Bạn đang xem bài viết Sai Lầm Nhiều Người Việt Mắc Phải Trong Cúng Bái 3 Ngày Tết được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đặt chung lễ mặn với hoa quả, dùng vật dụng ăn hàng ngày làm đồ cúng lễ hay thắp hương liên tục trong những ngày Tết…là những sai lầm nhiều người hay mắc phải khi cúng bái trong 3 ngày Tết, chúng tôi tổng hợp.
Nhiều gia đình hiện nay vẫn có thói quen trong những ngày Tết thắp hương liên tục. Nhiều khi hương tắt lại châm tiếp với mong muốn lúc nào gian thờ cũng được ấm cúng.
Tuy nhiên, theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Mạnh Linh (Viện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị – ĐHXD), như vậy là không đúng. Trong các ngày Tết mọi người không nên thắp hương nhiều, liên tục. Theo ông Linh, chỉ thắp khi cúng dường như lúc chuẩn bị xong mâm cỗ tất niên, mâm cúng giao thừa, thắp lại lần nữa đúng khi chuyển giao năm mới.
Thắp nhiều nén hương trong một bát hương
Về việc thắp hương trong những ngày Tết, theo chuyên gia nghiên cứu tâm linh Nguyễn Văn Thắng (Hưng Yên), nhiều người vẫn có thói quen thắp nhiều, như vậy là không đúng. Mọi người chỉ nên thắp trước khi vào cúng và mỗi bát hương chỉ thắp một nén là đủ. Ngoài ra, có thể sử dụng hương vòng để duy trì sự cháy liên tục của hương trên bàn thờ trong những ngày Tết.
Đặt chung đồ mặn với hoa quả
© Fotolia / Mara Zemgaliete
Khi cúng cần tách bạch là khi nào thờ hoa quả và khi nào cúng lễ mặn. Các thứ cần phải để riêng. Đĩa hoa quả có thể để ở ban trên, còn đồ cúng mặn thì để ở ngăn kéo bàn thờ hoặc kê thêm bàn để ở dưới sau đó thắp hương.
Đặt đồ lễ mặn, tiền vàng lên ban thờ Phật
Đối với các gia đình có bàn thờ Phật, trong những ngày 1, 2, 3 cần tuyệt đối tránh việc để tiền vàng và các đồ lễ mặn lên. Ban thờ Phật chỉ đặt các đồ chay, thanh tịnh như hoa, quả tươi, xôi, chè, oản…
Đặt đồ lễ rồi khấn vái lia lịa
Nhiều người chỉ đặt đồ lễ lên ban thờ rồi khấn vái lia lịa mà không biết phải khấn ai cho chính xác. Đồng thời việc khấn nôm theo cách truyền miệng nhau cũng có tam sao thất bản nên có thể chưa được đầy đủ.
Do đó, các chuyên gia đưa ra lời khuyên khi cúng khấn thì người khấn nên tham khảo các nhà sư tại chùa làng hoặc gần nhà hay có thể nhờ những người có hiểu biết hướng dẫn, cung cấp các bài cúng, khấn.
Tuy nhiên, nên tìm những người có kinh nghiệm, tránh bài cúng khấn chưa đúng, thậm chí sai sẽ gây ra điều không tốt cho gia đình.
Dùng vật dụng ăn hàng ngày làm đồ cúng lễ
Các đồ dùng để đựng đồ lễ cúng mặn như bát, đĩa, đũa, thìa… cần phải sử dụng những đồ mới, riêng biệt. Không nên dùng những đồ dùng đã dùng chung với các việc khác trong gia đình. Bởi, đồ thờ cúng cần phải sạch sẽ, để riêng, không uế tạp.
Ngoài ra, chuyên gia Nguyễn Văn Thắng cho biết:
“Trong những ngày mùng 1, 2, 3 cần hết sức cẩn trọng, chú ý là khi thắp hương cần phải ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần đùi, áo cộc hay ăn mặc luộm thuộm… Cùng với đó, khi khấn tổ tiên cần phải liền mạch, không ngắt quãng theo kiểu đang khấn thì lại chuyển sang sắp đồ lễ hay làm việc gì đó. Cần thành tâm để cúng, khấn nhằm thể hiện sự tôn trọng với thần linh, tổ tiên, ông bà”, ông Thắng nhấn mạnh.
