Bạn đang xem bài viết Top Những Bài Thơ Hay Về Cha (Thơ Về Bố) Hay Nhất Ý Nghĩa được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Có những bài thơ nào hay về cha nhỉ?
Top những bài thơ hay về cha(thơ về bố) hay nhất ý nghĩa?
1. KÝ ỨC VỀ CHA
Đêm nay buồn con nhớ về ký ức Ngày bên cha tiềm thức của tuổi thơ Gia đình nghèo con nào dám ước mơ Ngoài chăm học chỉ mong nhờ cha mẹ!
Đậu đệ thất cha vui mừng khôn kể Quà cho con được thay thế bằng lời Hứa dẫn về quê nội để thăm chơi Mong con biết cội nguồn cha đất Tổ!
Trên đường đi hướng về quê bến đổ Hai ngày dài cha cực khổ vì con Bước xuống xe bãi cát trắng lối mòn Trời hanh nắng cha cõng con thỏ thẻ!
Từ lúc nào cơn ngủ trưa mát mẻ Tỉnh giấc nồng con trẻ tựa vai cha Say sưa nghe câu chuyện kể ông bà Chịu cực khổ quê nhà bao cuộc chiến!
Cảnh đổ nát tương tàn cha kể chuyện Chính nơi đây chôn nấm mộ Tổ Tiên Mắt rưng rưng cha chua xót cay nghiền Quê hương đó chỉ còn là cát bụi!
Tôi ôm cha với nét thơ hờn tủi Cha xa quê với dong rủi cuộc đời Cả xóm nghèo lâm vào cảnh chơi vơi Xin từ biệt nơi đây tìm sinh kế!
Bao ký ức ùa về là như thế Lời cha khuyên sống đạo nghĩa làm người Biết Tổ Tiên phải trái nhớ con ơi! Tình nhân loại sáng ngời tâm đức độ!..
Tựa bài thơ là “ký ức về cha” cũng đủ để người đọc hiểu được nội dụng của bài thơ là gì. Bài thơ là hàng loạt những ký ức về cha, tác giả nhớ lại hình ảnh cha chỉ dạy và chơi đùa, tặng quà vào những lúc đạt kết quả tốt. Và đặc biệt là người con luôn nhớ mãi lời cha dạy sống cho đúng đạo nghĩa làm người.
2. NHỚ BA NGÀY ẤY
Mẹ đi con mới mười ba Quê nghèo vất vã cha già tôi ơi ! Mùa đông giá rét ngoài trời Ba đi đánh cá, áo tơi che mình
Khổ đời cuộc sống mưu sinh Đè vai nặng gánh, một mình Ba thôi Bây giờ Mẹ đã đi rồi Thân Ba gà trống nuôi tôi tháng ngày
Sớm, trưa, chiều, tối có hay… Đường mòn chân đất, cả ngày Ba đi… Nét buồn rướm lệ bờ mi Con đều thấy được những gì ở Ba
Bàn tay thay Mẹ mặn mà Cho con cuộc sống bao la biển trời Nặng lòng chữ hiếu Ba ơi ! Làm sao trả nỗi cuộc đời của con
Bao năm ngày tháng mỏi mòn Sống nơi đất khách lòng con mãi buồn Thương cha, nhớ mẹ lòng con Tình thâm nghĩa nặng,mãi còn vấn vương
Mồ hôi qua vạn nẽo đường Thấm lòng nước mắt, tơ vương nhớ đời Chiều về nhìn lá vàng rơi Lòng con xao xuyến, một thời nhớ Ba !!
Năm 13 tuổi, tác giả đã không còn mẹ nữa, và người cha phải chịu cảnh” gà trống nuôi con”, vừa làm nghĩa vụ của người cha, lại gánh thêm công việc của mẹ. Do vậy mà những lời thơ dường như là muốn bày tỏ nổi niềm với cha rằng “con rất thương ba”.
3. NHỚ CHA
Đêm nay ai khóc giỗ cha Làm cho ta cũng lệ nhoà ướt mi Xa cha lòng vẫn khắc ghi Bao nhiêu dấu ái vẫn ghì trong tim
Nhớ cha con mãi im lìm Mong cho cha thảnh con yên vui lòng Tuy xa con nhớ con trông Nhưng lòng con vẫn nhớ mong về người
Nhớ cha con mãi mĩm cười Dẫu đời cay đắng còn nhiều Con sẽ không khóc như điều cha mong
Nhớ cha con mãi ngóng trông Tìm về dĩ vãng trong lòng con nao Nhớ cha con nhớ hôm nào Những lời cha dạy làm sao con vời.!!
Bài thơ nói về ngày giỗ cha. Tác giả đã khắc họa lại những hình ảnh về cha như: giọng nói, dáng người, nụ cười, … “Nhớ cha” nhưng hiện tại cha chẳng còn trên thế gian này nữa, chỉ biết bùi ngùi nhìn tấm hình cha và nhớ lại một trời kỷ niệm đã xa.
4. MẤT CHA
Cha là ánh sáng đời con Mất Cha, mất cả vuông tròn từ đây Cha là bóng cả trời mây Mất Cha, mất cả hao gầy sẽ chia
Cha là cội đá khắc bia Mất Cha, mất cả đôi hia dẫn đường Cha là dòng suối yêu thương Mất Cha, mất cả khu vườn đầy hoa
Cha là bản nhạc tình ca Mất Cha, mất cả tình xa nghĩa gần Cha là cổ máy đỡ nâng Mất Cha, mất cả bâng khuâng đầu đời
Cha ơi, Cha quá tuyệt vời Mất Cha, con mất khung trời bình an ./.
Tựa đề bài thơ rất đơn giản nhưng lại làm cho người đọc không tránh nổi sự bùi ngùi xót xa. Chỉ với 2 từ “mất cha” đã làm cho ta cảm nhận được rằng bài thơ này buồn biết bao. Tác giả bày tỏ sự tiếc thương đối với người cha già của mìn, một nỗi niềm khôn nguôi.
Cha là ánh sáng đời conMất Cha, mất cả vuông tròn từ đâyCha là bóng cả trời mâyMất Cha, mất cả hao gầy sẽ chiaCha là cội đá khắc biaMất Cha, mất cả đôi hia dẫn đườngCha là dòng suối yêu thươngMất Cha, mất cả khu vườn đầy hoaCha là bản nhạc tình caMất Cha, mất cả tình xa nghĩa gầnCha là cổ máy đỡ nângMất Cha, mất cả bâng khuâng đầu đờiCha ơi, Cha quá tuyệt vờiMất Cha, con mất khung trời bình an ./.Tựa đề bài thơ rất đơn giản nhưng lại làm cho người đọc không tránh nổi sự bùi ngùi xót xa. Chỉ với 2 từ “mất cha” đã làm cho ta cảm nhận được rằng bài thơ này buồn biết bao. Tác giả bày tỏ sự tiếc thương đối với người cha già của mìn, một nỗi niềm khôn nguôi.
Một đời gian khổ lặng thầm Mưu sinh vất vã thăng trầm đắng cay Mồ hôi tuôn đẫm tháng ngày Xác thân rệu rã hao gầy xác xơ
Cho con vẹn tròn ước mơ Cho con kí ức tuổi thơ êm đềm Trằn trọc thao thức từng đêm Nghĩ suy tính toán kiếm thêm từng đồng
Mặc cho giá rét trời đông Mặc cho nắng cháy da ngăm ngày hè Vẫn hoài dạy dỗ chở che Vẫn luôn trìu mến sẻ chia tâm tình
Khổ lao cha chịu riêng mình Mong sao con trẻ hình hài lớn khôn Cha luôn khuyên bảo ôn tồn Dạy con đạo lý nguồn cơn làm người
Giờ cha khuất bóng mù khơi Nghẹn ngào chẳng thốt nên lời tri ân Con giờ đây đã thành nhân Hoài niệm kí ức khó ngăn lệ lòng
Thành tâm khấn nguyện cầu mong Cha nơi chín suối thong dong an nhàn Nghuyện lòng ghi khắc ơn vàng Tình cha cao cả ngàn đời không quên.
Bài thơ này tác giả viết tặng người cha yêu đã quá cố của mình. Từng dòng thơ đều là những lời tâm sự với sự tiếc thương, nhớ nhung về người cha. Và bài thơ có ý nghĩa rằng hãy luôn hiếu thảo với cha mẹ khi còn có thể, chứ đừng chờ đến lúc ân hận chẳng còn được gì nữa.
6. NHỚ CHA
Ngồi lặng buồn Con lại nhớ về CHA Đã bao năm xa cách chẳng nhạt nhòa Từng hình bóng còn in trong tiềm thức Lại hiện về như vấn chặt con thơ.
Con khờ dại người bảo ban chỉ lối Nâng bước chân không quản quãng đường xa Chắp ước muốn tên con được ngợi ca Tình rộng lớn ôi bao la là thế.
