Bạn đang xem bài viết Tại Sao Nên Cúng Món Chay Ngày Tết? Có Thể Bạn Chưa Biết được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Vì sao nên cúng cỗ chay vào ngày Tết?Theo quan niệm của Phật giáo, việc thờ cúng tổ tiên ngày Tết sẽ được thực hiện vào các ngày 30, mùng 1 và mùng 2 tháng riêng âm lịch.
Đây là một trong những nghi thức quan trọng thể hiện sự hiếu kính của con cháu đối với ông bà, tổ tiên và người đã thác đi trong dòng tộc.
Việc thờ cúng bằng cỗ mặn có thể vô tình làm tăng thêm nghiệp sát sinh đối với những người đã khuất, làm tăng nghiệp oán, tội càng thêm tội. Chẳng khác nào cha mẹ, ông bà đang gánh nặng, leo dốc cao, con cháu không những không đỡ mà còn tiếp tục chất thêm đồ đạc, gánh nặng, tội lỗi lên lưng người đã mất khiến nghiệp kéo dài. Chính vì thế, khi cúng vào ngày Tết nói riêng và vào ngày rằm, mùng 1, giỗ chạp, Lễ Vi Lan báo hiếu, con cháu nên cúng ông bà, cha mẹ bằng lễ chay. Tuyệt đối tránh việc sát sinh.
2. Mâm cỗ chay ngày Tết giá bao nhiêu?Tuy nhiên, việc cúng cỗ chay cũng gây nhiều khó khăn do cách chế biến món ăn khó, đòi hỏi người nấu phải có sự am hiểu nhất định mới cho ra thành phẩm những món ăn ngon mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng cũng như phù hợp với ngày Tết.
Do vậy, ngày càng có nhiều người tìm đến với dịch vụ ĐẶT CỖ CHAY. Tuy giá thành có cao hơn so với cỗ thường nhưng cũng khá tương xứng với chất lượng món ăn, và điều quan trọng là giảm sức lao động và vẫn thể hiện được sự hiếu kính đối với người đã mất.
Giá thành mâm cỗ chay sẽ phụ thuộc vào: Nhà hàng đặt cỗ, số lượng món ăn và yêu cầu dịch vụ của khách hàng.
Tại nhà hàng Minh chay – Một trong những nhà hàng chuyên phục vụ thuần chay nổi tiếng tại Hà Nội thì mâm cỗ chay thấp nhất có giá 999k/ 1 mâm 10 món ăn. Thực đơn sẽ được đảm bảo xây dựng theo tiêu chí: NGON – BỔ – GIÁ THÀNH HỢP LÝ, và đặc biệt là bắt mắt, phù hợp với mâm cỗ cúng của người Việt vào ngày Tết nguyên đán.
3. Một mâm cỗ chay cúng giỗ giá bao nhiêu tiền? Nên có những món nào?Năm bắt nhu cầu đặt cỗ chay cúng giỗ đang gia tăng mà không ít quán chay, nhà hàng chay làm giá khi chúng ta đến đặt cỗ. Một điều tôi nghĩ chắc hẳn bạn sẽ biết là chi phí đặt cỗ chay sẽ cao hơn so với việc bạn tự nấu và giá mâm cỗ chay cúng giỗ bao nhiêu phụ thuộc bạn chọn bao nhiêu món và chọn những món nào.
Thường một mâm cỗ chay cúng giỗ sẽ có khoảng 6 món gồm xôi, cơm trắng, 1 món khai vị, 1 món tráng chính, 1 món ăn kèm và 1 món tráng miệng. Một số gia đình có thể lựa chọn tăng số món khai vị, món chính, món ăn kèm hoặc món tráng miệng nên. Hiện nay các địa chỉ chay đều phục vụ cỗ chay với set từ 6 món – 14 món và giao động từ 500.000 – 2.000.000 . Đây được xem là mức giá phải chăng đối với một mâm cỗ chay vì :
Nguyên liệu chế biến món chay khá cầu kỳ và thực phẩm chay không có sẵn như tôm chay, cá chay …
Để cho gia một số món chay người nấu sẽ phải rất khéo léo và tỉ mì như cách làm món gà chay, thịt chay quay, … các món ăn này cần phải khá khéo kết hợp các thực phẩm chay khác lại.
