Xu Hướng 12/2023 # Tết Nguyên Đán 2023: Tìm Hiểu Nghi Lễ Cúng Giao Thừa 3 Miền (Phần Ii) # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tết Nguyên Đán 2023: Tìm Hiểu Nghi Lễ Cúng Giao Thừa 3 Miền (Phần Ii) được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

3. Chi tiết về mâm cỗ cúng Giao thừa ở miền Trung

Trong thời khắc chuyển gia giữa năm cũ và năm mới tại miền Trung, bạn sẽ được chứng kiến một không gian thờ phượng trang nghiêm, mâm cúng đầy đặn cùng với hương trầm được toả ra ngào ngạt.

Trong mâm cỗ cúng Giao thừa của các gia đình tại miền Trung thì gà luộc, bánh chưng và bánh nếp là những món không thể nào thiếu. Ngoài ra, mâm cỗ còn có sự hiện diện của các món ăn đặc trưng khác như dưa món, giò lụa Huế, thịt đông, bát canh măng khô, cá chiên hoặc một đĩa ram… Với một số gia đình khác cầu kỳ hơn trong việc chuẩn bị mâm cỗ cúng đêm Giao thừa dịp Tết nguyên đán sẽ có thêm món cuốn diếp gỏi ngó sen, gỏi bao tử, bánh răng bừa, chả tôm, nem lụi hoặc xà lách gân bò,… để dâng cúng lên tổ tiên với tất cả lòng thành kính.

Bắt đầu từ thời khắc đêm Giao thừa, trên bàn thờ của gia đình miền Trung luôn nghi ngút bởi trầm hương và ánh đèn. Với sự chuẩn bị vô cùng chu đáo và cầu kỳ trong nghi lễ và mâm cỗ cúng, họ mong muốn có một năm mới với nhiều điều bất ngờ và may mắn đang ở phía trước.

4. Điều đặc biệt trong mâm cỗ cúng đêm giao thừa của gia đình miền Nam

Mâm cỗ cúng đêm Giao thừa mỗi dịp Tết nguyên đán của gia đình người miền Nam thường được thực hiện đơn giản với đồ nguội là phổ biến bởi đặc trưng vùng miền của mình. Một mâm cỗ cúng của người miền Nam sẽ bao gồm: mâm Ngũ quả, hoa vạn thọ, hai cây nên hoặc đèn cầy, lư hương, giấy tiền bạc cùng một trái dừa tươi đã chặt sẵn. Một số gia đình chuẩn bị mâm cúng Giao thừa đầy đủ hơn sẽ có thêm thủ lợn luộc, một con gà trống lộc, đĩa xôi, bánh chưng, chè và kèm theo một bắp cải thảo… tất cả các món trên được bày biện một cách trang trọng và đặt ở trước cửa nhà.

Khi đồng hồ điểm thời khắc Giao thừa sang năm mới, gia chủ sẽ thắp đèn, rót rượu và khấn vái cầu mong những điều tốt đẹp, may mắn và sức khoẻ đến với cả gia đình.

5. Lưu ý không thể bỏ qua khi sắp xếp đồ cúng đêm Giao thừa

Thứ nhất, không nên bày mâm cỗ ngay trên ban thờ của gia đình, chúng vừa khiến ban thờ trở nên chật chội hơn, vừa đánh mất sự tôn nghiêm vốn có cho khu vực thờ phượng. Để thuận tiện cho việc bày mâm cỗ cúng đêm Giao thừa, hãy đặt một chiếc bàn nhỏ bên dưới ban thờ.

Thứ hai, trên bàn thờ chỉ nên đặt hoa, trái cây cùng ít tiền vàng mã mang ý nghĩa tượng trưng. Ngoài ra, bạn có thể đặt thêm bánh chưng hoặc xôi chè lên ban thờ chính nếu có khoảng trống đủ rộng.

Thứ ba, khi bày mâm Ngũ quả để cúng gia tiên, bạn nên chọn những loại quả có độ bóng và đặc biệt vừa đủ chín. Không nên bày hoa quả nhựa hoặc những loại trái cây còn quá xanh. Bên cạnh đó, mâm Ngũ quả phải đặt ở hai bên để bát hương lộ ra thì mới mong đón được trục khí chính.

Thứ tư, không nên đặt cành vàng lá ngọc nên ban thờ bởi chúng mang trường khí âm rất bất lợi. Ngay cả hoa tươi cũng không nên cắm quá nhiều loại hoa với nhau, chúng làm giảm đi sự thanh thoát và đánh mất sự trang nghiêm của nơi thờ tự.

Thứ năm, tất cả các món lễ vật trong mâm cỗ cúng giao thừa đón Tết nguyên đán 2023 cần được chuẩn bị thật chu toàn trước thời khắc 12h, đặc biệt tránh sự cẩu thả và hấp tấp khi chuẩn bị vì phạm phải những điều kiêng kỵ linh thiêng.

Thứ sáu, khi thực hiện nghi lễ cúng Giao thừa ngoài trời, gia chủ cần chú ý đọc đúng tên của các vị quan Hành khiển trong năm. Bởi việc nhầm lẫn hoặc đọc sai tên là thể hiện sự thiếu tôn kính của gia đình bạn đối với các vị thần. Các vị quan trong năm 2023 sẽ cai quản nhân gian là Lưu vương hành khiển, Ngũ ôn hành binh chi thần và Nguyễn tào phán quan. Bạn cần ghi nhớ để khấn đúng tên tuổi của các vị quan này trong lễ cúng Giao thừa ngoài trời để thể hiện sự thành tâm và tránh được sai lầm phạm thượng.

Thứ bảy, sau khi thực hiện xong lễ cúng và ngoài trời và hạ lễ, bạn hãy mang đĩa gạo và muối trắng đặt trên mâm ra vãi vào khoảng không trên ban công hoặc trước cửa nhà. Với những gia đình ở chung cư không có diện tích và ban công lớn thì bạn có thể rắc gạo và muối ở ngay trước sảnh tầng 1.

Tổng hợp: Thảo Trần

Tết Nguyên Đán, Cúng Giao Thừa Sao Cho Đúng Nghi Lễ

Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày Mồng 1 tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), Trong đó, thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết. Đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, được gọi là Giao thừa.

