Bạn đang xem bài viết Sự Thật Ngày Vía Thần Tài: Có Nên Mua Vàng Cầu May? được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Vía Thần tài là gì? Ngày vía Thần Tài là ngày bao nhiêu?
Theo tín ngưỡng và văn hóa dân gian của người Việt Nam, Thần Tài là vị thần linh mang đến nhiều tài lộc, may mắn, thịnh vượng và sung túc cho gia đình. Đặc biệt, với những người làm kinh doanh, việc cúng Thần Tài trở thành việc vô cùng quan trọng trong cuộc sống, không thể thiếu để “cầu tài, cầu lộc”.
Theo truyền thống, ngày Thần Tài rơi vào mùng 10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Đây là dịp lễ cúng quan trọng để nhiều gia đình, cơ sở kinh doanh người Việt chuẩn bị lễ cúng thành tâm, dâng lên vị thần may mắn này để cầu một năm mới làm ăn phát tài, phúc lộc đầy nhà. Đặc biệt, người dân còn hay đổ xô đi mua vàng, xếp hàng từ đêm hôm trước, sáng sớm tinh mơ để mua vàng làm vốn, hy vọng sẽ cầu được nhiều may mắn.
© Ảnh : Trần Việt – TTXVN
Người xưa quan niệm, Thần Tài là vị thần chuyên cai quản Tài, Phúc, Phú, Quý mang đến sự giàu sang, sung túc, tài lộc và may mắn. Theo Lịch vạn sự 2020 năm nay, ngày vía Thần Tài rơi vào thứ hai, ngày 3.2.2020 Dương lịch- đó là ngày Bính Tý, tháng Mậu Dần, năm Canh Tý.
Trong dân gian còn lưu truyền nhiều câu chuyện về vị Thần Tài. Theo đó, tục thờ Thần Tài xuất xứ từ Trung Quốc, du nhập về Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ 20. Thần Tài là vị thần cai quản tiền bạc và của cải. Có rất nhiều sự tích kể về Thần Tài nhưng biết đến nhiều nhất là câu chuyện kể về Triệu Công Minh, người đã giúp Khương Tử Nha đánh Trụ Vương.
Sau khi tử trận, Triệu Công Minh được phong làm Chính Nhất Long Hồ Huyền chân quân, thống lĩnh bốn vị thần trên trời là Chiêu Bảo – Nạp Trân – Chiêu Tài – Lợi Thị, vì thế, ông được cho giữ chức vụ cai quản tiền bạc, của cải. Cũng với lý do đó mà trong dân gian, mọi người thường thờ cúng Thần Tài để cầu mong tài lộc, may mắn sẽ đến với họ.
Theo một tích truyện khác, vào một lần do uống rượu quá say, vị Thần Tài lỡ chân ngã xuống trần gian và bị mất trí nhớ, quần áo thì bị lột hết đem đi bán, ông quên mất mình là ai. Sống lang thang và không biết làm việc gì, ông đi ăn xin để sống qua ngày.
Gặp một vị chủ quán tốt bụng, ông được mời vào và ăn một bữa thịnh soạn. Quán đang rất vắng khách nhưng khi ông lão ăn xin bước vào thì bỗng dưng khách ra vào tấp nập, để ý thấy điều này ông chủ quán giữ ông lão ở lại để việc làm ăn buôn bán được thuận lợi.
Sau một thời gian người bán hàng đắt khách và cảm thấy Thần Tài chẳng làm gì mà suốt ngày lại được ăn uống đồ ăn ngon, lại toàn dùng tay ăn bốc, người thì bốc mùi, lại hay thích lang thang không tắm giặt. Nghĩ Thần Tài sẽ làm khách sợ không dám đến ăn nữa và lại thấy hao phí đồ ăn cho một người ăn mày không đáng nên người chủ quán liền đuổi ông đi.
Quán kinh doanh đối diện ngày xưa rất đông khách nay vắng vẻ, thấy Thần Tài bị chủ quán đối phương đuổi thì liền mời Thần Tài vào ăn. Không hiểu sao, mọi người lại ùn ùn kéo đến ăn quán này rất đông. Mọi người thấy vậy nên ai cũng ra sức tranh giành mời cho bằng được Thần Tài đến hàng quán của mình ăn để có thể kéo khách đến ăn đông, câu “Thần Tài gõ cửa” từ đó mà ra.
Người dân xung quanh thấy Thần Tài không có quần áo mặc nên dẫn ông đi mua lại quần áo, được mọi người dẫn đến cửa hàng nơi quần áo ông bị bán, sau khi mặc lại quần áo mũ nón vào thì Thần Tài chợt nhớ lại mọi chuyện trước kia và bay về trời.
Người dân phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng coi Thần Tài như là báu vật và họ lập bàn thờ, tôn thờ ông từ đó. Ngày Thần Tài bay về trời cũng chính là ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch. Do đó cứ hàng năm, hàng tháng nhà nhà mọi người điều lấy ngày mùng 10 làm ngày vía Thần Tài.
