Bạn đang xem bài viết Tham Quan Miếu Nổi Ở Tp.hcm: Nơi Tạ Lễ, Cầu Duyên Rất Linh Thiêng được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Miếu nổi ở chúng tôi hay Phù Châu Miếu là nơi tạ lễ, linh thiêng của người dân Sài Gòn. Miếu nổi ở TPHCM đã trở thành một địa điểm du lịch tâm linh rất nổi tiếng. Ngoài ra cảnh đẹp ở Miếu Nổi này sẽ là điểm du lịch rất được các bạn trẻ yêu thích.
Miếu Phù Châu (phường 5, quận Gò Vấp, TP HCM) là một trong những công trình tín ngưỡng độc đáo. Miếu được xây dựng trên một cồn đất nhỏ có diện tích khoảng 2.500 m2 giữa sông Vàm Thuật, do đó còn có tên là miếu Nổi.
Phù Châu Miếu được xây dụng cách đây hơn 300 năm khoảng vào thời vua Gia Long. Miếu có diện tích khoảng 550 mét vuông và được xây gần như bao trùm trên một cồn đất nhỏ hình bàn chân có diện tích khoảng 2500 mét vuông nổi giữa sông Vàm Thuật. Dưới chân cồn đất có nhiều đá xanh lồi xung quanh. Do địa hình khá đặc biệt nên còn có tên gọi dân gian là Miếu Nổi. Khách muốn sang Miếu Nổi phải đi bằng đò. Ngồi trên thuyền bạn có thể ngắm nhìn Cảnh đẹp ở Miếu nổi TPHCM rất nên thơ.
Miếu Phù Châu nằm trên cồn đất nhỏ diện tích khoảng 2500 mét vuông, bốn bề là sông nước. Hai bờ sông, bờ Tây là khu dân cư (thuộc phường 5, Gò Vấp), bờ Đông là vùng chuyên canh (thuộc phường An Phú Đông, quận 12), bao gồm cả hai bến đò Miếu Nổi và Bến Cát, nay còn lưu giữ đôi chút khung cảnh miệt vườn của vùng đất Gia Định xưa.
Mặt tiền của Phù Châu Miếu quay về hướng Nam, được cất theo kiểu chữ tam gồm ba toà nhà nối liền nhau bởi hai sân thiên tỉnh hẹp có lợp mái. Mái lợp ngói âm dương tráng men xanh ngọc, gồm hai tầng chồng khít lên nhau. Trên nóc mỗi toà nhà đều trang trí rồng chầu hạt ngọc, rồng chầu tháp Cửu phẩm, rồng chầu cuốn thư. Trên bốn đầu đao cong lên có gắn hình tượng Long, Ly, Quy, Phụng và các họa tiết: hoa cúc dây, lá nho, sông nước… Các bức tường được quét vôi màu hồng đậm, các mí cửa sơn màu đỏ.
Khu trung tâm thờ tự của miếu nổi ở TPHCM chia làm ba phần: tiền điện, trung điện và chính điện.
– Tiền điện: chính giữa thờ Phật Di Lặc, hai bên thờ Phật Tổ Như Lai và Địa Mẫu. Phía trước là Quan âm Chuẩn Đề ngồi trên toà sen với 18 cánh tay đang cầm pháp khí. Dọc bên tường treo hai bức phù diêu Thập Bát La Hán.
– Trung điện: chính giữa thờ Tề Thiên Đại Thánh. Xung quanh là bao lam bằng gỗ chạm lọng theo mô típ: tiên nữ dâng đào với 4 chữ khắc: “Thánh Gia bảo điện”. Nối liền trung và chính điện là một sân thiên tỉnh hẹp có đặt hai lư hương to cẩn sành nhiều màu.
Nếu bạn muốn đi chúng tôi tham quan cảnh đẹp ở Miếu Nổi có thể liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi bán vé máy bay giá rẻ và đặt phòng khách sạn tại TPHCM uy tín, chất lượng nhất.
