Bạn đang xem bài viết Sắm Đồ Cúng Ngày Rằm Tháng Giêng Ở Đâu? được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Lễ rằm tháng Giêng (15 âm lịch) còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu, là ngày trăng tròn đầu tiên trong năm mới âm lịch. Vào ngày quan trọng này, chúng sanh sẽ sắm mâm cỗ rằm tháng giêng để cúng tại gia và đi Lễ chùa để khấn cầu Phật mong nhận được nhiều bình an, khỏe mạnh cả năm.
Tìm kiếm nơi bán đồ thờ cúng rằm tháng giêng tốt để mua cũng là điều quan trọng mà chúng ta cần lưu ý. Trên thị trường không chỉ có 1 mà có đến hàng trăm ngàn cơ sở kinh doanh đồ thờ cúng rằm với nhiều chất liệu đa dạng. Nếu không khéo léo bạn có thể dễ mua trúng sản phẩm kém chất lượng.
Đồ thờ cúng có ý nghĩa quan trọng trong thế giới tâm linh, đồng thời thể hiện lòng thành tâm hiếu nghĩa đối với ngày Lễ Rằm quan trọng. Vì thế lựa chọn bộ đồ thờ cao cấp, chất lượng tốt luôn là sự lựa chọn hàng đầu của mọi gia đình.
Sản phẩm có đủ hình hài, hoa văn cho đến kích thước, tổng quan rất sinh động nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp trang nghiêm trong văn hóa thờ cúng.
Thêm vào đó chính là chất lượng và tính thẩm mỹ rất cao phù hợp với mọi nhu cầu cúng kiếng của người Việt và giá thành luôn tầm trung, giúp người dùng có thể dễ dàng chọn mua được theo sở thích.
Địa điểm bán đồ cúng rằm tháng giêng giá gốc tận xưởng tại Tp.HCM?
Để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng các bạn hãy ghé thăm Không Gian Gốm Bát Tràng có thâm niên kinh doanh đồ thờ cúng sứ hơn 10 năm qua. Đây cũng là địa điểm sắm đồ cúng ngày rằm tháng giêng ở đâu được người Sài Gòn lựa chọn nhiều nhất khi ngày rằm tháng giêng đang đến gần.
Không Gian Gốm nổi tiếng với những bộ thờ cúng Bát Tràng đạt ngưỡng nghệ thuật cao nhất. Sản phẩm của chúng tôi đã nhiều lần được vinh danh trên cả nước. Không những vậy, mặt hàng thờ cúng của Không Gian Gốm còn lan rộng ra các nước xung quanh và được đánh giá rất cao.
Là nơi Thần, Phật và gia tiên ngự về để chứng kiến và hưởng sự thờ cúng của con cháu, Phật tử dâng cúng. Bát hương là nơi để gắn kết người dương với người đã khuất thông qua việc thắp nhang.
– Mâm bồng bên phải (tượng trưng phía tây) đựng quả mang ý nghĩa đơm hoa kết trái
– Mâm bồng bên bên trái (tượng trưng cho hướng đông) đựng hoa
Bộ đỉnh thờ tượng trưng cho sự linh thiêng giúp cho việc thờ cúng không để các thế lực tà khí xâm phạm và trở nên vững chắc hơn.
Từng bộ sản phẩm có giá thành khác nhau, nhìn chung mức giá tại Không Gian Gốm là tầm trung trên thị trường, thậm chí là rẻ hơn rất nhiều. Nhưng chúng tôi cam kết chất lượng và tính thẩm mỹ sẽ không làm bạn thất vọng.
Bộ Đồ Thờ Bát Tràng cao cấp không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn thể hiện đẳng cấp và sự thành kính của gia chủ với gia tiên. Không Gian Gốm cung cấp mọi kích thước đồ thờ cúng phù hợp với những mức giá khác nhau, các bạn hãy tham khảo dưới đây:
Đồ Chay Đắt Khách Ngày Rằm Tháng Giêng
Với tâm niệm ăn chay Rằm tháng Giêng để thanh tịnh cơ thể, cầu phúc lộc trong năm mới, nên người dân có xu hướng chuyển sang đồ ăn chay vào ngày rằm tháng Giêng. Đáp ứng nhu cầu của người dân, những năm gần đây, thị trường sản phẩm chay ngày càng đa dạng từ giò chả chay cho đến cá, thịt gà, nem chay…Tại một số hệ thống siêu thị lớn như Big C và Vinmart, nhìn chung giá đồ chay khá ổn định. Một số sản phẩm chay quen thuộc như chả giò chay dao động từ 58.000 đồng – 80.000 đồng/kg; há cảo chay từ 60.000 đến 66.000 đồng/kg… Gạo lứt có giá 35.000 – 40.000 đồng/kg, các sản phẩm từ gạo lứt cũng hút khách như: bánh gạo lứt, bún gạo lứt, trà gạo lứt, cơm sấy làm từ gạo lứt… Giá chỉ từ 25.000 đến 60.000 đồng/sản phẩm.
