Bạn đang xem bài viết Tổng Hợp Các Ngày Lễ Của Người Trung Quốc Bằng Tiếng Trung được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Khi học tiếng Trung, ngoài phát triển các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết, bạn cũng cần biết đặc điểm văn hóa, con người của đất nước này. Đặc biệt là các ngày lễ tết truyền thống của người Trung Quốc. Vậy có bạn nào biết các ngày lễ tiếng Trung nói như thế nào không nè?
Danh sách các ngày lễ của người Trung Quốc bằng tiếng Trung
Văn hóa Việt Nam, Trung Quốc có nhiều điểm khá tương đồng với nhau, cũng như Việt Nam, Trung Quốc cũng có những ngày lễ, tết truyền thống. Đối với những bạn muốn tìm hiểu về văn hóa Trung Quốc hay đơn giản bạn muốn đi du lịch hoặc du học ở đất nước này, việc hiểu rõ về những ngày lễ tết là rất quan trọng. Bởi vì, các ngày lễ ở Trung Quốc, người dân thường được nghỉ phép dài ngày, họ sẽ tận dụng cơ hội này để đi du lịch, nên vào các ngày lễ của Trung Quốc, tình trạng giao thông rất kinh khủng, tới đâu cũng chật kín người, vật giá lại leo thang, nên nếu có ý định đi du lịch Trung Quốc bạn cần tránh đi vào những ngày lễ.
Trước tiên, chúng ta cùng nhau tìm hiểu các các ngày lễ tiếng Trung nói như thế nào nha.
* Table có 3 cột, kéo màn hình sang phải để xem đầy đủ bảng table
Hán tự Phiên âm Tiếng Việt
国庆节
guó qìng jié Lễ Quốc khánh
灶王节
zào wáng jié Tết ông táo
元旦
yuán dàn jié Tết Dương Lịch
春节
/
新年
Chūnjié / xīnnián Tết Nguyên đán
元宵节
yuán xiāo jié Tết nguyên tiêu
三八妇女节
sān bā fù nǚ jié Quốc tế phụ nữ
植树节
zhí shù jié Tết trồng cây
清明节
qīng míng jié Tết thanh minh
国际劳动节
guó jì láo dòng jié Ngày quốc tế lao động
端午节
duān wǔ jié Tết đoan ngọ
国际儿童节
guó jì ér tóng jié Quốc tế thiếu nhi
七夕节
qī xī jié Lễ thất tịch
中秋节
zhōng qiū jié Tết trung thu
重阳节
chóng yáng jié Tết Trùng dương
建党节
Jiàndǎng jié Ngày thành lập đảng
盂兰节
Yú lán jié Lễ vu lan
建军节
Jiànjūn jié Ngày thành lập quân đội
教师节
Jiàoshī jié Ngày nhà giáo (10/09)
Sơ lược về ngày lễ truyền thống quan trọng của người Trung Quốc
Để có thể nói hết về nguồn gốc và ý nghĩa các ngày lễ của Trung Quốc với hơn 5000 năm lịch sử không phải dễ dàng. Tuy nhiên vẫn có những lễ hội truyền thống quan trọng của người Trung Quốc mà bạn không thể bỏ qua
Tết Nguyên Đán
Thời gian diễn ra: Mùng 1 tháng 1
Cũng như Việt Nam, tết Nguyên đán là một trong những ngày lễ quan trọng nhất ở Trung Quốc. Do đó, nói về các ngày lễ tiếng Trung, thì không thể không có tết Nguyên Đán. Vào dịp lễ này thường có kì nghỉ khá dài, thông thường kéo tới hết tết nguyên tiêu (15 tháng 1 âm lịch).
Tết Nguyên đán ở Trung Quốc cũng có nhiều phong tục thú vị. Trong ngày tết, trước cửa nhà của mỗi gia đình đều dán chữ “Phúc 福 ” ngược. Khi tới chơi nhà, trẻ con thấy thế sẽ hô to “ 福倒了,福倒了 ” đồng âm với “ 福到了,福到了 ” nghĩa là phúc tới rồi, phúc tới rồi. Như vậy, cả năm gia đình sẽ gặp được những điều may mắn và hạnh phúc.
