Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Đặc Trưng Thực Đơn Nấu Mâm Cỗ Tất Niên Của Người Miền Nam được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đối với người miền Nam, đặc trưng trong tính cách của họ là sự tự do, phóng khoáng và dân dã. Vì vậy, nấu mâm cỗ tất niên mà họ chuẩn bị cũng khắc họa rõ nét con người chân chất, mộc mạc ấy. Vậy đó là những món ăn truyền thống nào? Mỗi món ăn ấy chứa đựng những tâm tư, nguyện vọng gì của họ?
Nếu ở miền Bắc, món bánh truyền thống là bánh chưng thì ở miền Nam được bó thành hình bánh tét. Mặc dù từ nguyên liệu cho đến cách nấu đều giống nhau, nhưng tại sao lại có hai món bánh với hình dáng khác nhau?
Cách gói bánh chưng ở miền Bắc phù hợp với khí hậu thời tiết lạnh, còn miền Nam vào những ngày Tết, trời nắng nóng vì vậy bó bánh thành hình trụ tròn để bánh không bị hư và giữ được lâu hơn. Bên cạnh đó, đặc trưng của món ăn này trong nấu mâm cỗ tất niên là tượng trưng cho mong muốn đủ đầy, no ấm cùng với nguyên liệu và hương vị vô cùng quen thuộc, gần gũi!
2. Thịt kho tàu (Thịt kho hột vịt) trong mâm cỗ tất niên
Thtij kho tàu là một món ăn không thể thiếu trong bữa tiệc cuối năm của người miền Nam. Thưởng thức những miếng thịt kho mềm ngon, đậm đà, hòa quyện với hương vị béo ngậy, thơm lừng từ nước dừa. Khi ăn kèm với cơm trắng hoặc củ kiệu muối chua thì càng tuyệt vời! Đây cũng là món ăn với mong muốn sự đủ đầy, no ấm và hạnh phúc hơn trong năm tới.
Mặc dù là món ăn kèm tuy nhiên tác dụng mà món ăn này mang lại vô cùng thú vị. Chút chua chua ngọt ngọt đặc trưng của kiệu giúp cho các món ăn chính đỡ ngán hơn. Bên cạnh đó, nấu mâm cỗ tất niên sẽ trở nên rôm rả hơn nếu có món ăn này để lai rai, nhâm nhi cùng chén rượu xuân ấm nồng!
Món canh khổ qua dồn thịt trong bữa tiệc tất niên là đại diện cho ý nghĩa, mong muốn mọi khổ cực, khó khăn trong năm cũ sẽ qua đi, đón chào một năm mới thuận lợi, may mắn và thành công hơn. Bên cạnh đó, đây còn là một món ăn rất bổ dưỡng vì cực kỳ thanh mát cho cơ thể. Đặc biệt, trong ngày Tết để giải nhiệt với món canh này thì còn gì tuyệt vời hơn!
Món gỏi cuốn trong mâm cỗ tất niên của người miền Nam được tạo nên từ các nguyên liệu khá quen thuộc, như rau, thịt, tôm cá… Khi ăn chấm kèm với nước tương đen hoặc mắm nêm đều rất ngon. Cũng là một món ăn vừa bổ dưỡng cho sức khỏe, vừa mang ý nghĩa một cái tết đoàn viên, sum vầy và trọn vẹn hơn cho gia đình mình! Không chỉ riêng trong bữa tiệc cuối năm, bạn cũng có thể lựa chọn món ăn hấp dẫn này cho thực đơn đãi tiệc tại nhà ấn tượng đấy!
Đây cũng là một món ăn truyền thống của người miền Nam. Có rất nhiều cách chế biến lạp xưởng, bạn có thể hấp, chiên hoặc nướng đều ngon. Có món ăn này trong bữa tiệc thì quá chuẩn, bởi vừa là món ăn truyền thống, vừa là món nhậu lai rai cho cánh đàn ông bên ly rượu và râm ran trong cuộc trò chuyện chuẩn bị chia tay năm cũ và đón chào năm mới đến.
