Xu Hướng 6/2023 # Sự Tích Đức Phật A Di Đà # Top 10 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Sự Tích Đức Phật A Di Đà # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Sự Tích Đức Phật A Di Đà được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đức phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.

Trong Kinh Bi Hoa nói rằng: “Về khoảng hằng sa kiếp trước, có một đại kiếp gọi là Thiện trì”. Khi ấy tại cõi Tản đề lam thế giới có vua Chuyển Luân Thánh Vương, tên Vô Tránh Niệm, thống lãnh cả bốn xứ thiên hạ: một là Đông thắng thần châu, hai là Nam thiệm bộ châu, ba là Tây ngưu hóa châu, và bốn là Bắc cu lô châu, tiếng nhơn hiền đồn dậy bốn phương, đức từ thiện đượm nhuần khắp xứ, nên hết thảy nhân dân ai nấy cũng sẳn lòng ái kính.

Vua ấy có nhiều người con và có một vị đại thần, tên là Bảo Hải, con dòng Phạm Chí, rất tinh thông về nghề xem thiên văn.

Ông Bảo Hải lại có một người con trai tướng tốt lạ thường, từ dưới chân lên đến trên đầu đều có ba mươi hai dấu tốt.

Khi con ông mới sanh ra, thì có các hàng khách tôn quý đem nhiều đồ lễ vật đến dưng cho, nhơn vậy mà đặt tên là Bảo Tạng.

Lúc khôn lớn, thì Bảo Tạng xem biết việc đời là thống khổ thân mạng lại vô thường, tự nhiên sanh lòng chán ngán, bỏ cuộc vinh hoa, liền xuất gia tu hành, chẳng đặng bao lâu mà đã thành Phật, hiệu là Bảo Tạng Như Lai, đủ các đạo Pháp nhiệm mầu, thần thông rộng lớn. Khi thành Phật rồi, thì Ngài dạo khắp các nơi mà hóa độ chúng sanh, có nhiều hàng đệ tử đã chứng đặng quả Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát, nên nhơn dân ai nấy cũng sẵn lòng hoan nghinh.

Có một bữa kia, vua Vô Tránh Niệm nghe Phật Bảo Tạng cùng Đại chúng đến giảng Đạo tại vườn Diêm Phù, gần bên thành, thì tự nghĩ rằng: “Nay Ta muốn đến chỗ Phật, đặng xem coi giảng Đạo lý gì mà thiên hạ tín ngưỡng đông như thế!”

Nghĩ như vậy rồi, vua cùng các vị vương tử, đại thần và quyến thuộc bèn đến vườn Diêm phù lễ Phật vừa xong, liền đi chung quanh ba vòng, rồi ngồi bên Ngài mà nghe Pháp.

Vua Vô Tránh Niệm xem thấy Đức Bảo Tạng Như Lai khoanh chân ngồi trên bảo tọa có hình con sư tử, rất bực trang nghiêm, đủ tướng tốt đẹp, chung quanh thân Ngài có ánh sáng nhiều sắc chói lòa.

Còn trong Pháp hội thì thấy: nào là những người đã xuất gia làm đệ tử của Phật cạo tóc đắp y, nào là những hàng vương tử đại thần mặc đồ anh lạc, nào là cung nga mỹ nữ dung mạo tốt xinh, nào là sĩ, nông, công, thương, áo xiêm chỉnh đốn, kẻ thì chấp tay ngồi im lặng, người thì quỳ gối thưa hỏi, xem bộ ai nấy cũng chăm ngó Phật mà nghe Pháp cả.

Vua Vô Tránh Niệm quan sát khắp đủ mọi lẽ, bèn ngắm nhìn thân mình, rồi trở lại ngó Phật, mắt sững không nháy, lòng thiệt hoan nghênh, cái tâm niệm tín ngưỡng tự nhiên phát lộ, liền đảnh lễ Ngài và đi xung quanh ba vòng, rồi cũng ngồi xuống một bên Ngài mà chăm nghe lời giảng dạy.

Vua nghe đức Bảo Tạng Như Lai diễn đủ các Pháp, thì lòng đã mở thông, căn thân thanh tịnh, rõ đường giải khổ, biết sự làm lành, liền quỳ xuống chấp tay mà thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Nay tôi muốn sắm đủ những đồ ăn uống: áo chăn, mền nệm và thuốc men, đặng dưng cúng cho Ngài và đại chúng luôn trọn ba tháng ở đây mà giảng đạo, xin Ngài từ bi ai nạp”.

Vua Vô Tránh Niệm thấy Phật nhận lời, liền trở về truyền lịnh sắm sửa đủ mọi lễ, cứ đúng buổi mà dưng cúng không hề trễ nãi.

Vua lại khuyên bảo các vị vương tử, đại thần, quyến thuộc và nhơn dân rằng: “Các ngươi có biết hay không?

Nay Trẫm đã mở lòng bố thí, kính thỉnh Đức Bảo Tạng Như Lai và đại chúng đến mà cúng dường trọn ba tháng. Những đồ báu trọng ngon đẹp của Trẫm thọ dụng bấy lâu nay đều đem dâng cúng tất cả. Các ngươi cũng thể theo ý Trẫm xả bớt huyễn tài mà cúng Phật Tăng đặng cầu phước báu”

Cả thảy đều vâng lời vua khuyên, hết lòng sắm sửa lễ vật mà dưng cúng Phật.