Tại các cửa hàng chuyên bán đồ chay thì có các loại sản phẩm chay đa dạng hơn. Như gà chay, chả bò, tôm… giá dao động từ 60.000 – 300.000 đồng/kg tùy loại và xuất xứ.
Chủ một cửa hàng chay tại Thái Hà cho biết, thông thường ngày Rằm tháng Giêng, cửa hàng bán được gấp 3, 4 lần ngày thường. Mặt hàng bán được nhiều nhất vẫn là chả, giò, nem chay, vì dễ ăn cũng như dễ chế biến và giá cả không thay đổi so với thường ngày.
Chuối xanh chưa “hạ nhiệt” sau Tết
Cùng với đồ chay, các mặt hàng hoa quả, hoa tươi và thực phẩm phục vụ cúng rằm cũng đắt khách. Các loại hoa quả giá tăng nhẹ 10 – 20%: Cam Hòa Bình có giá 60.000 đồng/kg, cam Vinh 70.000 đồng/kg, quýt có giá 50.000 đồng/kg, táo loại quả to giá 60.000 đồng/kg, xoài thái 70.000 đồng/kg, bưởi da xanh 120.000 đồng/kg, Phật thủ có giá 70.000 – 120.000 đồng/quả….
Đặc biệt, mặt hàng chuối xanh vẫn chưa “hạ nhiệt” , có giá từ 80.000 đồng – 120.000 đồng/nải tùy kích cỡ. Một tiểu thương tại chợ Hôm cho biết, do nhu cầu mua chuối xanh cúng rằm tăng cao cùng với đó, nguồn cung cũng ít nên mặt hàng này chưa hề “hạ nhiệt” so với thời điểm cận Tết. Các loại hoa tươi tăng giá, có loại tăng giá gấp đôi, ví dụ như cúc đại đóa có giá 6.000 – 7.000 đồng/bông trong khi thường ngày chỉ 2.000 – 3.000 đồng/bông, hoa hồng có giá 8.000 đồng/bông trong khi thường ngày chỉ dao động từ 3.000 – 4.000 đồng/bông, hoa ly có giá 300.000 đồng/bó 10 bông…Do thời tiết năm nay khá ấm nên đa phần đào đã nở trước Tết nên năm nay khan hiếm đào để cúng rằm tháng giêng so với thời điểm mọi năm. Các loại thịt bò, thịt lợn, thịt gà giá cả không chênh lệch nhiều, gà ta có giá 130.000 đồng/kg, thịt bò thăn có giá 300.000 đồng/kg, bánh chưng có giá dao động từ 60.000 – 80.000 đồng/chiếc, xôi gấc có giá 30.000 – 70.000 đồng/đĩa tùy kích cỡ.
Cách Sắm Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng Chuẩn Nhất
Theo quan niệm dân gian, Rằm tháng Giêng hay còn được gọi là “Tết Nguyên tiêu” là một trong những lễ cúng quan trọng trong năm. Trong đó, việc sắm sửa lễ cúng Rằm tháng Giêng bao giờ cũng được chuẩn bị chu đáo với hai mâm lễ bao gồm mâm cúng Phật và mâm cúng gia tiên.
Mâm lễ cúng Phật
Việc chuẩn bị mâm cỗ cúng Phật vào ngày Rằm tháng Giêng không cần quá cầu kì nhưng cả gia đình phải ăn chay để cầu mong may mắn, giải hạn cho cả năm. Cụ thể, lễ vật dâng cúng thường là hoa quả, chè xôi, các món đậu, canh xào không thêm nhiều hương liệu.
Ngày nay, trong mâm cỗ cúng Phật, nhiều gia đình thường có thêm món bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong cả năm mọi việc đều hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy.
Mâm cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, trắng của hành thủy và vàng hành kim. Bên cạnh đó, ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.
