Bạn đang xem bài viết Thành Ngữ ‘Mượn Hoa Dâng Phật’ Và Truyền Thuyết Xa Xưa được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hiện nay, chúng ta thường hiểu câu thành ngữ: “Mượn hoa dâng Phật” là dùng thứ của người khác để đem tặng, tặng không xuất phát từ cái tâm, ý nghĩa gần giống với câu “Của người phúc ta”. Cách hiểu này thực ra hoàn toàn trái ngược với nội hàm chân thực của nó…
“Mượn hoa dâng Phật” vốn có nguồn gốc từ câu thành ngữ Hán Việt “Tá hoa hiến Phật”, là một định ngữ trong Phật giáo, kể lại câu chuyện mối nhân duyên đời xưa của Phật Thích Ca Mâu Ni trước khi tu thành chính quả với người vợ của Ngài.
>>> 10 vị đại đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni
Truyền thuyết kể rằng: Trước khi tu thành chính quả, Phật Thích Ca Mâu Ni đã trải qua luân hồi nhiều đời. Một trong những đời đó, Ngài là người tu hành Bà La Môn, gọi là Thiện Huệ. Một lần, Thiện Huệ khi đó 16 tuổi tham gia đại hội biện luận của các tăng lữ, được một ít đồ cúng dường, cậu bèn trở về Tuyết Sơn cúng dường sư phụ.
Giữa đường, cậu đi qua một địa phương gọi là thành Liên Hoa. Trong thành trang hoàng vô cùng trang nghiêm thù thắng, thì ra Phật Nhiên Đăng sắp đến đây thuyết Pháp giáo hóa. Thiện Huệ nghĩ: “Chư Phật không cần đồ cúng dường tiền tài, mà vui nhất là cúng dường bằng Pháp, nhưng mình lại chưa đắc Pháp, vậy thì mua hoa cúng Phật”. Nhưng cậu đi tìm tất cả những cửa hàng hoa mà cũng không mua được một bông. Thì ra quốc vương đã bao tiêu tất cả các cửa hàng hoa, ông muốn đem hoa cúng Phật, nên hạ lệnh cho các cửa hàng hoa không được phép bán hoa cho người khác.
Thiện Huệ đi khắp nơi tìm kiếm, gặp một thiếu nữ áo xanh đang lấy nước, thấy cô cất giữ 7 bông hoa sen xanh (Utpala) ở trong bình nước. Thiện Huệ vô cùng vui mừng, muốn dùng 500 lượng vàng mua hoa.
Thiếu nữ áo xanh nói: “Tôi muốn dùng những bông hoa này cúng dường Phật Đà”.
Thiện Huệ hỏi: “Vậy cô có thể bán cho tôi 5 bông, cô giữ 2 bông được không?”
Thiếu nữ hỏi: “Anh mua hoa làm gì?”
Thiện Huệ đáp: “Tôi muốn mua hoa cúng dường Phật Nhiên Đăng, để cầu tương lai thành tựu Phật quả”.
Thiếu nữ ngắm nhìn kỹ cậu, sau đó nói: “Tôi thấy anh phát tâm dũng mãnh, cầu Pháp tinh tấn, tương lai sẽ thành đại quả vị. Nếu anh đáp ứng với tôi rằng, trước khi anh đắc Đạo thì sẽ đời đời lấy tôi làm vợ, sau khi đắc Đạo thì cho phép tôi xuất gia làm đệ tử của anh, thế thì tôi sẽ tặng hoa cho anh”.
Thiện Huệ nói: “Để đắc Đạo, tôi sẽ buông bỏ hết thảy phú quý vinh hoa, bao gồm cả vợ con, cô có nguyện ý không? Hơn nữa, nếu vì tình yêu của cô mà trở ngại tôi tu Đạo, tội nghiệp của cô sẽ rất lớn. Nếu cô có thể phát nguyện, tương lai tuyệt đối không cản trở hết thảy việc bố thí của tôi, thì tôi sẽ đáp ứng với cô đời sau sẽ lấy cô làm vợ”.
Đôi thiếu niên nam nữ này đều có tâm kiên định cầu Đạo, thế là cùng cam kết với nhau. Thiếu nữ đưa cả 7 bông hoa cho Thiện Huệ, hai bông trong số đó, nhờ cậu thay cô dâng lên cho Phật Đà.
