Xu Hướng 5/2023 # Tỉa Chân Nhang Trước Hay Sau Khi Cúng Ông Táo Ngày Tết 2022【Chính Xác】 # Top 10 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Tỉa Chân Nhang Trước Hay Sau Khi Cúng Ông Táo Ngày Tết 2022【Chính Xác】 # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Tỉa Chân Nhang Trước Hay Sau Khi Cúng Ông Táo Ngày Tết 2022【Chính Xác】 được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Táo

10 tháng 12, 2017

Lau dọn tỉa chân nhang bàn thờ ông Táo vào dịp ngày cuối năm luôn là công việc quan trọng của mỗi gia đình nhưng cho đến nay vẫn nhiều người chưa biết nên lau dọn ban thờ và cách tỉa chân hương như thế nào là chuẩn nhất.

Lau dọn ban thờ vào thời điểm nào chuẩn nhất

Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương: “Với kinh nghiệm nhiều năm, tôi cho rằng, nếu trong năm chân hương quá um tùm chúng ta hoàn toàn có thể chọn những ngày cát lành trong năm để tỉa bớt, điều này giúp tránh hỏa hoạn khi thắp hương. Hơn nữa, chỉnh trang lại bát nhang đẹp đẽ để tỏ lòng thành với tiên tổ cũng là điều nên làm. Trong trường hợp không quá nhiều chân hương thì có thể làm vào dịp cuối năm theo lệ cũ phép xưa.”

Không chỉ ở trong không gian gia đình mà trong các đền chùa, miếu mạo, việc lau dọn ban thờ cũng thường xuyên phải làm. Trong tín ngưỡng gọi là lễ “mộc dục” (lễ tắm rửa cho tượng). Việc này được diễn ra trong những không gian riêng như hồ bán nguyệt, bến nước riêng.

Còn lễ trong gia đình gọi là lễ “bao sái” (lễ tẩy rửa). Lúc này, người ta lau dọn sạch sẽ tất cả những vật thờ tự. Theo quan niệm cổ truyền, việc này là việc của đàn ông, nam giới trong nhà. Nhưng ngày nay, phụ nữ hay đàn ông đều có thể làm công việc này.

Trước khi dọn dẹp ban thờ, người xưa thường phải tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên, sau đó thắp một nén hương thông báo cho tổ tiên và thần linh biết ngày hôm nay sẽ thu dọn ban thờ, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh sang một bên để con cháu thực hiện công việc. Sau đó gia chủ chuẩn bị một chiếc bàn bên trên trải vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị, nếu bàn thờ có đặt chung bài vị gia tiên với các thần thì phải để ra hai chỗ khác nhau, không được lẫn lộn. Đợi sau khi hương cháy hết rồi mới bắt đầu công việc.

Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh. Khi làm vệ sinh, nếu có bài vị của thần Phật thì lau trước, sau đó đổ nước mới để lau bài vị của tổ tiên, tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước.

Bạn được phép di chuyển bát hương để tỉa chân nhang. Bạn thực hiện các bước như sau:

– Dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên. Khi bát hương khô ráo, nếu là bát hương thờ thần phật thì dùng bảy tờ tiền vàng, bát hương của tổ tiên thì dùng ba tờ tiền vàng đốt hơ quanh, cháy một nửa thì bỏ vào trong, đợi tiền vàng cháy hết thì đổ tro vào một lần, như vậy gọi là “ra nhỏ vào lớn”, ý là “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ”. Nếu lúc đầu đổ ra hết sau đó múc từng ít một vào thì gọi là “vào nhỏ ra lớn”, tức “tiền ra thì nhiều mà tiền vào thì ít”.

– Lưu ý: Không nên tỉa chân hương theo cách: rút hết chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”.

