Bạn đang xem bài viết Toàn Bộ Kiến Thức Cúng Thôi Nôi Cho Bé Từ A được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cúng thôi nôi cho bé là một trong những dịp lễ quan trọng đầu đời của mỗi đứa trẻ và cũng là nét đẹp truyền thống văn hóa lâu đời của cha ông ta để lại từ ngàn xưa. Với mỗi cha mẹ thì dù hoàn cảnh gia đình thế nào, dù bận rộn ra sao hay vì bất cứ lí do nào khác thì cũng sẽ dành thời gian và sự quan tâm cho con cưng của mình trong ngày này.
Cúng thôi nôi không quá phức tạp, không quá cầu kỳ hay nhiều thủ tục, điều quan trọng là cần chú ý những điều cơ bản và tránh những thứ kiêng kỵ để mong cầu những điều hạnh phúc, may mắn nhất dành cho bé trong tương lai.
Cách tính ngày cúng thôi nôi cho béTheo truyền thống thì mọi việc cúng kiếng đều tính theo lịch âm và tùy thuộc vào bé trai hay gái mà sẽ có cách tính ngày khác nhau. Nếu như ngày xưa ông bà ta thường dựa theo âm lịch thì hiện đại nhiều nơi sẽ tính theo lịch dương.
Mỗi cách sẽ có những ưu điểm và điều khác lạ riêng vì thế để nghi lễ cúng thôi nôi được diễn ra hoàn hảo nhất, cha mẹ và gia đình cần lưu ý điều cơ bản sau:
Cách tính ngày cúng thôi nôi cho bé theo lịch dương sẽ không phân biệt gái hay trai, điều này giúp người trẻ thuận tiện ghi nhớ và tính dễ dàng hơn khi ngày cúng thôi nôi sẽ trùng vào ngày sinh nhật 1 tuổi của bé.
Cách tính ngày cúng thôi nôi cho bé theo lịch âm tuyền thống sẽ dựa vào giới tính của con cưng với công thức “Gái lùi 2 trai lùi 1”.
Cách tính ngày đầy năm cho bé gái:
Với công thức gái lùi 2 thì cha mẹ có thể dễ dàng tính được ngày làm lễ cúng cho bé khi chỉ việc lùi ngày sinh âm lịch lại. Ví dụ bé gái nhà bạn sinh 20/1/2023 thì chúng ta sẽ lùi 2 thành 18/1 âm lịch.
Còn trường hợp dính vào năm nhuận thì các mẹ cũng nên lưu ý nho nhỏ ở cách tính ví dụ bé gái sinh vào tháng 4 âm lịch đầu thì sẽ làm lễ cúng thôi nôi vào tháng 3 năm sau, còn nếu bé gái sinh vào tháng 4 âm lịch sau sẽ cúng vào tháng 4 âm lịch năm sau.
Bé trai thì cũng sẽ có cách tính giống như bé gái chỉ cần áp dụng “Gái lùi 2 trai lùi 1” theo đó ví dụ bé nhà bạn sinh ngày 20 tháng 1 âm lịch thì ngày đầy năm sẽ dính vào 19 tháng 1 âm lịch. Trường hợp trùng vào năm nhuận thì vẫn cứ áp dụng cách tính của bé gái là ba mẹ sẽ tìm được ngày làm thôi nôi chuẩn cho bé.
Vậy nên cúng tròn 1 tuổi vào buổi sáng hay chiều?Điều này khá nhiều cha mẹ thắc mắc vì họ sợ dính vào những giờ kiêng kỵ làm ảnh hưởng đến con cưng.
Nhưng dựa trên những kinh nghiệm tâm linh thì điều này sẽ không quá quan trọng bởi việc lựa chọn buổi cúng để làm lễ làm sao cho thích hợp và thuận tiện nhất cho cả gia đình đều được. Có người sẽ lựa chọn buổi sáng vào khung giờ 7-11 giờ trưa hoặc làm lễ vào buổi chiều mát 15-19h.
Mọi thứ sẽ tuyệt vời nếu nằm trong tầm kiểm soát của cha mẹ và cả gia đình. Ngoài ra cũng nên lưu ý vài điểm quan trọng:
Xác định giờ theo cung hoàng đạo để mọi việc mưu cầu mong muốn được thuận lợi và mang ý nghĩa tốt hơn theo tâm linh và truyền thống của ông bà ta.
Không làm mâm cúng vào giờ kỵ để tránh những điều không hay.
Tổng hợp văn khấn bài cúng thôi nôi cho bé trai, bé gái chuẩn nhất Tại sao ba mẹ nên cúng đầy năm cho bé?Với kiến thức tâm linh và những kinh nghiệm mà Thánh Cúng đã học hỏi được qua nhiều năm tìm hiểu, việc cha mẹ làm mọi thứ trong ngày đầy năm của bé mang 1 ý nghĩa rất quan trọng trong ngày quan trọng đầu đời của đứa con cưng. Cha mẹ nào cũng mong muốn con hay ăn chóng lớn, phát triển khỏe mạnh và mong muốn vào 1 tương lai tươi sáng trước mắt.
Vì thế việc cúng đầy năm cho bé sẽ có những ý nghĩa đáng quý như:
Lưu giữ nét văn hóa truyền thống đẹp đẽ của người Việt.
Khẳng định sự hiện hữu của thành viên mới trong gia đình, mong thần linh, tổ tiên chứng giám.
Cúng đầy năm cho bé cũng là điều cần thiết để cảm ơn bà Mụ và Đức ông đã nặn nên bé và trao tặng nó cho cha mẹ.
Sự chu đáo, tươm tất trong mâm cúng mà cha mẹ chuẩn bị sẽ là lòng thành kính để mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với con và mong cho 1 tương lai tốt hơn.
Ngoài ra, ý nghĩa xa hơn của việc làm cúng đầy năm cho bé là để tạo cơ hội để các thành viên trong gia đình sum vầy, quây quần bên nhau tăng thêm sự đoàn kết cùng nhau chia sẻ niềm vui sau thời gian không gặp mặt.
Lễ đầy năm là gì?Lễ đầy năm hay còn gọi là thôi nôi cũng giống như lễ sinh nhật 1 tuổi nhưng nó mang ý nghĩa đặc biệt hơn nhiều khi đây là cột mốc quan trọng chứng nhận con yêu đã trải qua 12 tháng đầu đời.
Thôi nôi được hiểu là con đã trải qua giai đoạn nằm nôi để chuyển sang nơi lớn hơn, nằm ngủ giường cùng cha mẹ và đánh dấu cột mốc mới mang những ý nghĩa to lớn hơn.
Lễ đầy năm không chỉ đơn giản như lễ sinh nhật hàng năm mà nó cần được bày biện mâm cúng để cảm ơn 12 Mụ Bà và 3 Đức Ông. Chính vì sự quan trọng này mà cha mẹ cần lưu ý để có thể tổ chức được mâm cúng lễ đầy năm chu đáo.
Mâm lễ vật cúng tròn 1 tuổi cho bé đơn giản gồm những gì?Những cha mẹ trẻ thường không có quá nhiều kinh nghiệm trong việc chuẩn bị mâm cúng cũng như những thủ tục cơ bản trong việc làm lễ thôi nôi cho con.
Nhưng với sự tiện lợi của xã hội ngày nay thì việc tìm 1 dịch vụ cung cấp mâm cúng uy tín để gửi gắm lòng tin không quá khó. Chỉ cần liên hệ với chúng tôi cha mẹ có thể tiết kiệm được thời gian, công sức mà vẫn chuẩn bị được mâm cúng thôi nôi cho con đủ đầy và tươm tất.
Mâm lễ vật cúng tròn 1 tuổi cho bé đơn giản gồm những gì?
Theo dân gian thì khi cúng đầy năm cho con sẽ được trình bày làm 2 nâm khác nhau, 1 để cúng ngoài sân và 1 cúng trong nhà. Mỗi mâm sẽ có sự khác nhau để dâng lên thần linh, tổ tiên. Cụ thể như:
Mâm cúng ngoài sânCha mẹ, người lớn cần lưu ý ghi nhớ những thứ cơ bản để có thể chuẩn bị mâm cúng được đầy đủ và tránh những thiếu sót không mong muốn, bao gồm:
Chè, xôi, gà (vịt) luộc để cúng bà Mụ và Đức ông.
Heo quay
5 bát cháo nhỏ, 1 tô cháo lớn
1 dĩa thịt luộc
1 dĩa trái cây
1 ly rượu trắng
1 tách trà.
Những thứ quan trọng khác như nhang, đèn, 1 con dao cắm trên mình lợn quay.
Mâm cúng ngoài sân mang ý nghĩa cúng dâng lên thổ công thổ chủ, nên đặt ngoài sân bởi đây là nơi ra vào của gia đình và mâm cúng cần được đặt theo hướng ra ngoài cửa. Mâm cúng được chuẩn bị chu đáo, người lớn, chủ lễ sẽ đọc văn khấn tiến hành lễ cúng theo đúng phong tục để cầu mong những điều tốt lành, may mắn đến với cháu.
