Xu Hướng 6/2023 # Sai Lầm Dễ Mắc Khi Cúng Mùng 1 Tết # Top 13 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Sai Lầm Dễ Mắc Khi Cúng Mùng 1 Tết # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Sai Lầm Dễ Mắc Khi Cúng Mùng 1 Tết được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Việc sửa soạn mâm cúng mùng 1 Tết – sáng đầu tiên trong năm rất quan trọng và nhà nào cũng cần làm với mong muốn cầu mong gia đình mạnh khỏe, an lạc. Nhưng nhiều nhà sai lầm để đồ lẫn đồ lễ cúng.

Theo các nhà tâm linh, việc cúng mùng 1 Tết và các sáng mùng 2, mùng 3 cúng lễ tương tự nhau.

Riêng việc cúng khấn mùng 1 Tết – buổi sáng đầu tiên của năm gia chủ cần:

– Nên thay nước và có mâm lễ mặn (hoặc chay) để thắp hương.

– Lễ mặn thường là các món ngon ngày Tết, có bánh chưng, gà, giò, canh…

Mâm ngũ quả (anhe minh họa)

Tùy gia đình mà sắp lễ cho phù hợp. Nhưng các chuyên gia tâm linh cho rằng, rất nhiều gia đình mắc phải sai lầm khi dâng lễ cúng khấn mùng 1 Tết nói riêng và dâng lễ cúng trên ban thờ nói chung. Đó là việc để chung đồ lễ mặn, chay, hoa quả trên ban thờ, hoặc dùng lẫn lộn đồ cúng.

Nên làm thế nào?

Để lẫn lộn hoa quả, lễ mặn chung một ban là không đúng. Khi cúng khấn mùng 1 Tết, và các lễ có cả hoa quả và đồ mặn thì cần phải tách bạch:

– Hoa quả được đặt trên ban thờ. Đặc biệt nhà có ban thờ Phật riêng thì chỉ đặt hoa quả, đồ cúng chay tịnh trên ban thờ Phật (oản, khảo…).

– Mâm cúng mặn thì nên đặt ở bàn dưới ban thờ. Khi thắp hương thì thắp thêm một nén đặt ở mâm lễ.

– Hoặc ban thờ chọn loại có thêm một ngăn dưới như ngăn kéo để khi cần bày lễ mặn thì kéo ra.

Sai lầm dễ mắc nữa là nhiều nhà dùng vật dụng hàng ngày đựng đồ cúng lễ. Việc này nếu gia đình có điều kiện thì nên có vật dụng chuyên dành cho việc thờ cúng riêng, không nên dùng chung.

Ban thờ là chốn tôn nghiêm, thanh tịnh cho nên cần tránh một số sai lầm như trên.

– Đặc biệt ngày mùng 1 Tết cần lưu ý không nên sát sinh để làm lễ cúng mặn. Vì vậy tất cả gia cầm, cá, lợn… cần sơ chế từ 30 Tết, để ngày mùng 1 đầu năm kiêng được việc sát sinh.

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.

Con kính lạy Phật trời, Hoàng Thiên Hậu Thổ.

Con kính lạy chư vị Tôn Thần.

Tín chủ chúng con là…….

Ngụ tại: ………

Hôm nay là ngày mùng 1 tháng Giêng, năm…. nhằm ngày Tết Nguyên đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới.

Nhân ngày năm mới, tín chủ con sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thiên thần. Cúi xin Tôn thần, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho chúng con mọi người sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng. Mong ơn Đương cảnh Thành hoàng, đội đức Tôn thần bản xứ phù hộ đồ trị cho gia chủ năm tới tấn tài tấn lộc, gặp nhiều may mắn, tai qua nạn khỏi. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật

Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, đường thượng tiên linh, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc họ…..

Tín chủ chúng con là…..

Ngụ tại…..

Nay theo tuế luật, âm dương vận hành tới tuần Nguyên đán, đầu xuân năm mới, con cháu tưởng nhớ ân đức tổ tiên như trời cao biển rộng.

Hôm nay ngày mùng Một tháng Giêng năm…..

Tín chủ con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, hương hoa nước quả, thắp nén hương thơm, thành kính dâng lên trước án.

Tín chủ con có lời kính mời các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, bá thúc đệ huynh, cô di tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, phù hộ độ trì con cháu, năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông, bốn mùa không hạn ách nào xâm hại, tám tiết được hưởng điềm lành.