Có một hôm, quan Đại thần Bảo Hải, là phụ thân Đức Bảo Tạng Như Lai, nằm chiêm bao thấy vua Vô Tránh Niệm làm sự bố thí thì lớn, mà việc cầu phước báu thì nhỏ. Sự ao ước của vua còn thuộc về phước hữu lậu trong cõi nhơn thiên, chưa thoát ra khỏi luân hồi sanh tử.

Vậy nên quan Đại thần chẳng đặng vui lòng, vì ý của ông muốn làm sao cho vua phát tâm cầu quả Bồ đề, tu thành Phật đạo mà cứu vớt mọi loài chúng sanh, chớ không muốn cho vua cầu phước báu nhỏ nhen như hàng tiểu dân vậy.

Quan Đại thần suy nghĩ như vậy, bèn đến chỗ Phật Bảo Tạng Như Lai tỏ điềm chiêm bao ấy, và tâu với vua Vô Tránh Niệm rằng: “Muôn tâu Đại Vương! Xin suy nghĩ đến việc này. Về sự sanh tử luân hồi phải bỏ thân này mang lốt khác, nên khó đặng thân người. Nay Đại Vương đã cảm lấy phước báu làm đặng vương thân, thiệt là quí báu biết dường nào! Các Đức Phật tùy cơ duyên của chúng sanh cảm triệu mà ứng hiện ra đời, cũng như bông ưu đàm ứng thời mà nở, thiệt là ít có! Nay Đại Vương gặp Phật xuất thế, thì phần hân hạnh biết bao! Dứt trừ lòng dục vọng, làm mọi sự phước duyên, cũng là việc khó mà Đại vương làm đặng như vậy, thiệt là ít ai bì đặng!

Xin Đại Vương thứ lỗi cho ngu thần hỏi lời này: Ngày nay Đại Vương cúng dường Phật Tăng, dùng phước duyên đó mà cầu nguyện những việc chi, xin cho ngu thần rõ.

Nếu Đại Vương muốn cầu sanh về cõi Trời mà làm một vị thiên tử hưởng sự phước thọ hay là muốn cầu sanh về cõi Nhơn gian làm vua Chuyển Luân, thống lãnh bốn châu thiên hạ như ngày nay vậy, thì cũng còn ở trong khổ ải, chớ chưa ra khỏi vòng sanh tử luân hồi.

Thưa Đại Vương! Hai sự phước báu tôi đã trần tấu đó đều là tướng vô định, đều là sự vô thường, thí như cơn gió thổi, dường tợ đám mây tan, có chắc chắn lâu dài chi đâu mà phải cầu nguyện!

Nếu sanh về cõi Trời, khi hưởng sự khoái lạc mà có tạo ác nghiệp, thì cũng phải đọa vào địa ngục, đặng chịu khổ. Còn như sanh về cõi nhơn gian, thì lại chịu mọi sự khổ não phần thì oán cừu gặp gỡ, phần thì ân ái chia lìa cái khổ trạng ấy không thể kể xiết.

Vì Đại Vương nhờ nhân duyên tu phước đời trước, nên mới hưởng đặng sự tôn vinh như vầy. Nếu nay Đại vương giữ gìn giới luật, thì sẽ đặng phước báu lớn hơn nữa: còn như tu học chánh pháp, thì sẽ thành chưởng trí.

Vậy xin Đại vương nên phát tâm cầu đạo Vô Thượng Bồ Đề, chớ đừng cầu nguyện những việc phước nhỏ nhen như hạng người thường kia vậy.

Vua Vô Tránh Niệm nghe quan Đại thần Bảo Hải khuyến thỉnh như thế, thì tâm lượng tự nhiên mở rộng, liền đáp rằng: ” Trẫm chẳng cầu những việc như khanh nói đó đâu! Trẫm muốn trải khắp trong đường sanh tử, làm sự bố thí, trì giới, hầu nghe những pháp mầu nhiệm, tu hạnh Bồ Tát và cứu vớt chúng sanh, do nhân duyên ấy mà phát tâm Bồ Đề”.

Đại thần Bảo Hải lại nói rằng: “Bồ đề là một đạo rất trong sạch sáng suốt, rất ngay thẳng chính đáng rất trang nghiêm tốt đẹp, rất rộng lớn cao sâu, khắp cả hư không, trùm cả sa giới rất có oai thần mảnh lực.

Vả lại đạo Bồ đề là hạnh bố thí, sẽ đặng giàu sang, là hạnh trì giới, sẽ đặng thanh tịnh, là hạnh nhẫn nhục, sẽ đặng vô ngã, là hạnh tinh tấn, sẽ đặng bất thối, là hạnh thiền định, sẽ đặng vắng lặng, là hạnh Bát nhã, sẽ đặng sáng suốt.

Tu được như vậy mới đến chỗ an lạc và mới chứng đặng quả Niết Bàn. Vậy xin Đại vương nên phát tâm mà cầu đạo ấy.

Vua Vô Tránh Niệm đáp rằng: “Này khanh! Đương thời trung kiếp, mỗi người sống lâu chỉ có tám vạn tuổi mà thôi! Nay Đức Bảo Tạng Như Lai ứng hiện ra đời mà giáo hóa chúng sanh, hoặc có kẻ chứng pháp Tam muội, hoặc có người đặng bực Bồ Tát, hoặc đặng thọ ký làm Phật, hoặc đặng quả báo nơi cõi Nhơn Thiên. Trong hàng chúng sanh có một người nào không trồng căn lành mà Đức Như Lai chẳng nói Pháp đoạn khổ.