❀ Dịch vụ đặt tiệc tất niên Hai Thụy Catering
☆ Hotline: 0898.007.123 – 0899.007.123 (Mr Hải) ☆ Trụ sở chính: 120 đường Trục, phường 13, quận Bình Thạnh, Tp.HCM. ✉ cskh@haithuycatering.com
Hai thụy catering – hotline: 0899.007.123 Người miền Nam họ chuẩn bị những món ăn gì cho mâm cỗ tất niên? Những món ăn ấy chứa đựng những tâm tư, gửi gắm, phong tục… Liên hệ Hai Thụy
Khám Phá Mâm Cỗ Tết Đặc Trưng Của Ba Miền Bắc
Mâm cỗ Tết ba miền tuy có nhiều khác biệt nhưng tựu chung lại đều có cơm, xôi, bánh chưng, bánh tét ăn kèm với các loại dưa muối đặc trưng của từng miền, phản ánh bản sắc văn hóa, lịch sử, địa lý của một đất nước có nền văn minh lúa nước. Mâm cỗ Tết miền Bắc
Mâm cỗ Tết miền Bắc, đặc biệt là mâm cỗ Tết của người Hà Nội thường rất bài bản theo đúng nét cổ truyền của dân tộc. Mâm cỗ Tết miền Bắc thường có 4 bát, 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Cỗ lớn thì 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng. Cỗ ngày xưa phải bày lên mâm gỗ hoặc mâm đồng, đi cùng với bát chiết yêu và đĩa cây mai.
Bốn bát gồm một bát chân giò lợn hầm măng lưỡi, một bát bóng thả, một bát miến và một bát mọc nấm thả. Ngoài ra, nhiều gia đình còn chuẩn bị thêm một bát su hào thái chỉ ninh kỹ, một bát chim hầm để nguyên cả con, một bát gà tần hay nhiều gia đình giàu có xưa còn bày thêm bào ngư, vi cá để mâm cỗ thêm đầy đặn, sang trọng.
Bốn đĩa gồm một đĩa thịt gà, một đĩa thịt lợn, một đĩa giò lụa, một đĩa chả quế. Thậm chí nhiều gia đình còn bày thêm đĩa thịt đông – món ăn đặc trưng cho những ngày lạnh miền Bắc, đĩa giò thủ, đĩa xào hạnh nhân, đĩa cá kho riềng, đĩa nộm su hào hoặc nộm rau cần và nem rán.
Bánh Tết ở miền Bắc phổ biến nhất là bánh chưng ăn kèm dưa hành. Món tráng miệng có mứt sen, mứt quất, mứt gừng, chè kho… Tuy là nhiều món nhưng mỗi món chỉ bày vào một bát hay đĩa nhỏ nên mâm cỗ Tết vừa đa dạng, hài hòa, lại đẹp mắt.
Mâm cỗ Tết miền Trung
Miền Trung với thời tiết khắc nghiệt và đặc điểm khí hậu đặc trưng nên nét văn hóa ẩm thực cũng có đôi phần khác biệt. Những món cơ bản thường thấy trong mâm cỗ miền Trung bao gồm gà luộc, thịt heo, bánh Tết, trứng chiên, đồ xào, ram cuốn, canh, rau sống, cơm trắng… với điểm đặc biệt là các món ăn được chia ra thành từng đĩa nhỏ, mỗi thứ một ít, bày biện trên chiếc mâm tròn, như một cách thể hiện sự chắt chiu và san sẻ.
