Bạn đang xem bài viết Tìm Về Xứ Xở Của Những Lọ Mắm Tôm Truyền Thống “Chính Hiệu” được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Làng mắm tôm Ngọc Lâm (Nam Định)
Nam định không chỉ nổi tiếng với cảnh núi non biển cả hùng vĩ mà còn níu chân du khách bởi nền ẩm thực đậm chất địa phương, trong đó nổi tiếng có món mắm tôm của làng Ngọc Lâm.
Ngọc Lâm vốn là một ngôi làng nằm ven cửa cửa sông Đáy. Do vậy, đa số người dân trong làng có nghề chài lưới cha truyền con nối qua nhiều đời. Nguồn tôm tép, moi tươi dồi dào là nền tảng thuận lợi để nghề mắm tôm được “giữ lửa” hàng trăm năm qua tại ngôi làng cửa sông này.
Khi mới đến đầu làng, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi những dày xưởng chế biến, nhà kho nối đuôi nhau chạy dọc theo bờ sông Đáy. Hương mắm, vị muối thoang thoảng trong gió tạo thành thứ hương vị đặc trưng của làng. Bí quyết làm mắm tôm của người dân làng Ngọc Lâm chính xác nằm ở khâu nguyên liệu. Làng ở cửa sông, hưởng phù sa sông Đáy, nơi giao hòa với biển tạo ra vùng nước lợ đặc trưng, nên có chất lượng con moi để sản xuất mắm tôm ngon hơn hẳn những địa phương khác.
Mắm tôm Ngọc Lâm vang danh gần xa bởi hương vị tươi ngon, màu sắc hấp dẫn, dùng để chấm hay tẩm ướp, chế biến thức ăn đều ngon tuyệt.
2. Làng mắm tôm Khúc Phụ (Thanh Hóa)
Làng mắm tôm nổi tiếng nhất tại Thanh Hóa là vùng đất Hoằng Hóa thuộc 8 xã vùng biển trong đó có làng mắm Khúc Phụ (Hoằng Phụ – Hoằng Hóa – Thanh Hóa).
Giống như nhiều địa phương khác, nghề làm mắm tôm ở làng Khúc Phụ phát triển song song với nghề làm nước mắm và có lịch sử cả trăm năm tuổi. Mắm được làm theo công thức riêng không hòa lẫn với bất kỳ mắm tôm ở địa phương khác. Mắm tôm chuẩn có màu tím nhẹ đến màu sim, mùi thơm, ngửi hơi nồng, không tanh và không có mùi vị lạ. Vị mắm tôm đậm đà với độ đạm cao nhưng vị ngọt dịu tự nhiên, không đắng chát.
3. Làng mắm tôm Quỳnh Lưu (Nghệ An)
Mắm tôm là đặc sản nổi tiếng của Quỳnh Lưu bên cạnh nước mắm. Lưu giữ bí quyết làm nghề hàng trăm năm, người dân Quỳnh Lưu vẫn dùng những phương pháp thủ công truyền thống để làm mắm tôm: moi tươi đánh bắt trong ngày, muối biển ủ trong 6 tháng, lu sành phơi nắng nghênh gió. Do vậy, hương vị mắm tôm vẫn vẹn nguyên như thuở ban đầu, mặn vừa, hậu ngọt, mùi thơm tự nhiên, không đắng chát. Chất lượng cao hơn hẳn loại mắm tôm công nghiệp.
Mắm tôm Quỳnh lưu nổi tiếng gần xa, được mang đi biếu tặng, làm quà cho những du khách phương xa ghé tới. Mắm tôm góp mặt trong bữa cơm từ bình dân đến sang trọng, ăn chân giò luộc, giả cầy hay rượu mận làm sao có thể thiếu được vị của mắm tôm. Để chén mắm tôm chấm ngon, bạn chỉ cần cho thêm chút đường, mì chính, nước cốt chanh và dầu nóng đánh bông lên là được rồi.
4.Làng mắm tôm Gò Công (Tiền Giang)
Những làng nghề làm mắm tôm ở Gò Công được hình thành từ lâu đời, theo hình thức cha truyền con nối, nay trở thành một trong đặc sản có tiếng của vùng. Khác với các tỉnh miền bắc và miền trung, mắm tôm ở Gò Công được chế biến theo quy trình rất khác biệt.