Vì con thơ mắt thâm quầng lo lắng Bao vất vả cay đắng phải nhọc lao Mong sao con yên lành qua cơn bệnh Chút tình cha sáng tựa ánh sao trời.
Cha ra đi mắt lệ còn ướt đẫm Cha chưa tròn no ấm được cho con Mãi mong sao con nên người tài đức Phương trời xa suối lệ lại tươi cười.
Con nguyện cầu cho Cha nơi An nghỉ Được yên bình hạnh phúc với mẹ yêu Con thơ mãi khắc ghi ngàn câu dạy Sống thắm tình chan chứa đến ngàn sau!
Người con xa nhà, xa quê hương nhớ người cha và đã bày tỏ tâm sự của mình qua những vần thơ, lời thơ vô cùng mộc mạc và giản dị. Ở phương xa chỉ mong cha mẹ được hạnh phúc, bình an và người con xin hứa mãi khắc ghi những lời dạy bảo của cha.
7. NHỚ CHA MÙA THU NĂM ẤY
Nhớ cha năm ấy mùa thu Tuổi thơ con đã âm u từng giờ! Thương cha nào có đâu ngờ Bỡi cha mang nặng tuổi thơ quê nghèo
Thu vàng nắng ngã cheo leo Gió heo may thổi cuốn theo dòng đời Tuổi thơ con đã một thời Nhìn cha khổ nhọc cả đời gian nan
Đàn con nào biết thở than Mĩm cười cuộc sống không màng thiếu no Dù nghèo cha mẹ vẫn lo Khuyên con chăm học xứng cho cuộc đời
Tương lai dù có ngàn khơi Con mang trí thức đổi dời niềm tin Cơ hàn con trẻ đâu nhìn Màu xanh tia nắng như chìm trong mơ!
Cha luôn gần gũi từng giờ Chăm từng giấc ngủ tuổi thơ học hành Trung Thu trăng sáng tròn vành Lồng đèn cha thắt chỉ dành út con
Ông sao, cá chép, đèn lon Lung linh sang tỏa lòng con rộn ràng! Nhiều đêm con đã lệ tràn Thương cha cực khổ muôn ngàn khó khăn
Rét run không đắp đủ chăn Cha choàng chiếc áo làm khăn ấm lòng Bây giờ con chỉ cầu mong Tình cha nghĩa mẹ non bồng thiên thai
Trần gian hãy cõi bồng lai Mẹ cha yên giấc tương lai vĩnh hằng Mùa thu còn nhớ hay chăng! Gian nan số phận nhọc nhằn đời cha!!..
Tình yêu của cha dành cho con không giống bất kỳ điều gì khác trên thế giới. nó không biết đến luật lệ hay sự thương hại. nó thách thức tất cả và không khoan nhượng tiêu diệt tất cả những gì cản đường nó. Và bài thơ đã lột tả được sự nhớ nhung của người con nhớ về cha mẹ đã khuất.
8. VU LAN NHỚ BA
Tháng bảy Vu Lan lại nhớ Người Bóng cả đâu rồi ! Ba hỡi ơi? Bao năm cách biệt tình dương thế Cửu tuyền nơi ấy Ba có vui?
Con nhớ đến Ba lệ nhoà rơi Người xa khuất mãi nhớ nào nguôi Quỳnh hoa vẫn toả hương đêm tối Kỉ niệm đong đầy nhớ Ba ơi!
Dưỡng dục sinh thành ơn chứa chan Tình Cha nghĩa Mẹ cao ngút ngàn Chắp tay khấn nguyện xin Đức phật Phù hộ gia đình được bình an
Vu lan báo hiếu Thu năm nay Cũng như mọi năm nước mắt cay Kinh kệ bao dòng con cố đọc Gửi tấm lòng con trẻ nơi này
Đêm thu buồn lắm Ba biết không? Trăng ở trên cao sáng soi lòng Bao nhiêu kí ức trong tâm trẻ Vẫn mãi suốt đời nhớ hoài mong
Ngày giỗ của Ba sắp đến nơi Ba năm Ba vắng xa cõi đời Hai lăm tháng bảy ngày ghi nhớ
Bài thơ nói về ngày vu lan tức là ngày báo hiếu hàng năm, và người con đang nhớ cha mình. Nhớ những lời dạy, nhớ những cái ôm, .. của cha dành cho mình khi còn sống. Giờ đây ở dưới “cửu tuyền” không biết cha có bình an không? Nhưng ở nơi đây con vẫn nhớ mong cha từng ngày.
9. GỬI VỀ CHA PHƯƠNG XA
Gió se lạnh, hoàng hôn buồn man mác Vu lan về tan nát cõi lòng con Bóng cha đâu trong những lúc thu về Con nhớ lắm, ôi tình cha ấm áp
Xin cho con một giấc mơ có thật Tựa vào lòng, hơi ấm của Cha yêu Để được nghe những lời nói thiết tha Tuy mộc mạc nhưng đó là tâm huyết
Con yêu Ơi! nếu sau này khôn lớn Sống cho nên người, sống tốt nghe con Lời Cha yêu sao chất phác thật thà Nhưng đó là hành trang con tiếp bước
Ở nơi xa cha có nghe con gọi Sao lại đành mãi bỏ chúng con đi.!
Dù bạn ở đâu, đi đâu hay sống ở đâu thì tình cảm người con dành cho cha mẹ là một thứ tình cảm thiêng liêng và cao cả, không gì có thể đong đếm được. cha mẹ là người yêu thương con vô điều kiện, và không thể có thứ tình cảm nào có thể vượt qua được tình cha mẹ. Bài thơ khuyên chúng ta hãy biết quý trọng, thương yêu và đùm bọc lấy cha mẹ khi còn có thể.
10. LỤC BÁT THƯƠNG CHA
Thương cha mưa nắng tảo tần Thương cha năm tháng gánh gồng nuôi con Thương cha hôm sớm mỏi mòn Nhịn ăn nhường uống để giành cho con
Thương cha giông tố cuộc đời Chẳng ngại gian khó hết đời trở che Thương cha một nắng hai sương Lưng còng gồng gánh, cho con tới trường
Thương cha nước da đen nhàu Thương cha tấm áo bạc màu gió mưa Thương cha biết sao cho vừa Cả đời cha đã quá nhiều hy sinh
Cho con áo ấm cơm no Cho con cái chữ lớn khôn nên người Cha ơi dù có hết đời Con gái chẳng thể đáp đền ơn cha.
Bài thơ lục bát thương cha này ý muốn nhắn nhủ chúng ta rằn: “Cha mẹ là người có thể thay thế tất cả người khác, nhưng không người nào có thể thay thế đươc cha mẹ. Mẹ yêu con bằng những cai ôm, cha yêu con bằng bờ vai vững chai”.
Thương cha mưa nắng tảo tầnThương cha năm tháng gánh gồng nuôi conThương cha hôm sớm mỏi mònNhịn ăn nhường uống để giành cho conThương cha giông tố cuộc đờiChẳng ngại gian khó hết đời trở cheThương cha một nắng hai sươngLưng còng gồng gánh, cho con tới trườngThương cha nước da đen nhàuThương cha tấm áo bạc màu gió mưaThương cha biết sao cho vừaCả đời cha đã quá nhiều hy sinhCho con áo ấm cơm noCho con cái chữ lớn khôn nên ngườiCha ơi dù có hết đờiCon gái chẳng thể đáp đền ơn cha.Bài thơ lục bát thương cha này ý muốn nhắn nhủ chúng ta rằn: “Cha mẹ là người có thể thay thế tất cả người khác, nhưng không người nào có thể thay thế đươc cha mẹ. Mẹ yêu con bằng những cai ôm, cha yêu con bằng bờ vai vững chai”.
Tháng bảy hiếu nghĩa nơi nơi, Nghi ngút khói kính cõi đời lung linh. Đẹp thay nhân nghĩa chân tình, Nhớ lời cha mẹ như in thuở nào.
Thân con cha mẹ gửi trao, Một dòng máu thắm hồng hào hôm nay. Là do cơ cực bao ngày, Cha mẹ giành hết chuỗi ngày thanh xuân.
Khó khăn khổ ãi trầm luân, Cha nào than vãn phải tuân mệnh trời Nhớ cha con quyết giữ lời, Chăm lo cho mẹ quãng đời già nua.
Vu lan cũng đã đến mùa, Hoa hồng áo trắng đến chùa thắp hương. Khói lòng lan tỏa mười phương, Mong cha yên nghĩ thiên đường bồng lai.
Ngày vu lan là ngày báo hiếu, do vậy mà vào ngày nay thì rất nhiều người con đã bộc lộ cảm xúc dành cho cha mẹ của mình. Và tác giả cũng vậy, qua những vần thơ dùng để giải bày tâm trạng gửi đến người cha đã khuất của mình nhân ngày lễ vu lan báo hiếu.
