Xu Hướng 9/2023 # Thăm Mộ Bác Giáp Chiều 27/10 # Top 17 Xem Nhiều | Apim.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Thăm Mộ Bác Giáp Chiều 27/10 # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Thăm Mộ Bác Giáp Chiều 27/10 được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mộ phần Đại tướng đã được cách ly người viếng

Trên con đường cấp phối đó, trừ một lối mòn nhỏ dẫn ra hướng Mũi Rồng, sau hơn 10 phút loay hoay tôi như vỡ òa khi khu đất Vũng Chùa hiện ra. Cảm giác đầu tiên đập vào mọi giác quan là khu vực này yên ắng quá, trang nghiêm quá. Mọi sự yên lành đến nỗi, ngay cả tiếng sóng mùa bão biển, dù là âm thanh ồn ào nhất trong mọi âm thanh hỗn độn vẫn không ăn nhằm gì so với chính nó ở những vùng khác. Còn lại tiếng loa hướng dẫn đồng bào làm thủ tục thăm viếng, tiếng động cơ ôtô khởi động, tiếng người… tất cả đều khe khẽ như có sự khống chế, sắp đặt vô hình nào đó.

Mộ phần Đại tướng ngự trên vùng đất bằng phẳng cao nhất. Thấp hơn một chút là tháp chuông trong khuôn viên theo phong cách thờ tự, mà sau đó tiếp cận tôi thấy tháp được gia đình Đại tướng dựng lên từ năm 2009. Trên đó in rõ tên của phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng gia đình cung tiến. Bốn chữ lớn đúc vào chuông: “Vũng Chùa Hồng Chung”, các bức khánh khắc thơ của nhiều sư tổ danh tiếng. Từ gác chuông này, nhìn về phía đông nam là một phần của Biển Đông, phóng tầm mắt ra xa hơn là Đảo Yến án ngữ, sau lưng là núi Mũi Rồng hùng vĩ. Bình độ ở đây được công bố là +2,5m, cao hơn 90m ở đỉnh. Theo thuật phong thủy, đó là địa thế lý tưởng, đắc địa. Dưới núi Rồng là thung lũng Rồng hết sức nên thơ, ở giữa núi Rồng cao sừng sững, hai bên chạy theo hướng vòng cung đông nam, địa hướng lý tưởng, không lệch bất cứ một phút, một giây nào khi đưa la bàn lên kiểm chứng.

Mộ phần Đại tướng và Tháp Chuông nhìn toàn cảnh từ khu vực đăng ký viếng

Lướt nhanh qua cảnh quan mới thấy Vũng Chùa – Đảo Yến cách Quốc lộ 1A chừng hơn 2km, cách chân đèo Ngang (biên giới tự nhiên Hà Tĩnh và Quảng Bình) khoảng 4km. Khu danh lam này nằm thế tựa lưng vào núi Rồng. Vũng Chùa là vùng đất thơ mộng với bãi biển hoang sơ, cát trắng mịn màng. Phía đông của vùng đất này là nơi giáp biển, có nhiều mũi đất chạy dọc dài hướng về phía nam như mũi Ông, mũi Rồng, Hòn Cỏ, Hòn La, Hòn Nồm (còn gọi là hòn Vũng Chùa). “Nghe đâu có vị chuyên gia về phong thủy, sau khi về thăm khu vực này có nói, thế đất này hiển thánh, không hề vinh thân hay phì gia cho con cháu, mà chỉ giúp quốc thái dân an”

Lê Thị Phương Mai @ 14:37 22/11/2013 Số lượt xem: 3799

Đến Côn Đảo Thăm Mộ Cô Sáu

Khi đến Côn Đảo, bạn không những được hòa mình vào thiên nhiên xinh đẹp mà còn được viếng thăm mộ cô Sáu linh thiêng. Ngôi mộ với rất nhiều giai thoại tâm linh kỳ bí về người con gái yêu nước đã hy sinh anh dũng trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Một người con gái đã mất mà dân trên đảo rất tin yêu và kính trọng. Không những thế, bạn sẽ được trải nghiệm không gian linh thiêng và huyền bí khi viếng thăm nghĩa trang Hàng Dương, nơi nằm lại của những chiến sĩ yêu nước.

Quan Trọng Để được hành trình như ý, bạn nên đặt trước & đặt sớm vé tàu cao tốc đi Côn Đảo từ Vũng Tàu. Số điện thoại phòng vé tàu cao tốc Côn Đảo: 082 232 0178

Cô Sáu là ai? Mộ cô Sáu ở đâu?

Cô Sáu ở đây là Võ Thị Sáu. Một người con gái sinh ra ở miền Đất Đỏ thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Cô là nhân vật có tầm ảnh hưởng không hề nhỏ trong lịch sử Việt Nam thời chống Pháp. Cô sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng và tham gia cách mạng khi còn rất trẻ.

Tuy nhiên, trong thời gian hoạt động cách mạng cô bị thực dân Pháp bắt giữ và xử tử tại Côn Đảo. Cô ra đi khi chưa tròn 18 tuổi, độ tuổi xuân xanh còn rất trẻ của người con gái.

