Xu Hướng 3/2023 # Thánh Lễ Giỗ 3 Năm Của Đức Cố Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa # Top 11 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Thánh Lễ Giỗ 3 Năm Của Đức Cố Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Thánh Lễ Giỗ 3 Năm Của Đức Cố Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

THÁNH LỄ GIỖ 3 NĂM CỦA ĐỨC CỐ GIÁM MỤC PHAOLÔ NGUYỄN VĂN HÒA 

 

Chiều thứ sáu, ngày 14/02/2010, tại nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh Giám mục Giáo phận Nha Trang  đã chủ sự thánh lễ giỗ 3 năm của Đức cố Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hoà.

XEM HÌNH ẢNH

Cùng đồng tế có Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản Giám mục Giáo phận Buôn Mê Thuột, Cha Quản xứ Giáo xứ chánh toà Quy Nhơn, Đức Ông Tổng đại diện Giuse Lê Văn Sỹ Quản xứ Giáo xứ chánh toà Nha Trang và quý linh mục đoàn của  giáo phận. Tham dự thánh lễ có quý tu sĩ nam nữ, chủng sinh,  và anh chị em giáo dân các giáo xứ  trong Hạt Nha Trang.

Thánh lễ được mở đầu với bài hát “Trăm triệu lời ca” của Cố Đức cha Phaolô do ca đoàn thực hiện. Sau đó  Đức Cha Giuse nói: Chúng ta hiện diện chiều hôm nay nơi nhà thờ Chánh toà thật là đặc biệt để cầu nguyện cho Đức cố Giám mục Phaolô nhân 3 năm  Ngài rời xa chúng ta về với Chúa, Ngài là người cha kính yêu của giáo phận chúng ta .

Trong bài chia sẻ lời Chúa, Đức Cha Giuse nhắc đến những giây phút cuối cùng của Đức cố Giám mục Phaolô tại Toà giám mục Nha Trang trong an bình, trong thanh thản và trong hạnh phúc Ngài nhắm mắt từ biệt chúng ta. Ngài ra đi trong ân sủng của Chúa, trong tâm tình hiếu thảo của những người con, Ngài về với Chúa. Và cũng chính trong bài phúc âm hôm nay lời Chúa nói về hạt lúa mì rơi xuống đất mục nát và mất đi để trổ sinh bông hạt. Đó chính là hình ảnh của Chúa Giêsu, hình ảnh của các người tông đồ môn đệ của Chúa. Sau đó Đức cha nhắc nhớ đến những kỷ niệm của Đức cha với Đức cố Giám mục Phaolô lúc còn trẻ (1963) cũng như những giây phút quý hiếm bên nhau. Với khẩu hiệu “Trong tinh thần và chân lý” Ngài luôn luôn nói tiếng “ Xin Vâng”, Ngài sống như thân phận của hạt lúa mì mục nát đi để sinh hoa kết trái. Với 34 năm làm Giám mục chánh toà của Giáo phận Ngài đã âm thầm hy sinh và cống hiến nhiều cho giáo phận về nhiều mặt …Ngài là vị mục tử mẫu mực của một nhân cách trọn vẹn cần vươn tới. Hôm nay chúng ta quy tụ nơi đây để  dâng hy lễ tạ ơn, tưởng niệm và cầu nguyện cho Ngài. 

Đức Cố Giám mục Phaolô đã ra đi thật xa, nhưng vẫn đang rất gần gũi với chúng ta, vẫn còn đó nụ cười đầm ấm ngày nào trong cả một thời thử thách và khó khăn của chúng ta.

Cuối thánh lễ, Đức Cha Giuse cùng đoàn đồng tế  tiến ra hang đá Đức Mẹ nơi phần mộ Cố Đức Cha Phaolô đã an nghỉ để cùng đọc kinh thắp nén hương tưởng nhớ Ngài.