Tượng Thần Tài ở Việt Nam được tạo hình theo Tài Lộc Chân Quân. Râu tóc bạc phơ, tay cầm đĩnh vàng, vẻ mặt tươi vui, phúc hậu.
Có nên mua vàng ngày Vía Thần Tài?
Ngày vía Thần Tài đã trở thành phong tục cầu tài lộc của người Việt. Vào ngày Thần Tài, để cầu mong một năm làm ăn thuận lợi, sự nghiệp hanh thông, phát tài phát lộc, mọi người có tục lệ mua vàng. Người dân Việt Nam thường đi mua vàng vào ngày Thần Tài để cầu may mắn, tài lộc cho cả năm. Cầu cho một năm hanh thông, đắc tài đắc lộc, tiền bạc cả năm được rủng rỉnh, đầy túi.
Vì thế cứ đến ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng nhiều người sẽ đến các tiệm vàng để cúng trên ban thần tài và tích trữ cho cả năm. Ngoài vàng cũng có thể mua các đồ vật phong thủy bằng vàng, các sản phẩm như cóc ngậm tiền, đá phong thủy
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia nghiên cứu văn hóa, vì mang tính “tượng trưng cầu may” nên ngày vía Thần Tài, không cần mua nhiều, chỉ cần một lượng vừa phải là đủ.
Đặc biệt, nhiều chuyên gia kinh tế đưa ra khuyến nghị, mua vàng đầu năm chỉ là hình thức mang ý nghĩa tâm linh. Vì vậy, nếu vẫn quyết định mua vàng dịp này, chỉ nên chọn mua số lượng vàng phù hợp với khả năng tài chính, hoặc mang tính chất tượng trưng. Không nên mua quá nhiều vàng trong ngày này, bởi lẽ vào ngày Thần Tài, giá vàng thường tăng cao đột biến do nhu cầu và tâm lý mua vào tăng cao.
Theo đó, không có quy định hay yêu cầu phải mua bao nhiêu vàng vào dịp này. Nhiều người vẫn chọn vàng theo ý nghĩa như: vàng nhẫn 1 lượng (Phúc), 1 chỉ (Lộc), 2 chỉ (Phát), 5 chỉ (Tài). Tuy nhiên, phần đông khách hàng tới chỉ mua 1-5 chỉ. Người mua một lượng hầu như rất hiếm.chuyên gia khuyến nghị có thể mua nhẫn tròn trơn từ 0,5 – 2 chỉ vàng. Với mức giá phù hợp, đây là loại sản phẩm được nhiều người tìm mua nhất vào ngày vía Thần Tài. Ngoài ra, vàng miếng cũng là một món đồ được rất nhiều người lựa chọn.
Nếu lựa chọn mua vàng miếng thì nên lưu ý nên mua ở những cửa hàng vàng lớn và yêu cầu nơi bán xuất hóa đơn tài chính, ghi số series miếng vàng nếu là loại 1 lượng, 5 chỉ, đồng thời nên chọn loại bao bì có màng hologram chống giả để tránh mua phải vàng hàng giả, hàng nhái. Khi đi mua vàng cần chú ý, tuổi vàng đúng chuẩn mặt bên trong của nhẫn sẽ có khắc số 999.9; còn nếu vàng non chưa đủ tuổi thường mặt trong sẽ khắc 999.0 (loại vàng này thường có giá thấp hơn giá vàng 999.9).
Bên cạnh đó, có thể mua các trang sức bằng vàng tuy nhiên không nên mua loại trang sức có quá nhiều móc nối.
Nên và không nên làm gì ngày Vía Thần Tài?
Theo quan niệm tâm linh người Việt, ngày Vía Thần Tài nên được chuẩn bị chu đáo và đẩy đủ. Dù là ở công ty hay gia đình thì gia chủ cũng nên lau dọn ban thờ sạch sẽ, trong ngày này cần lau dọn, chuẩn bị lễ cúng chu đáo hơn những ngày thường để thể hiện sự thành tâm, kính trọng tổ tiên và cầu may mắn, tài lộc cho gia đình.
Theo nhiều chuyên gia phong thủy, việc không lau chùi, làm sạch tượng Thần tài và ông Địa là những “lỗi tâm linh” nên tránh. Gia chủ cần lau sạch bụi bẩn tẩy rửa tượng Thần Tài, ông Địa bằng nước pha tinh dầu bưởi hoặc nước gừng. Khăn dùng lau chùi cho tượng Thần Tài và Ông Địa không được dùng làm việc khác, sau khi lau sạch sẽ nên lau khô lại rồi mới bắt đầu làm lễ cúng. Đặc biệt, không nên để 2 tượng vẫn còn ướt mà tiến hành cúng bái. Bên cạnh đó bàn thờ và các đồ cúng của Thần Tài nên được lau dọn sạch sẽ, không được để dính bụi bẩn.