Sau khi bị xử bắn, quân Pháp cứ ngỡ đã xóa được hình ảnh của người con gái kiên trung ấy. Nhưng chúng không ngờ, cái chết của cô Sáu đã trở thành một làn sóng dữ dội thúc đẩy phong trào cách mạng của quân và dân ta.

Không những thế, nó còn gắn liền với rất nhiều giai thoại kỳ bí làm nên mảnh đất thiêng liêng Côn Đảo ở thời đó và cả bây giờ. Những giai thoại ấy không ngừng được lan truyền làm nên hình tượng bất tử của cô gái trẻ Võ Thị Sáu trong lòng người Việt Nam cũng như nổi kinh hoàng của thực dân xâm lược.

Ngày nay, rất nhiều người muốn biết mộ cô Sáu ở đâu khi đến thăm Côn Đảo. Mộ cô nằm tại nghĩa trang Hàng Dương, một nghĩa trang rất lớn của Côn Đảo và là nơi yên nghỉ của nhiều chiến sĩ yêu nước khác. Nơi đây đã trở thành điểm đến tâm linh thu hút nhiều du khách gần xa khi đến với Côn Đảo.

Hình ảnh bất tử của người con gái kiên trung

Cô Sáu hy sinh ngày 23/1/1952. Cô là người tử tù nhỏ tuổi nhất ở Côn Đảo thời bấy giờ.

Khi bị xử tử, cô Sáu không cho những người hành hình bịt mắt mình, cô cất cao giọng hát bài “Tiến quân ca” và mạnh mẽ thét lên “Đả đảo thực dân Pháp! Việt Nam độc lập muôn năm! Hồ Chủ Tịch muôn năm!” với ánh mắt quật cường.

Những tiếng súng đồng loạt nổ lên, nhưng cô vẫn sống. Chính ánh mắt ấy đã làm cho những tên súng xử bắn phải hoảng loạn bắn sai mục tiêu. Cô Sáu chết dưới tay tên đội trưởng lê dương với khẩu súng ngắn dí tận mang tai cô mà bóp cò.

Kể từ ngày cô Sáu ra đi, có rất nhiều giai thoại huyền bí về người con gái chết trẻ ấy. Ngày trước, gần mộ cô có một cây dương ngọn khô cằn sắp chết, chỉ duy nhất có một nhánh hướng Bắc là còn xanh tốt. Mọi người bảo nhau rằng hồn cô Sáu luôn hướng về miền Bắc về Hồ Chủ Tịch. Có nhiều đêm, người ta còn thấy hình bóng một cô gái với bộ đồ trắng bước ra từ nhánh dương đi dạo quanh khu nghĩa trang và từng con phố của Côn Đảo.

Cô Sáu không những là chiến sĩ yêu nước anh dũng mà còn trở thành biểu tượng tâm linh trong cuộc sống của người dân Côn Đảo. Cô Sáu bất tử như một vị thần bảo hộ cho người dân nơi đây. Mỗi khi thề bồi, họ hay nói “Thề có cô Sáu chứng giám”. Hay khi mắng nhau thì bảo “Cô Sáu vặn cổ mày!”.

Lễ viếng cô Sáu Côn Đảo

Mọi người lấy ngày hy sinh của cô, ngày 23/1 hàng năm làm ngày giỗ cô Sáu. Vào ngày này, người dân Côn Đảo và Nhà nước cùng nhau tổ chức ngày lễ long trọng làm giỗ cho cô. Du khách ở khắp nơi đến với Côn Đảo, mang theo những lễ vật viếng mộ cô và tưởng nhớ người anh hùng dân tộc. Mỗi người đều chuẩn bị cho mình một bài văn khấn mộ cô Sáu để cầu bình an và tài lộc.

Ngày trước, Côn Đảo lấy ngày 23/1 dương lịch hàng năm làm ngày giỗ Nữ liệt sĩ Võ Thị Sáu theo thông số giấy báo tử thời Pháp vào ngày cô hi sinh. Bắt đầu từ năm 2010 đến nay, mọi người dựa vào ngày 27/12 âm lịch làm ngày giỗ cô Sáu theo thông tin cập nhật từ Bảo tàng Côn Đảo.

Vào những ngày bình thường, du khách có thể tham quan nghĩa trang Hàng Dương và viếng mộ cô Sáu vào khoảng giờ Tý (lúc 11h đêm). Người dân trên đảo bảo nhau rằng đây là giờ khắc linh thiêng nhất để cô Sáu chứng giám cho những thỉnh cầu của du khách. Nghĩa trang lúc đó được thắp sáng đèn lung linh và huyền ảo tạo cho bạn một không gian tâm linh huyền bí và ấn tượng.

Lễ cô Sáu gồm những gì?

Bạn đến nghĩa trang Hàng Dương và ra lễ tại Đài tưởng niệm các chiến sĩ yêu nước trước khi đến lễ chính cô Sáu vào giờ Tý (11 giờ đêm).