Ngoài ra những món Tết của miền Trung còn chú trọng đến yếu tố lưu trữ nên thường có các món mặn như: tôm rim, thịt kho Tàu, cuốn ram, thịt hon, gà rán, thịt phay, nem, tré, thịt ngâm nước mắm…rồi có thêm các món đồ mộc như: măng khô xào thịt, mít trộn, giá xào nham… Thêm vào đó với thói quen “cuốn” trong văn hóa ấm thực nên dù trong mâm cỗ Tết ở miền Trung cũng thường xuất hiện các món cuốn từ thịt luộc cuốn bánh tráng, nem lụi cuốn bánh tráng, rồi thịt kho, cá kho, cá hấp cũng có thể cuốn chung với bánh tráng và rau sống.
Ngoài một số tỉnh Bắc Trung Bộ như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…vẫn mang sắc thái của cỗ miền Bắc với quan niệm “mâm cao cỗ đầy”, luôn đầy đủ giò, gà, bánh chưng…thì các tỉnh còn lại có nhiều điểm khác biệt với cỗ miền Bắc: món bánh chưng được thay bằng bánh tét, không ăn dưa hành mà là dưa món và nổi bật là các món bánh phong phú và đa dạng: bánh sen tán, bánh măng, bánh mận, bánh bó mứt, bánh tổ, bánh phục linh… được chế biến bằng cách hấp, nướng hoặc sấy kỹ, có vị ngọt đậm nên có thể để có thể để ăn dần đến cả tháng vẫn không hư hỏng.
Với Huế, mâm cỗ Tết có phần đặc sắc và công phu hơn, mang hơi hướng cung đình xưa. Bên cạnh các món gỏi vả, gà bóp rau răm, cơm bò nấu thưng, chả ram, nem, tré…cầu kỳ thì các món bánh mứt mới là điểm nhấn tạo nên sự tinh tế cho mâm cỗ: Có thể kể món bánh đậu xanh nặn hình trái cây, bánh bó mứt hoặc món mứt quất làm thành nguyên quả và các món mứt gừng xăm, gừng khô, mứt sen, mứt bát bửu vừa đẹp lại vừa ngon.
Mâm cỗ Tết miền Nam
Miền Nam với đặc trưng của một vùng đất có nhiều sản vật trù phú, thời tiết thuận lợi cho các loại cây, trái, gia súc, gia cầm hay thủy sản phát triển nên mâm cơm ngày Tết của miền Nam có phần phong phú và không gò bó về nghi thức. Tuy nhiên mâm cơm cúng ông bà ngày 30 Tết ở miền Nam lại luôn có thịt heo kho nước dừa với trứng hoặc cá lóc kèm dưa giá, canh khổ qua nhồi thịt. Ngoài ra mâm cỗ Tết của Nam bộ cũng không thể thiếu các món nguội như gỏi ngó sen, tai heo ngâm dấm, tôm khô – củ kiệu, giò heo nhồi, phá lấu, nem, lạp xưởng tươi…
Canh khổ qua là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Nam bộ bởi theo dân gian thì khổ qua là món ăn mong muốn sự khổ cực trong năm cũ qua đi, để tiếp đón điều tốt đẹp trong năm mới.
Bánh tét của người miền Nam có đôi phần khác biệt so với bánh tét miền Trung. Bánh tét miền Trung gói chặt, nhân đậu xanh ít và chú ý đến yếu tố bảo quản cho được lâu thì bánh tét miền Nam đa dạng hơn về cả phần vỏ lẫn phần nhân. Phần nếp bên ngoài có khi được trộn lẫn với dừa nạo, có khi với đậu đen, hoặc là hạt điều, là cẩm, lá dứa tạo ra nhiều màu sắc khác nhau.
Phần nhân thì ngoài nhân đậu xanh với mỡ, còn có nhân chuối, nhân thập cẩm, nhân đậu xanh trứng muối. Một số nơi còn tạo hình bên trong bánh thành hoa mai, chữ thọ, chữ phúc, khi cắt ra trông rất đẹp và độc đáo. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là loại bánh tét nhân đậu xanh với thịt mỡ và lòng đỏ trứng muối. Khi bày ra bàn sẽ dọn ra ăn kèm với dưa món, củ kiệu, tôm khô, lạp xưởng, cà rốt, củ cải ngâm nước mắm.