12. BÀI THƠ VIẾT VỀ TÌNH CHA
Nhân kỷ niệm, ngày giỗ cha yêu dấu Lòng của con nhớ lại chuyện năm xưa Nhớ những ngày cha đội nắng dầm mưa Thay mặt mẹ chăm lo nuôi con trẻ
Con mất mẹ ngay từ khi thuở bé Cha một mình lặng lẽ sống bên con Lòng của cha muốn giữ trọn sắc son Lời cha hứa trước phút giây mẹ mất
Cha dạy bảo: Làm người nên chân thật Biết nghĩa nhân, biết chia sẽ yêu thương Con đừng nghe, đừng học thói bất lương Ai cũng trách, chê cười còn khinh bỉ
Cha thay mẹ, dạy nuôi con thật kỹ Có nhiều cô để ý mến yêu cha Thật lòng cha, chỉ cười nói cho qua Dành tất cả tình thương cho con trẻ
Tuy mất mẹ, lòng con không buồn tẻ Suốt canh dài không lo sợ quạnh hiu Cha ân cần gần gũi đứa con yêu Dạy tất cả những điều con nên biết
Khi khôn lớn, con càng thương nuối tiếc Đời cha mang tiếng “gà trống nuôi con” Dù tâm hồn thể xác có héo hon Cha sung sướng nhìn con thơ vui vẻ
Con ghi nhớ : Bóng hình cha với mẹ ! Suốt đời nầy mãi mãi chẳng hề phai Con thành tài, con có được tương lai Nhờ công sức của người cha tôn kính.
Dù là con gái hay con trai, cha vẫn yêu thương theo cách riêng, dù là con gái hay con trai, cha vẫn sẵn sàng đưa tấm lưng gầy che chở cho đàn con khôn lớn. Và quả thật, đi qua những ngày giông bão, thì chúng ta mới cảm thấy trân trọng và thêm yêu cha hơn. Cho dù ta ờ đâu, làm gì, thành công hay thất bại thì phía cuối con đường vẫn có bóng dáng người cha già đang đứng đợi ta trở về để mở rộng vòng tay ôm trọn con yêu vào lòng.
13. HÌNH BÓNG CHA
Từ khi Cha bỏ đi rồi Bao nhiêu tâm sự không người gửi trao Cha là nguồn sống dạt dào Để con mạnh mẽ bước vào thành nhân
Cha luôn dạy dỗ ân cần Thông thường đạo lý chia phân rõ ràng Thương người lâm cảnh cơ hàn Tránh xa những kẻ tham sang phụ đời
Cha là gương sáng tuyệt vời Dù bao biến đổi nhưng lời khó thay Dòng thời nghiệt ngã chua cay Hết rồi chỗ dựa từ ngày Cha đi
Đời con sóng gió li bì Gia đình tan nát còn chi cảm tình Phương xa thui thủi một mình Nỗi buồn mang lại những hình bóng Cha
Thương sầu tình nghĩa bao la Tìm đâu giây phút ngọc ngà năm xưa Lá vàng từng chiếc lưa thưa Đợi Cha mòn mỏi sao chưa thấy về..!!!
Với mỗi người chúng ta cha, mẹ luôn là người dìu dắt và nâng đỡ ta từng bước đi. Cha mẹ luôn che chở, bảo vệ cho ta từ tấm bé. Cha mẹ luôn sát cánh bên ta suốt cuộc đời. Cha mẹ luôn hy sinh tất cả vì con cái. Và bài thơ tác giả nhớ lại người cha năm xưa đã bỏ đi nhưng đến nay vẫn chưa thấy về, cha không biết rằng người con đang rất ngóng trông.
14. CHA YÊU
Con cứ nghĩ trốn mình vào góc khuất Thì đắng cay buồn tủi nhất dần trôi Nhưng Cha ơi ! Con gái đã sai rồi Càng trốn tránh… buồn nhân đôi Cha ạ !
Giây phút này con cần Cha hơn cả Nhớ Cha nhiều con nhớ quá Cha ơi! Cái giờ đây đáng giá nhất trên đời Đó là Cha, là người con yêu nhất !
Cha không còn đó chính là sự thật Tình yêu thương quý nhất đã rời xa Nhớ về Cha lòng nức nở vỡ òa Biết làm sao để Cha về bên cạnh ?
Nhớ lúc trước, lúc con buồn hiu quạnh Cha là người ở cạnh động viên con Nhưng giờ đây giây phút ấy không còn Cha biết không? Con gái Cha buồn lắm.
Người ta đặt con bên bờ vực thẳm Xíu xíu thôi con chìm đắm giữa dòng Cha về đi con gái vẫn đợi mong Được chở che trong vòng tay trìu mến.
Nhớ nha Cha ! Con chờ Cha về đến Dẫu là mơ… Cha bên cạnh động viên Dỗ đầu con rồi nở nụ cười hiền
Không có bài thơ hay câu nói nào ghi tạc được hết công lao, sự hy sinh của cha mẹ dành cho con. Tình yêu mà cha dành cho con là thiêng liêng và cao quý nhất. Con luôn thầm cám ơn cha, người đã luôn theo sát, chỉ bảo, che chở cho con trên mọi quãng đường đã qua.
15. VẪN NHỚ LỜI CHA
Cha ơi ! Con đã trưởng thành, Tương lai tươi đẹp rạng danh ngất trời. Hân hoan nở mặt với đời, Nhưng con luôn nhớ những lời cha khuyên.
Làm người đạo đức trước tiên, Chữ nhân chữ nghĩa cha truyền cho con. Từ lúc thuở bé còn non, Khi lên ba tuổi bị đòn của cha.
Mẹ thì ngăn cản Nội la, Bảo là đừng đánh “Con nhà đau sao”? Gợi lại kỉ niệm thuở nào, Bình yên ấm áp ngọt ngào tình cha.
Có câu: “Dạy trẻ lên ba”, Lúc nói “mẹ mẹ, ba ba” chưa rành. Cây con dể uốn thành hình, Con nhỏ dể dạy tánh tình thẳng ngay.
Từ ngày cha khuất núi sông, Con vẩn tạc dạ ghi lòng công ơn. Bên mẹ những lúc cô đơn, An ũi chăm sóc trã ơn sinh thành.
“Vẫn nhớ lời cha dạy” là tựa đề của bài thơ cũng là nội dung của bài thơ. Người con mặc dù đã lớn khôn, trưởng thành “đủ lông, đủ cánh” để bước ra ngoài xã hội rồi, nhưng trong tâm trí vẫn luôn khắc mãi những lời dạy, chỉ bảo của cha.
16. LỤC BÁT CHA TÔI
Cha tôi từ thuở lên năm Sống đời lam lũ quen chăm bón vườn Gia đình nghèo ít đến trường Nên cha khiêm tốn nhịn nhường trước sau
Đến khi mười sáu hai mươi Cha đi làm lưới ghe bầu đường xa Biển dài sóng nước bao la Từ Nam chí Bắc thân cha dặm trường
Nhớ lời cha kể thêm thương Bữa cơm đạm bạc muối tương dưa cà Cha thương mẹ quá thật thà Nhà nghèo nhưng vẫn mặn mà thủy chung
Có khi đến nổi khốn cùng Cha âu yếm mẹ mình chung bộ đồ! Nghe qua con trẻ tròn xoe Đôi dòng nước mắt lệ nhòa tuôn rơi
Cha ơi giờ ở nơi đâu! Chưa lần báo hiếu nỗi sầu con mang Nhiều lần con trẻ lang thang Tìm quên nỗi nhớ cưu mang cha già
Ngày xưa con út đi xa Cha tìm mọi cách làm quà cho con Công tác đến tận núi non Cha khâu chiếc võng mong con hài lòng
Đến khi con đã theo chồng Cha vò viên nghệ để dành con sinh! Cầu mong con cháu của mình Ra đời suông sẻ cha bồng cháu yêu
Cha hy sinh thật quá nhiều Đời con đến cháu cha đều lo toan Tìm đâu bốn bể non cao! Tình cha muôn thuở dạt dào thiên thu!
17. THƯƠNG CHA
Thương cha nắng sớm mưa chiều Ruộng đồng vất vả rất nhiều cực thân Nuôi con khôn lớn thành nhân Dạy con đạo lý nghĩa ân trên đời.
Cha tôi khó nhọc cả đời Thành thật chất phác không lời dối gian Đối đãi ân cần thế nhân Giúp người hoạn nạn không cần trả ơn.
Trọn đời nhớ bóng hình cha Gian lao khổ cực biết bao quên mình Mong con khôn lớn anh minh Thành nhân chi mỹ thấu tình người ơi.
