Bạn đang xem bài viết Thuật Toán Tính Âm Lịch được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thuật toán tính âm lịch
Hồ Ngọc Đức
Bài viết sau giới thiệu cách tính âm lịch Việt Nam và mô tả một số thuật toán dùng để chuyển đổi giữa ngày dương lịch và ngày âm lịch. Các thuật toán mô tả ở đây đã được đơn giản hóa nhiều để bạn đọc tiện theo dõi và dễ dàng sử dụng vào việc lập trình, do đó độ chính xác của chúng thấp hơn độ chính xác của chương trình âm lịch trực tuyến tại
[If you cannot read Vietnamese: Old version in English]
Quy luật của âm lịch Việt Nam
Âm lịch Việt Nam là một loại lịch thiên văn. Nó được tính toán dựa trên sự chuyển động của mặt trời, trái đất và mặt trăng. Ngày tháng âm lịch được tính dựa theo các nguyên tắc sau:
Ngày đầu tiên của tháng âm lịch là ngày chứa điểm Sóc
Một năm bình thường có 12 tháng âm lịch, một năm nhuận có 13 tháng âm lịch
Đông chí luôn rơi vào tháng 11 âm lịch
Trong một năm nhuận, nếu có 1 tháng không có Trung khí thì tháng đó là tháng nhuận. Nếu nhiều tháng trong năm nhuận đều không có Trung khí thì chỉ tháng đầu tiên sau Đông chí là tháng nhuận
Việc tính toán dựa trên kinh tuyến 105° đông.
Sóc là thời điểm hội diện, đó là khi trái đất, mặt trăng và mặt trời nằm trên một đường thẳng và mặt trăng nằm giữa trái đất và mặt trời. (Như thế góc giữa mặt trăng và mặt trời bằng 0 độ). Gọi là “hội diện” vì mặt trăng và mặt trời ở cùng một hướng đối với trái đất. Chu kỳ của điểm Sóc là khoảng 29,5 ngày. Ngày chứa điểm Sóc được gọi là ngày Sóc, và đó là ngày bắt đầu tháng âm lịch.
Trung khí là các điểm chia đường hoàng đạo thành 12 phần bằng nhau. Trong đó, bốn Trung khí giữa bốn mùa là đặc biệt nhất: Xuân phân (khoảng 20/3), Hạ chí (khoảng 22/6), Thu phân (khoảng 23/9) và Đông chí (khoảng 22/12).
Bởi vì dựa trên cả mặt trời và mặt trăng nên lịch Việt Nam không phải là thuần âm lịch mà là âm-dương-lịch. Theo các nguyên tắc trên, để tính ngày tháng âm lịch cho một năm bất kỳ trước hết chúng ta cần xác định những ngày nào trong năm chứa các thời điểm Sóc (New moon) . Một khi bạn đã tính được ngày Sóc, bạn đã biết được ngày bắt đầu và kết thúc của một tháng âm lịch: ngày mùng một của tháng âm lịch là ngày chứa điểm sóc. Sau khi đã biết ngày bắt đầu/kết thúc các tháng âm lịch, ta tính xem các Trung khí (Major solar term) rơi vào tháng nào để từ đó xác định tên các tháng và tìm tháng nhuận.
Đông chí luôn rơi vào tháng 11 của năm âm lịch. Bởi vậy chúng ta cần tính 2 điểm sóc: Sóc A ngay trước ngày Đông chí thứ nhất và Sóc B ngay trước ngày Đông chí thứ hai. Nếu khoảng cách giữa A và B là dưới 365 ngày thì năm âm lịch có 12 tháng, và những tháng đó có tên là: tháng 11, tháng 12, tháng 1, tháng 2, …, tháng 10. Ngược lại, nếu khoảng cách giữa hai sóc A và B là trên 365 ngày thì năm âm lịch này là năm nhuận, và chúng ta cần tìm xem đâu là tháng nhuận. Để làm việc này ta xem xét tất cả các tháng giữa A và B, tháng đầu tiên không chứa Trung khí sau ngày Đông chí thứ nhất là tháng nhuận. Tháng đó sẽ được mang tên của tháng trước nó kèm chữ “nhuận”.