Mâm cỗ Tết của người miền Nam không thể thiếu bánh tét ăn kèm củ cải, cà rốt chua ngọt.
Cũng như ở miền Bắc và miền Trung, các món tráng miệng ở miền Nam cũng đa dạng với các loại mứt trái cây như: mứt dừa, mứt me, mứt mãng cầu, mứt củ năng, bánh ít ngọt, kẹo thèo lèo và kẹo chuối… Ngoài ra ở miền Nam còn có món tráng miệng rất đặc sắc đó là cơm rượu.
Theo Đỗ Linh / Trí Thức Trẻ
Thực Đơn Mâm Cỗ Ngày Tết Của Người Việt Từ Nam Ra Bắc
Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến Tết cổ truyền dân tộc. Để chuẩn bị cho Tết, ngoài cây quất, cành mai, đào, mâm ngũ quả, không thể thiếu các món ăn mang hương vị Tết. Bài viết này chủ đích chia sẻ thực đơn mâm cỗ ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam từ Nam ra Bắc.
Qua thực đơn mâm cỗ ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam từ Nam ra Bắc, bạn sẽ cảm nhận rõ nét hơn về hương vị cũng như ý nghĩa của từng hương vị trong mỗi món ăn ngày Tết.
Ở Việt Nam, mỗi vùng miền đều có một mâm cỗ ngày Tết với những món ăn riêng mang nét đặc trưng khác nhau. Chính nét đặc trưng này đã cho thấy tính đa dạng và phong phú của văn hóa ẩm thực các vùng miền, chỉ tồn tại và duy trì tại Việt Nam.
THỰC ĐƠN MÂM CỖ NGÀY TẾT MIỀN NAM
Nam Bộ – cái nôi của nhiều nền văn hóa. Điều đó ảnh hưởng đến ẩm thực khi các món ăn Nam Bộ vừa có sự pha trộn lại vừa du nhập từ nhiều nơi.
Thịt kho nước dừa được ví như linh hồn của mâm cỗ ngày Tết đối với người dân miền Nam. Thịt kho nước dừa còn được biết đến qua tên gọi khác như thịt kho riệu, thịt kho hột vịt.
Thịt kho nước dừa có màu vàng cánh gián của nước đường, vị ngậy bùi của dừa và độ thơm ngon dẻo dai của thịt. Sự kết hợp hoàn hảo này tạo thành món ăn ngon, có thể ăn kèm với cơm hoặc bánh tét.
Ngoài ra, món ăn này có thể gây ngấy nên người Nam bộ đã “chữa ngấy” bằng món dưa giá.
Người miền Nam thường ăn củ kiệu kèm với tôm khô tạo thành món củ kiệu tôm khô riêng. Củ kiệu sẽ được cắt rửa sạch sẽ sau đó ngâm chua ngọt. Khi nào ăn sẽ cho kèm tôm khô, rắc chút đường cát.
Bánh tét ở miền Nam có hai loại, phân biệt là bánh nhân mặn và bánh nhân ngọt. Nhân mặn nguyên liệu thường bao gồm đậu và thịt mỡ. Nhân mặn nguyên liệu phổ biến là đậu xanh, đậu đỏ, chuối,…
Bánh tét Nam bộ khi nhìn sẽ tạo cảm giác vô cùng rực rỡ, bắt mắt bởi tính đa màu sắc bên cạnh hình dạng vuông vức, chắc, đẹp.
#4 Canh mướp đắng nhồi thịt
Chắc hẳn mỗi gia đình miền Nam đều sẽ không còn xa lạ với món canh mướp đắng (hay còn gọi là khổ qua) nhồi thịt. Không chỉ trong dịp Tết mà ngay cả ngày thường, canh khổ qua nhồi thịt cũng là món ăn rất đặc trưng, hay thấy trong mâm cơm.
