Xu Hướng 6/2023 # Thăm Mộ Cuối Năm Nên Cúng Chay Hay Mặn? # Top 14 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Thăm Mộ Cuối Năm Nên Cúng Chay Hay Mặn? # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Thăm Mộ Cuối Năm Nên Cúng Chay Hay Mặn? được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

HỎI: Mẹ tôi nay đã già, mỗi lần đến nghĩa trang thăm mộ ba đều cúng mặn. Tôi để ý biết đó là món mà khi còn sinh tiền ba rất thích. Có người khuyên tôi góp ý với mẹ nên cúng chay để ba dễ siêu thoát. Tôi chưa dám nói lời khuyên với mẹ vì chưa thấu đáo vấn đề trên. Cuối năm rồi, sắp đến dịp thăm mộ ba, tôi rất mong được quý Báo chỉ dẫn.

(NGUYỄN TIẾU, tieunguyen…@gmail.com)

ĐÁP: Bạn Nguyễn Tiếu thân mến!

Thăm mộ người thân mỗi khi có dịp về quê hay vào ngày giỗ chạp hoặc lễ Tết là nét đẹp rất nhân văn của người Việt. Lễ phẩm dâng cúng người đã khuất trong mỗi lần đến thăm mộ như hương hoa… là tấm lòng thành, với một số người thì việc mua sắm những lễ vật đặc thù còn là ân tình, là kỷ niệm riêng với người đã khuất.

Lời khuyên nên cúng chay mỗi lần viếng mộ để người chết dễ siêu thoát chỉ đúng một phần trong trường hợp gia đình trực tiếp sát sinh để làm lễ phẩm dâng cúng. Vì chuyện cúng kiếng mà sát sinh hại vật thì không tốt cho cả người sống lẫn người chết. Còn việc mua thực phẩm đã làm sẵn để cúng khi viếng mộ, trong chừng mực nào đó với nhiều hoàn cảnh khác nhau, thiết nghĩ chấp nhận được.

Cần lưu ý rằng, việc mẹ của bạn mua những món mà lúc sinh tiền ba rất thích để dâng cúng ngoài ý nghĩa lễ phẩm ra, đó còn là cả khung trời kỷ niệm. Nhiều người Việt có quan niệm “trần sao âm vậy”, dâng cúng những gì mà người đã khuất ưa thích mới cảm thấy trọn tình, an tâm, thỏa lòng và thanh thản. Ngay lúc này, người thăm mộ không chỉ thăm người chết mà đích thực sống trong kỷ niệm thiêng liêng như ngày nào họ từng chuyện trò, ăn uống cùng nhau.

Tổ Tư vấn Giác Ngộ

Càng lớn tuổi thì người già càng trân quý quá khứ và sống với kỷ niệm. Vì thế, nếu mẹ bạn cúng chay được trong những lần thăm mộ ba là điều tốt. Còn nếu mẹ muốn sống với những kỷ niệm xưa muốn cúng cho ba những món yêu thích thì mình cũng nên tôn trọng, vì cúng kiếng mà tâm bất an, ray rứt vì chưa trọn thì không nên.

Giải Đáp Cúng Gia Tiên Nên Cúng Mặn Hay Chay

Thờ cúng tổ tiên là nét đẹp trong văn hóa nguyên thủy của người Việt. Cúng gia tiên nên cúng mặn hay chay, dâng hương, hoa như thế nào để mang lại may mắn, bình an là băn khoăn của nhiều người. Thế giới Trầm hương sẽ cùng bạn phân tích, lựa chọn cách thức cúng gia tiên dễ dàng thực hiện và phù hợp với đạo lý, truyền thống của dân tộc.

Ý nghĩa của mâm cỗ cúng gia tiên

Trong các dịp đặc biệt của năm như ngày giỗ, cỗ tất niên, cỗ giao thừa, rằm tháng giêng…, bên cạnh hương nhang, hoa thơm, trái cây thì mâm cỗ cúng rất được coi trọng để dâng lên bàn thờ tổ tiên. Mâm cỗ dâng hương thể hiện lòng thành kính, tấm lòng hiếu thảo của con cháu tưởng nhớ đến ông bà, cha mẹ đã khuất, đồng thời thể hiện ước mong về một cuộc sống sung túc, no ấm, thuận hòa.