Ngày nay có nhiều người đem tro bát hương đổ cũ ra sông, thay vào bát hương tro mới, nhưng người xưa thì dùng chiếc rổ mắt nhỏ để lọc tro cũ, lọc xong lại đổ vào bát hương chứ không đổ đi. Việc lọc tro cũng phải bắt đầu từ bát hương thờ thần phật trước rồi mới đến bát hương thờ tổ tiên.

Sau khi lau rửa sạch sẽ, người ta sẽ đem bài vị thần Phật và tổ tiên đặt lại chỗ cũ và công đoạn này cũng rất phức tạp. Trước hết phải chuẩn bị một chiếc lò nhỏ trong có đốt than hoa, đặt dưới bàn thờ khoảng 15 phút, sau đó đốt bảy tờ tiền vàng làm dấu hơ ở bốn hướng trên dưới trái phải, ý là dùng lửa để khai quang, làm sạch, tiền vàng chưa cháy hết thì bỏ vào lò than hoa.

Đốt tiếp bảy tờ tiền vàng làm sạch vị trí muốn đặt tượng/bài vị thần Phật và bát hương sau đó mới đặt các đồ vật vào vị trí cố định.

Sau khi dọn bát hương có thể tỉa bớt chân hương nhưng phải để lại ít nhất 3 – 5 – 7 hoặc 9 cây. Chân hương đã tỉa ra, cần đem hóa và thả tro xuống sông, suối hoặc để bón cây, không nên đổ lung tung.

– Sau đó chọn ra 5 chân nhang đẹp (thường chọn chân nhang còn cuốn tàn) cắm lại trên bát hương. Số tàn tro nếu nhiều có thể bỏ bớt đi, không nên để bát hương quá đầy tàn hương. Chân hương đã tỉa đem hóa cùng số hương trong năm quá nhiều còn lại.

– Cuối cùng sau khi đã lau chùi dọn dẹp sạch sẽ, gia chủ tiến hành thắp hương kính cáo gia tiên công việc hoàn thành. Nếu có lễ nhỏ: Hoa quả, rượu trầu cau càng tốt. Không có cũng không sao. Tổ tiên không đòi hỏi, luôn chứng giám tấm lòng thành tâm của ta.

Một số điểm cần lưu ý cúng ông Táo Quân:

– Thường trong nhà có 2 bàn thờ: Bàn thờ gia tiên và bàn thờ ông Công đều phải tỉa chân nhang.

– Bàn thờ Gia tiên là chỉ thờ tổ tiên nhà mình. Việc để bát hương thần linh lên bàn thờ Gia tiên là không đúng. Có nhà lại để bát hương Phật bà quan âm nữa, như vậy càng không được. Bởi lẽ, tổ tiên nhà ta làm sao lại ngồi cùng Thần linh và Phật bà quan âm được! Muốn thờ Thần linh và Phật bà quan âm cần lập bàn thờ riêng.

– Một số nhà, bàn thờ có nhiều bát hương: Cụ tổ, ông, bà, cha, mẹ… Nên quy về một bát hương hội đồng thờ chung tất cả là tốt nhất.

– Bà cô, Ông mãnh là những người chết trẻ; dân ta quan niệm họ rất thiêng, nên phải thờ. Một quan niệm đầy tính nhân văn với những người không được hưởng lộc trời ban sống lâu. Bát hương bà cô ông mãnh, nếu để cùng bàn thờ gia tiên, phải thấp và nhỏ hơn bát hương gia tiên.

– Một số nhà không lập bàn thờ ông Công riêng, thờ chung trên bàn thờ gia tiên. Bát hương ông Công ở bên phải và cao hơn bát hương Gia tiên. Sự kết hợp này chưa thực sự hợp lý; nên có bàn thờ ông Công riêng biệt là tốt nhất.

– Hiện nay nhiều gia đình thờ cả bên đằng ngoại trên bàn thờ gia tiên. Việc này là hợp cách theo quan niệm mới: Nội Ngoại cân bằng như nhau. Vì nhà ngoại không có con trai. Con rể thờ cha mẹ vợ thể hiện tấm lòng báo hiếu.

