Xu Hướng 3/2023 # Thay Bàn Thờ Mới Bàn Thờ Cũ Xử Lý Thế Nào? # Top 9 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Thay Bàn Thờ Mới Bàn Thờ Cũ Xử Lý Thế Nào? # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Thay Bàn Thờ Mới Bàn Thờ Cũ Xử Lý Thế Nào? được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

HỎI: Tôi là Phật tử, đang thờ Phật và tổ tiên tại tư gia. Trước đây, do chưa đủ điều kiện nên bàn thờ nhà tôi khá đơn giản, chất liệu gỗ thường. Nay tôi muốn đổi bàn thờ với kiểu dáng đẹp hơn, chất liệu tốt hơn. Xin hỏi việc này có ảnh hưởng gì về mặt tâm linh hay không? Nếu thay đổi được, bàn thờ cũ nên xử lý thế nào là phù hợp nhất? (CHÁNH TỊNH, chanhtinh1304@gmail.com)

ĐÁP:

Bạn Chánh Tịnh thân mến!

Quan tâm đến sự tôn nghiêm của không gian tâm linh gia đình, nơi thờ phụng Tam bảo và tổ tiên ông bà là người có tâm, nhờ đó mà được phước. Theo quan điểm Phật giáo, việc bạn đủ duyên lành về tài chính rồi phát tâm tôn trí lại bàn thờ là việc lành, không có ảnh hưởng gì về tâm linh cũng như không sai phạm hay kiêng cữ gì cả.

Sau khi thiết trí bàn thờ mới hoàn tất trang nghiêm, bạn cần sắm sửa hương hoa nhang đèn bái tạ chư Phật, tổ tiên ông bà và khẩn thỉnh các ngài tọa vị chứng minh, phò hộ như trước. Còn bàn thờ thay ra, bạn có thể tùy duyên xử lý như các đồ gia dụng hư cũ khác.

Nhiên Như – Quảng Tánh

Cách Xử Lý Bàn Thờ, Bát Hương Cũ: Đốt, Bỏ Hay Sử Dụng?

Vấn đề tiếp theo là cách xử lý bàn thờ cũ như thế nào? bát hương cũ nên thay bỏ ra làm sao? chúng tôi sẽ giải đáp cho quý anh chị.

1. Quan điểm của phật giáo về bàn thờ và bát hương.

– Theo quan điểm của phật giáo thì bàn thờ chỉ là phương tiện để các phật tử tu hướng, tu tập. Phật giáo không thờ thân, không có chuyện phật thánh, tổ tiên lại ngự trong bát hương, bàn thờ. Tốt hay xấu là do nhân quả, do tâm.

– Ông bà ta luôn quan niệm là: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, “Trần sao âm vậy” nên việc chuyển từ nhà cũ sang nhà mới cần phải chỉnh chu, cẩn trọng. Thủ tục, lễ cúng chuyển từ nhà cũ sang nhà mới sẽ bao gồm có: lễ cúng tạ nhà cũ, chuyển bát hương, bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới.

2. Cách xử lý nào cho bàn thờ cũ.

– Nhiều gia đình sau khi chuyển sang nhà mới thường mang bàn thờ cũ ra vứt bỏ hoặc vứt xuống sông. Không nên làm như vậy vì vừa làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường vừa bất kính với tổ tiên ông bà. Nhiều gia đình còn ném thẳng ra xọt rác vậy có đúng. Bàn thờ ít là cũng là vật linh thiêng cần phải có cách xử lý khác. Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ cách xử lý bàn thờ cũ.

– Vì lựa chọn chuyển sang nhà mới, nơi có không gian thoáng đã hơn, bàn thờ cũ không còn hợp với không gian nhà mới. Kích thước nhỏ, bị mối, cũ, xuống cấp. Nên việc thay bàn thờ mới là việc cần làm vừa hợp với không gian mới, vừa làm sáng sủa cả căn phòng. Đây chính là cái tâm, lòng thành kính muốn có được 1 chỗ thờ phượng, tu tập trang nghiêm, sạch sẽ.