Tuy Ngài là phước điền của chúng sanh, song những người không có căn lành thì Ngài không có thể hóa độ cho dứt đặng mọi sự khổ não”.

Nay Trẫm phát Bồ đề tâm, tu Bồ Tát hạnh, học đạo Đại thừa, chứng pháp môn rất mầu nhiệm, chuyên làm Phật sự mà giáo hóa chúng sanh. Trẫm muốn cầu làm sao cho khi thành Đạo Bồ đề, thì Thế giới đặng trang nghiêm thanh tịnh chúng sanh không còn có một chút khổ gì. Nếu đặng như vậy thì Trẫm sẽ chứng đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Vua Vô Tránh Niệm nói như vậy rồi, bèn đi với quan Đại thần Bảo Hải đến chỗ Đức Bảo Tạng Như Lai, thấy Ngài đương nhập định, lại dùng phép thần thông biến hóa và phóng hào quang sáng suốt, hiện cả mười phương thế giới của Chư Phật ra trước mặt cho chúng hội xem: hoặc có cõi Phật đã Niết Bàn rồi, hoặc có cõi Phật đương Niết Bàn, hoặc có các cõi vị Bồ Tát mới ngồi nơi đạo tràng dưới cây Bồ đề, đương hàng phục chúng ma, hoặc có cõi Phật mới thành đạo và mới nói Pháp, hoặc có cõi Phật thành đạo đã lâu, đương còn nói Pháp, hoặc có thế giới toàn là các bực Bồ tát, hoặc có thế giới toàn là những hàng Thinh Văn và Duyên Giác, hoặc có thế giới không có Phật, Bồ Tát, Thinh Văn và Duyên Giác chi hết, hoặc có thế giới đủ năm món ác trược, hoặc có thế giới đủ các thứ trang nghiêm, hoặc có thế giới hèn dơ nhớp, hoặc có thế giới tốt đẹp lạ thường, hoặc có thế giới mà nhơn dân sống lâu vô cùng, hoặc có thế giới mà nhơn dân thọ mạng ngắn ngủi, hoặc có thế giới thường bị tai nạn thủy hỏa, hoặc có thế giới hằng bị tai nạn gió bão, hoặc có thế giới gần thành tựu, hoặc có thế giới đã thành tựu rồi.

Đại thần Bảo Hải thấy vậy, bèn tâu với vua Vô Tránh Niệm rằng: “Nay Đại vương nhờ sức oai thần của Đức Như Lai mà đặng thấy các thế giới, vậy Đại vương phát Bồ đề tâm muốn cầu lấy thế giới nào”

Vua chấp tay mà thưa với Đức Bảo Tạng Như Lai rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Chẳng biết các vị Bồ Tát tu hạnh gì mà chiếm đặng cõi Phật tốt đẹp trang nghiêm, tu nghiệp gì mà chiếm đặng thế giới xấu xa ác trược.

Do nghiệp gì mà đặng thọ mạng lâu dài, tạo nghiệp gì mà thọ số ngắn ngủi? Xin Ngài chỉ dạy cho tôi biết mà tu học”.

Đức Bảo Tạng Như Lai nói rằng: “Vì bởi các vị Bồ Tát có sức thệ nguyện, muốn ở cõi thế giới thanh tịnh, không có các điều ác trược, nên sau khi thành đạo được về ở cõi ấy rất trang nghiêm.

Còn các vị Bồ Tát nào do sức thệ nguyện, muốn ở cõi thế giới ngũ trược đủ sự phiền não, nên sau khi thành đạo về ở cõi ấy”.

Vua Vô Tránh Niệm lễ Phật rồi lui trở về trong cung, một mình ngồi im lìm mà suy nghĩ đến sự thệ nguyện của mình, mong cầu cho đặng cõi cực kỳ tốt đẹp, đặng tiếp dẫn chúng sanh.

Suy nghĩ rồi vua bèn trở lại lễ Phật mà thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Vì tôi muốn chứng đạo Bồ đề, nên đem công đức cúng dường Ngài và đại chúng trong ba tháng mà cầu đặng cõi Phật rất thanh tịnh trang nghiêm.

Bạch đức Thế Tôn!

1- Nay tôi nguyện trong khi tôi thành Phật, làm sao đặng một thế giới đủ sự vui đẹp, hình dạng nhơn dân trong cõi ấy toàn là sức vàng và không có những đường địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh xen ở chung lộn. Hết thảy chúng sanh nơi cõi ấy chẳng khi nào còn phải thối chuyển mà đọa vào trong ba đường dữ đó nữa, và người nào cũng đủ sáu phép thần thông và căn thân tốt đẹp.

2- Tôi nguyện tất cả chúng sanh được về cõi ấy, đều thành đàn ông tươi tốt vô cùng, không còn thọ báo sắc thân đàn bà và cũng chẳng cần có danh hiệu của người đàn bà nữa. Hết thảy chúng sanh khi được về đó, thần thức đầu thai trong bông sen, lúc bông nở ra thì căn thân xinh tốt, thọ mạng lâu dài, không kể xiết đặng.