Thông tin liên hệ:
– Vé máy bay, đặt phòng khách sạn: Viber, Zalo 0934.574.577
– Dịch vụ gia hạn visa cho người nước ngoài; Viber, Zalo 0988.512.577
– Tour du lịch trong nước: Viber, Zalo 0966.089.350
Nguồn: Wikipedia và VnExpress
Quan Âm Phật Đài Nổi Tiếng Linh Thiêng Ở Bạc Liêu
Phật Bà Nam Hải – Quan Âm Phật Đài Bạc Liêu
Phật Bà Nam Hải – Quan Âm Phật Đài tọa lạc tại khóm Bờ Tây, phường Nhà Mát, cách thành phố Bạc Liêu 8 km (hướng ra biển Đông) là điểm du lịch tâm linh mang màu sắc văn hóa Phật giáo, không chỉ người dân bản xứ mà du khách các nơi cũng tìm về tham quan, chiêm bái. Du lịch Bạc Liêu, đến đây du khách sẽ được nghe kể về sự tích Phật Bồ Tát Quan Âm (người dân quen gọi là Mẹ Nam Hải) và hiểu thêm những điều lạ thường cũng như sự linh thiêng của Quan Thế Âm.
Đến năm 1973, Hòa thượng Thích Trí Đức đến đây, nhận ra sự linh thiêng thần thành nơi này nên đã cho xây dựng thành ngôi chùa khang trang hơn. Hòa thượng đã cho xây một Quan Thế Âm Bộ Tát cao 11m (Chưa tính phần bệ tượng) với tầm nhìn ra biển. Tượng xây trong 2 năm, đến năm 1975 thì hoàn thành.
Tượng Quan Âm với nét mềm mại, thánh thiện, phúc hậu tạo cho du khách cảm giác ấm áp, bình yên khi được chiêm ngưỡng. Đứng trước tượng Phật Bà thắp hương thành tâm cầu nguyện những điều tốt lành cho gia đình, người thân, du khách sẽ thấy tâm hồn mình an nhiên, thanh thản, mọi lo âu buồn phiền như tan biến.
Nổi bật ở đây là núi Quán Âm được xây dựng phía trước tượng Phật Bà; nơi hướng ra biển. Núi Quán Âm là công trình kiến trúc đậm nét Phật Giáo. Trong lòng núi là đại điện, tái hiện lịch sử Đức Phật thuyết kinh Pháp hoa tại núi Kỳ -xà-quật (Ấn Độ); phẩm Phổ môn, Bồ-tát Quán Thế Âm xuất hiện với Tổng-đà-la-ni là 84 vị Bồ-tát, mỗi vị có công hạnh khác nhau nhưng tất cả đều lắng nghe tiếng kêu của chúng sanh mà cứu khổ…
Lễ hội thu hút rất đông Phật tự, du khách, tăng ni và người dân khắp nơi hành hương đến cửa biển Bạc Liêu hòa mình vào không gian lễ hội và tâm linh thiêng liêng rất đặc biệt như: thuyết pháp, nghi thức dâng hoa, hoa đăng cúng Phật, rước lễ Quán Âm, múa lân sư rồng, văn nghệ, khai chung bảng, thượng phan, chiêu u…
Lễ hội Quán Âm Nam Hải là một lễ hội mang bản sắc tôn giáo dân tộc đậm nét, nhưng cũng chứa đựng nhiều màu sắc văn hóa địa phương Nam bộ, được đúc kết tồn tại và phát triển lâu đời trên vùng đất này là một lễ hội văn hóa tín ngưỡng và văn hóa dân gian đáp ứng nhu cầu văn hóa xã hội, đời sống tinh thần của người dân.
Trải Nghiệm Những Nơi Thờ Cúng Linh Thiêng Ở Côn Đảo
Giữa vùng biển ở phía Nam Tổ quốc, Côn Đảo là hòn đảo lớn nhất nằm giữa quần thể 16 đảo lớn nhỏ có rất nhiều nơi thờ cúng linh thiêng. Đến với Côn Đảo, nơi đây từng tấc đất, từng hàng cây, mỗi bước chân ta đi đều như có sự lẩn khuất linh hồn những chiến sỹ đồng bào đã hi sinh vì độc lập tự do của đất nước.
Sự linh thiêng ấy ẩn chứa trong một thiên nhiên hùng vĩ, đẹp đến nao lòng người
Côn Đảo là nơi đến của du lịch tâm linh bởi ở Côn đảo tương truyền có 2 vị nữ thần được dân đảo suy tôn và thờ phụng là bà Phi Yến, thứ phi của chúa Nguyễn Phúc Ánh (Nguyễn Ánh) và chị Võ Thị Sáu liệt sỹ – Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.