Tuy nhiên, ngày Tết, canh khổ qua nhồi thịt lại mang ý nghĩa đặc biệt “đẩy lùi những khó khăn đi qua”.
Một nơi khí hậu nắng nóng quanh năm như miền Nam, kể cả Tết, thì dưa giá với tính mát sẽ trở thành món ăn hợp lý và “đưa cơm” nhất. Dưa giá muối đúng cách sẽ cho vị giòn, ngon, thường ăn cùng với cơm, hoặc cuốn bánh tráng hoặc ăn kèm thịt kho với tác dụng “giải ngấy” hiệu quả.
Nguyên liệu làm món dưa giá gồm: Giá, hẹ, cà rốt đều dễ mua, dễ làm, an toàn, bổ dưỡng.
Lạp xưởng, một món ăn vô cùng quen thuộc ở miền Nam, đặc biệt trong dịp Tết đến Xuân về. Trên mâm cỗ ngày Tết, người miền Nam sẽ bày biện một đĩa lạp xưởng, trông rất đẹp và ngon mắt.
Lạp xưởng có nhiều loại, tùy vào nhu cầu và sở thích mà có thể lựa chọn lạp xưởng tươi, lạp xưởng khô, lạp xưởng chế biến từ tôm, thịt nạc, cá,…
Với món lạp xưởng, không nhất thiết phải chiên rán mà còn có thể chế biến bằng cách luộc, nướng trước khi ăn.
THỰC ĐƠN MÂM CỖ NGÀY TẾT MIỀN TRUNG
Không khí Tết miền Trung sẽ rộn ràng mai vàng, bánh tét, thịt giấm, nem chua,…
Bánh tét mang ý nghĩa sự hội tụ của đất trời nên không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết của người dân miền Trung. Bánh tét gói bằng lá chuối, hình trụ, trông tròn trịa, giản đơn nhưng lại vô cùng ngon miệng.
Nem chua là đặc sản của miền Trung, có thể ăn sống hoặc ăn nướng. Món nem chua làm từ thịt heo, được tẩm ướp gia vị qua vài ngày kết hợp ăn cùng lá ổi, tỏi vô cùng kích thích vị giác.
Dưa món thoạt nghe có vẻ lạ nhưng thực chất lại rất đỗi quen thuộc với người dân Trung bộ.
Để làm món dưa món cần rất nhiều nguyên liệu khác nhau bao gồm củ cải, cà rốt, dưa leo, đu đủ, củ kiệu,… Dưa món ngon đòi hỏi người làm phải thực sự tỉ mỉ và tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, dưa món lại là món ăn ẩn chứa những hương vị riêng, không thể lẫn lộn trong ngày Tết cổ truyền.
Tôm chua vốn là đặc sản của Huế, trở thành món ăn chính xuất hiện trong mỗi bữa cơm gia đình. Tôm chua là tổng hòa đa vị, từ vị ngọt bùi của tôm, ngầy ngậy của thịt đến vị cay của riềng, ớt, tỏi, và cả vị chua của khế, vị chát của vả, hương thơm của những loại rau… Món ăn này chắc chắn sẽ để lại nhiều dư vị trong lòng mỗi người yêu ẩm thực nói chung và ẩm thực Trung bộ nói riêng.
Chả bò là món ăn đặc trưng của dân Trung Bộ những ngày đầu xuân năm mới. Chả bò màu hồng đỏ biểu thị cho sự may mắn, hưng thịnh, khi ăn sẽ có vị ngọt, mặn và cay hòa quyện cùng mùi thơm nồng của tiêu đen đã khiến món ăn giòn, dai này không thể thiếu trong mâm cơm Tết.
Để chuẩn bị cho mâm cỗ ngày Tết, người miền Trung sẽ làm món thịt ngâm mắm. Nguyên liệu sẽ là thịt heo hoặc bò, qua bước sơ chế rồi ngâm vào nước mắm đường đã pha nấu theo tỉ lệ.
