Ẩm Thực Ngày Tết Miền Nam / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Apim.edu.vn

Các Món Ẩm Thực Ngày Tết Ở 3 Miền Bắc, Trung, Nam

Các món ẩm thực ngày Tết ở miền Bắc

Mâm cỗ ngày Tết ở niềm Bắc rất tinh tế và có sự phối hợp hài hòa giữa các món ăn với nhau, giữa món khô và món nước, món thịt và các món rau. Đầu tiên bánh chưng xanh được gói bằng thứ gạo nếp chọn, dẻo để mang tới màu xanh mướt cho bánh chưng.

Bánh chưng thường được ăn với dưa hành có tác dụng chống ngán trong ngày Tết. Kế tới là món thịt nấu đông ăn kèm với dưa hành mang tới hương vị khó quên trong dịp đầu năm này. Bánh chưng xanh là món ăn mang ‘linh hồn’ của người Việt, thể hiện tinh hoa của trời đất. Trên bàn thờ vào ngày Tết của người miền Bắc không thể thiếu bánh chưng xanh.

Ngoài ra, các món ẩm thực ngày Tết ở miền Bắc không thể thiếu xôi gấc, gà luộc kèm lá chanh, nem rán, giò lụa và không thể thiếu những đĩa rau nộm để mâm cỗ thêm ngon miệng.

Ngoài ra, còn có đĩa xôi ăn với gà luộc rắc lá chanh, giò lụa, giò xào, nem rán, kèm đĩa nộm nhiều rau củ để bữa cỗ thêm ngon miệng. Món nước cũng không kém phần phong phú: nào giò heo hầm với măng lưỡi lợn, bóng nấu thập cẩm, miến nấu lòng gà, rồi bát mọc nước. Người ta còn chuẩn bị thêm nồi cá chép hoặc cá trắm kho riềng, nồi thịt bò kho quế, món nào cũng đậm đà hương vị.

Các món ẩm thực ngày Tết ở miền Trung

Người miền Trung cũng ưa chuộng sự cầu kỳ và tỉ mỉ nên rất chú trọng tới những món ăn ngày tết. Ở niềm Trung không có bánh chưng mà là bánh Tét, được gói bằng lá chuối có hình trụ dài, ăn kèm với món dưa củ cải hoặc cả rốt, dưa leo ngâm trong nước mắn đường. Bên cạnh đó, trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung còn có những món như nem chua, chả, tré, gỏi…

Đặc biệt, mân cỗ ở Huế không thể thiếu món nem bò lụi, tôm chua thịt phat, chả tôm, gỏi vả. Ngoài ra còn có các món như bò nấu thưng, thịt nạc rim, giò heo hon, giò heo ướp nghệ tươi giã nát…

Các món ẩm thực ngày Tết ở miền Nam

Các món ẩm thực ngày Tết ở miền Nam vô cùng phong phí. Ở đây không chỉ có bánh tét nhân thịt mà còn có bánh tét nhân đậu đen, dừa nạo, bánh tét nhân ngọt, bánh tét nhân thập cẩm, đặc biệt là bánh tét lá cẩm, lá gấc hay bánh tét ngũ sắc.

Bên cạnh đó, trong ngày Tết của người dân ở miền Nam không thể thiếu món thịt kho tàu ăn kèm với dưa giá cải chua.

Khổ qua hầm thịt cũng là một trong các món ẩm thực ngày Tết không thể thiếu của người miền Nam vào ngày Tết, nhằm mang lại nhiều may mắn trong cuộc sống. Món nem bì, lòng heo khìa, lạp xưởng tươi, giò heo nhồi, gỏi gà xé phay trộn củ hành hoặc củ kiệu chua, tôm khô kiệu chua cũng là những món ăn không thể thiếu trong mân cỗ ngày Tết.

Ngán những món ăn quá nhiều thịt mỡ thì người dân thường làm cá lóc nướng hoặc hấp rồi cuốn với bánh tránh để chống ngán. Đây là món ăn vừa dễ ăn lại vừa bổ sung thêm rau xanh.

Bữa cơm cuối năm là thời điểm để tất cả mọi người đoàn tụ và gắn kết mọi người để ôn lại chuyện cũ trong 1 năm và bàn tính những chuyện trong năm mới. Do đó, trong sâu thẳm tiền thức của tất cả mọi người dân Việt Nam dù cư trú ở vùng nào thì mân cơm vào ngày Tết để gắn kết tình thân và có ý nghĩa rất thiêng liêng đối với mỗi người.

Mặc dù có rất nhiều thay đổi qua thời gian nhưng trong mân cỗ của người Việt ở Bắc, Trung, Nam vẫn giữ được các món ẩm thực ngày Tết truyền thống từ xa xưa, mang tới hương vị khó quên, hương vị của sự đoàn tụ đầu năm mới.

Ẩm Thực Ngày Tết Miền Nam Những Món Ăn Không Thể Bỏ

Đối với người Việt, ẩm thực từ lâu đã trở thành một yếu tố quan trọng trong những ngày Tết cổ truyền, có lẽ bởi thế mà người ta thường hay nói “ăn Tết” nhiều hơn là chơi Tết, nghỉ Tết… Một nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực ngày Tết của người Việt chính là mâm cỗ Tết, ở mỗi vùng miền do điều kiện địa lý, thói quen ăn uống khác nhau mà lại có những cách bày mâm cỗ Tết khác nhau.