Công ơn dưỡng dục cao vời Như là sông núi biển trời bao la Làm con phụng dưỡng mẹ cha Viếng thăm chăm sóc mới là hiếu nhân.
18. LỤC BÁT CHA YÊU
Cha ơi con nhớ những ngày Gian lao cực khổ cha cày đồng sâu Dù cha tóc đã bạc màu Sức cha đã yếu có đâu sờn lòng
Mong sao hạt lúa đươm bông Cho con êm ấm no lòng cha vui Nhìn cha con ước một ngày Công thành danh toại đáp đền công ơn
Giờ đây con đã lớn khôn Công ơn trời biển còn hơn non bồng Con ơi ! Con hãy làm người Sống sao cho tốt cha cười cha vui
Cha là vầng sáng thái dương Dỏi theo từng bước đoạn đường con đi Mỗi lần vấp ngã hay khi Con đau đớn nhất cha thì động viên
Tình cha trời rộng thiêng liêng Có cha con có trời riêng tâm tình Cha là áng sáng bình minh Cha là non cả ân tình bao la.
19. CHA ỐM
Nhìn cha ốm yếu gầy còm Lòng con đau đớn xót thương vô vàng Ngày nào vất vả gian nan Lo đàn con dại thành nhân với đời
Hôm nay cha đã già rồi Lại thêm bệnh tật rã rời xác thân Thương cha chỉ biết ân cần Sớm hôm chăm sóc đở đần lo toan
Nguyện cầu Đức Phât giúp con Cho cha mau khỏe mang ơn trọn đời.
Nhìn cha ốm yếu gầy còmLòng con đau đớn xót thương vô vàngNgày nào vất vả gian nanLo đàn con dại thành nhân với đờiHôm nay cha đã già rồiLại thêm bệnh tật rã rời xác thânThương cha chỉ biết ân cầnSớm hôm chăm sóc đở đần lo toanNguyện cầu Đức Phât giúp conCho cha mau khỏe mang ơn trọn đời.
Nay lại có một ngày không nắng Tôi trông về khoảng trắng mênh mông Căn nhà nhỏ giáp cánh đồng Nhìn bằng nỗi nhớ trong lòng trào dâng
Cảm giác thấy…, bâng khuâng đến lạ Nhớ cha già vất vả ngược xuôi Để cho con được bằng người Thương yêu che chở nụ cười tuổi thơ
Giờ khôn lớn bơ vơ đất khách Cha và con cũng cách đôi nơi Nhưng lòng luôn vẫn nhớ lời Ngày xưa cha dặn, con ơi nhớ là
Quê người đó , có xa cha mẹ Học làm người nhỏ nhẹ hoà đồng Kính trên nhường dưới nghe không Sống ngoan ngoãn để , vui lòng mẹ cha
Lời người dặn con đà ghi khắc Trong tim mình luôn nhắc công cha Tình thương ấm áp chan hoà Ngày đêm vất vả cũng là vì con
Manh áo ấm nhường còn sợ lạnh Nhìn con vui cha hạnh phúc rồi… Nay ngồi nhớ quá cha tôi Muốn về và nói…cha người con yêu.
21. NGHĨA TÌNH CỦA CHA
Công Cha cao tựa núi non Dài sông, rộng biển – cho con nên người. Cha cho con nụ cười tươi Dành cho con cả cuộc đời, tương lai.
Dạy con: “Nhận rõ đúng sai Ân tình, nhân nghĩa, dũng tài, hiếu trung. Rộng lòng, độ lương, khoan dung Gái, trai chí lớn – chớ dùng mưu ma.
Hiểu nhiều, biết rộng, nhìn xa Đừng quá thiển cận – khó qua khổ nghèo. Sóng to phải vững tay chèo Chớ ham danh lợi mà gieo oán thù.
Bốn mùa đông, hạ, xuân, thu Trong êm, ngoài ấm cho dù khó khăn. Lỡ lầm phải biết ăn năn Đừng huênh hoang cũng không nhăn nhó hoài.
Sống hôm nay – để ngày mai Công to, việc nhỏ miệt mài cho xong. Khổ đau nên để trong lòng Nước mắt chớ chảy thành dòng – ướt my.
Gia phong, nền nếp duy trì Sẻ san cơm, áo những khi người cần. Thương người như thể thương thân Kính trên, nhường dưới – góp phần, chung lo.
Gia đình – xã hội – sao cho Vẹn tròn, hạnh phúc, ấm no, trong ngần” … Đời Cha sâu nặng nghĩa ân Phận làm con nguyện muôn lần khắc ghi..
22. Nhớ Cha
Một lần nữa mưa tàn trên phố thị Nắng chơ vơ thềm lá đổ mịt mùng Theo gió thoảng cha về đâu xa vắng Đã hai mùa ôm phiền não lao lung Con ngồi đây trên góc đời phiêu lãng Thao thức nhiềuđêmtrắng mắt thâm cung Vẫn nhớ cha trong mảnh hồn ly tán Mùa Xuânxưa cha xiêu lạc muôn trùng Tìm về đâu trong đất trời ngao ngán Cõi âm buồn không một nén hương xông Bước con đi vào nẽo đời vô định Bụi đường hoen hong đỏ mắt bơ phờ Thèm một giấc chiêm bao vào cõi đó Cho con nhìn gương mặt phụ thân xưa…
23. Thơ Nhớ Cha Ở Nơi Xa: Nhớ Cha
Mai sớm đào trưa luống thẫn thờ, Hoa cười nụ nín gió đu đưa. Phòng thư hiu hắt bình hương cũ, Nghiên bút ơ hờ chiếc bóng xưa. Phảng phất tiếng cười tan với nắng, Mơ hồ giọng nói rã trong mưa. Vườn sau ngõ trước hương còn đượm, Như thể người đi mới trở về.
24. Ngày Lễ Nhớ Cha
Lòng con đau thắt như là kim châm Tình cha xa cách bao năm Nhưng mà kỷ niệm mãi nằm trong tim Với cha mãi là cánh chim “Thiên Nga bé bỏng”… chẳng quên bao giờ Xa rồi… xa lắc… xa lơ… Bóng cha nay đã mịt mờ tăm hơi Bỏ con bên cạnh cuộc đời Bơ vơ với một kiếp người trầm luân Cha là cả một trời Xuân Chừ cha vắng bóng tình thân chẳng còn Nhân ngày lễ cha xin con Nén tâm hương thắp tỏ lòng nhớ cha
Ngày mai là ngày lễ ChaLòng con đau thắt như là kim châmTình cha xa cách bao nămNhưng mà kỷ niệm mãi nằm trong timVới cha mãi là cánh chim“Thiên Nga bé bỏng”… chẳng quên bao giờXa rồi… xa lắc… xa lơ…Bóng cha nay đã mịt mờ tăm hơiBỏ con bên cạnh cuộc đờiBơ vơ với một kiếp người trầm luânCha là cả một trời XuânChừ cha vắng bóng tình thân chẳng cònNhân ngày lễ cha xin conNén tâm hương thắp tỏ lòng nhớ cha
Ngày đầu tuần mà tầm tã những cơn mưa Đông về chưa sao nghe lòng băng giá? Nhớ về ba nơi thiên đường xa lạ Gốc mộ sầu hương cỏ đã xanh rêu. Một đời ba luôn tần tảo chắc chiu Nắng sớm đồng trưa những buổi chiều bên mái rạ Nụ cười của ba hòa vào lời ca của má Đất nảy mầm – Một lũ trẻ lớn khôn! Gió thoảng hương đưa bông lúa bồn chồn Trăng cúi mặt nhớ về người đã khuất Thấp nén nhang con khấn nguyện một điều duy nhất Ba hãy yên lòng con hiểu rõ mình sai. Tuổi trẻmột thời bồng bột nay đổi thay Nhờ những trận đòn roi ngày xưa con hờn trách Con làm ba rồi mới hiểu rõ ràng câu chức trách Hy sinh một đời ba chẳng đòi lại nghĩa ơn.