Vị thần nữ của đảo được người dân thờ phụng là bà Phi Yến, thứ phi của chúa Nguyễn Ánh. Tương truyền năm 1783, Nguyễn Ánh thua quân Tây Sơn và bỏ chạy ra Côn Đảo. Biết chồng có ý định cầu người Pháp đánh quân Tây Sơn, bà Phi Yến khuyên can liền bị Nguyễn Ánh nổi giận, giam vào hang núi trên đảo. Bị quân Tây Sơn dồn đuổi tiếp, Nguyễn Ánh bỏ chạy. Trên đường đi, nghe tiếng khóc đòi mẹ của Hoàng tử Hội An, Nguyễn Ánh đã thẳng tay ném cậu con trai xuống biển. Xác Hoàng tử Hội An trôi dạt vào làng Cổ Ống ở Côn Đảo, được người dân vớt, chôn cất tử tế và lập miếu thờ tên gọi “Thiếu gia miếu”.
Về phần bà Phi Yến, sau khi được cứu thoát khỏi hang đá đã tìm được đến phần mộ của con trai. Trải qua một vài biến cố, bà Phi Yến đã tự vẫn ở chân ngọn núi cao nhất Côn Đảo bây giờ, rồi được người dân lập miếu tên gọi “An Sơn Miếu”. Bà Phi Yến tên thật là Lê Thị Răm; còn hoàng tử Hội An tên tục là hoàng tử Cải. Phải chăng, dân gian đã đúc kết câu chuyện bi thương trên thành câu ca dao: “Gió đưa cây Cải về trời/ Rau Răm ở lại chịu đời đắng cay”.
Đền thờ Bà Phi Yến – một trong những vị thần nữ được dân đảo tôn thờ.
Hàng năm, ngày 18- 10 âm lịch, người dân Côn Đảo lại làm cỗ chay để tổ chức lễ giỗ cho bà Phi Yến – vị thần nữ của đảo. Đền thờ bà Phi Yến nằm không xa hai hồ nước ngọt nuôi sống cả Côn Đảo, do vậy sự linh thiêng của đền thờ bà Phi yến càng tăng thêm. Dân buôn bán hay vay mượn gì cũng hay ra đền bà cầu xin hoặc tạ lễ.
Vị thần nữ thứ hai được người dân đảo suy tôn chính là Chị Võ Thị Sáu (Cô Sáu), người nữ Anh hùng lực lượng vũ trang vùng quê Đất đỏ qua các giai thoại trung kiên, quật cường và sự hiển linh của Chị. Phần mộ Chị Võ Thị Sáu nằm tại khu trung tâm nghĩa trang Hàng Dương, được người dân trên đảo gọi thật gần gũi với cái tên “mộ cô Sáu”. Đó là một quần thể với kiến trúc đá xanh xen lẫn đá trắng, phía trước có một cây lê ki ma cổ thụ nhưng vóc dáng lại rất trẻ trung với những vòm lá lúc nào cũng xanh mướt, điểm xuyến sắc vàng của những trái lê ki ma sai trĩu chen dày đặc.
Mộ cô Sáu với những tấm bia đặc biệt mang nhiều truyền thuyết ly kỳ.
Mộ Cô Sáu có một nét rất đặc biệt là có đến 3 tấm bia ở phía trước và phần trung tâm của mộ với những câu chuyện ly kỳ. Năm 2005, sau khi khánh thành việc trùng tu mộ liệt sỹ Anh hùng Võ Thị Sáu, Nhà nước ta đã lập tấm bia đá màu xanh, đặt ở vị trí trung tâm của mộ. Trước đó khá lâu, sau thời tấm bia bằng đá thô sơ do những người bạn tù lập, mộ cô Sáu có tấm bia thứ hai, do chính vợ chồng chúa đảo Côn Đảo tên là Tăng Tư Tự Sao lập. Vị Thiếu tá quân đội cộng hòa này vốn người gốc Hoa, cai trị Côn Đảo trong giai đoạn 1964 – 1965. Như những chúa đảo khác và nhiều quân nhân trên đảo, Tăng Tư Tự Sao đưa vợ con ra Côn Đảo sinh sống. Thời gian này, vợ chúa đảo biết được câu chuyện lan truyền về chị Võ Thị Sáu. Bà bàn với chồng, âm thầm trở về đất liền, thuê người tạc bia người con gái anh hùng mang ra đảo.