Những Sai Lầm Khi Bày Mâm Ngũ Quả Nhiều Người Mắc Phải
Ngày Tết, trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình người Việt sẽ không thể thiếu được mâm ngũ quả, trước là để tỏ lòng thành kính với tổ tiên, sau là để cầu mong một năm mới sung túc hơn, thịnh vượng hơn.
Những sai lầm khi bày mâm ngũ quả ngày TếtNhững sai lầm khi bày mâm ngũ quả ngày Tết 1. Không hiểu hết ý nghĩa của các loại quả
Ở ngoài Bắc mâm ngũ quả tức là mâm bày 5 loại quả khác nhau, tương ứng với ngũ hành. Theo quan niệm phương Đông, mâm ngủ quả cần có đủ các màu đen, đỏ, xanh, tránh, vàng tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Trong mâm ngũ quả thì không được thiếu nải chuối và phải sử dụng chuối xanh Màu xanh này được coi là Hành Mộc Nải chuối xanh có hình dạng như bàn tay nâng đỡ các quả bên trên, ngụ ý cho sự đùm bọc, che chở và hòa hợp. Chính vì thế mà trên mâm ngũ quả, chúng ta luôn thấy nải chuối được đặt ở dưới cùng để bao bọc các loại quả khác.
Giữa nải chuối, người ta thường đặt một quả bưởi hoặc quả phật thủ màu vàng (tượng trưng cho Hành Thổ) với mong muốn cầu phúc lộc cho gia đình mình. Những loại quả khác như quýt, táo, ớt chín đỏ sẽ được xen kẽ xung quanh.
Trên mâm ngũ quả, những quả có màu đỏ, chẳng hạn như dưa hấu ớt đỏ, táo đỏ, lựu… tượng trưng cho Hành Hỏa, còn những quả có màu trắng, sáng như quả roi quả đào… tượng trưng cho Hành Kim.
Hiện nay thì số lượng các loại hoa quả trái cây rất phong phú đa dạng nên ngoài những loại quả chính để bày vào mâm ngũ quả kể trên thì bạn có thể bày biện thêm nho mọng hồng xiêm
Khác với mâm ngũ quả miền Bắc thì mâm ngũ quả miền Trung khá đơn giản, không cầu kỳ bởi vùng đất nơi đây khá cằn cỗi và sản sinh ra ít loại hoa quả hơn. Các loại quả thường thấy trên mâm ngũ quả của người miền Trung bao gồm: chuối, dưa hấu, dứa, sung cam quýt thanh long mãng cầu…
Còn mâm ngũ quả miền Nam thì sao? Người miền Nam rất coi trọng việc bày mâm ngũ quả để thể hiện ý nghĩa riêng 5 loại quả thường được chọn để bày trên mâm ngũ quả bao gồm: mãng cầu, dừa, đủ, xoài, sung, khi phát âm sẽ đọc tương tự như câu “cầu vừa đủ xài sung” với mong ước một năm no đủ, yên ấm.
Bên cạnh đó, trên mâm ngũ quả của người miền Nam cũng có những loại quả khác nhau tượng trưng cho các ý nghĩa khác nhau như: quả đào với ước muốn thăng tiến, qảu táo to, đỏ tượng trưng cho sự phú quý; hông cam quýt là sự thành đạt; dưa hấu, bưởi là sự may mắn; quả trứng gà với ý nghĩa cầu sức khỏe tiền bạc…
2. Rửa quả sạch sẽ để bày mâm ngũ quả
Nhiều người sau khi mua hoa quả về để bày mâm ngũ quả thường rửa rất cẩn thận để quả được sạch, bóng và đẹp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khi rửa quả như vậy, nước có thể đọng lại ở chỗ núm quả khiến quả sớm bị thối.
Để hạn chế hiện tượng này, bạn có thể dùng khăn giấy tẩm ít nước để lau sạch bên ngoài quả là được.
Nếu quả bưởi bị mốc xanh hay ố vàng thì bạn có thể hòa một ít nước vôi và chấm khăn vào đó để lau lên quả bưởi. Như vậy, bạn vẫn có được một mâm ngũ quả sáng bóng mà không sợ quả bị đọng nước, thối.