XEM VIDEO và BÀI GIẢNG

 

THÁNH LỄ GIỖ 3 NĂM KÍNH NHỚ ĐỨC CHA CỐ PHAOLÔ NGUYỄN VĂN HÒA

TẠI NHÀ THỜ CHÁNH TÒA NHA TRANG

Vào 5 giờ chiều ngày 14/02/2020 tại Nhà thờ Chánh Tòa Giáo phận Nha Trang

, Đức cha Giuse Võ Đức Minh, Giám mục giáo phận Nha Trang, đã long trọng cử hành Thánh lễ giỗ 3 năm kính nhớ Đức cha cố Phaolô Nguyễn Văn Hòa – Giám mục Giáo phận Nha Trang (1975-2009). Thánh lễ đồng tế có 40 linh mục trong giáo phận, đặc biệt có hiện diện của Đức cha Vincent Nguyễn Văn Bản – Giám mục Giáo phận Ban Mê Thuột (nơi Đức cha Phaolô làm Giám quản Tông tòa từ năm 2006 đến năm 2009), cha Giuse Lê Kim Ánh (Cha quản xứ Chính Tòa Qui Nhơn), với sự tham dự sốt sắng của nhiều tu sĩ nam nữ giáo phận Nha Trang và Ban Mê Thuột, các chủng sinh và giáo dân từ các giáo xứ trong thành phố Nha Trang.

Trong bài giảng lễ, Đức cha Giuse, với tình yêu thương và trân trọng, đã gợi nhắc lại những kỷ niệm của mình với Đức cha Phaolô như lần gặp đầu tiên vào năm 1963 khi chú chủng sinh Giuse Minh gặp cha Phaolô trong dịp ngài được bổ nhiệm về làm cha phó Giáo xứ Chính Tòa Đà Lạt. Qua dòng thời gian, theo thánh ý Chúa, cha Giuse Võ Đức Minh được tấn phong làm Giám mục phó Giáo phận Nha Trang (2005), được sống và làm việc với Đức cha Phaolô. Và những giây phút cuối cùng, Đức cha Giuse đã cùng với một số anh em linh mục, nữ tu và chủng sinh đã hiện diện bên cạnh Đức cha Phaolô để cùng dâng lên Chúa những lời kinh, ý nguyện cầu cho Đức cha Phaolô vào tối 14/02/2017 tại Toà Giám mục Nha Trang.

Đức cha Phaolô là một đại ân nhân của Giáo phận Nha Trang. Ngài là người đã xây dựng Đại Chủng viện Sao Biển Nha Trang để đào tạo các ứng sinh linh mục cho ba Giáo phận: Nha Trang, Qui Nhơn và Ban Mê Thuột, đã mở khóa thần học liên tu sĩ nhằm thăng tiến đời sống của các nữ tu, và các khóa huấn luyện cho hội đồng giáo xứ, ca trưởng, giáo lý viên trong giáo phận.

Sau khi ban phép lành cuối lễ, Đức cha Giuse và đoàn đồng tế cũng như mọi thành phần dân Chúa đã tiến đến mộ phần của Đức cha Phaolô tại hang đá Đức Mẹ Lộ Đức trong khuôn viên sân nhà thờ để cùng nhau dâng lên Chúa những lời cầu nguyện xin Chúa thương đón nhận Đức cha Phaolô – người cha của Giáo phận về hưởng tôn nhan Chúa nơi thiên đàng.

Lúc 5g sáng ngày 14/02, gia đình Đại Chủng viện

(ĐCV) Sao Biển, nơi Đức cha cố Phaolô Nguyễn Văn Hòa đã sống thời gian hưu dưỡng gần 3 năm (2010-2013), cũng  đã dâng thánh lễ giỗ cầu nguyện cho Đức cha Phaolô. Thánh lễ do cha Giám đốc Gioan Baotixita Ngô Đình Tiến chủ tế, với sự đồng tế của quý cha trong Ban giám đốc và quý cha giáo, cùng sự hiện diện của gần 270 chủng sinh, các nữ tu dòng Khiết Tâm Đức Mẹ Nha Trang phục vụ tại ĐCVvà một vài giáo dân.

Quả thật, Đức cha Phaolô như hạt lúa mì được Thiên Chúa gieo vào mảnh đất Giáo phận Nha Trang. Ngài đã hy sinh mục nát, đã thối đi để sinh nhiều bông hạt là sự phát triển của Giáo phận và của Đại Chủng viện Sao Biển ngày nay, giúp giáo phận ngày càng lớn mạnh và đầy sức sống.

Nguyện xin Chúa là Cha yêu thương đón nhận Đức cha Phaolô vào thiên quốc.