Đối với danh phận chúa đảo khi đó, việc tạc một tấm bia mộ là hết sức đơn giản. Nhưng tạc bia mộ cô Sáu lại không như vậy, bởi không thể một tay chúa đảo của thực dân cai trị lại đi tạc bia người chiến sỹ cộng sản. Nhưng vì cảm phục tấm gương hy sinh của cô Sáu, và cũng vì chiều vợ, Tăng Tư Tự Sao đã đồng ý. Bia tạc xong, phải chọn đến đêm mưa tầm tã, bà vợ của chúa đảo mới dám cho thuyền rời đất liền. Rồi trực tiếp Tăng Tư Tự Sao đón vợ ở bến tàu Côn Đảo và đưa thẳng đến khu vực nghĩa trang Hàng Dương bây giờ. Trên tấm bia ấy, vợ chồng chúa đảo Tăng Tư đã kính cẩn xưng hô với cô Sáu là Liệt nữ.
Hơn nửa thế kỷ qua, người dân trên đảo truyền tai nhau “Cô Sáu mất thiêng lắm, hơn 12h đêm cô mới về”, vì vậy mộ cô Sáu duy trì một tập tục rất lạ của người dân và khách du lịch là đến thắp nhang cho cô khi trời đất chuyển giao từ đêm qua ngày. Từ 23 giờ đêm trở đi là thời điểm nơi này đông đúc. Hàng ngàn chiếc đền được thắp lên chiếu sáng toàn bộ nghĩa trang. Ngày 23 – 1 – 1952, ngày hi sinh của cô Sáu đã trở thành một trong hai lễ hội lớn nhất tại huyện đảo Côn Lôn. Ngày ấy là một ngày thiêng liêng đối với người dân Côn đảo cũng như tất cả du khách đến từ mọi miền của đất nước.
Đến với Côn Đảo, du khách không thể bỏ qua những nơi thờ tự linh thiêng khác như ngôi miêu nhỏ nằm ngay trong nhà tù ở Côn Đảo. Ngôi miếu xây lợp gạch ngói ngay giữa sân nhà lao do chính các cai ngục nhà lao Côn đảo do bị ám ảnh về các linh hồn của tù nhân đã mất mà hùn nhau xây dựng. Miếu này là dấu tích về tâm linh của một giai đoạn lịch sử anh hùng và bi thương của dân tộc.
Ngoài ra du khách có thể lên thăm quan chùa Núi Một, một ngôi chùa được xây dựng ngay lưng chừng núi với hàng trăm bậc đá kết xi măng. Chùa Núi một không có sư chụ trì, cảnh chùa hoang liêu tĩnh mịch. Từ chùa du khách có thể ngắm toàn cảnh thị trấn Côn đảo với một bên là biển. Xa xa các đảo quây quần tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp giữa thiên nhiên. Khi leo xuống, du khách dừng chân lưng chừng núi để lễ tượng Phật bà Quan Âm. Nơi đây khung cảnh tĩnh lặng, nơi xa kia biển xanh ngắt tận chân trời, tiếng chim ríu rít xen trong tiếng gió rì rầm như lạc vào cõi thần tiên.
Đi du lịch Côn đảo là một hành trình bạn nhất định phải thử trong đời. Đến Côn đảo, bạn sẽ được trải nghiệm nhiều điều thú vị đặc biệt. Côn đảo xưa kia là “địa ngục trần gian”, nay đã là một thiên đường, là điểm đến của du khách không chỉ ở Việt nam mà trên toàn thế giới.
Trải nghiệm những nơi thờ cúng linh thiêng ở Côn Đảo. chúng tôi
Mẹ Nam Hải Vì Sao Linh Thiêng? Sự Tích Vá Cách Đến Tham Quan
Mẹ Nam Hải ở đâu?
Cách di chuyển đến mẹ bà nam hải
Đường đến mẹ Nam Hải khá dễ đi, đa phần là đường quốc lộ lớn. Tuy vẫn có một số công trình đường đang xây nhưng tương đối ổn.