– Quan điểm xưa kia cho rằng, bàn thờ cũ nên được vứt xuống sông, hoặc vứt tại cây cổ thụ hay gửi lên chùa. Hai cách đầu tiên sẽ làm ảnh hưởng lớn đến môi trường, Cách thứ 2 thứ 3 lại làm ảnh hưởng đến mỹ quan của môi trường và nhà chùa. Quý anh chị mỗi người bỏ 1 bàn thờ dưới gốc cây hay, gửi 1 cái vào chùa, số lượng nhiều mà không có chỗ chứa.

– Quan điểm từ xưa đến nay: “mọi thứ sinh ra từ cát bụi sẽ trở về với cát bụi” bàn thờ cũng vậy. Bàn thờ là ngũ hành mộc. Để trở về với ngũ hành thổ (tức cát bụi). Quý anh chị sẽ sử dụng ngũ hành hỏa. Tức đốt bàn thờ thanh tro.

– Cách đốt bàn thờ cũ: với các nhà ở thành phố diện tích nhỏ, quý anh chị cần phải trẻ nhỏ bàn thờ ra thành nhiều mảnh. Đốt cả bàn thờ rất dễ gây ra hỏa hoạn, Khi đốt các anh chị sử dụng lò đốt vàng mã . Dưới đáy ta kê một tấm kim loại để khi đốt xong ta còn phải sử dụng tro thu được.

– Lượng tro thu được có thể rắc quanh vườn, hoặc trôn xuống đất. Với các anh chị ở chung cư mang tro này về nhà thờ tổ xin phép được rải xuống vườn hoặc ao.

Đối với các khí cụ thờ cúng khác như đồ đỉnh hạc đồng, bát hương lọ hoa,….

– Đại diện của bàn thờ sẽ là bát hương, ta xử lý bát hương trước các sản phẩm khác ta làm tương tự.

– Vẫn tuân theo nguyên tắc: mọi thứ sinh ra từ cát bụi sẽ trở về với cát bụi. Thường bát hương sẽ làm bằng sứ do đố ngũ hành mệnh mộc. Muốn trở về tro bụi mệnh mộc chỉ có một cách là đập nhỏ.

– Khi đập nhỏ cũng xử lý như vậy. Đem mảnh bát hương đem ra vườn chôn. Nếu ở thành phố có thể mang về nhà thờ tổ nhờ chỗ chôn. Tranh trường hợp vứt xuông ao. Vì rất dễ gây ra thương tích cho những người sử dụng, hay làm việc trên cái ao đó.

– Thủ tục để thay bát hương quý anh chị cũng làm tương tự như việc chuyển bát hương từ nhà cũ sang nhà mới. Chỉ sửa đổi một chút trong văn khấn và tờ sớ. Sớ anh chị có thể mua. Văn khấn sẽ được viết như sau:

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.

Hôm nay là ngày …. tháng …. năm …. Tên con là ………… (Tín chủ của ………. địa chỉ ………..)

Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn thác thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khoẻ, an ninh khang thái, mọi việc được hanh thông.

Con xin dập đầu kính bái

– Các khí cụ thờ cúng khác làm từ gốm sứ quý anh chị làm tương tự. Vậy nếu là các sản phẩm bằng đồng như đỉnh hạc thì phải làm sao?

+ Với sản phẩm bằng kim loại ( tức ngũ hành kim) để trở về với đất thì chỉ có cách nung chảy sau đó trộn với đất đá để trở về thành quặng. Vì việc này là bất khả thi Đo đó anh chị có thể xử lý bằng cách công đức vào chùa để nhà chùa đúc chuông, đúc tượng. Chứ đừng đem đi bán đồng nát.