Trong mâm cỗ ngày tết của người Trung Quốc không thể thiếu sủi cảo, mì, bánh trôi nước,….Sủi cảo (饺) tượng trưng cho sự chuyển giao (交) giữa năm cũ và năm mới, bởi vì trong chữ 饺 có bộ “giao” giống với chữ “ 交 “. Ăn mì biểu trưng cho mong muốn sức khỏe dồi dào, “trường thọ”. Bánh trôi nước tiếng Trung là 汤圆 , có hình tròn tượng trưng cho sự viên mãn, hoàn hảo, mọi sự như ý, vỏ bánh được làm từ bột nếp dẻo dai, kết dính tượng trưng cho sự gắn bó của các thành viên trong gia đình.
Một số câu chúc tết hay bằng tiếng Trung
Chúc mừng năm mới 新年快乐 /Xīnniánkuàilè!/
祝你万事如意! /Zhùnǐwànshìrúyì!/
祝你生意兴隆! /Zhùnǐshēngyìxīnglóng!/
祝你家庭幸福 /Zhùnǐjiātíngxìngfú!/
祝你好运,年年吉祥! /zhù nǐ hǎo yùn , nián nián jí xiáng/
Tết Đoan Ngọ
Thời gian diễn ra: Mùng 5 tháng 5
Tết Đoan ngọ hay còn gọi là lễ diệt sâu bọ, là một trong 4 ngày lễ lớn nhất của Trung Quốc. Vào ngày lễ này, người dân cả nước sẽ được nghỉ lễ liên tiếp 4 ngày.
Các hoạt động của người Trung Quốc vào Tết Đoan Ngọ
• Đua thuyền rồng: Theo tích xưa kể rằng, Khuất Nguyên – vị trung thần nước Sở vào thời Chiến Quốc, trên đường bị đi đày, khi nghe tin nước mất đã nhảy sông Mịch La để tự kết liễu đời mình. Nên về sau, vào ngày tết Đoan ngọ, người dân tổ chức đua thuyền trên sông để tưởng nhớ vị trung thần này.
• Đeo túi thơm: Bên trong túi thơm sẽ chứa các loại hương liệu, có tác dụng đuổi rắn rết, sâu bọ. Người Trung Quốc còn quan niệm rằng, đeo túi thơm vào ngày tết đoan ngọ còn có thể xua đuổi tà ma.
• Ăn bánh ú: Sau khi Khuất Nguyên nhảy sông tự vẫn, để bảo vệ thân xác của ông không bị cá ăn, người dân đã dùng lá gói nếp nấu thành bánh rồi thả xuống cho cá ăn. Từ đó, xuất hiện tập tục này vào ngày lễ đoan ngọ.
• Uống rượu Hùng hoàng: Hùng hoàng là một loại dược liệu có tác dụng diệt sâu bọ, được pha với rượu uống.
Tết Thanh Minh
Thời gian diễn ra: Ngày 04 – 05/04 Thanh minh là một trong 24 tiết khí (24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xoay quanh Mặt Trời, mỗi tiết khí ứng với một đặc điểm khí hậu khác nhau), theo lịch pháp cổ đại. Đặc điểm của nó cũng được thể hiện rõ ràng ở tên gọi, thanh minh trong tiếng Trung là “清明” có nghĩa là trong sáng. Tết thanh minh diễn ra vào những ngày mùa đông vừa kết thúc (trước ngày 5 tháng 4 dương lịch), là lúc mùa xuân tới, tiết trời ấm áp, bầu trời trong xanh, cỏ cây xanh ngời, tràn đầy hương sắc.
Tết thanh minh sẽ là dịp để người dân Trung Quốc đi tảo mộ, quét dọn sạch sẽ, bày hoa quả cúng để tưởng nhớ ông bà tổ tiên.
Lễ Đông Chí
Thời gian diễn ra: Khoảng tháng 11,12 hằng năm
Lễ Đông Chí là một trong nhữg lễ hội lâu đời nhất Trung Quốc. Trong ngày lễ này, mọi người sẽ đến thăm nhau, thưởng thức các món ngon chủ yếu được làm từ bột gạo. Đặc biệt là 汤圆 – Bánh trôi tàu, (hay còn gọi là bánh trôi nước).