3. Chọn mua quả chín
Thường thì trước đêm 30, trên bàn thờ gia tiên đã phải có mâm ngũ quả được bày biện cẩn thận. Vì thế mà các gia đình sẽ tiến hành sửa soạn mâm ngũ quả vào ngày 29 hoặc ngày 30. Khi đó thì việc chọn mua hoa quả phải tiến hành sớm hơn, thường là từ 27, 29. Chính vì thế mà nếu muốn mâm ngũ quả có thể để được vài ngày thì bạn không nên chọn mua những loại quả quá chín vì đến lúc đó, quả có thể bị chín quá, bị héo, ủng.
Bạn hãy chọn mua những quả đã già nhưng chưa chín. Riêng với chuối, bạn cần phải mua nải xanh để chuối đủ cứng cáp, khỏe mạnh thì mới nâng đỡ những loại quả khác được.
Không nên bày hoa, thực phẩm khác lên mâm ngũ quả 4. Bày hoa, thực phẩm khác lên mâm ngũ quả
Hiện nay, các loại hoa quả, trái cây đa dạng và phong phú hơn trước rất nhiều nên người ta cũng không câu nệ cứng nhắc ngũ quả chỉ gồm 5 loại quả nữa mà có thể bày nhiều loại quả hơn. Tuy nhiên, cần chú ý rằng: mâm ngũ quả thì chỉ bày quả chứ không nên đặt thêm hoa hoặc bất cứ thực phẩm nào khác.
Những Sai Lầm Khi Bày Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Nhiều Người Mắc Khiến Mất Dông Cả Năm
Bày mâm ngũ quả là việc Tết năm nào các gia đình vẫn làm nhưng có một số sai lầm khi thực hiện điều này không phải ai cũng biết.
Trong ngày Tết, một trong những lễ vật không thể thiếu trên ban thờ chính là mâm ngũ quả. Con số 5 – “ngũ” – tương ứng với ngũ hành, là một con số rất tốt trong quan niệm phong thủy thể hiện sự phát triển bền vững, mạnh mẽ. Vì thế, mâm ngũ quả trên ban thờ nhằm thể hiện mong muốn âm dương hòa hợp, sinh sôi nảy nở, phát triển.
Mâm ngũ quả về cơ bản sẽ có đủ năm loại quả nhưng tùy theo quan niệm của từng vùng, từng địa phương và mùa màng khác nhau, nên mâm ngũ quả cũng khác nhau như: chuối, bưởi, phật thủ, dưa hấu, cam, quýt, dừa, na, hồng xiêm, táo…
1. Bày hoa quả giả
Ngày nay, hoa quả giả được bày bán rất nhiều lại đẹp mắt, nhìn thoáng qua trông giống thật vô cùng. Vì thế một số người mua những loại hoa quả giả này về bày biện trên ban thờ cho đẹp, vừa để được lâu lại tiết kiệm chi phí. Nhưng dù thành tâm là chính song gia chủ tuyệt đối không nên đặt hoa quả giả lên thờ cúng.
Theo quan niệm tâm linh của người Việt, việc bày hoa quả giả trên bàn thờ trong những ngày này vừa không tôn trọng thần linh, gia tiên, vừa không có lợi cho phong thủy. Do đó, gia chủ nên chọn những loại hoa quả thật mang ý nghĩa tốt lành, đủ màu sắc để đặt lên mâm ngũ quả.
Bày hoa quả gia lên mâm ngũ quả được coi là không tôn trọng thần linh, gia tiên (Ảnh: Internet)
2. Bày hoa quả bị ướt
Do tính cẩn thận, nhiều người thường rửa sạch sẽ hoa quả rồi mới bày lên mâm ngũ quả. Tuy nhiên, nếu rửa xong mà hoa quả còn ướt sẽ khiến chúng nhanh bị thối, hỏng. Vì thế, rửa hoa quả xong cần thấm khô hoàn toàn rồi mới bày biện, chỉ cần một chỗ còn đọng nước cũng khiến quả hỏng.
Do đó, tốt nhất, hoa quả mua về có thể dùng khăn giấy mềm lau nhẹ nhàng hết lớp bụi bẩn bên ngoài là được. Với những quả bưởi mà vỏ bị ố vàng hay mốc xanh, có thể hòa chút nước vôi sạch, thấm vào khăn lau đều sẽ cho vỏ bưởi vàng mà không lo đọng nước, héo bưởi.