26. Nhớ Cha
Cha tôi an nghỉ trên đồi Hoa Bằng Lăng tím rụng rơi quanh mồ Trên đầu con chít khăn sô Cha nằm dưới mồ lẳng lặng sao Cha! “Còn Cha gót đỏ như son Đến khi Cha mất gót con lấm bùn” Lấm bùn chẳng ngại Cha ơi! Lấm lem cuộc đời thật khổ thân con Lấy chồng từ độ trăng tròn Hai mươi bốn tuổi ôm con đợi chồng Chàng theo tiếng gọi núi sông Cháu Lạc con Hồng ghi chép sử sanh Không ngờ trang sử lật nhanh Nên con phải đành làm kiếp vọng phu Thời gian thăm thẳm mịt mù Mười thu rồi cũng có dư một vài Nỗi niềm con quá chua cay Giấc ngủ đêm dài Cha hiện trong mơ Nhớ lại những chuỗi ngày thơ Mỗi lần vấp ngãcon chờ Cha khuyên Bây giờ vấp ngãtriền miên Cha không còn nữa, lời khuyên không còn Dù cho Biển cạn non mòn Lòng con mãi mãi vẫn còn nhớ Cha…
27. Thổ Lộ Cùng Cha
Một thời cha cõng ta đi Vượt bao ghềnh thác, ta thì lớn khôn Đối mặt với hết tủi hờn Biết đời rộng – hẹp, vui – buồn từ đâu. Đất rồi cũng phải bạc màu Cây thời vàng lá úa nhàu thời gian Chắp vá ngày tháng cơ hàn Qua cơn hoạn nạn, lỡ làng cha ơi! Bao nhiêu là bức tranh đời Bấy nhiêu tâm sự rối bời mênh mang…
28. Lời Cha
Tự nhiên nhớ những lời cha dặn Sống đời này cố gắng vươn lên Dù cho đằng trước gập ghềnh Thì con phải ráng xây nền tương lai Đường đi khó miệt mài vững dạ Giữ lòng mình có xá gì đâu Lập trường cố nắm thật sâu Bền tâm hợp sức từng khâu ôm ghì Ngoài xã hội thị phi bất chính Luôn tranh giành bàn tính hại nhau Cũng vì danh lợi mưu cầu Bạc tiền giẫm nát phai màu nghĩa nhân Ngừoi ta giúp con cần ghi lại Ai dối lừa khẳng khái tránh xa Mặc rằng bão táp phong ba Trung can chính trực mới là nam nhi Cha chỉ muốn những gì con hiểu Tạo an nhàn các kiểu ấm no Gia đình hạnh phúc thật to Vượt qua huyễn ảo chuyến đò nhân gian..!
29. Ngày Của Cha
Theo dòng đời con vội vã ra đi Rời quê nghèo chỉ vì luôn ấp ủ Bỏ cha hiền chỉ mong đời sáng sủa Giúp đôi phần gánh nặng gửi về cha Bao năm rồi vẫn biền biệt phương xa Ở quê nghèo một mình cha tần tảo Mẹ không còn một mình cha dạy bảo Sống ngoan hiền phải hiếu thảo trước sau Lời dạy đó con vẫn còn khắc sâu Mà nghĩa ân con luôn cầu đáp trả Để cho cha đỡ đôi phần vất vả Nhưng dòng đời còn hồi hả bon chen Chữ hiếu ơn con xin đành lỡ hẹn Nơi xứ người nuốt đắng nghẹn tình cha Kiếp bụi trần thầm cầu được thứ tha Đợi con về tình cha là tất cả.
30. Đi Tìm Cha
Đến hôm nay cũng không còn mẹ nữa Làm sao có con chỉ có mẹ mới hiểu Bố bỏ đi đâu chỉ có bố mới hay Con sinh ra do tội lỗi của Tình Yêu Và bây giờ bơ vơ trên phố vắng Giữa đô thành cũng hai sương một nắng Nhặt lon bia , bán báo đánh giầy Cơn đói cơn khát cũng qua ngày Nhưng buồn tủi không cha không chịu nổi Nhưng nỗi đau thiếu mẹ khó nguôi ngoai Bố mẹ bỏ đi đâu ? đi tìm tình yêu mới Để lại con lưu lạc giũa cõi trần
Con sinh ra đã không thấy bố rồiĐến hôm nay cũng không còn mẹ nữaLàm sao có con chỉ có mẹ mới hiểuBố bỏ đi đâu chỉ có bố mới hayCon sinh ra do tội lỗi của Tình YêuVà bây giờ bơ vơ trên phố vắngGiữa đô thành cũng hai sương một nắngNhặt lon bia , bán báo đánh giầyCơn đói cơn khát cũng qua ngàyNhưng buồn tủi không cha không chịu nổiNhưng nỗi đau thiếu mẹ khó nguôi ngoaiBố mẹ bỏ đi đâu ? đi tìm tình yêu mớiĐể lại con lưu lạc giũa cõi trần
Top 6 Mẫu Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Rằm Tháng Giêng Hay Nhất
Cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng
Cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng là một trong những bài học trong chương trình Ngữ văn lớp 7. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ dàn ý phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng, mẫu phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng hay chọn lọc.
1. Dàn ý phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng
1. Mở bài
Giới thiệu chung về tác giả Hồ CHí Minh và bài thơ Rằm tháng giêng.2. Thân bài
a. Cảm nghĩ về 2 câu thơ đầu:
Phiên âm:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.
Dịch nghĩa:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Hình ảnh “nguyệt chính viên” – khi trăng tròn nhất→ Khi đêm vào khuya, trăng đã lên nơi cao nhất, phô bày vẻ đẹp mĩ lệ nhất, tỏa ánh sáng dạt dào.
→ Miêu tả không gian rộng lớn, thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng dìu dịu của mặt trăng.
Hình ảnh “xuân giang”, “xuân thủy”, “xuân thiên” – sông xuân, nước xuân, trời xuân→ Những từ xuân được lặp lại nối tiếp nhau để khẳng định mùa xuân, sắc xuân đang tràn ngập khắp nơi
→ Miêu tả khung cảnh mà sông nước và bầu trời như được dung hòa, đan cài làm một bởi mùa xuân
→ Khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong một đêm trăng rộng lớn, bát ngát vô cùng sinh động tươi đẹp, uyển chuyển.
b. Cảm nghĩ về 2 câu thơ cuối:
Phiên âm:
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Dịch thơ:
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
– Hình ảnh con người: “bàn bạc việc quân” – hình ảnh con người là những chiến sĩ – tập trung bàn bạc, lo lắng cho việc nước, việc dân – dù là trong 1 đêm trăng đẹp đến như vậy.
– Thời gian:
“dạ bán quy lai” – đêm đã trôi qua một nửa“nguyệt mãn thuyền” – ánh trăng rải đều lên mặt thuyền – trăng đã lên đến đỉnh – thời điểm khuya nhất của đêm→ Các chiến sĩ đã bàn bạc hăng say, tập trung đến rất khuya vẫn không dừng lại → Tinh thần quyết tâm, lo lắng cho tổ quốc
→ Trăng như một người chiến sĩ cũng thức cùng, lắng lo cùng với các chiến sĩ
→ Tất cả cùng tập trung, cùng đồng lòng vì sự nghiệp bảo vệ tổ quốc
→ Hình ảnh ánh trăng sáng trải đầy thuyền còn tượng trưng cho tương lai sáng rọi phía trước của đất nước khi có những con người hết lòng, hết sức vì tổ quốc như vậy.
– Hình ảnh song hành trăng – con người (nghệ sĩ – chiến sĩ) quen thuộc thường được nhắc đến trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh, như:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổTrăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
→ Khẳng định sự giao hòa cảm xúc của nhà thơ: vừa là chiến sĩ hết lòng vì đất nước, vừa là nhà thơ với tâm hồn nhạy cảm.
3. Kết bài
Tóm lược đặc sắc nội dung, nghệ thuật bài Rằm tháng giêng
Những cảm nhận, tình cảm của em dành cho bài thơ Rằm tháng giêng.
2. Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng – mẫu 1
Trong niềm hân hoan chiến thắng sau chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông năm 1947, Hồ Chủ tịch đã viết nên bài thơ Nguyên tiêu, hay còn gọi là Rằm tháng giêng. Bài thơ thể hiện không khí tươi vui chiến thắng cùng niềm hạnh phúc khi sắc xuân đang ngập tràn trên đất nước ta. Đọc bài thơ, ta cảm nhận được tâm trạng phấn khởi của Người cũng như tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết khi mùa xuân đang tới.
Hai câu thơ đầu của bài thơ đã nói vẽ lên khung cảnh thiên nhiên vô cùng đẹp:
“Rằm xuân lồng lộn trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”
Hồ Chủ Tịch được biết đến là một con người yêu thiên nhiên, luôn khao khát được hòa nhập với thiên nhiên và trong thơ của Người luôn xuất hiện hình ảnh vầng trăng. Trăng như là một người bạn tri ân, tri kỉ của Bác. Có lẽ vì vậy mà ta thấy hình ảnh trăng luôn xuất hiện với tần xuất dày đặc trong các bài thơ của Người. Và trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy, khi đất nước thắng lợi thì hiển nhiên cũng không thể thiếu được vầng trăng. Trăng xuất hiện như để chia vui, để đồng hành cùng người chiến sĩ, người thi sĩ trong những chặng đường đã qua và sắp đến. Hẳn mỗi chúng ta vẫn còn nhớ hình ảnh vầng trăng trong đêm khuya thanh tĩnh khi Người đang phải lo nghĩ cho đất nước:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà”
Nếu như hình ảnh trăng khi ấy đẹp và tròn đầy, như thao thức cùng Người vì nỗi lo cho đất nước thì giờ đây khi chiến thắng trăng vẫn ở đó, hân hoan, chia vui cùng người. Không những vậy, trăng trong ngày rằm thì chắc chắn sẽ tròn hơn những ngày bình thường, và đẹp hơn trong mắt một người đang vui, đang hạnh phúc. Câu thơ thứ hai là sự hòa quyện giữa dòng sông và bầu trời, hai chủ thể thiên nhiên tuy tách biệt nhau nhưng cùng chung màu sắc, một màu xanh của hòa bình, của chiến thắng hân hoan. Ta cảm nhận được thiên nhiên lúc này như cũng muốn chia vui cùng con người, và con người cũng đang hòa nhập vào thiên nhiên. Đây không phải là một đêm trăng rằm bình thường, mà là một đêm lịch sử ghi dấu ấn chiến công của dân tộc ta. Sắc xuân của đất trời cũng chính là sức sống mạnh mẽ, tiềm tàng, mãnh liệt của đất nước.