Tuy nhiên khi Phật giáo đã hòa cùng tín ngưỡng dân tộc thì cúng gia tiên nên cúng mặn hay chay lại trở thành vấn đề được bàn bạc sôi nổi. Cúng chay theo quan điểm của nhà Phật là để người mất được hướng tới cõi lành, hạn chế sát sinh, tích phước đức cho cả người mất và người còn sống. Cúng chay cũng hướng vong linh siêu thoát về cõi lành, thanh tịnh.

Hiện nay, nhiều gia đình lập bàn thờ Phật tại phòng thờ gia đình cho nên việc cúng chay và cúng mặn đều được tiến hành đồng thời. Khi đó, mâm cỗ chay sẽ đặt lên bàn thờ Phật, thể hiện sự chay tịnh, thuần khiết; mâm cỗ mặn sẽ đặt lên bàn thờ tổ tiên, thể hiện đúng ý nghĩa duy tâm là “trần sao âm vậy”.

Nếu bạn đang tìm câu trả lời cúng gia tiên nên cúng mặn hay chay thì cần hiểu rõ ý nghĩa dâng cỗ, thắp hương. Người mất cảm ứng được hương thơm từ khói nhang, cỗ cúng hay không là do sự thành tâm của người chuẩn bị cỗ và dâng hương. Việc cúng gia tiên cũng là cái gốc của đạo lý truyền thống trong lòng dân tộc – “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Chuẩn bị cỗ cúng gia tiên như thế nào?

Mâm cỗ cúng gia tiên truyền thống, đặc biệt trong ngày Tết và rằm tháng Giêng không thể thiếu đĩa xôi, con gà, giò lụa, bánh chưng và canh măng miến. Ngoài ra tùy theo khẩu vị và điều kiện từng gia đình và vùng miền, mâm cỗ cúng gia tiên sẽ có những món ăn mang đặc trưng riêng.

Với mâm cỗ cúng chay thì các món ăn chủ yếu được chế biến từ thực vật tự nhiên như rau, củ, quả, đậu tương… Những món ăn này không chứa nhiều chất béo, protein…nên hạn chế các chứng bệnh như tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch…

Cúng gia tiên nên cúng mặn hay chay thì mâm ngũ quả, đèn dầu và nhang đốt đều không thể thiếu. Các loại trái cây thơm dịu, được lựa chọn đủ sắc màu trắng, xanh, đỏ, tím, vàng tương ứng với ngũ hành trong phong thủy là Kim – Mộc – Hỏa – Thủy – Thổ. Điều này tượng trưng cho sự cân bằng âm dương cho mọi sự tốt đẹp sinh sôi, phát triển, mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình.

Do đó, các loại hoa quả hình thù sắc nhọn như mít, sầu riêng…, mọc sát đất như cà chua, me đất… hay có mùi đặc trưng nồng sặc ít được lựa chọn dâng hương để giữ cho không gian phòng thờ luôn thanh sạch.

Lựa chọn nhang hương cúng gia tiên

Cúng gia tiên nên cúng mặn hay chay thì lựa chọn nhang khói thắp hương luôn phải được chú trọng. Vì sao vậy, khói nhang là sợi dây liên kết thế giới người sống với những người đã khuất, gửi gắm những mong cầu, nguyện vọng về hạnh phúc, bình an, tài lộc để được thần linh, gia tiên chứng linh, độ trì.

Cúng gia tiên nên cúng mặn hay chay và thắp hương như nào? Với nhang sạch trầm hương, bạn có thể dâng một nén hoặc ba nén theo quan niệm phong thủy, tôn giáo. Ba nén hương trầm tượng trưng cho ba cõi Trời – Đất – Người; Tam giới là Phật – Pháp – Tăng; Tam thời là Quá khứ – Hiện tại – Tương lai.

Hương thơm dịu ngọt tinh tế của trầm sẽ xua tan những mệt mỏi, lo âu của thường ngày, giúp trí tuệ trở nên sáng suốt, thân tâm an lạc, vui vẻ. Hương trầm cũng giúp phục hồi sức khỏe rất tốt cho những người bị suy nhược cơ thể, mất ngủ lâu ngày, mắc các chứng bệnh do nhiễm lạnh như phong hàn, đau bụng, cảm mạo…

Trong phong thủy, hương trầm có tính linh mạnh mẽ, có thể cân bằng âm dương ngũ hành, mở đường cho sự sinh sôi, nảy nở của phúc lộc, tài vận. Hương thơm thuần khiết của trầm có sức thanh tẩy tà khí, âm khí, mang đến khí thiêng, năng lượng sống tích cực.