*) Mắm tôm chà
Tôm tươi sau khi đánh bắt về phải rửa thật sạch, rút chỉ đen và loại bỏ đầu Sau đó sẽ đem đi tẩm ướp với rượu muối, rồi tiến hành quết thật nhuyễn mịn đem phơi nắng.
Sau khi phơi xong khoảng 3 ngày, những người thợ làm nghề sẽ dùng rây để ép lấy thịt, nêm tiếp gia vị và đem phơi nắng tiếp nửa tháng. Mắm tôm sau khi phơi nắng nửa tháng sẽ tiếp tục đem vào trong mát ủ hơn nửa tháng nữa mới hoàn thành một hũ mắm truyền thống Gò Công. Quy trình làm rất khắt khe và tỉ mỉ, để làm ra 1 kg mắm tôm chà cần tới 4 kg tôm tươi.
*)Mắm tôm chua
Bên cạnh mắm tôm chà nổi tiếng, mắm tôm chua cũng là một đặc sản ở làng nghề Gò Công. Mắm tôm muối chua được chế biến cầu kỳ không kém loại mắm tôm chà, cách thức tẩm ướp, kết hợp nguyên liệu và ủ chua phải được tiến hành cẩn thận bởi người thợ kinh nghiệm. Có vậy mới tạo nên hương vị được mắm tôm chua trứ danh đất Gò Công.
Vì sức khỏe gia đình của bạn! Hãy sử dụng gia vị sạch trong mỗi bữa ăn. Liên hệ với Ngư Quỳnh để tìm hiểu và mua sản phẩm: https://nguquynh.com.vn/san-pham/ 0961068006 nuocmamnguquynh@gmail.com
Chuyện Mắm Tôm Chà Một Thời Tiến Vua
Nguyên liệu làm mắm tôm chà
Cuối tháng 7 trời Mỹ Tho mưa tầm tã mà Văn – ông bạn xứ Gò Công của tôi – điện thoại rủ rê: “Ê! Tui đang bày sẵn một mâm thịt heo luộc, rau sống, bánh tráng, xoài chua và món đặc sản Gò Công… Không có ông làm lai rai vài ly thì buồn quá”. Nghe vậy, tôi cười xòa: “Thôi, ông lai rai với các chiến hữu đi. Mỹ Tho trời đang mưa thúi đất, dầm mưa chạy 35 cây số xuống Gò Công để uống với ông mấy ly rượu coi bộ… kẹt cho tui quá”! Tưởng nói vậy là xong, nhưng ông bạn cương quyết nói: “Hôm nay phải có mặt ông mới được. Tui cho xe lên đón, không từ chối với bất kỳ lý do nào!”, rồi cúp máy.
Một thời tiến vua
Chưa đầy 2 tiếng đồng hồ sau tôi đã có mặt ở nhà Văn. Thì ra, món đặc sản mà Văn đãi tôi và các chiến hữu chính là mắm tôm chà, nước chấm đặc sản danh bất hư truyền của vùng duyên hải Gò Công.
Trải miếng bánh tráng, bỏ thêm rau sống các loại, kèm miếng thịt ba rọi luộc trắng phau, con tôm luộc đỏ au, cặp thêm miếng xoài chua xắt mỏng, cuộn lại chấm vào chén mắm tôm chà pha sền sệt với chanh, đường, tỏi ớt đâm nhuyễn rồi thưởng thức, cảm giác không gì diễn tả được. Theo lời Văn, món chính của bữa tiệc đơn sơ là mắm tôm chà, các món còn lại đều là… phụ liệu.
Món nước chấm mắm tôm chà chính là đặc sản nổi tiếng đất Gò Công đã có tuổi đời vài trăm năm, theo giai thoại thì đã từng xuất hiện trong mâm cơm của các bậc đế vương triều Nguyễn tận ngoài cung đình Huế. Văn kể: “Cho đến giờ này không còn ai nhớ rõ món mắm tôm chà Gò Công xuất hiện từ bao giờ.
