Xu Hướng 4/2023 # Thực Đơn Toàn Món Ngon Cho Bàn Tiệc Tất Niên # Top 7 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Thực Đơn Toàn Món Ngon Cho Bàn Tiệc Tất Niên # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Thực Đơn Toàn Món Ngon Cho Bàn Tiệc Tất Niên được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Những ngày cuối năm này là thời điểm vàng cho những bữa tiệc tất niên để tiễn năm cũ đi và đón năm mới đang đến.

– 1 củ cà rốt

– 3 củ khoai tây

– 1 củ hành tây

Cách làm:

– Gia vị: 2 muỗng canh nước sốt đậu nành, 3 muỗng canh nước sốt thịt nướng, muối vừa ăn, 1 muỗng canh dầu ô liu, 1 muỗng cà phê hạt tiêu đen, 1 muỗng canh tỏi băm nhỏ, 1 muỗng canh rượu mirin (bạn có thể mua trong cửa hàng đồ Nhật).

– Gà sau khi mổ xong, bổ dọc theo ức rồi bẻ dẹt ra. Gà chặt bỏ đầu, cắt bỏ phao câu và chân, rửa sạch sẽ.

– Trộn đều tất cả các loại gia vị trong một tô lớn, sau đó phết lên khắp mình gà, dùng tay bóp thấu cho gia vị dễ thấm. Để thịt gà thấm, trước khi ướp, bạn dùng mũi dao hoặc tăm đầu nhọn đâm thành nhiều lỗ nhỏ trên thân gà. Lặp lại thao tác này chừng 5 -7 phút cho thịt gà thấm vị. Sau đó cho gà vào trong một túi ni lon, đổ nốt phần gia vị còn thừa vào, buộc kín túi gà rồi xóc đều lại lần nữa. Đặt gà vào ngăn mát tủ lạnh, để qua đêm.

– Khoai tây, hành tây và cà rốt cắt miếng lớn, cho vào trong nồi to, thêm muối, dầu ô liu và hạt tiêu đen vào trộn đều.

– Lấy gà ra khỏi tủ, đặt lên trên nồi rau củ. Dùng dây lạt buộc chặt hai khớp đầu gối của gà lại với nhau để tránh gà bị biến dạng trong quá trình nướng. Bọc kín phần đầu cánh gà bằng giấy nhôm.

– Làm nóng lò trước đến 220 độ C, đặt nồi gà vào nướng trong 20 phút. Sau đó lấy gà ra, lật ngược con gà và tiếp tục nướng nốt mặt còn lại.

– Sau 20 phút, lại lấy nồi gà ra, lật úp nó một lần nữa và nướng trong 20 phút.

Tôm chiên xù

– 500g tôm

– Trứng gà 2-3 quả, bột mì, bột chiên xù, muối, hạt tiêu

Cách làm:

– Dầu chiên (lượng dầu tôm khi chiên)

– Tôm bóc vỏ, rút chỉ đen trên lưng, rắc chút muối và hạt tiêu để ướp. Dùng dao khứa nhẹ 3, 4 nhát (đừng để đứt) dưới bụng tôm, khi lăn bột thì nắn nhẹ, khi chiên tôm sẽ thẳng.

– Chuẩn bị 3 khay đựng bột mì, bột chiên xù và trứng đã đánh tan để riêng.

– Áo tôm (lăn tôm vào bột mì), sau đó nhúng vào trứng, cuối cùng là lăn vào khay bột chiên xù. Không lăn bột vào đuôi hoặc đầu tôm, khi chín, phần này sẽ có màu đỏ đẹp.

– Đun nóng dầu ở 170-180 độ C, bỏ tôm vào chiên vàng trong 3 – 4 phút rồi gắp ra, để ráo dầu.

– Bỏ tôm vào chảo dầu, chiên tới khi tôm nổi lên thì gắp ra giấy thấm dầu, để nguội rồi chiên tiếp lần nữa, tôm sẽ giòn và có màu vàng đẹp.

– Xà lách rửa sạch, thái nhỏ, chanh cắt lát và cà chua bi bày ra đĩa, gắp tôm trang trí cho đẹp, bên cạnh để chén xốt tartar ăn kèm với tôm.

* Làm xốt tartar ăn kèm với tôm chiên xù

– Xốt mayonnaise

– Trứng luộc bóc vỏ

– Dưa chua, hành tây, dưa leo, ngò tây và hẹ …

Cách làm:

– Ngoài ra còn có thêm giấm và mù tạt, dầu ôliu.

