Bạn đang xem bài viết Tết Hàn Thực Là Gì? Tại Sao Phải Cúng Bánh Trôi, Bánh Chay Trong Tết Hàn Thực? được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Theo phong tục Tết hàn thực là gì? Nguồn gốc của tết Hàn thực tâm linh huyền bí từ xa xưa của ông cha ta để lại cứ vào ngày tết hàn thực 3/3 hàng năm mỗi gia đình đều bận rộn chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đc ý nghĩa và tại sao phải cũng bánh trôi bánh chay trong ngày lễ này.Được biết từ xa xưa ngày Tết Hàn thực được hiểu theo nghĩa chữ Hán “Hàn” là lạnh, “thực” là ăn, “Tết Hàn thực” là tết ăn đồ lạnh. Phong tục cổ truyền này có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Chuyện kể rằng vào đời Xuân Thu (770 – 221), vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong sống cảnh nay trú nước Tề, mai ở nước Sở. Bấy giờ, có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo phò vua đã giúp đỡ nhiều mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong, hỏi ra mới biết đem lòng cảm kích vô cùng.
Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công trong vòng mười chín năm trời, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công khi tòng vong, nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình theo vua phò vua là chuyện nên làm, ông cho rằng những việc đó đâu có gì đáng nói.
Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3-3 đến mồng 5-3 âm lịch hàng năm). Từ đó ngày mùng 3-3 âm lịch hằng năm được coi là ngày Tết Hàn thực, nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.
Tại sao phải cúng bánh trôi, bánh chay trong Tết Hàn thực?
Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất. Chẳng hạn người Việt có lệ dâng bánh trôi lễ Hai Bà Trưng vào ngày mùng 6/3 ở Hà Tây. Tiếp đó, ngày giỗ tổ Hùng vương mùng 10/3 người Việt từ khắp mọi miền tổ quốc về đền Hùng, Phú Thọ thắp hương và dâng cúng những đĩa bánh trôi bánh chay, tưởng nhớ cội nguồn… Như thế, rõ ràng tết Hàn thực của ta mang màu sắc dân tộc riêng, trường tồn trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Theo chúng tôi Việc dùng bánh trôi, bánh chay để cúng lễ cũng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Thứ nhất nó thể hiện cho văn hóa lúa nước. Cả hai thứ bánh đều được làm từ bột gạo nếp thơm, thành quả lao động vất vả mới có được để dâng lên ông bà, tổ tiên.
Ngoài ra, nó còn bắt nguồn từ tích truyện “bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ”. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chay tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển. Chính vì thế, Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất.
Bánh Trôi Bánh Chay Trong Tết Hàn Thực
1.Ý nghĩa Tết Hàn Thực cúng bánh trôi bánh chay
Hàng năm, vào ngày 3 tháng 3 âm người Việt lại vào bếp quây quần cùng làm bánh trôi bánh chay dâng cúng vào dịp tết Hàn Thực. Theo nghĩa tiếng Hán thì “Hàn Thực” có nghĩa là thực phẩm để nguội, lạnh.
Phong tục cúng thức ăn lạnh vào ngày này dù được bắt nguồn từ một câu chuyện xa xưa ở Trung Quốc. Nhưng khi du nhập vào Việt nam ngày lễ này mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người đã khuất.
Những đĩa bánh trôi bánh chay tròn trịa, bóng bẩy còn mang đậm hình ảnh sự tích mẹ Âu Cơ và bọc trăm trứng của người Việt Nam.
Ngoài ra, tết này năm trong thời gian tiết Thanh Minh tháng ba âm lịch là thời điểm nhà nhà cùng nhau sum họp nhằm ngày Thanh Minh đi tảo mộ gia tiên và làm lễ cúng sau đó.
Câu nói “Thanh Minh trong tiết tháng ba, lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh” có ý nghĩa sau tiết Xuân phân mưa xuân phùn đã hết tới tháng ba âm lịch là tiết Thanh Minh trời đất quang đãng trong lành. Người dân thường đi xuất hành tảo mộ, cắt cỏ, đắp thêm đất lên mộ để tưởng nhớ tổ tiên, người thân đã khuất.
Từ xưa tới nay sự hiện hữu của bánh trôi bánh chay đã đi vào thơ ca dân tộc như những món ăn đặc trưng phổ biến của người Việt.
“Trôi nước có hiệu Thủy đoàn,
trong đường ngoài bột nổi hòn lênh đênh”
“Thân em vừa trắng, lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non”.