Một số nguyên liệu chay khá khó kiếm và chi phí cũng khá đắt đỏ
Vậy bạn đã có thể đặt cỗ chay ngay cho gia đình một mâm cỗ vô cùng ngon với nhiều các món khác nhau vào các ngay lễ tết, hoặc cần cúng giỗ rồi đó. Minhchay là một trong các nhà hàng ra đời sau nhưng lại có dịch vụ đặt cơm chay khá ngon và uy tín.
Có Thể Bạn Chưa Biết: Vàng Mã Cúng 49 Ngày
Theo quan niệm dân gian ta, mỗi một con người sẽ có 1 phần là thể xác và 1 phần linh hồn. Khi con người chúng ta chết đi, đó là chết về thể xác còn phần linh hồn sẽ sang một thế giới mới. Chính vì vậy, đối với những người thân của người đã khuất phải chuẩn bị những lễ cúng để giúp linh hồn người đã khuất có thể siêu thoát sang một thế giới mới. Một trong những lễ cúng vô cùng quan trọng – Đó chính là lễ cúng 49 ngày.
1. Phong tục Vàng mã cúng 49 ngày có từ khi nào?Lễ cúng 49 ngày còn có tên Hán – Việt là Chung Thất, là một trong những tín ngưỡng tâm linh của phật giáo. Buổi lễ này không chỉ quan trọng với người đã khuất mà còn quan trọng đối với thân nhân của họ. Đối với người đã khuất thì đây được coi là lễ cúng giỗ mở đầu, còn với người thân thì lễ cúng 49 ngày để giảm bớt đau thương, cầu khấn cho linh hồn người đã khuất được siêu thoát và cũng là để tưởng nhớ tới người đã khuất.
Phong tục cúng 49 ngày cho người mất là một trong những lễ nghi đặc biệt quan trọng được ông cha ta truyền lại từ ngàn đời nay. Ý nghĩa của việc cúng 49 ngày là để tỏ lòng thành kính, sự tưởng nhớ, tiếc thương vô hạn đến người đã khuất.
Trong kinh Phật có dạy rằng: Con người sau khi mất được 49 ngày (Chung thất) thì linh hồn họ sẽ tùy theo nghiệp mà họ gây ra ở kiếp này mà thọ sanh vào cảnh giới tương ứng. Nếu lúc sinh thời tạo nhiều phước báo, làm nhiều điều lành sẽ được thọ sanh về miền cảnh giới an lạc. Ngược lại sẽ đạo vào các cảnh giới địa ngục, có thể thọ sanh làm các loài vật hoặc các cảnh giới khác nhau trong lục đạo luân hồi. Cũng bởi ý nghĩa này mà các Phật tử thường cúng Trai tăng khi được 49 ngày
Theo quan niệm từ thời xưa, sau khi chết đi, linh hồn của con người sẽ lưu lại nhân gian 49 ngày. Từ này mất cho đến ngày làm 49 ngày, ngày nào thân nhân cũng phải làm cúng cơm đều đặn. Ý nghĩa của việc này là do quan niệm họ vẫn còn sống, chưa thực sự sang một thế giới khác vẫn có những nét sinh hoạt giống như lúc còn sống.
Trong khoảng 49 ngày đầu tiên sau khi mất, người mất vẫn còn chưa ý thức được rằng mình đã chết, lễ cúng 49 ngày mang ý nghĩa như lời tiễn biệt linh hồn người đã khuất sang một thế giới khác. Đồng nghĩa với đó, lễ cúng 49 ngày như là lời cầu nguyện của người thân đối với người đã khuất được siêu thoát, bắt đầu 1 cuộc sống tốt đẹp hơn ở một nơi khác.