3- Tôi nguyện cõi ấy đặng trang nghiêm, cảnh vật thiệt xinh đẹp, không có mọi sự nhiễm trược, hằng có hoa tốt hương thơm mùi bay các hướng.

4- Tôi nguyện cho chúng sanh trong cõi ấy, ai nấy cũng đều đặng ba mươi hai tướng tốt, sáu phép thần thông, trong giây phút dạo khắp các cõi Phật trong mười phương, đặng cúng dường và nghe Pháp, rồi trở về cũng chưa trễ buổi ăn.

5- Tôi nguyện nhơn dân trong cõi ấy đều đặng mọi sự thọ dụng tự nhiên, đúng giờ ăn thì có đủ các món ngon vật lạ hiện ra trước mắt, còn muốn bận đồ gì thì có áo xiêm tốt đẹp hiện ra bên mình, không cần phải sắm sửa như trong cõi nhơn gian vậy.

6- Tôi phát nguyện cầu đặng cõi Phật như vậy, đặng từ rày về sau, đời đời kiếp kiếp, thường tu hạnh Bồ tát, làm sự hi hữu mà tạo thành cõi Tịnh Độ, đến thời kỳ chứng đạo thì ngồi dưới cây Bồ đề mà thành quả Chánh Giác, phóng hào quang soi các thế giới cho các Đức Phật đều xem thấy, đặng khen ngợi danh hiệu của tôi.

7- Tôi nguyện khi thành Phật rồi, những loài chúng sanh ở trong thế giới khác, đã có tu tập thiện căn, hễ nghe danh hiệu tôi mà muốn sanh về cõi tôi, đến khi lâm chung đặng vãng sanh, chỉ trừ những người phạm tội ngũ nghịch, tội chê bai các Pháp Đại thừa và phá hư Chánh Pháp mà thôi.

8- Tôi nguyện khi tôi thành Phật rồi, mà có chúng sanh ở các thế giới đã phát Bồ đề tâm, tu Bồ tát đạo, muốn sanh về cõi tôi, thì đến khi mạng chung, tôi và đệ tử tôi đều hiện thân đến trước mặt người ấy đặng tiếp dẫn.

9- Tôi nguyện khi tôi nhập diệt, trải vô số kiếp về sau những người nữ nhơn ở trong các thế giới nghe danh hiệu tôi mà chăm lòng vui mến và phát Bồ đề tâm, cho đến lúc thành Phật, cứ cảm báo đặng làm thân đàn ông hoài, chớ không khi nào còn mang lấy thân đàn bà nữa.

Bạch Đức Thế Tôn! Tôi nguyện đặng cõi Phật như vậy, chúng sanh như vậy, mọi sự thanh tịnh trang nghiêm như vậy, thì tôi mới chịu thành Phật.

Đức Bảo Tạng Như Lai nghe vua Vô Tránh Niệm nguyện mấy lời ấy rồi khen rằng: “Hay thay! Hay thay! Đại vương phát nguyện sâu lớn, muốn cõi thanh tịnh. Kìa Đại vương hãy xem qua hướng Tây, cách trăm ngàn muôn ức cõi Phật có một thế giới gọi là Tôn Thiện Vô Cấu, giáo chủ cõi ấy hiệu là Tôn Âm Vương Như Lai, hiện nay đương vì các bực Bồ Tát mà giảng dạy Pháp Đại thừa, giáo hóa các người Thượng căn, chứ không diễn thuyết mấy Pháp quyền tiểu”.

Trong cõi ấy cũng không có chúng sanh căn trí Tiểu thừa và cũng không có một người nữ nhân. Nhưng y báo (y báo là cảnh vật) và chánh báo (chánh báo là căn thân) của Phật Tôn Âm Vương Như Lai thiệt thanh tịnh trang nghiêm, rất xứng hiệp với chỗ cầu nguyện của Đại vương đó! Vì Đại vương có thệ nguyện muôn cõi thanh tịnh, nên nay Ta đổi hiệu Đại vương là Vô Lượng Thanh Tịnh.

Khi Vô Lượng Thanh Tịnh mãn một trung kiếp, thì Đức Phật Tôn Âm Vương Như Lai nhập Niết Bàn, Chánh Pháp truyền bá đặng mười trung kiếp. Đến khi diệt rồi, trải qua sáu mươi trung kiếp, thì cõi Tôn thiện vô cấu đổi tên lại là: Di Lâu Quang Minh có Đức Phật, hiệu là Bất Khả Tư Nghị Công Đức Vương Như Lai, ứng hiện ra đời mà hóa đạo chúng sanh. Sau khi Đức Phật ấy nhập Niết Bàn rồi, trải vô số hằng sa kiếp và vô lượng Phật diệt độ, thì cõi Di lâu Quang Minh đổi tên lại là: An lạc, đến thời kỳ Vô Lượng Thanh Tịnh chứng quả về cõi đó mà thành Phật thì hiệu là: A Di Đà Như Lai (dịch là Vô Lượng Thọ), sống lâu vô cùng, tiếp dẫn vô lượng chúng sanh trong các thế giới về đó, rồi giáo hóa cho thành Phật đạo tất cả.