Khi đó, quốc vương và đại chúng đều ra khỏi thành nghênh đón Phật Nhiên Đăng. Thiện Huệ cũng nhanh chóng đến cổng thành, đem 7 bông hoa sen tung lên không về phía Phật Nhiên Đăng. 5 bông hoa quay xuống dưới, giống như một cái lọng vàng che phía trên đỉnh đầu Phật Đà, còn hai đóa hoa của cô thiếu nữ áo xanh kia cúng dường cũng nở trên hai vai Phật Đà.
Lúc đó mặt đất ẩm ướt, còn có một rãnh nước; để tránh làm bẩn chân Phật, Thiện Huệ cởi chiếc áo da hươu của mình ra, trải lên mặt đất, lại lấy tóc của mình trải lên, mặt cúi trên chỗ lầy lội, để Phật Đà giẫm lên thân thể mình đi qua.
Phật Nhiên Đăng cảm niệm được sự thành kính từ nội tâm của Thiện Huệ, thế là Ngài thọ ký cho cậu và nói: “Vô lượng kiếp sau, con nhất định thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni”.
Đây chính là nguồn gốc câu thành ngữ: “Tá hoa hiến Phật”. Chữ “hiến” trong câu “Tá hoa hiến Phật” không chỉ có nghĩa là cúng dường, dâng cúng trên bề mặt, mà còn tượng trưng cho lòng thành tín xả thân cầu Phật. Chữ “hoa” ở đây có nghĩa là hoa Utpala (Ưu bát la hoa), tức là hoa sen xanh.
Thiếu nữ áo xanh sau này trở thành vợ của Phật Thích Ca Mâu Ni trước khi đắc Đạo, tức thái tử phi Da Du Đà La (Yasodharā). Sau này quy y Phật môn, bà trở thành tỳ kheo ni đầu tiên chứng ngộ được quả A La Hán.
***
Quốc vương mua hoa cúng dường Phật Nhiên Đăng đương nhiên cũng là lòng chân thành, mong muốn thông qua cúng dường Phật mà thoát khỏi bể khổ trần thế, kiến lập công đức cho mình. Nhưng ông không cho phép người khác mua hoa cúng Phật, do đó lòng thành tín của ông đối với Phật là vị tư, là vì lợi ích cá nhân.
Thiếu nữ áo xanh cúng dường Phật là vô tư, cô có thể buông bỏ độc hưởng, nguyện ý chia sẻ công đức với người khác.
Thiện Huệ và thiếu nữ áo xanh cúng dường Phật đều không vì cầu phúc báo, chỉ vì đắc Đạo chân chính.
Vì kính Phật, Thiện Huệ thậm chí không tiếc hết thảy mọi giá. Do đó “Tá hoa hiến Phật”, mấu chốt không phải là “hoa”, mà là là cái tâm chí thành xả bỏ hết thảy.
>>> Phật Thích Ca kể về Hoa Ưu Đàm báo hiệu Đức Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế độ nhân >>> Cuộc đời Đức Phật Thích Ca và lời tiên đoán cho nhân loại ngày nay
Thơ Truyện Mầm Non Đồng Dao Ca Dao Thành Ngữ Tục Ngữ
Cái bánh có lá gói
Quả chuối cỏ rất trơn Dẫm phải là ngã luôn Nhớ bỏ vào thùng rác. Vũ Thị Minh Tâm
– Chổi ngoan:
Sáng ra chổi đã quét nhà
Chiều chiều chổi lại cùng bà quét sân Ước gì bé lơn thật nhanh Để bé cùng chổi quét sân đỡ bà.
Vũ Thị Minh Tâm
– Hoa kết trái:
Hoa cà tim tím Hoa mận trắng tinh Hoa mướp vàng vàng Rung rinh trước gió Hoa lựu chói trang Này các bạn nhỏ Đỏ như đốm lửa Đừng hái hoa tươi Hoa vừng nho nhỏ Hoa yêu mọi người Hoa đỗ xinh xinh Nên hoa kết trái.
– Bé quét rác:
Keng! Keng! Keng Tiếng kẻng rất quen Của bác quét rác Đó là bác nhắc Tất cả mọi nhà Mang hết rác ra Cho bác đi đổ Tối nào cũng nhớ Hễ nghe tiếng kẻng Vội cùng mẹ em Đến bên xe rác Mẹ cùng với bác Chất rác lên xe Xe rác đầy ghê Bác còng lưng đẩy Và em nhìn thấy Bác đẫm mồ hôi Nhưng bác vẫn cười Vì đường phố sạch.
