Bạn đang xem bài viết Tại Sao Năm Nay Nên Cúng Táo Quân Vào 22 Tháng Chạp? Và Giờ Nào Đẹp Để Làm Lễ? được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Theo quan niệm dân gian Việt Nam từ bao đời nay, cứ vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép bay về thiên đình để trình báo mọi việc của gia đình dưới hạ giới xảy ra trong một năm với Ngọc hoàng. Vì thế mà có tục cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời.
Mỗi năm chỉ có duy nhất một ngày Ngọc hoàng nghe các Táo báo cáo. Táo quân nào lên thiên đình sớm thì cũng phải đợi ngày thiết triều. Táo quân lên muộn thì đã bãi triều rồi nên không gia đình nào cúng sau 23 tháng Chạp.
Cúng ông công ông táo vào thời gian nào là đúng nhất?
Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, các gia đình đi làm công sở cả ngày hoặc vướng bận chuyện công việc… nên khó thu xếp thời gian để cúng đúng ngày.
Các chuyên gia phong thủy cho biết, tùy theo điều kiện thời gian mà mỗi gia đình có thể chọn ngày, giờ cúng khác nhau. Các gia đình có thể cúng ông Táo trước 1-2 ngày đều được, nhưng tốt nhất nên cúng trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.
Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất có thể tiến hành cúng bắt đầu từ trưa hoặc tối ngày 22 tháng Chạp để ông Táo thảnh thơi về chầu trời.
Cá chép cúng ông Công ông Táo
Báo Gia đình và xã hội có đăng tải ý kiến của ông Tam Nguyên (chuyên gia tư vấn phong thủy cao cấp, Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên), ông khuyên rằng: Lễ cúng Táo quân năm nay nên làm vào ngày 22 tháng Chạp, bởi ngày 23 tháng Chạp là đúng ngày cúng Táo quân vào ngày Đinh Mùi của tháng Sửu – xung nhau. Do đó người dân nên cúng Táo quân vào ngày Bính Ngọ 22 tháng Chạp (trước 1 ngày).
Giờ tốt để làm lễ cúng Táo quân vào giờ Tị (9-11 giờ) và giờ Dậu (17-19 giờ). Những chủ lễ không hợp ngày Bính Ngọ thì cúng Táo quân đúng ngày 23 tháng Chạp. Giờ tốt để làm lễ là: Giờ Tị (9-11 giờ) và giờ Ngọ (11-13 giờ).
Sau khi cúng Táo quân xong, các Táo đã lên chầu trời thì từ đó tới 30 Tết gia chủ dọn ban thờ bằng nước sạch, nước ngũ vị hương, bày biện đồ cúng lễ mới lên ban thờ để chuẩn bị đón Tết.
Lễ vật cúng Táo quân gồm:
– 3 bộ áo, mũ, hia Táo quân (2 nam, 1 nữ).
– Đồ vàng mã thoi, giấy hóa theo (với vàng mã cũ).
– Cá chép phóng sinh.
– Mâm cỗ mặn.
Lễ cúng Táo quân ở miền Nam nhà nào cũng có ban thờ trên bếp, khi cúng Táo trong bếp thường bật bếp để cúng, với ý nghĩa no ấm. Nhưng ở miền Bắc thường cúng lễ ở ban thờ gia tiên để tạ ơn cả thần linh và các Táo quân.
Clip: Cách bài trí lễ vật cúng ông Táo. Nguồn: pháp luật chúng tôi online
Năm Nay Cúng Ông Công, Ông Táo Vào Giờ Nào Thì Đẹp Để May Mắn Rực Rỡ
Hằng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt Nam lại chuẩn bị mâm cơm cúng tiễn ông Táo về trời với nhiều tên gọi khác nhau Tết Táo Quân, Tết ông Công. Vì sao lại có ngày ông Công ông Táo và cúng ông Công ông Táo vào giờ nào thì thích hợp nhất? Bạn đọc tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau!
Hằng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt Nam lại chuẩn bị mâm cơm cúng tiễn ông Táo về trời với nhiều tên gọi khác nhau Tết Táo Quân, Tết ông Công. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ông Công ông Táo là ai, vì sao lại có ngày ông Công ông Táo và cúng ông Công ông Táo vào giờ nào thì thích hợp nhất. Bạn đọc tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau!
Sự tích ông Công, ông Táo
Trao đổi với PV, TS.Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho biết, trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.
Nguồn gốc ông Công ông Táo bắt nguồn từ vùng bách Việt với tích kể lại rằng Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Trọng Cao hay kiếm chuyện xô xát dằn vặt vợ.
Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Day dứt và nhớ quay quắt, Cao lên đường tìm kiếm vợ.
Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Tình cờ, Trọng Cao tìm xin ăn đúng nhà của Nhi, nhằm lúc Phạm Lang đi vắng. Nhi sớm nhận ra người hành khất đúng là người chồng cũ. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời Cao. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.
Chẳng may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Nhi lao mình vào cứu Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.
Thượng đế thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp (ông Công), người chồng cũ là Thổ Địa (ông Táo) trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.
Táo Quân có vai trò ngăn chặn xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.
Cũng theo TS.Trần Hữu Sơn, để tỏ lòng biết ơn, người dân sắm lễ vật cúng Táo Quân gồm có: mũ ông công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà).
Bên cạnh đó, người Việt bày mâm cỗ mặn, bánh kẹo, rượu, trầu cau, hoa quả, quần áo vàng mã… đặc biệt, không thể thiếu cá chép. Bởi cá chép là một phương tiện để ông Công ông Táo cưỡi, bay về trời báo cáo công việc trong gia đình của một năm cũ vào ngày 23 tháng Chạp.
Sau khi báo cáo, đến đêm Giao thừa, Táo quân lại trở về trần gian để trông coi việc bếp lửa của mỗi nhà.
Cúng ông Công ông Táo vào giờ nào là tốt nhất?
TS Trần Hữu Sơn cho biết, theo quan điểm dân gian, các gia đình thường cúng ông Công ông Táo vào đúng ngày 23 tháng Chạp thì ngày nay, do bận rộn nhiều công việc mà mỗi gia đình tự lựa chọn cách cúng Táo Quân khác nhau.
Cũng theo TS.Trần Hữu Sơn, quan niệm dân gian cho rằng, từ 11h – 13h là giờ Ngọ và đây thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị về trời.
Tuy nhiên, hiện nay do ngày 23 tháng Chạp có khi vào đúng ngày gia đình đi làm hết không kịp chuẩn bị thì giờ chuẩn nhất để cúng ông Công ông Táo là từ 7h sáng đến 21h tối ngày 22 tháng Chạp.
Không nhất thiết phải cúng ông Công, ông Táo vào lúc giữa trưa, mà có thể cúng vào bất kỳ lúc nào thuận tiện và được trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian, công việc của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.
Nếu gia chủ vì vướng bận công việc quan trọng thì cũng nên hoàn thành việc cúng ông Công ông Táo trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Nếu cúng muộn quá, ông Công ông Táo sẽ không kịp giờ để các thần lên thiên đình.
✅ Nên Cúng Ông Táo Vào Giờ Nào Đẹp Nhất
Cúng ông Táo mấy giờ đẹp nhất?
Ông Công ông Táo (còn gọi là Táo Quân) là hai vị thần trông coi trông coi “thổ công và bếp lửa” của các gia đình.
Lễ cúng tiễn đưa ông Công ông Táo được cúng vào tối ngày 22 hàng năm và đầu ngày 23 tháng Chạp ông Táo đã chầu Trời. Nếu để sang ngày 23 tháng Chạp mới cáo lễ tiễn ông Táo về trời, e rằng ông Táo sẽ không nhận được lễ vật thành tâm của gia chủ.
Đa số nhận định của các chuyên gia cho rằng thời điểm giữa trưa ngày 23 tháng Chạp (11-13h) là thời gian đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo. Các gia chủ thành tâm khấn dâng lên lễ vật, mâm cỗ và cúng theo Bài cúng ông Táo chuẩn để cầu bình an, tài lộc.
Theo nhận định khác, nhà nghiên cứu văn hóa làm việc tại Bảo tàng dân tộc – Vũ Hồng Thuật chia sẻ quan điểm về câu hỏi cúng ông táo mấy giờ. Ông cho rằng: “11h – 13h trưa ngày 23 là giờ cúng tiễn Táo Quân lên Thiên Đình đẹp nhất. Trong đó 11 ứng với giờ Ngọ, 13 ứng với giờ Long Mã. Vậy nên, đây là thời điểm cá chép hóa rồng” ông Thuật giải thích.
Theo phong tục người Việt, đây là ngày được ấn định hàng năm để cúng ông Công ông Táo bay về chầu Trời bẩm báo với Ngọc Hoàng. Hoàn thành nhiệm vụ báo cáo mọi sự kiện trong gia đình diễn ra trong 1 năm vừa qua. Vào dịp trọng đại này, Cá Chép được lựa chọn làm phương tiện đưa ông Công ông Táo về Trời.
Cá chép gắn liền với hình ảnh ” Cá chép vượt vũ môn”. Chính vì vậy, đây là linh vật mang nét đẹp toàn diện cả về tâm hồn và phẩm chất.