Ngoài ra, ở trên bàn thờ, các vật thờ cúng không được để lung tung. Việc sắp xếp bàn thờ Thần Tài cần phải tuân thủ theo nguyên tắc chứ không phải sắp xếp tùy tiện. Theo các chuyên gia phong thủy, tượng Thần Tài để ở bên trái bàn thờ, bên phải là Ông Địa, chính giữa đặt bát nhang. Ba hũ gạo, muối và nước sẽ được đặt chính giữa hai ông cùng với mâm hoa quả ở bên trái, bình hoa ở bên phải.
Đáng chú ý, các chuyên gia cũng lưu ý rằng, việc cắm hương cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tài lộc trong ngày vía Thần Tài. Cụ thể, mỗi bát hướng đều nên có cốt là gói Thất Bảo để tài lộc không bị hao hụt, nếu gia chủ cắm hương chồng chéo nhau hay chọc vào gói Thất bảo sẽ khiến Thần Tài, Ông Địa không có linh khí. Không chỉ không hút tài lộc, sai lầm này còn khiến gia chủ làm ăn thất bát, nghèo khó cả đời.
Một điều vô cùng quan trọng trong ngày cúng Thần Tài chính là chuẩn bị lễ cúng đầy đủ, chu đáo. Theo phong tục Việt Nam, Mâm cúng ngày vía Thần tài gồm những lễ vật sau: Mâm cỗ “Tam Sên” gồm: 1 miếng thịt heo luộc, trứng luộc và tôm (hoặc cua) luộc. Hoặc nếu không làm cỗ mặn, có thể chuẩn bị bánh trái, đồ chay, các loại chè cúng.
Về hương nhang, có thể thắp hương vào buổi sáng hoặc buổi tối, quan trọng là chọn giờ tốt để cúng lễ hoặc ngày giờ tốt có sao tốt đến để kích hoạt trường khí dễ dàng hơn. Nước cúng thì cần rửa sạch chén và chỉ một chén nước là đủ. Nước dùng để thắp hương không nên rót quá đầy, cần cách miệng chén khoảng 1 cm. Đèn, nến: Sử dụng đèn thật như đèn dầu, nến, không dùng đèn điện, đèn nhấp nháy vì tạo khí trường xấu, ảnh hưởng tới việc thờ cúng.
Về hoa quả cúng: Gia chủ có thể sử dụng bình hoa bằng thủy tinh hoặc gốm sứ. Nên lựa chọn hoa tươi, có nụ, có hương thơm, tuyệt đối không dùng hoa giả để làm lễ. Đối với trái cây, hoa quả, đặc biệt chú ý không dùng quả nhựa, quả nhân tạo để làm lễ, nên chọn quả tươi ngon, còn nguyên vẹn, như táo, lê, chuối, cam.
Gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc, không được rãi ra ngoài. Rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà tượng trưng cho việc rước lộc vào nhà.
Biến động bất thường thị trường vàng ngày Vía Thần Tài do coronavirus
Sáng 3.2, đúng ngày Vía Thần tài 2020, thị trường vàng Việt Nam có nhiều biến động bất ngờ do tâm lý lo sợ coronavirus.
Về giá cả, khác với mọi năm giá vàng bị đẩy lên rất cao trong ngày Thần tài, còn năm nay, giá vàng lại đi xuống trong ngày kinh doanh sôi động nhất năm do giá vàng thế giới đi xuống và lực mua giảm.
Theo ghi nhận, người dân vẫn xếp hàng từ đêm khuya đến sáng chờ mua vàng, có nơi tấp nập, có nơi lại thưa thớt vắng vẻ, nhưng theo nhiều chuyên gia đã đưa ra dự báo trước đó, rằng năm nay không có cảnh xếp hàng chen chúc đi mua vàng như mọi năm vì khách hàng e ngại đến những nơi đông người trước dịch viêm phổi cấp do coronavirus chủng mới vẫn đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam, Trung Quốc cũng như toàn thế giới.
Tâm lý nhiều người ngại nơi đông đúc. Để thu hút khách hàng, nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng, bạc đá quý đã yêu cầu toàn bộ nhân viên đeo khẩu trang, tặng khẩu trang cho khách hàng.
Biến động đáng chú ý nhất trong ngày Vía Thần tài 3.2 này chính là việc giá vàng liên tục giảm. Lúc 9 giờ sáng, tại Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận, giá vàng SJC giảm 200.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 100.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên cuối tuần qua, niêm yết ở mức 44 triệu đồng mua vào đến 44,85 triệu đồng/lượng bán ra.
Đối với Tập đoàn Vàng bạc Phú Quý, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 44,1 – 44,7 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giữ nguyên so với giá chốt phiên cuối tuần qua. Trong khi đó, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 44 – 44,7 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Mức giá này giảm 350.000 đồng ở chiều mua vào và 150.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên cuối tuần qua.