Nghĩa trang được chia ra làm 4 khu là khu A, B, C và D. Khu A nghĩa trang Hàng Dương là khu mộ của những người yêu nước như Lê Hồng Phong, Nguyễn An Ninh,…

Mộ cô Sáu rất dễ tìm, vì đây là ngôi mộ mà nhiều người đến viếng thăm nhất. Bạn chỉ cần đi theo dòng người là đến được mộ cô. Giờ làm lễ linh thiêng nên có rất nhiều người, bạn nên đến sớm một chút để sắp xếp đồ lễ và chuẩn bị bài khấn viếng mộ cô Sáu. Mộ cô nhiều người viếng nên bạn hãy kiên nhẫn xếp hàng chờ đợi, tránh chen lấn và xô đẩy ở nơi linh thiêng.

Kinh nghiệm chuẩn bị lễ vật cúng/văn khấn cô Sáu

– Bạn có thể chuẩn bị lễ vật cúng cô Sáu tại nhà hoặc mua ở chợ trung tâm Thị trấn Côn Đảo. Một bộ lễ vật cúng cô Sáu đầy đủ sẽ bao gồm 7 món như sau:

1 nón lá

1 sấp giấy tiền vàng bạc tổng hợp

1 bộ lược gương

1 sấp các thỏi vàng

1 chai nước suối

1 bó nhàng

1 bó hoa trắng.

Bó hoa trắng là lễ vật quan trọng nhất, bởi lúc sinh thời cô Sáu rất yêu màu hoa trắng. Với những du khách có điều kiện hơn, họ sẽ chuẩn bị thêm bộ áo dài được may đo thật làm lễ vật.

– Sau khi mang những lễ vật này đến mộ cô Sáu, bạn đặt ngữa cái nón lá và sắp xếp lễ vật vào bên trong lòng nón rồi đặt lên mộ cô.

– Tiếp theo đó là thành tâm cầu nguyện cô Sáu ban cho điều mà mình mong muốn theo bài văn khấn đã chuẩn bị trước. Văn khấn cô Sáu Côn Đảo có nhiều bản khác nhau. Bạn có thể chuẩn bị một bài khấn riêng cho mình với những thông tin như sau: họ tên, nơi ở, khấn cho quốc gia, khấn cho mọi người và khấn xin cô Sáu ban cho sức khỏe, bình an, tài lộc hay tình duyên,…

– Sau khi đọc xong văn khấn bạn cúi lạy 3 lạy rồi bước ra ngoài hay đốt vàng tiền.

Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị thêm những lễ vật để viếng các anh hùng liệt sĩ khác. Những lễ vật đó bao gồm: cờ Tổ quốc, khăn rằn, mũ tai bèo, quần áo bộ đội. Hãy để lòng biết ơn của bạn sưởi ấm những chiễn sĩ yêu nước đang yên nghỉ nơi Côn Đảo.

Bài khấn viếng mộ cô sáu

Kính lạy:

Ngài Kim niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn thần, Kim Niên Hành Binh, Công Tào Phán Quan. Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương. Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa Tôn Thần. Các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần, Tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản ở trong xứ này.

Con là (tên của bạn)…………………………………………………………………. Địa chỉ…………………………………………………………………………………………………..

Sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Tôn thần, kính viếng vong linh là: Cô Sáu Phần mộ ký táng tại nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo.

Nay nhân ngày………………(Ví dụ: Cuối năm, hoặc Thanh minh, hoặc thăm mộ) con xin cúi lạy Thần Linh đất này, Thành Hoàng Bản Thổ nơi đây, đất lành chim đậu, đức dày thanh cao, giữ lành công lao, có kết có phát nhờ vào thần quan, tôn thần long mạch cao sang, nhị thập tứ hướng nhị thập tứ sơn quanh vùng.

Chọn đây an táng mộ phần, thỏa yên muôn thủa, hồng ân đời đời, gia ân mãi mãi không thôi, chúng con xin có vài lời cầu xin: Bái tạ thủ mộ thần quan, cho chân linh dưỡng cho hài cốt nguyên vẹn toàn, phù hộ con cháu trần gian, an khang mạnh khỏe ăn làm gặp may. Âm dương cách trở, bát nước nén hương, biểu tấm lòng thành, cúi xin chứng giám. Phục duy cẩn cáo!

(Khấn 3 lần rồi đốt vàng tiền).

Bài khấn tham khảo langdaninhvan

Một vài lưu ý khi đến nghĩa trang Hàng Dương viếng mộ cô Sáu

Nghĩa trang Hàng Dương và mộ cô Sáu là nơi thờ cúng linh thiêng nên bạn cần ăn mặc chỉnh tề, trang nghiêm, lịch sự khi đến viếng.

Giao tiếp nhỏ nhẹ, tránh nói to, nói tục, chửi bậy hay có những lời nói và hành vi không chuẩn mực.

Ngoài viếng thăm mộ cô Sáu, bạn nên đến thắp nhang cho những phần mộ khác trong nghĩa trang Hàng Dương. Vì tất cả họ đều là những anh hùng liệt sĩ hy sinh vì non sông Việt Nam.

Tiết thanh minh vào tháng 3 âm lịch hàng năm là thời điểm mà nhiều du khách đến viếng thăm mộ cô Sáu.