Cúng giao thừa

Thông thường, người ta thường làm hai lễ cúng trong và ngoài trời. Lễ cúng trong nhà ngay tại bàn thờ gia tiên, ngoài trời là mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Ngoài ra, có một số gia đình còn có thêm 1 mâm dành cúng chúng sinh, những cô hồn lang thang không nơi nương tựa.

Cúng Giao thừa ngoài trời

Theo quan niệm của người xưa, việc cúng ngoài trời sẽ giúp “lễ trừ khử tà ma” linh thiêng hơn.

Cúng Giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên binh (12 vị Hành khiển). Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được.Nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà. Hết một năm, vị Hành khiển cũ đã cai quản Hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống sẽ cai quản Hạ giới trong năm mới. Mỗi năm có một vị, sau 12 năm thì các vị Hành khiển sẽ luân phiên trở lại.

Mười hai vị Hành khiển và Phán quan

Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn Hành Binh chi Thần, Lý Tào Phán quan.

Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam thập lục phương Hành Binh chi Thần, Khúc Tào Phán quan.

Năm Dần: Ngụy Vương Hành Khiển, Mộc Tinh chi Thần, Tiêu Tào Phán quan.

Năm Mão: Trịnh Vương Hành Khiển, Thạch Tinh chi Thần, Liêu Tào Phán quan.

Năm Thìn: Sở Vương Hành Khiển, Hỏa Tinh chi Thần, Biểu Tào Phán quan.

Năm Tỵ: Ngô Vương Hành Khiển, Thiên Hải chi Thần, Hứa Tào Phán quan.

Năm Ngọ: Tấn Vương Hành Khiển, Thiên Hao chi Thần, Nhân Tào Phán quan.

Năm Mùi: Tống Vương Hành Khiển, Ngũ Đạo chi Thần, Lâm Tào Phán quan.

Lễ vật gồm:

Thủ lợn hoặc con gà

Bánh chưng,bánh tét

Mứt kẹo, trầu cau.

Hoa quả, rượu nước và vàng mã,

Đôi khi có cỗ mũ của Đại Vương Hành Khiển.

Lễ thì “quý hồ tinh bất quý hồ đa”. Nhà nghèo chỉ cần chén rượu, nén hương là tất dạ lòng thành. Sau khi cúng Giao thừa xong, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết. Ở Nam bộ, Thổ Công được thay bằng Ông Địa và thờ ở dưới đất.

Sau khi cúng xong, xem như Tết thực sự đã đến với gia đình

Cúng Giao thừa trong nhà

Cúng Giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên.Vào chính thời khắc giao thừa vừa tới sau khi cúng ngoài trời. Nhằm cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới.

Mâm lễ gồm:

Các món ngày Tết được chế biến tinh khiết, trang nghiêm:

Cỗ mặn:

Bánh chưng

Giò – chả

Thịt gà

Xôi đậu xanh

Các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình.

Cỗ ngọt và chay:

Hương, hoa, đèn nến

Bánh kẹo

Mứt Tết

Rượu trà

Dịch Linh

Bài Cúng Giao Thừa Tết Nguyên Đán Năm 2023

Nếu gia đình chưa có bàn thờ Phật, thì không sắm lễ cúng Phật, nhưng vẫn đọc phần cúng Phật, khi đọc thì hướng tâm tới Phật, nguyện dâng tất cả lễ đã sắm để cúng Phật, rồi thừa lộc Phật, vẫn hiến cúng được cho chư Thiên, chư Thần và các vong linh.Không bày lễ cúng ngoài sân, vì đã cúng tất cả trong nhà.Có hai cách khấn cúng:1. Dành cho trường hợp cúng lễ, nhưng không có thời gian tụng kinh.2. Dành cho trường hợp cúng lễ, có thời gian tụng kinh.Đồ Lễ & Cách Sắp Lễ– Trà: Pha nước trà có hương thơm.– Thực: Bánh chưng đã bóc bỏ lá (Một chiếc chia làm ba phần dâng cúng: Phật; chư Thiên, chư Thần Linh; vong linh).– Một cốc sữa tươi, đặt cúng bên lễ cúng gia tiên.

Lưu Ý: Các đàn cúng lễ không sát sinh, không đốt tiền vàng, mã, giấy sớ.

Mâm cúng giao thừa ngày Tết

B. Nghi Thức Cúng Lễ 1. Cúng Lễ Không Tụng Kinh

(Cắm hương chắp tay đọc)

Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chư Phật ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 lễ)Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Chính Pháp ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 lễ)Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Tăng bậc Hiền Thánh ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 lễ)

Văn Khấn Giao Thừa

(Đọc chú Biến thủy, Biến thực)Chú biến thực: Nam mô tát phạ đát tha, nga đá phả rô chỉ đế, ám tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (7 lần)Chú biến thủy: Nam mô tô rô bà ra đát tha nga đá ra đát điệt tha án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô sa bà ha. (7 lần)Phổ cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (7 lần)

(Cúng dường Tam Bảo: Nếu gia đình phát tâm cúng dường Tam Bảo về chùa thì đọc tiếp, nếu không cúng dường thì không đọc)Sang canh năm mới…., chúng con muốn cho gia đình một năm được tăng trưởng phúc lành, mọi sự cát tường, tiêu trừ nghiệp chướng, nên chúng con thành tâm tu bồi cội phúc bằng cách cúng dường hộ trì Tam Bảo, để hưởng phúc lành từ nơi tu tập của chư Tăng tại chùa… (nếu tại Chùa Ba Vàng thì đọc: Chùa Ba Vàng, Phường Quang Trung, Tp Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh) với tâm nguyện cho chư Tăng được tứ sự như ý phù hợp với việc tu tập để hồi hướng công đức cúng dường của gia đình con đến cho chư Thiên, chư Thần Linh, chư vong linh.– Chúng con cúng dường Tam Bảo với số tiền là … để hồi hướng phúc đến cho chư Thiên, chư Thần Linh tại nơi đất ở thuộc gia đình.– Chúng con cúng dường Tam Bảo với số tiền là … để hồi hướng cho chư vong linh gia tiên tiền tổ nội ngoại đôi bên họ: …… (và vong linh thai nhi)– Chúng con cúng dường với số tiền là … để hồi hướng cho chư vong linh có duyên tại nơi đất ở của gia đình tại địa chỉ …– Chúng con cúng dường Tam Bảo với số tiền là … để hồi hướng phúc đến cho chư vong linh oan gia trái chủ, hợp duyên, oán kết của cả gia đình.