Lễ Thất Tịch
Thời gian diễn ra: Mùng 7 tháng 7 âm lịch
Lễ Thất Tịch là ngày lễ Valentine của người Trung Quốc với câu chuyện của Ngưu Lang, Chức Nữ. Đây là dịp cặp đôi thể hiện thành ý và dành thời gian bên nhau, nguyện ước tình yêu bền chặt, lâu dài.
Lễ Vu Lan
Thời gian diễn ra: 15 tháng 7 âm lịch
Ở Việt Nam, Trung Quốc hay một số nước phương Đông tin thờ Phật giáo, đều rất coi trọng ngày lễ này. Ngày lễ Vu Lan có nguồn gốc từ truyền thuyết về lòng hiếu thảo của bồ tát Mục Kiền Liên – một trong những đệ tử của Đức Phật. Mục Kiền Liên tinh thông quảng đại nhưng cũng không cách nào cứu mẹ thoát ra khỏi ngạ quỷ vì bà đã làm quá nhiều việc ác. Ông đã tới trước Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, khóc xin người chỉ cách cứu mẹ. Đức phật nói, ngày rằm tháng 7 (15 tháng 7 âm lịch) là ngày ân xá cho các linh hồn ở địa phủ, muốn cứu mẹ, ông phải cúng dường phẩm vật lên mười phương chúng tăng. Nhờ vào lời phật dạy, ông đã cứu được mẹ ra khỏi đau khổ chốn địa ngục.
Từ đó, rằm tháng 7 trở thành đại lễ Vu lan, người dân khắp nơi báo hiếu cha mẹ và bày tỏ sự hiếu kính đối với ông bà tổ tiên.
Ở Việt Nam hay Trung Quốc, vào ngày này, người dân thường đi lễ chùa, cúng cô hồn, phóng sanh và thả đèn hoa đăng. Ngoài ra, ở Việt Nam, mọi người khi lên chùa cúng lễ, còn có tục cài hoa trên ngực áo. Ai còn mẹ sẽ cài hoa màu đỏ, ai không còn mẹ sẽ cài bông hoa trắng.
Tổng Hợp Các Món Ăn Truyền Thống Trong Mâm Cỗ Miền Trung Ngày Tết
Miền Bắc thì có bánh chưng, còn miền Trung thì có bánh tét, một loại bánh được làm từ gạo nếp, nhân thịt heo và đậu xanh bên trong cũng không khác bánh chưng là mấy, nó chỉ khác về hình dạng. Bánh tét thì được gói bằng lá chuối xanh với hình trụ dài, còn bánh chưng thì gói bằng lá dong với hình vuông.
Bánh tét là linh hồn của mâm cỗ miền Trung đó
Hầu như nhà nào cũng có một cặp bánh tét trên bàn thờ để thờ cúng tổ tiên ngày đầu năm. Những chiếc bánh tét thơm lừng, được cắt thành từng khoanh có mùi hương đậm đà, phần vỏ săn chắc của nếp cái hòa quyện với thịt heo mỡ, đậu xanh, lại ăn cùng với miếng củ kiệu, dưa món. Bánh tét của miền Trung mộc mạc và đơn giản như chính những con người nơi đây vậy, nhưng cũng chính vì vậy mà khi thưởng thức bánh tét bạn có thể cảm nhận rõ ràng vị ngon thấm thía trong này.
Thịt heo ngâm nước mắm
Sau bánh tét thì mâm cỗ miền Trung còn có món thịt heo ngâm nước mắm được cắt lát mỏng ăn kèm. Thịt heo ngâm nước mắm thơm ngon đậm đà, tốn khoảng 3 ngày để làm, vì vậy người dân miền Trung thường làm chuẩn bị trước cho thịt heo ngấm đậm gia vị. Được chế biến từ thịt heo luộc trong nước mắm pha đường, sau đó cho thịt luộc vào trong hũ thủy tinh, đổ nước mắm vào cho ngập thịt, thêm vài củ hành nướng sơ qua vào cho thơm, để 3 ngày là ăn được.
Món thịt heo ngâm nước mắm chính là một trong những món ăn được yêu thích và không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết, vị mặn của món thịt heo kết hợp với dưa món, hay cùng bánh tráng thì càng hấp dẫn hơn.