Khi tính ngày Sóc và ngày chứa Trung khí bạn cần lưu ý xem xét chính xác múi giờ. Đây là lý do tại sao có một vài điểm khác nhau Trung Quốc lại bắt đầu ngày yyyy-02-19, chậm hơn lịch Việt Nam 1 ngày.
Ví dụ 1: Âm lịch năm 1984
Chúng ta áp dụng quy luật trên để tính âm lịch Việt nam năm 1984.
Sóc A (ngay trước Đông chí năm 1983) rơi vào ngày 4/12/1983, Sóc B (ngay trước Đông chí năm 1984) vào ngày 23/11/1984.
Giữa A và B là khoảng 355 ngày, như thế năm âm lịch 1984 là năm thường. Tháng 11 âm lịch của năm trước kéo dài từ 4/12/1983 đến 2/01/1984, tháng 12 âm từ 3/1/1984 đến 1/2/1984, tháng Giêng từ 2/2/1984 đến 1/3/1984 v.v.
Ví dụ 2: Âm lịch năm 2004
Sóc A – điểm sóc cuối cùng trước Đông chí 2003 – rơi vào ngày 23/11/2003. Sóc B (ngay trước Đông chí năm 2004) rơi vào ngày 12/12/2004.
Giữa 2 ngày này là khoảng 385 ngày, như vậy năm âm lịch 2004 là năm nhuận. Tháng 11 âm của năm 2003 bắt đầu vào ngày chứa Sóc A, tức ngày 23/11/2003.
Tháng âm lịch đầu tiên sau đó mà không chứa Trung khí là tháng từ 21/3/2004 đến 18/4/2004 (Xuân phân rơi vào 20/3/2004, còn Cốc vũ là 19/4/2004). Như thế tháng ấy là tháng nhuận.
Từ 23/11/2003 đến 21/3/2004 là khoảng 120 ngày, tức 4 tháng âm lịch: tháng 11, 12, 1 và 2. Như vậy năm 2004 có tháng 2 nhuận.
Thuật toán chuyển đổi giữa ngày dương và âm
Trong tính toán thiên văn người ta lấy ngày 1/1/4713 trước công nguyên của lịch Julius (tức ngày 24/11/4714 trước CN theo lịch Gregorius) làm điểm gốc. Số ngày tính từ điểm gốc này gọi là số ngày Julius (Julian day number) của một thời điểm. Ví dụ, số ngày Julius của 1/1/2000 là 24515455.
Dùng các công thức sau ta có thể chuyển đổi giữa ngày/tháng/năm và số ngày Julius. Phép chia ở 2 công thức sau được hiểu là chia số nguyên, bỏ phần dư: 23/4=5.
Đổi ngày dd/mm/yyyy ra số ngày Julius jd
a = (14 - mm) / 12 y = yy+4800-a m = mm+12*a-3 Lịch Gregory: jd = dd + (153*m+2)/5 + 365*y + y/4 - y/100 + y/400 - 32045 Lịch Julius: jd = dd + (153*m+2)/5 + 365*y + y/4 - 32083Đổi số ngày Julius jd ra ngày dd/mm/yyyy
Lịch Gregory (jd lớn hơn 2299160): a = jd + 32044; b = (4*a+3)/146097; c = a - (b*146097)/4; Lịch Julius: b = 0; c = jd + 32082; Công thức cho cả 2 loại lịch: d = (4*c+3)/1461; e = c - (1461*d)/4; m = (5*e+2)/153; dd = e - (153*m+2)/5 + 1; mm = m + 3 - 12*(m/10); yy = b*100 + d - 4800 + m/10;Nếu ngôn ngữ lập trình bạn dùng không hỗ trợ phép chia số nguyên bỏ phần dư (VD: JavaScript), bạn có thể định nghĩa một hàm INT(x) để lấy số nguyên lớn nhất không vượt quá x: INT(5)=5, INT(3.2)=3, INT(-5)=-5, INT(-3.2)=-4 v.v. Khi đó, INT(m/10) sẽ trả lại kết quả của phép chia số nguyên. (Nhiều ngôn ngữ có sẵn hàm floor() cho phép làm việc này.)