(Nếu trong gia đình có người cần cầu sức khỏe hoặc công danh hoặc thi cử…. thì đọc tiếp:Chúng con cúng dường Tam Bảo với số tiền là… để hồi hướng phúc đến cho (tên)… được….).

Chúng con cũng nguyện cầu cho tất cả các chúng chư Thiên, chư Thần Linh, chư vong linh mà chúng con hiến cúng, được kết duyên pháp lữ với gia đình chúng con, đời đời kiếp kiếp trợ duyên cho nhau tu hành cho tới ngày thành Phật.Con cũng xin hồi hướng phúc lành đến cho gia đình chúng con (nguyện gì đọc nấy)….. và cùng nhau tinh tấn tu hành theo Chính Pháp của Phật, cho tới ngày liễu thoát luân hồi sinh tử.Con xin phát nguyện, sẽ dâng cúng lễ vật thực trong (3, 4, 5,….)…. ngày tết, mỗi ngày một lần, tuỳ vào thời gian trong ngày chúng con sắp xếp được. Đến ngày….. chúng con xin làm lễ cúng mãn tết.

Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!

HẾT

2. Cúng Lễ Có Tụng Kinh

(Cắm hương xong, quỳ gối, chắp tay đọc)

Nguyện HươngNguyện đem lòng thành kínhGửi theo đám mây hươngPhảng phất khắp mười phươngCúng dường ngôi Tam BảoThề trọn đời giữ đạoTheo tự tính làm lànhCùng pháp giới chúng sinhCầu Phật từ gia hộTâm bồ đề kiên cốTrí tu đạo vững bềnXa biển khổ nguồn mêChóng quay về bờ giácNam Mô Hương Cúng Dường Bồ TátNam Mô Hương Cúng Dường Bồ TátNam Mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát!

Văn Khấn Giao Thừa

Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chư Phật ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 lễ)Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Chính Pháp ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 lễ)Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Tăng bậc Hiền Thánh ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 lễ)

Tán PhápPháp Phật sâu mầu chẳng gì hơn,Trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp.Nay con nghe thấy vâng gìn giữ,Nguyện hiểu nghĩa chân đức Thế Tôn.Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (3 lần)

KINH ĐIỀM LÀNH TỐI THƯỢNG(Mangala Sutta)

Chính tôi được nghe như vầy: Một thời Thế Tôn trú tại nước Xá Vệ (Sàvatthi), ở Vườn Kỳ Đà (Jetavana), khu vườn ông Cấp Cô Độc (Anàthapindika). Rồi một Thiên tử, khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng, đi đến đảnh lễ Đức Thế Tôn. Sau khi đảnh lễ xong liền đứng sang một bên cung kính bạch Đức Thế Tôn với bài kệ:

Nhiều Thiên tử và người,Suy nghĩ đến điềm lành,Mong ước và đợi chờ,Để sống đời an lạc,Xin Ngài hãy nói lên,Về điềm lành tối thượng.

Đức Thế Tôn dạy rằng:1. Không thân cận kẻ ngu,Nên gần gũi bậc Trí,Tôn kính người Hiền Thiện,Là điềm lành tối thượng.

Ai sống được như thế,Không chỗ nào thất bại,Đến đâu cũng an lành,Luôn luôn được hạnh phúc.Vị Thiên tử nghe xong, đảnh lễ Đức Thế Tôn và hoan hỉ phụng hành.Nam Mô Độ Nhân Sư Bồ Tát! (3 lần)

Mười Hạnh Phổ HiềnĐệ tử chúng con tùy thuận tu tập theo mười nguyện lớn của đức Phổ Hiền Bồ Tát:Một là kính lễ chư PhậtHai là xưng tán Như LaiBa là rộng tu cúng dườngBốn là sám hối nghiệp chướngNăm là tùy hỷ công đứcSáu là thỉnh Phật chuyển PhápBảy là thỉnh Phật trụ thếTám là thường theo học PhậtChín là hằng thuận chúng sinhMười là hồi hướng khắp tất cả.

(Đọc Biến thủy, Biến thực)Chú biến thực: Nam mô tát phạ đát tha, nga đá phả rô chỉ đế, ám tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (7 lần)Chú biến thủy: Nam mô tô rô bà ra, đát tha nga đá ra, đát điệt tha, án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô sa bà ha. (7 lần)Phổ cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (7 lần)

(Cúng dường Tam Bảo: Nếu gia đình phát tâm cúng dường Tam Bảo về chùa thì đọc tiếp, nếu không cúng dường thì không đọcSang canh năm mới…., chúng con muốn cho gia đình một năm được tăng trưởng phúc lành, mọi sự cát tường, tiêu trừ nghiệp chướng, nên chúng con thành tâm tu bồi cội phúc bằng cách cúng dường hộ trì Tam Bảo, để hưởng phúc lành từ nơi tu tập của chư Tăng tại chùa…… (nếu tại Chùa Ba Vàng thì đọc: Chùa Ba Vàng, Phường Quang Trung, Tp Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh) với tâm nguyện cho chư Tăng được tứ sự như ý phù hợp với việc tu tập để hồi hướng công đức cúng dường của chúng con đến các vị chư Thiên, chư Thần Linh và các vong linh.– Chúng con cúng dường Tam Bảo với số tiền là….. để hồi hướng phúc đến cho chư Thiên, chư Thần Linh tại nơi đất ở của gia đình.– Chúng con cúng dường Tam Bảo với số tiền là… để hồi hướng cho chư vong linh gia tiên tiền tổ nội ngoại đôi bên họ:…… (cùng vong linh thai nhi)– Chúng con cúng dường với số tiền là… để hồi hướng cho chư vong linh có duyên tại nơi đất ở của gia đình tại địa chỉ….– Chúng con cúng dường Tam Bảo với số tiền là… để hồi hướng phúc đến cho chư vong linh oan gia trái chủ, hợp duyên, oán kết của cả gia đình.

(Nếu trong gia đình có người cần cầu sức khỏe hoặc công danh hoặc thi cử…. thì đọc tiếp:Chúng con cúng dường Tam Bảo với số tiền là… để hồi hướng phúc đến cho (tên)… được…. ).