4. Có nên sử dụng lại bàn thờ cũ hay không?

– Nên chứ tại sao không? Bàn thờ cũ của anh chị thường bị bỏ đi bởi vị cũ, mối mọt, hỏng hoặc quá nhỏ không còn hợp với không gian của nhà mới nữa. Nhưng khi bàn thờ cũ hay nói rộng ra là tủ thờ có giá trị lớn làm từ các loại gỗ quý, hợp với không gian của nhà mới

Anh chị sẽ thấy rất nhiều sản phẩm đặc biệt là đồ đồng. Đồ đồng nếu qua các cửa hàng họ sẵn sàng mài làm bóng lại để trở thành sản phẩm mới. Bán lại với giá rẻ hơn nhiều so với đồ mới. Đừng ham rẻ mà bị lừa, Thờ cúng ở cái tâm, bàn không biết, không ai có quyền trách, nếu biết mà vẫn làm mới là chuyện lớn. Chung quy lại là không nên mua các sản phẩm thờ cúng đã qua sử dụng. Tủ thờ cũ quý anh chị cũng không nên mua về để thờ cúng. Nếu mua về để chơi thì được, bởi gỗ làm ra sản phẩm này có thể là gỗ quý.

Nhưng với các sản phẩm bàn thờ bằng gỗ Nếu anh chị em trong nhà nhượng lại cho nhau thì hoàn toàn được. Hai gia đình cùng thờ cúng một cội.

Vì chủ cũ đã chuyển sang nhà mới đã làm lễ xin phép thay bàn thờ mới. Do đó trong nhà khi có bàn thờ thần tài cũ quý anh chị cũng xử lý bằng cách chẻ nhỏ rồi đem đốt lây tro. Thay vì lấy tro mang về nhà hoặc về quê thì đem ra sông rải xuống.

Văn Khấn Thay Bàn Thờ Mới

♦ Vào các dịp gia đình đổi bàn thờ mới, cũng như bốc Bát Hương thì cần phải chuẩn bị chu tất từ mâm lễ cúng cho đến bài văn khấn xin các cụ cho phép chúng ta được lập lại bàn thờ Mới cũng như tiến hành Bốc Lại . Việc này là việc trọng đại, tương tự như việc động thổ, cất nóc, nhập trạch, đây là phép văn hóa tôn trọng bề trên và đức thánh thần.

Về phần lễ vật thay bàn thờ – Bốc Bát Hương cần phải chuẩn bị bao gồm :

Mâm Cúng Thay Bàn Thờ Mới – Bốc Bát Hương

♦ Theo phong tục cổ truyền của người Việt, trên bàn thờ ngày Tết ngoài đồ cúng lễ như hương hoa, bánh trái… thì không thể thiếu chân giò lợn. Thời xưa, với nhiều ảnh hưởng của Nho giáo nên khi làm lễ khấn người cúng phải đọc văn khấn thành lời, nói đầy đủ các lễ vật bằng từ Hán Việt như: Phù lưu (trầu cau), tửu (rượu), hương đăng (đèn nến), kim ngân (tiền vàng)…

♦ Còn chân giò lợn sẽ khấn là trư túc (trư là lợn, túc là chân) nhưng “trư” (lợn) đồng âm với “chư” (mọi thứ), còn “túc” (chân) còn có nghĩa là “sung túc, no đủ”, nếu đọc đầy đủ thì chư túc có nghĩa là mọi thứ đều đầy đủ, sung túc, no nê.

5 quả trứng gà ta (để sống) 2 lạng thịt vai (để sống), lễ xong phải luộc chín luôn 3 lá trầu + 3 quả cau : Trầu cau không thể thiếu trong câu chuyện quan trọng của người Việt, miếng trầu đầu câu chuyện, vì vậy ở đây cũng phải chuẩn bị đầy đủ.