Mâm lễ cúng gia tiên
Mâm cỗ mặn cúng gia tiên ngày Rằm tháng Giêng thường có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món. Trong đó, 4 bát gồm bát canh ninh măng, bát canh bóng, bát canh miến và bát canh mọc. Hơn thế nữa, gia chủ cũng không cần dùng bát to mà chỉ cần cho vào những chiếc bát vừa phải để cúng gia tiên là đủ.
6 đĩa gồm thịt gà hoặc thịt lợn luộc, giò hoặc chả, nem thính hoặc đĩa xào, dưa muối (có thể dùng dưa hành), xôi hoặc bánh chưng và nước chấm.
Bên cạnh đó, mâm cơm cúng gia tiên cần phải có đầy đủ các vị. Vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành và vị ngọt của bánh. Tất cả các vị này sẽ tạo nên một mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm, an lành và xua đi những đen đủi.
Ngoài ra, trong quan niệm của người Việt, mỗi gia đình nên làm lễ cúng vào lúc chính Ngọ tức là 12 giờ trưa. Bởi đây là lúc Phật hiển linh nên mọi người có thể “cầu được ước thấy”, hoàn thiện tâm niệm như ý muốn.
Bài khấn ngày Rằm tháng Giêng
Khi cúng Rằm tháng Giêng không thể bỏ qua 3 bài khấn: trong nhà, khấn thổ công và ngoài trời.
Bài văn khấn trong nhà
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………. ……………………..
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Canh Tý gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình. Nam mô A Di Đà Phật (3 lần và vái 3 vái).
Văn khấn ngoài trời
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Canh Tý
Tín chủ (chúng) con là: ………………….
Ngụ tại: ………………………………………..
Chúng con thành tâm có lời kính mời:
Nhật cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân
Nam Tào Bắc Đẩu tinh quân
Thái Bạch, Thi Tuế tinh quân
Bắc cực Tử vi Đại Đức tinh quân
Văn Xương Văn Khúc tinh quân
Nhị thập Bát Tú, Ngũ Hành tinh quấn
La Hầu, Kế Đô tinh quân
Giáng lâm trước án, nghe lời mời cẩn tấu:
Ngày rằm Nguyên Tiêu, theo lệ trần tục, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả thắp nén tâm hương dâng lên trước án, kính mời các vị lai lâm hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tối lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe.
Đèn trời xán lạn.
Chiếu thắp cõi trần.
Xin các tinh quân.
Lưu ân lưu phúc.
Lễ tuy mọn bạc.
Lòng thành có dư.
Mệnh vị an cư.
Thân cung khang thái.
Phục duy cẩn cáo!
Bài Văn Khấn thổ công
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Thần Quân
Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là: ……………………………
Ngụ tại: ………………………………
Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Trên đây là 3 bài văn khấn ngày Rằm tháng Giêng được nhiều người sử dụng. Có thể nói, Tết Nguyên Tiêu trong tiềm thức của người Việt đã trở nên quan trọng không kém gì Tết Nguyên đán.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo.
HOA HẠ (tổng hợp)
Cách Sắm Lễ, Bài Cúng Dâng Sao Giải Hạn Vào Ngày Rằm Tháng Giêng
Bắt đầu từ ngày Rằm tháng Giêng trở đi, hầu hết các gia đình thường sắm lễ để cúng dâng sao giải hạn tại chùa hoặc ở nhà nhằm hóa giải vận hạn cả năm may mắn.
Ông bà ta xưa quan niệm rằng mỗi năm, mỗi người có một ngôi sao chiếu mệnh như: La Hầu, Thổ Tú, Thuỷ Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức, Vân Hán, Kế Đô.
Trong đó có sao vận tốt, lại có sao vận xấu. Nếu ai bị sao vận xấu chiếu mạng trong năm thì làm lễ dâng sao giải hạn; Nếu ai được sao tốt chiếu mạng thì làm lễ dâng sao nghinh đón.
Lễ nghênh, tiễn nhương tinh (cúng sao) được tiến hành thường kỳ vào những ngày nhất định của các tháng trong năm tại nhà hoặc tại chùa.