Mâm cúng trong nhàMâm cúng thôi nôi trong nhà cho bé mang ý nghĩa cúng dâng lên Thành Hoàng bốn cảnh, Cửu Huyền thất tổ và ông bà. Trong mâm cúng đặt trong nhà này, cần lưu ý những điều sau:
– Nhà có bao nhiêu bàn thờ sẽ tương ứng với số mâm cúng cần chuẩn bị. – Tùy từng vùng miền mà sẽ có những sự khác nhau nhỏ trong việc chuẩn bị mâm cúng nhưng thông thường sẽ bao gồm:
12 chén chè, xôi dành cúng 12 bà Mụ và 1 phần cúng bà chúa
1 con gà (vịt) luộc
3 chén chè nhỏ, 1 tô cháo lớn cúng 3 ông Mụ.
Nghi thức, văn khấn cúng bàn thờ trong nhà cũng giống ngoài sân chỉ cần lưu ý thay đổi tên của các vị cần khấn vái.
Chuẩn bị mâm lễ vật cúng tròn 1 tuổi cho bé rất đơn giản, chỉ cần cha mẹ bỏ chút ít thời gian và tâm huyết, cẩn thận là có thể tự tay thể hiện tình cảm của mình dành cho sự kiện quan trọng đầu của con.
Tuy nhiên, tâm lý nhiều người lại thường sợ sai, sợ vướng vào những điều cấm kỵ có lỗi hoặc thường gặp hơn là việc cha mẹ không có thời gian rảnh để chuẩn bị.
Được thành lập và phục vụ khách hàng nhiều năm, chúng tôi tự hào là 1 trong những dịch vụ cung cấp mâm cúng, lễ vật cúng thôi nôi uy tín trên thị trường. Chúng tôi thấu hiểu những khó khăn của các cặp vợ chồng trẻ và lấy đó làm trọng trách để phục vụ bạn. Hãy liên hệ chúng tôi để có được sự phục vụ tốt nhất trong lễ cúng thôi nôi cho con yêu.
Mâm đồ cho bé bốc thôi nôi gồm những món gì?1 điểm thú vị và hết sức đặc biệt ở lễ cúng thôi nôi cho bé đó chính là việc ba mẹ chuẩn bị một mâm đồ chơi để bé lựa chọn. Theo ý nghĩa dân gian thì vật mà bé bốc được sẽ gắn liền với công việc của bé trong tương lai. Tất nhiên, điều này có thể đúng hoặc không tuy nhiên nó là 1 nét đẹp được lưu truyền và thường xuất hiện trong lễ cúng thôi nôi đầu đời của bé.
Vậy các mẹ có thắc mắc trong mâm đồ chơi cần những món gì không?Theo tục xưa thì bố mẹ sẽ cần chuẩn bị bút, viết, gương, lược hoặc những món đồ phổ biến đơn giản. Còn ngày nay khi cuộc sống đa dạng hơn, nét văn hóa này đã được nâng tầm với những món đồ chơi xịn hơn như điện thoại, máy tính hoặc nhiều người vui tính hơn còn chuẩn bị cả tiền và vàng. Thú vị thôi, bởi ai cũng muốn tương lai con cưng sau này lớn lên sẽ giàu có và khỏe mạnh.
Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng tròn 1 tuổi bằng đồ chay theo phật giáoCũng giống như cúng đầy tháng, cúng đầy năm cũng có nét riêng đó là mâm cúng chay theo phật giáo. Đây là một điều đặc biệt mang nét thuần khiết và thanh tịnh, mong cầu một cuộc sống yên ả và êm đềm cho tương lai của con cái.
Mâm cúng đồ chay không mang nghĩa sát sanh, chứa đựng nhiều khát khao về sự êm đềm nhưng cũng phải được chuẩn bị đầy đủ lễ vật và những nét riêng đặc trưng giống món mặn.
Mâm cúng tròn 1 tuổi bằng đồ chay, cha mẹ cũng cần chú ý những yêu cầu cơ bản để khi chuẩn bị không bị thiếu sót, bởi đó chính là tấm chân tình, sự chân thành mà cha mẹ muốn dâng lên thần linh, tổ tiên cầu mong được chứng giám.
Vậy yêu cầu mâm đồ chay đầy năm có giống mâm chay đầy tháng không, những thứ yêu cầu bao gồm:
12 chén chè nhỏ và 1 chén chè lớn hơn (theo truyền thống của mỗi vùng miền mà có những nơi cúng chè đậu trắng trong lễ thôi nôi bé trai, còn cúng chè trôi nước trong lễ thôi nôi bé gái)
12 đĩa xôi và 1 đĩa xôi lớn hơn
1 đĩa ngũ quả
Hoa tươi
Trầu cau
Giấy cúng và 1 bộ đồ nam (nữ) thể có ghi tên và ngày tháng năm sinh của bé (Những thứ này cúng xong sẽ hóa để giải hạn cho bé)
12 đôi hài Phụng dâng lên 12 Mụ Bà
Ngoài ra cần chuẩn bị nhang, đèn cầy, trà và rượu.
Việc chuẩn bị mâm đồ chay cũng phần nào tiết kiệm thời gian và không cầu kỳ như mâm đồ mặn, tuy nhiên cha mẹ cũng nên tỉ mỉ để có được nghi lễ hoàn hảo nhất.
Cách bày mâm lễ vật cúng tròn 1 tuổi cho bé trai bé gái đơn giảnVới những người kỹ tính và am hiểu nét truyền thống dân gian thì việc bày biện mâm cúng theo cách hợp lý và đẹp mắt luôn được đề cao hàng đầu.
Mâm cúng cần đúng lễ vật, đúng hướng, đúng thời gian và đặc biệt phải có tấm lòng của cha mẹ gửi gắm bên trong nó. Vậy cách trình bày như thế nào?
Quy tắc “đông bình tây quả” thường áp dụng trong việc trình bày lễ vật cũng sẽ được sử dụng trong mâm cúng đầy năm cho bé. Cha mẹ chuẩn bị bình hoa theo đúng yêu cầu sau đó đặt hướng phía đông tính theo hướng của bàn thờ chính trong nhà, những lễ vật khác chuẩn bị đầy đủ xong sẽ được sắp xếp theo hướng tây.
Lễ vật được chia thành 2 mâm như hướng dẫn bên trên, 1 trong nhà, 1 ngoài sân, bố trí bàn để lễ vật cách nhau 10cm nhằm tạo không gian và đúng với truyền thống.
Cách sắp xếp lễ vật cũng là 1 nghệ thuật bởi mâm cúng bắt mắt sẽ được bố trí theo chuẩn với lễ vật cao, dài nằm bên trong mâm những thứ kích thước nhỏ hơn sẽ được bày biện xung quanh sao cho tạo được sự hài hòa và bắt mắt nhất không bị lộn xộn.
Mâm cúng thôi nôi còn quy định gà luộc hay vịt luộc cần ở tư thế ngẩng cao đầu thể hiện sự uy nghiêm. Nhiều người cho rằng lễ vật càng sắp xếp cân đối thì đồng nghĩa với những điều may mắn, trọn vẹn hơn đến với bé.
Các nghi thức cần thực hiện trong lễ tròn 1 tuổi cho trẻTrong nghi lễ cúng thôi nôi cho bé, 2 nghi thức quan trọng không thể thiếu chính là nghi thức bốc đồ chơi chọn nghề và nghi thức mừng tuổi. Ở những địa phương khác nhau có thể thêm những nghi thức khác nhưng truyền thống lâu năm vẫn giữ 2 điều cơ bản này.
Nghi thức chọn nghề:Sau khi cúng xong, đặt trẻ trước mâm đồ chơi để cho trẻ lựa chọn vật yêu thích. Bé sẽ bò đến và lấy thứ nó thích và từ đó người ta sẽ dựa vào để đoán nghề tương lai của bé.
Quan điểm dân gian này có thể đúng hoặc không nhưng nó là nét đẹp văn hóa, người ta cho rằng đồ vật bé cầm đầu tiên sẽ là nghề tương lai của bé. Sau khi chọn xong, người thân trong gia đình sẽ tới chúc mừng và tặng quà cho bé để thể hiện tình yêu thương của các thành viên.
Nghi thức mừng tuổi:Trước khi buổi lễ kết thúc, một số nơi sẽ có nghi thức mừng tuổi cho cháu, điều này được cho rằng mang đến sự may mắn và khởi đầu mới dành cho bé. Tùy điều kiện hoặc truyền thống gia đình có áp dụng hay không. Và cuối cùng mọi thứ hoàn thành, cả gia đình sẽ quây quần bên bàn ăn để cùng chung vui và chức mình cho bé trong ngày trọng đại này..
Hình ảnh mâm lễ vật cúng thôi nôi cho bé đơn giản đúng chuẩn phong tục truyền thống Cách nấu chè đậu trắng cúng tròn 1 tuổiChè đậu trắng là món ăn ngon miệng, béo và đẹp mắt thường được người dân miền Nam yêu thích. Đây cũng là món ăn dễ nấu nên rất thường được hay sử dụng để ăn chơi hoặc làm đồ cúng.
Thông thường trong các mâm cúng tròn 1 tuổi bé trai thường có món chè đậu trắng, điều này tượng trưng cho sự dẻo dai và ngọt ngào. Các gia đình, cha me muốn có món chè đậu trắng trong mâm cúng cũng nên tham khảo kiến thức để có thể chế biến ngon miệng và đẹp mắt.