– Hành tây băm nhỏ, ngâm vào nước cho bớt mùi hăng, vớt ra để ráo nước.

– Băm tất cả các nguyên liệu trên rồi trộn đều với xốt mayonnaise, nêm nếm cho vừa miệng, cất vào tủ lạnh.

Xốt này có thể ăn cùng với các hải sản chiên như cá và khoai tây chiên, tôm chiên…

Nguyên liệu:

– 300g bạch tuộc

– 1 lóng gừng nhỏ

Cách làm:

– 2 nhánh hành lá

– Muối, nước mắm, tỏi, ớt quả, đường.

– Bạch tuộc lôi bỏ túi mật, cho vào rổ, thêm vào một thìa nhỏ muối, dùng tay chà xát để bạch tuộc ra hết chất nhờn, để khoảng 5 phút sau đó rửa lại cho thật sạch.

– Gừng cạo vỏ, thái sợi.

– Hành lá, lấy phần đầu hành, thái sợi nhỏ.

– Cho bạch tuộc, gừng, đầu hành vào bát lớn hay đĩa sâu lòng, cho vào nồi hấp cách thủy. Bạn có thể cắt bạch tuộc làm đôi hoặc giữ nguyên con, khi dùng thì cắt nhỏ.

Nộm gà bắp cải

Nguyên liệu:

– 2 đùi gà to (lọc được khoảng 350 – 400 gram thịt)

– 250 gram bắp cải

– 1 củ cà rốt nhỏ

– 1 củ hành tây nhỏ

– Rau răm, mùi, bạc hà

– 1 quả chanh

Cách làm:

– Nước mắm, đường, hạt tiêu, ớt tươi (hoặc thay bằng tương ớt)

– 1 mẩu gừng nhỏ

– Lạc rang giã nhỏ, hành phi

– Thịt gà luộc với gừng đập dập. Đợi nước sôi thì hạ nhỏ lửa, luộc đến khi gà vừa chín tái thì bắc xuống. Đậy vung cho thịt chín hẳn. Để thịt ra đĩa cho nguội rồi xé miếng vừa ăn. Ướp thịt gà với ít bột gia vị và hạt tiêu cho đậm đà.

– Hành tây bổ đôi rồi thái múi cau mỏng. Trộn hành với 2 thìa đường và 1 thìa dấm hoặc nước cốt chanh. Để khoảng 15-20 phút cho hành bớt hăng.

– Bắp cải thái sợi mỏng, rửa sạch. Xóc cho ráo nước rồi bóp với 1 thìa cafe muối. Để khoảng 10 phút thì chắt bỏ hết nước.

– Cà rốt gọt vỏ bào sợi mỏng. Các loại rau thơm (rau răm, mùi, bạc hà..) nhặt ngọn và lá, rửa sạch, thái nhỏ. Ớt bỏ hột, thái khoanh mỏng.

– Pha nước trộn nộm như sau: Vắt 1 quả chanh lấy nước cốt. Pha đường với nước chanh này đến khi thấy vừa chua ngọt (cụ thể hơn là có 1 bát nước chanh đường ngon). Tiếp theo từ từ pha nước mắm đến khi thấy đủ mặn. Cuối cùng cho ớt tươi vào, khuấy đều.

– Gắp nộm ra đĩa. Rắc hành phi, lạc rang lên trên.

Canh khoai tây nấu nấm

Cách làm:

– 1 củ cà rốt

– 3 củ khoai tây

– 200gr nấm (nấm rơm, nấm nút hoặc nấm kim châm…)

– 200 ml nước dùng xương hoặc nước dùng gà

– Khoai tây cắt miếng vừa ăn.

– Cà rốt cắt khoanh tròn nhỏ.

– Nấm xắt mỏng.

– Nước xương hoặc nước gà có thể ninh để sẵn bắc lên bêp chờ nước sôi thì cho khoai tây cùng cà rốt vào, nêm nếm cho vừa ăn.

– Múc canh khoai tây nấu nấm ra bát, dùng nóng.

Thực Đơn 8 Món Ngon Cho Mâm Cỗ Chay Đãi Tiệc

Tiệc tùng luôn là khi các bà nội trợ lại băn khoăn không biết nên lên thực đơn cho mâm cỗ như thế nào. Với sự hướng dẫn cách nấu 8 món chay gồm salad xoài nấm, súp chùm ngây, xôi vò hạt sen, chả quế, gà chay sốt nấm, nem cuốn, canh chua dọc mùng, cơm rang thập cẩm hy vọng bạn có thể tự chuẩn bị cho gia đình một mâm cỗ chay đãi tiệc đầy đủ nhất. Mời các bạn cùng theo dõi!

