Xu Hướng 6/2023 # Tại Sao Phải Thờ Cúng Ông Bà, Tổ Tiên Và Người Đã Mất? # Top 11 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Tại Sao Phải Thờ Cúng Ông Bà, Tổ Tiên Và Người Đã Mất? # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Tại Sao Phải Thờ Cúng Ông Bà, Tổ Tiên Và Người Đã Mất? được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

“Thờ” là dựng lên cái gì đó về mặt hình thức, về tín ngưỡng như lư hương, hình ảnh. Còn “cúng” là dâng lên những thực phẩm, nước, trái cây, nhang, đèn,… mà con người có thể cảm nhận được bằng các giác quan.

Thế nhưng, hiện nay nhiều người vẫn chưa hiểu được tại sao phải thờ cúng ông bà, tổ tiên và người đã mất. Do đó, bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Tại sao phải thờ cúng người đã mất?

Từ lâu, Việt Nam đã là một dân tộc giàu tình cảm, trọng lễ nghĩa, sống hướng nội và thường giải quyết các vấn đề theo cảm tính hơn lý trí. Truyền thống “uống nước nhớ nguồn” là một trong những đức tính đáng trân trọng của con người đất Việt.

Hơn thế nữa, người Việt còn có khuynh hướng nhìn lại quá khứ và nuối tiếc dĩ vãng. Vì thế chúng ta thường lưu giữ những tình cảm thương tiếc đối với ông bà, cha mẹ quá cố.

Tập tục thờ cúng tổ tiên của người Việt ra đời trên căn bản này và được đa số người dân xem như một tôn giáo, gọi là đạo Thờ cúng Ông Bà. Việc thờ cúng người mất bắt đầu từ lúc có đám tang.

Sau đám tang sẽ là tuần thất, tiếp đến là đám giỗ. Trong đó, đám giỗ thường được kéo dài từ người đang thờ cúng đến 4 đời sau gọi là “Cao tằng tổ phụ”. Cụ thể, phụ là ông nội của người đang cúng. Sau 5 đời tống giỗ thì gia chủ chỉ cần cúng vào dịp Tết Nguyên Đán là được.

Hình thức thờ cúng của người dân Việt rất đa dạng và phong phú. Trong đó, phải kể đến việc thờ Phật, thờ thánh thần, thờ anh hùng có công, thờ ông bà tổ tiên,…vv. Do đó, có thể gọi dân tộc ta là đa tín ngưỡng.

Đồng thời, việc thờ cúng những người đã mất rất quan trọng đối với người Việt. Bởi cái chết là điều vô cùng quan trọng và linh thiêng đối với tâm linh của người Việt Nam.

Hơn thế nữa, dân tộc ta luôn quan niệm “dương sao âm vậy”. Có nghĩa là đời sống trên thế gian như nào thì khi mất đi họ cũng phải sống như thế. Vì vậy, mới có tục đốt vàng mã để cho người chết được hưởng và sử dụng ở suối vàng.

Bên cạnh đó, việc thờ cúng còn để tỏ lòng báo ân đối với những người đi trước, người cha, người mẹ, ông bà đã hy sinh,… để lại gia nghiệp và hình hài vóc dáng này cho chúng ta.

Từ xưa, người Việt đã có phong tục mua đồ về cúng giỗ hoặc vào ngày rằm, mùng 1 cũng mua hoa quả về cúng. Tuy nhiên, người mất chỉ tồn tại dưới dạng linh hồn. Vậy họ có ăn được không mà chúng ta cúng?

Dân gian cho rằng, việc người mất ăn đồ người sống là hoàn toàn có thật. Họ không ăn bằng miệng, cầm bằng tay như chúng ta mà sẽ ngửi. Do đó, những món mang lên cúng sẽ không còn mùi vị như lúc ban đầu.

Thế nhưng, thực chất thứ mà mọi người để ý chỉ là mình làm cỗ cúng như vậy đã đủ lòng thành chưa. Bởi, người sống chỉ làm cỗ cúng như một phương thức để biểu đạt, tình cảm, sự biết ơn và truyền thống “uống nước nhớ nguồn” mà thôi.

*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm

Tục Thờ Cúng Ông Bà Tổ Tiên Của Người Thái

Thờ cúng ông bà tổ tiên là đạo hiếu tốt đẹp lâu đời của mỗi dân tộc, thể hiện lòng thành kính biết ơn sâu sắc của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, cụ, kỵ đã khuất. Với người Việt Nam nói chung, đồng bào dân tộc Thái nói riêng, thờ cúng ông bà tổ tiên là một phong tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tâm linh, tinh thần.

Uống nước nhớ nguồn

Dù trải qua những biến động, thăng trầm, nhưng tục lệ thờ cúng ông bà tổ tiên vẫn luôn được bao đời đồng bào Thái gìn giữ và lưu truyền nguyên vẹn để nhắc nhớ về gốc nguồn mỗi con người. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: Người Thái đen quan niệm khi một người chết đi thì chỉ có thể xác là tan dần theo năm tháng, còn linh hồn vẫn hiện hữu. Họ phù hộ và cưu mang cho con cháu khi gặp tai ương, hoạn nạn; vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khích lệ con cháu làm điều thiện và cũng quở trách khi làm những điều tội lỗi… Vì thế, mỗi khi đến dịp lễ, tết, nhà có hiếu, hỷ hay gặp chuyện khó khăn, đau ốm, người trong nhà lại làm cơm đặt lên bàn thờ mời ông bà tổ tiên và giãi bày hay cầu xin những điều tốt đẹp đến trong cuộc sống…