Vậy cách nấu chè đậu trắng cúng tròn 1 tuổi cần những gì và chế biến ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu nào.
Nguyên liệu chuẩn bị:
Đậu trắng: 200 gram
Gạo nếp: 150 gram
Baking soda (muối nở): 1 thìa
Lá dứa: 1 cây
Đường phèn: 300 gram
Nước cốt dừa: 500ml
Vani: 2 ống
Muối: 1 muỗng
Cách chế biến:Bước 1: Sơ chế, luộc đậu trắng:
– Vo và ngâm gạo nếp. – Rửa sạch đậu trắng và ngâm trong 6 tiếng. – Sau đó luộc đậu trắng trong nồi nước sôi 40p cùng vói 1/2 thìa muối đến khi đậu chín mềm.
– Cho 100ml nước cốt dừa lên nồi trên bếp, có thể thêm nước, đường để tránh nước cốt dừa quá đặc. – Để nước cốt dừa được sánh bạn dùng bột năng pha với nước rồi đổ từ từ vào nồi nước cốt dừa đang đun, khuấy đều tay đến khi nước dừa không còn loãng, sánh lại thì tắt bếp. Phần nước cốt dừa đã hoàn thành.
– Xếp lá dứa xuống dưới đáy nồi. Lá dứa có tác dụng cho món chè được thơm hơn và quan trọng là chống cháy dưới đáy nồi. – Cho lớp đậu trắng luộc chín ở bước 1 vào. – Đường phèn – Gạo nếp – Rưới nước cốt dừa lên và thêm ít nước lọc. – Đun sôi với lửa nhỏ trong khoảng 60p là chín.
Khi nấu xong, trước khi ăn bạn rưới phần nước cốt dừa lên trên để mùi vị được thơm ngon và béo hơn.
Toàn Bộ Kiến Thức Về Cúng Đầy Tháng Bạn Cần Phải Biết
Cúng đầy tháng hay còn có tên gọi khác là cúng Mụ đã trở thành 1 trong những nét văn hóa truyền thống đẹp đẽ của cha ông ta truyền lại từ đời này sang đời khác. Đây như 1 nghi lễ nhằm thông báo sự hiện diện của 1 thành viên mới của gia đình và mang ý nghĩa cho sự khởi đầu của một thế hệ mới.
Nguồn gốc của nghi lễ cúng đầy thángViệc cúng đầy tháng như cách hi vọng con người có thể hướng về cội nguồn, nhớ nơi mình sinh ra và mang mong ước tốt đẹp của thế hệ trước với thế hệ tiếp theo. Có nhiều câu chuyện khác nhau, nhiều nguồn gốc khác nhau được truyền tai qua nhiều thế hệ nhưng dường như được công nhận nhất vẫn chỉ có một.
Theo quan niệm dân gian thì 1 sinh linh ra đời nhờ các vị Đại Tiên nặn thành, đó là 12 Bà Mụ, mỗi bà Mụ mang mỗi nhiệm vụ khác nhau như người nặn tay, người nặn chân, mắt, mũi, miệng…
Chính bởi lí do đó mà những buổi lễ cúng đầy cữ (ba ngày tuổi), c úng đầy tháng hay cúng thôi nôi được ra đời như cách tạ ơn các Bà Mụ đã ban tặng cho gia đình một đứa trẻ và cũng trong những buổi lễ này đại gia đình sẽ trưng lễ vật để bày tỏ lòng thành và cầu mong những điều tốt đẹp, may mắn nhất cho đứa con cưng của họ.
Ý nghĩa của việc cúng đầy tháng cho béMỗi nghi lễ cũng sẽ mang 1 ý nghĩa của riêng nó và cúng đầy tháng cũng vậy khi đây như 1 cách chào hỏi và thông báo về sự xuất hiện của 1 thành viên mới trong gia đình. Những lễ vật, những bài văn khấn sẽ là phương thức giúp gia đình, ba mẹ thể hiện lòng thành kính và cầu mong cho con khỏe mạnh, vui vẻ và luôn hạnh phúc.
Với nhiều người thì đây cũng là dấu mốc quan trọng để thông báo về sự kết thúc thời gian ở cữ của mẹ, bé và bắt đầu 1 hành trình mới với những nếp sống sinh hoạt quy cũ, ổn định theo phong tục của từng vùng miền.
12 bà Mụ (mẹ sanh) là những ai?Nhiều người thường quen với tên gọi cúng đầy tháng nhưng người lớn, người già lại gọi là cúng bà Mụ. Sở dĩ có cái tên gọi như vậy xuất phát từ việc ra đời của 1 đứa trẻ là nhờ 12 vị Tiên Nương nặn nên và tạo thành, mỗi người 1 bộ phận khác nhau như tai, mắt, tứ chi…Vậy bạn có bao giờ tự hỏi, 12 bà Mụ là những ai không.
Qua tìm hiểu về những tài liệu và kinh nghiệm của người xưa, Thánh Cúng xin liệt kê cho bạn chi tiết 12 bà Mụ bao gồm:
1. Mụ bà Trần Tứ Nương coi việc sanh đẻ (chú sanh) 2. Mụ bà Vạn Tứ Nương coi việc thai nghén (chú thai) 3. Mụ bà Lâm Cửu Nương coi việc thụ thai (thủ thai) 4. Mụ bà Lưu Thất Nương coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé (chú nam nữ). 5. Mụ bà Lâm Nhất Nương coi việc chăm sóc bào thai (an thai) 6. Mụ bà Lý Đại Nương coi việc chuyển dạ (chuyển sanh) 7. Mụ bà Hứa Đại Nương coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản) 8. Mụ bà Cao Tứ Nương coi việc ở cữ (dưỡng sanh) 9. Mụ bà Tăng Ngũ Nương coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống) 10. Mụ bà Mã Ngũ Nương coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử) 11. Mụ bà Trúc Ngũ Nương coi việc giữ trẻ (bảo tử) 12. Mụ bà Nguyễn Tam Nương coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ (giám sanh).
Cách tính ngày cúng đầy tháng cho béViệc tính ngày cúng đầy tháng cho bé dựa vào lịch âm nhưng có lẽ không nhiều người biết rằng đầy tháng không phải đúng vào 30 ngày như thông thường mà nó có những quy định riêng, Thánh cúng sẽ giúp các bạn trả lời những giải đáp đó.
Cúng đầy tháng cho bé ngày âm hay dương?Lịch âm hay nhiều người còn gọi là số dưới của lịch là quy chuẩn để tính ngày đầy tháng cho bé. Tuy nhiên, việc này cũng có quy tắc riêng phụ thuộc vào giới tính của bé là nam hay nữ và tính theo công thức “nam trồi 2, nữ sụt 1”. Nghe có vẻ khó hiểu đúng không, nhưng thật ra bạn chỉ cần tìm hiểu 1 lần là có thể nắm dễ dàng công thức này.
Cách tính ngày đầy tháng nam trồi nữ sụt như thế nào ?Ví dụ bạn có bé trai sinh vào ngày 3/1 m lịch, chúng ta áp dụng công thức “nam trồi 2, nữ sụt 1” thì sẽ được kết quả là 5/1 m lịch chính là ngày cúng đầy tháng cho bé trai. Tương tự nếu là bé gái ngày 3/1 m lịch sẽ lùi 1 ngày thành 2/1 sẽ là ngày đầy tháng của bé gái.
Quá dễ hiểu không nào. Theo phương pháp đó thì tổ tiên, ông bà của chúng ta lâu nay vẫn sử dụng và làm những lễ cúng đầy tháng để duy trì nét truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Đến đây chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc tại sao lại có công thức tính ngày cúng đầy tháng cho bé như vậy. Theo nhiều quan niệm dân gian, thì thời xưa người ta luôn cho rằng con trai là người mạnh mẽ nên sẽ đi đầu, mạnh dạn và dứt khoát thì mới dễ thành công trong cuộc sống nên sẽ là ” nam trồi 2″. “Nữ sụt 1 ” là do con gái, phụ nữ sẽ là hậu phương cho đàn ông, cho gia đình để chăm lo đến việc gia đình, vun đắp tổ ấm để giữ cho cuộc sống hạnh phúc hơn.
Mặc dù, việc trọng nam khinh nữ thời xưa đã không còn, khi xã hội ngày nay là bình đẳng giới tuy nhiên quy tắc tính ngày cúng đầy tháng trên vẫn được áp dụng như cách để chỉ dẫn, định hướng cho giới trẻ để duy trì nếp sống gia đình, cuộc sống xã hội êm ấm và hạnh phúc.
Nên làm lễ cúng đầy cữ vào thời gian nào?
Điều kiện gia chủ.
Nghi lễ từng vùng miền.
Giờ hoàng đạo.
Yếu tố quan trọng nhất vẫn chỉ là việc chọn giờ đúng làm sao để phù hợp với tuổi của bé, điều này sẽ giúp mang lại nhiều điều tốt lành hơn cũng như giúp bé luôn gặp may mắn trong cuộc sống.