3 chén nước, 5 quả tròn (táo hay lê…), 9 bông hồng màu hồng son, 1 đĩa gạo mối (không trộn lẫn), 1 lạng chè ngon + 1 bao thuốc lá, 5 lễ vàng tiền, 1 bộ quần áo quan thần linh đỏ, hia, mũ, ngựa đỏ, kiếm trắng, 1 mâm cơm canh (không hành tỏi).

Văn khấn thay ban thờ, bốc bát hương chuẩn nhất Khi bốc bát hương bàn thờ gia tiên, bàn thờ tổ.

Đây là bài văn khấn thay bàn thờ mới, Văn Khấn Bốc Bát Hương

♦ Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.

♦ Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu………, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.

♦ Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn thác thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khoẻ, an ninh khang thái, mọi việc được hanh thông.

♦ Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu ……………………

♦ Cúng xong, hương cháy hết đợt thứ nhất, sau khi thắp đợt thứ hai thì bắt đầu hóa tiền vàng, tờ văn khấn. Vãi gạo, muối ra trước cửa ngõ (vãi riêng từng thứ). Lúc tàn hết hương thì xin hạ lễ. Lúc tàn hết hương thì xin hạ lễ, đem thịt và trứng sống luộc chín.

Nhiều gia đình đã đổi vận trong năm mới khi đặt hủ gạo tài Lộc Bát Tràng vào nhà !!

Bài văn cúng, Văn Khấn Thay bốc bát hương bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa

Văn khấn chuyển bàn thờ thần tài

♦ Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật

Hôm nay là ngày: …. tháng …. năm ……….. 20…..

Tín chủ con là: …………… tuổi…..

♦ Tín chủ con kính cáo: Chư vị Thổ địa mạch long thần, Tài thần cho phép con sửa soạn lễ vật : Nhục kê quí tửu, phù lưu thanh chước, kim ngân hương đăng, cùng thứ phẩm chi nghi xin làm lễ chuyển ban thờ Thổ địa bản gia, đến vị trí mới đắc đáo linh địa.

♦ Con là người trần, việc thưa gửi có bề chưa thấu tỏ, con có tờ giấy cánh sớ xin kính cẩn tấu bày. Kính xin chư vị tôn thần cho con được thành tâm kính lễ.

♦ Sau đó chủ lễ đọc sớ thiên di linh vị thần tài:

Thiên di bản gia linh vị thần đài lễ (chắp tay lễ 3 lễ)

Phục dĩ (chắp tay lễ 1 lễ)

♦ Phúc lộc thọ khang ninh, nãi nhân tâm chi kỳ nguyện, Thiên di bản gia linh vị thần đài lễ đắc hanh thông phát đạt, tai ương hạn ách bằng. Thánh lực dĩ giải trừ. Nhất nhiệm chí thành, thập phương cảm cách.

Viên hữu (chắp tay lễ 1 lễ)

……… quốc – (Hà nội)………. thị – ……… quận – ……….. phố, …… ngõ, …..số

Thượng phụng (chắp tay lễ 3 lễ)

♦ Thiên thánh hiến cống, Hạ thiên tiến lễ bái thánh thần Thiên di bản gia linh vị thần đài đắc bình an thông thuận, gia đình đắc phát đạt hưng vượng (chắp tay lễ 1 lễ)

♦ Kim thần tín chủ:……………..tuổi……Ngũ thập tứ tuế.

♦ Chủ Lễ: Tiến lễ bái thánh thần thiên di Thổ địa long mạch Tài thần

♦ Đầu thành ngũ thể, tịnh tín nhất tâm, cụ hữu sớ văn chí tâm.

♦ Thượng phụng – Cung duy (chắp tay lễ 3 lễ)

♦ Đương xứ Thành Hoàng, Hành khiển thổ địa – Phúc đức chính thần vị tiền. Ngũ phương long mạch, Tiền hậu địa chủ,Tiếp dẫn Tài thần vị tiền. Tôn thần động thừa, chiếu giám phục nguyện.