Ngày lễ cúng 49 ngày là một ngày vô cùng quan trọng, chính vì vậy việc sắm lễ hay những khâu chuẩn bị phải được làm rất chu đáo. Như vậy mới giúp người đã khuất dễ dàng siêu thoát. Trong ngày cúng 49 ngày nhất định không thể thiếu những thứ sau:
Mâm lễ cúng 49 ngày cả ở nhà và ở phần mộ – nơi chôn cất của người đã khuất (nếu như người thân chết ở ngoài đường thì cần có lễ cúng tại nơi gặp tai nạn).
Bài cúng 49 ngày tại mộ, bài văn cúng 49 ngày tại nhà.
Hoa, quả, tiền âm phủ, quần áo – đồ vật thường dùng bằng vàng mã, hương….
Mời nhà sư hoặc các thầy cúng về để cúng siêu thoát cho người đã khuất.
Mâm lễ cúng 49 ngày chắc chắn không thể thiếu những thứ sau đây: hoa quả, bánh kẹo, xôi, gà – chả – sườn – giò (nếu có những đồ cúng này trên mâm cỗ cúng thì nên là đồ chay). Đặc biệt, không được cúng thịt mèo, thịt chó cùng các loại sâu bọ.
Công tác chuẩn bị đồ cúng trong ngày Chung Thất rất quan trọng, các gia đình không nên làm sơ xài, qua loa. Đặc biệt chú ý cần tránh các việc sát sinh,giết hại các loài vật, vì như vậy sẽ làm tăng thêm nghiệp cho người mất.
Cúng 49 ngày là lễ cúng chính thức kể từ ngày chết đi. Cho nên, trong ngày cúng này người thân của người đã khuất phải chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết cho người đã khuất để mang sang thế giới bên kia, như để bắt đầu 1 cuộc sống mới. Một số món đồ vàng mã không thể thiếu: các loại giấy tiền âm phủ, quần áo, giầy – dép – mũ – nón, xe máy, điện thoại, nhà, đồng hồ….
Đồ cúng 49 ngày nên sử dụng các đồ chay như bánh, trái, hương, hoa các đồ chay, nên cúng thêm các loại tiền âm phủ làm lộ phí đi đường cho người mất. Hạn chế sử dụng các đồ tạp uế hay gây hại tới chúng sanh
Ngoài những đồ cần chuẩn bị trên, nhân thân người mất sau khi cúng có thể tiến hành hóa đồng thời mọi người trong gia đình thay nhau niệm Phật. Luôn luôn gọi tên người mất, nói cho họ biết là họ đã chết rồi. Bảo họ hãy mau niệm Phật để được giải thoát. Nếu họ không tin có thể tự nhìn vào gương. Khi đã hiểu họ sẽ làm theo người thân nhân dẫn dắt.
Là một trong những cơ sở làm vàng mã lâu năm tại Làng Cót- Một trong những làng nghề nổi tiếng tại Hà Nội nói chung và miền Bắc nói riêng. Cơ sở tiền âm phủ Quyết Vượng đã có kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực cung cấp các loại tiền âm phủ với mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng.
Hotline liên lạc mua hàng
Địa chỉ: Số 8, Ngõ 74 Yên Hòa, Cầu giấy, Hà Nội
Hoặc Số 17 ngõ 61, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
4. Bài văn cúng khấn 49 ngày cho người mấtNguyên văn trong lễ cúng 49 ngày (lễ Khốc Tốt):
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Hôm nay là ngày….tháng….năm….., âm lịch tức ngày…..tháng….năm…………….dương lịch.
Tại (địa chỉ): ……………..
Con/cháu/ phu/ thê là………cùng các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.
Nay nhân ngày lễ Chung Thấtt heo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm có:…………………………..
Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.
Trước linh vị của …tên người đã khuất…
Xin kính cẩn trình thưa rằng:
Cha/ mẹ/vợ/ chồng/con/cháu… đi đâu, vội vàng chi mấy;
Trời cao có thấy, thảm thiết muôn phần thương thay!