Tóm lại, thời gian làm lễ cúng đầy cữ, làm lễ cúng đầy tháng cho trẻ không quan trọng buổi sáng trưa chiều tối trong ngày, điều quan trọng nhất là lựa giờ hoàng đạo tốt nhất dành cho bé.
Mâm lễ vật cúng đầy tháng cho con đơn giản nhất gồm những gì?Mâm cúng đầy tháng cho bé chỉ cần đơn giản những đảm bảo đầy đủ những thứ yêu cầu là cũng được xem là đúng đắn, vậy mâm lễ vật cúng đầy tháng cho con đơn giản nhất gồm những yếu tố nào?
Lễ vật cúng Đức Ông:Cúng Đức ông (thánh sư, tiên sư, tổ sư: có chức năng truyền dạy nghề nghiệp) tùy vùng miền mà mâm cúng có thể khác nhau tuy nhiên những lễ vật bắt buộc cần có bao gồm:
1 con gà luộc chéo cánh
1 tô cháo lớn
1 tô chè lớn
3 đĩa xôi lớn
1 miếng thịt quay
1 đĩa hoa quả với 5 loại quả bất kỳ, trầu, cau, rượu và đồ hàng mã.
Lễ vật cúng 12 bà Mụ:Lễ vật cúng 12 bà Mụ cũng thế, đơn giản đầy đủ và đúng quy trình là điều cần thiết nhất. Thánh Cúng với nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các dịch vụ mâm cúng trên toàn quốc đã tiếp thu, học hỏi và hoàn thành 100% các mâm cúng đầy tháng cho trẻ mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng. Theo đó, lễ vật cúng 12 bà Mụ sẽ bao gồm các yêu cầu sau:
Đồ vàng mã (lưu ý nên dùng màu xanh, các đôi hài màu xanh, nén màu xanh, váy áo màu xanh cho đồng bộ);
Trầu cau ( trầu têm cánh phượng gồm 12 miếng trong đó 1 miếng to hơn, trái cau bổ làm 4 đủ 12 phần và 1 phần để nguyên trái);
Đồ chơi trẻ em bằng nhựa hoặc sứ và giống hệt nhau;
Động vật có thể là cua, ốc, tôm đã hấp chín (có thể chọn 12 con kích cỡ tương đương nhau, và 1 con to hơn. Hoặc nếu không có con to hơn, thì thay bằng 3 con nhỏ. Các con vật này, cũng để vào bát bày cúng và sau khi cúng xong nên đem chúng đi phóng sinh)
Phẩm oản: Chia 12 phần đều nhau và có một phần lớn hơn (hoặc nhiều hơn).
Lễ mặn tức món ăn đem cúng: gồm có xôi, gà luộc, cơm, canh, món ăn và rượu trắng.
Kẹo và bánh: Chia thành 12 phần và một phần còn lại to hơn (hoặc nhiều hơn).
Hương hoa: gồm hương, lọ hoa nhiều màu, tiền – vàng và nước trắng.
Cúng đầy cữ chay cần chuẩn bị những gì?
Trái cây ngũ quả
Hoa cát tường
Nhang , đèn cầy
3 ly rượu, 3 ly nước, 3 ly trà
Gạo hủ, muối hủ
12 dĩa xôi nhỏ và 1 dĩa xôi lớn
12 chén chè + 1 tô chè lớn
12 phần trầu têm cánh phượng + 1 phần đặc biệt
Giấy cúng + 13 nén vàng
13 phần bánh kẹo
Lễ vật cúng Đức ông và 3 đức thầy:Cúng chay cũng như cúng mặn đều cần lễ vật dâng lên ông bà tổ tiên, cúng Đức ông và bà Mụ để đúng quy trình và mong cầu được chứng giám và may mắn cho trẻ. Theo đó, khi cúng chay thì những lễ vật cúng Đức ông và 3 đức thầy sẽ cần có:
Cháo (1 tô lớn và 3 tô nhỏ)
Xôi (1 đĩa lớn và 3 đĩa nhỏ)
Chè (1 tô lớn và 3 tô nhỏ)
Trái cây (ngũ quả)
Trầu cau
Vàng mã (loại vàng mã dùng trong cúng đầy tháng)
Gạo + Muối
Nước trà
Nhang + đèn
Đồ cúng 12 bà Mụ:Chắc cũng sẽ có nhiều người thắc mắc vì sao phải cúng 12 bà Mụ, như tôi cũng vậy. Những ngày đầu mới tiếp cận và học kiến thức về tâm linh Việt, tôi cũng từng có những thắc mắc và may mắn được nhiều người, nhiều tài liệu giúp đỡ giải đáp những câu hỏi này. Các bạn trẻ thời nay cũng vậy, đôi khi vì quá bận rộn, quá nhiều công việc và không được tiếp xúc nhiều với tâm linh nên họ cũng sẽ dần vụng về trước những kiến thức này.
Theo đó, cúng 12 bà Mụ là việc rất quan trọng nếu không muốn nói là bắt buộc khi ba mẹ làm đầy tháng cho trẻ. Điều này yêu cầu cần phải chuẩn bị nhiều thứ như kiến thức, sự chu đáo và đặc biệt là đầy đủ, hoàn chỉnh những đồ cúng. Vậy đồ cúng 12 bà Mụ cần những gì?
Sẽ có nhiều sự khác nhau phụ thuộc vào vùng miền, giới tính của trẻ và điều kiện gia đình, nhưng những thứ sau đây nhất định không thể thiếu trong mâm đồ cúng bà Mụ hay cúng Đức ông:
Chim (Gái 9 con, trai 7 con)
Cua (Gái 9 con, trai 7 con)
Ốc (Gái 9 con, trai 7 con)
13 nắm cơm nhỏ được nấu từ gạo tẻ
13 miếng bánh đúc nhỏ hoặc cũng có thể thay thế bằng bánh rán.
13 miếng trứng hoặc 13 trứng của chim cút
13 cành hoa
13 cái cả bánh và kẹo
13 miếng trầu tem
13 bộ quần áo
13 nén hương
13 tờ tiền thật
Ngoài ra, điều cần thiết đó là xôi chè không thể bỏ qua nhưng các mẹ cũng nên lưu ý ở khâu này. Bởi có sự khác biệt trong việc sắp xếp tùy theo giới tính của bé. Theo đó:
Với bé gái sẽ cần chuẩn bị chè trôi nước và lí do chính là bởi ai cũng muốn đứa công chúa bé bỏng của gia đình sẽ luôn gặp được điều may mắn, suôn sẻ, trôi chảy trong chuyện tình cảm để có được hạnh phúc viên mãn trong cuộc sống.
Đồ cúng 12 bà Mụ bao gồm:
12 chén chè nhỏ
12 đĩa xôi nhỏ
12 chén cháo nhỏ
12 đĩa bánh hỏi nhỏ
12 đĩa bánh nhỏ
12 đĩa thịt quay
2 đĩa bánh hỏi
Các loại tiền vàng mã
Việc chuẩn bị theo sách vở và những hướng dẫn thật dễ dàng, chỉ cần các mẹ biết tìm kiếm tài liệu và những hướng dẫn đúng đắn là cũng có thể tự làm ở nhà. Tuy nhiên, với những bố mẹ, gia đình không có thời gian rảnh thì chúng ta cũng có thể tìm đến các dịch vụ đặt mâm cúng trực tuyến, đặt mâm cúng online giống như Thánh Cúng đã và đang phục vụ các khách hàng lâu nay. Vậy khi đã có đầy đủ tất cả, việc tiếp theo chính là làm cách nào để có thể sắp xếp một cách đúng chuẩn và tránh được những điều kiêng kỵ không mong muốn.
Cách bày biện và sắp mâm cúngCó 1 quy luật khi đặt mâm cúng dân gian truyền lại nối tiếp qua nhiều thế hệ đó chính là “Đông bình Tây quả” có nghĩ hướng Đông mâm cúng sẽ là vị trí đặt bình hoa, bình bông và những loại quả, lễ vật sẽ đặt theo hướng Tây. Ngoài ra, việc sắp mâm cúng cũng cần tuân thủ những nguyên tắc vàng sau:
Luôn đảm bảo tính cân đối, đầy đủ giữa các lễ vật đúng với yêu cầu tín ngưỡng của dân gian.
Chuẩn bị 2 bàn (1 to, 1 nhỏ) đặt vị trí cách nhau 10 phân.
Bàn nhỏ và thấp hơn sẽ dùng để đặt lễ vật cúng kính Đức ông, bàn lớn sẽ dùng để bày lễ vật cúng 12 bà Mụ.
Cần sự có mặt đầy đủ của các thành viên trong gia đình trước khi tiến hành các nghi thức làm lễ cúng.
Thông thường, các gia đình thường lựa chọn thời gian cúng vào buổi sáng để khí hậu mát mẻ hơn và thuận tiện hơn với công việc các thành viên trong gia đình.
Dù như thế nào và điều kiện gia chủ ra sao thì nghi lễ cúng đầy cữ cũng cần tuân thủ theo 3 giai đoạn quan trọng sau:
Bước 1: Thắp hương và khấnĐây là bước được xem như quan trọng nhất sau khi đã bày biện lễ vật cúng đầy đủ và sắp xếp đúng bài bản. Lúc này, 1 người lớn đại diện trong gia đình sẽ thay mặt làm nghỉ lễ thắp hương và đọc bài văn khấn cúng đầy tháng 1 cách trang nghiêm.