Hoàng Thị Dân.
– Cây dây leo:
Ngoài cửa sổ Lên trời cao Ra ngoài trời Tắm nắng gió
– Ghi nhớ:
Sáng nay chủ nhật Bé không đến trường Mẹ cha yêu thương Cho đi dạo phố Bé vào bách thú Thấy chú khỉ ngồi Vẻ mắt không vui Hai tay bưng trán Bé liền chạy đến Gọi: Chú khỉ ơi? Hôm nay đệp trời Sao không chạy nhảy? Khỉ liền vẫy vẫy Chỉ bé đằng kia Vứt chuối, vứt nho Khắp vườn bừa bãi Lại còn lấy gậy Chọc cả vào người Chắc bé quen rồi Lời cô nhắc nhở Bạn ơi ghi nhớ Làm sạch môi trường Việc làm thường xuyên Hàng ngày của bé. Hoàng Thị Dân.
– Chuyện bé Bin:
Bin có một cái rác Không biết vứt vào đâu Chỉ cho Bin thùng rác Để Bin vứt vào thùng Không vứt rác lung tung Thi đua làm việc tốt Để giữ sạch môi trường. Trần Bích Hà. – Thỏ bông bị ốm: Thỏ bông bị ốm Chốc chốc kêu la Miệng cứ xuýt xoa: Mẹ ơi đau quá ! Thỏ mẹ vội vã Bé Bông trên tay Đến bệnh viện ngay Nhờ bác sĩ khám Bác sĩ sờ nắn Thỏ Bông thều thào Đau quanh chỗ rốn Bác sĩ liền hỏi Ăn uống gì nào? Thỏ Bông thều thào: Ăn me với sấu Uống nước chưa nấu Múc ở ngoài ao Bụng sôi ào ào Ruột đau như cắt Bác sĩ gật gật Đặt chiếc ống nghe Nghe song liền ghi: Đau vì ăn bậy.
– Tâm sự của bức tường:
Sân trường mát sạch Nhờ bác lao công Ngày ngày quét dọn Em cũng góp phần Giữ sân trường sạch Này các bạn ơi Cùng ra sân chơi Ta cùng lượm lá.
– Vệ sinh môi trường:
Chơi ở sân trường Thấy lá vàng rơi Vung vãi khắp nơi Cùng đi nhặt lá Bỏ vào trong giỏ Sạch sẽ sân trường Trong sạch môi trường Em luôn hít thở Cơ thể khỏe mạnh Học giỏi, chăm ngoan.
– Thỏ nâu và thỏ trắng:
Thỏ Nâu ăn kẹo Vứt giấy khắp nơi Thỏ Trắng nhẹ nhàng Nhặt từng chiếc giấy Thấy mình có lỗi Thỏ Nâu dọn ngay Này các bạn thỏ Đừng như thỏ Nâu Hãy như thỏ Trắng Giữ vệ sinh chung
– Bé tự bảo vệ sức khỏe:
Mùa hè nóng bức Ra đường bé đội Chiếc nón nhỏ vào Gặp cơn mưa rào Bé dùng ô nhỏ Khi trời trở gió Tiết trời lạnh lên Bé luôn giữ ấm Cho thân thể khỏe.
– Bé ngoan:
Bé biết giữ vệ sinh Áo quần luôn gọn sạch Tay chân không dơ bẩn Có rác bỏ vào thùng Không xả rác lung tung Và khi đi tiểu tiện Vào đúng nhà vệ sinh Không ăn uống linh tinh Như quả xanh nước lã Chỉ ăn khi quả chín Uống nước đã đun sôi Bánh kẹo ăn ít thôi Cho hàm răng xinh đẹp. Quang Thị San.
– Thư của bé:
Trung thu sáng quá bạn ơi Chị Hằng, chú Cuội cùng ngồi gốc đa Hai người vui vẻ chia quà Tặng bầy sao nhỏ cả nhà vui chung. Hà Nội bé cũng ngắm trăng Bên hồ Hoàn Kiếm chị Hằng thấy không? Rước đền, phá cỗ múa lân Vỉa hè, sân bãi tung tăng nô đùa Không vứt lá, không bày bừa Bánh kẹo, hoa quả xuống hồ, bồn hoa Môi trường trong sạch của ta Bé cũng phải giữ mới là bé ngoan.