Tín chủ chúng con đồng tâm kính mời các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ngụ trong đất này cùng về hâm hưởng, xin ban cho sức khỏe dồi dào, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

(Trích theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin) theo Gia đình & Xã hội

Những Sai Lầm Khi Bày Mâm Ngũ Quả Nhiều Người Mắc Phải

Ngày Tết, trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình người Việt sẽ không thể thiếu được mâm ngũ quả, trước là để tỏ lòng thành kính với tổ tiên, sau là để cầu mong một năm mới sung túc hơn, thịnh vượng hơn.

Những sai lầm khi bày mâm ngũ quả ngày Tết

Những sai lầm khi bày mâm ngũ quả ngày Tết 1. Không hiểu hết ý nghĩa của các loại quả

Ở ngoài Bắc mâm ngũ quả tức là mâm bày 5 loại quả khác nhau, tương ứng với ngũ hành. Theo quan niệm phương Đông, mâm ngủ quả cần có đủ các màu đen, đỏ, xanh, tránh, vàng tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Trong mâm ngũ quả thì không được thiếu nải chuối và phải sử dụng chuối xanh Màu xanh này được coi là Hành Mộc Nải chuối xanh có hình dạng như bàn tay nâng đỡ các quả bên trên, ngụ ý cho sự đùm bọc, che chở và hòa hợp. Chính vì thế mà trên mâm ngũ quả, chúng ta luôn thấy nải chuối được đặt ở dưới cùng để bao bọc các loại quả khác.

Giữa nải chuối, người ta thường đặt một quả bưởi hoặc quả phật thủ màu vàng (tượng trưng cho Hành Thổ) với mong muốn cầu phúc lộc cho gia đình mình. Những loại quả khác như quýt, táo, ớt chín đỏ sẽ được xen kẽ xung quanh.

Trên mâm ngũ quả, những quả có màu đỏ, chẳng hạn như dưa hấu ớt đỏ, táo đỏ, lựu… tượng trưng cho Hành Hỏa, còn những quả có màu trắng, sáng như quả roi quả đào… tượng trưng cho Hành Kim.

Hiện nay thì số lượng các loại hoa quả trái cây rất phong phú đa dạng nên ngoài những loại quả chính để bày vào mâm ngũ quả kể trên thì bạn có thể bày biện thêm nho mọng hồng xiêm

Khác với mâm ngũ quả miền Bắc thì mâm ngũ quả miền Trung khá đơn giản, không cầu kỳ bởi vùng đất nơi đây khá cằn cỗi và sản sinh ra ít loại hoa quả hơn. Các loại quả thường thấy trên mâm ngũ quả của người miền Trung bao gồm: chuối, dưa hấu, dứa, sung cam quýt thanh long mãng cầu…

Còn mâm ngũ quả miền Nam thì sao? Người miền Nam rất coi trọng việc bày mâm ngũ quả để thể hiện ý nghĩa riêng 5 loại quả thường được chọn để bày trên mâm ngũ quả bao gồm: mãng cầu, dừa, đủ, xoài, sung, khi phát âm sẽ đọc tương tự như câu “cầu vừa đủ xài sung” với mong ước một năm no đủ, yên ấm.

Bên cạnh đó, trên mâm ngũ quả của người miền Nam cũng có những loại quả khác nhau tượng trưng cho các ý nghĩa khác nhau như: quả đào với ước muốn thăng tiến, qảu táo to, đỏ tượng trưng cho sự phú quý; hông cam quýt là sự thành đạt; dưa hấu, bưởi là sự may mắn; quả trứng gà với ý nghĩa cầu sức khỏe tiền bạc…

2. Rửa quả sạch sẽ để bày mâm ngũ quả

Nhiều người sau khi mua hoa quả về để bày mâm ngũ quả thường rửa rất cẩn thận để quả được sạch, bóng và đẹp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khi rửa quả như vậy, nước có thể đọng lại ở chỗ núm quả khiến quả sớm bị thối.

Để hạn chế hiện tượng này, bạn có thể dùng khăn giấy tẩm ít nước để lau sạch bên ngoài quả là được.

Nếu quả bưởi bị mốc xanh hay ố vàng thì bạn có thể hòa một ít nước vôi và chấm khăn vào đó để lau lên quả bưởi. Như vậy, bạn vẫn có được một mâm ngũ quả sáng bóng mà không sợ quả bị đọng nước, thối.