 

ĐCV Sao Biển

 

Lễ Giỗ 3 Năm Bà Cố Maria Nguyễn Thị Thời

Cha Giuse Nguyễn Văn Hội hiện đang du học tại Pháp cũng về hiệp thông cầu nguyện cho thân mẫu trong dịp đặc biệt này. Cùng chung tâm tình với Đức cha và cha Giuse, có cha bề trên và quý cha Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, quý cha quản hạt Hải Dương, Kẻ Sặt, cha xứ Ngọc Lý, quý cha đồng tế và quý khách thân hữu cùng đông đảo cộng đoàn giáo họ Thái An.

“Việc tưởng nhớ 3 năm bà cố Maria qua đời nói với chúng ta rằng chết không phải là hết. Nhưng đây là dịp để chúng ta tuyên xưng vào quyền năng và tình thương của Thiên Chúa, Đấng làm cho kẻ chết trỗi dậy”, Đức cha ngỏ lời với cộng đoàn phụng vụ, “Cùng với lời cầu nguyện cho bà cố, đây cũng là dịp cho mỗi người tín hữu được Lời Chúa soi dọi vào cuộc đời, để sống sao cho tốt đẹp, ngõ hầu mãi sau được vào hưởng sự sống vĩnh cửu trên thiên quốc”. Mùa chay luôn nhuốm màu sắc u buồn ảm đạm, bởi làn điệu ngắm bi thương, những phẩm phục tím cùng những trang trí đượm màu sám hối của mùa phụng vụ đặc biệt này. Tuy nhiên, mùa chay không dừng lại ở đây, mà là niềm hy vọng đem lại sự đổi mới cho con người. Cũng như cuộc thương khó và cái chết tử nạn của Đức Giêsu không phải là điểm cuối cùng, mà mở ra ánh sáng phục sinh vinh quang. Mùa chay nhằm biến đổi con người nên mới, giống hình ảnh Chúa hơn. Đó mới là mục đích của mùa chay, Đức cha khẳng định.

Sự biến đổi, với người Kitô hữu, không chỉ diễn ra trong mùa chay, nhưng là suốt hành trình nơi trần thế, mà đỉnh cao là cái chết. Với quan niệm đức tin, chết không phải là hết hay vào chốn diệt vong, nhưng là cuộc biến đổi. Niềm tin này được Đức Giêsu chứng thực qua triết lý hạt lúa mì: “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh nhiều hạt khác” (Ga 12,24). Tác giả sách Khải Huyền, cùng quan niệm ấy, đã quả quyết: “Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn táng tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất… Này đây Ta đổi mới mọi sự” (Kh 21,4-5).

Chính trong niềm tin và hy vọng ấy mà Đức cha mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho bà cố Maria được biến đổi nên giống thân xác sáng láng của Chúa, đồng thời mỗi người cũng hãy biến đổi mỗi ngày, đặc biệt trong mùa chay, để tiến bước trên con đường hoàn thiện và trở nên giống Chúa hơn. Những lời chia sẻ của Đức cha không chỉ đem lại niềm hy vọng cho người chết, mà còn mở ra hướng đi cho những người còn sống, hầu đạt được hạnh phúc hôm nay cũng như sự sống vĩnh cửu mai sau.

Trong tâm tình tri ân, cha Giuse Nguyễn Văn Hội, thay lời ông cố và gia đình, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với Đức cha, quý cha, quý khách, cộng đoàn và những ai đã cộng tác phần mình trong việc tổ chức thánh lễ giỗ này.

Thánh lễ giỗ kết thúc với bài hát trong tâm tình tạ ơn Chúa và ý nguyện cầu tha thiết dâng Chúa cho phần rỗi bà cố Maria.

Lễ Giỗ 3 Năm Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống

Khởi đầu thánh lễ, Đức cha ngỏ lời cùng cộng đoàn phụng vụ.

Kính chào: Cha Tổng đại diện, Quý cha Quản hạt, quý cha, quý Bề trên, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý ông bà anh chị em. Đặc biệt: kính chào gia đình huyết tộc, linh tông của Đức cố Giám mục Giuse Vũ Duy Thống.

Hôm nay, chúng ta tụ họp nơi đây để cử hành lễ giỗ 3 năm cho Đức cố Giám mục Giuse Vũ Duy Thống, nguyên giám mục Giáo phận Phan Thiết của chúng ta. Cách đây 3 năm, Đức cha Giuse Vũ Duy Thống đã qua đời vào lúc 8g00, thứ Tư ngày 01/3/2017 tại Sài-gòn, hưởng thọ 65 tuổi, 32 năm linh mục, 16 năm giám mục. Sự ra đi rất nhanh và đột ngộ của ngài làm bao nhiêu người ngỡ ngàng. Kèm theo đó là những buồn thương, nuối tiếc về ngài. Hình ảnh của ngài và những kỷ niệm về ngài vẫn còn sống động trong tâm trí của mỗi người chúng ta. Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta cùng dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện cho Đức cha Giuse.

