Bài Khấn Bà Chúa Đất / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Apim.edu.vn

Bà Chúa Năm Phương Là Ai ? Bài Khấn Bà Chúa Năm Phương Chuẩn Nhất

Tiểu sử Chúa Bà Năm Phương

Tên: Chúa bà Vũ Quận Quyến Hoa, Quyến Hoa công chúa

Ngày sinh: Không rõ

Ngày mất: 16 tháng 6 Âm lịch, vào khoảng năm 939 – 944.

Chúa bà là nữ tướng tài giỏi của thời tiên Ngô Vương Thiên Tử. Được đức Ngô Vương tin cậy trao quyền cho quận chúa cai quản toàn bộ kho quân lương, quân nhu tại bản doanh (trang Gia Viên) thuộc làng Cấm, nay là phường Gia Viên, phố Cấm.

Hàng vạn binh mã thủy bộ, quân sỹ, thuyền, ngựa, voi …. do bàn tay Chúa Bà lo toan đầy đủ. Khẩu hiệu của bà là: “Thực túc binh cường”, ăn no đánh thắng.

Với sự chỉ huy tài ba của đức Ngô Vương Thiên Tử, cùng sự chuẩn bị chu đáo về tương thảo, với lòng quyết tâm chiến đấu cao, quan sỹ thời đó đã làm nên chiến thắng Bạch Đằng Giang lịch sử, dẹp tan quân Nam Hán, phò vua giúp nước, xây dựng nền độc lập tự chủ cho nước nhà.

Do công lao to lớn, Chúa Bà được nhà vua ban sắc phong: “Hộ quốc trang huy – Thượng đẳng tôn thần”. Nhân dân khắp nơi lập đền thờ vua Ngô Vương và thờ Chúa Bà ở Quận Ngô Quyền có Chùa Linh Quang, đình Gia Viên, đền Tiên Nga và nhiều nơi hương khói phụng sự Chúa Bà (ghi theo thần phả năm 2000).

Sự tích Bà Chúa Ngũ Phương Bản Cảnh

Bà Chúa Năm Phương . Vốn xưa bà cũng là tiên nữ trên Thiên Đình. Sau chúa giáng thế hạ trần vào nhà họ Vũ ở cửa Cấm Giang, đất Gia Viên (nay là Hải Phòng).

Chúa sinh ra hình dung tươi tốt, mọi bề đảm đang. Khi đã hồi tiên, Chúa Bà được giao quyền cai quản năm phương trời đất, bản cảnh bản xứ ngũ phương vậy nên được tôn xưng là Bà Chúa Quận Năm Phương (hay còn có tên khác là Vũ Quận Bạch Hoa Công Chúa).

Tương truyền rằng, chúa hiển linh, ngự khắp nơi khắp cảnh trong năm phương trời đất, chúa dạo chơi khắp chốn, cứ đúng vào lúc canh ba giờ Tí, chúa hiện hình ra người mĩ nữ, gọi xe rong chơi, rồi đi về đến ” Cây Đa 13 gốc ” là nơi chúa hiển linh, trả tiền cho phu xe, nhưng khi biết ra thì toàn là tiền âm. Chúa cũng thẳng tay trừng trị kẻ nào còn ngang ngược, chúa hành cho chân tay tê liệt, nằm mơ toàn thấy ma quỷ.

Cũng có một câu chuyện truyền lại là: vào thời Pháp thuộc có một me Tây bị chúa hành cho chí rận, khắp người ngứa ngáy không yên, phải đến kêu xin, sám hối cửa chúa thì được khỏi, tạ ơn chúa, me Tây đó đã lập đền thờ rất trang nghiêm, quanh năm cũng lễ rất tấp nập.

Chúa Bà Năm Phương chỉ được hầu ở một số vùng (đặc biệt là Hải Phòng là nơi sinh quán quê nhà của Chúa Bà năm xưa). Hải Phòng và một số địa phương lân cận, trong các đàn lễ mở phủ thường có dâng một tòa đàn gọi là: Đàn Chúa Bà (gồm có hình Chúa Quận Năm Phương, hai cô hầu cận, có khi là có cả hình 12 cô nàng (tất cả đều màu trắng), nón chúa hài cườm, một cỗ xe ngựa (hoặc xe phu kéo) hay thường gọi là Xe Chúa Bà) và thỉnh mời Chúa Bà Năm Phương về ngự để chứng đàn đó.