Các phép chuyển đổi giữa ngày tháng và số ngày Julius có thể được thực hiện với mã JavaScript như sau:
function jdFromDate(dd, mm, yy)
var a, y, m, jd; a = INT((14 - mm) / 12); y = yy+4800-a; m = mm+12*a-3; jd = dd + INT((153*m+2)/5) + 365*y + INT(y/4) - INT(y/100) + INT(y/400) - 32045; if (jdfunction jdToDate(jd)
var a, b, c, d, e, m, day, month, year; a = jd + 32044; b = INT((4*a+3)/146097); c = a - INT((b*146097)/4); } else { b = 0; c = jd + 32082; } d = INT((4*c+3)/1461); e = c - INT((1461*d)/4); m = INT((5*e+2)/153); day = e - INT((153*m+2)/5) + 1; month = m + 3 - 12*INT(m/10); year = b*100 + d - 4800 + INT(m/10); return new Array(day, month, year);Tính ngày Sóc
Như trên đã nói, để tính được âm lịch trước hết ta cần xác định các tháng âm lịch bắt đầu vào ngày nào.
Thuật toán sau tính ngày Sóc thứ k kể từ điểm Sóc ngày 1/1/1900. Kết quả trả về là số ngày Julius của ngày Sóc cần tìm.
function getNewMoonDay(k, timeZone)
var T, T2, T3, dr, Jd1, M, Mpr, F, C1, deltat, JdNew; T = k/1236.85; T2 = T * T; T3 = T2 * T; dr = PI/180; Jd1 = 2415020.75933 + 29.53058868*k + 0.0001178*T2 - 0.000000155*T3; Jd1 = Jd1 + 0.00033*Math.sin((166.56 + 132.87*T - 0.009173*T2)*dr); M = 359.2242 + 29.10535608*k - 0.0000333*T2 - 0.00000347*T3; Mpr = 306.0253 + 385.81691806*k + 0.0107306*T2 + 0.00001236*T3; F = 21.2964 + 390.67050646*k - 0.0016528*T2 - 0.00000239*T3; C1=(0.1734 - 0.000393*T)*Math.sin(M*dr) + 0.0021*Math.sin(2*dr*M); C1 = C1 - 0.4068*Math.sin(Mpr*dr) + 0.0161*Math.sin(dr*2*Mpr); C1 = C1 - 0.0004*Math.sin(dr*3*Mpr); C1 = C1 + 0.0104*Math.sin(dr*2*F) - 0.0051*Math.sin(dr*(M+Mpr)); C1 = C1 - 0.0074*Math.sin(dr*(M-Mpr)) + 0.0004*Math.sin(dr*(2*F+M)); C1 = C1 - 0.0004*Math.sin(dr*(2*F-M)) - 0.0006*Math.sin(dr*(2*F+Mpr)); C1 = C1 + 0.0010*Math.sin(dr*(2*F-Mpr)) + 0.0005*Math.sin(dr*(2*Mpr+M)); if (T Với hàm này ta có thể tính được tháng âm lịch chứa ngày N bắt đầu vào ngày nào: giữa ngày 1/1/1900 (số ngày Julius: 2415021) và ngày N có khoảng k=INT((N-2415021)/29.530588853) tháng âm lịch, như thế dùng hàm getNewMoonDay sẽ biết ngày đầu tháng âm lịch chứa ngày N, từ đó ta biết ngày N là mùng mấy âm lịch.Tính tọa độ mặt trời