Hiệp với hy tế của Chúa Giêsu trên thập giá được hiện tại hóa trong thánh lễ này, xin Thiên Chúa là Cha nhân từ sớm đưa Đức cha Giuse vào hưởng thánh nhan Chúa. Và chắc chắn Đức cha Giuse cũng luôn nhớ đến mỗi người chúng ta, nhớ đến Giáo phận Phan Thiết mà Chúa và Giáo hội đã trao phó cho ngài chăm sóc trong suốt 8 năm (2009-2017) Trong bài giảng lễ, Đức cha gợi lên 3 tâm tình từ cuộc đời Đức cố Giám mục Giuse.

“Xin cúi chào tất cả tôi ra đi Tôi ra đi, đi về nhà Cha dấu yêu Một lần cuối, xin vĩnh biệt Vĩnh biệt muôn người tôi dấu yêu…”

1. Kính thưa cộng đoàn, Đây là lời bài hát “Giã từ” trong đoạn video clip dài 5 phút về Nghi thức Tẩn Liệm Đức cha Giuse Vũ Duy Thống… Khởi đầu từ hình ảnh của chiếc xe cứu thương đến khuôn mặt thật của Đức cha Giuse trước khi nhạp quan và những giọt nước mắt của người thân… thật đau thương.

Nhưng sau đó vô cùng an ủi là thánh lễ mà Đức cha Emmauel Nguyễn Hồng Sơn và rất nhiều linh mục trong giáo phận cùng đồng tế…

Những hình ảnh thật thân thương về Đức cha Giuse giờ đây cũng đang đầy ắp trong tâm trí của mỗi người chúng ta, đặc biệt của tang quyến và của những linh mục, chủng sinh, tu sĩ, giáo dân làm việc sát cánh với Đức cha Giuse.

Cách đây 3 năm, Đức cha Giuse đã ra đi vào ngày Thứ Tư Lễ Tro, 1/3/2017. Với Lễ Tro, Hội Thánh phủ lên mình màu tím của sám hối và bắt đầu vào Mùa Chay thánh. Cũng ngày hôm ấy, Giáo phận Phan Thiết khoác lên mình màu trắng của khăn tang vì mất đi người cha chung của giáo phận.

Cho đến nay, 3 năm đã trôi qua, nhưng nỗi buồn thương xem ra con rất mới. Tuy vậy, là kitô hữu, chúng ta không dừng lại ở nỗi buồn thương tự nhiên, nhưng lại được mời gọi hướng về sự sống đời sau, sự sống vĩnh cửu bên Chúa. Cái chết đau thương trên thập giá của Chúa Giêsu đã trở thành niềm an ủi và hy vọng cho toàn thể con người khi phải đối diện với cái chết, như là dấu chấm hết của cuộc đời mỗi người.

Thánh lễ hôm nay đang hiện tại hóa hy tế thập giá và sự phục sinh của Chúa Giêsu.

Tôi xin được chia sẻ 3 tâm tình mà các bài đọc Lời Chúa trong thánh lễ hôm nay đã gợi lên cho tôi.

(*) Trước hết, tâm tình về sự sống bình an trong Chúa của Đức cha Giuse sau cái chết.