Chúa Năm Phương thường ngự về trước Chầu Năm Suối Lân hoặc cũng có một số người hầu chúa sau Tam Vị Chúa Mường. Chúa ngự về thường mặc áo trắng (hoặc có khi chỉ choàng chiếc khăn phủ diện) làm lễ khai cuông rồi cầm tiền tung lên trên ban Công Đồng trong bản đền bản điện để khai quang chứng đền, chứng điện, chứng đàn, chứng phủ (ở một số nơi khác còn hầu chúa về múa quạt hoặc múa mồi).

Cơ sở Đá Ninh Bình cung cấp các vật phẩm thờ cúng bằng đá như … thuận tiện cho việc thờ cúng bà chúa Năm Phương. Quý khách có nhu cầu đặt mua đồ thờ đá tự nhiên, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo HOTLINE: 0904.675.686 để được hỗ trợ và báo giá nhanh nhất.

Địa chỉ các đền thờ Bà Chúa Năm Phương ở Hải Phòng

Đền Chúa Bà Năm Phương được lập ở rất nhiều nơi, nhưng nổi tiếng hơn cả là một số ngôi đền ở nguyên quán Hải Phòng, đất chúa ngự như:

Chùa Cấm thuộc Phố Cấm, Hải Phòng ( tên tự là Cấm Giang Bản Cảnh Linh Từ hay Nguyệt Quang Tự, trong bản tự có hẳn cung cấm bề thế uy nghiêm thờ chúa)

Vườn Hoa Chéo, trên đường Trần Hưng Đạo, Hải Phòng (đây là nơi trước đây người me Tây kia lập đền tạ ơn chúa, đền xưa rất lộng lẫy, nhưng bây giờ đã không còn do tàn phá của chiến tranh, chỉ còn lại dấu tích nhỏ nhưng vẫn là nơi linh thiêng, hàng tháng có rất nhiều người dân đến đây lễ chúa)

Cây Đa 13 gốc: là ngôi miếu nhỏ thờ chúa (ở trên đường ra sân bay Cát Bi) là nơi chúa gọi phu xe chở về chốn đó, có cả Đền Tiên Nga cũng thuộc đường Lê Lợi, Hải Phòng

Một ngôi miếu nhỏ không tên trên đường Lê Thánh Tông.

Các ngôi đền đó đều tổ chức ngày tiệc chúa là ngày 16/6 âm lịch. Tính ra, xưa kia, trên đất Hải Phòng có ít nhất là năm nơi thờ Chúa Bà, vậy nên, khi chúa ngự, văn có hát rằng:

” 5 phương 5 miếu rõ ràng Ngũ Phương Bản Cảnh quyền hành tối linh “.

Địa chỉ liên hệ các đền thờ Chúa Bà Năm Phương 1. Chùa Cấm – Linh Quang Tự

Sư thày Thích Tâm Kính: 0915419864

2. Đình Cấm – đình Gia Viên

Ông Bảo trưởng ban: 0313655795

Ông Khang thủ nhang :0997447260

3. Đền Tiên Nga

53 Lê Lợi – chuẩn bị dát vàng Thánh Tượng đợt 2

Cậu Thành thủ đền : 0913.329.821

4. Vườn Hoa Chéo

Cô Hồng 22 năm hầu cận, chăm lo đền: 0903453960

5. Cây Đa 13 gốc

Cống Kiều Sơn, phường Đằng Giang, Hải An, Hải Phòng

A Hiệp tổ trưởng dân phố :0947178698

6. Số 12 Trần Phú – đền Bảo Phúc trong khách sạn Habeview 7. Số 1 Lê Hồng Phong 8. Chùa Vẻn – An Biên Cổ Tự

Sư thày Thích tục bách trụ trì : 0903458584

9. Đền Bà Chúa Năm Phương ở Đồ Sơn

Gần đền cô Chín Suối Rồng.

Thủ nhang Hoàng Gia Bổn -097 6120393

10. Đền tư cổ ở ngõ 12 Lãn Ông

Nếu sắp xếp khéo, 1 ngày xuống Hải Phòng sẽ đi được tất cả các nơi thờ chúa chính, ra đồ sơn đi thêm Chùa Hang, Chùa Tháp Tường Long, đền Bà đế, đền Mẫu Vừng ( thờ Mẫu Thượng Thiên), đền cô Chín suối Rồng, đền Trần – toàn nơi linh thiêng, vận khí đang rất mạnh

Bài khấn Chúa Bà Năm Phương

Các bạn Lạy 9 lạy (cần thiết thể hiện thành tâm nữa thì lạy 20-50 lạy) – nếu có điều kiện thì quỳ Khấn, đông quá thì quán tưởng mình lạy rồi khấn:

Con xin kính lễ

Chư Phật, chư Thánh, chư Thiên, chư Thần, chư vị thiêng liêng khắp tất cả

Chư vị bản cảnh thành hoàng, bản xứ thổ địa, chư vị hộ pháp nơi đền (ở các đền thờ chúa đều kêu thêm: Ngài Bản cảnh Hải Phòng, riêng đền cây đa 13 gốc kêu thêm ông Thổ Vượng (thành hoàng của làng, được thờ trước khi chúa về ngự))

Con xin kính lễ Chúa Bà Năm Phương tố linh tố hảo, nhị vị công chúa, và các chư vị hầu cận

Xin phép cho gia tiên nội ngoại tứ thân phụ mẫu được vào Đền lễ Phật lễ Thánh (nhiều nơi không mời gia tiên không vào được, hoặc gia tiên trách, mời để thể hiện tôn kính gia tiên đi kêu cầu, tấu đối cho mình)

Khấn xin Chúa Bà độ cho mình những việc gì đó:

Nên:

Sám hối lỗi lầm bản thân, sám hối Phật thánh, oan gia trái chủ

Hứa tu sửa – Làm việc Thiện báo đáp Bề trên và gia tiên

Hát văn Bà Chúa Năm Phương

Dâng văn Bản Cảnh Chúa bà

Ngũ Phương Thánh Chúa ngự tòa tiên cung

Thanh tân cốt cách hình dung

Danh thơm Tiên Chúa khắp vùng ai đang

Tiếng đồn trong Bắc ngoài Nam

Ngũ phương thập hướng mọi đàng thiếu đâu

Đông Phương giá ngự điện lầu

Xem trong bốn bể cứu cầu chúng sinh

Tây Phương hiển hách anh linh

Tày, Dao, Mán , Thái hiện hình bách nhân

Nam phương xa giá long vân

Thủ Thiêm, Bến Nghé xa gần đều qua

Bắc Phương chốn đó sơn hà

Tỉnh Tuyên, xứ Lạng, Thác Bà thảnh thơi

Trung phương lễ bái kiều mời

Thỉnh lai Tiên Chúa giáng nơi Hải Phòng

Thung dung phủ tía lầu hồng

Cây Đa chính ngự nhiều tầng thấp cao

Miếu thờ như thể động đào

Mười ba cội gốc vươn cao lá cành

Xem trong tỉnh ấy Hải Thành

Nơi nào dám sánh dám so miếu này

Miếu thờ lịch sự ai tày

Cửa thiêng Tiên Chúa hàng ngày khách qua

Lúc thì giá ngự Tiên Nga

Cấm Giang cổ địa chính đà dấu xưa

Nhang thơm thoảng ngát xa đưa

Nơi vườn hoa chéo khi xưa vẫn còn

Chúa chơi phủ tía lầu son

Đền Nghè linh ứng tiếng đồn nơi nơi

Tam Kì Chúa ngự thảnh thơi

Tiên La thắng cảnh là nơi đi về

Đông Cuông điện ấy đề huề

Ngũ Phương bản cảnh giáng về ngự vui

Chúa Bà giá ngự chính ngôi

Thanh đồng đệ tử các nơi xa gần

Độ cho trọn vẹn mười phần

Phần tươi, phần tốt, phần gần, phần xa

Dâng lên chính cửa Chúa Bà

Nón dâu, áo bạch, quạt ngà hoa tiên

Thành tâm thỉnh trước án tiền

Nguyện xin Tiên Chúa ngự lên điện tòa

Chúa về Chúa mới phán ra:

“Độ cho các ghế mặn mà thanh tao

Độ cho giáng vẻ hồng hào

Tứ thời bát tiết người nào cũng xinh”

Trăng thanh vẻ nguyệt in hình

Thỉnh mời Chúa Quận anh linh giáng đàn

Chúa về nhận lễ chứng đàn

Khuông phù đệ tử an khang thọ trường.

Bài Khấn , Cúng ,Lễ Thần Linh, Thần Gồ Chúa Đất

Việc cúng lễ thần linh Thổ địa nơi ở , Thần gồ chúa đất ở một số địa phương là vấn đề mà nhiều người quan tâm, bởi vì phần âm có yên thì người dương mới ổn và có an cư thì mới lạc nghiệp.

Gia chủ lại có tâm có tín, khấn lễ chu đáo theo lệ, nhờ vậy mà các chư Thần ban ân, giúp cho phong thủy yên lành, toàn gia mạnh khỏe, không khí gia đình đầm ấm, vui tươi. Không có yêu ma xâm hại quấy nhiễu, điềm lành mang đến, điềm dữ mang đi, kinh doanh đắt hàng đông khách, giao dịch có tín có uy….Và để bày tỏ tấm lòng biết ơn đối với các chư thần, gia đình cũng thành tâm sửa biện lễ vật để dâng cúng ,lễ tạ

Thường thì đầu năm cúng, cuối năm tạ. Tức là vào đầu năm sắm sửa lễ để cúng . Cuối năm lại làm như vậy nữa. Tuy nhiên có công việc đột xuất cần có sự trợ giúp của chư thần thì sắm lễ thông thường mà dâng cúng Sau đây là hướng dẫn cách cúng lễ đơn giản, thông thường áp dụng đối với những gia đình vốn đã có sự yên ổn về nơi ở, về mộ phần. Do đó có thể tự sắm sửa lễ vật và cúng lễ mà không lo sai phạm.