Đời người giấc mộng, hình ảnh phù vân;
Ngày tựa chim hay, tiết vừa bốn chín (hoặc trăm ngày);
Thoi đưa thấm thoát nay đã bảy tuần (hoặc trăm ngày).
Cây lặng gió lay, khóc làm sao được;
Lưng cơm đĩa muối, gọi chút đền ân.
Xin cha (mẹ) về thượng hưởng.
Trong lễ cúng 49 ngày phải chuẩn bị lễ vật, bài văn cúng phải đúng. Trong lễ vật nói đến là mâm cỗ cúng nên là mâm cỗ chay không nên sử dụng mâm cỗ mặn. Bởi nếu cúng mặn là gây sát sinh, khiến cho người đã khuất khó siêu thoát.
Trong lễ cúng phải mời các nhà sư, thầy cúng về để cúng cho đúng, tính ngày cúng phải là 49 ngày, tại có nhiều người hỏi “cúng 49 ngày hay 50 ngày?”.
Những người trong gia đình tuyệt đối không được khóc, không được sát sinh kể từ ngày trong nhà có người mất đến qua lễ cúng 49 ngày. Làm như vậy sẽ giúp người đã khuất dễ siêu thoát và tránh dẫn đến sự vương vấn không muốn rời đi.
Bạn Có Biết Ý Nghĩa Của Mâm Cỗ Chay Cúng Ngày Tết Chưa?
Tết sắp đến và được xem như một ngày quan trọng nhất trong năm. Những mâm cỗ cũng tổ tiên vào ngày này được rất nhiều người chú trọng và quan tâm. Thay vì 1 mâm cỗ truyền thống thì tại sao bạn không thay đổi bằng một mâm cỗ chay đầy ý nghĩa.1/ Ý nghĩa của mâm cỗ chay cúng ngày tếtTết là dịp sum họp của của các thành viên trong một gia đình nhằm hướng về cội nguồn, ông bà tổ tiên. Một mâm cỗ cúng cho ngày cuối và đầu năm không thể thiếu trong bất kỳ một gia đình nào đặc biết là một mâm cỗ chay sẽ càng ý nghĩa hơn. Không biết từ bao giờ phong tục này đã trở thành một thứ không thể thiếu trong mỗi dịp tết hàng năm.
Nhiều người tin rằng một mâm cỗ cúng tổ tiên vào đầu năm thì sẽ được phù hộ mang đến cho họ một khởi đầu thuận lợi tiền tài và công danh. Vì vậy mà người dân 3 miền Bắc – trung – Nam đều khởi đầu bằng một mâm cỗ truyền thống hoặc 1 mâm cỗ chay đầu năm mới để cả năm đều được như ý.
Bạn có thể tham khảo cách làm các món trên qua một số web hoặc bạn có thể lựa chọn đặt mâm cỗ chay ngày tết tại các cửa hàng chay. Mâm cỗ chay ngày tết dao động từ 1triệu – 2triệu và còn tùy thuộc vào các món ăn mà gia chủ yêu cầu.
3/ Đặt cỗ chay ngon ở đâu tốt nhất?Một câu hỏi rất hay mà chúng tối có ở đây … Thật vậy việc lựa chọn một nhà hàng đặt cỗ chay ngon và uy tín rất quan trọng vị vậy chúng tôi sẽ không đưa ra cho bạn bất kỳ một địa chỉ nào mà chỉ lưu ý cho bạn những điều sau :
Đặt cỗ chay tại các nhà hàng uy tín có review từ các khách hàng.Địa chỉ đó phải được cấp giấy phép về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ý Nghĩa Của Tết Trung Thu Có Thể Bạn Chưa Biết
Tết Trung thu được tổ chức vào Rằm tháng 8 âm lịch hàng năm. Không chỉ là Tết dành cho trẻ em, đây còn là dịp để người dân quây quần, đoàn viên sau thời gian đi xa làm ăn.