2. Trong bài đọc 1, sách Khôn ngoan cho chúng ta biết sự thật về sự sống vĩnh cửu sau cái chết:

“Linh hồn những người công chính ở trong tay Chúa, và đau khổ sự chết không làm gì được các ngài. Đối với con mắt người không hiểu biết, thì hình như các ngài đã chết và việc các ngài từ biệt chúng ta, là như đi vào cõi tiêu diệt. Nhưng thật ra cá ngài sống trong bình an.” Kính thưa cộng đoàn. Cuộc đời của Đức cha Giuse với 65 tuổi đời, đặc biệt là những năm cuối đời với nhiều bệnh tật và đau đớn thể xác… và sự ra đi rất nhanh và đột ngột của ngài làm mọi người ngỡ ngàng, buồn thương… Nhưng Lời Chúa đang an ủi chúng ta: “Linh hồn những người công chính ở trong tay Chúa, và đau khổ sự chết không làm gì được các ngài.” Thật vậy, giờ đây, đau khổ và cái chết không còn làm gì được Đức cha Giuse nữa. Với hy tế thập giá của Chúa Giêsu và ơn cứu độ Chúa Giêsu mang lại… Đức cha Giuse giờ đây đang sống bình an trong Chúa. Tình yêu và bình an của Chúa Giêsu phục sinh lức này cũng đang bao phủ cộng đoàn chúng ta, trong lúc chúng ta tưởng nhớ về Đức cha Giuse với nỗi buồn thương tiếc.

(*) Tâm tình thứ hai về Đức cha Giuse là một người mục tử với tâm hồn nghệ sĩ, sống và chết cho Chúa.

3. Là con tưởng trong một gia đình 4 người con, gồm 2 trai, 2 gái… Đức cha Giuse là anh cả của 1 em trai và 2 em gái. Với một tâm hồn nhạy cảm, người con trai cả rất thương mẹ của mình, vất vả, lam lũ… Tôi từng được nghe ngài kể về bà cố: “Mẹ mình vất vả lắm. Là một nông dân, cuộc đời cứ phải cúi gầm trên đất để cấy, cày… làm lụng, lo cho gia đình, cho con cái…”

Từ đó, tôi hiểu được chút tâm tình bài hát “Để Mẹ Trọn Niềm Vui” của tác giả Thông Vi Vu. Nội dung bài hát diễn tả về “bà mẹ quê gửi cho con đi học ở xa chai thuốc ‘bổ óc” vào kỳ thi. Thế nhưng, gần lúc kỳ thi năm ấy, người con bị đau, có nguy cơ bị rớt. Người con không dám cho mẹ biết. Tuy vậy, thật may mắn, “mùa thi ấy vẫn kết trái. Người mẹ nhận tin vui đã nhắn cho con với một niềm tin thật chất phát “thuốc thật công hiệu phải không con.”

(*) Và tâm tình thức ba: Đức cha Giuse để lại niềm tín thác vào Thiên Chúa.

Kết: Kính thưa cộng đoàn, Giờ đây, khi đã về bên Chúa, chắc chắn Đức cha Giuse sẽ không quên chúng ta và giáo phận Phan Thiết. Tuy vậy, trong niềm tín thác vào tình thương của Thiên Chúa, chúng ta nhìn nhận rằng: là con người chắc chắn ai cũng có những khiếm khuyết, những thiếu sót lỗi lầm, như lời Kinh Vực Sâu chúng ta vẫn thường đọc: “Nếu Chúa chấp tội nào ai rỗi được”. Để rồi, chúng ta tiếp tục dâng lời cầu xin: Xin cho linh hồn Đức cha Giuse được sớm hưởng Thánh Nhan Chúa. Amen.

***

Sau lời nguyện hiệp lễ, Đức Cha cùng Cha Tổng, đan Viện phụ Châu thủy đến trước phần mộ Đức Cha Giuse rảy nước thánh và xông hương, cộng đoàn đọc Kinh Lạy Cha và Kinh Tin Kính. Sau thánh lễ nhiều người đến quỳ gối trước phần mộ Đức Cha Giuse cầu nguyện sốt mến. Quý cha về Tòa Giám Mục dự tĩnh tâm tháng 3.

Mầu nhiệm các thánh cùng thông công là một trong những đề mục của kinh Tin kính, và mỗi người cũng đã sống với lòng tin này ngay từ khi dấn bước vào trong Giáo hội. Những người đã khuất không cách ly với những người còn đang sống trên trần thế, bởi vì họ muôn đời được gắn kết với nhau trong sự chết và phục sinh của Đức Kitô.