Phần 1 Cách sắm lễ và văn khấn tạ thần linh Thổ địa – Thần gồ chúa đất

1.1. Sắm lễ:

Hương thơm Hoa tươi ( hoa hồng đỏ) 3- 5 bông Trầu cau tùy biện Trái cây tùy biện

Lễ mặn : Rượu trắng , xôi thịt , hoặc gà luộc 1 bao thuốc lá + 1 gói chè ( 1 lạng/gói) + bánh kẹo bày vào một đĩa tùy tâm

-Hoàng thiên hậu thổ chư vị tôn thần

-Bản cảnh thành hoàng chư vị đại vương – Quan đương xứ thổ địa chính thần – Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần,

Bản cảnh linh gồ chúa đất tại gia xứ thôn …… xã …huyện … tỉnh…. Nước VN

Hôm nay là ngày… tháng… năm……..

Chúng con là:……………

Đang cư ngụ tại :………………….

Thành tâm sửa biện phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, kính cáo Chư vị Tôn Thần . bái sám thần linh Thổ Địa bản cảnh thần gồ ,chúa đất Gia đình chúng con nhờ có duyên lành mà được an cư lạc nghiệp từ nơi này. Đội ơn thần linh Thổ địa thần gồ chúa đất che chở, ban ân, đất này được phong thủy yên lành, khí sung, mạch vượng, bốn mùa không hạn ách tai bay, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Trong ấm ngoài êm, toàn gia mạnh khỏe. Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng tôn kính. Cúi xin Chư vị Tôn Thần lâm giáng án tiền, thụ hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức. Cung kính nghĩ rằng thần linh chư vị sẽ tùy duyên ứng biến phù hộ cho gia đình chúng con đầu năm chí giữa ,nửa năm chí cuối lộc tài vượng tiến ,gia đạo hưng long , các cháu chăm ngoan học hành đỗ đạt ,mọi sự cát tường

( Cầu nguyện gì thêm thì nêu ra )

Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám

Cẩn cáo!

#1 Bài Văn Khấn Bà Chúa Xứ

Từ xưa miếu Châu Đốc, An Giang đã nổi tiếng về linh thiêng nên được rất nhiều người nhiều nơi trên khắp đất nước tìm đến. Vì thế, những chi tiết ở bà Chúa Xứ, đặc biệt là bài văn khấn cúng bà Chúa Xứ luôn rất được quan tâm. Cùng Tâm Linh tìm hiểu ở bài viết sau.

Giới thiệu về miếu bà Chúa Xứ Bà chúa Xứ Châu Đốc

Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nằm tại huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang, vị trí cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 6 tiếng chạy xe. Chùa Bà Chúa Xứ được bết đến bởi những câu chuyện lưu truyền mà Châu Đốc cũng dần trở thành một trong những địa điểm thu hút nhiều du khách thập phương tìm tới để trẩy hội, hành hương.

Đặc biệt, vào tháng 4 âm lịch hàng năm là mùa lễ hội bà Chúa Xứ nên lượng người tìm tới Châu Đốc lại càng đông hơn.

Miếu bà Chúa Xứ

Hiện tại miếu bà Chúa Xứ đang nằm tại núi Sam. Phía sau miếu là vách núi, chính điện nhìn thẳng ra những cánh đồng bát ngát của Châu Đốc. Miếu được xây dựng với kiểu kiến trúc khá độc đáo, có hình chữ “Quốc” và theo dạng khối tháp.

Nhìn từ xa, miếu bà Chúa Xứ giống như một bông hoa sen đang vươn lên nở rộ. Bên cạnh đó, miếu còn gây ấn tượng với lối thiết kế kiểu tam cấp 3 tầng độc đáo có các góc mái cong vút như mũi thuyền và được lợp ngói xanh đẹp mắt.

Bà chúa xứ núi Sam

Miếu nằm ở trên núi Sam nhưng không quá cao, đường đi cũng khá dễ, không gây khó khăn nhiều cho khách hành hương tìm đến để cúng bái. Nhìn từ xa miếu giống như bông sen xanh còn khi nhìn gần mỗi chi tiết đều vô cùng tinh xảo và mang đậm vẻ đẹp nghệ thuật Ấn Độ.