Tính đến thời điểm 11h ngày 3.2, giá vàng thế giới đang ở mức 1.580 USD/ounce, giảm gần 9 USD/ounce so với cuối tuần trước. Quy đổi theo tỷ giá niêm yết tại ngân hàng giá vàng thế giới tương đương 44,5 triệu đồng/lượng.
Trước đó, Công ty PNJ dù ngày 2.2 thông báo giữ nguyên giá vàng miếng tài lộc lẫn trang sức tuy nhiên, đến khoảng 10h sáng 3.2, doanh nghiệp này đã thông báo giảm giá bán vàng.
Mua Vàng Ngày Vía Thần Tài: Cầu May Hay Rước Trái Đắng?
Ngày 10/1 âm lịch được người dân quan niệm là ngày vía Thần Tài. Vào ngày này, các cửa hàng kinh doanh vàng thường chật kín khách, thậm chí, khách hàng phải xếp thành hàng dài bởi họ quan niệm rằng mua vàng trong ngày này sẽ đem lại may mắn cho cả năm.
Loại vàng người dân thường chọn là nhẫn tròn trơn từ 0,5 – 2 chỉ vàng bởi mức giá phù hợp và bảo quản dễ dàng. Bên cạnh nhẫn tròn trơn, nhiều người còn chuộng vàng miếng.
Mua vàng ngày vía Thần Tài: Cầu may hay rước trái đắng?
Tuy nhiên, cũng không ít người bán vàng trong ngày này vì giá vàng tăng cao. Đối với giới đầu tư vàng hoặc những người có ý định dùng tiền nhàn rỗi để kiếm lời từ vàng thì đây được coi là thời cơ tốt.
Bà Trần Thị Huệ (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi mua vàng tích trữ ngay từ cuối tháng 1 để chờ cơ hội bán ra vào vía Thần Tài. Lúc đó, giá vàng bán ra tại cửa hàng khoảng hơn 37,1 triệu đồng/lượng, đến nay (ngày 12/2) giá vàng mua vào tại cửa hàng lên gần 37 triệu đồng/lượng rồi. Hi vọng từ nay đến ngày vía Thần Tài sẽ còn tăng mạnh hơn nữa”.
Nên “tỉnh táo” trước ngày vía Thần Tài
Tuy nhiên, dưới góc độ là một chuyên gia trong ngành tài chính ngân hàng, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng câu chuyện mua vàng vào ngày Thần Tài hết sức vô lí.
“Thực ra câu chuyện về vía Thần Tài mới được xây dựng trong ít năm nay chứ không phải là một tập tục truyền thống của người Việt Nam. Có thể nó xuất xứ từ người kinh doanh vàng khi họ dựng lên câu chuyện mua vàng đầu năm (10/1 âm lịch) đem lại may mắn cho cả năm để kích thích nhu cầu vàng và “hốt bạc” cũng chính từ cầu chuyện này.
Nói cách khác, các nhà buôn vàng có thể đã dùng lời đồn đại, tạo làn sóng marketing để kinh doanh”, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu trao đổi với phóng viên.
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cảnh báo nếu mua vàng trong ngày này, người dân có thể chịu thiệt hại rất lớn. Trong những năm qua, giá vàng sau ngày vía Thần Tài thường giảm rất sâu so với trước và trong ngày này với mức chênh lệch giá lên tới 20 – 30%. Phải mất 3 – 5 ngày sau ngày vía Thần Tài giá vàng mới ổn định trở lại.
Đồ họa: Alex
Vị chuyên gia tài chính này cho rằng người được hưởng lợi nhiều nhất không ai khác chính là những nhà buôn vàng. Việc tin rằng mua vàng trong ngày vía Thần Tài đem lại may mắn hoàn toàn không có cơ sở khoa học.
“Việc tin tưởng có ông Thần Tài đến gõ cửa vì đã mua vàng trong ngày vía Thần Tài hết sức phi lí. Cuối cùng, sau tất cả, ‘thần thánh’ lại phù hộ cho người kinh doanh vàng chứ không phải là người mua vàng. Nhân câu chuyện này, chúng ta thấy người Việt rất cả tin. Sự dễ tin đó cũng mang tính đám đông.”, ông Hiếu nhận định.
Xét về góc độ những người dự định bán vàng trong ngày vía Thần Tài, ông Hiếu cho rằng đây là thời điểm thuận lợi.
“Đối với những người xác định vàng là kênh đầu tư trong tương lại và dự báo giá vàng sẽ tăng trong hai ngày tới với tinh thần kinh doanh họ có thể mua vàng để chuộc lợi. Tuy nhiên, nếu họ ý thức được kinh doanh vàng theo kiểu này là phản khoa học và kiếm tiền bất chính thì không nên làm”, theo ông Hiếu.
Ông Hiếu cho rằng người Việt Nam nên bỏ hủ tục này. Đối với người kinh doanh vàng, không nên thổi phồng ngày này lên để kiếm tiền trên sống lưng người khác.
Nếu những người dân vẫn muốn mua vàng trong ngày này thì chỉ nên xác định mua vì mục đích quà tặng đầu năm, không nên vì tin tưởng mua vàng trong ngày thần sẽ đem lại may mắn.