Thịt ngâm mắm sẽ có hai vị mặn, ngọt, ăn với rau sống, dưa món, củ kiệu thì vô cùng ngon.
THỰC ĐƠN MÂM CỖ NGÀY TẾT MIỀN BẮC
Người miền Bắc nhìn chung trọng hình thức nên mâm cơm ngày Tết đều đòi hỏi đầy đủ và đẹp mắt. Bên cạnh đó, quan niệm về số may mắn cũng khiến cho thực đơn phải có đủ 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa hàm ý phát lộc, phát tài.
Cho đến nay, mâm cỗ Tết của người dân miền Bắc vẫn đảm bảo giữ gìn bản sắc với những hương vị truyền thống đậm nét.
Bánh chưng có cả một câu chuyện dân gian mang tính lịch sử lâu đời, thể hiện nền văn hóa ẩm thực đặc sắc, sâu rộng của Việt Nam. Bánh chưng được xem như biểu tượng của mặt đất, thể hiện lòng biết ơn của hoàng tử Lang Liêu với Vua Hùng và đất trời. Vì lẽ đó mà bánh chưng không thể vắng mặt khi Tết đến xuân về.
Để làm nên chiếc bánh trưng, cần chọn loại gạo nếp dẻo, ngon, đậu ngọt, bùi, tiêu cay nhẹ và thịt mỡ béo ngậy. Khi gói bánh chưng, phải dùng lạt mềm để buộc, gói chắc tay mới đảm bảo bánh vuông vức, không bị méo. Bánh chưng luộc vào nồi to, lửa cháy đậm, khi bánh chín bốc khói nghi ngút, có mùi thơm dễ chịu của lá chuối.
Tết không có bánh chưng sẽ không còn là Tết, đối với người dân miền Bắc nói chung.
Xôi gấc màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc. Vì thế, ngoài rằm, mùng 1 thì lễ Tết cùng cần có xôi gấc.
Xôi gấc ngon đạt chuẩn phải nấu từ gạo nếp non, trộn với gấc tươi rồi đem hấp. Xôi gấc chín sẽ lên màu đỏ đẹp của gấc. Khi ăn, xôi dẻo, thơm.
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” là câu nói dân gian đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân miền Bắc Việt Nam. Tết đến, ngoài bánh chưng thì dưa hành không thể thiếu.
Sở hữu vị chua cay nhẹ, dưa hành thường được dùng ăn kèm với thịt đông, bánh chưng, làm giảm độ ngấy của những món ăn “cao lương mỹ vị” trong ngày Tết.
Giò – món ăn không thể thiếu, đứng ở vị trí trung tâm trong mâm cỗ Tết. Ít ai biết, giò mang ý nghĩa “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà”, dành cho các thành viên trong gia đình với nhiều hy vọng tốt đẹp khi năm mới đến.
Giò làm từ thịt heo xay nhuyễn và gói bằng lá chuối rồi đem luộc chín. Giò đạt chuẩn sẽ trắng mịn, giòn, dai, và đặc biệt vô cùng thơm ngon.
Thịt gà luộc là một món ăn đơn giản, không cầu kỳ nhưng lại là món ăn chính. Thịt gà luộc ăn kèm lá chanh, chấm gia vị chanh ớt sẽ khiến thực khách không thể nào quên.
Nem rán là món ăn độc đáo, hấp dẫn của người miền Bắc, đặc biệt vào dịp Tết. Nem rán đặc trưng đến mức được xem như quốc hồn quốc túy của người Việt.
: Nâng mũi Demi 5D mũi đẹp như ý bảo hành kết quả – Mũi cao hài hòa, mềm mại, thanh mảnh, duyên dáng và tôn lên vẻ sang trọng cho gương mặt người Á Đông.
Gợi Ý Thực Đơn Mâm Cỗ Cúng Tất Niên Ngày 30 Tết
Cỗ cúng tất niên gồm những gì?