1. Cách làm món salad xoài nấmMón salad xoài nấm chua chua ngọt ngọt được làm từ hai nguyên liệu chủ đạo là nấm và xoài chín sẽ là món khai vị nổi bật trong mâm cỗ chay đãi tiệc số 3 này. Cách thực hiện cách nấu món chay salad xoài nấm này như sau!

Món khai vị salad xoài nấm

– Nguyên liệu: Xoài chín, nấm đùi gà, nấm ngọc châm, nấm mỡ, xà lách romaine, chanh leo, đường

– Cách làm: Xoài chín gọt vỏ, cắt thành hình vuông. Nấm đùi gà rửa sạch, thái lát, nấm ngọc châm cắt rễ, rửa sạch, nấm mỡ rửa sạch, thái làm đôi rồi chần qua nước sôi. Xà lách rửa sạch, thái khúc. Chanh leo bổ đôi, lấy hạt, thêm nước, lọc lấy nước cốt, hòa đường vào, đặt lên bếp đun sôi rồi để nguội. Trộn xà lách, xoài, nấm với nước sốt, bày ra đĩa.

Soup chùm ngây giàu dinh dưỡng

– Nguyên liệu: Rau chùm ngây, dầu ô liu, khoai tây, gia vị chay, bột nghệ

– Cách làm: Rau chùm ngây rửa sạch, khoai tây gọt vỏ, cắt miếng nhỏ, bột nghệ, dầu ô liu cho vào nồi cùng 1l nước ninh nhừ. Sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, nêm gia vị chay vừa miệng. Múc súp ra bát, có thể trang trí bằng một ít rau mùi.

Xôi vò hạt sen dẻo thơm khó cưỡng

– Nguyên liệu: Gạo nếp cái hoa vàng, hạt sen tươi, đậu xanh đã cà vỏ, dầu mè, muối hạt

– Cách làm: Gạo nếp vo sạch, ngâm từ 6 – 8 tiếng vớt ra để ráo rồi xóc với 1 thìa muối hạt. Hạt sen rửa sạch, nấu chín mềm. Đậu xanh ngâm 6 – 8 tiếng rồi hấp cách thủy, sau đó giã nhuyễn. Trộn gạo, hạt sen, đậu xanh cho thật tơi rồi cho vào đồ trong vòng 25 phút. Sau đó bạn rưới thêm chút dầu mè vào xôi rồi đánh cho xôi tơi đều, đồ thêm khoảng 10 phút nữa thì cho xôi ra khay/mâm rộng đánh tơi đều xôi lên là được.

– Nguyên liệu: Tàu hũ ky, muối, đường, gia vị chay, bột quế, dầu ăn, tiêu sọ trắng, lá chuối, màng bọc thực phẩm

– Cách làm: Cho tàu hũ ky vào luộc trong khoảng 5 phút đến khi thấy nở mềm thì vớt ra, cắt nhỏ. Thêm dầu, muối, đường, và bột quế, tiêu cho vừa ăn. Trải màng bọc thực phẩm ra bàn, đặt lá chuối đã rửa sạch, lau khô lên trên, cho tàu hũ ky vào giữa, gói lại như gói giò rồi cho vào hấp 40 phút. Chả nguội cho vào tủ lạnh, để cứng ăn sẽ ngon hơn.

– Nguyên liệu: Gà chay, nấm rơm, nấm đông cô, gừng, hành boaro, gia vị chay, dầu hào chay, dầu mè, giấm gạo

– Cách làm: Nấm rơm, nấm đông cô sơ chế sạch, cắt nhỏ. Bắc chảo lên bếp, cho dầu mè vào, rồi phi thơm hành boaro, tiếp đó, bạn cho nấm rơm, nấm đông cô vào, cho thêm chút nước rồi cho gia vị chay, dầu hào, giấm gạo nêm nếm vừa miệng. Tiếp đó, cho gà chay vào đun kỹ để ngấm sốt rồi bày ra đĩa.

Nem cuốn chay đơn giản mà ngon miệng

– Nguyên liệu: Đậu phụ, bún, nấm mỡ, xà lách, cà rốt, dưa chuột, rau húng láng, bánh tráng gói cuốn

– Cách làm: Đậu phụ cắt thành thanh dài rán vàng giòn. Nấm mỡ sơ chế sạch, đảo sơ với dầu cho chín. Xà lách, rau húng láng rửa sạch để ráo, cà rốt, dưa chuột gọt vỏ bào sợi. Trải bánh tráng cuốn ra đĩa, cho xà lách vào trước, rồi xếp đậu phụ, nấm mỡ, bún, dưa chuột, rau húng, cà rốt vào, cuộn chặt tay. Dùng kèm với nước chấm chua ngọt chay.