3. Bày quả có gai, nặng mùi
Thực tế, bày mâm ngũ quả quan trọng nhất là thành tâm và mang đúng ý nghĩa may mắn trong ngày Tết. Tuy nhiên, cần phải tránh những loại quả có gai nhọn như mít, sầu riêng, dứa… là những loại quả kiêng kỵ đặt trên mâm ngũ quả ngày Tết.
Hơn thế, mít, sầu riêng lại rất nặng mùi. Theo quan niệm của người xưa, ban thờ là nơi thiêng liêng không nên để những gì quá nặng mùi, sắc nhọn. Vì vậy, khi chuẩn bị mâm ngũ quả, bạn nên chọn những trái cây có mùi thơm nhẹ nhàng, thanh mát là được.
Theo quan niệm của người xưa, ban thờ là nơi thiêng liêng không nên để những gì quá nặng mùi, sắc nhọn vì thế, mít, sầu riêng… không nên đem thờ (Ảnh: Internet)
4. Bày quả đã chín già
Những trái cây đã chín thường có màu rất đẹp vì thế nhiều người chưa có kinh nghiệm sẽ chọn chúng để bày mâm ngũ quả. Nhưng điều này lại hoàn toàn sai lầm.
Thông thường các gia đình sẽ bày mâm ngũ quả từ 27, 28 Tết. Nếu chọn quả đã chín để bày thì chắc chắn chúng sẽ bị hỏng trong thời gian 1 tuần Tết. Không những thế, với sức nóng của hương nhang khi thắp càng khiến những loại quả này chín hơn và nhanh hỏng. Do đó, chỉ nên chọn những quả đã già nhưng chưa chín, như vậy mới đảm bảo chúng không bị thối, héo.
5. Bày thêm các thực phẩm khác lên mâm ngũ quả
Về cơ bản, mâm ngũ quả sẽ gồm 5 loại quả với những ý nghĩa đem lại sự may mắn, sum vầy, hạnh phúc cho gia chủ. Tùy theo quan niệm của từng vùng, từng địa phương và do mùa xuân hoa trái khác nhau, nên mâm ngũ quả cũng khác nhau như: chuối, bưởi, phật thủ, dưa hấu, cam, quýt, dừa, na, trứng gà, lê, lựu… Người ta cũng có thể đặt nhiều hơn 5 loại quả trên mâm ngũ quả.
Không nên bày chung hoa và bánh kẹo lên mâm ngũ quả (Ảnh: Internet)
Song, có điều đặc biệt là không nên bày hoa hay bánh kẹo chung lên mâm ngũ quả bởi như vậy được coi là phạm úy, đắc tội với bề trên, thánh thần. Hoa, bánh kẹo chỉ nên bày bên cạnh mâm ngũ quả mà thôi.
Ý nghĩa tượng trưng của từng loại trong mâm ngũ quả
– Chuối xanh: Nải chuối có số quả lẻ tượng trưng sự sinh sôi. Hình quả cong vút như bàn tay bao bọc, chở che, sum vầy đông con nhiều cháu đón nhiều phúc lộc.
– Bưởi: To tròn căng mọng thể hiện sự an khang thịnh vượng
– Cam, quýt, quất: Loại quả màu vàng rực tượng trưng cho quyền lực, công danh thành đạt.
– Táo: Màu đỏ của táo tượng trưng cho may mắn, phú quý an khang.
– Đu đủ: Cái tên đã nói lên được mong muốn sự đủ đầy, ấm no của gia chủ
– Phật thủ: Những nếp quả ôm vào nhau như bàn tay phật che chở cho cả gia đình
– Dưa hấu: Hình tròn căng dồi dào năng lượng, tinh thần, sắc đỏ của dưa tượng trưng cho may mắn, sự sinh sôi, nguồn năng lượng vô tận.
– Xoài: Phát âm giống từ “tiêu xài” ý mong muốn tiêu xài thoải mái không lo thiếu thốn
– Thanh Long: Rồng múa phượng bay, phát tài phát lộc
– Lựu: Nhiều hạt, vị ngọt tức của cải lúc nào cũng đầy nhà
– Lê: Ngọt thanh, công việc làm ăn thuận lợi ít gặp biến cố
– Sung: Biểu trưng cho sự sung túc, con đàn cháu đống
– Đào: Mang lại sức khỏe, giàu có
– Quả trứng gà: Lộc ban phước trời cho, công thành danh toại
– Na: Mắt sáng tinh thông minh sáng suốt, con cháu học giỏi
– Mãng cầu xiêm: “Cầu” tức là cầu chúc cho năm mới vạn sự như ý
– Dừa: Trái dừa ngọt như đong đầy tình mẹ, gắn kết gia đình con cháu hạnh phúc
– Dứa (thơm): Thơm tho – Đa phúc thọ, sự may mắn an lành. Lá dứa sum suê tươi tốt ngụ ý công việc phát triển thuận lợi.