– Dùng khăn sạch lau bàn thờ, bát hương và các đồ thờ cúng khác. Tốt nhất nên mua 1 khăn vải bông trắng mới về giặt và vắt khô để lau.

– Tránh để bát hương, các đồ thờ cúng khác gần nơi ô uế, mất vệ sinh.

– Đối với bát hương bằng đồng, tuyệt đối không rửa nước vì sẽ gây mốc xanh. Tốt nhất nên dùng giẻ hơi ẩm lau hoặc lau khô.

– Đối với bát hương bằng sứ cần tránh va chạm, rơi vỡ.

Bạn đừng quên khắc phục bàn thờ bị ố đen: https://chongamkhoiphucan.com/tam-chong-am-khoi

Dọn Bàn Thờ Trước Hay Sau Khi Cúng Ông Táo ?

Rate this post

Có lẽ thắc mắc: Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông táo ? được phần lớn quý gia chủ quan tâm. Về yếu tố tâm linh, chúng ta luôn muốn làm được điều tốt nhất để đem lại ý nghĩa tốt nhất, cầu mong sự sung túc, bình an và nhiều tài lộc. Vào dịp tết đến xuân về, việc vệ sinh và dọn dẹp tỉa chân nhang cho bàn thờ ông táo là phong tục có từ xa xưa. Tuy nhiên có rất nhiều sự phân vân ở đây: nên tỉa chân nhang trước hay sau khi đưa Ông Táo về trời ?. Câu trả lời sẽ được giải đáp như sau.

Đang xem: Dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng ông táo

Dọn Bàn Thờ Trước Hay Sau Khi Cúng Ông Táo ? 5

Tỉa chân nhang trước hay sau khi cũng ông Táo ?

TỈA CHÂN NHANG LÀ GÌ ?

Theo truyền thống ông bà để lại, tỉa chân nhang hay còn gọi là tỉa chân hương. Nó là nghi thức không thể thiếu trong phong tục thờ cúng gia sư tiên cũng như các vị thần.

Thông thường, tỉa chân hương đa phần được các gia chủ thực hiện vào thời điểm cuối năm, gắn liền với lễ cúng Ông Công, Ông Táo ngày 23 tháng Chạp, trong một loạt các nghi thức chuẩn bị cho năm mới.

Tỉa chân hương không chỉ giúp ban thờ thêm gọn gàng, sạch đẹp, tạo sự thuận tiện với việc thờ cúng; mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu xa, không thể thiếu, thể hiện tâm niệm mà người sống mong gửi gắm tới Chư vị Thần linh và Tiên tổ.

TỈA CHÂN NHANG TRƯỚC HAY SAU KHI CÚNG ÔNG TÁO ?

Như quý gia chủ đã biết cúng Ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Đây là lễ cúng đưa Thần Bếp về chầu trời, khai báo tình hình gia chủ dưới trần gian.

Bát hương là một vật “bất khả xâm phạm”, nếu bị động sẽ ảnh hưởng lớn đến công việc cũng như cuộc sống của cả gia đình. Chính vì vậy, người ta thường ít khi nào động vào bát hương khi không có việc gì. Nên thay vì bê cả bát hương xuống để dọn dẹp, người Việt thường chỉ rút, tỉa chân nhang (chân hương) và lau dọn 4 phía bên ngoài bát hương.

Thời điểm thích hợp nhất để tiến hành dọn dẹp bàn thờ, rút tỉa chân hương là ngày 23 tháng Chạp, tức ngàyông Công ông Táo lên chầu trời. Tuy nhiên, rút, tỉa chân hương trước hay sau khi cúng ông Táo mới là chuẩn thì không phải ai cũng biết.