Nhưng theo lời ông bà truyền lại thì mắm tôm chà chắc chắn phải có mặt trên đất Gò Công trước khi Thái Hoàng Thái hậu Từ Dụ (bà tên thật là Phạm Thị Hằng, là con gái của đức Quốc công Phạm Đăng Hưng xứ Gò Công) xuất giá vu quy về cung đình Huế làm vợ vua Thiệu Trị nhà Nguyễn”.
Chuyện xưa kể, khi về cung đình Huế, đức bà Từ Dụ đã mang theo món nước chấm độc đáo xứ Gò Công vào cung, có nghĩa là tuổi đời của món mắm tôm chà đặc sản đã có dư mấy trăm năm. Hồi xưa năm nào người Gò Công cũng làm mắm tôm chà gửi theo ghe bầu về kinh thành Huế theo yêu cầu của đức Thái Hoàng Thái hậu để cả triều đình thưởng thức.
Ngày nay cũng không còn ai biết được bậc hiền nhân nào đã “sáng chế” ra loại nước chấm độc nhất vô nhị này, nhưng có một giai thoại mà nhiều năm nay những người lớn tuổi ở Gò Công vẫn thường tự hào kể cho con cháu và khách phương xa nghe về mắm tôm chà.
Chuyện kể rằng thời thuộc Pháp, mấy ông quan địa phương ở Gò Công muốn lấy lòng các quan Tây nên buộc dân chúng xứ Gò phải làm mắm tôm chà để đem làm quà tặng. Lúc đầu mấy ông Tây chê mắm hôi rình, nhưng không biết những ông quan bản xứ hướng dẫn quan Tây ăn mắm ra sao mà sau đó người ta thấy mấy ông Tây, bà đầm thường quệt mắm tôm chà nguyên chất vào miếng bánh mì xăng- quýt thay bơ, phó-mát, vừa ăn vừa xuýt xoa khen “très bien !” rối rít.
“Mang danh là mắm nhưng từ xưa mắm tôm chà chỉ dùng để làm nước chấm thượng hạng, mà phải là khách quý hoặc những dịp tiệc tùng quan trọng mới đem ra dùng. Từ nhỏ đến lớn tui chưa thấy ai đem món mắm này nấu lẩu hay chưng, kho như mắm cá linh, mắm cá lóc, cá sặc ở miền Tây Nam bộ”! – Văn khẳng định.
Bí ẩn của đặc sản
Mặc dù có tuổi đời mấy trăm năm nhưng đặc sản mắm tôm chà Gò Công chỉ mới được dân sành ăn xa gần biết tiếng vào những năm 1990 trở lại đây. Nguyên do là bởi mắm tôm chà ngày xưa được người Gò Công xem là món quà quê trân quý, sản xuất rất ít, dùng để biếu tặng mỗi dịp lễ tết hoặc sử dụng vào dịp giỗ chạp, không ai làm mắm để bán, không xem nghề này là kế sinh nhai.
Mãi đến khi tỉnh Tiền Giang chọn mắm tôm chà là một món ngon thuộc hàng đặc sản cần phải giữ gìn, phát triển để phục vụ du lịch và quảng bá trong thiên hạ, thì nghề làm mắm tôm chà ở Gò Công mới được “thương mại hóa”. Nhưng cho đến nay cơ sở sản xuất đặc sản mắm tôm chà ở Gò Công chỉ đếm trên đầu ngón tay, mỗi năm một cơ sở tung ra thị trường vài trăm ký là hết mức.
Câu chuyện của Văn khiến tôi tò mò, bởi lẽ vùng duyên hải Gò Công nổi tiếng với nhiều loại tôm biển, cớ sao người làm mắm tôm chà không nhiều, trong khi nhu cầu tiêu thụ là có thật? Văn giải thích: “Ngày xưa vùng duyên hải Gò Công thời tiết có 2 mùa rõ rệt, mùa khô hạn mặn và mùa mưa.
Sau 6 tháng trời khô nứt đất, lúc mưa ngập đồng ruộng thì không biết từ đâu con tôm bạc đất xuất hiện nhiều vô kể. Chính con tôm bạc đất là nguyên liệu đặc sản của vùng đất này để làm nên món mắm tôm chà trứ danh”. Muốn làm mắm tôm chà, con tôm bạc đất phải còn nhảy xoi xói, được rửa sạch và ngâm vào rượu trắng khoảng 1 tiếng đồng hồ.