Sang canh năm mới, con cũng nguyện cầu cho tất cả các chúng chư Thiên, chư Thần Linh, chư vong linh mà chúng con hiến cúng, được kết duyên pháp lữ với chúng con, đời đời kiếp kiếp trợ duyên cho nhau tu hành cho tới ngày thành Phật.Con cũng xin hồi hướng phúc lành đến cho gia đình chúng con (nguyện gì đọc nấy)….. và cùng nhau tinh tấn tu hành theo Chính Pháp của Phật, cho tới ngày liễu thoát luân hồi sinh tử.Chúng con xin phát nguyện sẽ dâng cúng lễ vật thực trong (3, 4, 5,….)… ngày tết, mỗi ngày một lần, tuỳ vào thời gian trong ngày chúng con sắp xếp được. Đến ngày….. chúng con xin làm lễ cúng mãn tết.Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!

Nguyện ngày an lành đêm an lànhNgày đêm sáu thời thường an lànhTrong tất cả thời thảy an lànhNguyện ngôi Thượng Sư thương nhiếp thọ

Nguyện ngày an lành đêm an lànhNgày đêm sáu thời thường an lànhTrong tất cả thời thảy an lànhNguyện ngôi Tam Bảo thường gia hộ

HẾT

Nếu các Phật tử ở xa, muốn cúng dường về chùa Ba Vàng, nhưng không có điều kiện để về chùa, thì quý Phật tử khi cúng lễ xong, gom cất phần tịnh tài (tiền), để gửi ngay hoặc sau khoảng mấy tháng thì gửi.Chùa Ba Vàng và Thầy Thích Trúc Thái Minh không dùng bất kỳ một tài khoản ngân hàng nào khác. Nếu quý vị muốn cúng dường, công đức về chùa Ba Vàng thì chỉ chuyển khoản vào một tài khoản duy nhất sau đây:

Quý vị kiểm tra thông tin cung cấp tài khoản tại trang chùa Ba Vàng ở đường link sau:Thông Báo Số Tài Khoản Của Chùa Ba Vàng

Lưu ý: Nếu như sách nào có in số tài khoản mà không in đường link, mong quý vị xem xét và kiểm tra lại.

Tài Khoản Chùa Ba Vàng

– Số tài khoản: 0141005656888.– Tên tài khoản: Chùa Ba Vàng.– Ngân hàng: Vietcombank Quảng Ninh.– Mã SWIFT (mã số khi chuyển khoản quốc tế):BFTV VNVX014.Khi gửi xong thì nhắn tin vào số điện thoại để thầy biết 0981392858 (Sư thầy Thích Trúc Bảo Việt).

Liên Hệ

Nếu có bất cứ vấn đề gì thắc mắc, kính mời quý đạo hữu liên hệ với:1) Chùa Ba Vàng:– Số tổng đài Chùa Ba Vàng: 19008968

Ban Tri khách (cố định): 02036557799Ban Tri khách (di động): 0963386533– Email: [email protected]) Thầy Thích Trúc Thái Minh:– Email: [email protected]– Nhắn tin vào Fanpage: Thầy Thích Trúc Thái Minh: chúng tôi Minh

Vì Sao Cúng Giao Thừa Là Lễ Quan Trọng Nhất Tết Nguyên Đán?

Cúng giao thừa là nghi lễ quan trọng nhất của người Việt trong dịp Tết Nguyên đán vì những ý nghĩa sâu xa.

Vì sao lễ cúng giao thừa lại quan trọng?

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, cúng giao thừa hay còn gọi là cúng trừ tịch có ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.

Nhà nghiên cứu cho biết, lễ trừ tịch thường được tiến hành vào giờ chính Tý, tức 12 giờ đêm 30 tháng Chạp.

Người Việt tin rằng, mỗi năm có các vị thần Hành binh, Hành khiển, Phán quan cai quản hạ giới khác nhau. Cứ hết một năm, vị Hành khiển cũ đã cai quản hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống cai quản hạ giới trong năm mới.

Cúng giao thừa trong dân gian như là buổi tiệc để “tống cựu nghinh tân”, tiễn đưa những vị thần năm cũ và nghinh đón những vị thần mới. Xin các vị thần linh phù hộ cho gia đình một năm mới bình an, hạnh phúc.

Đây cũng là quan điểm của tác giả Nhất Thanh trong cuốn Đất lề quê thói.

Theo Nhất Thanh, Hành khiển có ông thiện, ông ác. Vì vậy, có nhiều năm người dân phải chịu thiên tai, hạn hán, lụt lội, mất mùa, đói kém hay dịch tễ, chết hại.

Người ta làm lễ trừ tịch vào thời khắc giao thừa để tiễn vị thần năm cũ và đón vị thần năm mới. Vị thần cũ giao lại công việc để thần mới tiếp nhận (trừ là trao lại chức quan, tịch là ban đêm).

Tác giả cuốn sách còn cho biết, bên cạnh việc tiễn, đón các vị thần năm cũ, mới, từ xa xưa, người dân còn cầu cúng cả Bản cảnh Thành hoàng và Thổ địa Thần kỳ trong lễ trừ tịch.

Các thôn xã thiết lập hương án nơi trung thiên, sân đình, Văn chỉ hay ở ngã ba trước điếm canh để tế lễ trọng thể với đầy đủ lễ vật. Tư gia thường không làm riêng lễ trừ tịch.

Nhà nghiên cứu Minh Đường trong sách Nghi lễ dân gian – Nghi lễ cúng gia tiên cũng nhấn mạnh lễ giao thừa là lễ quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên đán. Đó là lễ dâng hương vào giây phút chuyển giao giữa giờ khắc cuối cùng (giờ Hợi) của năm cũ và giờ khởi đầu (giờ Tý) của năm mới.

Mâm cỗ cúng Giao thừa

Thời điểm giao thừa, người ta thường cúng lễ ngoài trời và trong nhà.

Mâm cỗ cúng đêm giao thừa gồm có cỗ chay và cỗ mặn.

Cỗ mặn gồm: Bánh chưng, giò chả; xôi gấc, thịt gà; xôi đậu xanh; các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình.

Cỗ ngọt và chay gồm: hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt Tết và các loại đồ uống khác.

Lưu ý cách đặt đồ cúng: Dù làm cỗ cúng mặn hay chay cũng nên để ở chiếc bàn con bên dưới ban thờ. Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, quả tươi, một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng. Cũng có thể đặt bánh chưng, xôi, chè trên bàn thờ chính.

Hoa bày trên bàn thờ cần phải hoa tươi chứ không được dùng hoa giả, hoa nhựa vì theo quan niệm đó là sự giả dối.