Nhiều chuyên gia chia sẻ chúng ta nên rút tỉa chân nhangSAUkhi cúng Ông Táo. Điều này được giải thích đơn giản là gia chủ nên tranh thủ dọn dẹp bàn thờ, lư hương sạch sẽ trước khi Thần Bếp về.

Dọn Bàn Thờ Trước Hay Sau Khi Cúng Ông Táo ? 6

Phong thủy bàn thờ gia tiên

DỌN BÀN THỜ TRƯỚC HAY SAU KHI CÚNG ÔNG TÁO ?

Theo quan niệm, trong 07 ngày Táo quân lên chầu trời, mọi người thường tiến hành sái tịnh, bao sái bàn thờ để không kính phạm đến các vị thần linh. Khi đó nơi tọa của các vị thần sẽ bị trống, không ảnh hưởng hay động chạm đến những điềm lành của gia đình.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia phong thủy, trên thực tế, bàn thờ là nơi linh thiêng, tập trung nhiều năng lượng tốt và phúc đức cho gia đình. Do đó, việc lau dọn có thể tiến hành bất cứ thời điểm nào, không nhất thiết phải đúng ngày 23 tháng Chạp.

Dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng ông táo?

CHIA SẺ CÁCH TỈA CHÂN NHANG NGÀY CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO

Khi đã trả lời được thắc mắc tỉa chân nhang trước hay sau cúng Ông Táo,Đồ Cúng Việtxin chia sẻ cách tỉa chân nhang bàn thờ đúng chuẩn tâm linh như sau:

Dọn Bàn Thờ Trước Hay Sau Khi Cúng Ông Táo ? 8

Cách tỉa chân nhang chuẩn nhất

Bàn thờ và đồ thờ cúng điều mang ý nghĩa tâm linh, do vậy khi tỉa chân nhang cần lưu ý một số điều cơ bản sau:

Dùng khăn sạch để lau ban thờ, bát hương và các đồ thờ cúng khác.Không để bát hương, đồ thờ cúng gần nơi ô uế, mất vệ sinh.Tránh để bát hương, đồ thờ cúng va chạm hoặc nứt vỡ bởi đây là điều tối kị.Số chân hương đã tỉa bạn đem đốt trong lò hóa vàng, tro đem đổ xuống sông, hoặc vùi vào gốc cây (nên chọn cây to khỏe hãy vùi, bởi các cây non rất dễ bị chết), không nên đổ tro lung tung vì người xưa quan niệm như thế sẽ bị “tán tài”.

Đồ Cúng Việt hi vọng qua bài viết này, quý gia chủ sẽ lần lượt giải đáp được những thắc mắc về tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông táo.

Nếu quý gia chủ đang loay hoay và không có thời gian chuẩn bị mâm cúng Ông Táo, có thể liên hệ cho Đồ Cúng Việt theo sốHotline: 1900.3010để được tư vấn. Đồ Cúng Việt chuyên dịch vụ mâm cúng trọn gói với giá ưu đãi và tận tâm đồng hành cùng quý khách hàng.

Bài Văn Khấn Xin Hóa Tỉa Chân Nhang Bát Hương Đầy Đủ, Chính Xác Nhất

Bài văn khấn xin hóa tỉa chân nhang bát hương đầy đủ, chính xác nhất.

Những kiêng kị khi bao sái, hóa tỉa chân nhang bát hương

Theo Phật Giáo (và một số tôn giáo khác), thì bát nhang (bát hương) là một vật linh thiêng trên ban thờ của gia đình. Là nơi con cháu hướng về tổ tiên, các vị thần linh cầu mong sự bình an, tỏ lòng hiếu thuận.

Khi thắp một nén hương là gửi lòng thành kính của mình vào cõi vô hình, nén hương là nhịp cầu để người âm và người dương gặp nhau, mượn nén hương này để thỉnh mời vong linh người đã khuất về ngự tại bàn thờ chứng minh lòng hiếu thuận của con cháu.