Sau đó đem tôm cắt bỏ đầu, quết nhuyễn với các phụ liệu là tỏi, ớt, muối, đường rồi đem phơi 4 nắng. Phơi đủ 4 nắng thì người ta đem nguyên liệu bỏ vô chiếc rổ tre dày mắt, chà lấy tinh chất của tôm (bỏ xác), đem phơi tiếp 7 nắng nữa mắm mới thật chín, lên màu đỏ au bắt mắt, dậy mùi thơm phức, khi đó mới cho vào keo thủy tinh hoặc hủ sành để ăn dần.
Cho mắm tôm chà vào keo thủy tinh chuẩn bị xuất xưởng
Công đoạn chà lấy tinh chất của tôm và phụ liệu đã làm nên tên gọi mắm tôm chà của loại nước chấm đặc sắc này. “Công thức chung là vậy nhưng lâu nay các lò sản xuất mắm tôm chà đều có bí quyết riêng khi pha chế thịt tôm và các phụ liệu nên hương vị mắm đều khác nhau. Đặc biệt mắm tôm chà chỉ có thể phơi nắng cho chín, không thể dùng lò sấy khô!” – Văn cho biết.
Nghe đến chi tiết mắm tôm chà chỉ phơi nắng, tôi ái ngại: “Mắm mà đem phơi nắng thì… làm mồi ngon cho ruồi bâu vào đẻ trứng, hư cả mẻ. Đó là chưa nói đến chuyện bụi bặm bay vào, mất an toàn vệ sinh thực phẩm”? Văn cười khà khà: “Không con ruồi nào dám xúm vào mẻ mắm đang phơi, bởi chúng sợ mùi tỏi, ớt có trong mắm. Khi phơi thì mọi người đều dùng vải mùng đậy kín các mẻ mắm, không lo bụi bặm bay vào”.
Phơi mắm tôm chà.
Phải nói là món mắm tôm chà Văn đãi tôi hôm ấy rất thơm ngon, nhưng tay “thổ địa xứ Gò Công” vẫn bùi ngùi nói: “Món mắm tôm chà tiến Vua ngày xưa, giờ mùi vị đã bớt ngon rồi”! Nguyên nhân là từ khi vùng duyên hải Gò Công được ngọt hóa, sản xuất lúa 3 vụ/năm thì con tôm bạc đất, đặc sản dùng làm nguyên liệu chế biến mắm tôm chà đã gần như vắng bóng.
Do nhu cầu của thị trường đòi hỏi nên ngày nay những cơ sở sản xuất ở Gò Công phải sử dụng nhiều loại tôm biển khác nhau để làm mắm, mặc dù vẫn thơm ngon nhưng chất lượng không còn được như mắm tôm chà sản xuất từ con tôm bạc đất ngày xưa…
Hùng Anh
Tác Hại Khi Ăn Phải Mắm Tôm Có Dòi
Theo các chuyên gia, ăn phải mắm tôm có dòi sẽ rất nguy hại sức khỏe. Đó có thể là nguồn gây bệnh tả, thương hàn, ecoli…
Mới đây, lực lượng Quản lý thị trường, Cảnh sát kinh tế và nhân viên Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bình Dương tiến hành kiểm tra một cơ sở chuyên sang triết, chế biến mắm tôm bắc, mắm nêm nguyên chất, tương bần, mắm tép chua ở đường Vĩnh Phú 38A, TX Thuận An (Bình Dương) do ông Dương Văn Hiếu, 32 tuổi, quê Thanh Hóa làm chủ.
Tại hiện trường, lực lượng chức năng đã phát hiện hàng nghìn chai mắm tôm chuẩn bị đưa ra thị trường tiêu thụ bốc mùi nồng nặc. Khi mở nắp một chiếc thùng nhựa màu xanh, mọi người rùng mình khi thấy cảnh dòi lúc nhúc ngoi lên từ lớp mắm tôm.
Trước thông tin này, một số người cho rằng đó chỉ là cảm giác ghê sợ chứ thực ra ăn mắm tôm có dòi mới là ngon. Bên cạnh đó nhiều người tỏ ra lo sợ khi ăn phải mắm tôm có dòi. Thực sự việc ăn mắm tôm có dòi độc hại hay chỉ là cảm giác ghê sợ?.