Món ngon mâm cỗ ngày Tết miền Nam Viết vào ngày 21/01/2013

Ngày tết, trên mâm cúng, bàn ăn hay trong cuộc nhậu lai rai của người dân miền Nam có khá nhiều món ăn như: Thịt kho tàu, chả giò, khổ qua dồn thịt, măng hầm giò heo, thịt quay, pa-tê, cà-ri, lạp-xưởng, mì xào thập cẩm,….Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn không thể thiếu một số món như thịt kho tàu, khổ qua dồn thịt, bánh tét,…Các món này trước dùng cúng ông bà, sau là ăn ba ngày tết. Đây những là nét văn hóa ẩm thực tiêu biểu trong ngày tết của người dân miền Nam.

29 Tết: chuẩn bị nguyên liệu

Mua khổ qua nhỏ cỡ hai ngón tay, rửa sạch, rạch bỏ hết ruột, ngâm trong nước muối pha loãng. Nạc giò heo, cá thu hoặc tôm băm nhuyễn. Bún tàu, nấm mèo ngâm nước cho mềm, cà rốt, củ năng rửa sạch gọt vỏ, thái hạt lựu tất cả.

Trộn nạc giò heo, cá thu (tôm), củ năng, cà rốt, bún tàu, nấm mèo với 1 quả trứng gà, nước mắm, tiêu, đường, hành tím, tỏi (mỗi thứ khoảng một muỗng cà phê), 1 muỗng canh hành lá thái nhỏ để làm nhân. Khổ qua vớt ra để ráo nước, nhồi nhân vào vừa phải. Xếp khổ qua vào hộp nhựa cất tủ lạnh.

Mỗi bữa ăn, chỉ việc lấy vài trái khổ qua ra, có thể làm các món sau: Chả giò khổ qua: hòa bột gạo với trứng gà, nhúng từng trái khổ qua và bột trứng chiên giòn, ăn với xà lách, nước mắm ớt. Ăn giòn, ngon, không ngán.

Hoa mai khổ qua: trụng khổ qua trong nước cho săn lại, cắt từng khoanh và chiên chừng 5 phút trong dầu nóng, cà rốt sẽ nổi lên giữa nhân như hoa mai vàng.

29 Tết: chuẩn bị nguyên liệu

Sửa soạn đầy đủ nguyên liệu, sung muối có thể mua trong siêu thị r��t nhiều vào dịp gần Tết, nhưng có thể tự làm như sau:

Ngâm sung xanh trong nước pha 1 muỗng canh vôi ăn trầu khoảng 3 tiếng, sau đó xả thật kỹ bằng nước lạnh. Nấu nước muối: 50gr muối/1 lít nước, bỏ vào vài tép tỏi cho thơm. Ngâm sung trong nước muối nguội chừng 3 ngày là dùng được.

Nấu nước sôi bỏ vào chút muối, khi nước sôi mạnh cho vào nồi 5 nhánh hành lá nõn vô rồi mới cho thịt vào luộc chừng 20 – 25 phút, lấy đũa xiên thấy thịt mềm là chín (kích thước miếng thịt chừng 5 x 20 cm là vừa). Pha sẵn nước chín hòa 1 muỗng cà phê dầu ăn, thịt vừa vớt ra nhúng ngay vào để thịt giòn và có màu trắng hồng. Thái thịt thành lát mỏng ngâm trong nước mắm pha chanh, ớt, đường, tỏi nhưng thật loãng vì sung muối rất mặn.

Sung xắt miếng, củ hành trắng thái mứt cam, hành lá cắt khúc 3cm, ớt sừng, bắp cải rửa sạch thái sợi. Vắt lấy nước 3 trái quất (tắc) trộn cùng 1 muỗng canh dầu mè, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê tiêu. Hỗn hợp này dùng để trộn sung, bắp cải, hành lá và hành tây thật đều. Phi hành tím, tỏi băm vàng, bỏ thêm tôm khô vào cho thơm. Trộn thịt thái mỏng, tôm khô phi hành tỏi với bắp cải, sung, hành trắng… đã trộn. Thái rối vài cọng rau răm bỏ lên mặt đĩa trộn. Dùng với bánh tráng tôm đỏ nướng.

Ngoài ra còn có bánh tét ngọt với nhân chuối, nhân đậu xanh hoặc bánh tét nước tro (nếp được ngâm với nước tro) ăn rất ngon. Khi ăn bánh tét nên kèm thêm củ kiệu, củ cải muối là đúng điệu. Vào lúc cuối năm bề bộn, dân Sài Gòn hay đặt bánh tét để ăn và biếu. Có hai loại bánh tét rất ngon, biếu tết thì sang, không chê được là bánh tét lá cẩm (Cần Thơ) và bánh tét Trà Cuôn (Trà Vinh). Bánh tét lá cẩm có màu tím than, nhân đậu xanh, trong cùng là thịt mỡ và hột vịt muối. Còn bánh tét Trà Cuôn có phần nhân giống bánh tét lá cẩm, nhưng phần nếp có màu xanh được làm từ nước lá chùm ngót giã nhuyễn trộn vào. Đây được cho là cách làm bánh tét của người Khmer Trà Vinh. Hai loại bánh tét này khi mở ra thì có mùi thơm từ nếp – đậu – thịt – trứng, màu sắc đẹp, ăn vào có vị béo và hơi ngọt, tạo hương vị khó tả và nhớ mãi.