Chả bò/Giò bò tiêu sọ
Tiếp theo một món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết miền Trung chính là chả bò tiêu sọ, những khoanh chả bò nâu đỏ, xen lẫn là những hạt tiêu sọ đen. Món ăn có mùi thơm đặc trưng này “sở hữu” tất tần tật các vị mặn, ngọt, giòn, dai hòa quyện với mùi cay nồng đặc trưng của tiêu đen, để lại dư vị không thể nào quên nếu đã từng được nếm thử.
Ở miền Trung thì nổi tiếng nhất là chả bò Đà Nẵng, những khoanh chả bò hồng nâu, vị hơi ngọt, nhưng đậm đà, ăn thêm múi tỏi hay kèm dưa món thì ngon không đâu bằng được. Chả bò tiêu sọ có thể ăn kèm với hành tươi, rau thơm hoặc ăn cùng với bánh mì đều rất ngon.
Nem chua
Sau chả bò phải kể đến nem chua, mâm cỗ ngày Tết thiếu nem chua thì thật là thiếu xót. Khi có khách đến nhà chơi, người dân miền Trung thời mời rượu, bia kèm với nem chua nướng nhâm nhi. Nem được làm từ thịt heo xay nhuyễn, trộn cùng bì heo, gia vị, lá đinh lăng cùng tỏi rồi đem đi ủ chua cho lên men đến chín. Không phải chỉ ở Thanh Hóa mới có nem chua, mà hầu như trên cả nước nó đã trở thành món ăn chơi quen thuộc.
Nem chua khi ăn có vị chua tự nhiên, lại giòn giòn cay cay, cắn thêm miếng tỏi ngâm chua nữa thì hết sảy. Và có điều đặc biệt hơn hết là nem chua miền Nam trước khi ủ men nem chua thì họ thường gói trong lá ổi và lá chùm ruột để nem chua có vị thanh hơn. Nếu đã từng nếm thử nem chua miền Trung thì bạn sẽ muốn ăn thêm nhiều nữa đấy!
Bắp bò kho mật mía
Mâm cỗ ngày tết miền Trung cũng không thể thiếu nem nữa!
Một món sau thịt heo ngâm nước mắm phải kể đến bắp bò kho mật mía, đây là một trong những món đặc sản của xứ Nghệ. Những lát thịt bò mỏng mềm ngọt có mùi thơm của mật mía, vị cay cay của các gia vị như gừng, sả, ớt hòa quyện. Bắp bò kho mật mía cũng là món ăn được người Trung rất ưa chuộng và ưu ái cho lên mâm cỗ ngày Tết, với màu sắc đậm đà nhưng đơn giản hài hòa cũng nói lên phần nào đức tính đơn giản của người dân miền Trung.
Dưa củ kiệu, dưa món
Ở miền Bắc thì có dưa hành, miền Nam có củ kiệu tôm khô, còn miền Trung thì có củ kiệu, dưa món gồm đu đủ xanh, củ cải trắng, su hào, cà rốt phơi khô và được ngâm chua mặn. Để dung hòa các món ăn trong mâm cỗ ngày Tết, hầu như gia đình nào cũng có củ kiệu, dưa món, đây cũng chính là cái hồn trong ngày Tết của người miền Trung, củ kiệu hay dưa món ăn kèm với bất kì món gì cũng thấy ngon, nào là bánh chưng, chả bò, hay thịt luộc cũng ngon, ngay cả khi ăn kèm với cơm trắng cũng đủ ngon.
Các món bánh
Trong mâm cỗ ngày Tết miền Trung không thể thiếu các loại bánh đặc trưng của từng vùng như bánh tổ (Quảng Nam), bánh in (Bình Định, Quảng Ngãi), bánh phu thê (Huế)… Một trong số đó phải kể đến bánh tổ, đây là một món bánh khá đặc biệt, là sự kết hợp tinh tế của gạo nếp, đường đen và mè. Bánh tổ thường được làm nhiều một lúc để sử dụng dần, và nó chỉ xuất hiện vào những ngày cận kề Tết. Khi ăn thì có người thích cắt ra từng miếng, ăn ngay, còn có người nướng trên bếp than cho mềm hoặc chiên cùng với dầu cho ngon.
Những Món Ăn Mang Lại May Mắn Trong Ngày Tết Của Người Trung Quốc
Tết Nguyên Đán là dịp lễ đặc biệt quan trọng đối với người Trung Quốc, họ sẽ cùng nhau trang trí nhà cửa, chúc Tết, mừng phong bao lì xì.