Chuẩn bị lễ vật và bài văn khấn cúng bà Chúa Xứ núi Sam

Khi đi lễ bà Chúa Xứ núi Sam có hai điều mà các bạn cần phải biết và chuẩn bị, một là lễ vật cúng và hai là văn khấn bà Chúa Xứ Châu Đốc.

Về đồ khấn cúng cần có các lễ vật sau: Bài văn khấn cúng bà chúa Xứ

Nội dung văn khấn cúng bà Chúa Xứ tương đối ngắn và dễ nhớ. Các bạn có thể học thuộc trước khi vào miếu dâng hương. Cụ thể, nội dung văn khấn như sau:

“Hương tử con lễ bạc thành tâm, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Xứ

Cúi xin được phù hộ độ trì. Hương tử con là: ……………………………………………..

Ngụ tại:……………………………………………………………………………………..

Ngày hôm nay là Ngày…………..Tháng……………….Năm

Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý,…….(gia chủ muốn điều gì thì cầu xin bà chúa xứ điều đó).

Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ bà chúa xứ, cúi xin được phù hộ độ trì”.

Xin lộc và cách sử dụng lộc bà chúa Xứ linh nghiệm

Đa số mọi người đi chùa bà Chúa Xứ là để xin lộc. Lộc ở đây là bao lì xì nhỏ, được coi là bao lì xì lộc. Người ta cho rằng khi xin được các bao lì xì này có thể gặp được nhiều may mắn trong tương lai.

Cách sử dụng bao lì xì lộc như sau:

Sau khi xin được bao lì xì lộc phải tổ chức thỉnh lộc bà Chúa Xứ lên một cái đĩa. Bên cạnh đĩa, đặt 4 cốc nước rồi cần từng cố lên và khấn. Mục đích là để cung nghinh bà Chúa Xứ về cư gia. Ly nước sau khi khấn xong đem đổ mỗi ly một góc nhà

Đặt lộc của bà Chúa Xứ lên bàn thờ Mẹ Quan m chứ không nên đặt ở bàn thờ Ông Địa. Khi đặt lên bàn thờ Mẹ Quan m cần tuân thủ tục 9 ngày thay nước và 3 ngày thay trầu cau tươi 1 lần

Thường xuyên khấn bà Chúa Xứ để xin bà phù hộ cho bản thân cũng như các thành viên trong gia đình

Nếu muốn hóa lộc của bà Chúa Xứ thì nên hóa vào ngày 23 âm lịch

Lễ hội tắm cho bà Chúa Xứ thường được tổ chức vào 24 giờ đêm ngày 23, rạng sáng 24 âm lịch. Mặc dù gọi là lễ hội tắm cho bà Chúa Xứ nhưng thực chất chỉ là dùng nước thơm nấu lên pha cùng các loại nước hoa do tín chủ công đức để lau bụi bặm trên tượng bà.

Sau khi lau xong sẽ thay xiêm y, hài, mão mới cho bà. Những người tham gia tắm cho bà Chúa Xứ được Ban quản trị lựa chọn tham gia. Lễ tắm thường diễn ra trong khoảng 1 giờ. Sau khi bà tắm xong thì mọi người có thể tự do chiêm bái.

Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà

Thời gian tổ chức lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về miếu bà là vào 15h ngày 24/04 âm lịch. Tham gia lễ này có các bô lão được làng cử ra và Ban quản trị miếu. Khi tham gia phải mặc trang phục nghiêm chỉnh, lịch sự.

Trong đoàn thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu, đi rước là đội múa lân, sau đó là ông Chánh bái rồi tới hai vị bô lão cùng với các chức sắc khác, tiếp đến là các học trò trong tay cầm cờ phướn.

Mọi người tới điện thờ Thoại ngọc hầu sẽ tiến hành dâng hoa, niệm hương và tế lễ rồi thỉnh bốn bài vị (bài vị ông Thoại Hầu, bà Chánh phẩm Châu Thị Tế, bà Nhị phẩm Trương Thị Miệt cùng bài vị Hội đồng) lên long đình về miếu bà.

Lễ túc yết

Nghi lễ này diễn ra vào 24h ngày 25, rạng sáng 26/04 âm lịch tạ chùa bà Chúa Xứ. Tham gia lễ có các bô lão trong làng, Ban quản trị miếu. Khi tham gia phải ăn mặc chỉnh tề, đứng thẳng hàng ở hai bên phía trước chánh điện. Theo sau có 4 vị học trò lễ cùng với 4 đào thầy. Ông Chánh bái là người đứng đối diện với tượng bà.