Vua Vô Tránh Niệm nghe Phật Bảo Tạng Như Lai thọ ký như vậy liền thưa rằng: “Bạch Đức thế Tôn! Nếu lòng thệ nguyện của tôi quả đặng y như lời thọ ký của Ngài, thì tôi kỉnh lễ xin nhờ Ngài dùng phép thần thông làm cho các Đức Phật ở trong hằng sa thế giới cũng thọ ký cho tôi như Ngài nữa”.

Vua Vô Tránh Niệm thưa rồi, đương cúi đầu thi lễ, tức thì mười phương thế giới thảy đều vang động.

Vua ở trong pháp Hội nghe Chư Phật đều thọ ký cũng như lời Đức Phật Bảo Tạng đã nói trên đó, thì rất đổi vui mừng, liền chấp tay đảnh lễ, rồi ngồi nghe Phật Bảo Tạng thọ ký cho các vị Bồ Tát khác.

Từ đó về sau, vua Vô Tránh Niệm mạng chung thọ sanh ra các đời khác, kiếp nào cũng giữ lời bổn nguyện, tu hạnh Bồ Tát cứu độ chúng sanh, trải vô lượng kiếp quả mãn công viên hiện thành Chánh Giác, đến nay đã mười đại kiếp rồi, Ngài ở cõi Cực Lạc Thế Giới bên Tây Phương, đương giảng dạy các Pháp Đại Thừa và hằng tiếp dẫn chúng sanh đem về cõi ấy.

(SỰ TÍCH PHẬT A-DI-ĐÀ VÀ BẢY VỊ BỒ TÁT Phật học tạp chí Từ Bi Âm (200-204) Thanh Tâm sưu tầm và đánh máy)

Đèn Cúng Phật In Hoa Sen Chữ A Di Đà Phật

Đèn cúng Phật in chìm hoa sen 3D Chữ A Di Đà Phật được khắc chìm trong khối hình cầup bằng pha lê trong suốt, chân đế bằng chất liệu hợp kim nguyên khối, sơn tĩnh điện màu nâu đồng, chống oxy hóa cao, cảm giác cầm chắc chắn, an toàn khi trưng bày trên không gian cao, tạo sự uy nghiêm cho không gian thờ cúng. Đây là một tuyệt tác được thiết kế để trưng bày bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên, ánh hào quang 5 màu từ đèn Led là những vệt ánh sáng dài, sáng đẹp, điều khiển bởi bộ Adapter nhỏ gọn, có chế độ điều chỉnh màu nhanh chậm tùy ý.

Đặc tính siêu tiết kiệm điện của đèn Led, kết hợp màu sắc đẹp khi vận hành, Đèn cúng Phật in chìm hoa sen 3D Chữ A Di Đà Phật ngoài công dụng trưng bày bàn thờ cúng thêm trang trọng trong các dịp lễ cúng, thì tại gia đình hoặc đạo tràng có thể sử dụng để tô điểm không gian chung thêm ấm áp và thiêng liêng hơn.

Tại Shop Tĩnh Tâm Quán ngoài cung cấp dòng sản phẩm Tượng Phật A Di Đà , Bổn Sư Thích Ca, Quán Thế Âm Bồ Tát… Thì dòng sản phẩm tượng Phật bằng gỗ, gốm, đá ép, đá lưu ly cũng được chế tác tinh xảo, giúp cho mỗi người khi lễ lạy đều sinh tâm hoan hỉ.

“Shop Tĩnh Tâm Quán – Kênh Mua Bán Online Tranh Tượng Phật Đồ Thờ Cúng cam kết với khách hàng luôn đảm bảo tính chính xác rõ ràng, nguồn góc xuất xứ cũng như thái độ hoan hỷ khi phục vụ với mong muốn đem lại cho Quý khách hàng cảm giác mua hàng ONLINE ĐÚNG MẪU ĐÚNG CHẤT LƯỢNG AN TOÀN CAO ” – Với phương châm: ” Chữ Tín Làm Đầu” – Chất lượng phục vụ tốt – Giao hàng đúng hẹn – Dịch vụ nhanh, chuẩn xác độ tinh cậy cao. – Hàng hóa được chọn lọc rất kỹ trước khi phát hành. A Di Đà Phật!

Shop Tĩnh Tâm Quán Web: tinhtamquan.com Fanpage : Shop Tĩnh Tâm Quán Call: 0932.808.715 – zalo – Viber – Messger

Câu Hỏi Về Sự Cúng Dường Đức Phật

1. “Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Này Ānanda, các ngươi chớ bị bận rộn với việc cúng dường nhục thân của Như Lai.’

Và thêm nữa, Ngài đã nói rằng:

‘Các ngươi hãy cúng dường xá-lợi của bậc đáng được cúng dường. Làm như vậy, các ngươi từ chốn này sẽ đi đến cõi trời.’

Thưa ngài Nāgasena, nếu đức Như Lai đã nói rằng: ‘Này Ānanda, các ngươi chớ bị bận rộn với việc cúng dường nhục thân của Như Lai,’ như thế thì lời nói rằng: ‘Các ngươi hãy cúng dường xá-lợi của bậc đáng được cúng dường. Làm như vậy, các ngươi từ chốn này sẽ đi đến cõi trời’ là sai trái. Nếu đức Như Lai đã nói rằng: ‘Các ngươi hãy cúng dường xá-lợi của bậc đáng được cúng dường. Làm như vậy, các ngươi từ chốn này sẽ đi đến cõi trời,’ như thế thì lời nói rằng: ‘Này Ānanda, các ngươi chớ bị bận rộn với việc cúng dường nhục thân của Như Lai’ cũng là sai trái. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, được dành cho ngài. Nó nên được giải quyết bởi ngài.”