Hướng dẫn đi mẹ Nam Hải Bạc Liêu từ Hà Nội, tp.Đà Nẵng
Nếu các bạn ở Hà Nội hay ĐN, những tỉnh thành xa thì phương tiện di chuyển tốt nhất chính là máy bay. Hiện chưa có tuyến bay thẳng đến Bạc Liêu nhưng khách du lịch có thể bay đến tỉnh gần nhất là Cần Thơ.
hành khách có thể chọn các hãng bay Vietjet Air, Vietnam Airlines, Jetstar Airways để bay. Du khách có thể chọn hãng bay Vietjet Air với kinh phí bay thấp. Bạn có thể lựa chọn vé khuyến mãi 0 đồng nếu săn được hoặc đặt khoảng 2 – 3 tháng trước ngày bay thì giá sẽ rẻ nhất. Giá vé tầm 700.000 – 1.500.000 tuỳ vào đợt khuyến mãi và giá vé
Hướng dẫn đi mẹ Nam Hải Bạc Liêu từ SG (TP. Hồ Chí Minh)
Nếu di chuyển từ hcm khách tham quan có thể lựa chọn các hãng xe bus uy tín như Phương Trang, Thành Bưởi để di chuyển. Ưu điểm của hai hãng xe này ngoài uy tín và chất lượng tốt thì còn có dịch vụ trung chuyển. Khách du lịch có thể lựa chọn dịch vụ trung chuyển của hai hãng này. Dịch vụ trung chuyển với bán kính 5 – 10 km từ nội thành là dịch vụ giúp các bạn tiết kiệm khá nhiều chi phí taxi.
Khoảng cách từ thành phố Bạc Liêu đến đây khoảng 12 km. Nếu các bạn đi trung chuyển thì sẽ mất khoảng phí xe taxi khá nhỏ để di chuyển từ điểm đó đến đây.
Ngoài ra, nếu muốn di chuyển đi chơi nhiều hơn thì khách du lịch có thể thuê xe máy ở hotel trung tâm TP Bạc Liêu. Giá thuê xe máy: 100.000 – 120.000đ/ngày.
Hướng dẫn đi mẹ Nam Hải Bạc Liêu từ Cần Thơ
bạn sẽ có hai cách lựa chọn di chuyển từ TP Cần Thơ đi mẹ Nam Hải Bạc Liêu. Khách du lịch có thể sử dụng phương tiện cá nhân là ô tô hoặc xe máy di chuyển hoặc đi xe bus Phương Trang hoặc Thành Bưởi đến trung tâm thành phố Bạc Liêu.
Nếu chọn phương tiện cá nhân khách tham quan sẽ đi theo đường quốc lộ ngang qua thành phố Sóc Trăng. Khách du lịch có thể mất khoảng 4 – 5 tiếng cho hành trình hơn 120 km đến chùa ở Bạc Liêu.
Đường khá dễ đi vì đa phần là quốc lộ tuy có một số đoạn khá nhiều ổ gà, ổ voi. Lợi thế nữa là bạn có thể dừng chân bất kỳ đâu để tour du lịch, khám phá từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu.
Nếu chọn phương tiện là xe bus khách tham quan sẽ mất khoảng 3 tiếng rưỡi đến 4 tiếng di chuyển. Du khách sẽ tiết kiệm công sức rất nhiều cho việc di chuyển. Khách tham quan có thể ngủ một giấc khi thức là đã gần đến địa điểm. Khách du lịch sẽ mất phí di chuyển đoạn đường 12 km từ bến xe trung tâm thành phố Bạc Liêu đến đây.
Mẹo đi mẹ Nam Hải từ thành phố Bạc Liêu là du khách nên tận dụng xe trung chuyển. Trung chuyển đến nơi xa nhất mà nó đi được gần đây nhất rồi di chuyển bằng taxi hoặc xe ôm đến đó.
Mẹ Nam Hải là ai?