7. Cách nấu canh chua dọc mùng chay

Một bát canh chua dọc mùng nấu chay sẽ là điểm nhấn ấn tượng trong mâm cỗ chay đãi tiệc theo thực đơn số 3 này. Nhẹ nhàng trong khâu chuẩn bị nguyên liệu, dễ dàng trong khâu chế biến, nhưng hương vị của món canh chua dọc mùng chay lại vô cùng ấn tượng.

– Nguyên liệu: Dọc mùng, dứa, cà chua, đậu phụ, đậu bắp, me, gia vị chay

– Cách làm: Dọc mùng tước vỏ, cắt khúc, ngâm qua nước muối, rồi xả sạch với nước, để ráo. Dứa gọt vỏ, bỏ lõi, cắt lát. Cà chua rửa sạch, cho vào nồi phi thơm. Cho dứa, me vào nấu cùng, thêm nước. Khi canh sôi, bạn cho dọc mùng vào, tiếp đó cho đậu bắp, đậu phụ. Nêm gia vị cho vừa miệng rồi múc ra bát.

8. Cách làm cơm rang thập cẩm chay

Món cơm rang thập cẩm chay này sẽ là món ăn quen thuộc, dễ tìm thấy tại những quán ăn chay, gồm nguyên liệu là các loại rau của quả đầy sắc màu sẽ khiến cho mâm cỗ chay đãi tiệc của gia đình bạn càng thêm bắt mắt, đảm bảo trọn vẹn cả về sắc lẫn hương, đem đến sự hài lòng cho mọi thực khách.

– Nguyên liệu: Cơm tám để nguội, ngô, đậu Hà Lan, cà rốt, nấm đông cô khô, gia vị chay

– Cách làm: Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu. Ngô tách hạt để riêng. Nấm đông cô khô ngâm nước cho nở rồi thái sợi. Cho chảo lên bếp, thêm dầu mè, rồi cho cà rốt, ngô, nấm đông cô, đậu Hà Lan vào xào qua, tiếp cho cơm vào xào đến khi thấy hạt cơm săn thì nêm gia vị chay rồi cho ra đĩa.

Nguồn: https://minhchay.com/vi/goi-y-menu-mam-co-chay-dai-tiec-so-3-voi-8-mon-chay-la-ma-ngon/

Cúng Tất Niên Gồm Những Món Gì? Thực Đơn Mâm Cơm Cúng Tất Niên Đơn Giản

Cúng tất niên (hay tất niên, tiệc tất niên) là một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt. Tiệc tất niên là bữa tiệc đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và để chào đón năm mới với mong ước rằng những điều tốt đẹp, may mắn, hạnh phúc và thành công sẽ đến với chúng ta. Tiệc tất niên còn là dịp để các thành viên trong gia đình có thể gắn bó với nhau hơn, đồng thời cũng là dịp để mọi người bày tỏ lòng biết ơn thành kính tới ông bà tổ tiên đã phù hộ cho cả nhà suốt năm qua.

Theo truyền thống, lễ cúng tất niên thường được tổ chức vào chiều ngày 30 Tết (hoặc 29 Tết nếu tháng Chạp không đủ 30 ngày). Tuy nhiên, ngày nay, các gia đình có thể sắp xếp tổ chức tiệc tất niên sớm hơn một chút tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình. Vào ngày cúng tất niên, cả đại gia đình thường tụ tập, quây quần bên mâm cơm tất niên, cùng nhau trò chuyện, cùng nhau thưởng thức các món ăn truyền thống và cùng tổng kết lại một năm đã qua. Đặc biệt hơn là sau mâm cơm tất niên, các thành viên trong gia đình có thể thức đến đêm và cùng nhau đón khoảnh khắc giao thừa thiêng liêng.

Mâm cúng tất niên truyền thống thường gồm các lễ vật sau:

Hương và đèn

Hương và đèn là hai lễ vật rất quan trọng và không thể thiếu trong cúng tất niên. Hương và đèn là những lễ vật đại diện cho sự tinh tú và là sợi dây gắn kết giữa cõi âm và cõi dương. Các gia đình thường chuẩn bị hai cây đèn đặt hai bên bàn thờ để biểu tượng cho mặt trời và mặt trăng. Bạn cũng có thể thay thế đèn bằng nến cũng được.

Gạo, muối.