* Bài viết mang tính chất tham khảo
Nguồn: http://khampha.vn/bep/nhung-sai-lam-khi-bay-mam-ngu-qua-ngay-tet-nhieu-nguoi-mac-khien-…
Minh Hằng (Tổng hợp) (905)
Sai Lầm Dễ Mắc Khi Cúng Mùng 1 Tết
Việc sửa soạn mâm cúng mùng 1 Tết – sáng đầu tiên trong năm rất quan trọng và nhà nào cũng cần làm với mong muốn cầu mong gia đình mạnh khỏe, an lạc. Nhưng nhiều nhà sai lầm để đồ lẫn đồ lễ cúng.
Theo các nhà tâm linh, việc cúng mùng 1 Tết và các sáng mùng 2, mùng 3 cúng lễ tương tự nhau.
Riêng việc cúng khấn mùng 1 Tết – buổi sáng đầu tiên của năm gia chủ cần:
– Nên thay nước và có mâm lễ mặn (hoặc chay) để thắp hương.
– Lễ mặn thường là các món ngon ngày Tết, có bánh chưng, gà, giò, canh…
Mâm ngũ quả (anhe minh họa)
Tùy gia đình mà sắp lễ cho phù hợp. Nhưng các chuyên gia tâm linh cho rằng, rất nhiều gia đình mắc phải sai lầm khi dâng lễ cúng khấn mùng 1 Tết nói riêng và dâng lễ cúng trên ban thờ nói chung. Đó là việc để chung đồ lễ mặn, chay, hoa quả trên ban thờ, hoặc dùng lẫn lộn đồ cúng.
Nên làm thế nào?
Để lẫn lộn hoa quả, lễ mặn chung một ban là không đúng. Khi cúng khấn mùng 1 Tết, và các lễ có cả hoa quả và đồ mặn thì cần phải tách bạch:
– Hoa quả được đặt trên ban thờ. Đặc biệt nhà có ban thờ Phật riêng thì chỉ đặt hoa quả, đồ cúng chay tịnh trên ban thờ Phật (oản, khảo…).
– Mâm cúng mặn thì nên đặt ở bàn dưới ban thờ. Khi thắp hương thì thắp thêm một nén đặt ở mâm lễ.
– Hoặc ban thờ chọn loại có thêm một ngăn dưới như ngăn kéo để khi cần bày lễ mặn thì kéo ra.
Sai lầm dễ mắc nữa là nhiều nhà dùng vật dụng hàng ngày đựng đồ cúng lễ. Việc này nếu gia đình có điều kiện thì nên có vật dụng chuyên dành cho việc thờ cúng riêng, không nên dùng chung.
Ban thờ là chốn tôn nghiêm, thanh tịnh cho nên cần tránh một số sai lầm như trên.
– Đặc biệt ngày mùng 1 Tết cần lưu ý không nên sát sinh để làm lễ cúng mặn. Vì vậy tất cả gia cầm, cá, lợn… cần sơ chế từ 30 Tết, để ngày mùng 1 đầu năm kiêng được việc sát sinh.
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
Con kính lạy Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.
Con kính lạy Phật trời, Hoàng Thiên Hậu Thổ.
Con kính lạy chư vị Tôn Thần.
Tín chủ chúng con là…….
Ngụ tại: ………
Hôm nay là ngày mùng 1 tháng Giêng, năm…. nhằm ngày Tết Nguyên đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới.
Nhân ngày năm mới, tín chủ con sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thiên thần. Cúi xin Tôn thần, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho chúng con mọi người sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng. Mong ơn Đương cảnh Thành hoàng, đội đức Tôn thần bản xứ phù hộ đồ trị cho gia chủ năm tới tấn tài tấn lộc, gặp nhiều may mắn, tai qua nạn khỏi. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật
Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, đường thượng tiên linh, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc họ…..