Lễ vật cúng túc yết gồm:

01 mâm xôi

01 mâm trái cây

01 mâm trầu cau

01 đĩa gạo, muối

01 đĩa đựng lông và máu heo

01 con heo trắng cạo lông, mổ bụng, làm sạch nhưng chưa chế biến

Ông Chánh bái và các bô lão sẽ đến trước bàn thờ để niệm hương cúng bái. Khi 3 hồi trống gỗ và 3 hồi chiêng trống kết thúc thì lễ bắt đầu. Đầu tiên sẽ là lễ dâng hương, chúc tửu, hiến trà.

Dựa theo lệnh của người xướng lễ, một người trong ban quản trị sẽ đại diện để đọc tế đọc xong thì Chánh bái sẽ đốt văn đi và heo trên bàn cúng được lật ngửa lại khiêng đi chế biến.

Lễ xây chầu

Lễ xây chầu tổ chức sau lễ túc yết và hiện được tổ chức ở hầu hết các lễ hội cúng đình tại các ngôi làng thuộc vùng Nam Bộ.

Trong buổi lễ, ông Chánh khi nghe thấy người xướng nội hô “Ca công tựu vị” sẽ tới bàn thờ đặt giữa võ ca rồi vừa cầm 2 dùi trống nâng lên tới ngang trán vừa khấn vái.

Khấn xong ông Chánh sẽ bái ca công và cầm nhành dương liễu nhúng vào tô nước trên bàn cúng vẩy khắp xung quanh, vừa vẩy vừa hô to:

“Nhất xái thiên thanh (một rảy cho trời xanh)

Nhị xái địa linh (hai rảy cho đất tốt lành)

Tam xái nhân trường (ba rảy cho con người trường thọ)

Tứ xái quỷ diệt hình (bốn rảy cho ma quỷ tiêu tan)”

Cuối cùng ông Chánh đặt lại cành dương liễu và tô nước lên bàn thờ và vừa xướng “Ca công tiếp giá” vừa đánh 3 hồi trống. Lúc này đoàn hát bội cũng nổi chiêng trống và bắt đầu hát. Các tuồng hát cũng chuẩn bị để ca múa mua vui cho bà con tham gia.

Lễ chánh tế

Lễ tổ chức từ 4h sáng ngày 26/04 âm lịch. Ngoài việc thêm một phần nội văn tế và “ẩm phước” thì về cơ bản lễ cúng này cũng giống với lễ cúng túc yết.

Vào khoảng 14h ngày 27/04 âm lịch, sẽ tiến hành làm lễ hồi sắc để đưa 4 bài bị về lại lăng ông Thoại Ngọc Hầu và chính thức kết thúc lễ hội.

Bà chúa xứ linh thiêng

Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu được tổ chức sau khi hoàn thành lễ mộc dục. Thời gian tổ chức lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu là vào 15h ngày 24 âm lịch.

Khi này, tại miếu bà, tất cả bô lão của làng cùng với Ban quản trị đều sẽ tập trung tại miếu, ăn mặc chỉnh tề với áo dài khăn đóng và xếp thành hai hàng bên tượng bà.

Đi đầu sẽ là đội múa lân. Tiếp đến sẽ là ông Hương lễ trong tay bưng theo khay trầu rượu. Hai bên sẽ là học trò lễ và sau đó là 2 ống Chánh tế cùng với 3 ông Bồi tế, 3 ông Chấp tế, các bô lão, đại diện dân làng.

Khi đi tới trước lăng Thoại Ngọc Hầu, từng bô lão lần lượt đi vào lăng dâng hương và xin phép được thỉnh bài vị.

Bốn bài vị sẽ được thỉnh lên long đỉnh đưa về miếu bà và đặt trong chính điện. Sau đó Ban quản trị sẽ tiến hành dâng hương thỉnh an tại miếu bà và tuyên bố lễ thỉnh sắc kết thúc.

Lúc này, hàng nghìn du khách hàng hương từ từ khắp các nơi cùng người dân đến dự lễ sẽ vào khấn vái cho tới tận khuya, thậm chí có khi kéo dài tới sáng hôm sau. Vì vậy, trong lễ tắm bà Chúa Xứ, thời điểm đông vui nhất chính là vào ngày lễ chính.

Tương truyền từ bao nhiêu năm nay về sự linh thiêng của miếu bà Chúa Xứ cùng kiến trúc đặc biệt, hàng năm, lượng du khách thập phương đổ về chùa luôn đông đúc, đặc biệt là tới mùa lễ hội.

Du khách khi tìm đến đây có thể tham quan kiến trúc độc đáo và vẻ đẹp khác lạ của miếu, đồng thời xin lộc của bà Chúa về để mang đến nhiều may mắn, tài lộc.