2. “Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Này Ānanda, các ngươi chớ bị bận rộn với việc cúng dường nhục thân của Như Lai.’

Tâu đại vương, điều này, tức là việc cúng dường, không phải là việc làm của những người con trai của đấng Chiến Thắng. Việc tham cứu toàn diện đối với các hành, tác ý đúng đường lối, suy xét về bốn sự thiết lập niệm, nắm lấy điều tinh túy của đề mục, sự chiến đấu với các phiền não, sự bám theo mục đích của mình, điều này là việc cần phải làm của những người con trai của đấng Chiến Thắng. Cúng dường là việc nên làm đối với các thành phần còn lại là chư Thiên và nhân loại.

Tâu đại vương, giống như đối với các vị hoàng tử ở trên quả đất thì có các môn học về voi, ngựa, xe, cung, gươm, viết chữ, quản lý, binh thư, lắng nghe, khéo tiếp nhận, chiến đấu, động viên là công việc cần phải làm; còn đối với các thành phần còn lại như các thương buôn và nô lệ phàm phu thì có việc trồng trọt, buôn bán, chăn giữ trâu bò là việc cần phải làm. Tâu đại vương, tương tợ y như thế việc này, tức là việc cúng dường, không phải là việc làm của những người con trai của đấng Chiến Thắng. Việc tham cứu toàn diện đối với các hành, tác ý đúng đường lối, suy xét về bốn sự thiết lập niệm, nắm lấy điều tinh túy của đề mục, sự chiến đấu với các phiền não, sự bám theo mục đích của mình, điều này là việc cần phải làm của những người con trai của đấng Chiến Thắng. Cúng dường là việc nên làm đối với các thành phần còn lại là chư Thiên và nhân loại.

3. Tâu đại vương, hoặc là giống như đối với các thanh niên Bà-la-môn thì các môn học như (bốn bộ Vệ Đà) Rig-Veda, Yajur-Veda, Sāma-Veda, Atharva-Veda, tướng số, truyền thống, truyền thuyết, từ vựng, nghi thức, sự phân tích âm từ, cú pháp, văn phạm, cấu trúc ngôn ngữ, hiện tượng, giấc mơ, điềm báo hiệu, sáu chi phần (của kinh Vệ Đà), nguyệt thực, nhật thực, sự di chuyển che khuất của các thiên thể, sự tranh giành ảnh hưởng của các vì sao, sự xuất hiện, sự rơi của thiên thể, sự động đất, sự bừng sáng ở các phương, bầu khí quyển, thiên văn học, tương lai của thế gian, điềm báo từ loài chó, điềm báo từ loài thú, điểm giữa của vòng quay, điềm báo lẫn lộn, tiếng chim kêu là việc cần phải làm. Tâu đại vương, tương tợ y như thế việc này, tức là việc cúng dường, không phải là việc làm của những người con trai của đấng Chiến Thắng. Việc tham cứu toàn diện đối với các hành, tác ý đúng đường lối, suy xét về bốn sự thiết lập niệm, nắm lấy điều tinh túy của đề mục, sự chiến đấu với các phiền não, sự bám theo mục đích của mình, điều này là việc cần phải làm của những người con trai của đấng Chiến Thắng. Cúng dường là việc nên làm đối với các thành phần còn lại là chư Thiên và nhân loại. Tâu đại vương, do đó đức Như Lai (nghĩ rằng): ‘Chớ để những người này vướng bận về những việc không phải là phận sự. Hãy để những người này gắn bó với những công việc của chính mình’ nên đã nói rằng: ‘Này Ānanda, các ngươi chớ bị bận rộn với việc cúng dường nhục thân của Như Lai.’ Tâu đại vương, nếu đức Như Lai không nói điều này, thì các vị tỳ khưu sau khi nhận lấy y và bình bát của mình rồi làm chỉ mỗi việc cúng dường đức Phật.”

“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”

Những Kiêng Kỵ Và Cách Thờ Cúng Tượng Phật A Di Đà

Trong Phật giáo cũng như trong dân gian, Phật A Di Đà là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất. Cái tên A Di Đà của Ngài có nghĩa là Vô Lượng Thọ – Vô Lượng Quang mang ý nghĩa thọ mệnh vô lượng và ánh sáng vô lượng.

Theo kinh phật, Phật A di đà là đại diện của sự quang minh, vô lượng. Phật A Di Đà được tôn sùng bởi những Phật tử và những người tín đạo, mọi người thường cầu bình yên và trường thọ trước Phật A Di Đà vì Ngài chính là giáo chủ của thế giới Tây phương cực lạc.