Nhìn chung, các món thịt kho tàu, khổ qua dồn thịt, bánh tét là những món ăn cổ truyền, là đặc trưng văn hóa ẩm thực ngày tết ở Nam bộ. Món thịt kho tàu với miếng thịt vuông, quả trứng tròn biểu hiện cho tính hài hòa âm dương, sự vuông tròn cho cả năm. Các món này có độ đạm cao, béo, nhiều dinh dưỡng với ý nghĩa tích lũy sinh lực sống, tạo sự khởi đầu mạnh mẽ cho năm mới. Dưa giá chấm vào nước thịt kho tàu có dầm ớt, kèm thêm miếng thịt hay trứng, tạo các vị ngọt, chua, cay, mặn, cộng thêm vị nhẫn của khổ qua thì “hết sẩy”.

Tết là nét văn hóa quan trọng của dân tộc Việt Nam. Ở khắp ba miền, người dân đều ăn tết. Nhưng tùy vào mỗi miền, họ có cách ăn khác nhau. Điều dễ thấy nhất sự khác biệt đó chính là ẩm thực ngày Tết.

Tính văn hóa của ẩm thực ngày tết ở Nam Bộ ấm áp và an lành thì mới cảm nhận rõ điều đó. bộ thể hiện ở chỗ là phản ánh được nhân sinh quan, thế giới quan và sự giao lưu văn hóa của con người nơi đây.

Ngày tết, trên mâm cúng, bàn ăn hay trong cuộc nhậu lai rai của người dân miền Nam có khá nhiều món ăn như: Thịt kho tàu, chả giò, khổ qua dồn thịt, măng hầm giò heo, thịt quay, pa-tê, cà-ri, lạp-xưởng, mì xào thập cẩm,….Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn không thể thiếu một số món như thịt kho tàu, khổ qua dồn thịt, bánh tét,…Các món này trước dùng cúng ông bà, sau là ăn ba ngày tết. Đây những là nét văn hóa ẩm thực ngày Tết tiêu biểu của người dân miền Nam.

Món đầu tiên phải kể đến và không thể thiếu được, dù bất luận nhà giàu hay nghèo, là thịt kho tàu – hay còn có tên gọi khác là thịt kho trứng, thịt kho nước dừa. Ngày 28 hay 29 tết, các bà nội trợ đã lo mua thịt, thường là thịt ba rọi loại dầy, trứng vịt, và dừa xiêm tươi. Thịt cắt miếng to, cỡ 3 ngón tay, rồi đem ướp tỏi cùng gia vị, nước mắm. Nước mắm dùng kho thịt sang và ngon nhất vẫn là loại nước mắm hòn, nước mắm Phú Quốc chính hiệu ở Kiên Giang. Ở miệt Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, sau khi ướp xong, họ đem thịt đi phơi nắng cả ngày rồi mới kho. Làm như vậy cho miếng thịt khi ăn được ngon hơn. Hột vịt chọn loại hột to, đỏ lòng là ngon nhất rồi luộc, bóc vỏ, xâm nhuyễn quanh trứng. Sau khi đun sôi nước dừa, người ta bỏ thịt vào, sau đó mới bỏ trứng rồi nêm nếm. Nói có vẻ đơn giản, nhưng thực hiện mất gần cả ngày trời. Ở Cà Mau, bắt chước cách nấu của người Hoa Triều Châu, mấy bà nội trợ chặt mía thành từng đoạn nhỏ, lót dưới đáy nồi để món thịt kho có vị ngọt tự nhiên. Một số gia đình còn học theo người Hoa, mua thêm thịt heo quay bỏ vào nồi thịt kho để tạo vị béo và thơm. Ngày 30 tết, người ta bày vào dĩa để cúng ông bà. Khi cúng xong mới được thưởng thức. Sự khéo léo của người nội trợ được thể hiện ở đây. Miếng thịt khi múc ra đĩa còn nguyên, không được bể, nhưng khi ăn phải thật mềm, miếng da phải cứng thì mới ngon. Nước của nồi thịt kho phải hơi sánh, vàng óng tự nhiên, chứ không phải do bỏ thêm nước màu. Nhiều bà nội trợ “điệu nghệ” hơn nữa thì chiên sơ trứng vịt để khi ăn vừa dòn vừa dai, bề ngoài trông bắt mắt. Họ còn chọn lọai ớt sừng trâu trái to, màu đỏ bỏ vào nồi thịt cho thêm màu sắc, tạo vị cay cay và dễ ăn. Món này khi cúng hay ăn thường kèm với cơm trắng, dưa giá. Ngoài ra, lúc ngán cơm, người ta cuộn bánh tráng với dưa giá, thịt, hột vịt rồi chấm với nước thịt kho để ăn. Đến ngày mùng ba, mùng bốn tết, khi nồi thịt vơi, mấy bà cho thêm đậu hủ, chuối chát,…vào kho thêm cho đỡ ngán, tiết kiệm.

Mặt khác, món khổ qua dồn thịt cũng góp phần không nhỏ cho hương vị ẩm thực ngày Tết ở miền Nam. Khổ qua chọn loại trái vừa hoặc to rửa sạch, mổ bụng, bỏ ruột, đem luộc sơ cho bớt đắng rồi để ráo nước. Thịt heo băm nhuyễn trộn với gia vị, bỏ thêm nấm mèo, bún Tàu rồi mới dồn vào bên trong trái khổ qua. Nhà giàu hay dân sành ăn dùng chả cá thát lác quết thật mịn, bỏ gia vị để thay thịt heo, ăn đỡ ngán và được gọi là khổ qua dồn chả cá. Nước dùng phải là nước xương. Xương heo hầm thật trong mới bỏ khổ qua vào. Cảnh vẻ hơn, người ta còn buộc cọng hành vào khổ qua cho bắt mắt, giữ chặt trái khi hầm. Khi cúng thì để nguyên trái, còn khi ăn thì cắt ngang và đựng trong tô. Khi ăn vỏ ngoài phải mềm, không dai, phần ruột không bở, nước trong, nếm vào hơi nhẫn nhẫn, không được quá đắng thì