Thăm Mộ Cô Sáu Côn Đảo

Số điện thoại phòng vé tàu cao tốc Côn Đảo: 082 232 0178

Vài nét về cô Sáu và vị trí mộ cô Sáu ở đâu

Từ thuở còn đi học, hẳn ai cũng đã học hoặc nghe qua bài hát “Biết ơn chị Võ Thị Sáu”. Do đó, có lẽ ai trong chúng ta cũng đều được nghe qua về vị nữ anh hùng này. Cô Sáu chính là để chỉ Võ Thị Sáu.

Là một người con gái được sinh ra trong một gia đình truyền thống cách mạng ở Bà Rịa – Vũng Tàu, cô đã có những đóng góp không nhỏ cho lịch sử dân tộc trong thời kỳ chống Pháp. Cô Sáu đã bị bắt và xử tử tại vùng đất Côn Đảo khi chỉ mới 18 tuổi. Nhưng ý chí của cô đã trở thành động lực to lớn góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng dân tộc.

Lưu Ý: Mình giới thiệu nơi cung cấp bộ lễ cúng tâm linh uy tín & nhiều kinh nghiệm tại đảo: Đồ Cúng Như Ý. Điện thoại (24/24): 082.234567.3 & 0708.46.46.46 (Zalo)

Lý do bạn nên thăm mộ cô Sáu một lần

– Đầu tiên, là một người Việt Nam, chúng ta được sống và làm việc trong hòa bình chính nhờ sự hi sinh cao cả của những chiến sĩ anh dũng như cô Võ Thị Sáu. Đây là một biểu tượng của Côn Đảo để thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân đối với sự hy sinh đó.

– Lý do thứ hai chính là sự linh thiêng của ngôi mộ này. Theo quan niệm của người dân thì cô Sáu đã ra đi khi còn rất trẻ. Vào độ tuổi đẹp nhất của người con gái, cô đã nằm xuống cho chiến thắng của dân tộc. Do đó, mộ của cô rất linh thiêng cho việc cầu xin may mắn, tài lộc, sức khỏe,…

Nên đi mộ cô Sáu thời điểm nào?

– Nếu bạn có ý định muốn thăm mộ cô Sáu và dự lễ ở đây thì mình khuyên hãy đến vào ngày 27 tháng chạp âm lịch. Mặc dù trước đây người ta tổ chức ngày giỗ cô Sáu vào 23 tháng 1 dương lịch, tức ngày mất của cô, nhưng cho đến năm 2010 thì đã đổi ngày.

– Vì đây là một trong hai ngày giỗ lớn nhất của người dân Côn Đảo nên bạn cũng cần có một số chuẩn bị nhất định nếu có ý muốn đến đây. Bên cạnh các bài văn khấn mộ cô Sáu cầu bình an thì bạn cũng cần có một số đồ lễ nữa đó.

– Còn nếu vào ngày thường, bạn có thể đến tham quan ở nghĩa trang Hàng Dương, đồng thời viếng mộ cô vào giờ Tý (tức 11h đêm). Vì theo mình biết thì đây là giờ linh nhất. Nghĩa trang cũng được thắp sáng rất lung linh, huyền bí.

Lễ cô Sáu gồm những gì?

– Nghĩa trang Hàng Dương được chia làm 4 khu lần lượt là A, B, C, D. Trong đó, khu A là nơi dành riêng cho những chiến sĩ yêu nước đã hy sinh. Bạn có thể dễ dàng tìm được mộ của cô Sáu vì nơi đây được nhiều người đến viếng nhất.

– Kinh nghiệm cho bạn khi đến lễ vào giờ linh đó là nên chuẩn bị cho văn khấn cô Sáu Côn Đảo và sắp đồ lễ từ sớm. Hãy nhẫn nại khi xếp hàng và tránh chen lấn ở nơi linh thiêng. Lễ vật cúng cô Sáu đã được bán sẵn tại chợ trung tâm của Côn Đảo. Nên nếu bạn không có thời gian chuẩn bị thì hãy mua ở đây. Lễ bao gồm 7 món đầy đủ như sau:

1 sấp giấy tiền vàng tổng hợp

1 nón lá

1 bộ lược gương

1 chai nước suối

1 sấp các thỏi vàng

1 bó nhang

1 bó hoa cúng màu trắng

– Khi đã mang các lễ vật này đến thăm mộ cô Sáu, bạn hãy đặt ngửa chiếc nón lá, đồng thời sắp xếp các lễ vật vào trong đó rồi đặt lên mộ.

– Hãy thành tâm cầu nguyện với bài khấn viếng mộ cô Sáu mà bạn đã chuẩn bị từ trước. Bài khấn có thể bao gồm họ tên của bạn, nơi ở và điều bạn khấn cho ai, khấn về điều gì,…

– Sau khi khấn xong, hãy cúi 3 lạy để tỏ thành kính với người đã khuất và ra ngoài đốt tiền vàng.

– Bên cạnh đó, bạn hãy chuẩn bị thêm một số lễ để cúng các liệt sĩ khác, chẳng hạn: cờ tổ quốc, quần áo bộ đội,… Điều này thể hiện rằng bạn thật sự biết ơn, trân trọng các anh hùng liệt sĩ thay vì chỉ cúng vì bản thân.

