Bạn đang xem bài viết Thiết Trí Lễ Đài Phật Đản Là Truyền Thống Của Người Phật Tử được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thiết trí Lễ đài Phật đản là truyền thống của người Phật tử
Còn gì đớn đau hơn, khi con tự cho mình là một Phật tử thuần thành, uy tín có, từ thiện có, thọ Bồ tát giới có, mà mỗi việc an trí bàn Phật Đản sanh cũng không làm được, thì đó là một thiếu sót lớn. Nếu cứ cho rằng “Phật tại tâm”, rồi chấp lý bỏ sự, thì con đâu thể trang nghiêm thế tục, lấy nhân gian làm tịnh độ, đâu có gì là sự nghiệp lợi tha của Bồ tát? Kinh Hoa Nghiêm dạy: ” Chẳng phát Bồ đề tâm mà làm tất cả việc lành, đó là nghiệp của ma”. Nên bất kì phương tiện nào mà không đưa chúng sanh đến Phật đạo, cũng chưa phải là rốt ráo.
Nhiều đứa khờ! Chỉ biết khôn nhà dại chợ. Nhiều năm thầy in băng rôn, phong Phật đản, sắm đèn và cờ Phật giáo phát cho, dạy về làm bàn Phật đản sanh tại nhà, chỉ biết trố mắt ra nhìn. Như thể là nhà chùa đang bắt chước hình thức làm hang đá của ngoại đạo trong dịp lễ Noel, mà không chịu tìm hiểu lịch sử Phật giáo Việt Nam cặn kẽ. Dẫn đến thái độ thiển cận và lệch lạc. Dù đó vốn dĩ là truyền thống của Phật giáo Việt Nam, đã bị đứt đoạn vì hoàn cảnh lịch sử.
Nguyên nhân của Pháp nạn Phật giáo năm 1963, là do chính sách kỳ thị Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm, bắt đầu bằng công điện số 5159 cấm treo cờ tôn giáo ở những nơi công cộng vào ngày 6/5/1963 (Trước Lễ Phật Đản 2 ngày) nhằm hạn chế lễ Phật đản. Tại Huế, đã dấy lên làn sóng phẫn nộ của dư luận. Sự nổi dậy của quần chúng Phật tử lan rộng ra cả miền nam, làm lung lay tận nền móng chế độ Việt Nam Cộng Hoà.
Đại lễ Phật đản Vesak Phật lịch 2563 tại TP.Đà Lạt trên hồ Xuân Hương.
Có thể nói, đây là một sự kiện đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo ở miền Nam Việt Nam vào năm 1963, được đánh đổi bằng máu và nước mắt của chư tôn thiền đức Tăng Ni, Phật tử, giới sinh viên và các tầng lớp tri thức. Đỉnh cao của phong trào này là sự tự thiêu của Bồ tát Thích Quảng Đức cũng như các vị Thánh tử đạo. Dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ độc tài Ngô Đình Diệm.
Như vậy, sự tồn vong của Phật giáo đã trả giá bằng bao nhiêu xương máu của tiền nhân. Không chỉ giai đoạn pháp nạn 1963 mà còn trải qua những biến cố thăng trầm cùng dân tộc. Đến nay, trước sự bành trướng của ngoại đạo, nhiều ngôi chùa đã bị biến thành nhà thờ, dẫu còn chứng tích lịch sử , vẫn chưa có câu trả lời thích đáng. Thậm chí, suốt những năm gần đây, Phật giáo luôn bị tấn công bởi truyền thông bẩn, nhằm thiểu số hóa Phật giáo. Vậy mà người Phật tử lại thờ ơ.
Là Phật tử, tại sao lại tự tiện dẫm đạp lên di sản của tiền nhân như thế? Người xưa vì đạo, mong muốn được treo lá cờ thể hiện mình là Phật tử mà sẵn sàng đổ máu, hy sinh bỏ cả thân mạng, còn quý vị ngày nay quen thói sáo rỗng “Phật tại tâm” mà chẳng thiết đổi một bức hình đại diện Kính mừng Phật đản, huống chi là trang nghiêm thiết lập lễ đài Phật đản tại nhà, lo treo đèn, cắm cờ, kết hoa cúng Phật. Trớ trêu! Đạo tâm người nay đã mạt như thế, thì trách sao chánh pháp không suy tàn, rồi đổ lỗi Tăng già phi phạm hạnh. Thật là oan cho phận lão lái đò.