Tín chủ chúng con là…..
Ngụ tại…..
Nay theo tuế luật, âm dương vận hành tới tuần Nguyên đán, đầu xuân năm mới, con cháu tưởng nhớ ân đức tổ tiên như trời cao biển rộng.
Hôm nay ngày mùng Một tháng Giêng năm…..
Tín chủ con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, hương hoa nước quả, thắp nén hương thơm, thành kính dâng lên trước án.
Tín chủ con có lời kính mời các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, bá thúc đệ huynh, cô di tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, phù hộ độ trì con cháu, năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông, bốn mùa không hạn ách nào xâm hại, tám tiết được hưởng điềm lành.
Tín chủ chúng con đồng tâm kính mời các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ngụ trong đất này cùng về hâm hưởng, xin ban cho sức khỏe dồi dào, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám phù hộ độ trì.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
(Trích theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin) theo Gia đình & Xã hội
3 Sai Lầm Khi Bày Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Cổ Truyền Của Người Việt
Sai lầm 1: Không hiểu hết ý nghĩa các loại quả
Mâm ngũ quả, nghĩa là mâm bày 5 loại quả, tương ứng với 5 màu theo ngũ hành. Theo quan niệm của người phương Đông, các màu quả cần có là: đen, đỏ, xanh, trắng, vàng, lần lượt tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Thông thường, mâm ngũ quả không thể thiếu nải chuối, và nhất định là chuối còn xanh. Màu xanh của chuối được coi là Hành Mộc. Nải chuối có các quả bao lên như bàn tay, có ý che chở, sự sung túc, đùm bọc và gắn kết. Thực tế là trên mâm ngũ quả, nải chuối cũng bao bọc, nâng đỡ các loại quả khác.
Giữa nải chuối thường là quả bưởi màu vàng (ứng với Hành Thổ), ý nghĩa là cầu phúc lộc (nhiều người cũng dùng quả phật thủ hay quả lựu chín vàng).
Một số gia đình thường băn khoăn, màu sắc mâm ngũ quả có nhất định phải đủ các loại quả có màu theo ngũ hành hay không? Trong khi đó vẫn muốn bày thêm những quả khác thể hiện mong muốn của gia chủ? Theo cổ truyền, Ngũ hành không phải quan niệm trên ban thờ, không có ý nghĩa thực tiễn trong tâm linh.
Do đó, việc chọn quả theo màu sắc của Ngũ Hành được thì càng tốt, nhưng không thì vẫn có thể chọn quả những quả theo nghĩa riêng, thể hiện mong muốn của gia chủ.
Việc bày thêm một số loại quả thể hiện ý nghĩa riêng thường được người dân phía Nam coi trọng hơn phía Bắc.
Mỗi loại quả được quan niệm có ý nghĩa riêng, chẳng hạn, quả lựu thể hiện mong muốn đông con, nhiều cháu; quả đào (thăng tiến), quả táo to, đỏ (phú quý), quả hồng, quả quýt, quả cam canh chín đỏ (mạnh mẽ, thành đạt), quả thanh long (rồng mây gặp hội), quả dưa hấu, quả bưởi căng tròn (hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn), quả trứng gà (lekima – lộc trời), quả sung (sung mãn về sức khỏe, hay tiền bạc), quả đu đủ (đầy đủ thịnh vượng), quả xoài (âm Hán như là “xài”, cầu mong không thiếu thốn)…
Vì thế, phương án đẹp nhất là chọn lựa, sử dụng các loại quả với ý nghĩa riêng theo mong muốn, ước nguyện của gia chủ, đồng thời đảm bảo được các màu sắc chủ đạo theo Ngũ Hành, vừa có được mâm ngũ quả đẹp, ấm cúng, đem lại cảm giác sung túc.
Ở Việt Nam, với sự đa dạng về vùng miền, mâm ngũ quả của mỗi vùng cũng khác nhau, nhưng đều có ý nghĩa cầu cho cuộc sống no đủ, bình an, phát đạt…
Thông thường, mâm ngũ quả miền Bắc có bưởi, đào, quýt, chuối, hồng và chú trọng ngũ sắc (ngũ hành).