Ba vị Thần Táo (hay vua Bếp) định đoạt cát hung, phước đức cho gia chủ và những người trong nhà. Gia đình nào sắp lập bàn thờ ông Táo lưu ý hướng đặt bàn thờ ông táo theo tuổi cũng là yếu tố rước tài lộc may mắn vào nhà.
Một số lưu ý khi thả cá sau nghi lễ
Khi thả cá về trời có một số lưu ý ngay sau đây:
Trước khi phóng sinh các gia đình cần lựa chọn môi trường thả cá có những đặc điểm tích cưc. Môi trường thả phù hợp với cá chép sinh sống. Nước không ô nhiễm và tránh thả cá ở nơi nước bẩn có nguy cơ chết cá.
Tâm trạng thả cá thoải mái, vui vẻ, không cần cầu khấn gì cả.
Năm Nay Nên Cúng Rằm Tháng 7 Vào Ngày Nào?
Cúng rằm tháng 7 hay còn gọi cúng Tết Trung nguyên, cúng Vu lan báo hiếu tại nhà thường có 4 lễ: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, và cúng thí thực cô hồn.
Đúng ngày rằm tháng 7, Phật tổ xá tội vong nhân trong vòng 1 ngày. Mọi linh hồn kể cả tội lỗi, quỷ dữ đều được tự do. Vì vậy, dân gian quan niệm nếu cúng đúng ngày này, sợ rằng sẽ bị những linh hồn này phá phách, rước thêm âm binh và cô hồn vào trong nhà mình. Cũng vì có rất nhiều vong hồn đi lang thang nên nếu hóa vàng mã vào ngày này dễ bị cướp, người thân khó nhận.
Do vậy, trên quần áo, đồ đạc hàng mã thường sẽ ghi rõ tên người nhận, khi cúng cũng đọc rõ tên và xin phép các thần linh thổ địa cho phép vong vào nhận đồ, cúng trước và hóa trước để người thân dễ nhận được.
Thậm chí, cứ từ ngày mùng 10 đến trước ngày chính rằm, các gia đình cúng xong cũng thường hóa vàng mã rước ngày này.
Còn ngày 15/7 sẽ chỉ để cúng các cô hồn vương vất, không nơi nương tựa, đang bị đói ăn. Lúc này mâm cũng được dọn ngoài đường, trước nhà… nhưng không được để trong nhà, tránh trường hợp các vong hồn theo vào.
Cũng theo quan niệm dân gian, do ban ngày có nhiều ánh sáng mà ánh sáng Mặt trời rất mạnh trong khi các cô hồn mới được “thả ra” rất yếu nên, đối với lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tự, chịu nhiều oan trái trong xã hội… thì nên thực hiện vào buổi chiều tối hoặc tối hẳn. Còn với lễ Vu lan cầu siêu, báo hiếu tổ tiên, nên thực hiện vào ban ngày. Tuy nhiên, dù chọn giờ nào thì việc cúng cô hồn cũng đều phải diễn ra vào trước 12 giờ đêm ngày 15/7.
Cũng theo quan niệm dân gian, vào ngày rằm tháng 7 có rất nhiều vong hồn đi lang thang nên nếu hóa vàng mã vào ngày này sẽ dễ bị cướp, giật, dẫn tới người thân khó nhận được. Do vậy, trên quần áo, đồ đạc, hàng mã cần ghi rõ tên người nhận, khi cúng cũng cần đọc rõ tên và xin phép các thần linh thổ địa cho phép vong vào nhận đồ, cúng trước và hóa trước để người thân dễ nhận được.
Một số người thắc mắc rằng nên cúng rằm tháng 7 ở nhà hay ở chùa trước thì thực tế, một xu hướng phổ biến đó là các gia đình sẽ lên chùa làm lễ Vu lan, sau đó, về nhà làm một mâm cơm chay thắp hương lên bàn thờ Phật và bàn thờ người thân. Còn đối với cúng cô hồn, có gia đình cúng tại nhà, có người lại lên cúng tại chùa, cả hai đều được. Nhưng một lưu ý là nếu cúng tại nhà thì mâm cúng nên đặt ngoài sân, không đặt ngoài bậu cửa.
Cùng với việc chọn nên cúng rằm tháng 7 vào ngày nào, cúng như thế nào thì điều vô cùng quan trọng nữa là chúng ta phải thành tâm với mùa báo hiếu này.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tại Sao Năm Nay Nên Cúng Táo Quân Vào 22 Tháng Chạp? Và Giờ Nào Đẹp Để Làm Lễ? trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!