Mọi người cũng không nên cắm “cành vàng lá ngọc” lên bàn thờ vì có chứa nhiều trường khí âm bất lợi.

Cúng giao thừa là nghi lễ quan trọng của người Việt Nam trước khi bước sang năm mới.

Minh Anh (tổng hợp)

Bài Cúng Giao Thừa Tết Nguyên Đán Năm 2023 Chuẩn Nhất

A. Hướng dẫn sắp lễ cúng giao thừa

Nếu gia đình chưa có bàn thờ Phật, thì không sắm lễ cúng Phật, nhưng vẫn đọc phần cúng Phật, khi đọc thì hướng tâm tới Phật, nguyện dâng tất cả lễ đã sắm để cúng Phật, rồi thừa lộc Phật, vẫn hiến cúng được cho chư Thiên, chư Thần và các vong linh. Không bày lễ cúng ngoài sân, vì đã cúng tất cả trong nhà.

CÓ HAI CÁCH KHẤN CÚNG: 1. Dành cho trường hợp cúng lễ, nhưng không có thời gian tụng kinh. 2. Dành cho trường hợp cúng lễ, có thời gian tụng kinh.

ĐỒ LỄ VÀ CÁCH SẮP LỄ– Trà: Pha nước trà có hương thơm.– Thực: Bánh chưng đã bóc bỏ lá (Một chiếc chia làm ba phần dâng cúng: Phật; chư Thiên, chư Thần Linh; vong linh).– Một cốc sữa tươi, đặt cúng bên lễ cúng gia tiên.

LƯU Ý: Các đàn cúng lễ không sát sinh, không đốt tiền vàng, mã, giấy sớ.

B. Nghi thức cúng lễ 1. Cúng lễ không tụng kinh

(Cắm hương chắp tay đọc)

Văn khấn giao thừa 2023

(Cúng dường Tam Bảo: Nếu gia đình phát tâm cúng dường Tam Bảo về chùa thì đọc tiếp, nếu không cúng dường thì không đọc phần in đậm:Sang canh năm mới…., chúng con muốn cho gia đình một năm được tăng trưởng phúc lành, mọi sự cát tường, tiêu trừ nghiệp chướng, nên chúng con thành tâm tu bồi cội phúc bằng cách cúng dường hộ trì Tam Bảo, để hưởng phúc lành từ nơi tu tập của chư Tăng tại chùa… (nếu tại Chùa Ba Vàng thì đọc: Chùa Ba Vàng, Phường Quang Trung, Tp Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh) với tâm nguyện cho chư Tăng được tứ sự như ý phù hợp với việc tu tập để hồi hướng công đức cúng dường của gia đình con đến cho chư Thiên, chư Thần Linh, chư vong linh.– Chúng con cúng dường Tam Bảo với số tiền là… để hồi hướng phúc đến cho chư Thiên, chư Thần Linh tại nơi đất ở thuộc gia đình.– Chúng con cúng dường Tam Bảo với số tiền là… để hồi hướng cho chư vong linh gia tiên tiền tổ nội ngoại đôi bên họ:…… (và vong linh thai nhi)– Chúng con cúng dường với số tiền là… để hồi hướng cho chư vong linh có duyên tại nơi đất ở của gia đình tại địa chỉ …– Chúng con cúng dường Tam Bảo với số tiền là… để hồi hướng phúc đến cho chư vong linh oan gia trái chủ, hợp duyên, oán kết của cả gia đình.)

Nếu trong gia đình có người cần cầu sức khỏe hoặc công danh hoặc thi cử… thì đọc tiếp:Chúng con cúng dường Tam Bảo với số tiền là… để hồi hướng phúc đến cho (tên)… được….)

Chúng con cũng nguyện cầu cho tất cả các chúng chư Thiên, chư Thần Linh, chư vong linh mà chúng con hiến cúng, được kết duyên pháp lữ với gia đình chúng con, đời đời kiếp kiếp trợ duyên cho nhau tu hành cho tới ngày thành Phật. Con cũng xin hồi hướng phúc lành đến cho gia đình chúng con(nguyện gì đọc nấy)….. và cùng nhau tinh tấn tu hành theo Chính Pháp của Phật, cho tới ngày liễu thoát luân hồi sinh tử. Con xin phát nguyện, sẽ dâng cúng lễ vật thực trong(3, 4, 5,….)…. ngày tết, mỗi ngày một lần, tuỳ vào thời gian trong ngày chúng con sắp xếp được. Đến ngày….. chúng con xin làm lễ cúng mãn tết. Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!

TAM TỰ QUY Y Tự quy y Phật, nguyện cho chúng sinh, hiểu thấu đạo lớn, phát tâm vô thượng.(1 lễ) Tự quy y Pháp, nguyện cho chúng sinh, thâm nhập kinh tạng, trí tuệ như biển.(1 lễ) Tự quy y Tăng, nguyện cho chúng sinh, quản lý đại chúng, hết thảy không ngại.(1 lễ)

HẾT

2. Cúng lễ có tụng kinh

(Cắm hương xong, quỳ gối, chắp tay đọc)

NGUYỆN HƯƠNG Nguyện đem lòng thành kính Gửi theo đám mây hương Phảng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo Thề trọn đời giữ đạo Theo tự tính làm lành Cùng pháp giới chúng sinh Cầu Phật từ gia hộ Tâm Bồ đề kiên cố Chí tu đạo vững bền Xa biển khổ nguồn mê Chóng quay về bờ giác Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát!

Văn khấn giao thừa 2023

TÁN PHÁP Pháp Phật sâu mầu chẳng gì hơn, Trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp. Nay con nghe thấy vâng gìn giữ, Nguyện hiểu nghĩa chân đức Thế Tôn. Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!(3 lần)

(Ngồi đọc kinh)

KINH ĐIỀM LÀNH TỐI THƯỢNG(Mangala Sutta)

Chính tôi được nghe như vầy: Một thời Thế Tôn trú tại nước Xá Vệ (Sàvatthi), ở Vườn Kỳ Đà (Jetavana), khu vườn ông Cấp Cô Độc (Anàthapindika). Rồi một Thiên tử, khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng, đi đến đảnh lễ Đức Thế Tôn. Sau khi đảnh lễ xong liền đứng sang một bên cung kính bạch Đức Thế Tôn với bài kệ:

Nhiều Thiên tử và người, Suy nghĩ đến điềm lành, Mong ước và đợi chờ, Để sống đời an lạc, Xin Ngài hãy nói lên, Về điềm lành tối thượng.