Trong gia đình tùy theo trách nhiệm là con trưởng, con thứ v.v… mà thờ phụng. Thông thường sẽ có 3 cấp bậc:

– Thờ Phật: Thờ sự giải thoát, cầu mong sự bình an thanh thản đến với gia đình

– Thờ Thần: Thờ thổ công, long mạch, thần tài, tiền chủ những vị cai quản đất giúp gia đình ăn ở yên ổn.

– Thờ gia tiên: Gia tiên họ nội nói chung. Nếu thờ nhà ngoại thì phải lập bát hương và ban thờ khác (trường hợp nhà ngoại không có người thờ tự).

Bất cứ ai cũng có thể bốc được bát hương, miễn là thành tâm và thân thể sạch sẽ. Dưới đây là một số điều cần phải lưu ý khi bốc lại bát hương.

Ai cũng có thể bốc được bát hương, nhưng để tốt nhất thì gia chủ là người đích thân bốc.

Người bốc bát hương phải là người thành tâm, và chân tay, thân thể phải sạch sẽ.

Bốc hương đã bốc phải đặt trên bàn thờ được dọn sạch sẽ, gọn gàng. Nên bày trí bàn thờ theo phong thủy, chú ý những đồ bày trên bàn thờ dùng để thờ cúng chứ không phải bày cho đẹp, không nên mua đủ thứ nhựa nhiều màu sắc.

Ban thờ nên bày tiền vàng mã, tiền xu chứ không nên bày tiền thật. khi đặt tiền thật trên mâm lễ, trên ban thờ… thì thần linh, gia tiên (người mình cần cầu xin) rất khó về, những nguyện cầu (nhỏ) của mình khó được đáp ứng.

Vào ngày tết ông Táo nên bày thêm bánh kẹo, đồ mã trên ban thờ nhưng hạn chế vì đốt nhiều gây ô nhiễm. Vào ngày 30 Tết đến mùng 5, dán Táo quân phù để mời Táo quân quay lại.

Hướng dẫn cách tỉa chân nhang

1. Trước khi bao sái, tỉa chân nhang lau dọn nhà cửa sạch sẽ, mở toang các cửa trong nhà, chuẩn bị đồ cúng theo đủ 5 phần

Nến – tượng trưng cho lửa – sự ấm cúng trong nhà

Hương – thắp nén tâm hương – tấu lời bái bạch

Hoa – sắc hoa giăng bủa , tươi mát gia cư

Quả – đĩa ngũ quả dâng lên bề trên

Thực – đồ cúng cho bề trên hưởng dụng, theo đúng quan niệm trước cúng sau ăn. Ăn gì thì cúng nấy, cơ bản là xôi gấc, gà, bánh kẹo, đồ chay vvv

Rượu trắng và 1 củ gừng để vỏ rửa sạch giã nát + khăn sạch ( giã gừng và đổ rượu vào , ngâm khăn vào rượu ít nhất 30′ trc khi lau dọn )

2. Thắp 1 nén hương , khấn xin phép gia tiên / các quan thần linh / thần tài

Thông báo xin được dọn dẹp bàn thờ xin các Ngài tạm lánh sang 1 bên để thực hiện việc dọn dẹp

3. Hạ các đồ muốn lau dọn xuống

Chuẩn bị một bàn tô và cao, mặt bàn phủ vải hoặc giấy đỏ, hạ đồ thờ cúng ( bài vị , di ảnh , bình hoa , chén nước ..vv.. xuống rồi để ngay ngắn toàn bộ đồ thờ cúng lên bàn )

Nếu là ban thờ phật thì phủ vải hoặc giấy vàng tránh lau đồ trực tiếp trên bàn thờ. Dùng khăn sạch đã ngâm rượu gừng ( 30′ trở lên) lau toàn bộ các đồ thờ.