Bài khấn viếng mộ cô sáu

Kính lạy:

Ngài Kim niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn thần, Kim Niên Hành Binh, Công Tào Phán Quan. Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương. Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa Tôn Thần. Các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần, Tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản ở trong xứ này.

Con là (tên của bạn)…………………………………………………………………. Địa chỉ…………………………………………………………………………………………………..

Sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Tôn thần, kính viếng vong linh là: Cô Sáu Phần mộ ký táng tại nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo.

Nay nhân ngày………………(Ví dụ: Cuối năm, hoặc Thanh minh, hoặc thăm mộ) con xin cúi lạy Thần Linh đất này, Thành Hoàng Bản Thổ nơi đây, đất lành chim đậu, đức dày thanh cao, giữ lành công lao, có kết có phát nhờ vào thần quan, tôn thần long mạch cao sang, nhị thập tứ hướng nhị thập tứ sơn quanh vùng.

Chọn đây an táng mộ phần, thỏa yên muôn thủa, hồng ân đời đời, gia ân mãi mãi không thôi, chúng con xin có vài lời cầu xin: Bái tạ thủ mộ thần quan, cho chân linh dưỡng cho hài cốt nguyên vẹn toàn, phù hộ con cháu trần gian, an khang mạnh khỏe ăn làm gặp may. Âm dương cách trở, bát nước nén hương, biểu tấm lòng thành, cúi xin chứng giám. Phục duy cẩn cáo!

(Khấn 3 lần rồi đốt vàng tiền).

Bài khấn tham khảo langdaninhvan

Những lưu ý khi viếng thăm mộ cô Sáu

– Vì địa điểm đến viếng là nghĩa trang, tức nơi ở của người đã khuất, nên bạn cần ăn mặc chỉnh tề, lịch sự khi thăm viếng.

– Tránh nói to hay chửi bậy hoặc có các hành vi thô tục.

– Tránh tình trạng xô đẩy, chen lấn khi đi viếng.

– Hãy thắp nhang cho một số phần mộ xung quanh vì tất cả đều là những vị anh hùng đã hi sinh cho dân tộc.

Mong rằng những thông tin ở trên có thể giúp bạn hiểu được ý nghĩa cũng như chuẩn bị đầy đủ cho buổi viếng thăm mộ cô Sáu. Hãy mang tâm trạng tôn trọng nhất khi đến thăm nơi đây để có những nguyện cầu thành tâm cho bản thân và gia đình.

Văn Khấn Khi Đi Thăm Mộ Chuẩn Xác Nhất

Văn khấn khi đi thăm mộ

Hàng năm, có rất nhiều dịp lễ để con cháu trong nhà ra thăm mộ người thân như Tết Thanh Minh, cuối năm… Nhiều khi, cũng không cần phải là dịp lễ tết nào cả, con cháu muốn đi thăm mộ ông bà, cha mẹ, đây thực sự là hành động thể hiện tấm lòng hiếu nghĩa, rất được ngợi khen.

Văn khấn khi đi thăm mộ

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào phán quan.

Ngài bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương.

Ngài bản xứ thần linh Thổ địa tôn thần.

Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ long mạch Tôn thần, Tiền Chu tước, Hậu Huyền vũ, Tả Thanh long, Hữu Bạch hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản ở trong xứ này.

Con là: …..

Địa chỉ: …..

Sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Tôn thần,

Kính viếng vong linh là:(Tên của Ông, bà, cha mẹ v.v…):…..

Tạ thế ngày ….. tháng ….. năm …..

Phần mộ ký táng tại …..

Nay nhân ngày….. (Ví dụ: Cuối năm, hoặc Thanh minh, hoặc thăm mộ) con xin cúi lạy Thần linh đất này, Thành hoàng bản thổ nơi đây, đất lành chim đậu, đức dày thanh cao, giữ lành công lao, có kết có phát nhờ vào thần quan, tôn thần long mạch cao sang, nhị thập tứ hướng nhị thập tứ sơn quanh vùng.

Chọn đây an táng mộ phần, thỏa yên muôn thủa, hồng ân đời đời, gia ân mãi mãi không thôi, chúng con xin có vài lời cầu xin: Bái tạ thủ mộ thần quan, cho chân linh dưỡng cho hài cốt nguyên vẹn toàn, phù hộ con cháu trần gian, an khang mạnh khỏe ăn làm gặp may. Âm dương cách trở, bát nước nén hương, biểu tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Phục duy cẩn cáo!

Một Chuyến Viếng Thăm Mộ Cha Bửu Diệp

Nhân dịp lễ giỗ 65 năm của cha Phanxicô Trương Bửu Diệp(12/ 03/1946 – 12/ 03/2011) Chúng tôi cảm thấy hân hoan và vui mừng ghi lại những hồng ân Chúa ban qua sự cầu thay nguyện giúp của cha.