Tiền thân Đức Phật A Di Đà

Theo Vô Lượng Thọ kinh, xa xưa có một vị Phật Thế Tự Tại Vương xuất thế thuyết pháp, chuyển luân thành thánh vương và khi đó phát tâm xuất gia, gọi là tỳ khiêu Pháp Tạng. Tỳ Khiêu Pháp Tạng đứng trước Phật Thế Tự Tại Vương, đề xuất tâm đạo vô thượng, đưa ra 48 tâm nguyện và thề nguyện xây dựng cảnh giới cực lạc trang nghiêm, tu tập đạo Bồ Tát và thành Phật. Ngài vốn hy vọng trong vô số đất Phật thập phương, thành tựu tịnh thổ cực lạc là điều kỳ diệu nhất, đẹp đẽ nhất, tài giỏi nhất. Vì thế Phật Thế Tự Tại Vương đã cấp cho vị tỳ khiêu này đất Phật. Tỳ khiêu Pháp Tạng liền lấy chọn lựa nơi đẹp đẽ nhất để xây dựng tịnh thổ của mình. Tỳ khiêu Pháp Tạng bắt đầu thực hiện tu học Lục Ba La Mật, và viên mãn khi cuối cùng đã trở thành Phật, pháp danh Phật A Di Đà.

Một ghi chép khác có tên là Kinh Bi Hoa lại kể rằng, ngày xưa, ở cõi San Đề Lam có một vị vua tên Vô Tránh Niệm. Nhờ đại thần Bảo Hải khuyến tiến, nhà vua đã có dịp được gặp đức Phật Bảo Tạng. Ngài thành tâm cúng dường, quy y thọ giáo và phát nguyện sau này sẽ tu luyện thành Phật và sẽ làm giáo chủ một cõi nước trang nghiêm, thanh tịnh nhằm giáo hóa chúng sanh. Đức Phật Bảo Tạng chứng giám và thọ ký cho ngài Phật hiệu A Di Đà, cõi nước sẽ nằm ở phương Tây và có tên Cực lạc. Khi nhà vua đạt được phát nguyện của mình trở thành Phật A Di Đà, Ngài đã thuyết pháp tại Tây phương Cực lạc và thực hiện ý nguyện phổ độ chúng sinh.

Hình dáng tượng Phật A Di Đà

Hình ảnh tượng Phật A Di Đà quen thuộc đó là những cụm tóc xoắn ốc trên đầu đức Phật, mắt ngài nhìn xuống, miệng ngài thoáng nụ cười cảm thông cứu độ. Ngài khoác trên người áo cà sa màu đỏ, đây là màu sắc tượng trưng cho mặt trời lặn ở Tây phương. Cổ áo có thể khoát vuông, trước ngực hiện có chữ “vạn” đặc trưng của nhà Phật.

Tư thế đầu tiên của tượng Phật A Di Đà là tư thế đứng, hai tay làm ấn giáo hóa, tay phải đưa ngang vai, chỉ lên; tay trái đưa ngang bụng, chỉ xuống; mỗi tay, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau tạo thành vòng tròn và hai lòng bàn tay hướng về phía trước.

Tư thế thứ hai của tượng Phật A Di Đà là tư thế ngồi kiết già trên tòa sen, tay Ngài bắt ấn thiền. Tay Phật có thể giữ một cái bát là dấu hiệu cho giáo chủ một cõi.

Ấn thiền là tư thế tay để ngang bụng, lưng bàn tay phải nằm chồng lên lòng bàn tay trái, hai ngón cái chạm nhau. Một dạng khác của ấn thiền là các ngón giữa, ngón áp út và ngón út của hai bàn tay nằm lên nhau, ngón cái và ngón trỏ mỗi tay tạo thành hai vòng tròn chạm vào nhau. Ấn này còn gọi là Ấn thiền A Di Đà.

Nhân vật thường xuất hiện đi kèm với Phật A Di Đà là hai vị Bồ Tát là Quán Thế Âm (bên trái, cầm cành dương và bình nước cam lộ) và Đại Thế Chí (bên phải, cầm bông sen xanh).

Ý nghĩa của tượng phật A Di Đà

“Niệm Phật A Di Đà cứu khổ chúng sinh” đây là câu mà dân gian thường nói. Chúng sinh chính là chúng ta trong cõi trần thế. Mỗi người một hoàn cảnh, cuộc đời khác nhau và mỗi người đều mang một niềm riêng, một nỗi đau riêng. Phật A Di Đà với tấm lòng từ bi vĩ đại sẽ giáo hóa, dẫn dắt chúng sinh đến miền cực lạc. Sự hiện diện của ngài giúp chúng sinh thoát ra khỏi những khổ ải. Phật A Di Đà luôn đưa đôi tay của mình ra, giảng giải giúp chúng sinh thoát tục, thoát khỏi bể khổ của trần gian.

Tượng phật A Di Đà mang một ý nghĩa rất lớn đối với chúng sinh. Tượng Phật A Di Đà không chỉ được đặt trong những ngôi chùa từ nhỏ đến lớn mà còn được các Phật tử thỉnh về thờ tại gia. Tất cả mọi người khi lễ Phật A Di Đà đều mong Ngài giúp thoát khỏi những muộn phiền, thoát khỏi những chấp niệm nơi trần thế để trở về với sự từ bi hỷ xả của đức Phật. Bất kỳ ai chỉ cần có cái tâm tu hành, hướng thiện đều sẽ nhận được sự chỉ dẫn của Phật A Di Đà để loại bỏ tạp niệm và chỉ còn sự vô ưu, an yên.

Nhìn chung, Phật A Di Đà là một đức Phật đứng đầu thế giới Tây Phương cực lạc. Với sự tuệ giác của mình, đức Phật A Di Đà luôn đạt được tôn sùng và kính ngưỡng của mọi người trên thế gian. Việc thể hiện tín ngưỡng bằng việc thờ tượng A Di Đà tại chùa hay tại gia thực chất đó là sự mong cầu sự thanh bình, mong cầu sự tĩnh lặng. Nếu bạn đang cần một chỗ dựa cho cái tâm của mình, bạn có thể tìm đến với đức Phật A Di Đà.