– Chuyện của bạn Bi:
Đông về gió rét căm căm Bi đi học muộn quên khăn mất rồi Vậy mà Bi vẫn mải chơi Nhảy dây, đánh đáo mặc trời gió đông Sau giờ học, chơi nhông nhông Kéo co, bịt mắt mãi không về nhà Chẳng nghe lời dặn mẹ cha Tối về Bí sốt, họng đà xưng to Hôm sau Bi vẫn nằm co Đã phải nghỉ học còn ho suốt ngày Cô dặn bé nhớ làm ngay: Chớ theo bạn ấy có ngày ốm to.
2.3. Trò chơi: Dựa vào nhịp điệu bài đồng dao trong trò chơi dân gian tôi đã đặt lời mới một số trò chơi dân gian.
– Lộn cầu vồng: Lời tự biên
Dung dăng dung dẻ Vui vẻ cùng chơi Giờ chơi đến rồi Xếp nhà, xếp cửa Trồng cây, bán quả Dỗ bé chăm ngoan Khi hết giờ chơi Nhanh tay cất dọn Đồ chơi xếp gọn Cất thật nhẹ nhàng Mới là bé ngoan
– Trò chơi về thời tiết và khí hậu: Giúp trẻ nhận biết đặc điểm của một số hiện tượng thời tiết.
+ Giáo viên hoán đổi thứ tự các câu hô, cho trẻ phản ứng theo hiệu lệnh.
– Trò chơi Nước biển dâng: Cung cấp cho trẻ biết biến đổi khí hậu làm băng tan, nước biển dâng lên làm ngập, mất nơi sinh sống của con người và các loài vật.
+ Chia trẻ thành các nhóm từ 5-8 trẻ. Cô phát cho mỗi nhóm một tờ báo.
+ Luật chơi: Tất cả trẻ của mỗi nhóm phải đứng dẫm chân đủ trên tờ báo
được thò chân ra ngoài vì xung quanh là biển, nếu thò chân ra sẽ bị ngã xuống biển.
+ Cô mời một số trẻ làm trọng tài, xem đội nào sống an toàn khi đất liền bị thu hẹp do nước biển dâng lên.
+ Cô lần lượt hô: Băng đang tan, nước biển dâng len và làm ngập 1/4 đất
liền.
+ Cho trẻ trọng tài gấp 1/4 tờ báo lại và quan sát xem trẻ của nhóm đó đứng an toàn trên khu đất còn lại
+ Cô tiếp tục hô như trên và cho trẻ trọng tài gấp báo lại và quan sát trẻ của các nhóm đứng an toàn trên khu đất liền còn lại, đội nào có bạn thò chân ra ngoài trước sẽ bị thua cuộc.
– Trò chơi: Phân loại: Giúp trẻ nhận biết và phân biệt các hành động góp phần gây ra biến đổi khí hậu và các hành động có tác dụng ứng phó với biến đổi khí hậu. Trẻ biết được đâu là hành động nên hay không nên.
+ Cô chuẩn bị sẵn cho mỗi đội những hình ảnh về hành động góp phần gây ra biến đổi khí hậu như: đốt rừng, chặt phá rừng, đi ô tô, đi xe máy, đốt rác đốt than, xả khí thải, chặt phá rừng… và hình ảnh về hành động có tác dụng ứng phó với biến đổi khí hậu như: phân loại rác, tái chế rác, tiết kiệm điện, đi xe đạp, sử dụng các phương tiện công cộng, dùng bóng đèn compac….
+ Cô đặt yêu cầu cho mỗi đội: Đội 1 tìm hành động có tác dụng ứng phó với biến đổi khí hậu. Đội 2 tìm hành động gây ra biến đổi khí hậu.
+ Cô cho 2 đội thi đua tìm ra các hành động nên làm và không nên làm.
– Trò chơi: Trời mưa
+ Mục đích: Luyện phản xạ nhanh cho trẻ.
+ Chuẩn bị: Một cái xắc xô, một số ghế xếp hình vòng cung, cái nọ cách cái kia 30- 40 cm, mỗi trẻ phải trốn vào một gốc cây. Ai không tìm được gốc cây phải ra ngoài một lần chơi.