Vợ chồng tôi trong chuyến về thăm quê hương Việt Nam sau nhiều năm xa cách. Mục đích của chuyến đi là tham dự thánh lễ bế mạc năm thánh tại linh địa La Vang ngày sáu tháng giêng năm 2011…

Sau khi hành hương linh địa La Vang chúng tôi về thăm Sài Gòn và có ý định viếng thăm mộ cha Trương Bửu Diệp ở Giáo Xứ Tắc Sậy tỉnh Bạc Liêu trước khi trở lại Canada.

Tối hôm đó khi lên giường, ngón chân cái của tôi tự dưng bị sưng và đau nhói trong xương (tôi hay bị bịnh gout). Tôi nhủ thầm với cha Diệp: “Nếu ngày mai thức dậy mà chân còn đau thì con sẽ ở nhà, không đi thăm cha nữa.”

Sá ng hôm sau thức dậy, tôi không còn cảm thấy đau chân nữa, tôi liền nghĩ trong đầu: “Chắc là cha Diệp muốn chúng tôi đi thăm ngài đây” nên ngài làm cho tôi hết đau.

Thường thường khi bị đau thấp khớp ngón chân, ít nhất là ba ngày mới có thể đi lại như bình thường. (mà còn phải uống thuốc nữa chứ)

Thế là chúng tôi an tâm mướn xe Taxi khởi hành từ Sài Gòn lúc 1 giờ trưa đến 8 giờ tối thì đến giáo xứ Tắc Sậy. Nhà thờ và nơi an nghỉ mới của cha được xây cất lại rất lớn và rất đẹp. Chúng tôi thăm viếng nhà thờ và cầu nguyện nơi mộ cha khoảng một tiếng đồng hồ rồi tìm khách sạn để ngủ qua đêm.

Bốn giờ sáng chúng tôi thức dậy để chuẩn bị tham dự thánh lễ lúc 5 giờ sáng. Trong thánh lễ có lẽ là người lạ tới cho nên chúng tôi bị muỗi tấn công liên tiếp.

Tôi nhìn sang mấy người khác thì thấy họ cứ vô tư tham dự thánh lễ thật là sốt sắng. Còn tôi thì phải lo chiến đấu với mấy con muỗi lì lợm nên bị lo ra.

Mặc dù khó chịu với mấy con muỗi tôi cố gắng tham dự thánh lễ cho đến giây phút chót. Đến khi cha ban phép lành cuối lễ tôi mừng quá, mau đi ra ngoài để khỏi bị bọn muỗi tấn công.

Sau thánh lễ chúng tôi đến mộ cha cầu nguyện và không quên mua hai chai nước suối mang đến đặt lên mộ xin cha ban phép lành để có lúc dùng tới…

Mặc dù cầu nguyện cũng đã lâu và xin khấn cũng nhiều rồi…nhưng chúng tôi vẫn còn luyến tiếc…cứ đi lòng vòng chưa muốn về… cảm thấy thiếu một cái gì đó…

Cuối cùng chúng tôi cùng đành phải ra về. Nhưng khi đi ngang qua dãy nhà ra ngoài cổng. Chúng tôi nhìn thấy tấm bảng chỉ dẫn “Văn phòng xin lễ khấn” mặc dù đã bỏ tiền vào các hộp khấn. Nhưng chúng tôi muốn xin lễ thêm, dù sao xin thánh lễ vẫn tốt hơn.

Trong lúc nhà tôi đang xin lễ với Sr phụ trách. Tôi đến bàn thờ nơi có hình cha Diệp và mấy tấm vá n hòm cũ của ngài khi giáo xứ cải mộ ngài đến mộ mới. Tôi chợt nhìn thấy tượng ngài đang ngồi đọc sách ở góc tường. Thấy bức tượng cũng hay hay, tôi nói nhà tôi chụp hình tôi với tượng ngài để kỷ niệm.

Khi chụp xong, tôi nhìn vào cuốn sách mà ngài đang cầm. Tôi giật bắn người lên vì câu đó viết như sau: “Đứng dậy về đi! lòng tin của anh đã cứu chữa anh”. Tôi liền gọi vợ tôi đến để xem hàng chữ đó. Đọc xong nhà tôi cùng có ý nghĩ giống như tôi. Cha Diệp đã nhắn nhủ với chúng tôi một thông điệp thật tuyệt vời. Hai đứa nhìn nhau mà tâm hồn cảm thấy vui chi lạ. Lúc đó chúng tôi mới an tâm ra về.

Chúng tôi trở lại Canada ngày 27/01/2011 nhằm ngày thứ năm. Hai ngày hôm sau chúng tôi có ý định đi thăm anh chị của chúng tôi là a/c Linh – Mến. Chị Mến có Hepatitis C đang ở thời kỳ nguy hiểm. Bác sĩ đang điều trị bằng cách chích thuốc một tuần một lần và chích khoảng 48 tuần. Mỗi lần chích thuốc là mỗi lần y như lên đoạn đầu đầu đài. Thuốc nó hành chị đau bụng còn hơn “đau đẻ” nữa và cơn đau còn kéo dài từ hai cho tới ba ngày.