Nhà nghiên cứu văn hóa Thái – Hà Nam Ninh, cho biết: “Người Thái gọi tổ tiên là đắm pang. Theo quan niệm của người Thái, đắm pang là các linh hồn của một đại gia đình gồm nhiều thế hệ cha ông đã từ giã cõi trần về với cõi bun (cõi hạnh phúc) ở trên tầng trời. Bộ phận ngự ở trên bàn thờ gia đình con cháu gọi là phi hươn (ma nhà). Đắm pang luôn luôn để mắt, để tai, dõi theo từng bước đi của con cháu, chăm lo, phù hộ cho con cháu gặp được điều tốt lành. Con cháu luôn cảm thấy yên tâm, vì quan niệm rằng lúc nào cũng có ông bà, tổ tiên bên cạnh, nhìn thấy trước những điều sắp xảy ra với mình mà ra hiệu, mách bảo con cháu ứng phó, tránh được rủi ro. Vì thế, người Thái luôn luôn biết ơn, tôn kính tổ tiên. Trong sinh hoạt hàng ngày, nếu bữa ăn có cơm ngon, canh ngọt, người chủ gia đình phải có vài lời khấn mời tổ tiên trước khi cả nhà ăn cơm; lúc mở chĩnh rượu cần phải khấn tổ tiên trước khi uống; khi có công to việc lớn, như: Ăn cơm mới, lên nhà mới, ma chay, cưới hỏi hay trong nhà có người sắp đi xa nhà thì đều làm lễ cúng ma nhà để thông báo và mời tổ tiên về hưởng thụ lễ vật, cầu mong ông bà tổ tiên phù hộ cả nhà đều khỏe mạnh, ăn nên làm ra, gặp nhiều may mắn. Tục thờ tổ tiên, thờ đa thần (nhiên thần và nhân thần) và thờ vật tổ (tô tem) là tín ngưỡng truyền thống của người Thái Việt Nam, đó cũng là tín ngưỡng của người Việt cổ. Quan niệm tín ngưỡng này có hệ thống thuyết lý, có sách vở ghi chép, có các quy ước về hình thức thể hiện, nên có sức thuyết phục, tồn tại bền vững. Chính vì thế, người Thái không theo một tôn giáo nào ngoài tín ngưỡng thờ tổ tiên”.

Việc cúng giỗ vô cùng quan trọng, không được khinh suất, nếu không sẽ khiến linh hồn của người đã khuất mủi lòng, hờn giận, cho là con cháu bất kính, quên ơn và sẽ có lời phàn nàn. Theo quan niệm cũ, nếu ma nhà có lời phàn nàn, con cháu có thể bị buồn phiền hoặc đau ốm. Thờ cúng tổ tiên căn bản là tấm lòng thành, tùy quy mô và tính chất của từng dịp mà có thể người nhà tự cúng khấn hoặc nhờ thầy cúng hành lễ. Thầy mo Hà Văn Nước, bản Tân Phúc, xã Phú Lệ (Quan Hóa), chia sẻ: “Thầy mo, thầy cúng rất quan trọng trong đời sống tâm linh người Thái. Chúng tôi được xem là cầu nối giữa người trần thế với thế giới thần linh. Công việc của chúng tôi là làm lễ, mời những người đã khuất về hưởng lễ vật của con cháu và giãi bày những tâm tư, tình cảm của gia chủ với tổ tiên để những người đã khuất phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, ăn nên làm ra. Đặc biệt, khi trong nhà có người chết, thầy cúng càng quan trọng hơn, chúng tôi làm nhiệm vụ dẫn dắt linh hồn người đã khuất về với tổ tiên và trở thành ông bà tổ tiên của gia đình, của dòng họ”.

Từ xa xưa, đồng bào dân tộc Thái đã hình thành riêng cho dân tộc mình lịch thiên can theo chu kỳ cứ 10 ngày quay vòng một lần. Dựa theo lịch này, mỗi gia đình, dòng họ sẽ chọn lấy ngày phù hợp với họ nhà mình để cất nhà, cưới xin, đi đường xa, hay làm lễ cúng bái ông bà tổ tiên… Ngoài thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết, hay nhà có hiếu, hỷ, theo lịch thiên can này, tùy theo từng gia đình, dòng họ, đồng bào Thái còn duy trì cứ 5 ngày hoặc 10 ngày làm cơm cúng tổ tiên một lần, gọi là “Pạt tống”. Ngày “Pạt tống” gọi là “Mự Vên tông” (ngày giỗ tổ). Nghĩa là khi bố mất, con phải chọn ngày rước hồn bố lên nhập với tổ tiên và thay ông làm chủ tổ tiên, gọi là “po đẳm”. Ngày gọi hồn lên nhập tổ tiên có thể một ngày, ba ngày, năm ngày sau khi bố mất nhưng không được quá một vòng thiên can 10 ngày theo lịch của người Thái. Ví dụ: Gọi hồn bố nhập tổ tiên ngày giáp thì cứ đến ngày giáp là ngày giỗ tổ tiên (Mự Vên tông). Như vậy, mỗi tháng người Thái giỗ tổ tiên ba lần. Trong mâm cúng “Pạt tống” này người ta không quá nặng về hình thức là phải nhất thiết mâm cao cỗ đầy như những dịp lễ tết, mà đồng bào quan niệm con cháu sinh hoạt như thế nào, ăn uống ra sao thì ông bà tổ tiên cũng vậy. Nên trong mâm cúng “Pạt tống”, ngoài xôi, rượu, người ta chỉ cần sắp con cá nướng, thịt nướng hoặc con gà rồi bày thêm đĩa rau, đĩa măng… đặt lên ban thờ cúng ông bà tổ tiên – cọ lọ hóng (góc trong cùng gian cuối của nhà sàn).