♦ Thiên vận: ……… niên; Ngũ nguyệt; Sơ lục nhật

♦ Lễ tạ lập bàn thờ thần tài

♦ Chờ đến khi trên bàn thờ còn khoảng ¼ tuần hương thì lễ tạ:

♦ Hôm nay là ngày … tháng …. năm ……… 20…….

♦ Tín chủ con là:……………, …….. tuổi, xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng di chuyển ban thờ của chư vị Tôn thần bản gia. Chúng con thiết nghĩ, xưa nay âm có thuận dương mới hòa. Chúng con xin phép các vị Tôn thần chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, chúng con xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc.

♦ Kính xin chư vị phù độ cho ……………….. chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quí.

♦ Tín chủ: ……………………. cùng toàn gia chúng con xin rập đầu bái tạ!

♦ Sau đó, hóa vàng mã và kết thúc buổi lễ. (Rắc vài giọt rượu vào hóa tiền vàng).

Bài văn cúng, khấn thay bốc bát hương bàn thờ Phật

♦ Riêng đối với Đạo Phật, việc thay bát hương, bốc bát hương mới cũng như thay bát hương cũ thì mọi sự lấy đơn giản thực tâm làm đầu. Người Phật Tử giản dị và lấy tâm khấn Phật làm lý lẽ sống, đạo Phật Hướng người Phật Tử vào sự tu tập chính niệm, Phật là người Giác Ngộ chân lý và truyền dạy lại cho mọi người. Bốc bát hương bàn thờ phật chỉ cần làm một lễ cúng chay và người Phật Tử khấn niệm thật tâm mời Phật Chứng Giám việc lập ban thờ để tiện việc thờ cúng nhang đèn cũng như hằng ngày được cận kề để tiếp nhận giáo lý từ nhà Phật.

Thay bốc bát hương mới vào ngày nào

♦ Thay bốc bát hương mới Thường theo quan niệm Dân Gian thì sẽ tiến hành vào ngày 23 Tháng Chạp tức là ngày Ông Táo Về Trời, vào thời gian này các gia đình tiến hành tu dọn lại nhà cửa để đón một năm mới đầy may mắn và súng túc. Việc trang hoàng trùng tu lại Gian Thờ cũng như thay thế các vật phẩm thờ cúng đã cũ xuống cấp trên bàn thờ là điều cần thiết thể hiện sự quan tâm của bề con cháu với Tiên Tổ, Thần Linh….

♦ Tuy nhiên theo quan niệm của Người Phật Tử, Việc thay bốc bát hương mới là chuyện phải làm không phải hẹn vào một ngày nhất định nào đó. Vì cũng giống như nhà ở, nhà xuống cấp thì khi có điều kiện phải trùng tu, và Bát Hương cũng vậy, khi bát hương cũ đã xuống cấp và không còn phù hợp để thờ cúng thì Người Phật tử sẽ tiến hành thay mới bát hương bất kể thời gian nào trong năm.

♦ Bát hương cũ Bạn sẽ làm gì với nó ? Nhiều gia đình khi thay bát hương mới thì mang bát hương cũ đi ” Bỏ Trôi Sông ” Hoặc ” Đưa Vào Chùa ” Hay ” Để dưới gốc cây lớn cổ thụ ” vậy bạn đã làm gì với Bát hương cũ của gia đình ? Để biết Nên làm thế nào với bát hương cũ mời quý đọc giả theo dõi bài viết :”

Thủ Tục Bỏ Bàn Thờ Thần Tài Cũ Và Thay Mới Chính Xác Nhất

Thay bàn thờ Thần tài mới gia chủ chỉ nên thay khi bàn thờ đã cũ, bị mối mọt, chuột nhấm hoặc có thể thay khi gia chủ di chuyển địa điểm thờ cúng như chuyển nhà, chuyển cửa hàng, công ty. Để nhận được nhiều tài lộc, phú quý, sự thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán gia chủ cần thật chú ý tỉ mỉ, công phu, thành tâm trong việc thờ cúng.