+ Cách chơi: Mỗi cái ghế là 1 gốc cây. Trẻ chơi tự do hoặc vừa đi vừa hát: Trời nắng, trời nắng thỏ đi tắm nắng…Khi cô ra lệnh: Trời mưa và gõ trống dồn dập thì trẻ phải chạy nhanh để tìm cho mình một gốc cây trú mưa (ngồi vào ghế). Ai chạy chậm không có gốc cây phải ra ngoài một lần chơi.
– Trò chơi: Mưa to, mưa nhỏ:
+ Mục đích: Luyện phản xạ nhanh cho trẻ.
+ Chuẩn bị: 1 cái xắc xô
+ Cách chơi: Trẻ đứng trong phòng. Khi nghe thấy cô gõ xắc xô to, dồn, dập, kèm theo lời nói: Mưa to. Trẻ phải chạy nhanh lấy tay che đầu. Khi cô gõ xắc xô nhỏ, thong thả và nói: Mưa tạnh. Trẻ chạy chậm, bỏ tay xuống. Khi cô dừng tiếng gõ thì tất cả đúng im tại chỗ.(cô gõ lúc nhanh, lúc chậm để trẻ phản ứng nhanh theo nhịp)
– Trò chơi: Nhảy qua con suối:
+ Mục đích: Rèn luyện sự khéo léo, tự tin, phản xạ nhanh của trẻ.
+ Chuẩn bị: Vẽ một con suối nhỏ, có chiều rộng 35 – 40 cm. Một số bông hoa bằng nhựa
+ Cách chơi: Một bên suối để các bông hoa rải rác. Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng trong nhóm, nhảy qua suối hái hao trong rừng. Khi nghe hiệu lệnh: nước lũ tràn về . Trẻ phải nhanh chóng nhảy qua con suối chạy về nhà. Ai hái được nhiều hoa là người thắng cuộc, ai thua sẽ phải hát hoặc đọc thơ theo yêu cầu.
2.4. Câu chuyện: Tôi đã sáng tác một số câu chuyện để kể cho trẻ, nhằm mục đích giáo dục trẻ bảo vệ môi trường góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.
– Chủ đề thực vật :
Truyện: Nỗi đau của lá
( Tự sáng tác)
Các bạn ạ, tôi là một chiếc lá. Tôi mọc ra từ cành của một cây rất to lớn. Hàng ngày tôi vươn mình đón ánh nắng mặt trời làm cho màu sắc của tôi càng thêm xanh mát và tôi thở ra rất nhiều khí ôxi làm cho không khí trong lành. Tôi rất vui vì hàng ngày có rất nhiều bạn nhỏ vui đùa dưới bóng mát của chúng tôi. Vậy mà một hôm có một bạn nhỏ đã dùng một chiếc gậy rất dài đập vào tôi và các bạn của tôi, làm cho chúng tôi bị rách hết cả. Tôi không còn là một chiếc lá xinh đẹp như ngày nào nữa. Tôi cảm thấy rất buồn vì có một số bạn nhỏ đã không biết yêu quý, bảo vệ chúng tôi. Một thời gian sau tôi và các bạn của tôi đã bị héo hết và rụng xuống. Thế là các bạn nhỏ không còn bóng mát để vui chơi nữa. Các bạn ạ tôi rất mong các bạn hãy yêu quý chúng tôi, hãy chăm sóc và bảo vệ chúng tôi vì chúng tôi góp phần rất lớn làm cho môi trường của các bạn trong lành đấy.
– Chủ đề động vật:
Truyện: Bạn cá vàng đáng thương
(Tự sáng tác)
Chú cá vàng xinh xắn sống trong một hồ nước rất trong xanh của công viên giữa thành phố. Hàng ngày cá vàng tung tăng bơi lội khắp hồ ngắm nhìn các bạn nhỏ vui chơi trong công viên. Thỉnh thoảng vui quá cá vàng lại quăng mình lên khỏi mặt nước khiến các bạn nhỏ chơi quanh hồ nhìn thấy rất thích thú. Nhưng thời gian gần đây không ai còn nhìn thấy cá vàng nữa. Suốt ngày cá vàng chỉ quanh quẩn ở một góc hồ, nó không còn bơi lội thoả thích như trước nữa. Vì trong hồ có rất nhiều rác thải nhất là vỏ bánh kẹo, túi ni lông, rác thải do những người đi chơi công viên ném xuống hồ. Một ngày cá vàng cảm thấy trong mình không được khoẻ, nó cảm thấy khó thở quá. Nó biết chắc mình không còn sống được bao lâu nữa vì nước trong hồ đã bị ô nhiễm quá nặng. Thế rồi một ngày kia cá vàng cảm thấy mình nhẹ bẫng, người nó dần dần nổi lên mặt nước, nhưng nó không bơi được nữa mà đã vĩnh viễn lìa xa cuộc đời.