Giá vàng trước thềm ngày vía Thần Tài tăng mạnh
Giá vàng SJC đầu giờ chiều ngày 12/2 bất ngờ tăng trong khoảng 10.000 – 120.000 đồng/lượng tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 14h30 sau khi giảm ở mức tương đương trong sáng nay.
Theo đó, tại Tập đoàn Doji, giá vàng SJC ghi nhận tăng đến 120.000 đồng/lượng ở chiều bán ra và tăng 20.000 đồng/lượng ở chiều mua so mức giá giảm khá sâu sáng hôm nay.
Tại hệ thống PNJ, giá vàng SJC ở chiều mua vào tăng 50.000 đồng/lượng trong khi mức giá bán ra vẫn giữ nguyên như đầu phiên hôm nay.
Đức Quỳnh
Cách Mua Vàng Cầu May Và Những Kiêng Kỵ Cần Tránh Ngày Vía Thần Tài
Ngày vía Thần Tài năm Tân Sửu 2021 rơi vào ngày mùng 10 Tháng Giêng, Chủ Nhật 21/2 theo Dương lịch. Chuyên gia tài chính khuyên cách mua vàng đầu tư và những kiêng kỵ cần tránh trong ngày vía Thần Tài để không đánh mất tài lộc, may mắn.
Theo Giám đốc Tư vấn Đầu tư tại Maybank Kim Eng – chuyên gia Phan Dũng Khánh cho rằng, ngày vía Thần Tài chủ yếu dành cho người muốn mua vàng may mắn nên không quan trọng nhiều hay ít. Đồng thời, đối với người đầu tư Thần Tài là tiền vô không phải tiền ra.
Chuyên gia đầu tư chỉ cách mua vàng ngày vía Thần Tài
Giá vàng thế giới ngày 20/20/2021, một ngày trước ngày vía Thần Tài (mùng 10 Tháng Giêng hàng năm) bất ngờ tăng cao ở ngưỡng 1.785 USD/ounce, tăng 10 USD/ ounce so với ngày 19/2.
Tuy nhiên, theo ghi nhận đến 17h chiều ngày 20/2, giá vàng miếng của Việt Nam vẫn được giao dịch khá ổn định.
Giá mua vàng DoJI ở mức, 55,65 triệu đồng/lượng, giá bán là 56,25 triệu đồng/ lượng (Hà Nội) và 56,3 triệu đồng/lượng (TP.HCM), giảm nhẹ so với mức 55,7 -55,8 triệu đồng/lượng và 56,4 triệu đồng/lượng của ngày 19/2.
Trong khi đó, Phú Quý SJC cũng được giao dịch ở mức 55,6 triệu đồng/lượng, giá bán đạt 56,8 triệu đồng/lượng, giảm so với mức 55,85 triệu đồng/lượng và 56,3 triệu đồng/lượng ngày hôm qua.
Có thể thấy, hầu hết doanh nghiệp vàng giao dịch phổ biến ở mức 55,65 – 56,35 triệu đồng/lượng, thấp hơn so với chiều qua và giảm hơn một triệu đồng so với trước Tết.
Lý giải về nguyên nhân giá vàng giảm, trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đầu năm có những tín hiệu tích cực, ông Phan Dũng Khánh, chuyên gia cấp cao và là Giám đốc Tư vấn Đầu tư tại Maybank Kim Eng đã đưa ra một số nhận định về thị trường vàng ngày vía Thần Tài và một số lưu ý khi mua vàng trong dịp này.
Theo chuyên gia Phan Dũng Khánh, từ thời điểm cuối năm 2020, khi các tổ chức tài chính như một số Quỹ đầu tư quyết định bán bớt vàng dự trữ ra thị trường, kéo theo giá vàng thế giới hạ nhiệt dần.
© AFP 2021 / Nhac Nguyen
Bức tượng trâu mạ vàng.
Đặc biệt, việc một số ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Trung ương, điển hình như của Liên Bang Nga có động thái bán vào lần đầu tiên sau chục năm. Do đó, dù ở mức độ bán ra không lớn nhưng so với giai đoạn mua ròng nhiều tháng trước đó cũng đã ảnh hưởng đến giá vàng.
Giám đốc Tư vấn Đầu tư tại Maybank Kim Eng cũng cho hay, ngoài ra các kênh đầu tư khác như chứng khoán, tiền mã hóa liên tục tăng cao nhiều mã lập đỉnh mọi thời đại khiến vàng “trở nên kém hấp dẫn hơn” trong thời gian qua, kéo theo nhu cầu đầu tư an toàn vào vàng từ đó cũng giảm xuống.
Nhận định về diễn biến thị trường vàng trong ngày vía Thần Tài, vị chuyên gia cho rằng, nhiều khả năng, theo dự báo, giá vàng vẫn cao và có mức chênh lệch nhất định với thế giới.