– Hạn chế di chuyển, xê dịch bàn thờ Thần tài

– Chú ý kê đúng hướng của bàn thờ Thần tài, nếu hướng cũ của bàn thờ khiến gia chủ làm ăn thuận lợi thì gia chủ nên kê theo hướng cũ, còn nếu không gia chủ nên tham khảo cách đặt, hướng đặt bàn thờ Thần tài theo tuổi

– Thay bàn thờ gia chủ nên chọn ngày rằm, mồng một để làm thủ tục cúng lễ, báo cáo Thần Phật

– Bàn thờ Thần tài có thể lớn hoặc nhỏ tùy theo không gian thờ cúng của gia đình

– Khi di chuyển bàn thờ Thần tài, gia chủ nên lấy khăn đỏ che bát hương, tượng Thần tài – Ông địa lại tránh để lộ thiên

Thay bàn thờ Thần tài mới vào ngày nào là đẹp?

Để trả lời cho câu hỏi thay bàn thờ Thần Tài mới vào ngày nào là đẹp thì đầu tiên gia chủ cần nắm được ngày như thế nào là ngày tốt, ngày đẹp. Ngày được xem là ngày tốt cần phải đảm bảo được các yếu tố sau:

– Không phạm với các ngày đại kỵ như ngày tam nương, sát chủ, không vong…… để biết ngày nào là ngày đại kỵ gia chủ có thể tham khảo ý kiến của các bậc sư thầy, xem sách tử vi…..

– Hợp với tuổi, mệnh của gia chủ

– Gia chủ tuyệt đối không nên thay, chuyển, xê dịch bàn thờ vào tháng Cô hồn (tháng 7 âm lịch)

Cách bỏ bàn thờ Thần tài cũ chính xác

Bước 1: Chuẩn bị đồ cúng lễ bao gồm

– Xôi, giò

– Gạo, muối, rượu

– Ngũ quả nên chọn màu sắc tươi tắn, tròn đầy

– Trầu cau, nước trắng

– Thẻ nhang

– Tiền vàng

Bước 2: Giải bàn thờ Thần tài

Giải bàn thờ Thần tài, gia chủ chỉ cần vái 3 lạy liên tục trước bàn thờ Thần tài , khấn xin các ngài cho phép giải bàn thờ. Ngoài ra, trong gia đình nếu có bàn thờ gia tiên, thần linh thì gia chủ nên làm lễ mâm cơm mời các quan thần lên thụ hưởng lễ vật.

Bước 3: Hóa hoặc chuyển bát hương cho bàn thờ Thần tài

– Trước khi chuyển sang nhà mới, gia chủ cần sắp mâm cúng lễ tạ trời đất, thần linh.

– Trong trường hợp chuyển bát nhang thờ Thần tài sang nơi khác, gia chủ cần lấy khăn đỏ che lại, hạn chế tôi đa để bát hương lộ thiên bởi như vậy có thể khiến cho các “vong” vãng lai nhập vào bát hương.

– Trong quá trình hóa giải bát hương, gia chỉ cần lưu ý tránh nhầm lẫn bát hương thờ Thần tài với những bát hương thờ khác.

– Khi nén nhang cháy hết có thể hóa cùng với tiền vàng mã rồi đem thả trôi theo đồ thờ ban Thần tài

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gốm sứ, Gốm sứ Bát Tràng 360 là tên tuổi được nhiều người biết đến và tin tưởng lựa chọn mỗi khi có nhu cầu muốn sử dụng các vật dung Bát Tràng. Theo đó, gốm sứ Bát Tràng 360 hiện có địa chỉ cửa hàng và xưởng sản xuất ở:

Hướng dẫn bài trí bàn thờ Thần tài đúng phong thủy

Cập nhật thông tin chi tiết về Thay Bàn Thờ Mới Bàn Thờ Cũ Xử Lý Thế Nào? trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!