Cá
Món ăn mang lại may mắn trong ngày Tết của người Trung Quốc đầu tiên phải kể đến đó là cá, trong tiếng Trung, cá còn được phát âm là Yú/yoo gần giống chữ “dư thừa”. Cũng chính vì vậy đối với người dân nơi đây, họ xem món ăn này sẽ mang đến nhiều của cải, giúp gia đình có thêm nhiều tài lộc thịnh vượng khi bước sang năm mới.
Tuy nhiên món cá ngày đầu năm cũng có thêm một vài quy định độc đáo khác, đầu tiên khi dọn cá ra bàn thì phần đầu cá sẽ hướng về người lớn tuổi nhất hay người có địa vị cao nhất và khi họ bắt đầu ăn thì những người tiếp theo mới được dùng bữa.
Thêm nữa, người ngồi phía đầu và cuối đuôi cá sẽ cùng chúc nhau một ly rượu, nó thể hiện sự viên mãn và may mắn cả năm.
Sủi cảo
Món ăn có mặt hàng ngày trong mâm cơm hàng ngày của người Trung Quốc này cũng rất quan trọng trong những ngày Tết, thêm chút khác biệt khi trong thời điểm này sẽ thì thay vì làm hình dáng tròn, những chiếc sủi cảo sẽ có hình dáng giống như nén bạc, nén vàng của ngày xưa, chiếc bánh cũng có nhiều nếp gấp hơn vì theo quan niệm của người Trung Quốc, nếu chiếc sủi cảo thẳng tuột thì biểu hiện của sự khốn khó, ngược lại nếu có nhiều nếp gấp sẽ có thêm tiền tài, giàu có.
Hình dáng những chiếc bánh sủi cảo ngày Tết giống nén vàng, nén bạc ngày xưa
Sủi cảo với nhân đa dạng từ thịt bò, thịt gà, tôm, cá, rau với nhiều cách chế biến khác nhau như luộc, hấp và rán.
Hơn nữa, khi nặn bánh, người ta sẽ cho thêm đồng xu hoặc một sợi chỉ vào bên trong. Và sẽ thật may mắn nếu ai ăn trúng những chiếc bánh này, đồng xu tượng trưng cho sự giàu có còn sợi chỉ chính là trường thọ.
Chả giò
Đây cũng là món ăn có mặt trong mâm cơm ngày Tết của người Trung Quốc, đặc biệt là vùng Giang Tô, Thượng Hải, Phúc Kiến, Thâm Quyến, Quảng Châu… những chiếc chả giò tròn đầy khi rán lên có màu vàng ươm rất bắt mắt, hao hao như những thỏi vàng ngày xưa, vậy nên nó mang đến cho sự giàu có, thịnh vượng và tiền tài.
Chè trôi nước
Món ăn gắn liền với lễ hội Đèn lồng và góp phần vào danh sách những món ăn mang lại may mắn trong ngày Tết của người Trung Quốc. Trong tiếng Trung, chè trôi nước được phát âm là Tāngyuán, còn có nghĩa là “đoàn viên”.
Hình dáng tròn đầy của viên chè trôi nước cũng thể hiện cho sự viên mãn, mang ý nghĩa gia đình sum vầy, quây quần hạnh phúc bên nhau.
Mì trường thọ
Món ăn quen thuộc trong ngày sinh nhật ngày mừng thọ của người Trung Quốc, sợi mì thường dài với ý nghĩa hy vọng người ăn sẽ được trường thọ, sống lâu trăm tuổi. Mì trường thọ ngày Tết thường ăn kèm với nhân tôm, thịt, rau củ. Khi thưởng thức, mọi người sẽ cố gắng ăn hết cả sợi mỳ mà không cần cắn đứt, đây cũng là một nét văn hóa độc đáo của người dân Trung Hoa được lưu giữ đến tận bây giờ.