Sao Thái Dương: Ngày 27 âm lịch hàng tháng
Sao Thái Âm: Ngày 26 âm lịch hàng tháng
Sao Mộc Đức: Ngày 25 âm lịch hàng tháng
Sao Vân Hớn (hoặc Văn Hán): Ngày 29 âm lịch hàng tháng
Sao Thổ Tú: Ngày 19 âm lịch hàng tháng
Sao Thái Bạch: Ngày 15 âm lịch hàng tháng
Sao Thuỷ Diệu: Ngày 21 âm lịch hàng tháng
Sao La Hầu: Ngày 8 âm lịch hàng tháng
Sao Kế Đô: Ngày 18 âm lịch hàng tháng
Tuy vậy, dù sao nào chiếu mệnh thì vào tối ngày rằm tháng giêng (ở miền Nam nhiều chùa cúng sao vào tối mồng 8 tháng giêng), người ta thường sắm đủ phẩm vật, đủ số lượng các đèn, nến tuỳ theo mỗi sao cần nghinh tiễn đế làm lễ cúng sao tại nhà. Bài vị cúng mỗi sao được viết trên giấy, có màu tương ứng với ngũ hành của từng sao.
Về thủ tục, mỗi tuổi khác nhau (về cách bài trí nến, mầu sắc Bài vị, nội dung Bài vị, ngày cúng nhất định) nhưng có những điểm chung và riêng cần phải lưu ý.
Cách sắm lễ cho dâng sao giải hạn Tết Nguyên Tiêu
+ Lễ vật cúng sao đều giống nhau:
– Lễ vật gồm: Hương, Hoa, Quả (5 loại). Trầu, rượu, nước. Vàng, Tiền (10), Gạo, Muối.
– Lễ xong hóa cả tiền, vàng, văn khấn, bài vị.
Cách bố trí bài vị và vị trí nến
– Màu sắc bài vị và cách bố trí nến trên bàn lễ khác nhau về chi tiết cụ thể:
Khi gặp sao hạn chiếu, tùy tuổi, nam hay nữ mà Sao khác nhau. Tùy Sao mà cúng vào các ngày khác nhau, bàn đặt và hướng lạy, màu sắc Bài vị, nội dung chữ ghi trên Bài vị, số nến và sơ đồ cắm khác nhau, nội dung khấn cũng khác nhau.
– Cách bố trí nến (đèn cầy) trên bàn cúng theo sơ đồ từng Sao như sau (còn màu sắc là của Bài vị):
Số nến trên của từng Sao được gắn khoảng giửa trên bàn lễ, bên trong cùng của bàn lễ là Bài vị.
– Cách viết bài vị và màu sắc Bài vị cho từng Sao như sau:
Bài vị dán trên chiếc que cắm vào ly gạo và đặt ở khoảng giửa phía trong cùng của bàn lễ.
Mẫu văn khấn cúng giải Sao hạn
Dùng khấn cúng giải sao hạn, lá sớ có nội dung tùy theo tên Sao Hạn hàng năm mà ghi theo mẫu sau đây, đốt ba cây nhang quỳ lạỵy ba lạy rồi đọc :
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Nam mô Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế.
– Con kính lạy Đức Trung Thiện tinh chúa Bắc cựcTử Vi Tràng Sinh Đại đế.
– Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân.
– Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh quân.
– Con kính lạy Đức Nhật cung Thái Dương Thiên tử Tinh quân.
– Con kính lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân quân.
Tín chủ (chúng) con là:………………………………………. Tuổi:…………………………
Hôm nay là ngày…… tháng………năm….., tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương,
thiết lập linh án tại (địa chỉ)……………………………………………………………để làm lễ giải hạn sao …………………….. chiếu mệnh, và hạn:………………………
Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc,lộc, thọ cho con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.
Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Phục duy cẩn cáo!
(Và quỳ lạy theo số lạy của từng sao theo phần “Tính chất sao Cửu Diệu…” đã nói ở trên)
Lưu ý:
Hiện này, thủ tục cầu an và giải hạn không quá phức tạp, thường thì: Sau khi ghi tên, nộp lệ phí, vào giờ đã định của các ngày nói trên, những ai thuộc sao nào thì đến nghe nhà chùa đọc kinh, đọc tên mình, nhận sớ và hoá vàng là hoàn tất.
Mỗi đàn chỉ cúng cho khoảng mươi gia đình nên khá kỹ lưỡng. Sư tụng kinh cầu an xong thì đọc sớ từng gia đình, trong đó từng người ghi rõ tuổi gì, địa chỉ ở đâu, sao nào chiếu…
Nhiều người còn cúng cho cả con rể, con dâu là người nước ngoài, hiện đang sinh sống ở các nước khác trên thế giới. Trường hợp này nhà chùa thường ghi quốc ngữ vào lá sớ Hán Nôm. Văn khấn sẽ được thầy cúng đọc trong khi lễ.
* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Vân Trang
Cập nhật thông tin chi tiết về Sắm Đồ Cúng Ngày Rằm Tháng Giêng Ở Đâu? trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!