BS Nguyễn Xuân Mai – nguyên Phó Viện trưởng Viện vệ sinh y tế công cộng TP HCM cho biết, ăn phải mắm tôm có dòi sẽ rất nguy hại đến sức khỏe. Dòi là do con ruồi bậu ở phân, đống rác tanh hôi và ở khắp mọi nơi rồi mang vi trùng bậu vào đẻ ra.
Trong khi đó, mỗi một gam phân sẽ chứa hàng trăm vi khuẩn, trứng ký sinh trùng, vi trùng gây bệnh. Đó có thể là nguồn gây bệnh tả, thương hàn, kiết lỵ, giun sán… Những người có thói quen ăn sống mắm tôm, khi mua về không đun lên sẽ càng nguy hiểm hơn.
“Mắm tôm khi đã xuất hiện dòi trong đó cần phải đổ bỏ. Nó trở thành phế phẩm. Thực phẩm có dòi sinh sống thì nó đã ăn hết chất bổ, khi con người ăn sẽ chẳng còn giá trị dinh dưỡng gì. Các nhà chức trách cần thanh kiểm tra xử lý nghiêm đối với cơ sở làm ăn mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Người dân khi thấy mắm tôm có dòi cũng cần bỏ đi không nên tiếc” – BS Nguyễn Xuân Mai khuyến cáo.
Cùng quan điểm, một chuyên gia của Viện Sinh học và Công Nghệ Thực phẩm – ĐHBK Hà Nội) cho rằng, sẽ là đảm bảo chất lượng nếu mắm tôm sản xuất trong nước có nhãn mác, cơ sở sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng… Với những sản phẩm trôi nổi không có nhãn mác, nguồn gốc rõ ràng sẽ tiềm ẩn sự mất an toàn thực phẩm. Công nghệ sản xuất mắm tôm là lên men các thành phần protein trong tôm dài ngày.
Nếu quá trình sản xuất không đảm bảo chất lượng, sản phẩm không có nguồn gốc dễ bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh đường ruột, ecoli, vi khuẩn salmonella gây thương hàn hoặc các vi khuẩn có bào tử sống yếm khí nếu quá trình vệ sinh không sạch sẽ.
Các chuyên gia cho rằng, nhiều người vẫn còn quan điểm sai lầm cho rằng mắm tôm càng nặng mùi càng ngon. Không phải người sành sỏi rất khó có thể phân biệt được đâu là mắm tôm còn tốt hay là đã hỏng vì mắm tôm có mùi vị khá mạnh. Hơn nữa, nếu không biết bảo quản mắm tôm cũng khiến mắm tôm rất dễ bị hỏng. Để đảm bảo an toàn không nên ăn mắm tôm, mắm tép sống mà cần chưng chín trước khi dùng. Khi pha chế mắm tôm thì phải dùng luôn, không được pha chế rồi để dành lại cho lần sau. Ăn vào dễ dẫn tới các bệnh đường ruột.
Truyền Thuyết Về Miếu Bà Chúa Xứ
Truyền thuyết về Miếu Bà Chúa Xứ
Nhắc đến Châu Đốc hay Núi Sam thì người ta lại nhớ ngay đến Miếu Bà Chúa Xứ. Từ lâu, nơi đây đã trở thành trung tâm văn hóa tín ngưỡng của các đoàn hành hương và du khách gần xa, đặc biệt là với dân miền Tây. Với niềm tin vào sự linh thiêng, ứng nghiệm, “cầu được ước thấy”.
Miếu Bà Chúa Xứ được xây dựng vào năm 1820, với kiến trúc kiểu chữ “quốc” – hình dáng tựa đóa hoa sen nở. Mái miếu tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang rẽ sóng. Các hoa văn ở cổ lầu chánh điện mang đậm tính nghệ thuật. Phía trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ dang tay đỡ những đầu kèo. Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi lộng lẫy. Đặc biệt, bức tường phía sau tượng Bà, bốn cây cột cổ lầu trước chánh điện gần như được giữ nguyên như cũ. Bên trong thờ tượng Bà Chúa được tạc bằng đá xanh. Miếu thuộc địa phận xã Vĩnh Tế, Châu Đốc, An Giang.