Mâm ngũ quả miền Trung và miền Nam coi trọng nghĩa của quả, thể hiện khí chất, sự thuận lợi về thiên nhiên, 5 loại quả hay được chọn là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài (khi đọc, phát âm của những loại quả này tương tự câu “cầu sung vừa đủ xài”, hay “cầu vừa đủ xài sung”.
Trong khi đó, mâm ngũ quả miền Trung có nét tinh tế riêng xứ của Huế, nhưng thế nào cũng có nải chuối ngự (chuối cau) quả nhỏ mà thơm.
Sai lầm 2: Rửa quả cho sạch sẽ để bày mâm ngũ quả đẹp
Nhiều gia đình mua quả về, thường rửa cẩn thận cho quả bóng, đẹp. Song việc rửa quả sẽ làm quả sớm bị héo hoặc thối nếu có chỗ đọng nước. Chính vì thế, chỉ cần dùng khăn giấy ẩm lau sạch quả là được. Với những quả bưởi mà vỏ bị ố vàng hay mốc xanh, có thể hòa chút nước vôi sạch, thấm vào khăn lau đều sẽ cho vỏ bưởi vàng mà không lo đọng nước, héo bưởi.
Sai lầm 3: Chọn ngay quả chín đẹp
Thông thường, mâm ngũ quả cần có trước đêm 30 Tết, và được các gia đình bày biện vào sáng hoặc chiều 30 Tết. Nhưng việc mua quả được được tiến hành sớm hơn nhiều. Do công việc, nhiều gia đình có thể mua quả từ ngày 27 – 28 Tết, thậm chí sớm hơn.
Do đó, nếu không tính đến việc mâm quả sẽ còn để từ 30 Tết đến vài ngày sau (thường là khi gia đình cúng hết Tết), mà chọn mua những quả đã chín đẹp, vừa mắt thì khi bày, quả đã có thể bị chín quá, lá héo, mũm vỏ.
Nên lựa những quả già nhưng chưa chín quá (tùy theo thời gian mua có sát ngày 30 Tết chưa). Chuối nhất định phải là chuuối xanh (để đủ cứng cáp, đỡ những quả khác và còn đảm bảo ý nghĩa màu sắc theo Ngũ Hành); Các loại quả xoài, mãng cầu, đu đủ, hồng… nên mua quả ương về bày để không bị thối. Quả dưa hấu mang tính đấng trí nhân quân tử, xanh vỏ đỏ lòng. Và dù nhiều loại hoa quả, cũng nên bày thêm quả Phật thủ, giống biểu tượng bàn tay Phật.
Theo Báo Đầu Tư
4 Sai Lầm Thường Mắc Khi Cúng Rằm Tháng Giêng
Cúng Rằm tháng Giêng là nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt. Để lễ cúng được thành tâm và chu đáo, cần tránh những sai lầm sau.
Sai lầm cần tránh khi cúng Rằm tháng Giêng. (Ảnh: @malo.nguyen)
Sai lầm khi cúng Rằm tháng GiêngRằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu là một trong những ngày lễ truyền thống của người Việt. Ngày này rất được coi trọng vì là ngày rằm đầu tiên của năm mới, mọi người đều gửi gắm vào đó hy vọng về một cuộc sống thuận hòa, sung túc. Ngày Rằm tháng Giêng còn mang ý nghĩa của sự sum vầy, được coi là “Tết muộn” khi mà những người con chưa thể về ăn Tết cùng gia đình thì sẽ trở về vào dịp này.
Vào ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình có phong tục chuẩn bị mâm cơm cúng Phật và cúng gia tiên. Mâm cúng Phật thường là mâm cỗ chay, mâm cúng gia tiên là mâm cỗ mặn. Ngoài ra, mọi người còn đi chùa cầu bình an và cốt để cho tâm thanh thản.
Lễ cúng Rằm tháng Giêng là một trong những lễ cúng quan trọng nhất năm, vì thế khi tiến hành, cần tránh những sai lầm sau.
Chuẩn bị cỗ cúng không phù hợp điều kiện gia đìnhMâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng cần chuẩn bị tùy theo điều kiện gia đình, và nên được bày biện gọn gàng. (Ảnh: Trần Thị Minh)
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng được chuẩn bị sạch sẽ, bày biện gọn gàng, đơn giản hay cầu kỳ phụ thuộc vào điều kiện của gia đình. Điều quan trọng hơn cả là lòng thành khi chuẩn bị cũng như khi dâng cúng.