Để biết Trung khí nào nằm trong tháng âm lịch nào, ta chỉ cần tính xem mặt trời nằm ở khoảng nào trên đường hoàng đạo vào thời điểm bắt đầu một tháng âm lịch. Ta chia đường hoàng đạo làm 12 phần và đánh số các cung này từ 0 đến 11: từ Xuân phân đến Cốc vũ là 0; từ Cốc vũ đến Tiểu mãn là 1; từ Tiểu mãn đến Hạ chí là 2; v.v.. Cho jdn là số ngày Julius của bất kỳ một ngày, phương pháp sau này sẽ trả lại số cung nói trên.function getSunLongitude(jdn, timeZone)
var T, T2, dr, M, L0, DL, L; T2 = T*T; dr = PI/180; M = 357.52910 + 35999.05030*T - 0.0001559*T2 - 0.00000048*T*T2; L0 = 280.46645 + 36000.76983*T + 0.0003032*T2; DL = (1.914600 - 0.004817*T - 0.000014*T2)*Math.sin(dr*M); DL = DL + (0.019993 - 0.000101*T)*Math.sin(dr*2*M) + 0.000290*Math.sin(dr*3*M); L = L0 + DL; L = L*dr; L = L - PI*2*(INT(L/(PI*2))); return INT(L / PI * 6)Với hàm này ta biết được một tháng âm lịch chứa Trung khí nào. Giả sử một tháng âm lịch bắt đầu vào ngày N1 và tháng sau đó bắt đầu vào ngày N2 và hàm getSunLongitude cho kết quả là 8 với N1 và 9 với N2. Như vậy tháng âm lịch bắt đầu ngày N1 là tháng chứa Đông chí: trong khoảng từ N1 đến N2 có một ngày mặt trời di chuyển từ cung 8 (sau Tiểu tuyết) sang cung 9 (sau Đông chí). Nếu hàm getSunLongitude trả lại cùng một kết quả cho cả ngày bắt đầu một tháng âm lịch và ngày bắt đầu tháng sau đó thì tháng đó không có Trung khí và như vậy có thể là tháng nhuận.
Tìm ngày bắt đầu tháng 11 âm lịch
Đông chí thường nằm vào khoảng 19/12-22/12, như vậy trước hết ta tìm ngày Sóc trước ngày 31/12. Nếu tháng bắt đầu vào ngày đó không chứa Đông chí thì ta phải lùi lại 1 tháng nữa.
function getLunarMonth11(yy, timeZone)
var k, off, nm, sunLong; off = jdFromDate(31, 12, yy) - 2415021; k = INT(off / 29.530588853); nm = getNewMoonDay(k, timeZone); sunLong = getSunLongitude(nm, timeZone); nm = getNewMoonDay(k-1, timeZone); } return nm;Xác định tháng nhuận
Nếu giữa hai tháng 11 âm lịch (tức tháng có chứa Đông chí) có 13 tháng âm lịch thì năm âm lịch đó có tháng nhuận. Để xác định tháng nhuận, ta sử dụng hàm getSunLongitude như đã nói ở trên. Cho a11 là ngày bắt đầu tháng 11 âm lịch mà một trong 13 tháng sau đó là tháng nhuận. Hàm sau cho biết tháng nhuận nằm ở vị trí nào sau tháng 11 này.