Sự tích Phật Quan Âm Mẹ Nam Hải
Theo huyền sử Trung Quốc, Diệu Thiện là con gái thứ 3 của vua Diệu Trang ở một tiểu vương quốc gần Ấn Độ. Diệu Thiện một lòng quy y hướng Phật, tu tại chùa. Nhà vua thì không chấp thuận đồng ý điều ấy và không ít lần cản ngăn và trừng phạt nàng. Hoàng đế còn bí mật cho những sư ni hành hạ cho Diệu Thiện nản lòng mà quay về nhưng nàng vẫn cam chịu được mọi khó nhọc, một lòng quyết chí tu hành. Hoàng đế nổi giận sai đốt chùa, bắt công chúa về triều rồi xử trảm. Ngọc bệ hạ Đế sai Thần hoàng bổn cảnh hóa thân cọp cỏng nàng chạy để bảo đảm nàng.
trong những khi hồn lìa khỏi xác, nàng được Diêm vương mang theo thăm những cửa ngục hành hình tội nhân. Do mạnh mẽ cực mạnh của Diệu Thiện mà những vong hồn được siêu thoát. Chính vì vậy, Diêm Vương được lệnh cho hồn Diệu Thiện quay về dương thế. Diệu Thiện tỉnh dậy và đã được đức Phật khuyên hãy đến núi Phổ Đà ở cù lao Hương đảo Nam Hải để tu luyện. Sau 9 năm tu hành, Ngài đắc đạo & đã có được hồng danh là Quan Âm Nam Hải.
Quan Âm Nam Hải hay Đông Hải?
Nam Hải là biển hướng phía nam của Trung Quốc & là hướng phía đông hoặc đông bắc của VN. Đối với người việt nam, bạn cũng có thể gọi bằng Quan Âm Đông hải. Đức Quán Âm tu ở việt nam nên được gọi là Quan Âm Nam Hải. Thực tế đây Chưa hẳn là vấn đề để tranh cãi về Nam hải hay Đông hải, mà là điểm hạnh nguyện của Ngài đã cứu vớt không ít chúng sanh lâm nạn, lâm vào tình thế bể khổ.
Tượng Quan Âm hướng đến phía đông để phổ độ chúng sinh
Từ mẩu truyện bên Tàu, nhưng khi sang VN thì được bản địa hóa theo một cách khác. Quan Âm vẫn chính là con thứ 3 của vua Diệu Trang, vẫn bị khổ ải, hành hạ. Điều khác là lúc đi tu thì vào chùa Hương Tích ở nước ta chứ Chưa hẳn núi Phổ Đà bên China. Đặc biệt, Quan Thế Âm mặc dầu ở Trung Hoa hay việt nam đều hiện thân là nữ, mặc dù Đức Bồ Tát Quán Thế Âm vốn là thân nam.
Lý Do lại thờ Mẹ Nam Hải?
các thương nhân Ấn Độ thời trước thường thờ ngài ở những thương thuyền, nạn nhân tù tội, những nạn nhân trên biển cả, những nạn nhân trên bờ, hay dưới nước đều thành tâm cầu khẩn & tôn kính thờ phượng Ngài. Các non sông Châu Á đều làm tượng thờ phượng mẹ Nam Hải trong chùa hoặc ngoài sân.
Người Phật tử cảm nhận thấy được che chở khi quỳ trước tượng của Ngài. Ở nhiều chùa ở việt nam, đa số chúng ta rất thành kính thắp hương lễ bái trước Bồ Tát vào sáng & chiều hằng ngày.
Chùa Mẹ Nam Hải Bạc Liêu
Thuở ban sơ, chùa chỉ là một căn nhà lá đơn sơ ven biển để thờ phụng Quán Thế Âm Bồ Tát. Tương truyền rằng ngôi chùa đó được kiến thiết nên để cầu bình an cho người đi biển, đi đánh bắt cá an toàn và đáng tin cậy.
Năm 1973, ngôi chùa đã được kiến thiết khang trang hơn bởi Hòa thượng Thích Trí Đức vi nhận thấy sự rất linh ở ngôi chùa này và cho thiết kế tượng phật Bà Nam Hải.
Năm 2004, chính quyền địa phương cấp phát cho việc lan rộng chùa to hơn & khang trang hơn. Khác nước ngoài thập phương đến đây ít nhiều và quyên góp tiền để trùng tu lại chùa. Hiện hay, số chi phí quyên góp đã gần 5 tỷ VNĐ.