Hai câu thơ cuối của bài thơ tiếp tục là hình ảnh vầng trăng nhưng được miêu tả sóng đôi với con thuyền:
“Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Ta thấy được vầng trăng trong thơ của Bác xuất hiện thật đa dạng, từ những khi một mình, thảnh thơi cho đến lúc bận rộn bàn chuyện nước. Người đang cùng những người chiến sĩ khác bàn bạc về việc quân, để tiến đến bảo vệ Tổ Quốc. Đây quả là một hoàn cảnh đặc biệt nhất mà trăng từng được xuất hiện ở thơ của Bác. Ánh trăng đêm khuya soi xuống dòng nước, đập vào mạn thuyền tạo nên một khung cảnh rất lãng mạn. Khung cảnh chính trị lại được đặt trong sự lãng mạn, rất tài tình và độc đáo.
Thông qua bài thơ ngắn với chỉ 4 câu thơ, ta cảm nhận vẻ đẹp tuyệt diệu của vầng trăng vào Ngày rằm tháng giêng – ngày chiến thắng lịch sử của dân tộc. Bác Hồ không chỉ vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp, thơ mộng mà còn gửi gắm vào đó niềm vui, cảm xúc của mình trong ngày vui trọng đại này. Ta thấy thêm kính yêu và trân trọng vị lãnh tụ của dân tộc!
3. Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng – mẫu 2
Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta. Là người tiên phong dẫn lối cho đất nước ta bước ra khỏi tấm màn đen của đêm trường nô lệ. Đó là những điều người người nói đến khi nhắc về Hồ Chủ tịch. Thế nhưng, bên cạnh đó, Người còn là một nhà thơ, một người nghệ sĩ đích thực với tâm hồn nhạy cảm và những tác phẩm giàu giá trị. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến bài thơ Rằm tháng giêng.
Đây là một tác phẩm thơ được viết bằng chữ Hán theo thể thất ngôn tứ tuyệt đường luật quen thuộc. Ngay cả cấu tứ bài thơ cũng không có gì quá mới khi hai câu thơ đầu dành để tả cảnh, hai câu thơ sau ngụ tình, tả người. Nhưng bằng tài năng, bằng trái tim nhạy cảm nhà thơ đã vẽ nên những câu thơ với hình ảnh hấp dẫn, sống động, và những ý thơ dạt dào tình cảm, ý nghĩa.
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp. Đó là vào một đêm của mùa xuân, khi mặt trăng tròn đầy viên mãn ngự trị trên trời cao. Ấy là lúc khắp đất trời sung sướng mà vẫy vùng trong bể trăng đầy ăm ắp. Cái thứ ánh sáng trắng ngọc trắng ngà ấy phủ lên những lớp vàng, bạc óng ánh. Khiến cho đất trời như đẹp hơn, tình tứ hơn. Bởi vậy, mà sắc xuân, hương xuân cũng thấm đẫm hơn trên cảnh vật. Dòng sông, con nước, bầu trời không còn là nó của ngày hôm qua nữa. Mà khoác lên mình tấm áo mới, trở thành sông xuân, trời xuân. Hình ảnh thơ khiến người đọc lâng lâng trong cảm giác khi xuân chín nục, tỏa ngát thơm hương. Bầu trời, dòng sông được mùa xuân thấm đượm, lồng vào nhau, dây dưa khó phân. Mà có lẽ cũng chẳng cần phân tách, nên chúng cứ thế mà đan vào nhau, tuy hai mà một. Cả bức tranh thiên nhiên trở nên rộng lớn và thoáng đãng khi cả đất trời ngự về trên dòng thơ. Và từng hơi thở cũng vì thế mà nhẹ nhàng, mê say hơn, khi sắc xuân đương nồng thắm, sinh động mà luân chuyển, mà chảy âm ỉ trong lòng thơ.
Trong khung cảnh mê say ngây ngất ấy, hình ảnh con người hiện lên ẩn sau hình ảnh chiếc thuyền trôi giữa con sông. Điều đặc biệt là, những con người ấy đến nơi đây không phải để thưởng nguyệt hay đọc thơ mà là để làm việc:
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Những con người trong chiếc thuyền đấy là những người chiến sĩ đang tập trung để bàn bạc việc quân sự, để bảo vệ tổ quốc. Tinh thần ấy, không chút nào bị tác động, bị lay chuyển, dù là cảnh sắc tươi đẹp ở bên ngoài thuyền. Các chiến sĩ ấy bàn bạc việc quân miệt mài đến tận đêm khuya vẫn chẳng dừng lại. Đến tận quá nửa đêm, khi ánh trăng đã tắm đẫm cả con thuyền vẫn còn miệt mài suy nghĩ.
Hình ảnh ánh trăng trải đầy thuyền là một hình ảnh vô cùng thơ mộng. Ánh trăng như một người bạn, một người đồng chí luôn ở bên quan tâm, đồng hành cùng các chiến sĩ. Hình ảnh trăng – người chiến sĩ là cặp hình ảnh song hành quen thuộc trong các tác phẩm thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh. Nó thể hiện sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên, luôn ở bên, sát cánh cùng nhau. Ngoài ra, bức tranh sáng rọi của ánh trăng, còn thể hiện một niềm tin vững chắc về tương lai tươi sáng ở phía trước của đất nước ta. Đó là một tương lai hạnh phúc, độc lập, bình yên, như khuôn trăng tròn đầy ở trên kia.
Bài thơ Rằm tháng giêng đã xây dựng nên một đêm trăng mùa xuân tươi đẹp, hấp dẫn. Cả bài thơ khắc họa nên bầu không gian rộng lớn, thoáng đãng, trong đó xuất hiện hình ảnh con người tuy nhỏ bé, nhưng khó để bỏ qua được. Từ đó, thể hiện được tài năng, tâm thế của tác giả. Đó là một trái tim tràn đầy tình yêu thiên nhiên, nhưng vẫn không quên nhiệm vụ đối với tổ quốc. Thật không sai khi gọi Hồ Chí Minh là “nhà thơ chiến sĩ”.
4. Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng – mẫu 3
Trăng luôn là niềm cảm hứng bất tận của nhiều nhà thơ, thi sĩ, trăng mang lại vẻ đẹp từ thiên nhiên lung linh huyền ảo, ánh trăng trong bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh người ta còn cảm nhận được cả chất “nghệ sĩ” của một thi nhân.
Bài thơ được Bác viết bằng thể thơ cổ, sử dụng trong thơ ca trung đại: thất ngôn tứ tuyệt. Về sau, bài thơ được dịch giả Xuân Thủy dịch sang thể thơ lục bát với tên gọi quen thuộc đó là “Rằm tháng giêng”:
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.”
Bài thơ được sáng tác vào năm 1947, lúc này Bác đang bộn bề công việc, chiến trận đang diễn ra ác liệt, người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh phải vượt qua khắc nghiệt của thời đại, ngắm nhìn vầng trăng và đưa ra vần thơ tuyệt diệu:
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”
Bức tranh đêm trăng đẹp được bác vẽ ra thật đẹp, lúc ấy đã về khuya, trời đã bắt đầu có những cơn gió nhẹ. Mặt trăng tròn, tỏa ánh sáng khắp nơi khiến nhân gian dòng sông trăng lấp lánh. Trăng soi màu trời, trăng soi tiếng hát, trăng soi cả những con người đang ngồi ngắm ánh trăng giữa đêm khuya với tâm trạng đầy những tâm sự. Bác sử dụng từ láy “lồng lộng” để nói về sắc thái ánh trăng đêm nay. Ánh trăng tỏa sáng như đang ấp ôm, xoa dịu những tâm hồn lo lắng nhạy cảm trước những quyết sách lớn đối với vận mệnh của đất nước.