Như vậy, cúng gia tiên nên cúng mặn hay chay thì người dâng hương thờ cúng cũng phải nhất tâm thành kính tưởng nhớ, tri ân công đức gia tiên. Để việc dâng hương cỗ cúng thêm linh thiêng, thanh tịnh, bạn hãy thắp hương trầm chất lượng cao của Thế giới Trầm hương.

Cúng Rằm Tháng Bảy: Nên Làm Cỗ Chay Hay Mặn?

Không nhiều Phật tử băn khoăn về điều này vì thường họ cúng cỗ chay. Tuy nhiên, nhiều người khác lại thấy “khó nghĩ” vì truyền thống làm lễ vu lan báo hiếu và xá tội vong nhân đều có nguồn gốc Phật giáo, trong khi cỗ cúng của người Việt thường có gà và các đồ mặn khác.

Về điều này, Đại đức Thích Minh Quang – trụ trì chùa Địa Tạng Phi Lai (Hà Nam), cho rằng mọi người không cần quá cứng nhắc, căng thẳng về chuyện cỗ chay hay mặn.

” Chay hay mặn thì theo cá nhân thầy phụ thuộc phong tục, tập quán của từng gia đình, địa phương. Ví như anh học Phật, anh muốn cúng chay nhưng vợ anh, bố mẹ, anh chị lại không muốn cúng chay. Vì mong muốn của bản thân mà gia đình phải cãi vã, bất hòa với nhau thì mâm cơm chay đó có còn thanh tịnh nữa không? Vậy nên hãy tùy thuộc vào từng hoàn cảnh. Thuận duyên thì mình cúng chay thanh tịnh, không thuận duyên mình có thể mua đồ chế biến sẵn khác lên cúng“.

Thầy Thích Minh Quang cũng lưu ý: ” Nếu có cúng mặn thì ta cần hiểu rõ, ngày xưa người ta gọi bàn thờ là giường thờ. Giường là nơi để nghỉ của mỗi chúng ta, còn giường thờ là nơi về nghỉ của các cụ. Nếu bày thịt cá tanh hôi lên đó thì rất khó chịu. Vì thế nên bày cúng đồ chay hoa quả xôi chè, còn phía dưới mình có thể đặt một bàn nhỏ bày mâm cơm. Nôm na có thể hiểu các cụ ai ăn chay thì lên trên, ăn mặn thì bên dướ i”.

Về việc cần bày, sắm những gì cho mâm lễ cúng rằm tháng 7, Đại đức Thích Minh Quang chia sẻ “công thức” 6 yếu tố một ban thờ cần có, đó là: Nhang – đăng (đèn) – quả – thực (cơm canh) – nước – hoa. Công thức này áp dụng cả trong các ngày rằm, mùng một hay lễ tết khác.

Rằm Tháng Giêng Nên Cúng Chay Hay Cúng Mặn Cầu Bình An?

Ngày 15/1 âm lịch hay còn gọi là ngày rằm tháng Giêng là một trong những ngày rất quan trọng theo lịch âm của người châu Á. Có nơi thậm chí còn quan niệm “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”. Tại Trung Quốc, trong ngày rằm tháng giêng người ta tổ chức Lễ hội đèn lồng để chính thức kết thúc những ngày Tết nguyên đán.

Theo ông Trịnh Yên, Giám đốc Trung tâm UNESCO Văn hóa dòng họ và gia đình Việt Nam, ngày Rằm tháng Giêng (còn gọi là lễ Thượng Nguyên, Tết Nguyên tiêu), là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới. Vì vậy, người dân các nước châu Á coi việc cúng Rằm này là rất quan trọng.

Chủ yếu là cầu an, giải hạn

Trong dân gian, Rằm tháng Giêng hiểu một cách đơn giản là ngày Rằm lớn. Ngày này có 3 lễ cúng: Một là lễ cúng khởi năm đón lộc cầu may. Hai là Tết ăn lại (Tết bù) cho nhà nào dịp Tết Nguyên đán có người đau yếu, tang ma không kịp ăn Tết, nay khỏe mạnh trở lại, mọi người thư thả thì ăn bù, đi chúc Tết lại nhau một cách cởi mở, không phải kiêng khem gì. Trước đây Rằm tháng Giêng còn thường gọi là Tết muộn, để những nhà khá giả tiếp tục ăn Tết, thưởng mai – đào nở muộn. Lễ thứ 3 là cúng sao giải hạn.