Hai thứ bánh trôi và chay đều làm từ bột gạo thơm. Bánh tạo hình thành từng viên nhỏ, trong nhân đường đỏ, thả luộc trong nồi nước sôi, khi bánh chín nổi lên mặt nước vớt ra. Còn đối với bánh chay thì nặn thành hình tròn dẹt, không nhân, đặt lên đĩa nhỏ, khi ăn đổ nước đường lên trên.
Việc người Việt Nam dùng bánh trôi, bánh chay để cúng lễ ẩn chứa bản sắc dân tộc Việt Nam. Cả bánh trôi và bánh chay đều được làm từ bột gạo nếp thơm. Là thành quả lao động vất vả của người nông dân như bánh chưng, bánh giầy,….
3.Cách làm bánh trôi bánh chay đơn giản tại nhà
Người Việt có tục lệ dâng bánh trôi lễ Hai Bà Trưng vào ngày mùng 6/3 ở Hà Tây. Ngoài ra còn ngày giỗ tổ Hùng vương mùng 10/3 người Việt từ khắp mọi miền tổ quốc về đền Hùng. Thắp hương và dâng cúng những đĩa bánh trôi bánh chay, bánh trưng bánh dày tưởng nhớ công ơn.
Bột nếp
Đường phên hoặc đường phèn
Đậu xanh cà vỏ
Cơm dừa nạo sợi, nước cốt dừa
Mè trắng, gừng thái chỉ
Bột năng
Vani, lá nếp
Xanh: hoa đậu biếc
Nâu: Cacao, cà phê
Xanh: lá nếp, bột trà xanh
Đỏ: gấc chín
Vàng: bí đỏ, nghệ
Tím: lá cẩm, bắp cải tím
Tùy thuộc vào số lượng bánh bạn muốn dùng nhiều hay ít bột. Nhào bột với nước lạnh cho bột dẻo mịn không còn chỗ bột sống hay dấp dính tay.
Khi bạn nhào bột quá khô thì cầm vào sẽ có cảm giác còn hạt bột bên trong. Khối bột hay nứt vỡ không thành khối. Quá nhão thì sẽ có cảm giác hơi ướt và dính tay, sau này luộc bánh sẽ dễ bị nát.
Đối với bánh trôi sử dụng hoàn toàn bột nếp, bánh chay thì có sự pha trộn giữa bột gạo tẻ và bột gạo nếp theo tỉ lệ nếp 9 tẻ 1, hoặc nếp 8 tẻ 2.
Nhân bánh trôi truyền thống đơn giản chỉ sử dụng đường phên, đường phèn. Cắt miếng vuông nhỏ không những ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe. Có tác dụng bổ sung khí huyết, làm ấm cơ thể, kích thích máu lưu thông. Đối với bánh chay thì thường không sử dụng nhân nhưng nếu bạn thích thì làm nhân tương tự bánh trôi.
Nếu không sử dụng đường làm nhân bạn hãy dùng đậu xanh hấp chín xay nhuyễn cùng đường. Cho thêm dừa nạo vụn và vani cho thơm nếu muốn sau đó vo viên vừa với áo bánh.
d) Tạo hình bánh
Thực hiện phân chia bột thành những phần nhỏ bằng nhau. Có kích thước bằng cỡ ngón tay cái. Vo viên dùng tay ấn dẹt rồi cho một viên đường phên hay nhân đậu vào giữa vỏ bánh.
Khéo léo điều chỉnh vỏ bánh bọc kín nhân. Sao cho không để nhân bên trong không lộ ra ngoài miếng bột. Tiếp đó bạn xoa tròn viên bột trong lòng bàn tay để bánh tròn trịa.
Nếu muốn bắt mắt hơn cho bánh bạn có thể nặn tạo hình phối thêm bột nếp đã trộn màu khác. Hình thú, tai thỏ, mặt mèo, hoa trái,…
Thông thường bánh chay sẽ nặn hình tròn dẹt, bánh trôi nặn tròn đều.
Bạn cần đun một nồi nước sạch tới khi sôi thì cho những phần bánh đã nặn xong vào luộc. Chia thành từng lần luộc nếu số lượng làm quá nhiều.
Bánh sau khi vớt bạn xếp lên đĩa, chấm mè lên trên từng viên bánh cho đẹp mắt. Rắc thêm dừa nạo sợi hoặc hạt đậu xanh hấp chín lên trên.
f) Chuẩn bị nước đường chan bánh trôi bánh chay
Bạn cho khoảng một thìa bột sắn hoặc bột năng đầy. Hòa tan với lưng bát tô nước rồi đổ vào nồi, bắc lên bếp và quấy đều. Bạn cho thêm đường và nắm lá nếp, gừng thái chỉ cho thơm. Và nêm nước có độ ngọt thanh mát phù hợp, đừng cho quá ngọt.