Ánh trăng ngày xuân làm vạn vật cũng trở nên xuân. Sắc xuân từ ánh trăng chan hòa vào cảnh vật, vào thiên nhiên, vào cuộc sống:
“Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”
Các hình ảnh “sông xuân”, “nước xuân” và “trời xuân”. Các hình ảnh trên của mùa xuân như đang soi chiếu vào lẫn nhau, tôn lên nhau làm rạng rỡ thêm cho vẻ đẹp mùa xuân. Điệp từ “xuân” lặp lại ba lần như khẳng định cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân trong đêm rằm. Không gian ấy được mở ra theo chiều cao, chiều sâu và cả chiều rộng khiên bức tranh đêm nguyên tiêu không chỉ bó hẹp mà lại mở ra đến vô cùng vô tận.
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Vẻ đẹp thiên nhiên rực rỡ cũng không làm cho người chiến sĩ quên đi nhiệm vụ trọng đại đang gánh vác. Ánh trăng kia thấu cảm cho sự vất vả, lo toan của người thi nhân – chiến sĩ. Có lẽ chỉ cần như thế là đủ để thấy được tinh thần trách nhiệm và niềm mong muốn của Bác to lớn đến thế nào. Vầng trăng vẫn lặng lẽ dõi theo con người với tâm hồn cao đẹp đợi chờ lúc họ trở về:
“Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Đã đến khuya vậy mà trăng vẫn tràn ngập khắp nơi, trăng như đang chờ, đồng hành, đồng cảm cùng thi nhân. Hình ảnh “trăng ngân đầy thuyền” rất đẹp và lạ, ánh trăng soi dòng nước hay là ánh trăng “rơi xuống mạn thuyền” theo thi nhân đi vào bàn bạc quân tình, chính sự.
Trăng gắn bó với người nghệ sĩ biết trân quý vẻ đẹp của trăng và chính người nghệ sĩ ấy cũng có một tâm hồn lãng mạn mới đủ sức nhìn thấy đêm trăng đồng hành, đồng cảm. Trong hoàn cảnh chiến tranh mà con người và thiên nhiên vẫn giao cảm, đồng hành và chia sẻ cùng nhau. Tác giả phải có tâm hồn lạc quan, yêu thiên nhiên thì mới viết nên những vần thơ hay và lay động lòng người như vậy.
Bài thơ “Rằm tháng giêng” Bác đã vẽ ra bức tranh ngày xuân tuyệt đẹp và có nhiều điều trăn trở về vận mệnh ẩn sâu trong từng câu thơ. Bài thơ Rằm tháng giêng cũng cho thấy được phong thái ung dung, tinh thần lạc quan trong mọi hoàn cảnh của Bác, Bác phải có tâm hồn lạc quan, yêu thiên nhiên thì mới viết nên những vần thơ hay và lay động lòng người như vậy.
5. Cảm nghĩ về bài Rằm tháng Giêng
Bác Hồ vị lãnh tụ dân tộc con người giản dị và tài giỏi, bên cạnh đó Bác cũng là một thi sĩ với hồn thơ tài hoa. Bác để lại nhiều bài thơ giá trị cho nền thi ca nước nhà. “Rằm tháng Giêng” là một tác phẩm có giá trị và được nhiều người biết đến. Sau chiến dịch Việt Bắc 1947 quân ta dành ưu thế trước thực dân Pháp. Trong hoàn cảnh đó bài thơ xuất hiện như tiếp thêm tinh thần cho quân và dân ta, đồng thời thể hiện được tấm lòng của con người cách mạng vì nước vì dân của Bác Hồ.
Bản dịch:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
Câu đầu tiên đó là ánh trăng đêm chiếu tỏa bao la trong đêm xuân. Hình ảnh ánh trăng được dùng rất nhiều trong các bài thơ Bác, nếu để ý các bài thơ của Bác ánh trăng xuất hiện như người bạn tri kỷ.
Câu thơ tiếp:
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Từ “xuân” lặp lại tạo ra không gian tràn đầy sắc xuân. Sông, nước, ánh trăng khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp làm cho không gian ngày xuân thêm rực rỡ.
Giữa dòng bàn bạc việc quân.
Sau khi Bác miêu cảnh thiên nhiên tựa như người thi sĩ ngắm trăng. Tuy nhiên 2 câu thơ sau cho thấy nỗi lòng của Bác, lo lắng cho tương lai cách mạng, Bác bàn bạc việc quân ở trên thuyền. Bác như giao hòa với thiên nhiên tuyệt sắc. Người luôn hết lòng vì nước vì dân. Công việc bộn bề nhưng Bác vẫn không quên thưởng thức thiên nhiên, thể hiện sự lạc quan của người cách mạng trong hoàn cảnh chiến tranh.
Câu thơ cuối:
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
Con thuyền là ẩn dụ về thắng lợi của cách mạng. Con thuyền chứa đầy ánh trăng báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn xa nữa. Câu thơ thể hiện được sự lạc quan, niềm tin về ngày chiến thắng của cách mạng.
Bài thơ Rằm tháng Giêng là một bài thơ hay của Bác, bài thơ miêu tả không gian thiên nhiên tuyệt đẹp trong mùa xuân. Bác và chiến sĩ bàn bạc việc quân ngay trên thuyền. Đồng thời thể hiện sự lạc quan vào tương lai của cách mạng.
6 Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng ngắn gọn
Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại, một danh nhân văn hoá thế giới và còn là một nhà thơ lớn, nhà thi sĩ yêu trăng. Bác đã để lại cho thơ văn Việt Nam rất nhiều tác phẩm trong đó có bài “Rằm tháng giêng”.
Rằm tháng Giêng được sáng tác năm 1948, trên chiếc thuyền neo đậu giữa một dòng sông ở chiến khu Việt Bắc, Hồ Chủ tịch cùng Trung ương Đảng và Chính phủ mở cuộc họp tổng kết về tình hình quân sự thời kì đầu kháng chiến chống Pháp (1947 – 1948). Cuộc họp tan thì đêm đã khuya. Trăng rằm tỏa sáng khắp mặt đất bao la. Cảnh sông núi trong đêm càng trở nên đẹp đẽ và thơ mộng. Cảm hứng dâng cao, Bác đã ứng khẩu làm bài thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán, tựa là Nguyên tiêu:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên.
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Sau đó, nhà thơ Xuân Thủy dịch bài thơ ra tiếng Việt dưới thể lục bát, với tên là Rằm tháng Giêng. Bản dịch giữ được gần hết ý thơ trong nguyên tác với nội dung thể hiện tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước thiết tha của Bác Hồ.
Nếu trong bài Cảnh khuya, Bác tả cảnh trăng đẹp chốn rừng sâu thì ở bài này, Bác tả cảnh trăng trên sông nước:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng bát ngát khắp bầu trời, mặt đất trong đêm Nguyên tiêu. Khung cảnh mênh mông, tưởng như sông nước tiếp liền với bầu trời: Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. Vạn vật ăm ắp sức xuân: sông xuân, nước xuân và trời xuân nối tiếp, giao hòa, tạo nên một vũ trụ căng đầy sức sống, làm náo nức lòng người. Điệp từ xuân được lặp lại nhiều lần với ý tạo vật cùng lòng người đều phơi phới khí thế tươi vui.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Trên một chiếc thuyền thu nhỏ giữa chốn mịt mù khói sóng (yên ba thâm xứ), Bác cùng Chính phủ và Trung ương Đảng luận bàn việc quân, việc nước. Công việc trọng đại đến chừng nào, nhất là trong hoàn cảnh buổi đầu kháng chiến đầy thiếu thốn, gian khổ. Tuy vậy, gian khổ không làm vơi đi cảm xúc, thi hứng trong lòng Bác. Buổi họp kết thúc vào lúc nửa đêm. Trăng tròn vành vạnh treo giữa trời (nguyệt chính viên) đang tỏa sáng. Cảnh sông nước trong đêm lại càng thêm thơ mộng. Dòng sông trở thành dòng sông trăng và con thuyền cũng dường như trở đầy ắp ánh trăng (trăng ngân đầy thuyền). Trước đêm trăng đẹp, tâm hồn Bác lâng lâng. Bác thả hồn hòa nhập với thiên nhiên mà Bác vốn coi là một người bạn tri âm, tri kỉ. Trong lòng Bác dâng trào một niềm vui, niềm tin vào thắng lợi của Cách mạng, của kháng chiến. Hình ảnh con thuyền trở đầy ánh trăng lướt nhẹ trên dòng sông trăng là một hình ảnh lãng mạn có ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Phải có một phong thái ung dung tự tại và niềm lạc quan mãnh liệt vào tương lai thì nhà thơ mới sáng tạo ra được hình tượng nghệ thuật độc đáo trong một hoàn cảnh đặc biệt như vậy.