Bánh tổ
Thêm một món ăn mang lại may mắn trong ngày Tết của người Trung Quốc khác nữa là bánh tổ hay còn có tên gọi khác là niên cao, còn được có hàm ý năm sau cao hơn năm trước về mọi mặt, tiền tài, địa vị, công việc, sức khỏe… Bánh tổ được chế biến từ những nguyên liệu quen thuộc như đường, hạt dẻ, gạo nếp, lá sen, chà là…
Ẩm Thực Ngày Tết Trung Quốc
Cũng giống người Việt, người Trung Quốc cũng có phong tục làm mâm cơm đêm giao thừa để dâng lên ông bà, tổ tiên, hay còn gọi là mâm cơm đoàn viên, mâm cơm Tết. Mâm cơm Tết mang một ý nghĩa vô cùng thiêng liêng đối với mỗi gia đình trong dịp Tết. Đó là nơi các thành viên trong gia đình sum vầy bên nhau sau một năm bận rộn. Khi không khí Tết rộn ràng khắp nơi, cũng là lúc nhà nhà chuẩn bị những thực phẩm tươi ngon để chế biến những món ăn truyền thống đón Tết. Bánh chưng, bánh tét là những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt. Trong khi đó, bánh chưng lại là món ăn chủ đạo trong Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc, còn ngày Tết, mỗi vùng miền trên đất nước rộng lớn này lại có một nét ẩm thực khác nhau.
Một gia đình Trung Quốc chuẩn bị làm sủi cảo đón năm mới. Ảnh: TTXVN.
Trong ngày Tết cổ truyền, người Trung Quốc thường để dành riêng bát đũa và chỗ ngồi cho những thành viên không thể về đoàn tụ để thể hiện ý nghĩa đoàn viên. Về vị trí chỗ ngồi trong mâm cơm ngày Tết cũng phải theo thứ tự. Ông bà ngồi trên, cháu chắt ngồi giữa, cha mẹ ngồi dưới, không phân chia già trẻ gái trai và thường thì đều phải uống một chút rượu chúc mừng. Bữa cơm Tết được diễn ra trong không khí vô cùng vui vẻ, ấm cúng.
Với hy vọng một năm mới nhiều may mắn, người Trung Quốc thường mượn sự đồng âm trong biểu đạt ngôn ngữ và ý nghĩa tốt đẹp của chính món ăn ngày Tết để gửi gắm những điều an lành. Ví như bánh gạo gọi là “Bộ bộ cao”, nghĩa là “ngày một phát triển”. Bánh sủi cảo gọi là “Vạn vạn thuận”, nghĩa là vạn sự hanh thông. Rượu ngày Tết gọi là “Trường lưu thủy”, “Đại nguyên bảo” thay cho trứng gà, cá được gọi là “Niên niên hữu dư”…
Xưa kia, mâm cơm giao thừa của người Bắc Kinh, Thiên Tân thường làm các món hầm từ thịt lợn, thịt bò, dê, gà và thêm vài món rau xào. Trong khi đó, người Thiểm Tây lại bố trí bữa cơm Tết với bốn mâm, tám bát. Bốn mâm gồm rau xào và các loại rau trộn. Tám bát gồm các món chủ đạo như trộn thập cẩm và đồ nướng, đồ xào.
Ngày Tết của miền Nam tỉnh An Huy lại phong phú với đủ món thịt. Người dân nơi đây đã rất giỏi trong chế biến thịt thành nhiều món khác nhau trong bữa cơm Tết. Cùng một nguyên liệu nhưng lại cho những hương vị khác biệt. Trong khi đó, ở miền Trung thì mâm cơm Tết thường có hai con cá. Một con cá chép và một con cá mè nguyên con. Con cá chép để dâng lên tổ tiên, thường chỉ nhìn chứ không ăn. Ở đây, người Trung Quốc đã mượn từ đồng âm của “nhìn cá” để biểu đạt ý nghĩa “nhìn thấy dư thừa”. Cá mè thì có thể ăn và mang hàm ý mong một năm mới “con đàn cháu đống”.