Trách nhiệm của cư sĩ là hộ pháp, không chỉ ngoại hộ cho đời sống Tăng đoàn bằng tứ sự, mà còn phải tích cực truyền đạo sâu rộng vào quần chúng. Nên mới có những hạnh nguyện tuyệt vĩ như Duy Ma, Thắng Man trong kinh điển Đại Thừa. Còn người nay, dù Tam Quy là nền tảng căn bản nhất mà chẳng chịu giữ gìn, huống chi nói đến hạnh nguyện xuất trần. Bằng nhắc đến việc tổ chức Phật đản khác nào “cha chung không người khóc”, hoặc “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, rốt cuộc chỉ ưa náo nhiệt trong các dịp lễ Noel mà chẳng thiết tha gì ngày đản sanh của đức Từ Phụ. Đó là cái tệ do lòng người vô minh vậy. Rồi viện lý do mạt pháp. Pháp thân Như Lai thường trú khắp mười phương, vốn dĩ bất sanh diệt thì làm gì có gốc ngọn, hay chịu sự chi phối của vô thường. Cũng bởi lòng người không kiên định nên mới có Tượng Pháp và Mạt Pháp.
Nếu nói “Phật tại tâm”, thì đó là tâm nào? Trong thiền thông nói: “Phi tâm, phi Phật, phi vật”. Vốn dĩ “ngũ uẩn giai không” thì quý vị nhằm đâu để tắm Phật? Nên chư Phật không cần chúng ta trang hoàng kỷ niệm.
Đại lễ Phật đản Vesak Phật lịch 2563 tại TP.Đà Lạt trên hồ Xuân Hương.
Nhưng đã còn kẹt trong thế giới nhị nguyên, chưa ra khỏi sanh tử, không thể nhìn đời bằng tuệ giác vô ngã, thì phước hữu lậu là điều rất cần. Nếu chẳng siêng làm lễ tắm Phật, không hân hoan kính mừng Phật đản trong mỗi dịp đản sanh, thì chẳng thể rộng kết duyên lành với chư Phật và chúng sanh, bằng việc làm thiết thực, thì lấy tư lương gì giải thoát. Nên không thể nói: “Ngũ trược chúng sanh linh ly cấu/ Đồng chứng Như Lai tịnh pháp thân”, khi tà kiến vẫn còn, chánh trí chưa phát, nhân bất thiện chưa trừ.
Giả như có đạt đạo, thành Phật, thì cổ Phật như Bồ tát Quán Âm vẫn thị hiện ở cõi nhân gian này để giáo hóa. Vì chúng sanh. Tâm chư Phật lấy nhân gian làm đạo tràng, bạn với chúng sanh làm tịnh độ. Do đó, dù kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật có nói “đức Như Lai chưa từng giáng thế làm con vua Tịnh Phạn với Hoàng hậu Ma Gia, cho đến chưa từng xuất gia và thành đạo và nhập Niết bàn”, thì vẫn ứng thân thuyết pháp. Nếu đã tự cho mình là Phật tử, tức “từ miệng Phật sanh, từ pháp hóa sanh, đặng pháp phần của Phật”, thì chẳng ai ích kỷ, làm Phật đản cho riêng mình. Phải phát tâm dõng mãnh vì khuyến khích, giáo hóa, giúp cho chúng sanh gieo duyên với chư Phật mà làm. Nên sự sự vô ngại.
Người nói “Phật tại tâm” để viện lý do không mừng Phật đản, đủ biết là hạng si mê. Bởi đó là cái họa diệt pháp, sâu xa hơn là phỉ báng tam bảo. Vì bản chất tâm họ là Phật, lời nói là Pháp, việc làm là Tăng, mà hiện tại cả ba nghiệp đều bất tịnh, thì làm sao tránh khỏi cái họa rơi vào ác đạo? Nên quy y Phật là quy y chính mình. Nhất định trong tâm luôn có Phật, thì mọi việc làm đều là Phật sự. Trái lại là việc của ma.