Tiếp theo, gia chủ chuẩn bị cho ông mo sổ ghi chép tên của những người đã khuất để ông mo gọi mời họ về. Theo thứ tự ông mo sẽ mời thân sinh gia chủ trước sau đó đến tên các cụ những người đã khuất trong dòng họ… Mỗi tên người khi ông mo gọi đến sẽ bón 3 miếng thịt, 3 thìa măng… vào một lỗ nhỏ đã được đục trước đó tại nơi thờ cúng tổ tiên. Hành động này được gọi là bón ma nhà. Cúng xong một hồi chủ nhà lại dọn sẵn một mâm cúng có thịt gà và đủ các loại như ở mâm trên ra ngoài sàn để ông mo mời thổ công, thổ địa, ma rừng, ma núi, thần sông suối và cầu khấn phù hộ cho gia chủ được khỏe mạnh, làm ăn phát đạt.

Tục lệ nhân văn

Thờ cúng tổ tiên của đồng bào dân tộc Thái còn thể hiện tính nhân văn ở chỗ, ngoài duy trì và phát huy tục lệ thờ cúng ông bà tổ tiên đằng nội, ở một số địa phương, dòng họ còn giữ được phong tục thờ cúng tổ tiên đằng ngoại. Nếu gia đình nào chỉ sinh được con gái, thì khi bố mẹ mất đi, người con gái cả sẽ giữ trọng trách thờ cúng bố mẹ mình. Nhưng hai tổ tiên đằng nội và đằng ngoại không thể thờ chung một ban thờ. Nên người ta làm một ngôi nhà nhỏ trong khuôn viên của nhà họ làm nơi thờ cúng bố mẹ vợ, gọi là “Hướn nghé”.

Với kiến trúc nhà sàn thu nhỏ chỉ một gian, “Hướn nghé” được dựng bằng tre, cao hơn một mét, rộng khoảng 1,3m2 đến 1,5m2, xung quanh được đan phên tre, lợp bằng gianh tre hoặc tấm prô. Bên trong “Hướn nghé” người ta cài “Tạy” theo hướng quay ra phía trước. “Tạy” – tượng trưng là bản khai sinh, khai tử của người con trai trong nhà. Còn bản khai sinh, khai tử của nữ giới là “So lo một”. Những túi “Tạy”, “So lo một” này luôn được cài trên gian thờ, chỉ được phép bỏ đi khi người có tên trong mỗi chiếc “Tạy”, “So lo một” đó qua đời. Vì nhà chỉ có con gái, nên trong hoàn cảnh thờ cúng bố mẹ đẻ ở “Hướn nghé”, người con gái phải “giả” làm con trai để được thờ cúng bố mẹ mình vào những dịp lễ tết, ngày giỗ tổ – “Pạt tông” của họ đằng ngoại nhà mình. Đến khi người phụ nữ đó mất, không còn ai duy trì thờ cúng nữa, lúc đó “Hướn nghé” sẽ bị phá dỡ đi.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cho đến nay vẫn tồn tại phổ biến và chi phối mạnh đến mọi mặt đời sống thường nhật của đồng bào dân tộc Thái. Nó thể hiện quan niệm nhân sinh, giúp các thế hệ người Thái hiểu được truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc mình, từ đó thêm trân trọng, gìn giữ.

Bài và ảnh: Tăng Thúy

Tín Ngưỡng: Đạo Thờ Cúng Tổ Tiên (Ông/Bà

Người Việt Nam thường ngoài tôn giáo riêng của mình, còn thờ phụng tổ tiên, ông bà.

Tương tự như đạo Thờ Thần, không có tài liệu nào ghi chép rõ ràng về thời điểm phát xuất “đạo” thờ cúng Tổ tiên Ông bà ở Việt Nam. Có lẽ đạo thờ cúng Tổ tiên Ông bà bắt đầu phát triển cùng thời với đạo Thờ Thần ở Việt Nam vì tôn chỉ, nghi thức của hai “đạo” có rất nhiều điểm tương đồng.

Cây có gốc, nước có nguồn. Tổ tiên sinh ra ông bà, ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra mình. Người con hiếu thảo phải biết ơn sinh thành. Đã có hiếu với cha mẹ thì phải có hiếu với ông bà – tức là nhớ đến nguồn gốc của mình. Lúc ông bà cha mẹ còn sống thì chăm lo phụng dưỡng, Khi ông bà cha mẹ chết rồi thì phải lo việc thờ phụng để tỏ lòng thành kính biết ơn.

Thật ra, ở Việt Nam, gọi là “đạo” thờ Ông Bà Tổ tiên; nhưng không đúng nghĩa là một “đạo” (cũng tương tự như đạo thờ Thần); bởi vì không có Giáo hội, giáo chủ, giáo sĩ, giáo điều… Đây chỉ là chuyện nội bộ gia đình, con cháu thôi.

Qua việc thờ phụng tổ tiên, người Việt Nam tin là khi chết thể xác tiêu tán nhưng linh hồn thì bất diệt; và người sống và người chết luôn luôn có một sự liên lạc mật thiết. Sự thờ phụng là một cách để giữ gìn mối liên lạc này.