function getLeapMonthOffset(a11, timeZone)
var k, last, arc, i; k = INT((a11 - 2415021.076998695) / 29.530588853 + 0.5); last = 0; i = 1; arc = getSunLongitude(getNewMoonDay(k+i, timeZone), timeZone); do { last = arc; i++; arc = getSunLongitude(getNewMoonDay(k+i, timeZone), timeZone); } while (arc != last && i Giả sử hàm getLeapMonthOffset trả lại giá trị 4, như thế tháng nhuận sẽ là tháng sau tháng 2 thường. (Tháng thứ 4 sau tháng 11 đáng ra là tháng 3, nhưng vì đó là tháng nhuận nên sẽ lấy tên của tháng trước đó tức tháng 2, và tháng thứ 5 sau tháng 11 mới là tháng 3).Đổi ngày dương dd/mm/yyyy ra ngày âm
Với các phương pháp hỗ trợ trên ta có thể đổi ngày dương dd/mm/yy ra ngày âm dễ dàng. Trước hết ta xem ngày monthStart bắt đầu tháng âm lịch chứa ngày này là ngày nào (dùng hàm getNewMoonDay như trên đã nói). Sau đó, ta tìm các ngày a11 và b11 là ngày bắt đầu các tháng 11 âm lịch trước và sau ngày đang xem xét. Nếu hai ngày này cách nhau dưới 365 ngày thì ta chỉ còn cần xem monthStart và a11 cách nhau bao nhiêu tháng là có thể tính được dd/mm/yy nằm trong tháng mấy âm lịch. Ngược lại, nếu a11 và b11 cách nhau khoảng 13 tháng âm lịch thì ta phải tìm xem tháng nào là tháng nhuận và từ đó suy ra ngày đang tìm nằm trong tháng nào.function convertSolar2Lunar(dd, mm, yy, timeZone)
var k, dayNumber, monthStart, a11, b11, lunarDay, lunarMonth, lunarYear, lunarLeap; dayNumber = jdFromDate(dd, mm, yy); k = INT((dayNumber - 2415021.076998695) / 29.530588853); monthStart = getNewMoonDay(k+1, timeZone); monthStart = getNewMoonDay(k, timeZone); } a11 = getLunarMonth11(yy, timeZone); b11 = a11; lunarYear = yy; a11 = getLunarMonth11(yy-1, timeZone); } else { lunarYear = yy+1; b11 = getLunarMonth11(yy+1, timeZone); } lunarDay = dayNumber-monthStart+1; diff = INT((monthStart - a11)/29); lunarLeap = 0; lunarMonth = diff+11; leapMonthDiff = getLeapMonthOffset(a11, timeZone); lunarMonth = diff + 10; if (diff == leapMonthDiff) { lunarLeap = 1; } } } lunarMonth = lunarMonth - 12; }Đổi âm lịch ra dương lịch
Cách làm cũng tương tự như đổi ngày dương sang ngày âm.function convertLunar2Solar(lunarDay, lunarMonth, lunarYear, lunarLeap, timeZone)
var k, a11, b11, off, leapOff, leapMonth, monthStart; if (lunarMonth 365) { leapOff = getLeapMonthOffset(a11, timeZone); leapMonth = leapOff - 2; if (leapMonth = leapOff) { off += 1; } } k = INT(0.5 + (a11 - 2415021.076998695) / 29.530588853); monthStart = getNewMoonDay(k+off, timeZone); return jdToDate(monthStart+lunarDay-1);Tính ngày thứ và Can-Chi cho ngày và tháng âm lịch
Ngày thứ lặp lại theo chu kỳ 7 ngày, như thế để biết một ngày d/m/y bất kỳ là thứ mấy ta chỉ việc tìm số dư của số ngày Julius của ngày này cho 7.
Để tính Can của năm Y, tìm số dư của Y+6 chia cho 10. Số dư 0 là Giáp, 1 là Ất v.v. Để tính Chi của năm, chia Y+8 cho 12. Số dư 0 là Tý, 1 là Sửu, 2 là Dần v.v.
Hiệu Can-Chi của ngày lặp lại theo chu kỳ 60 ngày, như thế nó cũng có thể tính được một cách đơn giản. Cho N là số ngày Julius của ngày dd/mm/yyyy. Ta chia N+9 cho 10. Số dư 0 là Giáp, 1 là Ất v.v. Để tìm Chi, chia N+1 cho 12; số dư 0 là Tý, 1 là Sửu v.v.
Trong một năm âm lịch, tháng 11 là tháng Tý, tháng 12 là Sửu, tháng Giêng là tháng Dần v.v. Can của tháng M năm Y âm lịch được tính theo công thức sau: chia Y*12+M+3 cho 10. Số dư 0 là Giáp, 1 là Ất v.v.