Ngày tết, người miền Bắc dùng bánh chưng, dân miền Nam ăn bánh tét. Ở Nam bộ còn lưu truyền câu ca dao: “Chim kêu ba tiếng ngoài sông, Mau lo lựa nếp hết đông tết về”

Lo lựa nếp để gói bánh tét cúng ông bà, đãi khách và biếu bà con lối xóm ít đòn dịp tết. Có người còn cho rằng, bánh tét là đọc trại từ bánh tết mà ra. Do vậy, bánh này là món bánh chính, không thể vắng mặt trong ba ngày xuân. Bánh tét được gói bằng lá chuối, bên trong là nếp, đậu, thịt mỡ. Đây gọi là bánh tét mặn. Ngoài ra còn có bánh tét ngọt với nhân chuối, nhân đậu xanh hoặc bánh tét nước tro (nếp được ngâm với nước tro) ăn rất ngon. Khi ăn bánh tét nên kèm thêm củ kiệu, củ cải muối là đúng điệu. Vào lúc cuối năm bề bộn, dân Sài Gòn hay đặt bánh tét để ăn và biếu. Có hai loại bánh tét rất ngon, biếu tết thì sang, không chê được là bánh tét lá cẩm (Cần Thơ) và bánh tét Trà Cuôn (Trà Vinh). Bánh tét lá cẩm có màu tím than, nhân đậu xanh, trong cùng là thịt mỡ và hột vịt muối. Còn bánh tét Trà Cuôn có phần nhân giống bánh tét lá cẩm, nhưng phần nếp có màu xanh được làm từ nước lá chùm ngót giã nhuyễn trộn vào. Đây được cho là cách làm bánh tét của người Khmer Trà Vinh. Hai loại bánh tét này khi mở ra thì có mùi thơm từ nếp-đậu-thịt-trứng, màu sắc đẹp, ăn vào có vị béo và hơi ngọt, tạo hương vị khó tả và nhớ mãi.

Gia đình nào ngày 30 cũng cúng tất niên, mời ông bà, cha mẹ tổ tiên về cùng ăn Tết. Mâm cỗ ngày Tết phản ánh nét văn hóa Á đông của người Việt Nam.

Trong mâm cỗ ngày Tết thì 4 món giò, nem, ninh, mọc là không thể thiếu.

giò được làm từ nhiều các loại thịt khác nhau như heo, bò, gà… Mỗi gia đình tùy theo điều kiện có thể làm nhiều loại giò cùng lúc. Nhìn chung giò ở ba miền tương đốigiống nhau về cách làm lẫn hương vị.

mỗi miềncó mỗi gia vị khác nhau đề cho vào nem, nếu miền Bắc làm nem chua, nem chạo, thì miền Trung và miền Nam khi làm nem thường thêm đường, tỏi, ớt để tăng vị chua cay ngọt.

món ăn này nấu theo kiểu hầm rất phong phú. Món chung cho cả ba miền là ninh măng nhưng ở miền Bắc dùng măng khô, miền Trung dùng măng khô ninh xương, còn miền Nam thì hay dùng măng tươi để ninh.

Mọc: dùng thịt nạc giã nhuyễn (giò sống) viên tròn trộn với bì lợn. Miền Bắc có món bóng, mực, vây thả, miền trung nấu mọc cùng với miến, miền Namnấu khổ qua nhồi thịt.

Mọc khổ qua nhồi thịt

Ngoài 4 món truyền thống, tùy theo mỗi gia đình và các địa phương thường có những món ăn khác nhau, rất phong phú. Miền Bắc có cá nướng, các loại cuộn như cuộn hành, cuốn bỗng, miền Trung có cuộn diếp, miền Nam có cuốn thịt heo luộc. Ngoài ra còn có các loại gỏi, như miền Bắc có gỏi rau cần giá, miền Trung có gỏi ngó sen, miền Nam có gỏi bao tử…

Ẩm Thực Tết Miền Bắc Và Cách Lên Thực Đơn Ngày Tết Miền Bắc

Với mỗi vùng miền, mâm cỗ ngày Tết lại mang những nét đặc trưng khác nhau. Vậy mâm cỗ tết miền bắc truyền thống sẽ có gì đặc biệt?Thành ngữ Việt Nam có câu: “Đói giỗ cha, no ba ngày Tết”. Tết là dịp đoàn tụ gia đình nên mâm cỗ ngày Tết cũng thường được chuẩn bị vô cùng thịnh soạn, thể hiện cho sự no ấm, hạnh phúc cũng như ước mong một năm mới đầy đủ và phát đạt. Món ngon ngày Tết miền Bắc rất đa dạng, trong đó phải kể đến các món như: Măng khô hầm xương, giò thủ, thịt đông, bánh chưng…

Bánh chưng xanh là linh hồn của ngày Tết cổ truyền, thể hiện tinh hoa đất trời qua bàn tay khéo léo của con người. Trên bàn thờ tổ tiên người miền Bắc dịp Tết không thể thiếu cặp bánh chưng xanh. Ngày nay, khi xã hội phát triển hiếm có hay rất khó tìm gia đình nào gói bánh chưng ngày Tết nhưng bánh chưng mua về cũng phải là loại ngon nhất. Gạo nếp phải chọn dẻo thơm nhất để lâu không bị lại gạo. Nhân bánh thường có thịt, đậu, hành khô, hạt tiêu. Bánh phải gói chặt tay, sau khi luộc suốt 14 tiếng vớt ra rửa qua nước lã rồi dùng một tấm ván cùng những vật nặng ép chặt bánh. Như vậy khi cắt bánh ăn không nát lại dẻo, cắn vào miệng bánh thơm lại bùi.