Ông Bà thường được chôn cất gần nhà. Vong hồn Ông Bà được coi như vẫn còn đang sống quanh quẩn nơi bàn thờ.

Phong tục của Việt Nam cho là “Dương sao thì Âm vậy.” Người sống cần gì, thì người chết sống ở “cõi Âm” cũng cần như vậy ! Nói cách khác người chết cũng cần ăn uống, tiêu pha, nhà cửa… như người sống (?). Vì tin như vậy cho nên việc thờ phụng cúng lễ là chuyện cần thiết. Tục người Việt cũng tin rằng vong hồn người chết thường ngự trên bàn thờ để gần gũi với con cháu. Nguời ta sợ tội bất hiếu với vong hồn cha mẹ phải tủi hổ, cho nên người sống phải suy tính kỹ lưỡng, xem như lúc cha mẹ còn sống thì có chấp nhận dự tinh, công việc làm của mình hay không ? Do đó con cái phải ăn ở, thờ phụng cho đứng đắn kẻo mang chữ bất hiếu. Như vậy vong hồn cha mẹ có ảnh hưởng tốt đến hành động và tư cách của con cái.

Những biến cố quan trọng của gia đình từ việc hiếu đến hỷ, gia trưởng phải có lễ cáo gia tiên để xin ông bà tổ tiên chứng giám, chia sẻ, phù hộ.

– Vợ đẻ – Con đầy tháng – Con cái bắt đầu đi học, đi thi, đỗ đạt – Gả chồng, dựng vợ cho con – Công danh thăng tiến (lên chức, đắc cử, lãnh thưởng…) – Khao vọng – Xây cất, mua nhà mới hay sửa chữa tu bổ nhà cũ – Cầu độ

– Trong nhà có người qua đời – Có người đau ốm – Phải đi xa – Gặp chuyện không may (buôn bán thua lỗ, bị kiện cáo)…

Trong nhà, bàn thờ tổ tiên kê ngay ở chính giữa nhà. Nhà giàu thì đóng bàn thờ sơn son thếp vàng. Ở vùng quê xa xôi, các gia đình nghèo không thể lập một bàn thờ qui củ để thờ đúng theo cổ tục thì họ chỉ đóng một cái trang trên tường hay thu xếp một cái tủ nhỏ làm bàn thờ để tiện việc cúng lễ.

Bàn thờ tổ tiên cũng được trang trí tùy theo mỗi gia đình. Đại cương thì có bình hương, bài vị, đèn nến, mâm bồng (để bày hoa quả bánh trái)… nhà giàu sung túc sẽ bày thêm đỉnh đồng (bộ tam sự, ngũ sự, thất sự… – số lẻ chỉ về âm), bình sứ, bảo lộ (tám thứ binh khí của quân sĩ thời xưa), hoành phi, y môn (che ngăn cách bàn thờ với khoảng không gian bên ngòai), câu đối…

Là ngày kỷ niệm người chết đã qua đời – còn gọi là ngày kỵ nhật. Con cháu dù bận rộn cũng phải nhớ ngày này để cúng giỗ. Nhiều tôn giáo chỉ làm lễ kỷ niệm ngày chết, làm giỗ nhưng không “cúng” theo cổ tục thờ cúng tổ tiên.

Trong ngày giỗ, tùy hoàn cảnh, gia đình làm cỗ bàn to hay nhỏ mời thân bằng quyên thuộc tham dự. Nhiều khi cũng tùy sự liên hệ giữa người sống và người chết mà sẽ làm giỗ to hay nhỏ: cha mẹ, ông bà thì giỗ to; chú bác, cao tằng khảo, tỷ thì chỉ cúng đơn sơ.

Trong ngày giỗ còn phân biệt giỗ đầu (một năm sau khi người chết qua đời, hay Tiêu tường). Giỗ đầu, con cháu nhiều khi phải mặc lại đồ tang như chính ngày đưa đám. Nhà khá giả rước cả phường bát âm, phường kèn, mời chẳng những bà con mà lại cả khách xá nữa; hoặc giỗ sau (giỗ cuối, hết tang, còn gọi lả giỗ hết hay Đại tường)…

Hóa vàng có nghĩa là “nấu vàng,” tức là đem đốt những đồ vàng mã, vàng giấy, tiền giấy. Sau khi hóa vàng thì con cháu đổ một chén rượu cúng vào đám lửa, cốt để biến vàng mã trên dương gian thành đồ dùng thật dưới âm phủ! Sau khi hóa vàng thì xem như giỗ đã xong.

Với văn minh tiến bộ ngày nay người ta bỏ bớt việc đốt vàng mã tức là: áo quần, nhà cửa, xe cộ, tiền bạc bằng giấy; (có khi đốt cả hình người nữa ?! Vì người Tầu cho rằng đốt hình người để dưới âm phủ Ông Bà có người hầu hạ ??)

Ngày giỗ Họ (giỗ Tổ của Họ), Nhà Thờ Tổ

Ngày giỗ Họ là ngày duy nhất trong năm để cho cả họ họp mặt, nhận ra nhau. Trong dịp này những người cao niên sẽ kể các công trạng, sự nghiệp của ông tổ cho con cháu nghe.

Người trưởng tộc lo việc tổ chức giỗ Tổ. Các gia đình các ngành đều phải đóng góp công của. Người trưởng tộc cũng được hưởng hương hỏa của tổ tiên đế lại.