Trung thu là giữa mùa thu. Tết Trung thu như tên gọi rơi vào Rằm (ngày 15) tháng Tám âm lịch. Từ xưa, đây được xem là ngày lành, tháng tốt để tiên đoán mùa màng và cũng là dịp Tết vui chơi của trẻ nhỏ.
Theo đó, người xưa luôn cho rằng có mối liên hệ giữa cuộc đời và vầng trăng. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia ly. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết Trung thu cũng được gọi là Tết Đoàn viên.
Nguồn gốc Tết Trung thu
Theo các nhà khảo cổ học, Tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê – Trịnh thì Tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa.
Cũng có rất nhiều những truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian về nguồn gốc ra đời của ngày Tết Trung thu như: Chuyện nhà vua dạo chơi cung trăng vào Rằm tháng Tám, sự tích chị Hằng Nga, sự tích chú Cuội, sự tích Thỏ Ngọc…
Không chỉ ở Việt Nam, Trung Thu còn là ngày lễ của các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc…
Ý nghĩa Tết Trung thu
Vào ngày này, theo phong tục người Việt, người lớn thường chuẩn bị mâm cỗ (bánh, trái…) dâng lên cúng tổ tiên, những người đã khuất. Sau đó, tất cả các thành viên trong gia đình đều quây quần bên nhau cùng phá cỗ, thưởng trăng.
Người Việt cũng thường mượn ngày này để tỏ lòng hiếu kính với ông bà, bố mẹ bằng những món quà, những lời thăm hỏi.
Ngày này cũng được xem là Tết Thiếu nhi. Trẻ em các vùng miền trên cả nước được rước đèn, phá cỗ, xem múa lân, ngắm trăng… cùng bạn bè.
Theo quan niệm của người xưa, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia.
Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
Một nhóm thiện nguyện với hơn 30 người từ chúng tôi mang theo rất nhiều quà Trung thu đến chơi và vui với các bé thiếu nhi ở vùng biên giới giáp với Campuchia.
Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Nguyên Đán Có Thể Bạn Chưa Biết
Mâm ngũ quả có nguồn gốc từ đạo Phật, được nhắc đến trong kinh Vu-lan-bồn (Ullambana Sutra) với hình ảnh “trái cây năm màu”. 5 màu tượng trưng cho “ngũ thiện căn” theo quan niệm nhà Phật, gồm: tín căn (lòng tin), tấn căn (ý chí kiên trì), niệm căn (ghi nhớ), định căn (tâm không loạn), huệ căn (sáng suốt).
Tại sao lại là 5 loại quả mà không phải là con số nào khác? Trong văn hóa phương Đông, nhiều quy luật tự nhiên được gắn với chữ “Ngũ” như ngũ hành, ngũ cốc, ngũ quan, ngũ vị, ngũ tạng… Số 5 tượng trưng cho sự sống, sự đầy đủ và 5 loại quả cũng ứng với thuyết ngũ hành.
Việc bày mâm ngũ quả ngày Tết mang ý nghĩa bày tỏ tấm lòng thành kính với các bậc tổ tiên, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Quả cũng tượng trưng cho thành quả lao động cả năm của con cháu dâng lên các bậc bề trên.
Việc lựa chọn 5 loại quả bày lên mâm ngũ quả tùy thuộc vào quan niệm văn hóa cũng như đặc trưng về sản vật của các vùng miền. Mỗi loại quả có những ý nghĩa riêng, thể hiện qua hình dáng, hương vị, màu sắc hay thậm chí là cả cách đọc tên.
Mâm ngũ quả là vật không thể thiếu trên bàn thờ mỗi gia đình trong những ngày Tết.
Ý nghĩa một số loại quả trong mâm ngũ quả
Chuối xanh: Màu xanh tượng trưng cho hành Mộc, mang ý nghĩa như bàn tay ngửa để che chở đem lại sự bình an, sung túc, đùm bọc và gắn kết.