Nếu có dịp, hãy ghé qua miếu vào thời điểm lễ hội để được chứng kiến khung cảnh đông vui, nhộn nhịp nhưng cũng không kém phần thành kính, trang nghiêm.

Mặc khác, khi xin được lộc cũng phải sử dụng đúng cách để không mạo phạm bà, được bà phù hộ cho mãi về sau. Nếu hãy đến ngôi miếu này một lần, đặc biệt là vào dịp lễ hội để trải nghiệm về phong tục nơi đây.

Bài viết này đã được DMCA

Chi Tiết Bài Văn Khấn Bà Chúa Kho

Bài văn khấn Bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ, xã Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đây không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nằm trong quân thể di tích của khu Cô Mễ (gồm: Đình – Chùa – Đền) mà còn là nơi hàng năm có nhiều gia đình khắp cả nước đến hành hương để xin tài lộc.

Khi đi đến lễ tại Đền Bà Chúa Kho vào những ngày đầu năm hay cuối năm thì bất kì ai cũng nên biết trước về các thủ tục, cách sắm lễ và quan trọng là bài văn khấn Bà Chúa Kho để đến lễ được suôn sẻ hơn nhằm cầu một năm mới thuận buồm xuôi gió.

Chi tiết bài văn khấn Bà Chúa Kho: Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Chúa Kho Thánh mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì. – Con xin kính lạy Tam giới Thiên chúa cập nhất thiết Thánh chúng. – Con xin kính lạy Tam phủ công đồng. Tứ phủ vạn linh. – Con xin kính lạy Thiên tiên Thánh mẫu, Địa thiên Thánh mẫu, Thủy tiên thánh mẫu. – Con xin kính lạy Đức Chúa kho Thánh mẫu hiển hoá anh linh. – Con xin kính lạy Đương niên hành khiển chí đức Tôn thần. – Con xin kính lạy Đường cảnh Thành Hoàng Bản Thổ đại vương. – Con xin kính lạy Ngũ hổ thần tướng, Thanh bạch xà Thần linh Hương tử con là: Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………………………………… Ngày hôm nay là ngày……………………………………….. Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý. Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Chúa Kho Thánh mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

Ý nghĩa lễ Đền Bà Chúa Kho

Lễ hội Đền bà Chúa Kho diễn ra vào ngày 14 tháng giêng âm lịch tại làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Lễ hội này suy tôn bà Chúa Kho, Tứ phủ công đồng. Vì thế có tục dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng) “cầu tài phát lộc”. Trong đó đa phần là thương nhân và tiểu thương. Họ quan niệm “đầu năm đi vay, cuối năm đi trả”, muốn nhờ vía của Bà để ăn nên, làm ra, kinh doanh phát đạt.

Cách sắm lễ khi đến Đền Bà Chúa Kho

Khi đến Đền Bà Chúa Kho thì sắm lễ nhiều, ít hay sang, mọn không quan trọng, quan trọng nhất vẫn là lòng thành tâm của mỗi người.

Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có).

Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu.

Lễ Mặn: Nếu Quý vị có quan điểm phải dùng mặn thì chúng tôi khuyên mua đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả.

Lễ đồ sống: Tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà,

Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.

Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam: Không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.

Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.

Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Phải dùng chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.

Cách thức hạ lễ khi đi đến Đền Bà Chúa Kho

Sau khi kết thúc việc dâng lễ, khấn ở các ban thờ thì trong khi đợi hết một tuần nhang, người dân có thể viếng thăm phong cảnh nơi thờ tự.

Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá.

Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.

Trên đây là nội dung đầy đủ về cách sắm lễ, hạ lễ và bài văn khấn Bà Chúa Kho được langmodagiare tìm tòi, thu thập lại để gửi tới các gia đình khi đi khấn tại Đền.

Bài Văn Khấn Cúng Tại Đền Bà Chúa Kho

BÀI VĂN CÚNG KHẤN TẠI ĐỀN BÀ CHÚA KHO

Văn khấn cúng tại đền Bà Chúa Kho là điều bất kỳ ai đi đền đều cần tới dù là đầu năm hay cuối năm. Đi đến lễ tại đền Bà Chúa Kho vào những ngày đầu xuân, khấn cúng nhằm cầu mong một năm mới tài lộc dồi dào, công việc thuận buồm xuôi gió nhưng phải cúng khấn như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết hay làm đúng. Mời các bạn tham khảo bài văn khấn tại đền bà chúa kho mà chúng tôi giới thiệu dưới đây.

Đền Bà Chúa Kho toạ lạc trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ, xã Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đây không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nằm trong quân thể di tích của khu Cô Mễ (gồm: Đình – Chùa – Đền) mà còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước hành hương mang tính tín ngưỡng.