Nước đường chan đã sôi, chuyển màu trong và bắt đầu sệt lại là đã đạt đến yêu cầu. Bạn đun nhỏ lửa thêm một chút rồi tắt bếp vớt lá nếp ra. Múc phần nước đường chan vẫn còn nóng vào các bát bánh đã để sẵn.
Sau cùng, bạn trang trí thêm cho đĩa bánh rắc phần đậu xanh hạt cà vỏ hấp chín lên trên. Tiếp đến rắc mè rang và thả một chút dừa nạo sợi lên lớp trên cùng. Thế là bạn đã hoàn thành bát bánh trôi bánh chay ngon miệng, đẹp mắt.
Cuối cùng chúng ta cũng đã hoàn thành những đĩa bánh trôi bánh chay thơm ngon, bắt mắt rồi. Đây không chỉ là món bánh được dùng để dâng lên cúng tổ tiên. Bày tỏ lòng thành kính vào ngày Tết Hàn Thực, mà còn là một món có thể làm ăn hằng ngày. Vừa lòng người lớn, trẻ nhỏ thích thú nữa!
Dịch vụ Đồ cúng Việt chúng tôi chuyên cung cấp các mâm cúng trọn gói. Đặc biệt cung cấp xôi tam sắc, tứ sắc, chè trôi tam sắc, chè đậu trắng cúng đầy tháng thôi nôi cho các bé. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thơm ngon tươi mới. Với tay ngề thợ lâu năm đảm bảo sẽ làm thực khách hài lòng.
Tết Hàn Thực Của Người Việt Phải Có Bánh Trôi, Bánh Chay Là Vì Sao?
Vì sao Tết Hàn Thực của người Việt phải có bánh trôi, bánh chay?
Hàng năm, cứ vào ngày mùng 3/3 âm lịch theo tên gọi dân gian là ngày tết Hàn thực, người Việt lại cùng nhau chuẩn bị những đĩa bánh trôi bánh chay đẹp mắt để cúng tổ tiên ông bà. Trong ngày này, dù ai ở xa tới đâu cũng cố gắng về với gia đình để được đi tảo mộ đầu năm, cùng ngồi bên mâm cơm sum vầy với gia đình.
Và những truyền thống này đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt, để rồi cứ đến ngày Tết Hàn thực, người người nhà nhà lại nô nức chuẩn bị làm bánh trôi, bánh chay. Với mùi thơm phức của đỗ xanh, đường mật, không khí tết dường như trở nên sôi động và ý nghĩa hơn.
Tương truyền, tết Hàn thực của người Việt ngày nay bắt nguồn từ một điển tích xa xưa của người Trung Quốc.
Đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong sống cảnh nay trú nước Tề, mai ở nước Sở. Bấy giờ, có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo phò vua đã giúp đỡ nhiều mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong, hỏi ra mới biết đem lòng cảm kích vô cùng.
Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công trong vòng mười chín năm trời, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài. Về sau, Tấn Văn Công dành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công khi tòng vong, nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình theo vua phò vua là chuyện nên làm, ông cho rằng những việc đó đâu có gì đáng nói.
Vì thế, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm Tử Thôi. Nhưng vì là người không tham danh vọng, Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng, Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng (muốn thúc ép Tử Thôi quay về). Không ngờ Tử Thôi quyết chí, hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng.
Tết Hàn Thực 3/3 Âm Lịch: Vì Sao Phải Cúng Bánh Trôi, Bánh Chay?
Trao đổi với Pv Dân trí, Ts. Nguyễn Ánh Hồng, Trưởng Khoa Văn hóa Phát triển (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết, theo nghĩa chữ Hán, “Hàn” có nghĩa là “lạnh”, “thực” là ăn, Tết Hàn Thưc có nghĩa là Tết ăn đồ lạnh. Ngày Tết này ở Việt Nam thực ra bắt nguồn từ một phong tục của người Trung Quốc được lưu truyền cho đến ngày nay.
Chuyện kể rằng, vào đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tần, gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong khắp nơi. Bây giờ, có một hiền sĩ tên Giới Tử Thôi, theo phò vua đã giúp đỡ nhiều mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong, hỏi ra mới biết đem lòng cảm kích vô cùng.
Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công trong vòng mười chín năm trời, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi vương, phong thưởng rất hậu cho những người có công nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi không oán giận gì, về nhà đưa mẹ vào núi ở ẩn.
Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm Tử Thôi. Nhưng vì là người không tham danh vọng, Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng. Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng (muốn thúc ép Tử Thôi quay về). Không ngờ Tử Thôi quyết chí, hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng. Vua đau lòng, thương xót nên đã lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ nguội nấu sẵn tưởng nhớ Giới Tử Thôi.
Cũng từ đó, ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm ở Trung Quốc được coi là ngày Tết Hàn thực.
Theo Ts Nguyễn Ánh Hồng dù bắt nguồn từ một truyền thuyết của Trung Quốc nhưng khi du nhập vào Việt Nam thì lại có những thay đổi phù hợp với văn hóa, phong tục của người Việt. “Tên gọi của Tết Hàn Thực nghe có vẻ bắt chước từ Trung Quốc nhưng không phải, mà khi vào Việt Nam nó đã hợp nhất với Tết bánh trôi, bánh chay, Tết tháng 3 của người Việt. Bản thân ngày Tết này cũng mang ý nghĩa và thể hiện rõ nét về đặc trưng văn hóa, lối sống, những khát vọng mơ ước rất riêng của người Việt. Chính điều này đã tạo nên sức sống lâu bền của ngày Tết bánh trôi, bánh chay”, Ts Nguyễn Ánh Hồng nói.
Chuyên gia văn hóa này cũng cho rằng, khác với Tết Hàn thực ở Trung Quốc thường không đốt lửa trong 3 ngày và chỉ ăn đồ lạnh đã nấu sẵn trước đó, ở Việt Nam người dân không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn diễn ra bình thường.
Việc dùng bánh trôi, bánh chay để cúng lễ cũng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Thứ nhất nó thể hiện cho văn hóa lúa nước. Cả hai thứ bánh đều được làm từ bột gạo nếp thơm, thành quả lao động vất vả mới có được để dâng lên ông bà, tổ tiên.
Ngoài ra, nó còn bắt nguồn từ tích truyện “bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ”. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chay tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển. Chính vì thế, Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất.
Có nên cúng bánh trôi, bánh chay ngũ sắc trong Tết Hàn thực?
Cũng theo Ts Nguyễn Ánh Hồng, bánh trôi của Việt Nam cũng khác với bánh trôi Tàu của người Trung Quốc. Bánh trôi truyền thống được làm từ bột nếp trắng, tròn đầy, tinh khiết, bên trong bọc đường. Từ thời xưa, thứ bánh trắng trong này cũng đã đi vào những câu thơ của thi sĩ Hồ Xuân Hương, gắn liền với thân phận và những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt như: sự tảo tần, trong trắng, hy sinh, lam lũ… Chính vì thế, ngoài ý nghĩa hướng về cội nguồn, ngày Tết Hàn thực ở Việt Nam còn được xem là ngày Tết tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ.
Việc dùng bánh trôi, bánh chay nhiều màu sắc để thắp hương không đúng với nguyên gốc và những ý nghĩa tốt đẹp của Tết Hàn thựcNgày nay, nhiều gia đình thường “chuộng” bánh trôi chay, nhiều màu sắc để thắp hương, dâng lên ông bà tổ tiên tuy nhiên theo Ts Nguyễn Ánh Hồng, điều này không đúng với nguyên gốc và những ý nghĩa của ngày lễ Hàn thực. “Bánh trôi nguyên bản là màu trắng, hình tròn đầy thể hiện cho khát vọng về những điều tốt đẹp, viên mãn tròn đầy, tinh khiết trong cuộc sống”, Ts Nguyễn Ánh Hồng khẳng định.
Chuyên gia này cũng cho rằng, vào ngày lễ này các gia đình không cần chuẩn bị “mâm cao, cỗ đầy”, bày vẽ các thủ tục tốn kém mà chỉ cần thành tâm, dâng bánh trôi, chay lên ban thờ ông bà, tổ tiên, nguyện cầu những điều tốt đẹp, an lành trong cuộc sống.
Trong những ngày này, dù ai đi đâu, ở đâu cũng cố gắng về bên gia đình, ngồi bên mâm cơm sum họp, thưởng thức vị ngọt ngào của bánh trôi chay như nhắc nhở nhau nhớ đến những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chính điều này đã tạo nên nét đẹp, làm cho ngày Tết này bám rễ, ăn sâu vào đời sống văn hóa của người Việt và có sức sống cho đến tận bây giờ.
Hà Trang
Cập nhật thông tin chi tiết về Tết Hàn Thực Là Gì? Tại Sao Phải Cúng Bánh Trôi, Bánh Chay Trong Tết Hàn Thực? trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!