Những nét kiến trúc độc đáo tại chùa Mẹ Nam Hải
Nói về mặt kiến trúc thì chùa Mẹ Nam Hải Bạc Liêu cũng vẫn được xây dựng dựa trên lối kiến trúc Bắc Tông truyền thống. Tuy nhiên, nét chính mà chùa giữ chính là thờ chuyên Mẹ Quan Âm. Ngoài ra thì các bộ phận khác như chánh điện, phòng khách, nơi lưu trú của các sư đều tương tự như những ngôi chùa khác.
Điểm đặc biệt ở đây chính là một núi Quan Âm to lớn. Tiền xây dựng đến từ thùng quỷ uyên góp của các Phật tử tích góp qua nhiều năm
Riêng nói về bức tượng Quan Âm Nam Hải thì bức tượng sở hữu chiều cao 11m, vị trí nằm ngay giữa không viên khu vực sân chùa, chiều rộng 90m, ngang 45m. Tổng kinh phí đầu tư được công bố vào thời điểm ấy là khoảng 100 tỉ đồng.
Đi sâu vào bên trong bạn sẽ bắt gặp thêm nữa hơn chục tượng Phật Quan Âm đang trong các tư thế, màu sắc khác nhau. Mỗi bức tượng nhỏ kích thước to bằng hình người với điêu khắc tỉ mỉ và tinh xảo.
Lúc mới xây dựng thì tượng đài Mẹ Nam Hải được đặt sát mé biển. Bất tiện nhất là mỗi đợt thủy triều lên nước dâng có khi ngập cả chân Phật. Thời gian qua dần, phía tượng do là nằm ở bên bồi của dòng nước nên vị trí vì thế mà càng ngày càng cách biển hơn đến nay tình trạng ngập nước đã không còn
Bên trong khuôn viên có một dãy nhà rộng lớn nằm phía tay trái tượng Phật chính là Điện Quan Âm. Về cơ bản thiết kế này cũng giống như đa phần những kiến trúc chùa, đền khác tại Việt Nam. Đến tham quan chùa, bạn có dịp thưởng thức các món bánh và ẩm thực miền Tây vô cùng đặc sắc, đa dạng.
Lễ Hội Quan Âm Nam Hải Bạc Liêu
lễ hội Quan Âm Nam Hải được ra mắt dưới chân tượng Mẹ Nam Hải Bạc Liêu tổ chức định kì vào trong ngày 22, 23, 24 tháng 3 âm lịch hàng năm. Trong phạm vi tỉnh Bạc Liêu thì chưa có tiệc tùng đạo phật nào ra mắt với mô hình lớn như ở chỗ này. Nhiều người cả trong lẫn ngoại giáo đều đã công nhận đây là một liên hoan tiệc tùng chính thức của đạo phật
lân cận dịp này thì một số mùa lễ Quán Thế Âm, Vu Lan… Chùa cũng đều tổ chức triển khai quá hùng hổ.
đến thăm tượng Quan Âm Nam Hải, ngoài thành tâm dâng hương cầu may thì du khách còn được cảm nhận sự yên bình do thiên nhiên, cảnh vật cũng như con người nơi đây đem đến.
Lễ vật cúng Mẹ Nam Hải
phổ thông người dân sẽ mua nhiều đồ để cúng viếng như nhang đèn, trái cây, chi phí vàng, bánh,…Sau lúc đặt đồ cúng, du khách thành tâm cầu nguyện cho ước muốn của mình. Tiếp đấy, một số bạn có khả năng đổ nước vào bệ tượng cũng như dùng nước trong đấy để rửa mặt. Tương truyền việc rửa mặt từ nước thánh sẽ được bình an, ban phước lành, may mắn trong đời sống.
Du Lịch mẹ Nam Hải ở Bạc Liêu
Phía trên là những thông tin cần thiết về mẹ bà nam hải mong rằng giúp cho bạn tìm ra hướng di chuyển cũng như có chuyến tham quan đầy thú vị về địa điểm này. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua các thông tin bên dưới chúng tôi sẵn sàng tư vấn hoàn toàn miễn phí cho bạn.
Có thể khám phá thêm ở Bạc Liêu:
Cập nhật thông tin chi tiết về Tham Quan Miếu Nổi Ở Tp.hcm: Nơi Tạ Lễ, Cầu Duyên Rất Linh Thiêng trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!