Là Phật tử, xin quý vị hãy tiếp nối di nguyện của tiền nhân. Đừng nghĩ chúng ta sẽ được truyền đăng tục diệm từ những lý luận cao siêu huyễn hoặc. Nếu thuở trước chư tổ sư đã dám xả thân vì đạo thì ngày nay chúng ta sẽ tiếp tục xả thân. Nếu còn một hơi thở để phụng sự chúng sanh và duy trì chánh pháp thì chúng ta nguyện sẽ tiếp tục. Đó là truyền thừa. Hoặc tiếp nối. Lấy hoài bão của tiền nhân là công hạnh của mình. Được vậy, thì ngọn đèn thiền của chư tổ mãi sáng soi trong nẻo luân hồi. Đừng lạm xưng mình là Phật tử, vì cang cường mà hoại pháp sa môn. Ngay cả cư sĩ cũng có thể làm “Sư tử trùng trung, thực sư tử nhục”, vì quý vị cũng là một trong thất chúng của Như Lai.
Chí Ngu
Không Thiết Trí Lễ Đài, Xe Hoa Trong Đại Lễ Phật Đản – Phật Lịch 2564 – Đoàn Tncs Hồ Chí Minh – Thành Phố Đà Nẵng
ĐNO-Sáng 5-5, Trưởng Ban Tôn giáo-Sở Nội vụ thành phố Nguyễn Cao Cường cho biết, Ban đã có hướng dẫn các cơ sở thờ tự của Phật giáo trên địa bàn thành phố về việc tổ chức Đại lễ Phật đản – Phật lịch 2564 (dương lịch 2020) không tập trung đông người để phòng, chống Covid-19.
Ngày 4-5, Ban Tôn giáo thành phố chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo thành phố nhân Đại lễ Phật đản – Phật lịch 2564 (dương lịch 2020). Ảnh: CTV
Theo đó, các cơ sở thờ tự tổ chức Đại lễ Phật đản – Phật lịch 2564 với các hoạt động: Nghi thức tắm Phật truyền thống tại các cơ sở tự viện, tại tư gia tín đồ; thiết trí hương án, vườn Lâm Tỳ Ni trong khuôn viên cơ sở thờ tự; không thiết trí lễ đài tập trung, không tổ chức xe hoa và không tổ chức các hình thức sinh hoạt tập trung đông người khác như: văn nghệ chào mừng, triển lãm, hội thảo, tọa đàm, phát quà…
Ban Tôn giáo cũng đề nghị Sở Văn hoá và Thể thao có hướng dẫn Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố và các quận, huyện tổ chức trang trí và treo cờ Tổ quốc, cờ Phật giáo, băng rôn, biểu ngữ kính mừng Phật đản theo đúng quy định, bảo đảm an toàn giao thông, mỹ quan đô thị.
Đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có biện pháp quản lý, hướng dẫn các hoạt động từ thiện, nhân đạo của các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định pháp luật và các hiện tượng lang thang xin ăn biến tướng tập trung tại các cơ sở thờ tự Phật giáo trong dịp này.
Nguồn: Báo Đà Nẵng.
Lễ Phật Đản 2022 Vào Ngày Nào? Ý Nghĩa Lễ Phật Đản
Lễ Phật Đản là gì mà thu hút sự tham gia của hàng ngàn tín đồ Phật tử mỗi năm? Cùng tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa lễ Phật Đản. Đặc biệt, Đại lễ Phật đản 2019 có điều gì nổi trội hơn so với những năm trước?
Ngày lễ Phật Đản là ngày nào?
Ngày Phật Đản là một trong ba ngày lễ lớn trong đạo Phật bao gồm: Lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, lễ Thành đạo. Lễ Phật Đản cùng với hai ngày lễ lớn khác cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (bao gồm: L Phật Đản sinh, Phật thành đạo và Phật nhập Niết bàn).
Theo lịch âm dương 2019, thời điểm từ năm 1959 trở về trước, lễ Phật đản được tổ chức tại các nước Đông Nam Á vào ngày 8/4 âm lịch hàng năm. Tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên ở Colombo, Tích Lan, 25/5 đến 8/6/1950. Các phái đoàn thuộc 26 quốc gia thành viên đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế sẽ được tổ chức vào ngày rằm tháng Tư âm lịch hàng năm.