Bánh chưng – linh hồn của mâm cỗ tết miền Bắc

Đối với người Việt Nam, trong mâm cỗ ngày Tết từ xưa đến nay, giò thủ luôn giữ vị trí quan trọng và trở thành món ăn không thể thiếu. Giò là thịt giã trong cối đá cho thật nhuyễn, gói lá chuối thành hình ống, buộc lạt giang, rồi mang luộc, nhưng hấp thì giò ngon hơn. Giò thái theo khoanh, trắng mịn, bày lên đĩa, phải sắt giò cho gọn, trông đẹp mắt và dễ gắp. Khoanh giò trắng mịn, có vài lỗ nhỏ bằng hạt gạo do nước thoát ra thành bọt khi hấp, đó là giò lụa, làm bằng thịt heo (người Bắc gọi là thịt lợn). Nếu dùng thịt bò thì chỉ còn tên là giò bò.

Giò thủ là phải có trong thực đơn ngày tết miền Bắc

Thịt đông là món riêng có của mùa đông xuân Bắc bộ. Trong làn không khí lạnh, thịt đông trở nên ngon hơn. Món này được làm từ thịt heo ba chỉ, đôi khi được sử dụng cả gà, cộng thêm một mảng bì lợn. Tất cả đều được ninh nhừ. Sau khi nấu xong, bạn lấy khỏi bếp và đặt nồi thịt ra ngoài sân, đậy kỹ cho nó ăn gió uống sương, thu lấy cái rét mướt từ trời cao và đất thấp vào mình để sớm hôm sau. Trên mặt của nồi thịt đông là lớp ván mỡ có màu trắng như tuyết pha sắc vàng mịn như mặt hồ không gợn sóng. Một miếng thịt đông kèm một củ dưa hành, thì thật đúng nghĩa Tết bắc.

Thịt đông – nét đặc trưng của ẩm thực tết miền Bắc

Dưa món, hành muối thường được sử dụng như một món ăn kèm với bánh chưng hoặc với các loại thịt nhiều mỡ (thịt đông, thịt kho Tàu, thịt luộc) cho đỡ ngán trong những ngày Tết. Vị chua dịu, cay nhẹ của dưa và hành muối vừa giúp gia tăng hương vị vừa giúp cơ thể dễ tiêu hóa thức ăn nữa đấy.

Nem rán là món ăn dễ chế biến, đã trở thành món ăn quen thuộc trong các gia đình Việt Nam, đặc biệt là trong những dịp Tết. Nguyên liệu để làm nhân nem rán gồm: thịt heo băm nhỏ kết hợp với mộc nhĩ và gia vị. Tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên một món ăn hấp dẫn, đặc trưng của mâm cỗ tết miền Bắc. Cả nhà quay quần bên nhau, cùng nhau thưởng thức món nem rán thì còn gì bằng. Vị giòn giòn, béo sẽ khiến bạn không thể từ chối được.

Nem rán không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết miền bắc

Gà là loại gia cầm rất thân thuộc và gắn liền với cuộc sống của con người không chỉ vào ngày Tết mà những ngày thường, họ quan niệm rằng “khách đến nhà không gà thì vịt” bằng cách giết những con gà, dùng nó làm ra những món ăn đãi khách trong ngày Tết cổ truyền như: miến măng gà, thịt gà. Vị chua của măng kết hợp với vị ngọt, béo của thịt gà và miến sẽ khiến bạn ấm bụng trong những ngày thời tiết se lạnh của miền Bắc, đồng thời thể hiện sự hiếu khách, coi nó như là một niềm vui, hạnh phúc trong những ngày Tết.

Cách làm miến măng gà

Bên cạnh những món nem, giò chả, bánh chưng dễ gây ngán trong ngày Tết không thể thiếu món rau thập cẩm xào thịt bò. Thông thường người miền Bắc họ sẽ chế biến thịt bò thành những món ăn đơn giản, nhanh mà vẫn mang đậm hương vị của ngày Tết.

Rau thập cẩm xào thịt bò sẽ giúp ẩm thực Tết miền Bắc thêm đa dạng

Với nhiều thế hệ người Việt Nam, chè kho đã trở thành món ăn thân thiết, luôn hiện diện trong mâm cỗ cúng gia tiên mỗi đêm giao thừa. Chè kho cũng là món ăn mời khách trong ngày mùng một Tết của người Việt Nam xưa. Khi khách đến chơi nhà chúc Tết, chủ nhà thường cắt từng miếng chè kho mời khách thưởng thức với trà sen.

Chè kho là món ăn truyền thống của ẩm thực Tết bắc bộ

Xuân về háo hức với những món ăn ngon, du xuân trong không khí vui vẻ ấm áp này không thể thiếu đi những món ăn ngày tết hấp dẫn như măng khô hầm chân giò. Nói đến món ăn này, chắc hẳn bạn đã một lần được thưởng thức, vị ngọt từ nước xương hầm và dai dai của măng khiến bạn khi ăn sẽ nhớ mãi.

Cách làmmăng khô hầm chân giò

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa đến ngày Tết cổ truyền của dân tộc, cả nước đang háo hức chuẩn bị đón Tết, cùng hòa mình vào không khí xuân đang về. Dù ở đâu xa hay chính mảnh đất Việt Nam này, họ luôn mong chờ cái khoảnh khắc gia đình đoàn tụ, sum vầy trong năm mới.