Ông Khánh cho hay, dù giá thế giới tăng hay giảm thì giá vàng tại Việt Nam vẫn sẽ giữ mốc như hiện tại.
“Do mức chênh lệch quá cao lên tới hơn 7 triệu đồng/lượng nên giá vàng thế giới có tăng thì cũng không thể bằng giá trong nước”, chuyên gia Phan Dũng Khánh chỉ rõ.
“Nhà đầu tư ngắn hạn vẫn làm điều này hàng năm qua. Ngày vía Thần Tài chủ yếu dành cho những người muốn mua vàng may mắn nên không nhất thiết phải mua nhiều. Tuy vậy, số lượng người cần may mắn quá đông nên dù có mua lượng nhỏ cũng giúp các cơ sở kinh doanh vàng có doanh số lớn nhất trong năm”, ông Phan Dũng Khánh cho biết.
Trên cơ sở này, có một số nhà đầu tư hiểu được quy luật trên nên đã mua vàng trước đó 1-2 tuần để bán vào đúng ngày vía Thần Tài kiếm lời.
“Đối với người đầu tư Thần Tài là tiền vô không phải tiền ra”, Giám đốc Đầu tư tại Maybank Kim Eng khẳng định.
Từ góc nhìn chuyên gia, ông Phan Dũng Khánh nêu rõ, may mắn luôn đứng về phía người bán “vì họ thu tiền vô”. Nếu người bán mất may mắn thì họ đã không làm vậy, vì không ai đi bán may mắn của mình cả.
Đáng chú ý, ông Khánh nêu thực tế rằng, người kinh doanh luôn phải nghĩ tới lợi nhuận của mình trước.
Điển hình là thực trạng ngày vía Thần Tài các năm trước luôn có hiện tượng người bán giữ giá cao để tối ưu lợi nhuận cho mình thậm chí còn đẩy chênh lệch mua/bán lên cao.
Chuyên gia đánh giá, việc các đơn vị kinh doanh vàng liên tục nới rộng chênh lệch mua vào – bán ra là đang “đẩy rủi ro cho khách hàng”.
“Việc họ (người kinh doanh) tối ưu lợi nhuận của mình, đẩy rủi ro về phía người khác thì không chỉ ở thị trường vàng, quan trọng mức độ ít hay nhiều hơn. Những người “có tâm” thì họ sẽ cân đối bớt lợi ích của cả hai phía, nhưng dĩ nhiên điều này là rất hiếm”, chuyên gia đầu tư tài chính thẳng thắn.
Mâm cúng vía Thần Tài 2021 cần những gì?
Theo chuyên gia văn hóa Dương Hoàng Lộc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tôn giáo, Đại học KHXH&NV chúng tôi trong ngày vía Thần Tài, trên mâm cúng thường được bày thịt quay. Ngoài ra, còn có cỗ ‘Tam Sên’ gồm: 1 miếng thịt heo luộc, trứng luộc và tôm (hoặc cua) luộc.
Tại miền Nam, người dân thường thờ chung Thần Tài với Thổ Địa nên trên mâm cúng đôi khi còn có thêm cá lóc nướng. Bên cạnh đó, lễ vật không thể thiếu là bình hoa và trái cây. Thông thường, người ta chọn các loại quả có tên và màu sắc may mắn như quýt, thanh long đỏ, dưa hấu đỏ…
Các món trên mâm cúng có thể kể đến như sau: Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy được bày biện ở giữa hai tượng Thần Tài – Thổ Địa. Người dân quan niệm gạo, muối, nước tượng trưng cho một cuộc sống no đủ, sung túc. Bát nhang được đặt giữa ban thờ, tuyệt đối không được xê dịch, di chuyển.
Hoa quả tươi, thường có thể là mâm ngũ quả. 5 chén nước xếp hình chữ thập, đại diện cho ngũ hành và ngũ phương phát triển. Ngoài ra, gia chủ còn có thể đặt 5 củ tỏi trong một chiếc đĩa nhỏ, với ý nghĩa xua đuổi ma quỷ.
Bát nước đầy rắc cánh hoa hồng ở trên, với mong muốn giữ cho tiền bạc không trôi đi, thường được đặt trên nền đất ngoài cùng ban thờ. Nhiều gia đình còn đặt tượng Ông Cóc bên trái ban thờ với ý nghĩa đón sinh khí, tài lộc. Ban ngày, gia chủ quay tượng ra ngoài và tối quay vào trong.
Đặc biệt, có nơi còn đặt vàng lên bàn thờ Thần Tài để lấy lộc, cầu mong may mắn cho cả năm. Một số nhà làm kinh doanh có thể đặt xôi và chè trôi nước với ngụ ý mong có một năm làm ăn, buôn bán trôi chảy, thuận lợi.
Những kiêng kỵ trong ngày vía Thần Tài
Trong ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng, người dân Việt Nam thường sắm sanh lễ vật, bày mâm cúng và mua vàng lấy may. Để có một năm nhiều tài lộc, may mắn và thuận lời, hãy chú ý những điều sau đây.