Đất hương hỏa ông bà để lại là những phần đất dành để lấy hoa lợi lo việc cúng giỗ. Con cháu không được bán. Rủi có bị tịch biên, chủ nợ cũng không được lấy phần này. Thường ruộng hương hỏa còn gọi là kỵ điền – là ruộng để giỗ. Đất này do tự người có giỗ lấy tài sản của mình mà đặt, hoặc có di chúc của tổ tiên dành cho con cháu…

Do ý thức hệ luân lý gia đình, phong tục Việt Nam đặt vấn đề đất hương hỏa rất quan trọng. Ngay cả pháp luật của các triều đại, các chế độ đều nhằm bảo vệ đất hương hỏa.

Tóm lại, nước Việt đã trải qua biết bao nhiêu cuộc hưng vong phế chuyển nhưng việc Thờ Cúng Ông Bà vẫn còn tồn tại. Người Việt đã theo nhiều tôn giáo ngoại nhập khác nhau nhưng cũng không bao giờ vì tôn giáo riêng của mình mà bỏ quên tổ tiên.

Tất cả các chuyện xảy ra cho gia đình trong đời sống hàng ngày Ông Bà Tổ tiên đều được nhớ đến, và khấn vái xin phù hộ.

Theo truyền thống xưa, sau khi mời Tổ tiên về dự 3 ngày Tết với con cháu vào ngày 30 Tết (nếu tháng thiếu thì vào ngày 29 Tết), đến ngày mùng 3 Tết hoặc ngày khai hạ mồng bảy Tết, là ngày cuối cùng, tiệc xuân đã mãn, con cháu lại cáo lễ để tiễn đưa Tổ tiên trở về âm cảnh.

Lễ này, tục gọi là “đưa ông bà”, lễ hóa vàng cho Tổ tiên, hay lễ tạ năm mới.

Theo GS sử học Lê Văn Lan, mùng 3 vẫn là ngày Tết thầy, nên để tổ tiên vẫn ở lại ăn Tết với con cháu. Mùng 4 và mùng 5 mới là ngày tiễn các cụ về cõi vĩnh hằng.

GS Lan cho biết, tục hoá vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hoá vàng thường gắn với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới bên kia sống gần với dương gian. Tục này nhằm cung cấp cho người đã khuất tiền, quần áo (giấy), gậy đi đường (cây mía).

“Các cụ về trời chỉ cần ít quần áo, vật dụng đi đường cùng 5-10 nghìn đồng”, ông Lan bày tỏ.

Theo một số chuyên gia văn hóa phương Đông, việc chọn ngày làm lễ hóa vàng tùy thuộc vào mỗi gia đình, chủ yếu từ mùng 3 đến khoảng mùng 10 Tết Nguyên đán. Điều quan trọng nhất là phải có lễ tạ gia tiên, gia thần và chư vị thánh thần, phật. Theo quan niệm dân gian, có lễ tạ thì tấm lòng của chủ nhà mới được người âm chứng giám.

Sau khi lễ, các gia chủ sẽ hóa vàng. Phần tiền, vàng của gia thần phải hóa trước, tiền vàng, đồ dùng của tổ tiên hóa sau. Tục xưa, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt vài cây mía dài. Dân gian cho rằng đây là đòn gánh để các linh hồn dùng làm gậy chống, hay mang hàng hóa.

Lễ vật dâng cúng trong lễ tạ năm mới gồm: Nhang, hoa, ngũ quả, trầu cau, rượu, đèn nến, bánh kẹo, mâm lễ mặn hoặc chay cùng các món ăn ngày Tết đầy đủ, tinh khiết.

Văn khấn lễ tạ năm mới (lễ hóa vàng)

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần

Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.

Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm …………………….

Chúng con là: ……………………………tuổi………………

Hiện cư ngụ tại ………………………………………………

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

“…Trong mâm cúng lễ gia tiên, tốt nhất nên dùng những đồ ăn chay, thanh tịnh”, nhà nghiên cứu Vũ Thế Khanh chia sẻ.

Phong tục thờ cúng tổ tiên là một nét văn hóa đặc sắc của người Việt, đã được hình thành từ rất lâu đời. Phong tục ấy không chỉ thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” mà còn mang giá trị giáo dục sâu sắc cho các thế hệ. Việc cùng nhau bày tỏ lòng thành kính trước tổ tiên, các thành viên trong gia đình càng thắt chặt thêm sợi dây huyết thống.

Tuy nhiên, sau nhiều năm nghiên cứu, Tiến sĩ Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ UIA, gọi tắt là UIA, lại có một góc nhìn khác khi cho rằng từ bấy lâu nay người ta vẫn chưa hiểu hết về phong tục tốt đẹp này.

Phong tục bắt nguồn từ nỗi lòng muốn báo hiếu tổ tiên

Tiến sĩ Khanh cho biết, để làm rõ hơn về phong tục cúng tổ tiên, bạn đọc trước tiên cần biết về khái niệm “thần thức”. Qua 20 năm nghiên cứu với hàng vạn ca khảo nghiệm, UIA cho rằng khả năng ngoại cảm của con người là có thật. Nói cách khác, những người tham gia nghiên cứu Chương trình khảo nghiệm cho rằng người ta khi chết đi thì vẫn còn lưu lại phần “thần thức”. Điều này trùng hợp với quan điểm của đạo Phật về thuyết luân hồi, cho rằng con người phải trải qua nhiều kiếp trước khi đến với miền cực lạc.