Ẩm Thực Ngày Tết Của Người Nam Bộ

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển của khoa học công nghệ đã phần nào làm cho Tết có nhiều biến đổi, nhất là ở Nam bộ – vùng đất trung tâm của sự giao lưu, phát triển kinh tế, nơi hội tụ nhiều nền văn hóa.

Mặc dù vậy, những món ăn cổ truyền như bánh tét, thịt kho tàu, khổ qua nhồi thịt, dưa kiệu tôm khô, bánh tráng cuốn… đã trở thành món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của người dân. Những món ăn truyền thống này chứa đầy ý nghĩa, mang đậm dấu ấn của một thời khẩn hoang, mở cõi của người dân nơi đây, ít nặng về nghi thức, phù hợp với khí hậu nắng nóng của phương Nam.

Bánh tét

Bánh tét là một món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết của người dân Nam bộ. Về nguồn gốc của bánh tét vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, có ý kiến cho rằng bánh tét là sản phẩm của quá trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm; có ý kiến khác về nguồn gốc, vua Quang Trung được một anh lính mời ăn bánh tét do người nhà gửi tới, cảm động về câu chuyện của anh lính và thấy bánh ngon nên vua ra lệnh cho mọi người gói loại bánh này để ăn tết nhằm ghi nhớ sự kiện lịch sử chiến thắng quân Thanh và thể hiện tình cảm gắn bó gia đình vào dịp xuân về…

Tên gọi bánh tét cũng vậy, có ý kiến tên bánh là bánh Tết – loại bánh được gói và cúng ông bà tổ tiên trong dịp Tết, sau này dân gian gọi trại thành bánh tét; ý kiến khác cho rằng tên bánh bắt nguồn từ cách thức ăn bánh, dùng dây tét bánh thành từng khoanh.

Dù có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc và tên gọi, nhưng từ bao đời nay, bánh tét – tượng trưng cho sự ấm no, đủ đầy, đã trở thành loại bánh truyền thống, mang nhiều ý nghĩa nhân sinh của người dân Nam bộ.

Bánh tét thấm đậm triết lý âm dương, ngũ hành, sự hòa hợp của đất trời. Hạt gạo chính là tinh hoa của sự hòa hợp giữa âm và dương, giữa trời và đất; màu sắc của bánh tét đầy đủ năm màu trong ngũ hành: đen (tiêu) tượng trưng cho hành thủy, đỏ (lòng đỏ trứng muối hay dán giấy đỏ bên ngoài bánh) tượng trưng cho hành hỏa, xanh (màu của lá, của vỏ bánh) tượng trưng cho hành mộc, trắng (thịt mỡ) tượng trưng cho hành kim, vàng (nhân đậu xanh) tượng trưng cho hành thổ.

Ngày xuân, mọi thành viên trong gia đình quây quần bên mâm cỗ Tết, thưởng thức những khoanh bánh tét thơm ngon với màu xanh của lá, mùi thơm của nếp, của lá dứa, vị béo của thịt, ngọt bùi của đậu, cay nồng của tiêu sẽ là hương vị đậm đà khó quên trong không khí Tết truyền thống.

Thịt kho tàu

Thịt kho hột vịt, thịt kho trứng, thịt kho nước dừa, thịt kho rệu đều là tên gọi của món ăn đặc trưng có nguồn gốc Nam bộ này. Nhiều người nghe cái tên thịt kho tàu nghĩ rằng món ăn này có nguồn gốc từ người Hoa, nhưng theo Bình Nguyên Lộc, chữ “tàu” ở đây có nghĩa là “lạt” và là món ăn thuần Việt.

Tết đến gia đình người Nam bộ, thưởng thức đĩa thịt kho mềm, màu vàng nâu sóng sánh, thơm nức mùi nước dừa, vị ngọt thanh của nước dừa, đậm đà của vị thịt ăn kèm với dưa giá, củ kiệu, mới cảm nhận hết được sự nồng ấm, hào sảng của Tết phương Nam.

Không phải ngẫu nhiên mà người dân Nam bộ chọn món ăn này là món ăn đặc trưng đầu năm, bởi vì trong món ăn thuần Việt này, cư dân đã gửi gắm cả vị Tết, hương xuân, gửi gắm cả ước mong một năm mới vẹn tròn, sung túc, đủ đầy. Miếng thịt kho tàu được xắt vuông tượng trưng cho âm, hột vịt tròn tượng trưng cho dương, thể hiện sự vẹn toàn.

Canh khổ qua

Theo tư duy của cư dân Nam bộ thường chọn món ăn theo ý nghĩa nội dung tên gọi, phát âm hoặc hình ảnh thể hiện sự sung túc. Như mâm ngũ quả gồm các loại trái cây cầu, sung, dừa, đủ, xoài. Để mâm ngũ quả sinh động màu sắc, người dân cũng thêm các loại trái cây khác như quýt (có nghĩa là cát tường, tốt lành), tắc (đắc lợi), thơm (thơm tho); dưa hấu xẻ ra trong ngày mùng một Tết phải đỏ ngon thì cả năm mới may mắn; Tết không cúng chuối vì phát âm có nghĩa là “chúi”…

Cùng với món ăn ngày Tết, món canh khổ qua cũng là một món ăn không thể thiếu của người dân đất phương Nam. Có tô canh khổ qua trên mâm cỗ tạo cho gia đình một sự yên tâm về mặt tâm lý, vì món canh khổ qua có ý nghĩa là niềm hy vọng về một năm mới mọi sự suôn sẻ, may mắn, mọi khó khăn vất vả của năm cũ sẽ qua đi.