Sau đó dùng khăn khô lau lại lần lượt từng món, lau từ từ, không nên vội vàng, không kẹp đồ vào nách, chân , háng. Đồ cúng phải để ngay ngắn, trang nghiêm.

4. Bao sái, hóa tỉa chân nhang

Trước tiên phải rửa tay thật sạch bằng rượu gừng. Dùng 1 tay giữ chặt bát hương xuống tránh cho bát hương bị xê dịch. Lấy khăn khô, chổi khô lau quét toàn bộ bụi trên miệng, xung quanh bát hương xuống bàn thờ. Sau khi lau dọn , lấy 2 tay (XIN CHÚ Ý LÀ 2 TAY) rút tỉa từng chân hương 1 cho tới khi chân hương còn số lẻ 1 / 3 / 5 / 7 / 9.

Thường bát hương thần linh cần để lại 5 chân hương (ngũ hành tề tụ)

Bát hương khác để lại 3 chân hương (sinh tài)

Chân hương rút ra phải để lên bàn có phủ vải, giấy đỏ. Sau đó hóa hết chân hương, tro tàn gom lại thả sông có dòng chảy. Đặc biệt lưu ý là phải thả sông có dòng chảy.

Lấy 1 khăn sạch lau dọn tàn từ chân hương cũ rơi xuống. Dùng khăn ngâm rượu gừng lau lại 1 lần xung quanh bát hương là hoàn thành. Lấy khăn khô lau và thu dọn hất toàn bộ bụi, tro trên bàn thờ xuống. Lấy 1 khăn sạch khác cũng đã ngâm rượu, lau lại toàn bộ bàn thờ, sau đó lại dùng khăn khô lau lại 1 lần nữa.

5. Đặt lại đồ thờ cúng, thay nước, thay chum gạo muối (nếu có), khấn xin thỉnh các Ngài về, báo cáo con đã xong việc.

Nếu nhà có ban thờ Phật, tượng Phật, ảnh Phật xin lưu ý k dùng rượu để lau mà nên dùng khăn thấm nước sạch đã được ngâm cánh hoa hồng vàng để lau. Nếu không có thì nước ngũ vị hương hay nước trắng bình thường cũng được. Tuyệt đối không lau bằng rượu.

Việc bao sái không quá khó khăn. Chỉ cần chú ý tỉ mẩn, thành tâm và chậm rãi là được.

Bài khấn trước khi bao sái, hóa tỉa chân nhanh bát hương

Xong vái 3 vái , cắm 3 nén hương , đợi hương tàn rồi bắt đầu lau dọn.

Bài khấn sau khi hóa tỉa chân nhang

Bài khấn xin thỉnh các Vị các Ngài về ( sau khi lau dọn xong )

Sắp xếp đồ cúng đã chuẩn bị lên.

Thắp 9 nén hương khấn:

Bài cúng xin tỉa bát hương

Trước khi vào văn khấn, các bạn cần chuẩn bị mâm ngũ quả, hoa, đăng, trà… Sắp lên ban thờ thắp 3 nén nhang và khấn theo văn khấn sau đây :

Sau hơn nửa tuần nhang thì có thể tiến hành vệ sinh bát nhang và ban thờ.

Sau khi bao sái xong các bạn đặt lại đồ thờ cúng, thay nước, thay chum gạo muối (nếu có), khấn xin thỉnh các Ngài về, báo cáo con đã xong việc.

Văn khấn xin tỉa chân nhang ban thần tài

Nếu nhà bạn không thể rút chân hương vào các ngày đề cập phía trên thì bạn có thể kết hợp cúng ngày rằm hàng tháng.

Bạn hãy khấn bài rút chân nhang dưới đây trước. Sau đó bạn mới tiến hành làm thủ tục cúng ngày rằm nhé

Văn khấn bao sái bát hương – Văn khấn xin tỉa chân nhang

Khi đã đọc xong thì xê dịch bát nhang và tượng để lau chùi thoả mái. Ngoài ra, bài văn khấn xin tỉa chân nhang trên còn được dùng như văn khấn bao sái bát hương thần tài khi các bạn cần lau dọn ban thờ thần tài.