Nghe tình trạng của chị như thế, chúng tôi dự định mang nước suối (đã đặt trên mộ cha Diệp) cho chị uống và xin cha chữa lành cho chị. Trước khi đi tôi hỏi nhà tôi có hình cha Diệp không? Mang hình cha và nước đi thì tốt hơn. Nhà tôi ngập ngừng vì không biết kiếm ở đâu? (vì mười năm trước chúng tôi có chuộc hình của ngài, nhưng mà không nhớ để đâu?). Tuy nhiên nhà tôi vẫn mở tủ để kiếm. Nhưng khi mới mở cửa tủ thì bỗng nhiên có một cái gì rơi xuống trước mặt. Chúng tôi đều nhìn xem coi đó là gì? Cả hai chúng tôi đều sững sờ, vì đó là hình cha Trương Bửu Diệp.

Chúng tôi mở cửa tủ này hằng ngày, nhưng không có gì đặc biệt hết. Thế mà chiều nay xảy ra một hiện tượng thật là hi hữu. Quả thực ngài “linh thiệt” ngài biết chúng tôi đang muốn tìm hình ngài nên đã khiến cho tấm hình rơi xuống trước mặt chúng tôi…Thế là chúng tôi hân hoan mang hình cha Diệp và nước suối đến nhà chị.

Chúng tôi kể câu chuyện về tấm hình của cha cho chị nghe. Chị xúc động và tin nơi cha lắm. Sau đó chúng tôi đọc kinh cầu nguyện và cho chị uống nước suối, đồng thời hôn kính hình cha và xin ngài cầu thay nguyện giúp cho chị mau được lành bịnh.

Khoảng hai tuần sau. Tôi nhận được điện thoại của chị với giọng nói thật là hân hoan và vui mừng. Chị nói: Sáng nay chị đi bác sĩ để khám tổng quát sau ba lần chích thuốc diệt vi trùng viêm gan loại C. Sau khi thử nghiệm và nhìn kết quả. Bác sĩ cứ nhìn chị và nói “Amazing, amazing and amazing… virus had gone almost 90%… after only three weeks of treatment.”

Chị nói cứ như hét lên ở trong phone, cha Diệp đã cứu chị rồi. Lúc thì cười lúc thì khóc chị tôi nói nhiều lắm. Tôi vừa nghe chị nói vừa thầm nhủ trong lòng với cha Diệp. Cha ơi, cám ơn cha nhiều lắm, cha đã cứu chị con.

Thông thường thì phải điều trị và chích thuốc trong 48 tuần thì mới có hiệu quả. Tuy nhiên không phải ai cũng có kết qủa tốt. Nay mới có 3 tuần điều trị mà vi trùng loại C trong gan của chị đã giảm xuống còn 10%.

Tạ ơn Chúa, Đức Mẹ La Vang, Cha Trương Bửu Diệp đã cho chúng con một chuyến về thăm quê hương đầy đủ ý nghĩa và ban mọi ơn lành cho gia đình chúng con. Nguyện cầu để các song nguyền khắp nơi, các gia đình cần ơn nâng đỡ, và các tâm hồn lao đao khó khăn, tất cả đều được Ơn che chở của Thánh Gia, qua lời chuyển cầu của Cha Trương Bửu Diệp!

Phêrô Phạm Văn Trung & Maria Phạm Thị Quý,

Song Nguyền Toronto, Canada

( nguồn : https://www.dung lac.org/index.php?m=h…etail&ia=16477 )

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Thăm Mộ Cô Sáu

Côn Đảo là một vùng đất nằm cách xa đất liền, nơi từng được mệnh danh là địa ngục trần gian khiến người người khiếp sợ. Trải qua một thời gian dài, Côn Đảo ngày nay đã thay da, đổi thịt, trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng. Bạn có thể tìm đến đây để hưởng cảm giác yên bình, hòa cùng thiên nhiên, thưởng thức hải sản tươi ngon,… Ngoài ra phải kể đến một trong những hoạt động mà du khách ưu tiên khi đến Côn Đảo đó là thăm mộ Cô Sáu và thắp cho cô một nén hương.

Cô Sáu ở đây chính là nữ anh hùng Võ Thị Sáu. Cô sinh năm 1933 tại huyện Đất Đỏ, thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Được nuôi dưỡng và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, nữ liệt sĩ đã có nhiều đóng góp không nhỏ trong việc bảo vệ đất nước và giải phóng dân tộc.

Mặc dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng bằng trí thông minh, lòng gan dạ của mình, cô Sáu đã phát hiện và tiêu diệt biết bao nhiêu kẻ địch trên địa bàn. Trong một lần làm nhiệm vụ, cô đã bị chỉ điểm và bắt giam.

Trải qua gần ba năm tù ải, tra tấn tại Côn Đảo, chính quyền thực dân Pháp quyết định giáng xuống đầu nữ anh hùng án tử. Khi ấy, cô Sáu chỉ mới 18 tuổi.

Thực dân Pháp những tưởng có thể làm cô Sáu run sợ. Nhưng điều chúng không thể ngờ là cô Sáu lại hiên ngang đối diện với họng súng của kẻ thù. Cái chết của cô hoàn toàn không khiến các chiến sĩ cách mạng bị lung lay. Trái lại, nó còn thổi bùng lên ngọn lửa quyết tâm chiến đấu vì dân tộc trong mỗi người.