Đức Thế Tôn dạy rằng:1. Không thân cận kẻ ngu, Nên gần gũi bậc Trí, Tôn kính người Hiền Thiện, Là điềm lành tối thượng.

Ai sống được như thế, Không chỗ nào thất bại, Đến đâu cũng an lành, Luôn luôn được hạnh phúc. Vị Thiên tử nghe xong, đảnh lễ Đức Thế Tôn và hoan hỉ phụng hành. Nam mô Độ Nhân Sư Bồ Tát!(3 lần)

MƯỜI HẠNH PHỔ HIỀNĐệ tử chúng con tùy thuận tu tập mười nguyện lớn của đức Phổ Hiền Bồ Tát: Một là kính lễ chư Phật Hai là xưng tán Như Lai Ba là rộng tu cúng dường Bốn là sám hối nghiệp chướng Năm là tùy hỷ công đức Sáu là thỉnh Phật chuyển Pháp Bảy là thỉnh Phật trụ thế Tám là thường theo học Phật Chín là hằng thuận chúng sinh Mười là hồi hướng khắp tất cả.

(Cúng dường Tam Bảo: Nếu gia đình phát tâm cúng dường Tam Bảo về chùa thì đọc tiếp, nếu không cúng dường thì không đọc phần in đậm:Sang canh năm mới…., chúng con muốn cho gia đình một năm được tăng trưởng phúc lành, mọi sự cát tường, tiêu trừ nghiệp chướng, nên chúng con thành tâm tu bồi cội phúc bằng cách cúng dường hộ trì Tam Bảo, để hưởng phúc lành từ nơi tu tập của chư Tăng tại chùa…… (nếu tại Chùa Ba Vàng thì đọc: Chùa Ba Vàng, Phường Quang Trung, Tp Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh) với tâm nguyện cho chư Tăng được tứ sự như ý phù hợp với việc tu tập để hồi hướng công đức cúng dường của chúng con đến các vị chư Thiên, chư Thần Linh và các vong linh.– Chúng con cúng dường Tam Bảo với số tiền là….. để hồi hướng phúc đến cho chư Thiên, chư Thần Linh tại nơi đất ở của gia đình.– Chúng con cúng dường Tam Bảo với số tiền là… để hồi hướng cho chư vong linh gia tiên tiền tổ nội ngoại đôi bên họ:…… (cùng vong linh thai nhi)– Chúng con cúng dường với số tiền là… để hồi hướng cho chư vong linh có duyên tại nơi đất ở của gia đình tại địa chỉ….– Chúng con cúng dường Tam Bảo với số tiền là… để hồi hướng phúc đến cho chư vong linh oan gia trái chủ, hợp duyên, oán kết của cả gia đình.)

Nếu trong gia đình có người cần cầu sức khỏe hoặc công danh hoặc thi cử…. thì đọc tiếp:Chúng con cúng dường Tam Bảo với số tiền là… để hồi hướng phúc đến cho (tên)… được….)

Sang canh năm mới, con cũng nguyện cầu cho tất cả các chúng chư Thiên, chư Thần Linh, chư vong linh mà chúng con hiến cúng, được kết duyên pháp lữ với chúng con, đời đời kiếp kiếp trợ duyên cho nhau tu hành cho tới ngày thành Phật. Con cũng xin hồi hướng phúc lành đến cho gia đình chúng con(nguyện gì đọc nấy)….. và cùng nhau tinh tấn tu hành theo Chính Pháp của Phật, cho tới ngày liễu thoát luân hồi sinh tử. Chúng con xin phát nguyện sẽ dâng cúng lễ vật thực trong(3, 4, 5,….)… ngày tết, mỗi ngày một lần, tuỳ vào thời gian trong ngày chúng con sắp xếp được. Đến ngày….. chúng con xin làm lễ cúng mãn tết. Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!

Nguyện ngày an lành đêm an lành Ngày đêm sáu thời thường an lành Trong tất cả thời thảy an lành Nguyện ngôi Thượng Sư thương nhiếp thọ

Nguyện ngày an lành đêm an lành Ngày đêm sáu thời thường an lành Trong tất cả thời thảy an lành Nguyện ngôi Tam Bảo thường gia hộ

TAM TỰ QUY Y Tự quy y Phật, nguyện cho chúng sinh, hiểu thấu đạo lớn, phát tâm vô thượng.(1 lễ) Tự quy y Pháp, nguyện cho chúng sinh, thâm nhập kinh tạng, trí tuệ như biển.(1 lễ) Tự quy y Tăng, nguyện cho chúng sinh, quản lý đại chúng, hết thảy không ngại.(1 lễ)

HẾT

Nếu các Phật tử ở xa, muốn cúng dường về chùa Ba Vàng, nhưng không có điều kiện để về chùa, thì quý Phật tử khi cúng lễ xong, gom cất phần tịnh tài (tiền), để gửi ngay hoặc sau khoảng mấy tháng thì gửi. Chùa Ba Vàng và Thầy Thích Trúc Thái Minh không dùng bất kỳ một tài khoản ngân hàng nào khác. Nếu quý vị muốn cúng dường, công đức về chùa Ba Vàng thì chỉ chuyển khoản vào một tài khoản duy nhất sau đây:

Quý vị kiểm tra thông tin cung cấp tài khoản tại trang chùa Ba Vàng ở đường link sau:THÔNG BÁO SỐ TÀI KHOẢN CỦA CHÙA BA VÀNG

Lưu ý: Nếu như sách nào có in số tài khoản mà không in đường link, mong quý vị xem xét và kiểm tra lại.

TÀI KHOẢN CHÙA BA VÀNG

– Số tài khoản: 0141005656888. – Tên tài khoản: Chùa Ba Vàng. – Ngân hàng: Vietcombank Quảng Ninh. – Mã SWIFT (mã số khi chuyển khoản quốc tế): BFTV VNVX014. Khi gửi xong thì nhắn tin vào số điện thoại để thầy biết 0981392858 (Sư thầy Thích Trúc Bảo Việt).

Nội dung tin nhắn Nam mô A Di Đà Phật, con kính bạch Thầy! Tên con là… ở tại… Hôm nay là ngày… /…/… con vừa gửi vào tài khoản của nhà chùa số tiền là… để hồi hướng cho các vong linh… Con xin gửi danh sách để sư Thầy thỉnh vong linh ạ. Con cũng xin sư Thầy chứng minh và hồi hướng cho cả gia đình con luôn được sự gia hộ của chư Phật, hiện tại được… Con xin thành kính tri ân Thầy ạ! Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!