Bước 2: Nghi thức khai hoaHay dân gian còn có tên khác là nghi thức “bắt miếng”. Ở bước này thì em bé sẽ được đặt giữa bàn sau đó cha mẹ sẽ làm lễ thắp nhang trên bàn thờ tổ tiên với mục đích xin phép khai hoa.
Tiếp theo chủ lễ sẽ ẵm em bé lên đồng thời dùng 1 nhành hoa quơ qua lại trên miệng bé kết hợp cùng những câu chúc đã được soạn sẵn nhằm mong ước mang lại những điều tốt đẹp nhất dành cho bé.
Bước 3: Bước quan trọng nhất chính là đặt tên con.Sau khi nghi thức khai hoa hoàn tất sẽ đến nghi thức xin keo. Việc này được thực hiện khá đơn giản như sau. Chủ lễ gieo 2 đồng tiền bằng bạc trên đĩa, nếu:
1 mặt sấp, 1 mặt ngửa chứng tỏ cái tên gia đình chọn được tổ tiên đồng ý
2 mặt sấp hoặc 2 mặt đều ngửa thì chủ lễ cần phải giao lại. Trong 3 lần giao mà không đạt được yêu cầu thì gia đình cần lựa chọn cái tên khác cho bé để được chứng giám và giúp bé được khỏe mạnh, may mắn hơn trong cuộc sống sau này.
Tổng hợp bài văn khấn cúng đầy tháng cho bé đúng phong tụcKhấn bái và đọc đúng văn khấn rất quan trọng, nghi thức này như sợi dây liên lạc để kết nối với tổ tiên và mong được chứng giám. Tùy vùng miền và giới tính của bé mà văn khấn có thể được thay đổi khác nhau về nội dung. Tuy nhiên những ý chính luôn cần có là:
Ngày tháng làm lễ cúng đầy tháng
Tên chủ lễ
Tên muốn đặt cho bé
Những mong muốn về sức khỏe, may mắn mà gia đình, cha mẹ mong muốn con đạt được.
Thánh Cúng xin giới thiệu cho gia đình bạn bài mẫu, chuẩn mực và đầy đủ nhất để sử dụng làm bài văn khấn cúng đầy tháng cho bé đúng phong tục:
“Con xin bái vị Đại tiên chúa. Con xin bái các vị Thiên đế Đại tiên chúa. Con xin bái 12 vị Tiên Nương. Con xin bái 13 vị lục chư vị Tiên Nương.
Hôm nay là ngày lành… Tháng tốt… năm… Vợ chồng con tên là…………………………… mới vừa sinh được bé (trai, gái)
Có tên là…………..
Vợ chồng chúng con sinh sống tại:……………
Hôm nay là ngày đầy tháng của cháu, con xin kính dâng lên các vị chút hương hoa lễ vật dâng lên chư vị Tôn thân cung kính trình bày:
Nhờ ơn các vị Thánh hiền, thập phương chư Phật, các vị Tiên, các vị thần linh thiêng, các ngài Thổ Công, Thổ Địa và gia tiên bên nội đã giúp cho chúng con sinh ra bé tên là………… ngày sinh…… cả mẹ và bé đã được mẹ tròn con vuông.Thành tâm con cúi xin các tiên Bà, các ngài Tôn thần giáng lâm trước án, làm chứng lòng thành kính dâng lễ vật, phù hộ che chở cho cháu được hay ăn, chóng lớn, mạnh khỏe, giỏi giang, ngoan ngoãn, thông minh, vui vẻ. thân mệnh bình yên.
Gia đình con cầu mong được làm ăn phát đạt, hóa giữ thành lành, quanh năm hạnh phúc, vui vẻ, gia đình mạnh khỏe không ốm đau bệnh tật gì.
Con xin được thành tâm dâng lễ, xin lạy các vị chứng giám lòng thành của chúng con. Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)”
Ngoài ra, sau khi đọc xong văn khấn gia đình cũng nên lưu ý một số chi tiết:
Hóa vàng mã và vẩy ít rượu khi đang hóa vàng.
Phóng sinh ở sông nếu có con vật nào sống dưới nước.
Đồ chơi có trong bàn cúng thì giữ lại cho bé chơi làm phước.
….
Hướng dẫn cách nấu xôi chè cúng đầy cữ cho bé vừa ngon vừa đẹpVới nhiều gia đình, họ muốn tự tay chuẩn bị đồ cúng, được tự tay nấu nướng các món trong lễ cúng để tỏ lòng thành kính và cũng như muốn có những lễ vật cúng đúng theo ý mình.
Chính vì thế, để các bạn có thể có được tài liệu chính xác nhất về cách chế biến các món chè, chúng tôi xin tặng bạn những phương pháp được chúng tôi áp dụng lâu nay trong việc làm mâm cúng cho hàng nghìn khách hàng đã tìm đến Thánh Cúng. Cùng xem chúng ta có gì nào?
Xôi gấc cúng mụ cho béTrong mọi mâm cúng đầy tháng, cúng đầy cữ hay cúng bà Mụ cho bé không thể thiếu món xôi gấc, món truyền thống và là nét đẹp, điểm nhấn trong mọi mâm cúng.
Xôi gấc màu đỏ tươi tượng trưng cho những điều may mắn, mang ý nghĩa của sự hồng phát và những điều hoan hỉ. Những hạt xôi dẻo bùi, dai dai sẽ tượng trưng cho sự khỏe mạnh, sức khỏe dẻo dai cho bé. Điều này đã khiến món xôi gấc trở nên bất biến và không thể thiếu được.
Có nhiều tài liệu, nhiều bí kíp dạy làm xôi gấc nhưng có lẽ điều làm các cha mẹ, phụ huynh mong muốn là lựa chọn được phương pháp nào tốt nhất để làm xôi ngon hơn, dẻo dai hơn mà vẫn tiết kiệm được thời gian và công sức.
Cách nấu xôi chè cúng đầy cữ cho bé với món xôi gấc làm theo phương pháp truyền thống như sau:Xôi gấc và xôi chè cũng được nhiều địa phương và gia đình lựa chọn. Tùy vùng mà món này có thể khác nhau như chè đậu nước dừa miền Nam, chè đậu xanh đánh theo xứ Huế hay chè hoa cau theo phong tục của người Bắc. Nhưng điểm giống nhau đó chính là xôi gấc với màu đỏ tươi tượng trưng cho sự may mắn, rực rỡ. Vậy các làm xôi gấc đúng phương pháp truyền thống sẽ như thế nào?
2kg gạo nếp
1 quả gấc lớn chín đỏ
1 trái dừa
Muối, đường, dầu ăn, rượu trắng
Nguyên liệu:
Ngâm gạo nếp 5-6 tiếng trong nước sau đó để ráo nước.
Bào riêng ruột đỏ của gấc vào 1 cái tô lớn sau đó bóp mẹ để gấc được đều và nhuyễn hơn.
Sử dụng công thức 3 thìa rượu trắng, 1/2 thìa muối vào tô đựng gấc và ướp 5-6 tiếng.
1/2 dừa xiêm nạo sợi ăn kèm xôi, 1/2 xay nhuyễn với nước giống sinh tố và đun sôi để lấy nước cốt sau đó sẽ trộn với 3 thìa dầu ăn.
Bước 1: Trộn đều Gấc + nếp + muối + hành thật nhuyễn sau đó cho chúng hết vào xửng.
Bước 2: Hấp xửng khoảng 30p đặc biệt lưu ý mở nắp và tránh tình trạng hơi nước đọng trên nắp để tránh xôi bị nhão và đạt được độ thơm, ngon cần thiết.
Bước 3: Rưới hỗn hợp cốt dừa lên xôi và đậy nắp xửng, chờ hấp thêm 25-30p để xôi mềm và thành phần.
Lưu ý: Nhiều người thích độ ngọt của xôi khác nhau sẽ chờ đến khi xôi nguội và cho thêm đường rồi trộn đều lên.
Cách chuẩn bị và thực hiện:
Cách nấu chè trôi nước cúng đầy cữ cho bé gái
250g bột nếp
150g đậu xanh
50g dừa khô
300ml nước cốt dừa
1 muỗng hành phi, 1 nhánh gừng, đường nâu và muối.
Chuẩn bị các nguyên liệu sau:
Bước 1: Đậu xanh sau sơ chế sẽ được nấu nhừ lên kết hợp nghiền nhuyễn để đậu được đều hơn. Trộn với dừa khô và đường cát sau nó nặn thành từng viên nhỏ để làm nhân bánh.
Bước 2: Trộn bột nếp với nước rồi nhào cho mịn dẻo, sau đó vo tròn và cho nhân đậu viên ở trên vào giữa.
Bước 3: Thả bánh trôi ở trên vào nồi nước đang đun sôi, chờ bánh nổi lên thì bạn vớt ra và tránh để chúng bị dính với nhau.
Bước 4: Nước cốt dừa sẽ được trộn với bột năng và khuấy đều nhau, thêm ít muối và nấu trên bếp cho đến khi sánh sệt lại là hoàn thành
Thêm gừng đập nát vào nồi nước để tạo thêm mùi thơm ngon, chờ đến khi sôi bạn cho bánh trôi nước vào đợi đến khi chúng nổi lên và có thể vớt ra.