+ Rời bát hương khỏi bàn thờ (không làm vệ sinh ngay trên bàn thờ)

+ Rút bớt chân hương, chỉ để lại chừng 3-5 chân hương

+ Vét bớt tro trong bát hương, mức tro thấp hơn miệng bát hương độ 1-2 cm

+ Rửa: Pha nửa lít rượu trắng, dùng miếng gạc hoặc vải trắng sạch, rấp hỗn hợp rượu đó lau trên vành mép bát hương trước, chuyển xuống phần phía trước bát hương, sau bát hương rồi đáy bát hương.

+ Bao sái bát hương xong thì lau bàn thờ cho sạch

+ 1 đĩa xôi, 1 khúc thịt

+ 1 đĩa hoa quả theo mùa

+ 1 ấm trà và bộ 5 chén nhỏ

+ 3 chén rượu nhỏ

+ 1 tách nước sôi để nguội

+ 3 lễ tiền vàng

+ 2 lọ hoa hai bên

+ Xong rồi thắp 3 nén nhang mỗi bát và đọc

“Linh nhập lô nhang” (3 lần)

nếu có tượng thì đọc

“Linh nhập tượng” (3 lần)

Dọn Bàn Thờ Trước Hay Sau Khi Cúng Ông Táo Ngày 23 Tháng Chạp

Bàn thờ là nơi tôn nghiêm, thể hiện lòng thành kính của các thành viên trong gia đình với thần linh và cội nguồn. Tuy nhiên, khá nhiều người còn lúng túng khi không biết nên dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng ông Táo để không ảnh hưởng đến sức khỏe, tài lộc.

1. Dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng ông Táo?

Theo quan niệm, trong 07 ngày Táo quân lên chầu trời, mọi người thường tiến hành sái tịnh, bao sái bàn thờ để không kính phạm đến các vị thần linh. Khi đó nơi tọa của các vị thần sẽ bị trống, không ảnh hưởng hay động chạm đến những điềm lành của gia đình.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia phong thủy nhà ở, trên thực tế, bàn thờ là nơi linh thiêng, tập trung nhiều năng lượng tốt và phúc đức cho gia đình. Do đó, việc lau dọn có thể tiến hành bất cứ thời điểm nào, không nhất thiết phải đúng ngày 23 tháng Chạp.

2. Sái tịnh (lau dọn) bàn thờ như thế nào là đúng chuẩn?

2.1. Xin phép trước khi lau dọn

Trước khi tiến hành dọn dẹp bàn thờ, người xưa thường chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên và đi tắm rửa sạch sẽ. Sau đó, thắp 01 nén hương thông báo cho thần linh, tổ tiên biết ngày hôm nay sẽ sái tịnh bàn thờ.

Đồng thời khấn mời thần linh, tổ tiên tạm lánh sáng một bên để con cháu tiến hành lau dọn. Công việc này không kiêng kỵ bất kỳ ai, chỉ cần là người cẩn thận, tỉ mỉ, không để xảy ra đổ vỡ đồ thờ, ảnh gia tiên,…

Lưu ý: Phải đợi sau khi hương tàn hết mới được bắt đầu công việc dọn dẹp.

Trước khi vệ sinh bàn thờ cần khấn mời thần linh, tổ tiên tạm lánh sáng một bên để con cháu tiến hành lau dọn

2.2. Chuẩn bị đồ dùng lau dọn

Khi tiến hành lau dọn cần chuẩn bị khăn lau, chổi quét bàn thờ chuyên dụng hoặc dùng chổi, khăn mới. Nước lau dọn bàn thờ là nước từ 05 loại thảo dược gồm: Đinh hương, hồi, quế, tô mộc, bạch đàn, hoặc dùng rượu gừng để tẩy uế, làm sạch đồ thờ cúng. 