Hôm nay đại gia đình giáo phận hiện diện trong Nhà thờ Chính tòa hiệp dâng thánh lễ tưởng nhớ Đức cố Giám mục Giuse, vị mục tử kính yêu đã chứng kiến và chia vui sẽ buồn với nhịp sống của giáo phận qua nhiều năm tháng. Nhớ đến ngài nhân dịp giỗ 3 năm cũng chính là lúc mọi người trầm mình trong mầu nhiệm các thánh cùng thông công, ở đó ngài vẫn nối kết với cộng đoàn bằng tinh thần nâng đỡ, một lời cầu nguyện, và mỗi người nối kết với ngài bằng niềm hiệp thông của kinh nguyện. Mong rằng sự phục sinh của Đức Kitô là chất dẫn khởi gắn kết mỗi người với Đức cha Giuse sẽ còn luôn sinh động mãi, để rồi ngày giỗ hôm nay như là một khởi đầu giúp mỗi người bước vào niềm hân hoan. Xin Chúa thương thanh tẩy Đức cha Giuse kính yêu bằng lòng thương xót của Chúa và thương đón nhận ngài vào quê hương vĩnh phúc, nơi đó Đức Kitô là sự sống phục sinh cho mọi người tin cậy nơi Ngài.

Bài Văn Khấn Lễ Đức Thánh Trần

Theo phong tục văn hoá truyền thống, ở mỗi tỉnh thành, làng, xã Việt Nam đều có các Đình, Đến, Miếu, Phủ là nơi thờ tự Thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu.

1. Ý nghĩa lễ Đức Thánh Trần

Đức Thánh Trần là bậc tiền nhân đã có công với dân tộc trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước của người Việt Nam.

Ngày nay, người Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước hàng năm vẫn đi lễ, đi trẩy Hội ở các Đình, Đền, Miếu, Phủ vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ lòng tôn kinh, ngưỡng mộ biết ơn các bậc Tôn Thần đã có công với đất nước.

Đình, Đền, Miếu, Phủ cùng với sự lưu truyền sự linh diệu của các vị Thần trong nhiều trường hợp đã đi vào trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam góp phần không nhỏ vào việc duy trì tình cảm yêu nước. Nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Phủ còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu viện Đức Thánh Trần cùng các đấng Thần linh phù hộ cho bản thân, cùng gia đình, cộng đồng được an khang, thành đạt và thịnh vượng, yên bình, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi…

2. Lễ vật và cách cúng lễ Đức Thánh Trần

Theo phong tục cổ truyền khi xem ngày tốt xấu để đi lễ ở các Đình, Đền, Miếu, Phủ lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu, ta sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng.

– Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có).

Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu.

– Lễ Mặn: Nếu Quý vị có quan điểm phải dùng mặn thì chúng tôi khuyên mua đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả.

– Lễ đồ sống: Tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.

– Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam: Không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.

– Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.

– Lễ thần Thành Hoàng, Thư Điền: Phải dùng chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.

3. Hạ lễ sau khi lễ Đức Thánh Trần

Sau khi kết thúc lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự. Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá. Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.

4. Văn khấn lễ Đức Thánh Trần

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

– Con kính lạy Tứ phủ Công Đồng Trần Triều

– Con kính lạy Nguyên Từ Quốc Mẫu Thiên Thành Thái Trưởng Công.

– Con kính lạy Đức Trần Triều hiển thánh Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương Đại Nguyên soái, Tổng quốc chính, Thái sư Hương phụ Thượng quốc công tiết chế, Lịch triều tấn tặng khai quốc an chính hồng đồ tá trị hiện linh trác vĩ, Minh đức trĩ nhân, Phong huân hiên liệt, Chí trung đại nghĩa, Dực bảo trung hưng, Thượng đẳng tôn thần, Ngọc bệ tiền.

– Con kính lạy tứ vị Thánh tử đại vương, Nhị vụ vương cô Hoàng Thánh.

– Con kính lạy Đức ông phạm điệu suý tôn thần, tả quan Nam Tào, Hữu quan Bắc Đẩu, Lục bộ thượng từ, chư vị bách quan.

Hương tử con là: …………………..Ngụ tại: ……………….

Hôm nay ngày ….. tháng ….. năm ….. Hương tử chúng con chấp kỳ lễ bái xin các vị phù hộ độ trì cho hương tử con cùng toàn gia quyến được luôn mạnh khỏe. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được tai quan nạn khỏi, điều lành mang đến, điều giữ giải đi, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an. Xin cho con được có người có cửa, được nhân an vật thịnh đi đến nơi về đến chốn, làm ăn được thuận buồn xuôi gió, vạn sự như ý.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

Văn khấn lễ Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát Văn khấn cúng lễ Ban Công Đồng Văn khấn cúng lễ Thánh Sư

Cập nhật thông tin chi tiết về Thánh Lễ Giỗ 3 Năm Của Đức Cố Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!