Trà, rượu, nước lọc.

Giấy tiền vàng mã.

Bánh kẹo.

Trầu cau.

Chè, xôi, cháo trắng.

Tam sên.

Gà ta luộc.

Heo sữa quay.

Bánh bao.

Bánh chưng hoặc bánh tét.

Chả lụa.

Mâm cơm cúng tất niên của người dân miền Bắc thường gồm các món ăn quen thuộc như: Canh móng giò hầm măng, xôi gấc và bánh chưng, giò hoặc chả lụa, gà trống luộc nguyên con (hoặc sử dụng thịt lợn luộc), miến nấu lòng gà. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm một số món ăn bình dị khác như dưa hành muối, nộm, thịt đông…

Mâm cơm cúng tất niên của miền Nam

Khác với miền Bắc, mâm cơm cúng tất tiên của người dân miền Trung thường có các món ăn như: Giò lụa Huế, miến Huế, gà bóp rau răm, măng khô ninh, thịt lợn luộc, ram rán. Ngoài ra, tùy theo bản sắc từng khu vực mà mâm cúng có thể thay đổi hoặc thêm các món ăn khác cho phù hợp.

Mâm cơm cúng tất niên của người dân miền Nam thường có các món ăn đặc trưng như: Bánh tét, củ cải ngâm nước mắm, thịt lợn luộc, gỏi tôm thịt, giò chả, canh măng nấu xương (bạn có thể dùng măng tươi hoặc măng khô), canh khổ qua nhồi thịt (hay còn được gọi là canh mướp đắng nhồi thịt), thịt kho tàu (là món thịt heo kho với trứng và nước cốt dừa). Bên cạnh đó, các gia đình có thể thêm bớt các món ăn sao cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện gia đình mình.

Gợi ý một số thực đơn mâm cơm cúng tất niên đơn giản

Thực Đơn Mâm Cỗ Cúng Tất Niên Bao Gồm Những Món Ăn Gì?

Nhà sử học Dương Trung Quốc từng cho rằng: “Bữa cơm tất niên không phải là nghi lễ ngày Tết song đó là phong tục của người dân Việt Nam. Đây không phải là lễ bắt buộc nên có nhiều nhà không có bữa cơm này, song là dịp cần thiết để mỗi gia đình sum họp, tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, gặp gỡ những người con cháu ở xa sau 1 năm. Bữa cơm tất niên là nét văn hóa đã in đậm trong tâm trí những người Việt và trở thành sợi dây liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình mỗi khi Tết đến xuân về”.

Cỗ Tất niên luôn được gia chủ chuẩn bị chu đáo, thịnh soạn và thành tâm nhất có thể. Ngoài mâm cỗ mặn theo truyền thống thì các gia đình sẽ có thêm hoa tươi, trái cây và hương vàng.

Ngày cuối năm, các gia đình thường chuẩn bị 2 mâm cỗ: một mâm cúng trong nhà, một mâm cúng ngoài trời. Tuy nhiên, một số gia đình có thể gộp chung hai mâm này nếu không đủ điều kiên làm chi tiết hơn.

Tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán của từng vùng miền mà mâm cỗ mặn sẽ có những món ăn đặc trưng riêng.

Miền Bắc: Bánh chưng,gà luộc, miến nấu lòng gà, canh măng móng giò, chả quế, nem rán…

Miền Trung: Bánh chưng hoặc bánh tét, thịt đông, gà luộc, hành muối, giò lụa…

Miền Nam: Bánh tét, chả giò, thịt kho tàu, củ kiệu chua, nem bì, gỏi gà xé phay…

Tuy có sự khác nhau về các món trong mâm cỗ, nhưng tất cả đều mang ý nghĩa đoàn tụ, nhớ về tổ tiên. Cả đại gia đình chia sẻ với nhau những chuyện xảy ra trong năm cũ, và cùng cầu cho một năm mới ấm áp, An khang – Thịnh vượng.

Cúng tất niên ngày nào đẹp nhất?

Vào năm 2019, lễ cúng Tất niên sẽ diễn ra vào ngày 29 và ngày 30 Âm lịch, tức ngày 23.1.2020 và 24.1.2020.

Trong những năm gần đây, một số công ty, gia đình hiện đại sẽ cúng tất niên sớm hơn để tiện cho các công việc khác. Theo các chuyên gia về phong thuỷ, việc này hoàn toàn không phạm, miễn là gia chủ thành tâm khi chuẩn bị mâm cúng ngày cuối năm.

Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Đơn Toàn Món Ngon Cho Bàn Tiệc Tất Niên trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!