Canh khổ qua có vị ngọt thanh nhẹ, hơi nhẫn đắng, canh khổ qua còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp giải “ngán” khi ăn các món ăn nhiều đạm, nhiều chất béo trong ngày Tết. Loại quả này rất bình dị, dân dã, dễ trồng, cách chế biến đơn giản, chỉ cần vài quả khổ qua tươi, nạo bỏ hột, thịt băm nhỏ trộn với mọc hoặc sang hơn thì dùng cá thác lác nhồi vào bên trong rồi dùng nước hầm xương để nấu là đã hoàn tất món ăn, đơn giản đúng như cái chất mộc mạc của người dân Nam bộ.

Bánh tráng cuốn

Món bánh tráng cuốn là món ăn dễ làm, dễ ăn, tiện lợi, dễ chế biến, nhanh gọn. Ngày Tết ở Nam bộ, nhà nào cũng chuẩn bị sẵn xấp bánh tráng, đi chơi Tết về chỉ cần ít rau sống, rau thơm, củ kiệu, tôm khô là cũng đã xong một bữa.

Bánh tráng cuốn có nhiều loại, có thể xem đây là cả một thế giới nguyên liệu động thực vật thu nhỏ, ngoài nguyên liệu cơ bản là rau sống, các loại rau thơm, nói chung thứ gì cũng có thể cuốn được. Gỏi cuốn tôm thịt chấm nước mắm chanh, tỏi, ớt, đồ chua; thịt luộc cuốn bánh tráng chấm mắm nêm; nem nướng, đậu phộng cuốn bánh tráng chấm tương; bì cuốn chấm nước mắm chanh, tỏi, ớt; thịt kho tàu, chả ram, thịt ram, trứng chiên, cá hấp, cá chiên… đều có thể cuốn, vừa ngon vừa lạ miệng.

Món bánh tráng cuốn trong ngày Tết phần nào đã thể hiện phong cách của người dân Nam bộ, không cầu kỳ, ăn uống thiên về dân dã, cách chế biến đơn giản, không chú trọng nhiều về hình thức. Đây cũng chính là sự thể hiện chân tình theo phong cách rất Nam bộ, một đặc tính chung và cũng là “tính nết” điển hình của người Việt phương Nam.

Củ kiệu, tôm khô

Củ kiệu muối chua và tôm khô là hai món ăn bình dị, nhưng không thiếu trong dịp Tết. Miền Bắc có dưa hành, miền Trung và miền Nam có dưa kiệu. Ngày Tết chỉ cần một đĩa củ kiệu tôm khô có thể “lai rai mút mùa”, vị ngọt, đậm đà của tôm khô hòa quyện lẫn với vị chua ngọt, thơm giòn của kiệu rất dễ đưa mồi, nếu có thêm đĩa lạp xưởng tươi ăn kèm nữa thì thật tuyệt hảo. Kiệu có thể kết hợp với nhiều món ăn: ăn kèm bánh chưng, bánh tét; các loại thịt luộc, quay, nướng; cuốn bánh tráng, làm đồ chua, trộn salad…

Đây là hai món ăn vừa bình dân vừa cao cấp, kiệu thì dễ mua, dễ làm, giá rẻ; tôm khô hiện nay, giá khá cao. Thực chất ngày xưa tôm cá đầy sông, ăn không hết đem phơi khô dự trữ, khi nấu canh, nấu nước lèo hay kho quẹt chỉ cần một nhúm tôm khô cho vào là đã có món ăn đậm đà, ngọt tự nhiên rồi. Nhưng ngày nay mua một ký tôm khô có khi đến cả triệu đồng nên cũng hạn chế người dùng hơn. Tôm khô có thể không, nhưng dưa kiệu thì không thể thiếu.

Ngoài những món ăn truyền thống kể trên của người Nam bộ, tùy theo điều kiện mỗi gia đình còn có thêm các món khác như: lạp xưởng, giò chả, thịt khìa, tai heo ngâm nước mắm, dưa giá, dưa món… cùng hòa chung với hương vị Tết Nam bộ.

Món ăn ngày tết của người Nam bộ luôn phản ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa con người với môi trường tự nhiên để đảm bảo duy trì cuộc sống. Sự thích ứng với môi trường tự nhiên của người dân vùng đất này cũng đã thể hiện được tính sáng tạo và linh hoạt của con người, tạo nên những đặc trưng riêng, độc đáo trong văn hóa ẩm thực Nam bộ.

Ngày nay, các món ăn ngày Tết ở phương Nam đã có nhiều biến đổi, giản tiện hơn rất nhiều, ngày Tết cũng không khác ngày thường nhiều, nhưng những món ăn truyền thống vẫn còn hiện diện trong bữa ăn ngày Tết, trên mâm cơm thờ cúng tổ tiên của người Nam bộ, thể hiện tính chất thiết thực, mộc mạc, thoáng mở của người dân vùng sông nước.