Về nguồn gốc tượng Bà Chúa Xứ có nhiều truyền thuyết khác nhau. Một trong số những truyền thuyết đó kể lại rằng, trước đây tượng Bà Chúa Xứ chỉ là một hòn đá ở trên lưng núi Sam. Minh chứng cho điều này là bệ đá Bà ngồi vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Bệ đá có chiều ngang khoảng 1,60m, dài khoảng 0,3m, chính giữa có lỗ vuông cạnh 0,34m, loại đá trầm tích thạch màu xanh đen, hạt nhuyễn, không tìm thấy ở địa phương. Theo nghiên cứu khảo cổ của người Pháp cho rằng tượng Bà Chúa Xứ là một loại tượng thần Vishnu, được tạc từ cuối thế kỷ thứ VI, mang văn hóa Óc Eo. Còn theo nhà khảo cổ học Sơn Nam: “Tượng Bà Chúa Xứ là một pho tượng Phật cổ của người Khơ Me xưa đã bỏ lại khi di chuyển. Đặc biệt đây là một pho tượng Phật có giới tính Nam. Và người Việt đã đem tượng Phật về điểm tô thêm nước sơn thành tượng Bà Chúa Xứ.”
Dân gian kể lại, khi xưa lúc xây dựng miếu thờ Bà Chúa Xứ ở chân núi, để thỉnh bà xuống núi, chín thanh niên lực lưỡng dùng kiệu nghênh tiếp tượng bà nhưng bức tượng vẫn không hề lay chuyển. Lúc ấy bà đã hiển linh và báo mộng là cần chín người trinh nữ khiêng xuống. Quả nhiên, sau khi chín người trinh nữ lên khiêng đã dễ dàng nâng được tượng bà xuống núi.
Năm 1820 – 1825, quân Xiêm sang xâm lược nước ta. Khi lên gặp tượng Bà, quân Xiêm khiêng tượng Bà xuống núi. Giữa chừng, tượng Bà bỗng nặng trĩu khiến chúng không thể khiêng nổi nữa và ngã lăn ra. Từ đó quân Xiêm kính sợ, không dám sách nhiễu dân làng ở vùng đó nữa. Dân làng cũng từ đấy tôn kính gọi Bà là Bà Chúa Xứ.
Không phải ngẫu nhiên mà miếu Bà Chúa Xứ mỗi năm thu hút hơn 3 triệu Phật tử từ các nơi đổ về hành hương, cúng bái cầu bình an, may mắn, tài lộc. Có du khách kể lại rằng, khi làm ăn họ không gặp vận, gặp thời. Người đó cúng bái khắp nơi, sau này nghe lời đồn, ông đã cất công từ Đà Nẵng bay vào Nam và viếng Miếu Bà Chúa Xứ. Và từ đó thời vận ông kéo về không thể hơn được. Từ đó hàng năm, ông đều vào Nam trả lễ Miếu Bà Chúa Xứ.
Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam” hàng năm sẽ diễn ra từ ngày 23 đến 27/4 Âm lịch. Hàng vạn người từ khắp mọi nơi đổ về dự lễ và tham gia các trò vui như: hát bội, múa võ, ca nhạc ngũ âm, múa lân, đánh cờ… Các nghi lễ chính trong lễ hội bao gồm:
– Lễ “Tắm Bà” (tương tự như lễ mộc dục ở miền Bắc): Được cử hành vào lúc 0 giờ ngày 24/4 Âm lịch.
– Lễ Thỉnh sắc: cử hành vào khoảng 16h chiều ngày 25.
– Lễ Túc yết: được tổ chức lúc 0 giờ đêm 25 rạng 26-04 âm lịch, gồm có hai phần: nghi thức cúng tế và phần xây chầu.
– Lễ Chánh tế: được tổ chức vào tờ mờ sáng ngày 27, gần giống như nghi thức cúng Túc yết.
– Lễ Hồi sắc: cử hành vào khoảng 15h ngày 27-04, đoàn hành lễ sẽ rước bài vị Thoại Ngọc Hầu và nhị vị phu nhân từ miếu trở về Sơn Lăng. Kết thúc lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam .
Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Về Xứ Xở Của Những Lọ Mắm Tôm Truyền Thống “Chính Hiệu” trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!