“Và với phong tục đẹp đẽ thờ cúng tổ tiên, dù vô tình hay hữu ý, chúng ta đều đã chấp nhận phần “thần thức” ấy song hành trong thế giới đương đại. Dựa trên những cơ sở này, Chương trình khảo nghiệm đã phát triển thêm một hướng mới. Qua hàng trăm ca giao lưu điển hình, những người nghiên cứu đi sâu tìm hiểu nhu cầu, ước muốn của phần “thần thức” và đặc biệt trong phong tục cúng lễ, đã có những phát hiện rất lý thú”, tiến sĩ Khanh nói.

Theo nhà nghiên cứu này: “Con người ta sinh ra, ai mà không có ông bà cha mẹ, cao hơn nữa là tổ tiên dòng tộc. Kể từ 9 tháng 10 ngày hoài thai đến khi ra đời rồi được nuôi nấng lớn khôn, con cái đã được các bậc sinh thành dành cho biết bao là yêu thương, công sức. Gia tiên tiền tổ nuôi dưỡng cháu con nhưng không bao giờ quá cần thiết sự đền đáp trở lại.

Vậy trong đời này, với công ơn sinh thành dưỡng dục, phận làm con cháu biết trả thế nào cho đủ? Cho đến khi các đấng sinh thành khuất núi, nhiều con cháu vẫn trăn trở vì chưa thỏa được nỗi lòng muốn báo hiếu mẹ cha. Và phong tục cúng lễ chính là sự tiếp nối ước vọng ấy dâng lên tiên tổ”.

Những người nghiên cứu trong Chương trình khảo nghiệm đã đưa ra khái niệm rằng với phần “thần thức” của gia tiên, cần phải đền đáp bằng cách “vay cá trả cần câu”: Cha mẹ cho con cái sinh mệnh, nhưng con cái không thể dùng sinh mệnh để hoàn trả được. Như thế, vay cá nhưng không thể trả bằng cá. Vả lại “vay cá trả cá” là lẽ thường tình. Vay cá và trả lại bằng cần câu, mới là cách đền đáp công ơn trọn tâm vẹn ý. Họ thống nhất rằng cúng lễ bằng phương pháp “cúng tâm linh” chính là “chiếc cần câu” để phần “thần thức” của gia tiên tiền tổ tìm về được miền cực lạc.

Cúng đồ mặn hay đồ chay?

Nhiều năm nghiên cứu về vấn đề này, ông Khanh cho rằng mình đã có những trải nghiệm lạ. Vị tiến sỹ này chia sẻ rằng qua hàng vạn ca khảo nghiệm, ông đã rất ngạc nhiên khi phát hiện có tới 80% đối tượng tội phạm có xuất thân từ những gia đình có nguồn gốc làm nghề bất lương. Có thể ví dụ như buôn bán ma túy, hành nghề cờ bạc hoặc làm giàu trên thân xác phụ nữ.

Theo ông, ở những gia đình đó, phần “thần thức” của gia tiên luôn bị ảnh hưởng bởi môi trường không lành mạnh, dù có cúng bái bằng mâm cao cỗ đầy đến đâu, cũng không thể siêu thoát. “Âm không siêu thì dương không thái”, vì thế trước hay sau, những gia đình đó cũng gặp những tai họa khó lường.

Tiếp theo nhận định đó, ông Khanh cho rằng phong tục thờ cúng tổ tiên trong nhiều gia đình hiện nay chưa thực sự đúng cách. Qua tiếp xúc với nhiều gia đình, những người nghiên cứu trong chương trình này nhận thấy mâm cúng có nhiều đồ rượu, thịt sẽ khiến phần “thần thức” trở nên “nghiện” các thứ đó.

“Cần giải thích thêm rằng “thần thức” khi mới hình thành thường rất non yếu, không có khả năng tự chủ. Lúc ấy, nếu các gia đình dùng những đồ cúng có nguồn gốc tanh hôi, sẽ vô tình làm cho “thần thức” của gia tiên rời xa khỏi sự thanh tịnh”, ông Khanh nói. Ông Khanh lấy ví dụ ở những đám cúng giỗ lớn, rượu thịt ê hề nhưng vẫn hay xảy ra va chạm, cự cãi, thậm chí có thể đâm chém nhau. Là bởi đám cúng giỗ đó sẽ quy tụ các phần “thần thức” ưa thích tanh hôi, có “tác dụng ngược”, gây nên sự nóng nảy vô cớ, thiếu kiềm chế của những người tham gia bàn tiệc.

“Vậy nên trong mâm cúng lễ gia tiên, tốt nhất nên dùng những đồ ăn chay, thanh tịnh”, nhà nghiên cứu này nói. Ông Khanh diễn giải việc đó gọi là “phạm thực” chuyển thành “hỷ thực”. Nên thay thế những đồ ăn tanh hôi bằng đồ chay và một không khí thanh tịnh. Ví dụ như khi ta đang đói bụng, nếu nghe được một tin rất vui, cảm giác đói trước đó có thể dễ dàng tan biến. Phần “thần thức” cũng như vậy. Làm quen với môi trường thanh tịnh, được kính ngưỡng bằng những đồ “hỷ thực”, chính là cách tiếp thêm năng lượng tinh thần, để phần “thần thức” vượt lên một bậc mới.