– Chủ đề trường mầm non:
Truyện: Đồ chơi của ai
( Tự sáng tác)
Ca Dao Tục Ngữ Về Gà
Gà mái đá gà cồ
Gà trống nuôi con
Gà Văn Cú Phú Long Điền Tiền Phú Hậu
Gà trắng chân thì mua chi giống ấy
Gà ta gáy gà mình cũng đập cánh
Gà tức nhau tiếng gáy
Gà mái gáy gở
Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh
Gái nào bảnh bằng gái Tân Châu
Anh thương em chẳng ngại sang giàu
Mứt hồng đôi lượng, trà Tàu đôi cân
Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh (2) Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân Gà nâu chân thấp mình to Đẻ nhiều trứng lớn, con vừa khéo nuôi Chẳng nên nuôi giống pha mùi Đẻ không được mấy, con nuôi vụng về
Gà người gáy gà nhà ta sống
Gà nhà bôi mặt đá nhau Gà nhà lại bới bếp nhà Gà què ăn quẩn cối xay Hát đi hát lại tối ngày một câu
Gà què ăn quẩn cối xay (2) Hát bảy đêm ngày chỉ có một câu
Gà què bị chó đuổi
Gà sống nuôi con
Gà tơ xào với mướp già Vợ hai mươi mốt chồng đà sáu mươi Ra đường, chị diễu em cười Rằng hai ông cháu kết đôi vợ chồng Đêm nằm tưởng cái gối bông Giật mình gối phải râu chồng nằm bên Sụt sùi tủi phận hờn duyên Oán cha trách mẹ tham tiền bán con
Gà đẻ trứng vàng
Gà đẻ gà cụt tác ác đẻ ác la
Gà đen chân trắng mẹ mắng cũng mua Gà trắng chân chì, mua chi thứ ấy
Gà béo thì bán bên Ngô gà khô bán láng giềng
Gà cựa dài thì rắn Gà cựa ngắn thịt mềm
Gà chết vì tiếng gáy
Gà chê thóc không bới thì người mới chê tiền
Gà cùng chuồng bôi mặt đá nhau
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
Gà gáy chiều ỉa vô niêu mụ góa
Gà ghét tiếng gáy
Gà kia mày gáy chiêu đăm Để chúa tao nằm, tao nghỉ chút nha
Gà lữ gáy càn
Gà kia tốt mả tốt lông Đã đem đi chọi giữ lồng làm chi
Gà làng Trò Trâu bò làng Hệ
Gà mượn áo công
Gà một chuồng bôi mặt đá nhau
Gà đẻ gà cục tác Bác đẻ bác la làng
Giải Thích Câu Tục Ngữ “Lời Chào Cao Hơn Mâm Cỗ”
Đề bài: Anh/ chị hãy giải thích câu tục ngữ “Lời chào cao hơn mâm cỗ”
Trong cuộc sống con người ta không bao giờ thiếu được những bài học, những kinh nghiệm của ông bà ta để chỉ dạy con cháu để cuộc sống bớt đi những khó khăn, những sai lầm đáng tiếc, để trở thành một người có đạo đức và luôn tiến bộ hơn từng ngày qua những câu tục ngữ, lời ca dao. Nổi tiếng trong đó có câu “lời chào cao hơn mâm cỗ” được biết đến như phản ánh một nghệ thuật ứng xử đúng mực, cần thiết.