Mộ cô Sáu ở đâu và nên đi mộ cô Sáu thời điểm nào luôn là câu hỏi mà những du khách lần đầu đến Côn Đảo đặt ra. Nơi yên nghỉ của cô được đặt cùng với các chiến sĩ cách mạng khác ở khu A của nghĩa trang Hàng Dương.

Mỗi năm, trên đảo sẽ có hai ngày lễ cúng lớn: đó là ngày giỗ cô Sáu và giỗ bà Phi Yến.

Ngày giỗ cô Sáu sẽ được tổ chức vào 27 tháng chạp âm lịch. Người dân từ khắp nơi trên Côn Đảo sẽ về đây, dâng lễ và hương để bày tỏ lòng thành kính của mình.

Nhiều người thường có suy nghĩ nghĩa trang là nơi âm u và chỉ nên viếng mộ vào buổi sáng. Thế nhưng, thời điểm thích hợp nhất để bạn ghé thăm mộ cô Sáu lại có chút khác biệt.

Người dân Côn Đảo cho rằng, mộ cô Sáu sẽ trở nên linh thiêng nhất vào giờ Tý (tức 11h đêm).

Mỗi ngày, sẽ có hàng trăm du khách đến nghĩa trang Hàng Dương vào thời điểm này. Không khí nơi đây cũng vì thế mà trở nên ấm áp, pha chút huyền bí lạ thường.

Không một người dân Côn Đảo nào lại không biết đến mộ cô Sáu. Thậm chí, người dân ở đây còn coi cô Sáu giống như một nữ thần bảo vệ hòn đảo. Có rất nhiều nguyên nhân lý giải cho việc này.

Cô Sáu là một nữ anh hùng đã hi sinh từ rất trẻ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi tay thực dân Pháp. Tinh thần bất khuất, ý chí ngoan cường ngay cả khi đứng trước họng súng của quân thù đã khiến người dân nơi đây vô cùng kính phục.

Thêm vào đó, dân Côn Đảo quan niệm rằng, người thiếu nữ chết trẻ thường rất linh. Cũng có rất nhiều những câu chuyện kỳ bí được lưu truyền về mộ của cô Sáu do người dân từ đời này sang đời khác kể lại. Điều này khiến dân Côn Đảo nói riêng và du khách nói chung tìm đến mộ của cô thắp hương, dâng lễ.

Có người thì cầu tài lộc, có người lại cầu bình yên,… Và kỳ lạ là sau khi cúng bái cô Sáu xong, trong lòng mỗi người lại cảm thấy thanh thản đến lạ thường.

Du khách đến thăm mộ cô Sáu tại nghĩa trang Hàng Dương sẽ không cần phải mất quá nhiều thời gian mới tìm được ngôi mộ. Bởi mộ cô Sáu là điểm đến thu hút nhiều du khách nhất tại nghĩa trang. Xuôi theo dòng người mang theo những lễ vật cúng cô Sáu, bạn sẽ bắt gặp một ngôi mộ tuy có phần đơn giản nhưng lại toát lên vẻ trang nghiêm.

Có 7 món đồ cúng mà bạn cần mang theo khi đến đây, đó là:

Một bó nhang

Sấp các thỏi vàng

Tiền vàng

Một nón lá nhỏ

Bộ lược gương

Chai nước suối

Hoa cúng màu trắng

Những món này bạn hoàn toàn có thể mua được từ bên ngoài chợ

Bên cạnh việc mang theo đồ cúng thì chuẩn bị kỹ lưỡng văn khấn cô Sáu Côn Đảo trước khi đến cũng là việc cần thiết.

Trước khi bắt đầu khấn, bạn hãy bỏ vào bên trong chiếc nón lá những lễ vật còn lại.

Một bài khấn viếng mộ cô Sáu đơn giản sẽ bao gồm đầy đủ họ và tên cũng như nơi ở của bạn. Nếu như bạn muốn cầu khấn cho người khác, hãy nói rõ ràng tên của người ấy. Sau khi cầu nguyện về điều ước của mình, hãy vái cô Sáu 3 cái và ra ngoài đốt tiền vàng.

Mộ cô Sáu nói riêng và nghĩa trang Hàng Dương nói chung là một nơi thiêng liêng. Do đó, bạn cần ăn mặc lịch sự khi đến nơi.

Hãy xếp hàng trật tự và nói chuyện nhỏ nhẹ để thể hiện lòng kính trọng với người đã khuất.

Bạn có thể thắp nhang và dâng những món đồ như cờ tổ quốc hay đồ bộ đội để viếng mộ của các chiến sĩ cách mạng ở quanh mộ cô Sáu.

Hi vọng với những chia sẻ trên của mình sẽ giúp ích được cho bạn trong chuyến đi đến thăm mộ cô Sáu. Chúc bạn có một chuyến đi đến Côn Đảo thật vui và tràn đầy ý nghĩa.

Cập nhật thông tin chi tiết về Thăm Mộ Bác Giáp Chiều 27/10 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!