Nhưng theo Phật giáo thì Rằm tháng Giêng không phải là lễ quan trọng so với Rằm tháng Tư (Phật đản) và Rằm tháng Bảy (Vu lan), nhưng là ngày rằm đầu tiên của năm mới thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả năm nên đông đảo người dân đi lễ. Cúng chay hay cúng mặn?

Theo Thượng tọa Thích Thanh Duệ, Rằm tháng Giêng các gia đình sắm 2 lễ: Lễ cúng Phật và lễ cúng gia tiên. Lễ cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết cùng hương hoa đèn nến. Lễ cúng gia tiên có hương hoa, đèn nến, trầu cau, một ít vàng mã, rượu.

Theo ông Trịnh Yên, tùy theo tín ngưỡng và ngành nghề, có nhà lễ bái chư Phật, có nhà cúng thổ công, thần tài… nhưng luôn có cúng gia tiên, bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, tạ ơn trên đã phù hộ cho con cháu an lành, làm ăn khá giả. Rằm tháng Giêng nhà nào theo đạo Phật cúng chay và ăn chay. Lễ vật dâng cúng thường dùng rau quả, trầu cau, chè xôi, các món đậu, canh xào… chay, tránh chế biến thức ăn chay hình dạng tôm kho, thịt nướng… vì cho rằng thế là cái tâm vẫn còn hướng về mặn. Nhà không theo đạo Phật thì Rằm tháng Giêng cúng chè xôi và cúng mặn (không thịnh soạn như Tết Nguyên đán).

Ngày nay nhiều người dân cúng Rằm tháng Giêng có món bánh trôi nước, với ý nghĩa cầu mong mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy… Nếu là phật tử khi cúng lễ sẽ ngồi trước bàn thờ Phật tụng một thời kinh Phổ Môn, kinh Dược Sư để cầu bình an cho gia đạo. Nếu không phải là phật tử có thể dâng hương và đọc bài ca tụng công đức của Đức Phật. Phần lớn đàn ông trong nhà làm chủ lễ. Nhưng nhiều ông chủ trẻ bây giờ không thuộc bài cúng, đã tìm trên mạng lấy các bài khấn lễ và cầm điện thoại, Ipad đọc với ý nghĩ không phải tìm mua sách, sớ khấn, hay học thuộc lòng nữa. Có người còn đọc và dùng điện thoại ghi âm trước, đến lúc làm lễ thì chỉ bật đoạn ghi âm lên rồi chắp tay vái.

Theo ông Nguyễn Phúc Giác Hải, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người, các bài khấn trên mạng giúp mọi người dễ tiếp cận, nhưng không nên nặng về bài khấn quá. Cái tâm của mình thế nào thì thờ cúng như thế, việc tìm và cầm điện thoại đọc bài khấn khi cúng bái là không cần thiết. Phật ở trong tâm, thờ cúng tổ tiên cần thành tâm là chính. Bài văn khấn chỉ là hình thức, cái tâm mới quan trọng. Lễ cúng Rằm tháng Giêng nhằm tinh thần lễ Phật, sám hối và phát nguyện vì không có “quả” nào là không do từ cái “nhân” mình gieo hôm nay. Tinh thần “nhân – quả” được khẳng định trong tinh thần của đạo Phật chứ không phải do cúng, cầu mà đạt được.

Hướng dẫn làm bánh trôi cúng RằmChuẩn bị: Bột nếp, đường đỏ viên, vừng rang.Cách làm: Nhào bột (tỉ lệ là 2 bột 1 nước) tới khi bột mềm, không dính tay là được. Xong để bột nghỉ 15 phút. Đun nồi nước sôi (nên dùng nồi cơm điện rất tiện). Chuẩn bị 1 bát nước nguội để nhúng bánh chín. Vo viên bột nhỏ, đập dẹt, cho viên đường vào giữa và nặn tròn lại, thả ngay vào nồi nước sôi luộc. Khi chín bánh có màu trong đục. Vớt bánh vào bát nước nguội một lúc, cho vào đĩa, rắc vừng lên.

Cập nhật thông tin chi tiết về Thăm Mộ Cuối Năm Nên Cúng Chay Hay Mặn? trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!