Ví dụ, Can-Chi của tháng 3 âm lịch năm Giáp Thân 2004 là Mậu Thìn: tháng 3 âm lịch là tháng Thìn, và (2004*12+3+3) % 10 = 24054 % 10 = 4, như vậy Can của tháng là Mậu.
Một tháng nhuận không có tên riêng mà lấy tên của tháng trước đó kèm thêm chữ "Nhuận", VD: tháng 2 nhuận năm Giáp Thân 2004 là tháng Đinh Mão nhuận.
Tài liệu tham khảo
Sửa đổi lần cuối: 18/08/2008
Cách Tính Ngày Cúng Thôi Nôi Cho Bé Trai, Bé Gái Theo Lịch Âm Chuẩn Nhất
Cúng Thôi nôi không chỉ đơn giản là ngày bé tròn 1 tuổi, chập chững những bước đi đầu đời, thôi nôi còn là ngày cha mẹ phải chuẩn bị chu đáo để cúng bái với mong muốn con khỏe mạnh, bình an suốt cuộc đời.
Từ thôi nôi trong dân gian có ý nghĩa là dừng lai, bỏ lại cái nôi, cái giường nhỏ để bé có thể nằm ngủ ở cái giường lớn hơn. Điều này cũng có ý nghĩa, bé đã lớn hơn, đã bước những bước đi chập chững đầu đời. Đây chính là bước ngoặt quan trọng và ý nghĩa trong cuộc đời của trẻ, do đó, việc tổ chức sinh nhật hay cúng thôi nôi cho bé cần phải chu đáo, kỹ lưỡng đi ghi nhớ lại khoảnh khắc đặc biệt này.
Theo quan niệm xưa, đối với bé trai các mẹ tính ngày thôi nôi cho trẻ theo ngày âm, sụt đi một ngày so với ngày sinh thật. Ví dụ, trẻ sinh ngày mùng 22/12 âm lịch, các mẹ sẽ cúng thôi nôi cho bé vào ngày mùng 21/12 âm lịch.
Tuy nhiên, ngày nay, cách tính thôi nôi đơn giản hơn, vào đúng ngày sinh bé (tính theo âm lịch) thì làm lễ cúng thôi nôi. Như vậy, nếu bé sinh ngày 22/12 âm lịch năm nay thì đúng ngày 22/12 âm lịch năm sau cúng thôi nôi.
Riêng đối với năm nhuận, có 2 tháng sát nhau (ví dụ có 2 tháng 4 âm lịch), bé trai sinh vào tháng 4 âm lịch đầu thì cúng thôi nôi sẽ vào tháng 3 năm sau, nếu bé sinh vào tháng 4 âm lịch sau thì cúng thôi nôi và tháng 4 âm lịch năm sau.
Theo truyền thống của dân gian thì cách tính ngày cúng thôi nôi bé gái thường theo ngày âm.
Ông bà ta thường có câu “Gái lùi 2 trai lùi 1“, vì vậy nếu là bé gái thì các be mẹ cứ lùi 2 ngày để tổ chức nghi lễ thôi nôi cho bé, Ví dụ bé gái sinh ngày 23/12 Âm Lịch thì cúng thôi thôi cho bé vào ngày 21/12 Âm Lịch.
Cúng thôi nôi cần chuẩn bị 3 mâm cúng chính: 1 mâm lễ cúng 12 Bà Mụ và Đức Ông, 1 mân lễ vật cúng Thần Tài – Thổ Địa và 1 mâm cúng kính Ông Táo – Bà Táo. (Nếu gia đình có điều kiện)
– Mâm cúng 12 Bà Mụ và Đức Ông gồm có:
Trái cây: Ngủ Quả 1 đĩa gồm 5 loại quả khác nhau (xoài, đu đủ, dưa hấu, cam, táo,…).
Hoa Cát Tường,(có thể là hoa cúc, hồng, lay ơn,…).