LIÊN HỆ

Nếu có bất cứ vấn đề gì thắc mắc, kính mời quý đạo hữu liên hệ với:Phật tử: Phạm Thị Yến (Tâm Chiếu Hoàn Quán): – Ban Liên Lạc của Phật tử Phạm Thị Yến (Tâm Chiếu Hoàn Quán): 0984243810 – Nhắn tin vào facebook: Phạm Thị Yến (Tâm Chiếu Hoàn Quán):facebook.com/PhamThiYen.TamChieuHoanQuan1970 – Đăng lên nhóm facebook: Tâm Sự Cùng Cô Phạm Thị Yến (Tâm Chiếu Hoàn Quán):facebook.com/groups/PhamThiYenTCHQ – Email: [email protected] cúng giao thừa 2023; giao thừa 2023; nghi thức cúng giao thừa 2023

-HẾT-

Những Tục Lễ Trong Đêm Giao Thừa Tết Nguyên Đán Ở Việt Nam

Những tục lễ trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán ở Việt Nam

(VietKings) Bất cứ một quốc gia nào trên thế giới đều có những phong tục độc đáo, thể hiện nét văn hóa cổ truyền riêng biệt của từng dân tộc. Ở Việt Nam, ngoài những phong tục khác ngày Tết, đêm Giao thừa cũng có những tục lệ riêng. Lễ Trừ Tịch hay lễ Giao Thừa

Lẽ trời đất có thủy khởi phải có tận cùng, một năm đã bắt đầu ắt phải có hết, bắt đầu từ lúc giao thừa, cũng lại hết vào lúc giao thừa. Theo Hán Việt Từ Ðiển của Ðào Duy Anh nghĩa là cũ giao lại, mới tiếp lấy.

Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ mới này, có lễ Trừ Tịch.

Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ đi hết những điều xấu dở cũ kỹ của năm cũ sắp qua để đón những cái mới mẻ tốt đẹp của năm mới sắp tới.

Lễ Trừ Tịch theo người Tàu còn là một lễ khu trừ ma quỷ. Tục Tàu xưa vào ngày trừ Tịch, tức là ngày 30 Tết có dùng 120 trẻ con trạc chín mười tuổi, mặc áo thâm, đội mũ đỏ, cầm trống vừa đi đường vừa đánh để trừ khử ma quỷ, do đó có danh từ Trừ Tịch. Lễ Trừ Tịch cử hành vào lúc giao thừa nên lễ này còn mang tên là lễ Giao Thừa.

Xưa kia người ta cúng giao thừa ở đình, ông Tiên chỉ hoặc thủ từ đứng làm chủ lễ, nhưng người ta cũng cúng giao thừa ở thôn xóm nữa. Lễ giao thừa ở thôn xóm được tổ chức hoặc tại các văn chỉ nếu văn chỉ làng xây tại xóm, nếu không thì cũng tổ chức ngay ở điểm canh đầu xóm.

Ở đây vị được cử ra làm chủ lễ là vị niên trưởng hoặc vị chức sắc cao nhất trong thôn xóm. Một chiếc hương án được kê ra, trên hương án có đỉnh trầm hương hoặc bình hương thắp tỏa khói nghi ngút. Hai bên đỉnh trầm hương có hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến.

Lễ vật gồm chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi có thêm cỗ mũ của Ðại Vương hành khiển. Lễ quý hồ thành bất quý hồ đa, nhưng dù nhiều dù ít, lễ vật bao giờ cũng phải gồm có vàng hương, vàng lá hay vàng thoi tùy tục địa phương và nhất là không quên được rượu, vì vô tửu bất thành lễ.

Ðến giờ phút này, chuông trống vang lên, ông chủ tế ra khấn lễ, rồi dân chúng kế đó lễ theo, với tất cả sự tin tưởng ở vị tân vương hành khiển, cầu xin ngài phù hộ độ trì cho được một năm may mắn, bao nhiêu sự không may năm trước sẽ qua hết. Tại đình làng, cùng với lễ cúng ngoài trời còn lễ thành hoàng hoặc vị phúc thần tại vị nữa.

Các chùa chiền cũng có cúng lễ giao thừa, nhưng lễ vật và đồ chay, đồng thời với lễ giao thừa nhà chùa còn cúng Phật, tụng kinh và cúng Ðức Ông tại chùa. Ở các tư gia, các gia trưởng thường lập bàn thờ ở giữa sân, hoặc ở trước cửa nhà, trường hợp những người ở thành phố không có sân, cũng một chiếc hương án, hoặc một chiếc bàn kê ra với lễ vật như trên.

Và ở các tư gia, tuy người ta vẫn cúng lễ giao thừa với sự thành kính như xưa, nhưng bàn thờ thì thật là giản tiện. Có khi chỉ là chiếc bàn con với mâm lễ vật, có khi lễ vật được đặt trên một chiếc ghế đẩu. Hương thắp lên được cắm vào một chiếc ly đầy gạo hoặc vào một chiếc lọ nhỏ để giữ chân hương. Có nhiều gia đình hương thắp đặt ngay trên mâm lễ, hoặc cấm vào các khe nải chuối dùng làm đồ lễ.

Cúng giao thừa ở ngoài trời

Ngày xưa quan niệm rằng mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là một người có trí như quan toàn quyền. Năm nào quan toàn quyền giỏi giang anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như: Ðược mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật…Trái lại, gặp phải ông lười biếng kém cỏi, tham lam…thì hạ giới chịu mọi thứ khổ.

Và các cụ hình dung phút giao thừa là lúc bàn giao, các quan quân quản hạ giới hết hạn kéo về trời và quan quân mới được cử thì ào ạt kéo xuống hạ giới tiếp quản thiên hạ. Các cụ cũng hình dung phút ấy ngang trời quân đi, quân về đây không trung tấp nập, vội vã, thậm chí có quan, quân còn chưa kịp ăn uống gì.

Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và Ðón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới.

Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.

Vì cứ tưởng tượng thêm thắt các hình ảnh nhà trời theo mình như vậy nên nhiều nhà có của đua nhau cúng giao thừa rất to và nghĩ cách làm mâm cúng giao thừa nổi lên bởi những của ngon vật lạ, trang trí cầu kỳ để các quan chú ý, quan tâm đến chủ hảo tâm mà phủ hộ cho họ với những ưu ái đặc biệt.