Nhưng đồ cúng lễ thanh tịnh thôi chưa đủ. Những người nghiên cứu trong chương trình này đề cao nhất cách thức dùng phương pháp nhà Phật để kính ngưỡng gia tiên. Cùng với kinh chú tốt lành, con cháu tham gia cúng lễ phải thật sự chay tịnh, thả tâm hồn rời bỏ “tham, sân, si”, chỉ một lòng hướng về gia tiên tiền tổ. Nhiều cuộc khảo nghiệm đã chỉ ra rằng phần “thần thức” chỉ thực sự hoan hỷ với những người thành tâm cúng lễ là con hiền, dâu thảo, cháu ngoan.

Trải qua nhiều lần được tắm mình trong “hỷ thực” và môi trường thanh tịnh như thế, phần “thần thức” của gia tiên sẽ dần được nâng về miền cực lạc. “Trong niềm kính ngưỡng với gia tiên, việc cúng lễ một cách đúng đắn, chính là cách để đền đáp công ơn trời biển của các đấng sinh thành”, ông Khanh kết luận

Bàn Thờ Tổ Tiên Của Người Việt, Luật Thờ Cúng Tổ Tiên

Vai trò của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong bối cảnh hiện nay, bản sắc văn hóa dân tộc làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng người Việt đã vượt qua biết bao khó khăn để không ngừng phát triển và lớn mạnh.Việc giữ gìn bản sắc văn hóa, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống càng trở nên cấp bách và có ý nghĩa vô cùng to lớn

Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Bản sắc văn hóa dân tộc làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng người Việt đã vượt qua biết bao khó khăn để không ngừng phát triển và lớn mạnh. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống càng trở nên cấp bách và có ý nghĩa vô cùng to lớn trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay.

Nhằm giúp các bạn đọc có thêm tư liệu tham khảo về phong tục tập quán, văn hóa cội nguồn của Việt Nam, Nhà xuất bản Hồng Đức xuất bản cuốn sách

Trong quá trình biên soạn chúng tôi có sử dụng, tham khảo một số tài liệu về nguồn gốc phong tục tập quán, các bài văn khấn, … trên sách báo, tạp chí, internet… của các tác giả khác nhưng chưa liên hệ trực tiếp được để xin phép. Rất mong nhận được sự lượng thứ và chia sẻ của các tác giả. Xin trân trọng giới thiệu quyển sách có độ dày gần 400 trang,giá phát hành 350,000đ/1 quyển

Cuốn sách gồm các phần chính sau:

Phần thứ nhất. BẢN SẮC VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT QUA CÁC PHONG TỤC TẬP QUÁN, TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN

Phần thứ hai. CÁC NGÀY LỄ TẾT VÀ PHONG TỤC NGÀY TẾT CỦA NGƯỜI VIỆT XƯA VÀ NAY

Phần thứ ba. CÁC BÀI VĂN CÚNG DỊP LỄ TẾT, HIẾU HỈ TRONG NĂM

Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt trong đời sống xã hội của các quốc gia, dân tộc. Toàn cầu hóa không chỉ tạo ra cơ hội cho các quốc gia, dân tộc mở rộng sự giao lưu, hiểu biết và xích lại gần nhau, mà còn đặt những giá trị văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc trước nhiều thách thức to lớn. Làm thế nào để giữ gìn được bản sắc văn hóa, để phong tục tập quán, hồn văn hóa dân tộc thấm sâu vào đời sống của mỗi chúng ta, để trong quá trình hội nhập quốc tế vẫn phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc như một sức mạnh nội sinh để phát triển. Điều này đòi hỏi có sự chung tay gìn giữ và phát triển của các cấp, các ngành và của mỗi người dân.

Nhằm giúp các bạn đọc có thêm tư liệu tham khảo về phong tục tập quán, văn hóa cội nguồn của Việt Nam, các bài văn khấn cổ truyền người Việt hay dùng, Nhà xuất bản Thế Giới xuất bản cuốn s ách có độ dày gần 400 trang ,in bìa cứng giá phát hành 350.000đ/1 quyển

Cuốn sách gồm hai phần chính sau:

Phần thứ nhất. PHONG TỤC TẬP QUÁN VIỆT NAM

Phần thứ hai. CÁC BÀI VĂN KHẤN CỔ TRUYỀN THƯỜNG DÙNG

( văn khấn lễ tết,ma chay,cúng khao thổ thần,cúng động thổ, về nhà mới, cúng khai trương, cúng đầy tháng,đầy năm……..)

Phong tục thờ cúng tổ tiên văn hóa tâm linh của người việt

Trong các hình thái tín ngưỡng dân gian thì phong tục thờ cúng tổ tiên ông bà có từ lâu đời và mang tính chất phổ quát nhất. Đã là người Việt Nam thì trong tâm thức hầu hết của mọi người đều mang sự linh thiêng khi nghĩ về người quá cố, và hầu như chúng ta ai ai cũng thờ cúng tổ tiên ông bà! Thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành nét rất riêng văn hóa xứ Việt.Để hiểu hơn về hình thái phong tục này, chúng tôi tổ chức biên soạn cuốn sách

Mục đích muốn chia sẻ đến bạn đọc hiểu về cách thức thờ cúng tổ tiên ông bà từ bao đời nay của ông cha ta; Chia sẻ cách bài trí vật dụng, cây cảnh làm cho ngôi nhà hài hòa, thông thoáng giúp tinh thần các thành viên sống bình an, khỏe mạnh để gặt hái thành công trong cuộc sống.