Vào ngày 15 tháng 12 năm 1999, Đại hội đồng Liên Hiệp quốc tại phiên hợp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hiệp Quốc. Đại lễ được công nhận nhằm đề cao giá trị đạo đức, tôn vinh giá trị văn hóa và tư tưởng hòa bình, cũng như tinh thần đoàn kết của Đức Phật. Mọi hoạt động kỷ niệm sẽ được diễn ra thường niên tại trụ sở chính của Liên Hợp Quốc trên toàn thế giới kể từ năm 2000 trở đi. Ngày Đại lễ sẽ được tổ chức vào ngày trăng tròn đầu tiên của tháng 5 dương lịch. Bởi thế, lễ Phật Đản năm nay diễn ra vào ngày 15 tháng 4 Âm lịch tức ngày 10 tháng 5 năm 2017.
Nguồn gốc của Lễ Phật Đản?
Tương truyền, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa. Ngài mang dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca. Truyền thuyết lưu lại rằng Ngài sinh vào ngày 15/4/624 (tính theo lịch âm) trước Tây lịch (theo lý giải của phái Nam tông), mùng 8/4 âm lịch (theo lý giải của phái theo Bắc tông) tại vườn Lâm Tỳ Ni – nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal.
Bởi vậy, ngày tổ chức lễ Phật Đản được chọn là ngày rằm tháng 4 hàng năm, tại các nước theo đạo Phật là để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.
Tại đại lễ Phật đản, Phật sẽ được vinh danh Tam bảo, bao gồm: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng). Toàn thể quý Phật tử thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, Tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả), thực hành bố thí và làm việc từ thiện, nghe kinh phật, tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng.
Lễ phật đản 2019 được tổ chức ngày nào?
Ngày lễ lớn này dự kiến thu hút hơn 10.000 Phật tử khắp nơi tề tựu, sum họp cùng toàn thể người dân Việt Nam hướng về Phật pháp. Đại lễ dự kiến tổ chức lễ đón rước trang nghiêm cho hơn 1.500 chức sắc và lãnh đạo các giáo hội, nhà nghiên cứu, học giả… đến từ gần 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Đại lễ Vesak năm 2019 được coi là sự kiện mang tính chất ngoại giao quan trọng. Đây là dịp lễ lớn, góp phần nâng cao vai trò của Phật giáo Việt Nam trong hội nhập quốc tế; khẳng định vị thế, trách nhiệm của Việt Nam với các hoạt động của Liên hợp Quốc trên tất cả các lĩnh vực. Nhân cơ hội này, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam sẽ được quảng bá ra bên ngoài bằng hình ảnh văn minh hơn, tiến bộ hơn và giàu lòng nhân ái hơn, đặc biệt là chứng minh cho cộng đồng Phật giáo thế giới sự phát triển không ngừng của Phật giáo Việt Nam trong suốt hơn 2.000 năm qua.
Nghi Cúng Dường Lễ Phật Đản
+ CÚNG HƯƠNG ( Chủ lễ quỳ xướng) : Nguyện đem lòng thành kính, Gởi theo đám mây hương, Phưởng phất khắp mười phương, Cúng dường ngôi Tam Bảo. Thề trọn đời giữ đạo, Theo tự tánh làm lành, Cùng pháp giới chúng sanh,
Cầu Phật từ gia hộ: Tâm Bồ đề kiên cố, Chí tu học vững bền, Xa biển khổ mông mênh, Chóng quay về bờ giác. Nam mô Hương Cúng Dường Bồ tát. ( 3 lần)
+ TÁN PHẬT ( Tán dương công đức Phật) : Đấng Pháp vương vô thượng, Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người, Cha lành chung bốn loại. Quy y tròn một niệm, Dứt sạch nghiệp ba kỳ, Xưng dương cùng tán thán, Ức kiếp không cùng tận!
+ LỄ PHẬT: Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng, Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn, Lưới Đế châu ví đạo tràng,
Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời. Trước bảo tọa thân con ảnh hiện, Cúi đầu xin thệ nguyện qui y.
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tận Hư Không, Biến Pháp Giới, Quá Hiện Vị Lai Thập Phương Chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng Thường Trụ Tam Bảo. (1 lễ) Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngư Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật; Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật; Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ tát; Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ tát; Hộ Pháp Chư Tôn Bồ tát; Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ tát. (1 lễ) Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật ; Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát; Đại Thế Chí Bồ tát; Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ tát; Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ tát.(1 lễ)
+ TÁN HƯƠNG ( nhạc cúng hương) : Lư vàng vừa bén, Pháp giới hương bay, Mười phương chư Phật thảy đều hay, Theo gió cuốn mây bay, Xin gởi lòng này, Chư Phật nguyện về đây. Nam mô Hương Vân Cái Bồ tát ( 3lần)
+ TỤNG CHÚ ĐẠI BI: Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ tát. (3lần) Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại đại bi tâm đà la ni. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị gia bà lô kiết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa ba da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tả. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a lị gia bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà. Nam mô nara cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa , na ma bà dà, ma phạt đặt đậu đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế ca ra đế, di hê lị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô kiết mông, độ lô độ lô phạt xà da đế , ma ha phạt xà da đế, đà la đà la, địa rị ni, thất Phật ra da, giá ra giá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ,bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha, tất đà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha.Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khư gia, ta bà ha. Ta bà ma ha , a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Bà đà ma kiết tất đà dạ ta bà ha.
Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà rị thắng kiết ra dạ ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị da bà lô kiết đế thước bàn ra dạ, ta bà ha. Án tất điện đô mạn đà ra bạt đà dạ ta bà ha.
+ TÁN PHẬT : Trên trời dưới đất không bằng Phật, Thế giới mười phương cũng không sánh. Thế gian có gì con đã thấy, Tất cả không ai bằng Phật vậy! Nam mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo. (3 lần)
+ CHỦ LỄ VÀ TẤT CẢ ĐỒNG NGỒI XUỐNG TỤNG BÀI Ý NGHĨA NGÀY PHẬT ĐẢN. ( Tụng đậu câu tụng chập thay vì bạch và sớ).
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Ma Mâu Ni Phật. ( 3 lần) Chúng con cung kính nghe rằng : Nhớ lại thuở xa xưa, Đấng Đại bi cứu thế, Đức Bồ tát Thiện Huệ, Bổ xứ tại Ta Bà. Từ cõi trời Suất Đà, Quán nhơn duyên thời tiết, Tịnh Phạn Vương cung khuyết, Ứng mộng bà Ma Gia. Cỡi voi trắng sáu ngà, Mang Thánh thai Bồ tát, Trong vườn hoa thơm ngát, Một buổi sáng tinh sương. Hoàng hậu đi dạo vườn, Bỗng hạ sanh Thái tử, Tin vui truyền khắp xứ, Rằng Hoàng hậu sanh con. Mừng vui cả nước non, Hân hoan cùng vũ trụ, Hàng chư thiên ca vũ,
Đạo tràng Xá Vệ nghiễm nhiên. Rạng rỡ nhà thiền, Vẻ vang họ Thích, Nhơn thiên lợi ích, Thế gian an vui. ( Tất cả đứng dậy).
+ TÁN ( hoặc tụng) : Tán lễ Thích Tôn, Giáo chủ Ta Bà, Tu nhơn nhiều kiếp lâu xa, Thần giáng Hoàng gia, Giã từ ngôi báu mẹ cha. Dưới cây an tọa, Hàng phục quân ma, Thấy ánh sao Mai đạo thành, Chuyển pháp luân, Ba thừa Thánh chúng tu hành, Vô sanh đã chứng, Hiện tiền chúng đẳng tu hành, Vô sanh sẽ chứng. Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật. (3 lễ)
+ LỄ 12 LỄ LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT ( Chủ lễ xướng đến : Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật thì nhịp khánh hướng dẫn Phật tử đồng hòa : Bổn Sư Thích Ca…)
10/ Chí tâm đảnh lễ : Hiện tọa Đạo tràng, Ta Bà giáo chủ, Đạo sư ba cõi, Từ phụ muôn loài. Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (1 lễ)(Hiệu 10 này lễ 3 lần thì đủ 12 lễ lịch sử đức Phật)
+ TỤNG BÀI KHÁNH ĐẢN : Đệ tử hôm nay, Gặp ngày Thánh đản, Một dạ vui mừng, Cúi đầu đảnh lễ. Thập phương Tam thế, Đều ngự Như Lai, Cùng Thánh Hiền Tăng. Chúng con cùng pháp giới chúng sanh, Bởi thiếu nhơn lành, Thảy đều sa đọa,
Tìm lối xuất gia, Sáu năm khổ hạnh rừng già, Bảy thất nghiêm tinh thiền tọa, Chứng thành đạo quả, Hàng phục ma binh, Ba cõi đều dậy tiếng hoan nghênh, Muôn vật thảy nhờ ơn tế độ. Chúng con nguyện : Dứt bỏ dục tình gây khổ, Học đòi đức tánh quang minh, Cúi xin Phật Tổ giám thành. Từ bi gia hộ : Chúng con cùng pháp giới chúng sanh, Chóng thành đạo quả.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Văn Thù Sư Lợi Bồ tát. Nam mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ tát. Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ tát. Nam mô Đạo Tràng Hội Thượng Phật Bồ tát ( 3 – 10 lần)
+ TỤNG THẬP HẠNH PHỔ HIỀN :
Nhất giả lễ kính chư Phật, Nhị giả xưng tán Như Lai. Tam giả quảng tu cúng dường, Tứ giả sám hối nghiệp chướng. Ngũ giả tùy hỷ công đức, Lục giả thỉnh chuyển pháp luân. Thất giả thỉnh Phật trụ thế, Bát giả thường tùy Phật học. Cửu giả hằng thuận chúng sanh, Thập giả phổ giai hồi hướng.