Cách thực hiện:
Để tăng thêm mùi vị bạn nên điểm thêm ít dừa nạo, ít mè rắc lên để tăng sự hấp dẫn!
Hình ảnh mâm lễ vật cúng đầy cữ cho bé đơn giản đúng chuẩn phong tục truyền thống Đũa hoa cúng Mụ là gì?Đũa hoa hay nhiều vùng miền còn có tên gọi khác là đũa bông, đây được xem như là 1 lễ vật bắt buộc phải có trong mâm cúng bà Mụ, người được xem là quan trọng nhất trong việc nặn ra hình hài của 1 đứa trẻ. Đặc điểm của đũa hoa là thường được vót ngược đầu đũa và thêm bông hoa ở trên đầu để giữ đúng nét truyền thống văn hóa dân tộc.
Ý nghĩa của đôi đũa hoa cúng MụNghi lễ cúng bà Mụ có đôi đũa hoa như cách để gia đình bày tỏ lòng tạ ơn với bà Chúa cũng như các vị Tiên nương khác. Ngoài ra, sử dụng đũa hoa là cách để lưu giữ nét đẹp truyền thống lâu đời của ông cha ta để lại và cũng để tiếp bước và chỉ dạy cho những thế hệ tiếp sau!
Là một người con đất Việt hãy luôn tự hào và cố gắng phát huy nét đẹp truyền thống để dòng chảy Việt được truyền từ đời này sang đời khác không bao giờ phai. Mọi thắc mắc về mâm cúng đầy tháng cho bé trai, mâm cúng đầy tháng cho bé gái hoặc cần các dịch vụ đặt mâm cúng đầy tháng cho bé hãy liên hệ với chúng tôi mọi thời gian trong ngày qua hotline 0901.30 56 68 . Vì đơn giản, Thánh Cúng sinh ra để phục vụ bạn!
Hướng Dẫn Cúng Thôi Nôi Cho Bé 1 Tuổi Từ A
1. Cúng thôi nôi là gì? Cách tính ngày cúng thôi nôi cho bé
“Thôi nôi” hiểu đơn giản theo nghĩa đen của từ là “không sử dụng nôi nữa”. Khi bé tròn 12 tháng (1 tuổi) thì sẽ không còn sử dụng nôi nữa. Cúng thôi nôi chính là lễ để cảm ơn bà Mụ cũng như cầu bình an, hạnh phúc cho đứa trẻ. Trong văn hóa dân gian Việt Nam thì bà Mụ chính là người đã nặn ra đứa trẻ. Đối với mỗi vùng thì phong tục cúng bái sẽ có một chút khác nhau.
Lễ cúng thôi nôi được tính theo ngày sinh âm lịch. Đủ 12 tháng âm lịch thì có thể tổ chức cúng thôi nôi. Đối với những năm nhuận có hai tháng giống nhau, ví dụ năm bé sinh có đến hai tháng 3 âm lịch. Nếu bé sinh vào tháng ba âm lịch đầu thì cúng thôi nôi vào tháng 2 âm lịch năm sau, còn nếu bé sinh vào tháng 3 âm lịch sau thì cúng thôi nôi vào tháng 3 âm lịch năm sau. Thông thường, khi tính ngày cúng thôi nôi, các bé trai thường tổ chức cúng trước ngày chính xác một ngày, đối với bé gái thì là hai ngày.
2. Mâm cúng thôi nôi có những gì?
Đối với cúng thôi nôi, cần chuẩn bị ba mâm cúng là: một mâm cúng 12 bà Mụ và Đức Ông, 1 mâm lễ vật để cúng Thần Tài – Thổ Địa và cuối cùng là mâm cúng Ông Táo – Bà Táo. Trong đó mâm cúng 12 bà Mụ – Đức Ông và mâm lễ vật cúng Thần Tài – Thổ Địa là hai mâm cúng chính mà bất cứ gia đình nào tổ chức thôi nôi cũng cần chuẩn bị. Mâm cúng cuối cùng nếu gia đình có điều kiện thì nên chuẩn bị thêm.
Mâm cúng 12 bà Mụ và Đức Ông gồm có:
Một con gà luộc nguyên con, đầy đủ các bộ phận, gà luộc cần phải để trên đĩa với tư thế đàng hoàng, ngẩng cao đầu
Một đĩa trái cây
Mười hai đĩa xôi nhỏ cùng một đĩa xôi lớn
Mười hai chén chèn, mười hai chén cháo
Nước/ rượu trắng, hoa, hương
Giấy tiền cúng thôi nôi
Bát, đũa, muỗng (đặc biệt nên chuẩn bị đũa hoa)
Mâm cúng Thần Tài – Thổ Địa gồm có:
Một đĩa trái cây ngũ quả
Một chén chè đậu xanh
Một đĩa xôi đậu xanh/xôi gấc
Một bộ gồm thịt, trứng, tôm/cua (không chọn cua gãy càng)
Ba ly nước
Hoa và hương
4. Bài cúng thôi nôi cho bé
Sau khi đã chuẩn bị xong các mâm cúng thôi nôi, bố mẹ cần đọc bài khấn sau
Kết thúc bài khấn, bố mẹ đưa bé đến trước án vái ba vái, hết ba tuần hương là có thể hạ lễ.
4. Nghi thức “bắt miếng” trong lễ cúng thôi nôi
Nghi thức “bắt miếng” hay còn được gọi với cái tên khác là nghi thức chọn nghề, đây là một trong những nghi thức mà các bố mẹ rất quan tâm. Sau khi cúng xong, bố mẹ sẽ chuẩn bị một mâm đồ cho các bé lựa chọn một món trong số đó. Vài người còn tin rằng đồ vật bé chọn sẽ thể hiện nghề nghiệp trong tương lai của bé. Tuy nhiên bố mẹ đừng quá tin vào tập tục dân gian này vì điều này chưa hề được kiểm chứng, hãy để bé lớn lên và tự lựa chọn con đường tương lai mà mình muốn đi.
Hi vọng rằng bố mẹ đã có được những thông tin cơ bản nhất để chuẩn bị cho các bé một ngày lễ thôi nôi đầy đủ và hoàn thiện nhất.
Cúng Thôi Nôi Cho Bé
Trong văn hóa của người Việt Nam, cúng thôi nôi cho bé là một nét văn hóa khá đặc trưng, thể hiện niềm tin vào tương lai hạnh phúc cho đứa con của mình. Vậy cúng thôi nôi cho bé bao gồm những gì? Cúng thôi nôi cho bé trai và cúng thôi nôi cho bé gái có gì khác nhau? Cùng theo dõi nhé!
Thôi nôi là gì?Cúng thôi nôi cho bé 1 tuổi có ý nghĩa quan trọng, với mục đích cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với bé trong tương lai sau này. Đây là phong tục, nét văn hóa đẹp của người Việt Nam. Mặt khác nó thể hiện một nét văn hóa đặc trưng. Và thể hiện niềm tin của cha mẹ về một tương lai tươi sáng cho những đứa con yêu của mình.
Thôi nôi là dừng lại, bỏ đi cái nôi, cái giường nhỏ để đong đưa trẻ chưa tròn năm. Vì vậy cụm từ thôi nôi có nghĩa là bỏ cái nôi, không nằm trong giường nhỏ bé nữa mà chuyển sang nằm gường lớn.
Cúng thôi nôi cho bé vào giờ nào?Khi trẻ vượt qua 12 tháng đầu đời khỏe mạnh – từ khi sinh ra đến mốc thời gian này, gia đình sẽ tổ chức lễ cúng thôi nôi cho bé. Đây là sự kiện lớn giúp bé chính thức hòa nhập vào cuộc sống sinh động bên ngoài.
Mâm cúng thôi nôi cho em bé gồm những gì?Cúng thôi nôi cho bé cần gì? Theo tín ngưỡng dân gian và phong tục truyền thống, việc chuẩn bị đồ cúng thôi nôi đầy đủ, nghi lễ cúng chỉn chu sẽ mang phước lành đến cho đứa trẻ. Về cơ bản, khi cúng thôi nôi cho trẻ, ngoài những mâm cúng trong nhà cũng sẽ có một mâm cúng ngoài sân. Cụ thể:
1. Mâm cúng thôi nôi ngoài sânTrong mâm cúng thôi nôi không thể thiếu các lễ vật như chè, xôi, gà hoặc vịt luộc. Các lễ vật này dùng để cúng bà Mụ – Ông Mụ theo tín ngưỡng dân gian. Bên cạnh đó, một số gia đình với mong muốn con cái sau này sẽ đủ đầy ấm no nên bày biện thêm cả heo quay.
Đi cùng với một con lợn quay còn có thêm các lễ vật được tính theo số lẻ, chẳng hạn: 5 bát cháo nhỏ, 1 tô cháo lớn, 1 dĩa thịt luộc hoặc lòng lợn, 1 dĩa rau sống, 1 dĩa trái cây, 1 ly rượu trắng, 1 tách trà. Cùng với đó còn phải kể thêm các dụng cụ khác như nhang, đèn và một con dao cắm trên mình con lợn quay.