Bài thơ Rằm tháng Giêng với âm hưởng khỏe khoắn, tươi vui đã đem lại cho người đọc cảm xúc thanh cao, trong sáng. Bài thơ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh Bác Hồ vừa là một lãnh tụ cách mạng tài ba, vừa là một nghệ sĩ có trái tim vô cùng nhạy cảm.
Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Chùm Thơ Hay, Cảm Động Viết Trong Ngày Giỗ Cha Mẹ Mới Nhất
Tác giả: Chiều Tím
Thế mà đã mấy năm rồi Mẹ tôi bỏ lại cuộc đời dở dang Nước mắt lã chã hai hàng Vành khăn tang trắng, vẫn đang trên đầu!
Con mẹ sẽ sống thật hiền Mong linh hồn mẹ cửa Thiền, ngát hoa!
Tác giả: Nguyễn Văn Anh
Âm dương giờ cách biệt xa Tìm đâu ra bóng dáng cha hàng ngày Để răn điều nọ điều này Khuyên bảo con học cái hay ở đời
Càng nghĩ lòng càng rối bời Ở nơi chín suối cha ơi có tường Lòng con mang nỗi nhớ thương Người cha yêu dấu ánh dương soi đường
Hôm nay con thắp nén hương Cầu cha siêu thoát bốn phương độ trì Cho mẹ không bệnh tật gì Chị em con cũng bước đi vững vàng.
thơ lục bát: NHỚ MẸ
Tác giả: Phú Quang
Sắp đến ngày giỗ mẹ rồi Con trai nhớ mẹ bồi hồi mẹ ơi Nhớ hình dáng mẹ một đời Lưng khom bóng xế chơi vơi bãi bờ
Nhớ thời lúc thuở bé thơ Ầu ơ mẹ hát giấc mơ canh dài Nhớ khi trái gió trở trời Đêm năm canh mẹ thức thời năm canh
Khi con đã lớn trưởng thành Tình thương của mẹ càng thêm rộng dài Lo về cuộc sống tương lai Lo luôn hạnh phúc trọn đời cho con
THƠ LỤC BÁT: NHỚ MẸ YÊU
Tác giả: Hà Thanh Hoa
BÀI THƠ: GIỖ MẸ
Tác giả: Ngọc Chi
Hôm qua ngày giỗ mẹ mình Chị em sum họp đậm tình hiếu nhân Bảy năm không mẹ khóc thầm Đàn con lạc lõng giữa trần gian truân
BÀI THƠ VIẾT BÊN LĂNG MỘ MẸ
Tác giả: ĐQ
THƠ LỤC BÁT: GIỖ BA
Tác giả: Lãng Du Khách
GIỖ MẸ
Thơ: Sen Nguyễn
Mẹ ơi! Hôm nay ngày giỗ mẹ nè Cơm ngon canh ngọt con khoe công mình Nhưng sao mẹ vẫn làm thinh Nhìn con gái mẹ chuyển mình khôn ra
Là con gái mẹ không chìu Lớn lên đừng để người ta chê cười.
Mẹ ơi!Bây giờ con đã nên người Nhưng con lại khóc nào cười được đâu Cuộc sống con quá dãi dầu Lệ con lại đổ đêm thâu canh trường
Mẹ ơi! Trên bàn nghi ngút khói hương Hồn mẹ phảng phất vấn vương nơi nào Công cha nghĩa mẹ dạt dào Công sâu nghĩa nặng biết sao đáp đền.CON XIN LỖI
Thơ: Lãng Du Khách
Ngày giỗ MẸ đầy vơi thương nhớ MẸ giang tay che chở con mình Linh thiêng xin MẸ hiển linh Bay về sum họp gia đình cháu con!
GIỖ CHA
Thơ: Bằng Lăng Tím
Ngọn nến đỏ lung linh tỏa sáng Ngoài sân nhà bảng lảng hoa bay Gió Đông buốt lạnh vai gầy Giỗ Cha mưa ướt cả ngày không thôi.(còn cập nhật)
Theo chúng tôi
Nhớ Về Cội Nguồn, Nhớ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương Bằng Những Vần Thơ Ý Nghĩa
Vị vua khai quốc lập nhà nước Nam
Diệt trừ bè lũ gian tham
Dựng xây bờ cõi ngàn năm cơ đồ
Con dân mãi mãi tôn thờ
Dù xa vạn nẻo bến bờ muôn phương
Nhớ ngày giỗ Tổ Hùng Vương
Về thăm dâng kính nén hương cội nguồn.
Vua Hùng Quốc Tổ dựng Văn Lang
Mở cõi phương nam vững thạch bàn
Truyền thuyết Tiên Rồng chung gốc cội
Di ngôn Hồng Lạc giữ giang san
Bao đời giặc cướp hòng xâm chiếm
Mấy lượt dân Nam quyết đập tan
Đất Việt nghìn năm luôn rạng rỡ
Hùng thiêng sông núi vững âu vàng
* * *
Một dải sơn hà mấy núi sông
Công ơn Tổ đức đã vun trồng
Cha đưa xuống bể trời đông tiến
Mẹ dắt lên rừng mở đất thông
Biển Việt ngàn xưa đà có chủ
Bờ Nam vạn đại hữu nhân ông
Giang sơn gấm vóc từ bao thuở
Hậu thế lưu truyền nếp Tổ Tông
* * *
Đón bạn mười phương lễ hội về
Đền Hùng Phú Thọ một miền quê
Mây vờn Nghĩa Lĩnh ghi lời hẹn
Nắng Toả Hy cương tạc đá thề
Rót rượu mong cầu xua nỗi khổ
Dâng trà thỉnh nguyện xoá đường mê
Vần thơ kết nối tình huynh muội
Thưởng thức ca Xoan chẳng muốn về.
Ngàn năm ta nhớ tháng ba mùng mười
Ngẩng lên bái phục đất trời
Tổ tiên ta nhớ suốt đời không quên
Xa xa Nghĩa Lĩnh cảnh tiên
Linh thiêng một cõi thiên nhiên hữu tình
Chín mươi chín núi hiện hình
Tựa Voi quy phục thái bình thiên thu
Nghĩa Lĩnh về nguồn cội núi sông
Ngàn thông ríu rít cháu con Rồng.
Ao Châu dõi bóng đàn Chim Lạc.
Giếng Ngọc in hình mắt phượng trong.
Chín chín Voi chầu uy Đất Tổ.
Trời hương khói viếng đức Vua Hùng.
Anh về Phú Thọ buổi chiều nay.
Gặp gỡ người yêu thỏa ước này.
Hát ghẹo hò duyên tình đã ngỏ.
Ca xòe múa sạp nghĩa càng say.
Êm đềm bản nhạc theo làn gió.
Lả lướt bàn chân giữ nhịp chày.
Trăm con một mẹ thật cân phân.
Máu đỏ da vàng trong trắng ngần.
Hết nửa theo cha về biển cả.
Năm mươi theo mẹ đến non phần.
Mở mang bờ cỏi giang sang Việt.
Xây dựng cơ đồ rạng nét xuân
Cũng ngày kỷ niệm Cha Hùng quyên thân.
Vì quê hương chẳng ngại ngần.
Máu đào tuôn đổ vì dân quên mình.
Mong rằng đất nước hồi sinh.
Thóat vòng khổ nạn điêu linh khốn cùng.
Quá vạn trăm ngày đến tháng ba
Mùng mười hội giỗ khắp sơn hà
Công ghi đất Tổ nên bao họ
Kính nhớ vua Hùng dựng nước ta
Lập quốc xưng Vương nhiều thế hệ
Xây thành giữ của một quê nhà
Văn Lang, Bách Việt lưu truyền mãi
Rạng rỡ trời Nam quyết chẳng xa.
Đầu Xuân giỗ Tổ rủ nhau về
Lối xóm đường làng đứng chật xe
Nhạc tấu râm ran vang tứ phía
Cờ bay phấp phới đỏ đồng quê
Linh thiêng Tiên Tổ cao cao ngự
Thành kính cháu con nguyện nguyện thề
Chẳng quản mưa phùn và gió rét
Cùng về giỗ Tổ, đượm tình quê
Lời kết: Chúng ta tự hào là con Rồng cháu Tiên, là con cháu của các vị vua Hùng đã gây dựng nên đất nước Văn Lang, Âu Lạc và đánh thắng giặc ngoại xâm làm nền móng cho nước Việt Nam ngày nay. Đó là những ngày đầu hoang sơ nhất mở ra một thời kỳ lịch sử huy hoàng cho dân tộc ta. Bởi vậy, là thế hệ đi sau, chúng ta phải biết bảo vệ, giữ gìn và gây dựng đất nước, để không phụ lòng của các thế hệ cha ông.
Cập nhật thông tin chi tiết về Top Những Bài Thơ Hay Về Cha (Thơ Về Bố) Hay Nhất Ý Nghĩa trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!