Bài trí bàn thờ Thần Tài gọn gàng, tươm tất, đúng nguyên tắc: Một trong những điều quan trọng trong ngày vía Thần Tài là lau dọn bàn thờ, chuẩn bị đồ cúng và cử hành lễ cúng.
Bàn thờ Thần Tài nên được bài trí gọn gàng, tươm tất, tránh bày biện quá nhiều thứ vừa gây rối mắt mà không thể hiện được sự thành tâm. Trên bài thờ bài trí tượng Thần Tài và Thổ Địa ở hai bên trái phải. Thông thường, vị trí đặt (nhìn từ ngoài vào) sẽ là tượng Thần Tài bên trái, tượng Thổ Địa bên phải.
Ngoài ra, một số nơi còn đặt tượng Phật Di Lặc phía bên trên bàn thờ Thần Tài. ở giữa hai tượng Thần Tài – Thổ Địa sẽ bày hũ gạo, hũ muối và hũ nước đầy.
Ở giữa ban thờ, gia chủ đặt bát nhang thờ. Lưu ý, tuyệt đối không được xê dịch, di chuyển bát nhang này. Có thể bài trí tượng Ông Cóc bên trái bàn thờ, ban ngày quay tượng ra ngoài và tối quay vào trong.
Đặt bàn thờ ở vị trí nơi sạch sẽ, trang nghiêm: Mặc dù bàn thờ Thần Tài được đặt dưới đất, gia chủ phải ý thức đặt bàn thờ này tại nơi sạch sẽ, trang nghiêm, hướng ra cửa chính hoặc gần với cửa chính. Đặc biệt, tuyệt đối không được đặt bàn thờ Thần Tài ở gần nhà vệ sinh, nhà tắm hay nhà bếp.
Việc giữ ban thờ Thần Tài sạch sẽ là điều phải luôn chú ý suốt cả năm chứ không chỉ riêng trong ngày vía Thần Tài. Để lau dọn bàn thờ, gia chủ có thể dùng nước sạch hoặc rượu, vắt khăn sạch để lau.
Không thỉnh Thần Tài, Thổ Địa nhập bát hương trong ngày vía: Một điều nữa cũng nên chú ý đó là trong ngày vía Thần Tài, không nên thỉnh Thần Tài, Thổ Địa nhập vào bát hương hay tượng thần.
Dân gian quan niệm rằng, làm như thế sẽ khiến cho việc làm ăn kém bề suôn sẻ, thậm chí mang lại xui xẻo, tai họa bất ngờ.
Chỉ nên dùng hoa tươi, quả thật để cúng Thần Tài: Để cúng Thần Tài, gia chủ nên sử dụng hoa tươi, có nụ, nếu có hương thơm càng tốt. Ngoài ra, trái cây cúng cũng nên là trái cây thật, không dùng hàng nhựa, hàng giả. Nên cúng Thần Tài bằng các thứ hoa quả quả tươi, ngon như táo, lê, chuối, cam, quýt để cúng.
Nên dùng đèn dầu, nến để cúng Thần Tài: Hiện nay, khi xã hội ngày càng hiện đại, nhiều đồ thờ cúng mới cũng theo đó xuất hiện như đèn điện, đèn nháy. Tuy nhiên, trong ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng, gia chủ nên ưu tiên dùng nến hay đèn dầu để bài trí ban thờ.
Nhiều người cho rằng, việc dùng bóng đèn điện hay đèn nháy có thể sinh ra những trường khí không tốt, gây ảnh hưởng đến việc thờ cúng.
Thái độ nghiêm túc, thành kính, trang phục chỉnh tề khi cúng: Một trong những điều quan trọng nhất khi cúng lễ, dù cho đó là lễ gì, chính là giữ lòng thành kính, nghiêm trang. Do đó, thái độ khi cúng phải thật nghiêm túc, chân thành, trang phục chỉnh tề, gọn gàng khi dâng lễ.
Khi cúng Thần Tài, gia chủ không nên ăn mặc xuề xòa, luộm thuộm. Mặc dù không cần phải mặc trang phục đẹp, đắt tiền, nhưng quần áo cần sạch sẽ, gọn gàng.
Dân gian quan niệm rằng, thái độ kính cẩn, sự thành tâm mới là điều quan trọng nhất khi cúng lễ thần linh, gia tiên.
Nên cúng Thần Tài trong nhà: Một số người ở nhà riêng có thói quen đặt mâm cúng trước cửa hay ngoài sân, ban công. Tuy nhiên, việc cúng ngoài sân hay ngoài cửa lại được xem là không tốt. Do vậy, gia chủ nên đặt mâm cúng trong nhà là tốt nhất.
Đối với người làm kinh doanh, việc cúng thần Tài cũng nên làm lễ ở nơi kinh doanh chứ không nên tổ chức ở đình, chùa. Đối với người không kinh doanh, có thể tùy nghi cúng ở nhà hay đình chùa đều được, vì bản thân “Thổ Địa” thờ tại nhà cũng kiêm chức năng giữ của cho gia chủ.