Nhang
Đèn cầy
Gạo hủ
Muối hủ
Giấy cúng Thôi Nôi
Trà
Rượu
Nước
Bánh kẹo
Đồ chơi em bé
Trầu têm cánh phượng
Chè: 12 chén nhỏ cho Bà Mụ, 1 chén lớn cho Bà Chúa
Xôi : 12 chén nhỏ cho Bà Mụ, 1 chén lớn cho Bà Chúa
Gà luộc
Heo sữa quay
Bánh hỏi
Mâm đồ chuẩn bị cho nghi thức “bắt miếng” dự đoán nghề nghiệp tương lai
Sau khi chuẩn bị mâm cúng và đọc xong văn khấn cúng thôi nôi cho bé trai, bé gái, tiếp tục tiến hành nghi thức khai hoa còn gọi là ” bắt miếng“. Để thực hiện nghi thức này, trước hết phải đặt đứa trẻ lên bàn giữa, chủ trì buổi lễ rót trà và thắp hương xin phép ” bắt miếng “. Khi xong nghi thức thắp hương, ông sẽ bồng đứa trẻ trên tay và cầm nhánh hoa quơ qua lại ở miệng đứa trẻ, đồng thời đọc lời chúc:
Mở miệng ra cho có bông, có hoa, Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ, Mở miệng ra cho có bạc, có tiền, Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…
Sau lời chúc mừng của tất cả mọi người, đứa trẻ sẽ lần lượt nhận lì xì của họ hàng và khách mời như một lời cầu chúc cho mốc phát triển quan trọng trong đời bé.
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát
– Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa
– Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa
– Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa
– Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ……
Vợ chồng con là ……………… sinh được con (trai, gái) đặt tên là …………
Chúng con ngụ tại …………
Nay nhân ngày đầy năm chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn toạ chư vị Tôn thần kính cẩn tâu trình:
Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên …………….. sinh ngày ………………… được mẹ tròn, con vuông.
Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.
Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
(Khi đã khấn xong thì bố hoặc mẹ tay bé lại vái trước án 3 vái sau 3 tuần hương thì tạ lễ. Sau đó gia đình mang vàng mã, váy áo đi hoá, vẩy rượu lúc đang hoá. Các đồ chơi thì giữ lại cho cháu bé lấy khước.
Cuối cùng cả gia đình và bạn bè cùng thụ lộc chúc cho cháu bé mọi điều tốt lành).
Vì Sao Phải Biết Thôi Nôi Tính Ngày Âm Hay Dương
Vì sao phải biết thôi nôi tính ngày âm hay dương? Điều này có ý nghĩa gì khi thực hiện lễ thôi nôi cho con trẻ hay không? Có gì khác biệt giữa lễ thôi nôi xưa và nay cần phải hiểu rõ?
Thôi nôi là gì
Thôi nôi là tên gọi của một buổi lễ không còn quá xa lạ với tất cả người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Đây là thời điểm quan trọng, đánh dấu trẻ vừa tròn 1 tuổi.
Dù là bé trai hay bé gái thì ngày thôi nôi cũng là một cột mốc ghi dấu bước chuyển mình và thay đổi yếu tố sinh lý, tâm lý của trẻ, đòi hỏi người chăm sóc phải có sự uyển chuyển tương ứng.
Theo một khái niệm thì “thôi” trong “thôi nôi” nghĩa là bỏ, từ bỏ. Vì vậy, lễ thôi nôi có thể hiểu là ngày trẻ không còn nằm nôi nữa. Thay vào đó, bé có thể ngủ cùng ba mẹ và cứng cáp hơn.
Vào ngày này, gia đình thường thực hiện nghi lễ cúng thôi nôi cho trẻ, nhằm thể hiện lòng thành kính của mình, tạ ơn Thần linh, ông bà tổ tiên và mong cầu những điều tốt đẹp hơn cho trẻ.
Thôi nôi tính ngày âm hay dương
Khác với ngày sinh nhật hằng năm thường sẽ tổ chức vào đúng ngày kỷ niệm trẻ sinh ra (theo lịch dương) thì lễ thôi nôi sẽ có đôi chút khác biệt.