Mâm cỗ chay cúng Phật thường gồm các lễ vật như hoa quả, chè xôi, các món đậu, canh không thêm nhiều hương liệu, đặc biệt có thêm bánh trôi nước với mong muốn mọi việc trong năm mới sẽ trôi chảy, thuận lợi.
Mâm cỗ mặn cúng gia tiên thường gồm các món ăn truyền thống, giống như món ăn ngày Tết Nguyên đán như bánh chưng, chả lụa, nem rán, thịt gà, món xào, canh măng. Ngoài ra còn có xôi gấc mang màu đỏ của sự may mắn.
Mâm cỗ cúng không nhất thiết phải cầu kì, mà cần chuẩn bị phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình. Không phải cứ mâm cao cỗ đầy là tốt, mâm cỗ đơn giản là không tốt. Quan niệm như vậy là sai. Dù chuẩn bị mâm cỗ như nào, thì cũng cần bày biện gọn gàng và tiến hành nghi lễ với thái độ kính cẩn, thành tâm. Đó mới là điều quan trọng nhất. Nếu gia chủ bày biện cầu kì, không phù hợp tình hình tài chính của gia đình, sẽ dẫn tới tâm trạng không tốt, điều này ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa đẹp của việc cúng lễ.
Không lau dọn ban thờNên lau dọn ban thờ trước khi cúng Rằm tháng Giêng. (Ảnh: Giang Hoài- Nguyễn)
Dọn dẹp ban thờ là một trong những nghi lễ cần phải làm vào ngày Rằm tháng Giêng, được tiến hành trước khi chuẩn bị dâng lễ. Trong văn hóa tâm linh của người Việt, ban thờ là nơi linh thiêng, vì thế luôn cần được giữ sạch sẽ, gọn gàng để biểu thị lòng thành, sự tôn kính với thần linh và gia tiên.
Ban thờ gia tiên của người Việt thường có ba bát hương. Bát chính giữa là thờ quan thổ công, thổ thần, Táo quân… Hai bat hai bên thờ ông bà, tổ tiên của gia đình. Bát hương cần được đặt ở vị trí chắc chắn, không được để chỗ chông chênh vì có nguy cơ bị xê dịch.
Luôn nhớ rằng ban thờ là nơi tôn nghiêm và linh thiêng, vì thế khi lau dọn ban thờ, tuyệt đối không dùng dụng cụ bẩn. Trước khi lau dọn, nên chuẩn bị các đồ mới như chổi quét, khăn lau. Nước dùng để lau cũng cần phải sạch. Theo quan niệm dân gian, nếu dùng chổi, khăn lau dọn chung, vốn mang nhiều uế tạp, thì sẽ không đảm bảo sự tôn nghiêm nơi thờ cúng.
Ăn mặc xuề xòa khi cúng lễNgười thực hiện nghi thức cúng phải ăn mặc trang trọng, nghiêm túc khi đứng trước bàn thờ gia tiên. Tránh ăn mặc xuề xòa, lôi thôi khi cúng Rằm tháng Giêng bởi đó là biểu hiện của thái độ thiếu nghiêm túc, làm mất đi sự trang trọng của nghi thức cúng.
Cầu xin quá nhiều tài lộcĐiều quan trọng khi chuẩn bị lễ vật cúng Rằm tháng Giêng là thái độ kính cẩn, thành tâm của gia chủ. Ngoài ra, không nên cầu xin quá nhiều tài lộc, tham lam những điều quá xa xôi. Nếu cầu xin quá nhiều, sẽ làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng của việc cúng Rằm tháng Giêng.
Cúng Rằm tháng Giêng năm 2023 vào giờ nào là đẹp nhất?
Thời gian cúng Rằm tháng Giêng tốt nhất là vào sáng 8/2/2023 (tức ngày 15/1 âm lịch). Nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng thường được tiến …
Mâm cúng Rằm tháng Giêng không thể thiếu những món ăn này
Sau dịp Tết Nguyên đán thì “Rằm tháng Giêng” được coi là một trong những ngày lễ quan trọng bậc nhất trong năm mới. Dưới …
Cập nhật thông tin chi tiết về Sai Lầm Nhiều Người Việt Mắc Phải Trong Cúng Bái 3 Ngày Tết trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!