Khi bao sái bàn thờ tuyệt đối không được dùng nước lạnh, bắt buộc phải dùng nước ấm. Nếu muốn có hương thơm thì đun lâu hơn bình thường để cho nước đặc hoặc cho thêm hương liệu.

Tiếp đến, gia chủ chuẩn bị một chiếc bàn được trải giấy hoặc vải đỏ bên trên để đặt bài vị. Nếu bàn thờ có đặt chung bài vị các thần linh với gia tiên thì phải để cách xa nhau để tránh nhầm lẫn.

Khi bao sái bàn thờ tuyệt đối không được dùng nước lạnh, bắt buộc phải dùng nước ấm

2.3. Tiến hành lau dọn

Các chuyên gia tâm linh khuyên rằng, nên lau dọn từ trên cao rồi mới xuống đến thấp, không được xê dịch bát hương, bức tượng, đồ cúng,… Trường hợp bất khả kháng phải xê dịch thì sau khi lau dọn phải hoàn nguyên đúng vị trí như ban đầu và tiến hành sám hối.

Nếu có bài vị của thần Phật thì cần ưu tiên lau trước và dùng nước mới để lau bài vị tổ tiên. Nghiêm cấm không được làm ngược lại.

Sau khi lau bài vị là đến phần dọn bát hương. Ngày nay, hầu hết mọi người đều đổ hết tro ra ngoài sau khi rút chân hương, tuy nhiên, người xưa cho rằng làm vậy rất dễ gây hao tài. Do đó, bạn có thể xúc từng thìa tro đổ ra ngoài rồi mới tiến hành vệ sinh bát hương đặt sang một bên.

Nếu là bát hương của tổ tiên thì dùng 07 tờ tiền vàng, bát hương thờ thần Phật thì sau khi khô ráo dùng 03 tờ tiền vàng đốt hơ xung quanh. Tiền vàng cháy được ½ thì bỏ vào trong bát hương, đợi cháy hết thì đổ hết tro vào một lần. 

Sau khi vệ sinh sạch sẽ, đem bài vị thần Phật và gia tiên đặt lại chỗ cũ. Tuy nhiên, phải chuẩn bị một chiếc lò đặt dưới bàn thờ, trong có đốt than hoa và đợi khoảng 15 phút. Sau đó đốt 07 tờ tiền vàng làm dấu, hơ ở 04 hướng trái, phải, trên, dưới để khai quang, tiền vàng cháy được ⅔ thì bỏ vào lò than hoa.

Tiếp đó, đốt thêm 07 tờ tiền vàng để làm sạch vị trí muốn đặt bài vị thần linh và bát hương, sau đó mới đặt các đồ vật vào vị trí cố định. Sau khi lau dọn xong, thắp 03 nén hương và mời thần linh, tổ tiên về quy tụ.

Sau khi vệ sinh sạch sẽ, đem bài vị thần Phật và gia tiên đặt lại chỗ cũ

* Những vấn đề quan trọng cần lưu ý khi lau dọn bàn thờ

– Khăn lau hoặc chổi quét bàn thờ phải được dùng khăn mới, chuyên biệt, hạn chế sự chung đụng.

– Trong quá trình lau bài vị, bát hương phải lấy tay giữ cố định không cho xoay. Đồng thời phải dùng khăn ấm, sạch, có thể phun thêm nước hoa, rượu pha gừng giã nhỏ, ngũ vị hương,….

– Lau dọn bàn thờ phải làm một cách nghiêm túc, thành tâm để thể hiện sự hiếu kính với bề trên.

5

/

5

(

2

votes

)

Continue Reading

Cập nhật thông tin chi tiết về Tỉa Chân Nhang Trước Hay Sau Khi Cúng Ông Táo Ngày Tết 2022【Chính Xác】 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!