ngàn xưa của ông bà ta cho rằng, mỗi một vùng đất, khu vực đều có thần linh trấn quản. Vậy nên việc chuyển đi hoặc đến đều phải làm lễ trình báo xin phép, có như vậy mới được chấp thuận, cuộc sống gia đình, công việc sau này theo đó mới “thuận buồm xuôi gió”.

Đồng thời, do tổ tiên, thần tài-thổ địa đang được thờ cúng tại nhà cũ nên khi chuyển dọn nhà, cúng nhập trạch xin phép được chuyển họ đến nhà mới là việc cần làm, để gia đạo tiếp tục được phù hộ.

Ý nghĩa của việc cúng khi vào nhà mới

Theo phong tục của người Việt ta, khi làm bất cứ lễ nghi cúng bái nào đều phải thắp nhang trình bày đến thần linh tổ tiên. Đó gọi là khấn. Lời khấn thể hiện sự thành tâm, những mong muốn cầu khẩn của người làm lễ. Có thể đọc ra thành tiếng hoặc đọc thầm trong đầu.

Tuy nhiên không phải ai cũng biết chính xác tên các vị thần, cách thành văn chuẩn mực của bài cúng nhập trạch. Nhiều người dễ bị lúng túng, quên trước quên sau, thiếu tự tin khiến buổi lễ bị ảnh hưởng.

Chính vì thế mà các chuyên gia phong thủy đã biên soạn sẵn các bài văn cúng khi chuyển dọn nhà thể hiện rành mạch rõ ràng mọi thứ. Người làm lễ chỉ cần dựa theo đó đọc và tùy chỉnh theo thông tin của mình là được.

Đối với văn cúng nhập trạch nhà mới, sẽ gồm có 2 phần. Thứ nhất là văn khấn Thần Linh xin nhập trạch, thứ hai là bài khấn về nhà mới cúng Tổ tiên, xin rước ông bà về thờ phụng.

Lưu ý khi đọc bài cúng chuyển vào nhà mới, gia chủ cần đọc văn cúng Thần Linh trước để xin phép, rồi tiếp đó mới đọc văn cúng Tổ tiên, trình tự này không được thay đổi, nếu không sẽ bị cho là thiếu tôn trọng bậc thần linh.

Văn khấn nhập trạch nhà mới – khấn thần linh

Văn khấn thần linh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bài cúng nhập trạch. Bởi theo quan niệm dân gian, gia chủ trước tiên phải xin phép những vị thần trấn giữ, thổ công, vong linh tại nhà mới. Khi được chấp thuận mới được phép dọn nhà về. Cụ thể bài khấn nhập trạch đối với thần linh như sau:

Nam mô a di đà Phật! (nhắc 3 lần) Con xin kính lạy chín phương Trời, cùng Chư Phật mười phương. Kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ và chư vị Tôn thần. Con xin kính lạy Thần Linh Thổ Địa, Bản Gia Táo Quân, tất cả các vị thần linh cai quản xứ này. Con tên là:………………………, tuổi mệnh (ví dụ: Tân Dậu 1981,…) Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt, ngày ….. tháng…. năm….(nhằm ngày ….. tháng…. năm…. âm lịch), con sắm sửa lễ vật, hương quả trầu cau bày lên trước án, xin kính cẩn tâu trình đến chư vị thần linh: Các vị Thần linh, Thông minh chính trực, Giữ ngôi tam thai Nắm quyền tạo hoá Thể đức hiếu sinh Phù hộ dân lành Bảo vệ sinh linh. Nêu cao chính đạo Gia đình của chúng con vừa xây cất (mua được/thuê được) ngôi nhà tại địa chỉ này là….Nay công trình viên mãn, mọi sự hoàn thành, chọn được ngày lành tháng tốt nên cúi mong chư vị Thần linh tề tựu thụ hưởng lễ vật, cho chúng con được nhập trạch vào nhà mới, sau đó lập bát hương thờ cúng thần linh. Cũng xin các vị thần anh minh cho chúng con được rước vong linh gia tiên của chúng con về nhà mới tại….thờ phụng. Cầu xin được thần linh chứng giám, gia ân tác phúc, phù hộ độ trì cho gia đình làm ăn phát đạt, an ninh, khang thái, cuộc sống an lành, Tín chủ cũng xin thành tâm được mời những hương linh phảng phất, các vong hồn không nơi nương tựa quanh đây đến thụ hưởng lễ vật. Mong được phù trì ăn nên làm ra, cuộc sống an lạc, gia đạo thuận hòa, phòng tránh được những điều xui rủi. Chúng con dù lễ bạc nhưng tâm thành, xin cuối đầu kính lễ, cúi mong được thần linh chứng giám. Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)