Ẩm Thực Ngày Tết Cổ Truyền Việt Nam

Tạp chí ẩm thực hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu về nét Ẩm thực ngày tết cổ truyền việt nam. Tết là thời gian ai nấy trở về nhà, về bên những người thân, những bữa cơm cũng trở nên ấm cúng và ngon hơn. Vào ngày Tết, ngoài dưa hấu đỏ, mâm ngũ quả thì mỗi vùng miền lại có thêm những món ăn truyền thống ngày Tết tạo nên một nét văn hoá hết sức đa dạng, phong phú. Miền Bắc đặc trưng với những món bánh bánh chưng, dưa hành, nem rán, miền Trung lại có món dưa món, tré, món thịt dầm, món nem chua, còn Miền Nam lại mộc mạc với thịt kho tàu, bánh tét, tôm khô củ kiệu,khổ qua dồn thịt, …

Ẩm thực ngày tết ở Miền Bắc

Âm thực miền Bắc rất tinh tế và khá cầu kì trong cách chế biến cũng như trang trí. Mâm cỗ Tết của người miền Bắc cũng thể hiện sự tinh tế và khéo léo, chú trọng hình thức, phối hợp hài hòa giữa những món nước và món khô, giữa thịt và rau. Mâm cỗ của người Hà Nội được cho là vẫn rất bài bản và giữ được nét cổ truyền của người Việt. Bánh chưng có lẽ là thứ không thể thiếu không chỉ với ẩm thực ngày tết cổ truyền miền bắc mà còn của cả đất nước. Bánh chưng phải được gói bằng thứ gạo nếp thơm dẻo, thưởng thức cùng dưa hành. Bên cạnh bánh chưng thì giò lụa, thịt gà, xôi gấc cũng là những món phải có trong dịp Tết. Chỉ cần nhìn mâm cổ với đày đủ các món là bạn có thể cảm nhận được nét văn hóa ẩm thực ngày tết miền Bắc như thế nào. Món nước cũng phong phú không kém: miến nấu lòng gà, giò heo hầm với măng lưỡi lợn, mọc nước,….món nào cũng đậm đà hương vị, khiến người ta cứ nhớ mãi về hương vị Tết quê hương.

Ẩm thực ngày tết ở Miền Bắc – mâm cỗ Tết

Ẩm thực ngày tết Miền Trung

Ở khu vực miền Trung nắng gió, người dân ở đây sử dụng bánh tét ăn kèm với dưa món bên cạnh gói bánh chưng với dưa hành. Bánh tét khá giống bánh chưng, cũng bao gồm các nguyên liệu nếp, thịt nạc, thịt mỡ,…và gói bằng lá chuối theo hình trụ dài. Bên cạnh bánh tét, miền Trung cũng có nhiều loại bánh khác được đặt trên mâm cỗ ngày Tết như bánh tổ, bánh in, bánh lá răng bừa. Ẩm thực ngày tết Miền Trung cũng không thể thiếu nem chua, thịt giấm. Đặc biệt tại cố đô Huế, nơi có những món ăn cung đình được phục vụ cho vua chúa thì mâm cỗ cũng tỉ mỉ và cầu kì chẳng kém. Món thịt tôm chua thịt phay, nem bò lụi, chả tôm, gỏi vả lúc nào cũng phải có. Một số vùng ở miền Trung còn thêm món món bò nấu thưng, thịt nạc rim cực kì hấp dẫn. Nếu như miền Bắc có dưa hành thì miền Trung lại đặc trưng với dưa món. Nguyên liệu cảu dưa món khá đơn giản, chỉ là cà rốt, đu đủ, củ cải,…. được ngâm chua mặn, tuy nghe có vẻ dễ làm nhưng để có được hủ dưa món đầy sắc và vị thì cần có sự tỉ mỉ và khéo léo. Ẩm thực ngày tết Miền Trung dù mộc mạc hay cao sang qua bàn tay của những người phụ nữ tần tảo đều trở nên vô cùng hấp dẫn.

Ẩm thực ngày tết ở Miền Trung

Ẩm thực ngày tết miền Nam

Ẩm thực ngày tết miền Nam đơn gỉan hơn miền Bắc và miền Trung, mang đậm phong cách của chính con người nơi miền đất bình dị và chất phác này. Bánh tét, thịt kho tàu và canh khổ qua là 3 món đặc trưng trong ngày tết của vùng Nam Bộ. Người dân ở đây chọn bánh tét như tượng trưng cho sự ấm no từ đời này qua đời khác. Có khá nhiều loại bánh tét như bánh tét mặn, bánh tét chay không nhân, bánh tét ngọt,…Món thịt kho tàu hay còn gọi là thịt kho nước dừa là sự kết hợp hài hòa âm dương, của miếng thịt kho tàu vuông vắn với quả trứng tròn trắng tinh ngập trong nước dừa ngọt lịm. Món canh khổ qua như là sự tiễn biệt điều khó khăn và mong chờ cho một năm mới tốt đẹp hơn với những điều may mắn sắp tới.

Ẩm thực ngày tết ở Miền Nam

Cảm nhận nét tinh tế trong ẩm thực ngày tết cổ truyền việt nam

Dù là miền Nam, miền Bắc hay miền Trung thì ẩm thực ngày tết cổ truyền Việt Nam vẫn mang màu sắc hài hoà. Rau quả xanh tươi, nem chả mang đầy năng lượng cho cuộc sống, bánh mứt thể hiện sự an lành,… Dù cuộc sống ngày càng bận rộn và tất bật hơn thì vào những ngày tết, những người con xa xứ lại trở về quê hương, mong muốn thưởng thức một bữa ăn gia đình hay cùng nhau bày biện mâm cơm ngày Tết và chắc chắn hình ảnh đại gia đình quây quần hạnh phúc bên nhau quanh mâm cỗ ngày Tết với không gian ấm cúng sẽ còn mãi theo thời gian. Nếu bạn muốn cảm nhận rõ hơn về ẩm thực cổ truyền từng vùng miền hay những món ăn đặc sản 3 miền thì có thể truy cập tại https://tapchi-amthuc.com. Tạp chí ẩm thực sẽ chia sẽ những thông tin ẩm thực bổ ích đến với bạn.