Lễ cúng tất niên là nghi lễ quan trọng trong ngày Tết Nguyên đán của người Việt, đánh dấu một năm kết thúc và chuẩn bị bước sang năm mới. Người Việt thường làm cỗ cúng tất niên vào ngày 29 tháng Chạp nếu là năm thiếu và ngày 30 tháng Chạp nếu là năm đủ. Ngày này cũng được gọi là ngày tất niên. Các gia đình sẽ sum họp đông đủ, quây quần bên mâm cơm cúng, thành tâm hành lễ, khấn vái và sau đó xin lộc, ngồi bên nhau thưởng thức món ăn chào năm mới. Thông thường tiệc tất niên diễn ra vào chiều hoặc tối ngày 30 Tết. Tùy từng phong tục vùng miền, gia chủ có thể mời thêm bạn bè, khách đến dự.
Sau khi ăn tiệc tất niên, mọi người trong gia đình sẽ cùng nhau đón giao thừa. Đây cũng là phong tục tập quán lâu đời của người Việt, được gìn giữ và duy trì từ ngàn đời nay.
Cỗ cúng tất niên gồm những món truyền thống, quen thuộc với người Việt như bánh chưng , canh măng , gà luộc , thịt bò xào súp lơ cà rốt , canh măng , hành muối, giò bê. (Ảnh: @trangnhimtron)
Ngoài ra, có thể chuẩn bị thêm những món hải sản như tôm hấp , mực xào rau củ để mâm cỗ tất niên đa dạng hơn. (Ảnh: Thùy Duyên Nguyễn)
Mâm cỗ tất niên của người miền Bắc còn có món thịt đông . Món được làm từ phần chân giò heo, cà tốt, mộc nhĩ, bì heo. Thịt chân giò cùng các nguyên liệu kèm theo được ninh nhừ, sau đó để đông đặc lại giống món thạch vừa đẹp, ăn lại ngon miệng, và không bị ngấy như những món ăn khác. (Ảnh: huong_catus)
Thay vì gà luộc , có thể chế biến gà quay hoặc gà rang. Các bà nội trợ cũng có thể nấu canh bóng thả, món canh vừa thanh mát, giúp chống ngán (Ảnh: thai.liii)
Ngoài các món truyền thống, mâm cỗ tất niên nên có các món chống ngán như nộm, hành muối, nem chua. (Ảnh: Quỳnh Lê)
Nếu gia đình đông người, bạn có thể tham khảo mâm cỗ trên, gồm nhiều món hấp dẫn: gà hấp lá chanh, nem bơ hải sản, chả cua bể, nộm đủ đủ tai heo, giò ngũ sắc, nơ xào thịt bò, tôm tẩm bột rán, khoai chiên, canh măng nấu móng giò, cải chíp chần nấm. (Ảnh: San San)
Một mâm cỗ tất niên được trình bày đẹp mắt gồm 2 món giò và nem chua mua từ nhà hàng, 5 món tự nấu gồm: gà luộc , rươi rán, xôi gấc, há cảo bọc thịt hoa hồng, canh rau củ, bánh chưng , nem cua bể. (Ảnh: Trần Thị Minh)
Theo Thoidai
Dâu mới xung phong làm cỗ giỗ bố, 3 tiếng làm xong 4 mâm, mẹ chồng “nở mày nở mặt”
Trong khoảng hơn 3 tiếng, Nguyễn Hằng (28 tuổi, Hà Nội) đã một mình làm xong 4 mâm cỗ mà không cần đến sự trợ giúp của mọi người.
Vì luôn thương và chiều chồng đi làm vất vả, chẳng thích hàng quán nên ngày nào Nguyễn Hằng cũng chăm chỉ vào bếp nấu cơm chiều. Đây cũng là bữa duy nhất trong ngày cả hai được ăn cùng nhau nên Hằng chẳng muốn bỏ lỡ chút nào.