3. Chọn mua quả chín

Thường thì trước đêm 30, trên bàn thờ gia tiên đã phải có mâm ngũ quả được bày biện cẩn thận. Vì thế mà các gia đình sẽ tiến hành sửa soạn mâm ngũ quả vào ngày 29 hoặc ngày 30. Khi đó thì việc chọn mua hoa quả phải tiến hành sớm hơn, thường là từ 27, 29. Chính vì thế mà nếu muốn mâm ngũ quả có thể để được vài ngày thì bạn không nên chọn mua những loại quả quá chín vì đến lúc đó, quả có thể bị chín quá, bị héo, ủng.

Bạn hãy chọn mua những quả đã già nhưng chưa chín. Riêng với chuối, bạn cần phải mua nải xanh để chuối đủ cứng cáp, khỏe mạnh thì mới nâng đỡ những loại quả khác được.

Không nên bày hoa, thực phẩm khác lên mâm ngũ quả 4. Bày hoa, thực phẩm khác lên mâm ngũ quả

Hiện nay, các loại hoa quả, trái cây đa dạng và phong phú hơn trước rất nhiều nên người ta cũng không câu nệ cứng nhắc ngũ quả chỉ gồm 5 loại quả nữa mà có thể bày nhiều loại quả hơn. Tuy nhiên, cần chú ý rằng: mâm ngũ quả thì chỉ bày quả chứ không nên đặt thêm hoa hoặc bất cứ thực phẩm nào khác.

5 Điều Tối Kỵ Khi Cúng Ông Công Ông Táo Nhà Nào Cũng Nên Biết Để Tránh Mắc Sai Lầm

Lễ cúng ông Công ông Táo hàng năm là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời ở nước ta. Ông Công, ông Táo là các vị thần bếp (Táo quân) trông nom cuộc sống của toàn bộ gia đình .

Cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng.

1. Đặt mâm lễ cúng dưới bếp

Nhiều người quan niệm, ông Công là thần thổ công, vị thần cai quản đất đai trong nhà, cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà, còn ông Táo là 23 vị đầu rau trông coi việc bếp núc nên sẽ được cúng ở dưới bếp.

Tuy nhiên, theo chuyên gia nghiên cứu tâm linh, việc cúng lễ như vậy là không đúng với phong tục, quy tắc truyền thống lâu đời của dân tộc.

Theo truyền thống, tất cả các vị này đều cần được thờ phụng trên ban thờ chính của gia đình. Hơn nữa, bếp là nơi đun nấu, không phải nơi thể cúng lễ. Mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp cần được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà.

2. Khấn xin tài lộc, sung túc

Thực chất, lễ cúng 23 tháng Chạp mang ý nghĩa tiễn ông Công ông Táo về trời để báo cáo việc lớn việc nhỏ trong năm của gia chủ với thiên đình. Vì thế, việc cầu xin tài lộc, sung túc là không nên. Các gia đình chỉ nên khấn xin Táo báo những việc tốt đẹp trong năm.

3. Chuẩn bị đồ cúng

Việc cúng lễ trong ngày 23 tháng Chạp không nhất thiết phải quá cầu kỳ. Tùy điều kiện và hoàn cảnh, các gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ chay hoặc mặn.

Tuy nhiên, thông thường, lễ vật cúng ngày 23 tháng Chạp cần chuẩn bị 3 bộ quần áo, mũ, giày cho 3 vị thần với một con ngựa bằng giấy với yên cương đầy đủ hoặc 3 con cá chép và tiền vàng. Những đồ vàng mã này sẽ được đốt đi để gửi cho các vị thần sử dụng khi về trời.

4. Cúng lễ sau buổi trưa ngày 23 tháng Chạp

Theo tín ngưỡng dân gian, 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo đã bay về chầu trời. Vì thế, việc cúng lễ cần tiến hành trước giờ này.

Thông thường, bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp đến trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp, các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để làm lễ cúng ông Công, ông Táo. Khi hương cháy hết 2/3 là có thể hóa vàng mã, phóng sinh cá chép để tiễn ông Táo về trời.

5. Thả cá chép từ trên cao

Trong ngày 23 tháng Chạp, cá chép tương trưng chính cho thần linh. Sau khi cúng lễ và thả cá chép, các gia đình không nên thả cá từ trên cao như đứng trên cầu, bờ xa ném cá xuống nước vì như vậy cá sẽ chết.

Bạn nên chọn một địa điểm mép nước ở sông, hồ và thả cá từ từ. Đặc biệt, không nên ném cả túi nilon xuống nước để tránh gây ô nhiễm môi trường.

theo Thời đại

Những Sai Lầm Cần Tránh Khi Cúng Thần Tài Mùng 10 Tháng Giêng

Khi tiến hành lễ cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng Âm lịch, cần chú ý những điều sau để lễ cúng được chu đáo.

Cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng

Trong tín ngưỡng của người Việt, Thần Tài là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc cho gia chủ. Dân gian chọn ngày mùng 10 tháng Giêng (ngày Thần Tài bay về trời) là ngày vía Thần Tài. Vào ngày này, mọi người chuẩn bị lễ vật để cúng Thần Tài, với hy vọng năm mới sẽ phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn.

Để chuẩn bị lễ cúng Thần Tài được chu đáo và đầy đủ, cần hiểu về lễ cúng này và tránh những sai lầm sau.

Mâm cúng Thần Tài nên chuẩn bị tùy vào điều kiện của gia chủ. (Ảnh: @huong9695)

Mâm cúng Thần Tài quá cầu kỳ

Theo tín ngưỡng của người Việt, Thần Tài là vị thần chuyên quản Tài – Phúc – Phú – Quý mang đến sự sung túc, tài lộc và may mắn. Việc nghênh đón Thần Tài đầu năm bằng những hành động như sắm lễ, dọn dẹp nhà cửa đều có nhiều ý nghĩa trong đời sống tinh thần của người dân. Vào ngày vía Thần Tài, mọi người thường chuẩn bị lễ vật dâng cúng Thần Tài. Tuy nhiên nhiều người chưa hiểu rõ về lễ cúng, dẫn đến tiến hành không đúng.

Đồ lễ cúng Thần Tài nên đơn giản, lễ vừa phải, không xa xỉ lãng phí, không cần mâm cao cỗ đầy. Lễ cúng chỉ cần hoa tươi, quả tươi, nước sạch là đủ; hoặc chuẩn bị mâm cỗ mặn gồm 1 miếng thịt heo luộc, trứng luộc và tôm (hoặc cua) luộc. Nhiều nơi làm lễ cúng thần tài to hơn cả cúng tất niên là không cần thiết.

Không lau dọn ban thờ

Để lễ cúng ngày vía Thần Tài được chu đáo, đầy đủ, gia chủ nên lau dọn sạch sẽ ban thờ. Việc lau dọn thường được thực hiện hàng ngày, nhưng trong ngày Thần Tài, cần chuẩn bị chu đáo hơn.

Ban thờ Thần Tài thường được đặt dưới đất, ở nơi trang nghiêm và hướng ra cửa chính. Ban thờ thường là chiếc khảm nhỏ sơn son thếp vàng, còn bài vị của Thần Tài được đặt ở bên trong khảm. Phía trước bài vị là bát hương được kê trên khay vàng giấy, hai bên bát hương có hai cây đèn nhỏ cùng 1 khay nước bao gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu.

Khi lau dọn cần chú ý dùng một tay giữ bát hương, tay còn lại lau dọn xung quanh. Đặc biệt, không nên nhấc bát hương ra vị trí khác để tiện cho việc lau dọn. Dùng khăn sạch, nước sạch hoặc rượu để lau ban thờ Thần Tài.

Cầu xin quá nhiều tài lộc

Điều quan trọng khi chuẩn bị lễ vật cúng Thần Tài là thái độ kính cẩn, thành tâm của gia chủ. Ngoài ra, không nên cầu xin quá nhiều tài lộc, tham lam những điều quá xa xôi. Nếu cầu xin quá nhiều, sẽ làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng của việc lễ Thần Tài.

Để chó mèo quậy phá bàn thờ

Bàn thờ là nơi linh thiêng, vì thế nếu gia đình có nuôi vật nuôi trong nhà, cần tránh để cho mèo quậy phá bàn thờ.

Giá vàng hôm nay 2/2: Đón ngày Vía Thần Tài, vàng tăng vọt sát mốc 45 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 2/2 đã đồng loạt tăng mạnh tại các thương hiệu uy tín, trong đó giá vàng SJC đang giao dịch cao …

Sắp đến ngày Vía Thần Tài, vàng tăng vọt sát mốc 45 triệu đồng/lượng

Do ảnh hưởng của giá vàng thế giới tăng cao do dịch virus Corona, cùng với đó là sắp đến ngày Vía Thần Tài, giá …

Giá vàng hôm nay 1/2: Đồng loạt tăng giá sát ngày Vía Thần Tài

Giá vàng hôm nay 1/2 vẫn duy trì đà tăng ở hầu hết tất cả các cửa hàng giao dịch do xu hướng càng gần …

Cập nhật thông tin chi tiết về Sai Lầm Dễ Mắc Khi Cúng Mùng 1 Tết trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!