Cũng mang ý nghĩa như vậy, vùng Phàn Dương, tỉnh Giang Tây ngoài cá họ còn có thêm món sủi cảo trong mâm cơm Tết. Trong đó, có loại bánh sủi cảo trong nhân có đường miếng, hoa và đồng bạc với mong muốn năm mới sẽ có cuộc sống ngọt ngào, trường sinh bất lão, phát tài phát lộc. Một số nơi khác tại An Huy, bữa cơm đầu tiên trong ngày Tết mỗi người phải cắn một miếng củ cải sống, gọi là “nhai xuân”, họ cho rằng như vậy sẽ “phòng ngừa bệnh tật, năm mới an lành”. Huyện Kỳ Môn thì lấy món “Trung hòa” làm món ăn đầu tiên trong ngày Tết. Nguyên liệu chính của món này bao gồm: Đậu phụ, nấm hương, măng, tôm nõn, thịt kho. Món ăn này mang ý nghĩa “làm điều thiện sẽ rước tiền tài vào nhà”. Người An Khánh thì trong ngày Tết, trước khi ăn cơm họ sẽ ăn trước bát mì. Sợi mì được hình dung như “dây tiền”. Còn người dân ở Hợp Phì của tỉnh này thì lại giữ phong tục ăn “Đậu chân gà” trong ngày Tết với mong muốn “giữ được tiền tài”. Người chủ gia đình phải ăn một cái đùi gà, ngụ ý là “kiếm được tiền”, mong cho năm mới tiền vào như nước.
Người Trung Quốc thường chế biến cá nguyên con trong ngày Tết với hàm ý mong một năm mới đầy đủ, sung túc.
Cũng các món ăn về gà, nhưng khác với Hợp Phì, một số nơi ở Hồ Bắc, người dân ăn canh gà để hy vọng một năm mới vui vẻ bình an. Ngoài ra, lực lượng lao động chính trong nhà còn ăn món chân gà. Người ta mượn sự đồng âm của từ “ăn chân gà” để ngụ ý cho một năm mới sẽ có nhiều tiền. Đối với các em nhỏ thì nên ăn cánh gà để được “bay cao bay xa”. Những người khác trong gia đình lại ăn xương gà, với hàm ý sẽ thành người vượt trội, xuất sắc hơn người. Vùng Đông Bắc của tỉnh này lại có tục lệ rất độc đáo: “Tam hấp”, “Tam cao”, “Tam hoàn”. “Tam hấp” bao gồm: Cá hấp cả con, vịt hấp cả con, gà hấp cả con. “Tam cao” đó là: Chả cá, chả thịt, chả dê. Cá viên, thịt viên và ngó sen viên gọi là “Tam hoàn”
Không giống với Hồ Bắc, người dân Cáp Nhĩ Tân thường chế biến khoảng từ 10 đến 16 món ăn trong mâm cơm Tết. Nguyên liệu chính là gà, vịt, cá, thịt và các loại rau. Cũng với nguyên liệu chính là gà, vịt, cá, thịt và các loại rau, nhưng bữa cơm tất niên ở Cán Nam thường cố định 12 món. Còn một số nơi ở Triết Giang lại sắp xếp cho đủ “10 bát lớn” với hàm ý “Thập toàn thập phúc”.
Mâm cơm Tết của người Nam Xương, tỉnh Giang Tây thường có hơn 10 món, trong đó có 8 món chính và 2 món canh. Các món ăn thường đảm bảo yếu tố bốn món lạnh và bốn món nóng.
Điểm chung trong mâm cơm ngày Tết ở mỗi nơi đều có một hoặc một vài món bắt buộc và những món ăn đó thường mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Trong cái chung ấy, các vùng miền lại luôn giữ cho mình những điều độc đáo, tạo nên bản sắc riêng.
Với vùng Tô Châu, trên mâm cơm bắt buộc phải có rau xanh, còn gọi là “rau an lạc”, giá hay còn gọi là “rau như ý”. Họ ăn rau cần với ý nghĩa một năm “cần cù chăm chỉ”. Cũng có tục lệ ăn rau cần, xong một số nơi ở Giang Tô, Triết Giang còn có thêm rau hẹ, măng.
Vùng Nam Trung Bộ của tỉnh Hồ Nam bắt buộc phải có một con cá chép khoảng 1kg được gọi là “Đoàn niên ngư” và một miếng thịt chân giò khoảng 3kg, gọi là “chân giò đoàn niên”. Ngoài ra, một số nơi khác tại tỉnh này người ta bắt buộc ăn món bánh gạo, với ý nghĩa là “năm sau sẽ tốt hơn năm trước”. Còn đối với người dân ở vùng Nam Xương, ngoài món bánh gạo ra còn có các món cố định là: Cá kho, mì xào, cơm bát bảo, chè kho. Trong khi đó, một bộ phận nhỏ người Miêu trong bữa cơm đầu tiên họ lại ăn bánh chưng và uống rượu vang. Họ cho rằng, đó là những món ăn sẽ mang lại cho họ một cuộc sống ngọt ngào và quanh năm được mùa.