Cách thờ cúng tượng Phật A Di Đà

Tượng phật A Di Đà không chỉ có ý nghĩa về mặt tôn giáo mà còn là một văn hóa tinh thần của đại đa số người dân Việt Nam. Việc thờ cúng tượng phật A Di Đà tại nhà hoặc ở những địa danh chùa, miếu luôn giúp cho chúng ta có được nơi yên bình, có thể gửi gắm được những tâm tư, những mong muốn, tìm kiếm được sự thanh thản trong tâm hồn.

Khi đã xác định được vị trí đặt bàn thờ thì gia chủ cũng cần quan tâm đến hướng của tượng phật A Di Đà. Hầu hết các gia đình đều đặt tượng phật A Di Đà hướng ra cửa lớn hoặc cửa phòng thờ. Một số quan niệm lại cho rằng nên đặt tượng phật A Di Đà về hướng tây bắc. Bởi lẽ trong phật giáo luôn có một cõi “Tây Thiên Cực Lạc” bình yên và tràn ngập an lành. Đây cũng chính là cõi mà các vị Phật mong muốn con người hướng đến để được cuộc sống vĩnh hằng. Đặt tượng phật A Di Đà hướng tây bắc như là một sự thành kính đối với phật giáo và cũng là khát khao của con người mong muốn đạt được.

Những điều kiêng kỵ khi thờ cúng tượng phật A Di Đà

Có những điều cần phải thực hiện thì khi thờ cúng tượng phật A Di Đà, cũng có những điều kiêng kỵ mà các gia chủ cần tránh.

Theo Phật giáo và một số quan niệm dân gian thì hướng đông bắc và hướng tây nam là hai trong năm hướng ngũ quỷ hung nhất. Vì thế khi đặt bàn thờ tượng phật A Di Đà nên tránh hai hướng này. Không được đặt tượng phật A Di Đà ở hướng đông bắc nhìn về hướng tây nam và ngược lại cũng không được đặt tượng phật A Di Đà nhìn về hướng đông bắc.

Nguyên liệu làm bàn thờ cũng phải được chọn lựa rất kỹ. Hầu hết hiện nay chúng ta lập bàn thờ đều sử dụng nguyên liệu chính là gỗ. Chính vì thế các gia chủ cần lưu ý lựa chọn loại gỗ tốt, bền chắc và đặc biệt phải là gỗ mới chưa sử dụng lần nào. Nếu các gia chủ lấy gỗ đã sử dụng lập bàn thờ là một việc làm không tôn trọng đối với vị phật sẽ ảnh hưởng đến gia đình của bạn. Tránh việc đặt bàn thờ tượng phật A Di Đà gần phòng tắm hoặc đối diện phòng tắm. Ngoài ra các gia chủ cũng cần lưu ý không được đặt bàn thờ tượng phật A Di Đà dưới phòng vệ sinh hoặc đối diện với cầu thang, ở phòng ngủ cũng tuyệt đối không được đặt bàn thờ…Những vị trí này đều rất nhạy cảm hoặc là nơi ô uế hoặc là không thanh tịnh.

Trên bàn thờ tượng phật A Di Đà có thể được thờ cúng với các vị thần khác nhau nhưng gia chủ cần phải lưu ý khi đặt vị trí bát hương để tôn trọng cả hai bên.

Sự khác nhau của tượng phật A Di Đà và Thích Ca

Trong văn hóa thờ cúng của người Việt có rất nhiều những vị phật khác nhau và chúng ta có đôi khi nhầm lẫn giữa các vị phật trong đó có tượng phật A Di Đà và Thích Ca là hay bị nhầm lẫn nhất. Phật Thích Ca là vị phật sáng lập ra phật giáo truyền bá đến ngày nay còn phật A Di Đà là vị phật thể hiện cho sự trường thọ, ánh sáng vĩnh cửu. Phật A Di Đà cũng là vị phật được thờ cúng nhiều nhất trong dân gian.

Sự khác biệt giữa hai tượng phật này cũng rất dễ phân biệt. Đối với phật A Di Đà thì trên đầu ngài là có những cụm tóc xoắn ốc, khoác áo cà sa đỏ, miệng mỉm cười bao dung đối với chúng sinh và đôi mắt nhìn xuống, từ ái. Tượng phật A Di Đà có rất nhiều tư thế khác nhau như là: ngồi kiết già trên đài sen, đứng trên đài sen…Phật Thích Ca thì tạo hình sẽ hơi khác một chút. Tóc của phật Thích Ca búi tóc hoặc có những cụm tóc xoắn ốc. Phật Thích Ca luôn mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ màu vàng hoặc nâu. Nếu tượng phật Thích Ca hở ngực thì sẽ không có chữ ” Vạn”, đôi mắt của phật mở ba phần tư rất từ ái và có vẻ sáng suốt.

Việc thờ cúng tượng phật A Di Đà luôn là một trong các hoạt động của đời sống tinh thần của người dân Việt Nam nói riêng và cả khu vực Đông Nam Á nói chung với những ý nghĩa khác nhau.

Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Tích Đức Phật A Di Đà trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!