Nội dung cuốn sách được chúng tôi bố cục như sau:

PHẦN I – Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt – Giới thiệu cách thờ cúng ông bà tổ tiên và ý nghĩa của việc thờ cúng.

PHẦN II – Cách sử dụng, bài trí đồ vật làm cho ngôi nhà thông hanh thịnh vượng – Giới thiệu, trình bày kiến thức phong thủy, giúp bạn đọc bài trí nội thất cho ngôi nhà để đạt được sự cân bằng, hài hòa trong cuộc sống.

PHẦN III – Bài trí nước và nước trong phong thủy cho ngôi nhà – Giới thiệu tầm quan trọng của phong thủy, và vẻ đẹp lung linh của nước làm nên sự tươi mát, sang trọng cho ngôi nhà.

PHẦN IV – Hóa giải khuyến khuyết của ngôi nhà, mang lại sự thông hanh trong công việc và sức khỏe tốt – Đó là các cách xử lý ngôi nhà của bạn khi có những khuyến điểm không phù hợp, để mang lại sự thuận tiện, tâm lý an vui, thoải mái cho đời sống các thành viên.

PHẦN V – Cách sử dụng, bài trí cây cảnh cho ngôi nhà để thu hút tài lộc – Giới thiệu các loại cây trồng phù hợp cho ngôi nhà, tạo mảng xanh, hạn chế ô nhiễm cho ngôi nhà, làm gia tăng sức khỏe cho các thành viên.

Mỗi phần của cuốn sách, nội dung sẽ khác nhau, nhưng tựa chung lại là để bạn đọc hiểu về phong tục tập quán của người Việt, đồng thời trình bày cách bày trí cho ngôi nhà của mình hài hòa, ấm cúng, hút nguồn năng lượng từ tự nhiên làm cho đời sống của các thành viên khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái để tiếp tục lao động và học tấp tốt hơn!

– Sách có Nội dung chính xác. Chất lượng bản in đảm bảo. Giá thành hợp lý. Giúp bạn có được cái nhìn chính xác về Những quan niệm của người xưa về điềm báo may mắn Bạn sở hữu quyển sách có chất lượng chính xác về nội dung, đảm bảo từ giấy, mực in cho đến bìa sách. đáp ứng được yêu cầu tìm hiểu và nghiên cứu của bạn, Sách có độ dày 400 trang,giá phát hành 350.000đ/1 quyển

– Đời sống của một con người thường là đủ cung bậc thăng trầm, “đối thoại” từng cặp với nhau như đau khổ-hạnh phúc, buồn – vui, thành công – thất bại…

– Có thể diễn giải, lúc thì cuộc sống được an vui, lúc thì gặp nhiều tai ương hoạn nạn, lúc thì sự nghiệp thăng hoa, lúc thì kinh tế tiến tới, lúc thì làm ăn lụi bại thê thảm.

– Qua nội dung này, giúp bạn đọc khám phá văn hóa xưa, đồng thời áp dụng cách rước tài lộc có chọn lọc phù hợp với mình vào đời sống thực tiễn.

-Chúng tôi đề cập chủ yếu đến những quan niệm của người xưa về điềm báo, báo hiệu sự may mắn cho sự phát triển, sự thăng tiến khi một cá nhân nào đó nhận được.

– Ngoài ra, nội dung còn chú trọng đến cách rước tài lộc vào nhà theo cách của người xưa..

– Qua nội dung này còn giúp chúng ta hiểu thêm nét văn hóa xã hội của người xưa khi bàn về tài lộc, về sự thăng tiến trong nhiều lĩnh vực, về sự may mắn…

– Để cuộc sống của chúng ta luôn gặp may mắn và tránh được những rủi ro trong cuộc sống .Chúng tôi tổ chức biên soạn cuốn sách:

– Xin được giới thiệu bạn đọc mọi miền đất nước cuốn sách này. Chân thành cảm ơn sự đón nhận của quý bạn đọc.

Nội dung cuốn sách gồm những phần như sau:

Những điều cần làm cho năm mới để gia chủ may mắn ,phát tài

Khai xuân, mở hàng và nghênh đón tài lộc, may mắn cho gia đình, công ty, đơn vị, xí nghiệp

Phong thủy cho ngôi nhà ở để hút tài lộc, đón vận may

Phần Tham khảo Xem ngày tốt của năm 2019

Sách giúp bạn nắm bắt được thông tin hiệu quả hơn

SÁCH CHÍNH TRỊ TÀI CHÍNH

+ Liên tục cập nhật nhiều đầu sách hay về lĩnh vực chính trị tài chính có chất lượng nội dung luôn đúng và chính xác với mức giá rẻ hơn thị trường từ 20 – 30%.

+ Miễn phí giao hàng với đơn hàng 250K trở lên (đối với khách hàng ở tỉnh), miễn phí ship vận chuyển nội thành HCM (bất kì đơn giá nào – không phụ thuộc có hóa đơn VAT hay không).

+ Sản phẩm bán ra có đầy đủ hóa đơn VAT, có thể chiết khấu trên hoặc ngoài hóa đơn (tùy khách hàng lựa chọn).

+ Hỗ trợ đổi trả miễn phí hoặc hoàn tiền 100% nếu chất lượng sách không đạt yêu cầu như: sai lệch về nội dung, chất lượng sách in không rõ ràng, giấy mỏng, không đúng chuẩn ISO… trong 1 tháng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tại Sao Phải Thờ Cúng Ông Bà, Tổ Tiên Và Người Đã Mất? trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!