Trong Ðêm Giao Thừa, sau khi làm lễ giao thừa xong, có những tục lễ riêng mà cho tới ngày nay từ thôn quê đến thành thị vẫn còn nhiều người theo giữ.

Lễ chùa, đình, đền Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và cho gia đình. Và nhân dịp người ta thường xin quẻ đầu năm.

Kén hướng xuất hành

Khi đi lễ, người ta kén giờ và kén hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp sự may mắn quanh năm. Ngày nay, người ta đi lễ nhưng ít người kén giờ và kén hướng.

Lễ Chùa, Xin Lộc Đầu Năm – Nét Đẹp Văn Hóa Việt

Đối với người Việt Nam, lễ hội vốn là nét văn hóa đặc sắc, thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc và trường tồn. Thế nhưng, cứ mỗi độ Xuân về, dù có hòa mình vào không khí lễ Tết thì nhiều người Việt vẫn không quên lên chùa thắp nhang, cầu cho mình sức khỏe bình an, may mắn và hạnh phúc. Cũng chính vì thế, tục lễ chùa đầu năm đã trở thành nét đẹp văn hóa trong mọi giai tầng của xã hội.

Người Việt tin rằng, đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Hòa vào dòng người đi lễ, mỗi người trong chúng ta sẽ cảm nhận được sự giao hòa của trời – đất. Mùi khói nhang, sắc màu rực rỡ của đèn, hoa cùng với không gian thanh tịnh của chốn linh thiêng sẽ làm cho lòng người trở nên nhẹ nhàng, thanh thản.

Cũng là lễ chùa đầu năm, nhưng cách thức và nghi lễ ở hai miền Nam – Bắc có những nét khác nhau. Đối với người miền Bắc, khi đi chùa đầu năm thường phải có đồ lễ, hoặc hương hoa. Theo lệ thường, mâm lễ bao giờ cũng đủ cả hương, hoa, tiền vàng và một tờ sớ viết bằng chữ nho, ghi những điều cầu mong của gia chủ cho một năm vạn sự như ý. Đặc biệt, trong lời văn khấn của người miền Bắc thường có vần, có điệu, âm vực thì trầm bổng. Khi thể hiện, lời khấn nghe như thơ, như nhạc ngân nga trong không gian u huyền của đình chùa, tạo nên sự linh thiêng, hư ảo.

Lễ xong, người đi lễ thường xin nhà chùa một thứ gì đó về làm lộc đầu năm. Còn đối với người miền Nam, việc hành lễ đơn giản hơn, đầu năm đi lễ chùa thường không phải đem theo đồ lễ, nếu có cũng chỉ là hoa quả chứ không bao giờ có đồ mặn (xôi thịt) như người miền Bắc. Lời khấn cũng đơn giản, không câu nệ văn vẻ. Người lên chùa ước gì thì cầu đó, không nhất thiết phải dùng sớ bằng chữ nho. Cách khấn như thế người ta hay gọi là khấn nôm.

Tuy phong tục tập quán giữa các miền có khác nhau, nhưng lễ chùa đầu Xuân đã trở thành thói quen, thành nét văn hóa tâm linh của tất cả người Việt. Tại đây, mọi ranh giới về tuổi tác, địa vị đều bị xóa nhòa, tất cả gặp nhau ở miền tâm thức linh thiêng.

Hái lộc Xuân ước phồn thịnh

Ði lễ đình, chùa, miếu, điện xong, lúc trở về người ta có tục hái một cành cây mang về ngụ ý là lấy lộc của Trời đất Phật Thần ban cho. Trước cửa đình cửa đền, thường có những cây đa, cây đề, cây si cổ thụ, cành lá xùm xòa, khách đi lễ mỗi người bẻ một nhánh, gọi là cành lộc.

Cành lộc này mang về người ta cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô. Với tin tưởng lộc hái về trong Ðêm giao thừa sẽ đem lại may mắn quanh năm, người Việt Nam trong buổi xuất hành đầu tiên bao giờ cũng hái lộc. Cành lộc tượng trưng cho tốt lành may mắn.

Về tục xuất hành cũng như tục hái lộc có nhiều người không đi trong đêm giao thừa, mà họ kén ngày tốt giờ tốt trong mấy ngày đầu năm và đi đúng theo hướng chỉ dẫn trong các cuốn lịch đầu năm để có thể có được một năm hoàn toàn may mắn.

Hương lộc

Có nhiều người trong lúc xuất hành đi lễ, thay vì hái lộc cành cây, lại xin lộc tại các đình đền chùa miếu bằng các đốt một nắm hương hoặc một cây hương lớn, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó cắm tại bình hương bàn thờ Tổ tiên hoặc bàn thờ Thổ Công ở nhà.

Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt. Lấy lửa tự các nơi thờ tự mang về, tức là xin Phật Thánh phù hộ cho được phát đạt tốt lộc quanh năm.

Trong lúc mang nấm hương từ nơi thờ tự trở về, nhiều khi gặp gió, nấm hương bốc cháy, người ta tin đó là một điềm tốt báo trước sự may mắn quanh năm. Thường những người làm ăn buôn bán hay xin hương lộc tại các nơi thờ tự.

Xông nhà

Thường cúng giao thừa ở nhà xong, người gia chủ mới đi lễ đền chùa. Gia đình có nhiều người, thường người ta kén một người dễ vía ra đi từ lúc chưa đúng giờ trừ tịch, rồi khi lễ trừ tịch tới thì dự lễ tại đình chùa hoặc ở thôn xóm, sau đó xin hương lộc hoặc hái cành lộc về.

Lúc trở về đã sang năm mới, người này đã tự xông nhà cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình.Ði xông nhà như vậy tránh được sự phải nhờ một người tốt, vía khác đến xông nhà cho mình. Nếu không có người nhà dễ vía để xông nhà lấy, người ta phải nhờ một người khác trong thân bằng cố hữu tốt vía để sớm ngày mồng một Tết đến xông nhà, trước khi có khách tới chúc Tết, để người này đem lại sự dễ dãi may mắn lại.

Huy Đức- Kỷ lục (Tổng hợp)

Cập nhật thông tin chi tiết về Tết Nguyên Đán 2023: Tìm Hiểu Nghi Lễ Cúng Giao Thừa 3 Miền (Phần Ii) trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!