Sự tích đền Bà chúa Kho

Tương truyền vào thời nhà Lý: Theo chân đến làng Quả Cảm Bắc Ninh, Nơi được mệnh danh có người con gái với nhan sắc tuyệt trần. Tuy xuất thân từ một gia đình nông thôn nghèo nhưng Bà đa trí đa tài từ cầm kỳ thi họa cái nào cũng giỏi.

Bà lọt vào mắt nhà vua và được đưa vào cung làm vợ vua Lý. Sau khi trở thành vợ vua, Bà nhận thấy vùng đất quê nhà còn hoang sơ: đất đai sâu rộng mà không ai khai hoang, sản xuất. Chính vì vậy Bà xin nhà vua cho được về làng, chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang, tăng gia sản xuất. Vào ngày 12 tháng Giêng năm Đinh Tỵ (1077) quân Tống kéo sang xâm lược nước ta. Lý Thường Kiệt lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Tống. Vào thời đó ở làng Cổ Mễ, núi Kho, Cầu Gạo… vốn là những nơi đặt kho lương thực của quân Lý ở bờ nam chiến tuyến Như Nguyệt (Sông Cầu). Núi Kho, núi Dinh, Thị Cầu cũng vốn là một vị trí chiến lược có thể kiểm soát con đường từ Lạng Sơn qua sông Cầu về Thăng Long xưa. Bà tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia phục vụ cho trận chiến Như Nguyệt. Bà cũng “thác ” trong cuộc chiến này.

Nhà vua biết chuyện vô cùng thương tiếc phong cho Bà là Phúc Thần . Người dân nhớ thương Bà lập nên đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho. Công lao của bà đã được triều đại phong kiến ghi nhận qua việc sắc phong đền thờ bà là “Chủ khố linh từ” (Đền thiêng thờ bà Chúa Kho). Ở thôn Cổ Mễ còn một ngôi đình và ngôi chùa cổ. Chùa Cổ Mễ có từ đời lý thế kỷ XI. Ngày nay trong chùa còn ba pho tượng đá khá đẹp mang rõ phong cách điêu khắc thời Mạc. Chùa còn lại đến nay là kiến trúc thế kỷ XIX, làm theo kiểu chữ T chạm khắc công phu

1. Ý nghĩa lễ Đền Bà Chúa Kho

Vào những ngày đầu xuân, khách thập phương từ mọi miền đất nước đổ về đền Bà chúa Kho (Bắc Ninh) để vay tiền làm ăn, cầu tài, cầu lộc, trong đó đa phần là giới thương nhân, tiểu thương. Họ quan niệm “đầu năm đi vay, cuối năm đi trả”, muốn nhờ vía của Bà để ăn nên, làm ra, kinh doanh phát đạt.

2. Sắm lễ đền Bà chúa Kho

Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.

Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có).

Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu.

Lễ Mặn: Nếu Quý vị có quan điểm phải dùng mặn thì chúng tôi khuyên mua đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả.

Lễ đồ sống: Tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.

Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam: Không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.

Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.

Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Phải dùng chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.

3. Cách hạ lễ sau khi lễ đền Bà chúa Kho

Sau khi kết thúc việc dâng lễ, khấn ở các ban thờ thì trong khi đợi hết một tuần nhang, người dân có thể viếng thăm phong cảnh nơi thờ tự.

Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá.

Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.

Văn khấn xin lộc đền Bà chúa Kho

Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Chúa Kho Thánh mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì.

– Con xin kính lạy Tam giới Thiên chúa cập nhất thiết Thánh chúng.

– Con xin kính lạy Tam phủ công đồng. Tứ phủ vạn linh.

– Con xin kính lạy Thiên tiên Thánh mẫu, Địa thiên Thánh mẫu, Thủy tiên thánh mẫu.

– Con xin kính lạy Đức Chúa kho Thánh mẫu hiển hoá anh linh.

– Con xin kính lạy Đương niên hành khiển chí đức Tôn thần.

– Con xin kính lạy Đường cảnh Thành Hoàng Bản Thổ đại vương.

– Con xin kính lạy Ngũ hổ thần tướng, Thanh bạch xà Thần linh

Hương tử con là:

Ngụ tại:……………………………………………………………………………………………………………………

Ngày hôm nay là ngày………………………………………..

Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Chúa Kho Thánh mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

Bài viết liên quan:

Đầu năm mới ngoài việc đi lễ chùa cầu an cầu phúc cho năm mới, các gia đình cũng nên chú ý làm lễ dâng sao giải hạn để cho năm mới bình an nhiều may mắn.