Giữ không khí hòa thuận trong ngày cúng vía Thần Tài: Lòng thành kính là điều quan trọng nhất khi cúng lễ. Dù cho có lễ vật đủ đầy, bày biện sang trọng mà không có lòng thành thì cũng như không cúng. Do đó, trong ngày vía Thần Tài, gia chủ nên lưu ý giữ không khí trên thuận dưới hòa, vui vẻ dễ chịu, chớ nên sinh sự, gây chuyện cãi vã, đánh chửi, mắng mỏ nhau, làm gia đạo bất an khiến thần linh quở phạt.
Trước, trong và sau khi cúng lễ, không được nói lời thô tục, chửi mắng người khác, khiến cho việc làm ăn trong năm trở nên bất lợi, tài lộc tản mát.
Không đem lộc cúng vía Thần Tài cho người ngoài: Một số gia đình có thói quen chia lộc cho người khác sau khi thắp hương cúng lễ hoàn tất. Tuy nhiên, trong ngày vía Thần Tài, tuyệt đối không nên làm điều này. Dân gian cho rằng, nếu mang lộc trong ngày này chia cho người ngoài không thân thích, thì lộc sẽ tản hết ra ngoài.
Sau khi cúng lễ, gia chủ có thể cất muối gạo đi, còn nước thì đứng hắt từ ngoài vào trong nhà mình. Việc này nhằm ngụ ý lộc tài chỉ đi vào nhà chứ không đi ra, giữ cho tài lộc của gia đình không bị tiêu tán.
Lưu ý, thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Ngày Vía Thần Tài Có Thật Sự Là Ngày Mùng 10 Hàng Tháng Không?
Đầu năm, hầu hết các gia đình người Việt Nam ta đều có lễ đón ngày vía Thần tài theo phong tục dân gian để chào đón ngài từ thiên đình về hạ giới.
Lịch trình cụ thể là của chuỗi ngày giỗ, lễ cúng vía Thần Tài là:
– Mùng 2 làm lễ đón Hỷ thần (thần may mắn, hạnh phúc).
– Mùng 3 đón Tài thần (thần tài lộc)
– Mùng 4 là đón tiếp các vị thần khác từ thiên đình về hạ giới.
– Mùng 5 là ngày phá trừ, dỡ bỏ đồ cúng.
Riêng với các cửa hàng kinh doanh thì cúng Thần Tài hàng ngày.
Thần tài quen thuộc nhất trong dân gian là Triệu Công Minh. Ngày sinh của Triệu Công Minh có nhiều thuyết, thông dụng nhất là hai ngày: 15 tháng 3 (theo Nam Sơn cư sỹ đời Tần) và 22 tháng 7 (trùng với thuyết của Hứa Chân Quân ở trên), đồng thời các nhà thiên văn cổ cho rằng đây là ngày “mặt trời sáng nhất”. Do đó, ngày vía thần tài nếu có sẽ là ngày 22 tháng 7 hàng năm.
Những năm gần đây xuất hiện trào lưu người dân đổ xô đi mua vàng trong ” ngày vía Thần Tài” mùng 10 tháng Giêng, mong được may mắn tài lộc trong năm mới.
Một số ý kiến cho rằng, ngày này chỉ là do một số người kinh doanh tuyên truyền nhằm thúc đẩy việc bán hàng đầu năm, chứ không có tài liệu nào ghi chép, cũng như phong tục trong dân gian.
Tuy nhiên thì hiện tại ngày mùng 10 đã được coi như ngày vía Thần Tài ở Việt Nam
* Cúng Thần Tài cũng có thể làm hàng tháng
Ngoài ngày vía chính của Thần Tài là ngày mồng 10 Tết, mọi người vẫn chọn ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng để cầu xin may mắn tài lộc trong tháng đó, nên tục cúng Thần Tài đã trở thành thông lệ.
Thông thường, vào ngày mùng 1 và ngày 15 âm lịch, cùng với bàn thờ Tổ tiên và các bàn thờ khác trong nhà, hoặc vào ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng, người ta thường cúng Thần Tài để trả lễ khi gặp vận hên tài lộc.
Đồ cúng thường là các món ăn ngon như thịt heo, vịt quay, gà, hoa quả, nước uống hàng ngày… Dân gian truyền miệng Thần Tài rất thích món cua biển và heo quay, chuối chín vàng.
Thường ngày nên đốt nhang mỗi sáng từ 6 – 7 giờ và chiều tối từ 18 – 19 giờ, mỗi lần đốt 5 cây nhang. Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa và chưng thờ nải chuối chín vàng. Tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài.
Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần Tài không được dùng vào việc khác.
Tổng hợp (Tuổi Trẻ Thủ Đô)
Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Thật Ngày Vía Thần Tài: Có Nên Mua Vàng Cầu May? trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!