Để biết nấu được nhiều món, cô nàng thường tranh thủ tham khảo các công thức nấu ăn trên hội nhóm mạng xã hội, từ đó về chế biến theo khẩu vị của mình và chồng. Cũng nhờ vậy mà 9X biết rất nhiều món. Chẳng thế mà mới đây, khi giỗ bố, anh chị chồng lại ở xa, cô đã “xung phong” nhận với mẹ chồng, để mình cô “cân cả thế giới” làm cỗ.
Cô vợ trẻ cho biết, tính mình nếu đã vào bếp thì chỉ thích tự mình làm, nên mặc dù mọi người có nhã ý giúp nhưng Hằng đều từ chối vì có thể làm không ý cô sẽ mất công phải làm lại. Do làm một mình nên 9X phải hoạt động hết công suất, luôn chân luôn tay, cũng không có thời gian để nghỉ ngơi.
Các mâm cỗ của Hằng gồm 12 món: Gà luộc, xôi đỗ, nem rán, tôm hấp, nộm gà, trứng hấp vân, miến xào, rau củ luộc, thịt bò xào thập cẩm, dưa chuột chẻ, dưa góp, canh sườn. Tráng miệng: Dưa hấu, dưa vàng.
Hằng chia sẻ, vì mâm cỗ chủ yếu là các món truyền thống mặn, nhạt, xào, canh… đủ cả nên cô sắp xếp nấu các món cần nhiều thời gian trước mà không phải đứng đợi như ninh xương, luộc gà, nấu xôi… rồi trong khoảng thời gian đó 9X chuẩn bị nguyên liệu cho các món khác.
Thêm vào đó, buổi tối hôm trước Hằng tiến hành phân loại rau củ, loại nào có thể làm luôn mà không ảnh hưởng đến hương vị món ăn thì cô làm trước. Chẳng hạn như nhặt rau thơm, tỉa cà rốt…
Thực đơn nấu bao nhiêu món và nấu những món gì cũng được nàng dâu mới lên kế hoạch trước để đi chợ không bị quên. “Ví dụ, cần nấu những món gì, những món đó cần những nguyên liệu gì mình đều viết ra giấy, đến khi đi chợ mua được gì chỉ cần gạch đi là xong. Như vậy sẽ không bị cập rập và không bị quên nguyên liệu”, Hằng chia sẻ.
Sau lần đầu làm cỗ giỗ bố chồng này, Hằng đã rất vui vì ai ăn cũng thấy ngon miệng. Riêng mẹ chồng vô cùng tự hào vì nàng dâu được cô dì chú bác họ hàng khen ngợi hết lời.
Hằng tâm sự, bản thân cô cũng không có kinh nghiệm gì nhiều, chỉ cần cảm thấy hào hứng, vui vẻ thì sẽ không thấy mệt khi làm cỗ hoặc nấu ăn như vậy. Nhìn mọi người ăn vui vẻ là cô đã thấy sức mình bỏ ra đã được đền đáp rồi. Cô cũng khuyên các chị em nội trợ phải làm cỗ, trước khi thực hiện hãy lên thực đơn chi tiết, sắp xếp thứ tự các món cần nấu trước, món nào nấu sau thì sẽ không bị rối, mất thời gian vô ích.
Khi đăng các mâm cỗ lên mạng xã hội, 9X tiếp tục nhận được cơn mưa lời khen từ chị em nội trợ. Cũng có một số người không tin nàng dâu tự đảm nhiệm hết các việc để có thể hoàn thiện 4 mâm cỗ trong hơn 3 tiếng với đủ món như vậy. Song, chỉ cần xem cách Hằng triển khai mọi thứ rất nhanh và khoa học cũng đủ thấy việc cô làm được là hoàn toàn có thể.
Theo Khampha
Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Đặc Trưng Thực Đơn Nấu Mâm Cỗ Tất Niên Của Người Miền Nam trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!