Câu tục ngữ đã khéo léo đưa “lời chào” và “mâm cỗ” vào trong câu nói có thể so sánh để lột tả hết sự quan trọng của sự chào hỏi một sự giao tiếp cơ bản tối thiểu trong cuộc sống, mà chúng ta ai cũng cần phải chú ý. Có lẽ, từ “lời chào” ở đây thật dễ hiểu đó cũng tương đương với sự chào hỏi, hỏi thăm xuất phát từ suy nghĩ,tinh thần, phản xạ của mỗi người phát ra thành tiếng nói xa hơn là cử chỉ và có hoặc không biểu đạt bằng ngôn ngữ cơ thể của ta với những người xung quanh, người lạ ta bất ngờ gặp để nhằm đạt được mục đích là giao tiếp với họ. Còn “mâm cỗ” được đặt ở đây là để nói về những thứ vật chất, thức ăn con người được thiết đãi, nó rất quý,có khi cần thiết để duy trì những mối quan hệ trong cuộc sống của chúng ta. Không tự dưng hai từ này được song hành đặt ở cùng một câu, cũng vì nó là cả sự suy nghĩ, phong tục của người xưa, quan niệm của họ cho rằng con người ta sống cần phải có đạo lý làm người, không quá sống cao sang, ham vật chất( tiền bạc, của cải, đồ ăn,..) mà bỏ nhẹ việc rèn luyện nhân cách để trở thành con người tốt hơn, văn minh, qua từ mang đậm sắc thái so sánh – “hơn”.
Chúng ta từ khi mới lọt lòng đến khi lớn hơn một chút đã được những người lớn, những người ông người bà trong nhà dạy những phép tắc lễ nghi, đặc biệt càng dễ thấy hơn, nhiều hơn nếu sống trong một ngôi nhà gia giáo, nề nếp, truyền thống lâu đời. Điều đó tốt cho ta, ta thầm cảm ơn những con người đó, tôn trọng, học hỏi nó bằng hết khả năng, thiết nghĩ chúng ta nếu không có sự chỉ bảo những phép tắc lễ nghi cơ bản đó đôi khi từ việc “lời chào” sao cho đúng, lễ phép, đến những việc lớn hơn trong gia đình, cộng đồng… thì sẽ khó trở thành người tốt, sớm thành người xuề xòa, thiếu văn minh, chỉn chu trong mỗi hoạt động của mình, rồi sẽ thất bại với những việc khác trong xã hội, không được mọi người kính trọng.
Trong bất cứ hoàn cảnh nào trong cuộc sống, lời chào luôn là điều rất cần thiết, bởi nó mang được những thông điệp tuyệt vời để tạo thiện cảm cho những người đối diện, những người tiếp xúc với ta, hoàn toàn có thể nói lời chào là yếu tố tiên quyết để trở thành con người có học, lễ phép, lịch sự mẫu người lý tưởng mà ai trong chúng ta cũng đều phải hướng tới. Nhưng việc chào hỏi không quá phức tạp đôi khi chỉ là sự khiêm tốn, sự phấn khích, cởi mở, chủ động với một câu nói, một nụ cười, một điệu bộ vẫy tay, một cử chỉ cúi đầu- điều phổ biến ở nước Nhật, rồi nói “xin chào, bạn có khỏe không?”, hay là “dạo này sao rồi?”, hay có thể đơn giản là “chào buổi sáng,tối”….để ra hiệu cho người đối diện, để tạo thân mật để bắt đầu cuộc nói chuyện. Dù bạn có nghĩ nó không cần, có cảm thấy nó quá phức tạp hay rườm rà trong xã hội phức tạp, nhanh chóng như hiện nay thì nó đều là suy nghĩ sai lệch, cần phải trấn chỉnh cũng vì ta chưa hiểu hết được giá trị của lời chào sâu sắc đến như thế nào mà thôi.
Từ xưa, đứa trẻ nào cũng đã được dạy rằng “đi thưa, về gửi” thậm chí đã trở thành nguyên tắc nên chúng vâng lời, chúng thực hiện việc đó đơn giản, tự nhiên như khi đi xa thì biết chào: “Cháu chào ông, cháu xin phép ông cho cháu ra ngoài”, “Con chào mẹ, con đi học về!”,.. như cũng là sự thông báo để người khác quan tâm mình, hiểu biết được công việc, suy nghĩ của mình để an tâm hơn. Vào lớp thì “em thưa cô, em vào lớp”, hay gặp người thầy cũ “Chúng em chào thầy ạ, thầy vẫn khỏe chứ ạ?”…. mỗi trường hợp ta cần linh hoạt để chào hỏi sao cho đúng. Người lớn càng cần phải làm gương cho trẻ học tập, dù bận đến đâu khi một đứa trẻ “Cháu chào cô/bác/chú…”, ta cũng nên đáp lại một cách ân cần dù không hỏi thêm gì, cũng cần một câu “Chào cháu”. Sự tôn kính, sự lễ phép, sự tôn trọng, sự hạnh phúc, mãn nguyện mà ta gửi gắm cho nhau qua lời chào là nhiều vô kể, nên năng sử dụng nó, nhưng cần phải đúng đắn,phù hợp, xuất phát từ sự chân thành, niềm nở của ta vì việc này đâu có khó nhọc gì.