Văn khấn nhập trạch nhà mới – khấn gia tiên

Khi đã xin phép thần linh, thì tiếp theo đọc văn cúng nhập trạch cáo yết gia tiên xin phép ông bà tổ tiên cùng về nhà mới để con cháu được tiếp tục thờ cúng.

Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần) Con xin kính lạy LIỆT TỔ LIỆT TÔNG… (họ của ông bà, tổ tiên) GIA TẠI THƯỢNG Kính lạy CỬU HUYỀN THẤT TỔ NỘI NGOẠI GIA TIÊN LINH. Con tên là ….. Hôm nay ngày lành tháng tốt, là ngày……tháng….. năm……(nhằm ngày…tháng…năm…âm lịch) Chúng con vừa dọn đến nhà mới ở địa chỉ:………….. Nhờ ân phúc của tổ tiên, ông bà phù hộ mà gia đình đã tạo dựng được nơi ở mới. Hôm nay chúng con đã sắm sửa lễ vật, hoa quả hương nhang, trầu cau, xin thành tâm thắp nén nhang dâng lên án thờ. Kính cẩn cầu xin tổ tiên, chư vị hương linh nội ngoại chứng giám cho lòng thành, tề tựu về đây thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu được xuất nhập bình an, gia đạo thuận hòa, cuộc sống hưng thịnh, mọi điều bình an mạnh khỏe. Chúng con cũng xin được rước tổ tiên về địa chỉ mới …. để tiếp tục được thờ phụng, hương nhang mỗi ngày, thể hiện chữ hiếu của con cháu. Lễ bạc tâm thành, chúng con xin được kính lễ, cúi mong tổ tiên chứng giám ưng thuận, thọ cảm ân sâu. Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)

Cách đọc bài khấn nhập trạch vào nhà mới

Không bắt buộc bạn phải học thuộc hai bài cúng vào nhà mới phía trên. Có thể in ra hai tờ giấy nhỏ và cầm đọc. Đọc to hay nhỏ tùy ý. Nhưng yêu cầu hàng đầu là phải thành tâm và trịnh trọng khi đọc văn cúng nhập trạch.

Người đọc văn khấn chuyển nhà và trực tiếp làm lễ nhập trạch nên là người đàn ông trụ cột trong gia đình, như cha, con trai trưởng,… Nếu nhà vắng nam nhân thì người mẹ, hoặc vợ sẽ là người làm thay.

Nếu bạn chuyển đến chung cư, thì bài cúng nhập trạch nhà chung cư nên bổ sung chính xác số phòng, tầng lầu, khu nào, càng chi tiết càng tốt. Văn khấn nhập trạch nhà thuê thì không có gì khác biệt. Tóm lại bạn có thể áp dụng hai bài cúng chuyển nhà nêu trên trong nhiều tình huống (nhà mới xây, nhà mua lại, căn hộ, chung cư, nhà thuê, nhà trọ,…) và tùy chỉnh sao cho phù hợp nhất tình trạng của mình!

Về thời điểm đọc bài cúng nhập trạch, bạn làm theo trình tự sau:

Sau khi dọn vào nhà mới, gia chủ cầm theo bát hương bước qua lò than đặt trước cửa, các thành viên theo sau cầm theo các đồ may mắn. Tiếp theo bày lễ theo hướng hợp với chủ nhà, người này sẽ đốt nhang rồi đọc văn khấn (bài cúng nhà mới phía trên). Tiếp đó nấu nước pha trà dâng lên mâm thờ. Lúc nhang tàn thì hóa vàng, nhớ đốt luôn cả mảnh giấy ghi bài văn khấn. Như vậy là đã có thể dọn vào nhà mới.