+ HỒI HƯỚNG : Vừa rồi bao nhiêu công đức, Bấy nhiêu hương hoa, Thành kính thiết tha, Nguyện sinh cúng dường, Bổn sư sơ sanh bảo tướng, Đại hùng điện thượng tọa tiền, Duy nguyện ai liên, Thùy từ minh chứng.
+ PHỤC NGUYỆN : Đạo thọ nghìn thu đứng vững, Đàm hoa muôn thuở thắm tươi, Sông Ni nước vẫn đợi người, Núi Tuyết cây còn chờ Thánh. Chúng con nghĩ : Người không bắt đầu từ non khổ hạnh, Cũng chẳng chấm dứt tại nước Thi La. Do đó : Nguyện Pháp luân tái chuyển Ta Bà, Mong Phật nhật trùng quang pháp giới. Mọi người trông đợi, Một dạ nguyện cầu, Ngõ đền đáp ơn sâu, Hầu phụng thờ đạo cả. Chúng con cũng nguyện : Núi rừng biển dã, Gió thuận mưa hòa, An cư lạc nghiệp mọi nhà, Trấn tịnh thái bình cả nước.
Tăng Ni hưởng phước, Thiện tín triêm ân. Nam mô A Di Đà Phật. ( đồng hòa)
+ TÁN ( Dùng cho đêm 14-04) : Phật đản hôm nay đã mở màn, Vui mừng rước lễ khắp nhơn gian, Nguyện cầu đức Phật thường gia hộ, Rạng rỡ muôn đời ánh đạo vàng.+ TÁN ( Dùng cho đêm 15-04) Phật đản đến đây lễ đã hoàn, Niềm vui Đại lễ vẫn chưa tan, Nguyện cầu đức Phật thường gia hộ, Rạng rỡ muôn đời ánh đạo vàng.
+ TỤNG :MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH. Quán Tự Tại Bồ tát hành, thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
“Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.”Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệc, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tĩ , thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh diệc, vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệc, đạo, vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố, Bồ đề tát đỏa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn. Tam thế chư Phật, y Bát nhã ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu tam Bồ đề. Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chơn thiệt bất hư, cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú. Tức thuyết chú viết : “Yết đế, yết đế, Ba la yết đế, Ba la Tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha”.
+ TỤNG :
Nguyện tiêu ba chướng trừ phiền não, Nguyện chơn trí tuệ thường sáng tỏ, Nguyện bao tội chướng thảy tiêu trừ, Kiếp kiếp thường tu Bồ tát đạo. Nguyện sanh Tịnh độ cảnh Tây phương, Chín phẩm hoa sen là cha mẹ, Hoa nở thấy Phật ngộ vô sanh, Bất thoái Bồ tát là bạn hữu. Nguyện đem công đức này, Hướng về khắp tất cả, Đệ tử và chúng sanh, Đều trọn thành Phật đạo.
+ PHỤC NGUYỆN : Đạo thọ Bồ đề, Nảy sanh cành lá,
Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, hết thảy vô ngại. ( 1 lễ)
+ CHỦ LỄ XƯỚNG :
Đón mừng Phật đản, Lễ đã viên thành, Chuông trống hòa thanh, Cúi đầu lễ tất. * *Ghi chú : (1) Trăng sao : ban đêm. (2) Mặt nhật : giáng sanh ban ngày. (3) Giá : xe.
Cập nhật thông tin chi tiết về Thiết Trí Lễ Đài Phật Đản Là Truyền Thống Của Người Phật Tử trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!