Quả phật thủ: Phật thủ có hình dạng đặc biệt tựa như những bàn tay của Phật, che chởm bảo vệ cho gia đình. Phật thủ thường được đặt ở trung tâm, nơi cao nhất trong mâm ngũ quả.
Quýt/quất: Theo âm Hán của từ “quất” gần giống âm của từ “cát”. Bày quất trên mâm ngũ quả ý nghĩa mang lại sung túc, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống.
Bưởi: Phúc lộc, viên mãn.
Xoài: Cầu mong không thiếu thốn.
Thanh long: Mang ý nghĩa rồng mây hội tụ, tượng trưng cho sự cát tường, thịnh vượng.
Sung: Với mong muốn có sự sung túc, tròn đầy, sung mãn về sức khỏe, hay tiền bạc
Đu đủ: Là biểu tượng của đầy đủ, thịnh vượng.
Những Điều Về Thắp Hương Có Thể Bạn Chưa Biết
11/10/2023 18:21
Một số lưu ý khi thắp hương
Nên thắp hương mấy nénTheo quan niệm của Phật giáo, hương là một trong 6 lễ vật tiến cúng (hương, hoa, đăng, trà, quả, thực). Nhiều người quan niệm về số nén hương cần dân nhưng hầu hết người ta thường dâng theo số lẻ. Ý nghĩa của việc thắp bao nhiêu nén còn mang nhiều ý nghĩa: 1 nén: chỉ có phần nhân ở đó nhằm duy trì bàn thờ hằng ngày 3 nén: nghi thức phổ biến nhất, tượng trưng cho tam tài: Thiên – Địa – Nhân (trời, đất và con người). Thông thường lễ gia tiên, giỗ, Tết không làm lễ lớn thì thắp 3 nén. 5 nén: ngũ hành tương sinh, hay dùng khi làm lễ lớn bố cáo thiên hạ như khai trương công trình, động thổ, lễ lớn của tổ tiên, của Quốc gia hay trong các đàn cầu cúng tiền tài… 7 nén: dâng hàng Thánh mẫu. 9 nén: dâng tới hàng Phật Thông thường, vào ngày tết thường thắp rất nhiều hương, do đó, thay vì thắp 3 nén hương người ta chỉ cần thắp 1 nén là đủ.
Trước khi thắp hương nên sắp xếp mọi vật phẩm cúng một cách gọn gàng, êm xuôi sau đó thắp hương. Chú ý phong thái của bản thân cần đoan trang, liêm chính, trán vội. Ngoài ra, khoảng cách giữa chỗ đứng và bát hương phải vừa phải không được quá gần hay quá xa. Khi lấy hương cần thận trọng, nhẹ nhàng không để hương bị rơi vãi hay đổ xuống đất. Nếu vị trí bát hương không thuận tiện để cắm bằng 2 tay thì phải cắm bằng tay phải.
Xử lý hương tắt khi đang cúngNhững lưu ý về việc thắp hương không thể bỏ qua
Nghi lễ thắp hương que tại nhà và tại chùaTại nhà: 1. Sau khi đốt hương, dùng hai tay cầm lấy hương. 2. Cố gắng cầm hai tay cắm hương vào giữa bát hương, nếu đặt xa quá thì dùng tay phải. Tuy vậy nên bố trí bát hương sao cho có thể dứng cắm dễ dàng, không phải kiễng chân hay trèo ghế là tốt nhất.
Tại chùa 1. Sau khi đốt hương, dùng hai tay cầm lấy hương. 2. Dùng ngón giữa và ngón trỏ của hai tay giữ lấy hương, ngón cái tì vào cuối chân hương. 3. Đặt hương sát gần với tim, có ý nghĩa tượng trưng cho “tâm hương”. 4. Để hương ngang mày, lễ kính, quán tưởng bảo tướng của chư Phật, Bồ tát hiện ra trước mắt tiếp nhận cúng dường. 5. Dùng hai tay cắm hương vào giữa lư hương.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tại Sao Nên Cúng Món Chay Ngày Tết? Có Thể Bạn Chưa Biết trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!