Theo phong tục truyền thống lâu nay thì ngày thôi nôi của trẻ, dù là bé trai hay bé gái cũng sẽ tính theo ngày âm với quy luật chung “gái lùi 2, trai lùi 1”.
Một số trường hợp đặc biệt rơi vào năm có tháng nhuận âm lịch thì cũng tính tròn 12 tháng. Như vậy, tháng tổ chức thôi nôi cho trẻ sẽ sớm 1 tháng so với tháng sinh và tính lùi ngày như trên.
Thoi noi lam ngay am hay duong và những việc cần chuẩn bị
Để có thể tổ chức một buổi lễ thôi nôi thực sự nghiêm trang, bài bản cho con yêu, gia đình cần chuẩn bị đầy đủ mâm lễ như sau:
Mâm hương hoa quả phẩm: hoa tươi, trái cây, hương đèn, trầu cau, trà rượu.
Mâm lễ cúng Thần: 12 bộ hài, 12 nén vàng, 1 bộ đồ thế cho bé dù là thôi nôi tính ngày âm hay dương cũng như nhau.
Mâm lễ phẩm: 1 con gà trống luộc (tùy gia đình có thể không có nếu cúng Chay), 12 phần xôi chè nhỏ và 1 phần lớn, bánh kẹo cũng 12 phần nhỏ và 1 phần lớn (nếu có).
Mặt khác, bên cạnh việc chuẩn bị mâm lễ cúng thì yếu tố con người cũng mang tính chất quyết định. Người nhà cần sắp xếp ổn thỏa công việc để có mặt trong buổi lễ của bé, nhất là ba mẹ.
Văn Khấn Rằm Tháng 10 Âm Lịch
(Thethaovanhoa.vn) – Văn khấn Rằm tháng 10 Âm lịch: Theo phong tục lâu đời, nhân dân ta đều cúng vào ngày rằm hàng tháng.
Văn khấn Rằm tháng 11 Âm lịch: Theo phong tục lâu đời, nhân dân ta đều làm lễ cúng vào ngày rằm hàng tháng.
Văn khấn ngày rằm hàng tháng
Theo quan niệm lâu đời của người Việt Nam, ngày Rằm gọi là ngày vọng. Vọng có nghĩa là nhìn xa trông rộng, ngày mặt trăng, mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng.
Người xưa cho rằng, ngày này, mặt trăng mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Con người trở nên sáng suốt trong sạch, đẩy lùi được mọi đen tối vẩn đục trong lòng.
Còn ngày mùng 1 đầu tháng âm lịch gọi là ngày sóc. Nguyên nghĩa từ sóc là khởi đầu, bắt đầu. Ngày mùng 1 là ngày bắt đầu của một tháng nên gọi là ngày sóc.
Người Việt ta coi ngày Sóc, Vọng là ngày tưởng nhớ tổ tiên, cúng ông bà, ông vải. Ngày Sóc, Vọng còn có ý nghĩa “Cát tường” xem ngày tốt xấu thấy là ngày tốt nhất trong tháng. Cúng vào mùng 1 và ngày Rằm, hoặc cúng vào chiều ngày 30 và chiều ngày 14 hàng tháng đều được.
Lễ vật và văn khấn ngày rằm và mùng 1 hàng tháng
Lễ vật cúng ngày rằm và ngày mồng 1 hàng tháng đơn giản:
Hương hoa, Trầu rượu, Nước, Hoa quả.
Cách cúng ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng
Trước khi cúng gia tiên thường cúng ông Công trước.
Văn khấn ngày rằm cúng Thổ Công và các vị Thần Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy) – Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngài Đông Thần Quân – Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch – Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần – Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần – Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này. Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại: ……… Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy). Bài cúng ngày rằm cúng gia tiên Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy) – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần. – Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ) Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại:…… Hôm nay là ngày ….. gặp tiết ….. (ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật. Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).
Cập nhật thông tin chi tiết về Thuật Toán Tính Âm Lịch trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!