Còn ở thủ phủ Sa Thị của Kinh Châu, bữa cơm đầu tiên trong năm mới nhất định phải ăn trứng gà. Họ cho rằng đây là món ăn mang ý nghĩa chân thành, không khoa trương và một năm mới nhiều điều may mắn, như ý. Nếu khách đến nhà chơi thì nên ăn hai quả trứng ốp lết, loại có thể xuyên qua lòng trắng nhìn thấy lòng đỏ. Ý nghĩa của việc này là: “Vàng lồng trong bạc, vừa có vàng vừa có bạc”.
Đối với một số nơi ở vùng Quảng Đông, bữa cơm đầu tiên trong năm mới họ sẽ chuẩn bị “Vạn niên lương”. Tức là làm đầy đủ số món ăn cho cả gia đình trong ba ngày Tết để mong cho “một năm mới không phải lo lắng tới cái ăn”. Ở vùng Triều Châu, bữa cơm Tết đầu tiên người ta thường ăn món hủ viên được làm từ mì và củ cải khô, uống “nước ngũ quả” từ hạt súng, hạt sen, với ngụ ý cuộc sống sẽ luôn luôn ngọt ngào. Trong khi đó, người dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây lại ăn đồ ngọt, với mong muốn một năm mới nhiều điều tốt đẹp, ngọt ngào như ý.
Giống như người An Khánh, người Mân Nam của tỉnh Phúc Kiến có thói quen ăn mì trong bữa cơm đầu tiên của năm mới, tuy nhiên không phải mang ý nghĩa là “dây tiền” mà họ mong muốn “mãi mãi bên nhau”. Còn người dân ở vùng Chương Châu của tỉnh này lại ăn xúc xích, trứng muối và gừng, với ngụ ý là “mỗi ngày thêm một vận may”.
Với vùng Quan Trung và một số nơi ở Hà Nam, bữa cơm đầu tiên trong năm mới thường ăn món ăn nấu lẫn giữa sủi cảo và mì, hay còn gọi là “Kim tơ xuyên nguyên bảo”, “Ngân tuyến treo hồ lô”, thể hiện mong muốn một năm mới nhiều tài nhiều lộc. Còn miền Nam của tỉnh này, bữa cơm giao thừa thường ăn kéo dài đến nửa đêm. Khi tiếng chuông báo hiệu năm mới bắt đầu thì người ta sẽ bê lên một đĩa cá, với ngụ ý là “niên niên dư thừa”. Sáng mồng Một sẽ nấu lẫn sủi cảo và mì để ăn, mì tượng trưng năm mới phát tài.
Bữa cơm đầu tiên trong Tết của Đài Loan thường ăn “Trường niên thái” tức là dưa cải, đây là loại lá thân dài, có vị đắng. Có nơi còn có những sợi miến dài kèm theo, với ngụ ý “trường sinh bất lão”.
Bánh gạo là món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết của người Trung Quốc.
Người Thượng Hải lại ăn bánh trôi, bánh gạo, bánh tổ ong, bánh hạt đào vào mồng Một Tết với ngụ ý là “mỗi năm một tốt hơn”, “từng bước cao hơn”. Ngoài ra, ăn giá hay còn gọi là “rau như ý” tượng trưng cho vạn sự như ý, dùng đậu tằm ngâm thành giá đậu, có ngụ ý là phát tài.
Giao thừa tại Tứ Xuyên thường ăn lẩu, sáng Mồng Một người dân ăn bánh trôi, tượng trưng cho sự đoàn viên.
Nét độc đáo trong ẩm thực ngày Tết của từng vùng miền đã tạo nên sự phong phú đa dạng trong mâm cơm ngày Tết của người Trung Quốc. Những món ăn ấy khiến cho những người con dù đi xa muôn nơi vẫn mong ngóng quay về đoàn tụ cùng gia đình bên mâm cơm ngày Tết, để hít hà, tận hưởng những hương vị quê hương đậm đà, ấm cúng.
TƯỜNG VY (tổng hợp)
Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Hợp Các Ngày Lễ Của Người Trung Quốc Bằng Tiếng Trung trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!