Dù trải qua bao lâu, có lẽ bài học về “lời chào” khi xưa thì vẫn luôn tồn tại mãi, là mực thước để giáo dục con người trong mỗi gia đình và nhà trường, xã hội, đặc biệt với thế hệ trẻ. Khẳng định được tầm quan trọng của nó, cũng là nhấn mạnh được sự tự ý thức rèn luyện cho bản thân mình một nhân cách trong sáng, tốt đẹp, biết lễ phép và tôn trọng những người xung quanh.
Từ khóa tìm kiếm
nghĩa của câu lời chào cao hơn mâm cỗ
Tổ Chức Lễ Khai Trương Trung Tâm Anh Ngữ Toàn Âu
Tiếng Anh giờ đã trở thành ngôn ngữ chung phổ biến trên toàn thế giới. Một nhân viên biết tiếng Anh, cùng với trình độ chuyên môn sẵn có, sẽ nhận được một mức lương cao hơn rất nhiều so với một công việc chỉ sử dụng tiếng Việt.
Nhận thấy được lợi ích đó, với mong mốn mang đến tri thức tiếng Anh cùng sự phát triển trên khắp TP. Hồ Chí Minh, trung tâm Anh Ngữ Toàn Âu đã chính thức khai trương trung tâm ở huyện Hóc Môn.
Tổ chức khai trương trung tâm Anh Ngữ Toàn Âu
Buổi lễ khai trương diễn ra trong một buổi sáng đẹp trời. Ngoài ban lãnh đạo, những người tiên phong trong hành trình tri thức này, còn có sự tham gia của những bạn trẻ đam mê học tiếng Anh tời tham dự và tặng lời chúc cho trung tâm.
Toàn bộ buổi lễ được thiết kế theo tông màu cam, vốn là sự kết hợp giữa hai màu đỏ và vàng. Màu đỏ, màu của sự máu lửa, nhiệt huyết. Màu vàng là màu của sự trong sáng, của tuổi trẻ. Nó cho thấy tâm huyết của ban lãnh đạo trên hành trình mang tiếng Anh đến thay đổi cuộc sống nơi đây.
Mâm cúng được thiết kế trang trọng, đầy đủ với nào gà luộc; dĩa xôi; mực, nhang đèn cùng hoa và mâm ngũ quả theo đúng truyền thống. Mâm cúng đầy đủ, cầu kỳ như vậy thể hiện ước mong của gia chủ muốn công việc làm ăn của mình được phát đạt, thịnh vượng.
Lân và Ông Địa từ lâu đã được xem là biểu tượng của sự may mắn, tài lộc thịnh vượng. Vì thế, phần múa lân Ông Địa, rước lộc vào nhà là không thể thiếu trong các buổi tổ chức lễ khai trương.
Màn cắt băng khai trương khởi đầu cho hành trình mang kiến thức đến cho các bạn trẻ. Ở những vùng huyện xa, vùng ngoại ô, việc học tiếng Anh rất khó khăn. Cơ sở vật chất thiếu thốn và trình độ chuyên môn chưa đủ đáp ứng. Vì thế đa số trẻ chỉ đạt được trình độ tiếng Anh ở mức vừa phải, nhưng như thế là vẫn chưa đủ để giao tiếp, để đi làm, để sử dụng vào công việc và cuộc sống. Vì thế, việc trung tâm Anh Ngữ Toàn Âu mở ra và mang kiến thức đến nơi đây là một điều rất đáng quý, một cơ hội không thể tốt hơn trên chặng đường học ngoại ngữ của các bạn trẻ.
Buổi lễ khai trương trung tâm Anh Ngữ kết thúc với không khí vui tươi, phấn khởi, tọa sự hào hứng cho quá trình bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng cho các bạn trẻ huyện Hóc Môn.
Liên hệ đặt tổ chức lễ khai trương ngay
Cập nhật thông tin chi tiết về Thành Ngữ ‘Mượn Hoa Dâng Phật’ Và Truyền Thuyết Xa Xưa trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!