Tất cả những lễ vật này dùng để cúng đất đai diên địa, thổ công thổ chủ nên nhất thiết phải được đặt ở ngoài sân, nơi ra vào của người trong gia đình và luôn quay đầu mâm cúng hướng ra ngoài.
2. Mâm cúng thôi nôi trong nhàTheo nghi lễ truyền thống, mâm cúng trong nhà dùng để cúng 3 vị: Thành Hoàng bổn cảnh; Cửu Huyền thất tổ và ông bà. Như vậy, theo tục thờ cúng của người Việt, tương ứng bao nhiêu bàn thờ trong nhà sẽ có bấy nhiêu mâm cúng được bày biện.
Các vật phẩm trong mâm cúng có thể được dùng theo tập quán của mỗi vùng miền khác nhau. Trên bộ ván hoặc bộ vạt sẽ có 12 chén chè, xôi để dùng mời 12 bà Mụ; 1 con gà hoặc vịt luộc với 3 chén cháo nhỏ cùng 1 tô cháo lớn dùng để mời 3 ông Mụ.
Cách cúng và bài cúng thôi nôi cho béSau khi sắm lễ cúng thôi nôi cho bé đầy đủ và bày ra mâm, người lớn trong nhà sẽ thực hiện phong tục cúng thôi nôi cho bé như sau:
1. Cúng ngoài sânNgười lớn trong nhà thắp nhang, bái lạy và đọc lời khấn
“Hôm nay, ngày (mùng) tháng (âm lịch), gia đình cháu (nêu họ tên) bày làm mâm lễ vật, trước cung thỉnh đất đai diên địa, thổ công thổ chủ trước về chứng minh nhận lễ mừng cho cháu (tên bé) tròn một năm tuổi, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên bé ) khỏe mạnh, chóng lớn, ngoan hiền, phù trợ cho gia đình luôn ấm no, hạnh phúc “.
2. Cúng trong nhàCúng ở các bàn thờ Phật, tổ tiên, ông Địa ông Thần Tài và ông Táo: Nghi thức này thực hiện giống nghi thức trên với lời khấn tương tự, chỉ thay đổi danh xưng các vị cần khấn cầu cho phải phép.
Lễ cúng thôi nôi cho bé là một nét đẹp tâm linh thể hiện sự nối tiếp truyền thống của người xưa để lại. Vì vậy, các mẹ hãy chuẩn bị lễ vật và các bài cúng thật chu đáo và đủ đầy nhé.
3. Cúng 12 bà Mụ và Đức ông (văn cúng đơn giản nhất):Sau khi bày lễ cúng thôi nôi xong, bố hoặc mẹ em bé thắp 3 nén nhang, rồi bế bé ra trước án khấn bài sớ cúng thôi nôi cho bé:
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần) – Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa. – Kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa. – Con kính lạy Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa. – Kính lạy Thập nhị bộ Tiên Nương. – Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương.
Hôm nay là ngày….tháng….. năm……
Vợ chồng con là ………………….. sinh được con (trai, gái) đặt tên là …………..
Chúng con ngụ tại:…………………………………….. …….
Nay nhân ngày đầy năm chúng con thành tâm sắm lễ vật dâng bầy lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thân kính cẩn tâu trình:
Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các Đấng thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu tên là……sinh ngày…… được mẹ tròn con vuông.
Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, che chở cho cháu được ăn mau chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô tai, vô ương vô hạn, vô ách.
Phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, được hưởng vinh hoa phú quí.
Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.
Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Lưu ý khi đã khấn cúng thôi nôi xong thì bố hoặc mẹ chắp tay bé lại vái trước án 3 vái sau 3 tuần nhang thì lễ tạ.
Nghi thức chọn nghề cho trẻSau khi thực hiện các nghi thức cúng xong, người nhà sẽ bày ra mâm những vật dụng như kéo, lược, gương, bút, sổ tay… để bé lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Nếu bé bốc trúng đồ vật nào dự đoán tương lai bé sẽ theo nghề đó như quan niệm của dân gian.
Ý nghĩa của các vật dụng bé chọn khi cúng thôi nôiMột nghi thức không kém phần quan trọng đó chính là lễ xem tương lai nghề nghiệp của trẻ. Bố mẹ hãy chuẩn bị thật nhiều vật dụng liên quan đến các nghề nghiệp, vật nào bé chọn trước thì sẽ liên quan đến công việc sau này. Nhìn chung ý nghĩa của từng đồ vật cho bé thường là:
Cây viết: Liên quan đến nghề viết lách và tương lai có thể con sẽ thành nhà báo, nhà văn, nhà viết kịch…
Quyển sách, vở: Con của bạn sẽ là một đứa con rất chăm học và yêu thích sự khám phá.
Máy tính: Trẻ có thiên hướng yêu thích những con số và có khả năng thành công đến các lĩnh vực như kinh tế, tài chính, kinh doanh,… Hoặc bé có xu hướng trở thành một nhà toán học trong tương lai.
Ống nghe bác sĩ: Nếu có thích thú với nghe ống nghe thì có thể tương lai sẽ đi theo ngành bác sĩ, y tá hoặc dược sĩ.
Bộ đồ chơi bếp: Nếu con yêu thích các vật dụng bếp núc thì con có thể thành một đầu bếp giỏi khi lớn lên.
Ô tô, máy bay: Những vật này thường được các bé trai lựa chọn. Bạn đừng quá ngạc nhiên khi lớn lên bé sẽ thành một phi cơ, tay lái xe cừ khôi, hoặc làm các ngành liên quan đến sản xuất các thiết bị này nhé.
Sau khi trẻ lựa chọn cho mình nghề nghiệp trong tương lai thì ông bà, họ hàng hai bên nội ngoại và khách mời người đến chúc phúc, tặng quà và lì xì cho bé. Và chúc bé hay ăn chóng lớn và khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Trên đây là hướng dẫn làm mâm cúng thôi nôi cho bé. Các mẹ hãy chuẩn bị thật kĩ để bé có lễ cúng thôi nôi đầy đủ và may mắn nhất nhé!
Xem thêm:Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!#Bộ Lễ Mâm Cúng Thôi Nôi Cho Bé Trai Và Gái
1. Thôi nôi là gì?
Thôi nôi cho bé là một phong tục tập quán lâu đời truyền thống của người Việt, thôi nôi tức là khi em bé đủ tròn 12 tháng tuổi sẽ không nằm nôi nữa và lễ này cũng nhằm cảm ơn các bà Mụ đã nặn ra đứa bé.
Thôi nôi cho bé trai hay bé gái đều được bố mẹ chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo để bày tỏ lòng thành kính đến các vì Thần linh. Vật phẩm dâng cúng là lòng thành kính thể hiện trong tâm mỗi gia đình, sắm sửa lễ vật đúng theo lễ nghi truyền thống, đúng với điều kiện của gia đình Tâm bạc lễ thành mong ước sẽ được bố mẹ bé gửi gắm qua mâm cúng thôi nôi.
Ý nghĩa cúng thôi nôi cho béThôi nôi đánh dấu sự thay đổi lớn đầu đời của bé, từ lúc này, các bé đã thật sự rời bỏ chiếc nôi quen thuộc để chuyển mình lớn lên. Trong lễ thôi nôi, gia đình có trách nhiệm giới thiệu bé với tổ tiên thông qua việc cúng thôi nôi. Đây cũng như một lời cầu nguyện mong cho bé nhận được sự che chở day dỗ của tổ tiên, nhằm vững bước hơn trên con đường đời.
Từ dân gian xưa, các món lễ vật trong thôi nôi cho bé thường dùng trong nghi thức cúng thôi nôi đều xuất phát từ tấm lòng, lễ vật được sắp xếp đơn giản đẹp mắt nhưng không thiếu phần trang trọng.
Thông qua lễ cúng nói lên truyền thống tốt đẹp của dân tộc ” uống nước nhớ nguồn” cảm tạ sự che chở bảo bọc của các Mụ Bà và Đức Ông luôn hiện diện bên cạnh bé để phù hộ cho bé hay ăn chóng lớn, khỏe mạnh và bình an.
2. Mâm đồ cúng thôi nôi cho bé gái, bé trai gồm những gìĐể chuẩn bị mâm cúng thôi noi cho bé đầy đủ chuẩn và ý nghĩa thì các bạn cùng Đồ Cúng Việt tìm hiểu thêm về các lễ vật cần có trong mâm cúng thôi nôi của bé trai, bé gái sao cho chuẩn xác và đúng với phong tục mang giá trị ý nghĩa tâm linh cao đẹp
Khi Cúng thôi nô i lễ vật sẽ được chuẩn bị cho tất cả các ban thờ đặt trong nhà quy trình cúng tuần tự: đầu tiên cúng Gia Tiên – Ông Táo – Thổ Địa Thần Tài – mâm cúng Mụ đặt giữa nhà
Chuẩn bị một không gian cúng sạch sẽ, thoáng mát. Sau khi bày các mâm cúng đúng vị trí và đẹp mắt, nghi lễ cúng thôi nôi bé trai/gái sẽ thực hiện đúng giờ.
Bố hoặc mẹ sẽ bế bé thực hiện nghi thức. Trong ngày này, tất cả lòng thành đều hướng dâng lên Bà Mụ & Đức Ông sau đó bắt đầu lên đèn, nhang tiến hành đọc văn khấn, sau khi tàn nhang gia đình mang vàng mã đi hóa và rãi muối, gạo, đổ trà, rượu.
Sau khi cúng xong 3 tuần rượu, 1 tuần trà, đứa bé sẽ được đặt lên bộ ván ngựa (hoặc giường) và bày ra trước mặt một số vật dụng quen thuộc để bé lựa chọn như: cây viết, quyển sách, nắm xôi, gương soi, lược, cục đất, cây kéo, tiền mặt… Dân gian tin rằng, vật nào được bé chọn trước (tự tay bé sẽ bốc lấy vật) là tương ứng với tương lai nghề nghiệp của bé sau này.
3. Chọn nghề tương lai cho bé như thế nào? Ý nghĩa chọn nghề tương laiBố mẹ chuẩn bị vật dụng như kéo, bút, thước, tập vở, sách, quả bóng, gương,… trên mâm. Sau khi đọc bài cúng tạ ơn xong đến nghi thức chọn nghề tương lai bố mẹ đặt đứa trẻ ngồi trước mâm tự lựa chọn.
Ý nghĩa của mâm đồ bốcSau khi hoàn thành nghi lễ cúng thôi nôi, gia đình các bé thường tổ chức một phần rất thú vị đó là cho bé bốc chọn đồ vật. Nghi thức thường được xem là “chọn nghề cho tương lai” của trẻ.
Từ đồ vật đầu tiên mà bé bốc, bạn và gia đình sẽ dự đoán nghề nghiệp của bé. Sau khi trẻ lựa chọn món đồ chơi mà trẻ thích, bạn và mọi người cùng chúc phúc, tặng quà cho trẻ và dự tiệc mừng.
Danh sách có món đồ bốc cho bé trong lễ thôi nôi ý nghĩa
Lưu ý rằng việc bé bốc món đồ chơi nào chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là yếu tố quyết định nghề nghiệp của bé trong tương lai nên không cần quá đặt nặng. Trong quá trình trưởng thành, vấn đề nghề nghiệp tương lai của các bé còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố.
Mừng tuổi cho con trong lễ cúng thôi nôi
Cuối buổi thôi nôi gia đình, người thân, bạn bè sẽ chúc phúc và lì xì cho con. Con sẽ nhận được lời chúc hay ăn chóng lớn, mạnh khỏe và vâng lời.
Đây là những điều tốt đẹp mà mọi người chúc cho con lớn lên bình an, hạnh phúc. Những phong bao lì xì như gửi tới con nhiều điểu may mắn, mong cuộc đời con suôn sẻ và thành công.
Lễ cúng đầy tháng, thôi nôi là những nghi lễ đầu tiên của chu kỳ vòng đời người (sinh – lão – bệnh – tử), thể hiện nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam, phản ánh quan niệm quý trọng con người, quý trọng sự sống, sự sinh sôi nảy nở, đơm hoa kết trái.
Bài viết trên đã hướng dẫn tất tần tật mọi thứ để bố mẹ chuẩn bị cúng thôi nôi cho con đủ đầy. Hi vọng đây là thông tin hữu ích giúp bố mẹ không gặp khó khăn trong quá trình chuẩn bị. Chúc bố mẹ nuôi dạy con khỏe mạnh và thông minh.
4. Bộ lễ vật cúng thôi nôi đơn giản mua ở đâu mà chuẩn?Hiện nay trên thị trường có nhiều đơn vị cung cấp mâm cúng thôi nôi cũng như các sản phẩm khác mà bạn còn băn khoăn chưa biết chọn đơn nào phù hợp với chi phí cũng như chất lượng sản phẩm.
Đồ Cúng Việt chúng tôi với phương châm không chạy theo số lượng , mà sẽ mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng tốt nhất phù hợp phong thủy, mang đầy đủ giá trị ý nghĩa tâm linh và chuẩn lễ nghi. Hãy thư thả tận hưởng từng phút giây bên con yêu. Liên hệ được tư vấn và đặt lễ vật cúng nhanh chóng qua
Văn Khấn Cúng Thôi Nôi Cho Bé Trai, Bé Gái Văn Khấn Cúng Thôi Nôi Cho Bé
Cách tính ngày cúng thôi nôi cho bé
Ngày nay cách đơn giản và dễ nhớ nhất để mọi người chọn ngày cúng thôi nôi cho bé là dựa trên ngày sinh dương lịch của bé, sau đó đủ 1 năm khi bé đủ 1 tuổi sẽ là ngày cúng thôi nôi cho bé.
Còn nếu gia đình nào vẫn giữ theo văn hóa truyền thống, sử dụng ngày âm lịch để cúng thì có thể chọn theo quy tắc: Nam trồi 2 Nữ sụt 1.
Nghĩa là nếu là bé trai thì sẽ cúng thôi nôi muộn hơn 2 ngày (trồi 2) so với ngày đầy năm của bé, nếu là bé gái thì sẽ cúng thôi nôi sớm hơn 1 ngày (sụt 1) so với ngày đầy năm của bé. Vd: Bé trai sinh ngày 23 tháng 5 năm 2023 âm lịch thì sẽ làm lễ cúng thôi nôi vào ngày 25 tháng 5 năm 2023 âm lịch. Bé gái sinh ngày 23 tháng 5 năm 2023 âm lịch thì sẽ làm lễ cúng thôi nôi vào ngày 22 tháng 5 năm 2023 âm lịch.
Sở dĩ bé trai trồi 2 là vì ông bà ta quan niệm con trai phải luôn là người đi trước, đi tắt đón đầu, xông xáo, mạnh dạn tiến về phía trước thì mới dễ thành công. Còn bé gái sụt 1 là vì ông bà cho rằng con gái phải biết nhường nhịn thì gia đình mới êm ấm, phải biết khiêm tốn thì mới có được hạnh phúc.
Lễ cúng thôi nôi cho bé trai, bé gáiTương tự như lễ cúng đầy tháng, mục đích cúng thôi nôi cũng nhằm tạ ơn 12 bà Mụ, 1 bà Chúa và 3 Đức Ông, chính vì vậy lễ vật cũng được chuẩn bị thành 2 mâm:
1. Mâm Đức Ông: – Ngũ quả: 1 đĩa – Hoa tươi: 1 bình – Gà luộc cánh tiên: 1 con – Xôi 500g: 1 đĩa – Cháo trắng 500g: 1 bát – Trầu têm cánh phượng to: 1 đĩa – Thuốc lá: 1 bao – Rượu 500ml: 1 chai – Tiền vàng: 1 lễ – Gạo: 1 bát – Muối: 1 bát
2. Mâm bà Mụ – Chè: 1 bát to + 12 bát nhỏ (Con trai chè đậu trắng, con gái chè trôi nước) – Xôi: 1 đĩa to + 12 đĩa nhỏ – Cháo trắng: 1 bát to + 12 bát nhỏ – Trầu têm cánh phượng: 1 đĩa to + 12 đĩa nhỏ – Cốc nước: 1 cốc to + 12 cốc nhỏ – Cốc rượu: 1 cốc to + 12 cốc nhỏ – Nến: 1 cốc nến to + 12 cốc nến nhỏ – Bộ Vàng mã cúng thôi nôi – Bánh chocopie, sữa milo, quả bất kỳ: 13 đĩa – Tiền trần cho vào các đĩa bánh kẹo quả: 13 đồng – Bộ tam sên (Tôm, thịt, trứng) hoặc thịt lợn quay: 13 đĩa (Có thể có hoặc không)
Bài văn khấn cúng thôi nôi cho bé trai, bé gáiSau khi hoàn tất giai đoạn chuẩn bị lễ vật làm tiệc cúng thôi nôi cho bé, việc bạn cần làm là chuẩn bị bài khấn cho lễ cúng thôi nôi, cầu mong đấng thần linh, ông bà tổ tiên phù hộ cho bé khỏe mạnh, chóng lớn, ngoan hiền, phù hộ cho gia đình ấm no hạnh phúc.
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát!
Chúng con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa Chúng con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa Chúng con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa Chúng con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương
Hôm nay, là ngày… tháng… năm… (dương lịch) tức ngày… tháng… năm… (âm lịch) là ngày lành tháng tốt
Vợ chồng chúng con gồm có: Chồng là …. sinh ngày… tháng…. năm…. (dương lịch) tức ngày… tháng… năm… (âm lịch) Vợ là… sinh ngày…. tháng…. năm…. (dương lịch) tức ngày… tháng… năm… (âm lịch) sinh được con (trai, gái) đặt tên là…
Chúng con đang ngụ tại … (địa chỉ nhà)
Hôm nay, nhân ngày đầy năm cho bé chúng con thành tâm sắm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn toạ các chư vị Tôn thần kính cẩn chúng con tâu trình:
Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên là… sinh ngày… tháng… năm… (dương lịch), tức ngày… tháng… năm… (âm lịch) được mẹ tròn, con vuông.
Chúng con thành tâm cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , các ngài phù hộ độ trì, các ngài vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.
Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
Cập nhật thông tin chi tiết về Toàn Bộ Kiến Thức Cúng Thôi Nôi Cho Bé Từ A trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!